Báo cáo Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty AASC thực hiện

Tài liệu Báo cáo Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty AASC thực hiện: ... Ebook Báo cáo Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty AASC thực hiện

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính do Công ty AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC 2 Báo cáo tài chính BCTC 3 Bảng cân đối kế toán BCĐKT 4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQHĐKD 5 Công nghiệp CN 6 Doanh nghiệp DN 7 Giá vốn hàng bán GVHB 8 Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐSXKD 9 Hoạt động tài chính HĐTC 10 Hàng tồn kho HTK 11 Kiểm toán viên KTV 12 Khách hàng KH 13 Kinh doanh KD 14 Tài sản cố định TSCĐ 15 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 16 Sản xuất kinh doanh SXKD 17 Xuất nhập khẩu XNK 18 Xuất khẩu XK DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán 26 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về đội ngũ nhân viên của Công ty 50 Bảng 2.2: Bảng kết quả kinh doanh của AASC 54 Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty ABC 61 Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty ABC 64 Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ BCKQKD 65 Bảng 2.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCĐKT 66 Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCKQHĐKD 67 Bảng 2.8 : Phân tích các tỷ suất tài chính 68 Bảng 2.9: Xác định các rủi ro chi tiết 69 Bảng 2.10: Chương trình kiểm toán 70 Bảng 2.11: Bảng tính mức độ trọng yếu 71 Bảng 2.12: Bảng ước tính của KTV 72 Bảng 2.13: Mức trọng yếu ước lượng 73 Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty XYZ 75 Bảng 2.15: Phân tích sơ bộ BCĐKT của Công ty XYZ 78 Bảng 2.16: Phân tích sơ bộ BCKQKD 79 Bảng 2.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV 80 Bảng 2.18: Các tỷ suất phân tích 81 Bảng 2.19: Rủi ro được xác định cụ thể 81 Bảng 2.20: Chương trình kiểm toán 82 Bảng 2.21: Bảng xác định mức độ trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính 83 Bảng 3.1: Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành 91 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng đội ngũ nhân viên ở AASC 51 Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty AASC 54 DANH MỤC SƠ DỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC 56 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng quát về qui trình kiểm toán 59 Sơ đồ 2.3: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào 84 TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm kiểm toán tài chính và đối tượng kiểm toán tài chính ¨ Khái niệm Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và tính hợp pháp của Bảng khai tài chính. ¨ Đối tượng Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kê khai có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt ( kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá…), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư… 1.1.2. Chức năng Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Mục tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm: v Tồn tại hoặc phát sinh v Đầy đủ ( Trọn vẹn) v Phân loại và trình bày v Tính giá v Chính xác v Quyền và nghĩa vụ Biểu hiện của nó là: ¡ Xác minh độ tin cậy của các con số ¡ Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của các biểu mẫu kế toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thức này là thư quản lý và dưới hình thức phán xử. 1.1.3. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). 1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH. Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản trên cũng có những điểm đặc thù. Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định. Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520, quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. 1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau: - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. 1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích § Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước, hay so sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét. Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên có thể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại. Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phân tích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy. Ø Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số dư tài khoản kỳ trước. Ø Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích tài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân. Đây là phương pháp phổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xu hướng giản đơn. Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét. § Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tới việc phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, một loại sự thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữ liệu hoạt động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác. Nếu phân tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vào phân tích mối quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trung vào mối quan hệ này. Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biến động của các tài khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tài khoản trên bảng cân đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đó phân tích tỷ suất giữa các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lại hiệu quả do nó phản ánh sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với các khoản mục. Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viên thường tiến hành thủ tục phân tích thông qua các nhóm tỷ suất: Ø Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán Ø Nhóm tỷ suất hoạt động Ø Nhóm tỷ suất đòn bẩy Ø Nhóm tỷ suất lợi nhuận Ø Nhóm tỷ suất giá thị trường 1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa các thủ tục kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trung vào các sai sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường, làm giảm chi phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng kiểm toán. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được xem như một loại thử nghiệm cơ bản cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục hay thông tin tài chính khác. Không những làm rõ nguyên nhân chênh lệch, các sai sót trọng yếu mà thủ tục phân tích còn giúp củng cố hoạt động kế toán tại doanh nghiệp. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tổng quát lần cuối cùng toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm khẳng định một lần nữa cho kết luận kiểm toán, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ xung, từ đó đưa ra đánh giá hợp lý, chính xác về tình hình tài chính của đơn vị trong năm báo cáo tài chính hiện hành. 1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.4.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.4.1.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết, KTV thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này nhằm: Ø Xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động, đánh giá hiệu quả hoạt động, hiểu rõ thực trạng hoạt động kinh doanh Ø Xác định được các nghiệp vụ bất thường, các số dư dự kiến từ đó phát hiện các rủi ro, các sai phạm trọng yếu Ø Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những biến đổi trong hoạt động kinh doanh Ø Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiện hành so với các năm trước Ø Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những biến đổi trong hoạt động kinh doanh Ø Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiện hành so với các năm trước Ø Giúp KTV đánh giá được khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nhanh, thanh toán hiện thời. 1.4.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán § Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính § Bước 2: So sánh thông tin § Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu 1.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.4.2.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Việc thực hiện Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm vào các mục tiêu: § Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của việc áp dụng Thủ tục phân tích trong giai đoạn này, đó là để cung cấp các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực về một số cơ sở dẫn liệu cụ thể liên quan tới số dư các tài khoản hay các nhóm nghiệp vụ. Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán tồn tại và hoạt động có hiệu lực hoặc khoản mục được kiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể là một nguồn bằng chứng có hiệu lực. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên giảm bớt số lượng kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư: Khi kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích và không phát hiện thấy bất cứ sự biến động bất thường nào thì kiểm toán viên có thể đánh giá rằng khả năng tồn tại các sai phạm trọng yếu là thấp. Trong trường hợp đó, thủ tục phân tích cung cấp bằng chứng có hiệu lực về sự trình bày trung thực các số dư của các tài khoản liên quan. Và do đó, kiểm toán viên có thể thực hiện ít các kiểm tra chi tiết đối với số dư các tài khoản đó. Điều này có nghĩa là một số thủ tục kiểm toán được loại bỏ, quy mô mẫu có thể được giảm thiểu và thời gian thực hiện các thủ tục có thể được dời xa hơn so với ngày lập Báo cáo tài chính. Thủ tục phân tích giúp các kiểm toán viên nhận biết khả năng tồn tại các sai phạm tiềm tàng trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự khác biệt đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán của năm hiện thời và các số liệu khác được sử dụng trong so sánh thường được xem như là những biến động bất thường. 1.4.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán § Bước 1: Phát triển một mô hình với các biến tài chính và biến hoạt động § Bước 2: Xem xét tính độc lập và độ tin cậy và độ tin cậy của các thông tin § Bước 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ § Bước 4: Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được § Bước 5: Phân tích nguyên nhân chênh lệch và xem xét những phát hiện qua kiểm toán 1.4.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 1.4.3.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Mục tiêu cơ bản của Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đó là để giúp các kiểm toán viên đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty khách hàng. Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu ích trong việc xác định xem khách thể kiểm toán có đang gặp những khó khăn trầm trọng về tài chính hay không. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được kiểm toán viên quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của ban giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính. Ví dụ như nếu có sự tăng lên bất thường của Tỷ suất nợ dài hạn trên lãi thuần so với năm trước cộng với sự sụt giảm mạnh của Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thì rủi ro về tài chính trong trường hợp này là rất cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán mà còn chỉ ra nghi vấn về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng 1.4.3.2.Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Thủ tục soát xét là để khẳng định một lần nữa những thay đổi trên báo cáo tài chính là phù hợp với hiểu biết của KTV về tình hình tài chính của khách hàng, phù hợp với những bằng chứng mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán và bảo đảm rằng tất cả các thay đổi đều đã được giải thích hợp lý. Trong trường hợp KTV không tìm ra được những lời giải thích hợp lý cho những sai sót đó thì KTV cần phải xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty AASC: § Quá trình hình thành và phát triển của công ty AASC gắn liền với hai giai đoạn: Giai đoạn 1: từ 01/04/1991 đến tháng 8 năm 1993. Giai đoạn 2: từ 14/9/1993 đến nay. § Về cơ sở vật chất kỹ thuật: § Về đội ngũ nhân viên § Thành tựu đạt được § Ưu điểm nổi bật của AASC so với các tổ chức chuyên ngành tương tự § Sự thừa nhận trong nước và quốc tế § Các kết quả đạt được 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 - Phương châm dịch vụ của AASC 2.1.2.2- Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC § Dịch vụ kiểm toán * Kiểm toán báo cáo tài chính * Kiểm toán hoạt động các dự án. * Kiểm toán Báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản * Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh. * Giám định tài liệu kế toán, tài chính. * Kiểm toán các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. * Kiểm toán quyết toán tỷ lệ nội địa hóa. § Dịch vụ Kế toán § Dịch vụ tư vấn § Dịch vụ Công nghệ thông tin § Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng § Các khách hàng: * Các doanh nghiệp nhà nước: * Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài * Các Dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ * Các công trình xây dựng cơ bản * Đơn vị hành chính sự nghiệp * Ngân hàng thương mại * Công ty cổ phần, Công ty TNHH * Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn để cổ phần hóa 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Công ty 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Mô hình tổ chức quản lý được tổ chức tại Công ty thành các phòng ban như sau: Ban giám đốc Giám đốc Công ty Phó Giám đốc 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Tại Trụ sở chính của Công ty, bộ phận Kế toán thuộc Phòng Tài chính - Kế toán, gồm có 4 thành viên: § Kế toán trưởng § Kế toán tổng hợp § Kế toán viên § Thủ quỹ 2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán 2.1.4.3. Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty 2.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AASC. Khảo sát và đánh giá khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Rà soát đánh giá thực hiện các thử nghiệm hệ thống kiểm soát nội bộ Thực hiện các thủ tục phân tích § Phân tích ngang (Phân tích xu hướng) § Phân tích dọc ( Phân tích tỷ suất) Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý § Họp tổng kết, trao đổi kiến nghị, thống nhất số liệu kiểm toán. § Phát hành Báo cáo Kiểm toán 2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY ABC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 2.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Bước 2: So sánh thông tin Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán 2.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán § Bước 1: Xác định các khoản mục và sai sót cần kiểm tra § Bước 2: Xác định số ước tính của kiểm toán viên 2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 2.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHI KIỂM TOÁN CÔNG TY XYZ 2.4.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán § Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính § Bước 2: So sánh thông tin § Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán 2.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Xác định các khoản mục và sai sót cần kiểm tra 2.4.3. Thủ tục phân tích được vận dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY AASC TẠI 2 KHÁCH HÀNG 2.5.1. Sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục phân tích tại 2 Công ty Qua việc nghiên cứu quy trình vận dụng quy trình vận dụng thủ tục phân tích đối với 2 khách hàng Bưu điện tỉnh BG và Công ty cổ phần Thạch Bàn, có thể nhận thấy phương pháp kiểm toán của AASC đối với mỗi khách hàng là tương đối giống nhau, tuy nhiên nó cũng có nhũng điểm khác biệt, phù hợp với mỗi khách hàng trong trường hợp cụ thể. 2.5.2. Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán Sơ đồ 2.2: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 3.2. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆNTHỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC § Trong giai đoạn lập kế hoạch § Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: § Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC § Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC § Kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC * Về thủ tục phân tích * Về đối tượng phân tích * Về việc xác định mức độ trọng yếu * Về phương pháp chọn mẫu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt Nam là ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang hòa nhập trong một nền kinh tế phát triển rất sôi động và cạnh tranh gay gắt. Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để có được những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọng đặc biệt tới công tác hạch toán kế toán. Trên thực tế, trình độ công tác kế toán của các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó để cho các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và hiệu quả hơn thì công tác kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự phát triển của các công ty kiểm toán ở Việt Nam trong thời gian qua đã chứng minh cho sự cần thiết của hoạt động này. Một trong những loại hình nghiệp vụ chủ yếu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toán tài chính. Vấn đề đặt ra cho các công ty kiểm toán là làm thế nào để nâng cao chất lượng của dịch vụ cung cấp, tạo niềm tin đối với khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường. Chính vì vậy, việc các kiểm toán viên đưa ra ý kiến về các Bảng khai tài chính là vô cùng cẩn trọng và chuẩn xác, phải được dựa trên các phương pháp kiểm toán chọn lọc. Trong các chuẩn mực kiểm toán mà Bộ Tài chính ban hành, chuẩn mực số 520-“ Quy trình phân tích” – Các thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính là một phương pháp kiểm toán quan trọng mang tính chất quyết định đối với chất lượng của cả cuộc kiểm toán. “ Thủ tục phân tích” là thủ tục cơ bản không thể thiếu được sử dụng xuyên suốt trong cả cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp các kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các cuộc kiểm toán khác, cung cấp cho kiểm toán viên một số lượng đáng kể các bằng chứng mang tính đánh giá khái quát về một loại tài khoản, một nhóm nghiệp vụ và trợ giúp cho kiểm toán viên trong quá trình soát xét lại toàn bộ công việc trước khi lập báo cáo kiểm toán. Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán được đánh giá là có hiệu lực hoặc khoản mục được kiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác và do vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Trong bối cảnh các Công ty kiểm toán không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán, trong quá trình thực tập tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện ”, để tìm hiểu sâu hơn thủ tục phân tích được áp dụng trong thực tiễn, đồng thời nghiên cứu hoàn thiện hơn phát huy ưu điểm của phương pháp kiểm toán này. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Bùi Thị Minh Hải và các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán trong Phòng kiểm toán 3 tại Công ty AASC, luận văn tốt nghiệp của em về cơ bản là hoàn thành. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện Do còn hạn chế về kiến thức và bỡ ngỡ trong thực tế, bài viết của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo thêm của cô để em có được những hiểu biết sâu sắc hơn. Cũng nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết, đặc biệt là Th.s Bùi Thị Minh Hải, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian qua và các anh các chị trong Phòng kiểm toán 3 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin và tìm hiểu công tác kiểm toán trong thực tiễn. Hà nội, ngày 30/3/07 Sinh viên Trịnh Thu Huyền CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1.1.Khái niệm Kiểm toán có gốc từ Latinh, “Audit”, nguyên bản là “Auditing” gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Hình ảnh ban đầu của kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra được thực hiện bằng cách người soạn thảo báo cáo đọc to lên cho một bên độc lập nghe rồi chấp nhận. Hoạt động kiểm toán ngày càng phát triển và có nhiều loại kiểm toán khác nhau. Tài chính được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Do đó, các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và chủ đầu tư, người bán, khách hàng,…muốn thành công phải có các quyết định sáng suốt dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau. Một trong những nguồn thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định đó chính là Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Để đưa ra được những quyết định sáng suốt thì đòi hỏi thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực, hợp lý, có độ tin cậy cao. Nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, độ tin cậy của thông tin dường như vẫn luôn là một dấu chấm hỏi đặt ra cho những người ra quyết định. Câu trả lời giải tỏa hiệu quả nhất những lo lắng băn khoăn của những người ra quyết định đó là sử dụng các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 1Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200 định nghĩa: “Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị” Bộ tài chính-Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính . Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán số 200 cả 4 báo cáo này đều là bắt buộc Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và tính hợp pháp của các Bảng khai tài chính. 1.1.2. Đối tượng của kiểm toán tài chính Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kê khai có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt (kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá…), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư… Khi nói đối tượng kiểm toán tài chính là các Bảng khai tài chính là nói đến quan hệ trực tiếp. Trên cả lý luận cũng như thực tế, để xác minh và bày tỏ ý kiến về Bảng khai tài chính, kiểm toán tài chính không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong của hoạt động tài chính. Trong kiểm toán tài chính, cần khái quát được các loại quan hệ trên Bảng khai tài chính để xem xét tính “hợp lý chung” và các hướng tổng quát trong việc xác minh các Bảng khai tài chính đồng thời phải đi sâu vào từng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những “nét đặc thù” trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến của các quan hệ trong kiểm toán tài chính liên kết với kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng chung của kiểm toán đồng thời có tác dụng thiết thực trong phân chia công việc kiểm toán thành các phần hợp thành để kiểm toán. Bảng khai tài chính được phân chia thành các phần hành kiểm toán: phân theo khoản mục hoặc phân theo chu trình. 2Phân theo khoản mục là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các Bảng khai vào một phần hành. Cách chia này đơn giản song không hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ nhau như hàng tồn kho và giá vốn hàng bán chẳng hạn. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, KTTC, 2001, BTC, trang 10, dòng 19 3 GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, KTTC, 2001, BTC, trang 10, d òng 24 Phân theo chu trình là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Chẳng hạn, các nghiệp vụ về doanh thu, doanh thu trả lại, các khoản thu tiền bán hàng và số dư các khoản phải thu đều nằm trong chu trình tiêu thụ (bán hàng – thu tiền). Tương tự các nghiệp vụ về lương, các khoản trích theo lương các nghiệp vụ về nhân công đều nằm trong chu trình lao động và tiền lương (tiền lương – nhân viên) v.v… Cách phân chia này hiệu quả hơn do xuất phát từ mối liên hệ vốn có của các nghiệp vụ và từ đó thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ trong kinh tế và._. trong ghi sổ kế toán chứa đựng trong Bảng khai tài chính. Theo cách phân chia này, kiểm toán Bảng khai tài chính thường bao gồm những phần hành cơ bản sau: Ø Kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền (tiêu thụ). Ø Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển). Ø Kiểm toán chu trình mua hàng - trả tiền (cung ứng và thanh toán). Ø Kiểm toán chu trình thuê mướn nhân công và trả lương (tiền lương và nhân viên). Ø Kiểm toán hàng tồn kho. Ø Kiểm toán huy động - hoàn trả vốn. 1.1.3. Chức năng Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Biểu hiện của nó là: § Xác minh độ tin cậy của các con số § Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của các biểu mẫu kế toán. Chức năng xác minh được cụ thể hóa thành các mục tiêu kiểm toán và tùy thuộc vào từng loại hình kiểm toán, đặc thù kiểm toán mà mục tiêu kiểm toán cũng khác nhau. Mục tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm: § Tồn tại hoặc phát sinh § Đầy đủ (Trọn vẹn) § Phân loại và trình bày § Tính giá § Chính xác § Quyền và nghĩa vụ Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Nếu kết luận về chất lượng thông tin có quá trình phát triển lâu dài từ chỗ chỉ có từ chỗ chỉ có từ “ xác nhận” đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực chung thì kết luận về pháp lý hoặc tư vấn cũng có quá trình phát triển lâu dài. Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thức này là thư quản lý và dưới hình thức phán xử 1.1.4. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính 4 - Bộ tài chính - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính Bất kì một hoạt động nào có ý thức của con người đều có những mục tiêu nhất định, kiểm toán cũng có mục đích cùng những tiêu điểm cần hướng tới. Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đích đó được gọi là hệ thống mục tiêu kiểm toán. Việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và của khách thể kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán. 4Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, Khoản 11 xác định: “Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Ở đây, các khái niệm trung thực, hợp lý, hợp pháp được hiểu như sau: Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). Để đạt được mục đích hay mục tiêu tổng quát nói trên cần cụ thể hóa hơn nữa các yếu tố cấu thành và tiến trình thực hiện các yêu cầu trung thực, hợp lý, hợp pháp trong xác minh và bày tỏ ý kiến về toàn bộ Báo cáo cũng như trong phần hành kiểm toán cụ thể. Giải quyết vấn đề này trước hết cần xuất phát từ đặc điểm của đối tượng kiểm toán cùng các quan hệ trách nhiệm giữa chủ thể và khách thể kiểm toán trong việc thực hiện các yêu cầu trung thực, hợp lý và hợp pháp nói trên của quản lý và Báo cáo tài chính. Mục tiêu xác minh tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của Báo cáo tài chính cần được cụ thể hóa theo các yếu tố của hệ thống kế toán (phương pháp kế toán) trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành với các bảng5 GS.TS.Nguyễn Quang Quynh, KTTC, 2001, BTC, trang 35, dòng1 như sau Bảng 1.1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán Quy trình công nghệ kế toán Yêu cầu quản lý và phương hướng Phương pháp Chức năng Hình thức cơ bản Mục tiêu cơ bản của xác minh và điều chỉnh Chứng từ - Thông tin về nghiệp vụ - Minh chứng cho nghiệp vụ Bản chứng từ Tính giá - Phản ánh giá trị thực của tài sản - Tập hợp chi phí theo loại Sổ chi tiết - Phân loại đối tượng tính giá. - Phản ánh giá trị thực của tài sản dịch vụ theo nguyên tắc hoạt động liên tục Đối với tài khoản - Phân loại tài sản và vốn - Phản ánh vận động của tài sản và vốn qua từng nghiệp vụ Sổ tổng hợp - Phân loại đúng yêu cầu quản lý - Định khoản và ghi sổ đúng, cộng dồn số dư và chuyển sổ chính xác Tổng hợp - cân đối kế toán - Khái quát các quan hệ tài chính - Cân đối tổng thể hoặc bộ phận Bảng tổng hợp -Phân tích quyền sở hữu (tài sản) và nghĩa vụ (vốn) với quan hệ hợp đồng (ngoài bảng) - Cân đối tài sản với vốn, thu với chi (và số dư) - Chuyển đúng số dư (hoặc số phát sinh) vào khoản mục tương ứng Các mục tiêu kiểm toán chung lại được chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác. Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác. Do đó đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục. Trên cơ sở đó có thể đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu khác. Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác. Từ đó kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trên các khoản mục hay phần hành cụ thể với những mục tiêu xác định. Việc định vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng này giúp ích rất lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động do có được kết luận đúng đắn trên cơ sở có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít. Tuy nhiên, mục tiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên. Các mục tiêu chung khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày. Mục tiêu hiệu lực là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên các khoản mục. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Mục tiêu trọn vẹn là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục. Chẳng hạn, không ghi một khoản bán hàng thực tế đã xảy ra vào Nhật ký và Sổ cái để tính vào số tiền trên khoản mục tương ứng là vi phạm mục tiêu trọn vẹn. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn. Mục tiêu định giá là hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập…) thành tiền. Mục tiêu phân loại là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ được dựa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các Báo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực. Mục tiêu chính xác cơ học là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng; số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất. Mục tiêu trình bày hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các Báo cáo tài chính. 1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản trên cũng có những điểm đặc thù. Xét về mặt thực hiện chức năng chung của kiểm toán, kiểm toán tài chính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán. Để có được những bằng chứng này, kiểm toán tài chính cần triển khai các phương pháp cơ bản trên theo từng tình huống cụ thể. Trong Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 8500 và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500, những cách thức cụ thể này được gọi là phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. Tùy từng tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán mà các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hoặc chi tiết. Xét về đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các Báo cáo kế toán và các bảng tổng hợp tài chính đặc biệt khác. Xét về nguyên tắc, để bày tỏ ý kiến về Bảng khai tài chính trong mọi trường hợp, việc xác minh về độ tin cậy của các con số và mức tuân thủ các nguyên tắc, các chuẩn mực phải được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán. Trong kiểm toán tài chính, để bảo đảm tính hiệu quả, trình tự phổ biến được thực hiện là tiến hành kiểm toán theo trình tự ngược với trình tự kế toán. Trên thực tế, trình tự kiểm toán rất đa dạng cho từng loại khách thể và từng loại đối tượng kiểm toán. Tuy nhiên, nguyên tắc chung của mọi cuộc kiểm toán tài chính là phải thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định. Cách làm này được gọi là kiểm toán cơ bản hay thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định. Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Thử nghiệm tuân thủ chỉ được thực hiện khi hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động có hiệu lực. Tuy nhiên trong trường hợp này thử nghiệm cơ bản vẫn được thực hiện. Trong trường hợp ngược lại, hệ thống kiểm soát nội bộ không tồn tại hoặc hoạt động không có hiệu lực thì kiểm toán tài chính sẽ không thực hiện kiểm toán tuân thủ tăng cường thử nghiệm cơ bản với quy mô lớn để đảm bảo độ tin cậy của các kết luận của kiểm toán 1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định theo quy định của cơ quan nhà nước6 Như ý-Từ điển Tiếng việt thông dụng, NXB Giáo dục, 2002, trang 2141 Phân tích là giảng giải, nhận xét tỉ mỉ làm sáng tỏ mặt bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng. Thủ tục phân tích được hiểu theo nghĩa là công việc theo trình tự nhất định để làm sáng tỏ mặt bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 5207 Bộ Tài chính-Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính , quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. § Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như: Ø So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước; Ø So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng ...); Ø So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấu hao ước tính...); Ø So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp...). § Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ: Ø Giữa các thông tin tài chính với nhau (Ví dụ: Mối quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu...); Ø Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên...). § Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ của các báo cáo tài chính. § Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên. 1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau: - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. 1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích § Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước, hay so sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét. Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên có thể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại. Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phân tích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy. Ø Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số dư tài khoản kỳ trước. Ø Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích tài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân. Đây là phương pháp phổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xu hướng giản đơn. Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét. § Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tới việc phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, một loại sự thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữ liệu hoạt động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác. Nếu phân tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vào phân tích mối quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trung vào mối quan hệ này. Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biến động của các tài khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tài khoản trên bảng cân đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đó phân tích tỷ suất giữa các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lại hiệu quả do nó phản ánh sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với các khoản mục. Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viên thường tiến hành thủ tục phân tích thông qua các nhóm tỷ suất: Ø Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán Ø Nhóm tỷ suất hoạt động Ø Nhóm tỷ suất đòn bẩy Ø Nhóm tỷ suất lợi nhuận Ø Nhóm tỷ suất giá thị trường v Tỷ suất khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn µ Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Công nợ ngắn hạn Chỉ số này là thước đo nói chung khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng DN đáp ứng yêu cầu trả nợ đến hạn. Công nợ ngắn hạn là mẫu số vì chúng được coi là đại diện cho những khoản nợ khẩn cấp, yêu cầu thanh toán trong vòng một năm. Những nguồn tiền mặt có sẵn đáp ứng nghĩa vụ trả nợ trước tiên phải đến từ tiền mặt hay các Tài sản ngắn hạn khác có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền. µ Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh= Chỉ số thanh toán nhanh đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán ngắn hạn so với chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn vì hàng tồn kho được loại ra khỏi tử số. Chỉ số này phải được xem xét trong mối quan hệ với xu hướng của chính doanh nghiệp khác cùng nghành. v Các tỷ suất hoạt động µ Chỉ số này chỉ ra trung bình bao nhiêu lần các khoản phải thu được thu hồi trong một năm. µ Kỳ thu nợ trung bình của các khoản phải thu là số ngày trung bình cần thiết để chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. µ Vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp trong việc quản lý và bán hàng tồn kho. Nhìn chung, một vòng quay cao là dấu hiệu của hiệu suất quản lý hàng tồn kho và lợi nhuận của DN. Đặc biệt chú ý ngành kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá vòng quay hàng tồn kho. µ Hai chỉ số này là một phương thức để đánh giá hiệu quả quản lý trong việc tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tài sản. Chỉ số lợi tức tài sản cố định chỉ xem xét hoạt động đầu tư vào tài sản, nhà xưởng và các thiết bị và cực kỳ quan trọng với công ty hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều vốn. Nhìn chung chỉ số này càng cao, thì càng cần ít đầu tư vào tài sản tạo doanh thu và từ đó công ty càng thu được lợi nhuận cao hơn v Các tỷ suất đòn bẩy Các chỉ số nợ đều đánh giá nguồn tài chính của công ty được tài trợ từ các khoản nợ. Số lượng nợ và tỷ lệ trong cấu trúc vốn của công ty là cực kỳ quan trọng đối với việc phân tích tài chính vì sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức. µ Tỷ suất nợ xem xét tỷ lệ tài sản được tài trợ do vay nợ µ Chỉ số này xem xét mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động lâu dài của công ty µ Tỷ suất nợ trên vốn cổ phần = Chỉ số nợ trên vốn cổ phần đánh giá mức độ rủi ro của cấu trúc vốn của công ty xét trên mối quan hệ giữa các nguồn tài trợ từ các nhà cho vay và các nhà đầu tư. µ v Các tỷ suất lợi nhuận µ § Phân tích để kiểm tra tính hợp lý Kiểm tra tính hợp lý là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một phương pháp tính toán nhằm đưa ra những ước tính về một giá trị nào đó như một số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ. Kiểm tra tính hợp lý là kỹ thuật so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số liệu ước tính. Từ việc so sánh, KTV có thể phát hiện ra những chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc các biến động lớn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó có thể đưa ra những nhận xét sơ bộ về khách hàng, về tình hình tài chính của khách hàng. Các so sánh chủ yếu gồm: Ø So sánh số liệu của khách hàng với số liệu ước tính của kiểm toán viên. Ø So sánh số liệu của đơn vị với số liệu bình quân ngành Ø Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính Ø So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch 1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính Thủ tục phân tích là một phương pháp thu thập bằng chứng có hiệu quả cao, chi phí thấp và đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ, sự hiểu biết nhất định về ngành nghề kinh doanh và hoạt động của khách hàng. Bắt đầu một cuộc kiểm toán, để lập kế hoạch cho năm kiểm toán hiện hành kiểm toán hiện cần thu thập các thông tin về hoạt động của công ty khách hàng ở những năm trước và những thông tin mới phát sinh năm hiện hành. Để thu thập được các thông tin ban đầu có giá trị sử dụng cao, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích để biết được cả những thông tin chưa được kiểm toán ở năm trước và các biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ các phân tích này kiểm toán viên có thể tìm ra được các xu hướng quan trọng, các hiện tượng đặc biệt mà tất cả đều có ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán của đơn vị. Ví dụ: Khi tiến hành thủ tục phân tích, rà soát các số liệu tài chính, kiểm toán viên thấy khoản chi phí tài chính tăng lên một cách bất ngờ khi tiến hành kiểm toán kiểm toán viên cần làm rõ sự tăng lên đáng kể này, kiểm tra các nguyên nhân gây ra sự tăng đó, có hợp lý không có đúng với qui định hiện hành không. Hoặc, nếu tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng giá trị tài sản ròng cao hơn bình thường, thêm vào đó là tỉ lệ dưới trung bình của lợi nhuận so với tổng tài sản thì có thể chỉ ra mức rủi ro cao của sự thiếu hụt tài chính, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang đứng trước những khó khăn khắc nghiệt về mặt tài chính, khả năng thiếu hụt về mặt tài chính này cần được KTV xem xét lại trong quá trình đánh giá các rủi ro kiểm toán. Những chỉ tiêu tài chính đó không những chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch kiểm toán mà nó còn có ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Như vậy trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên dự trù thời gian, khoanh vùng phạm vi cần kiểm tra đặc biệt. Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa các thủ tục kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trung vào các sai sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường, làm giảm chi phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng kiểm toán. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được xem như một loại thử nghiệm cơ bản cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục hay thông tin tài chính khác. Không những làm rõ nguyên nhân chênh lệch, các sai sót trọng yếu mà thủ tục phân tích còn giúp củng cố hoạt động kế toán tại doanh nghiệp. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tổng quát lần cuối cùng toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm khẳng định một lần nữa cho kết luận kiểm toán, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ xung, từ đó đưa ra đánh giá hợp lý, chính xác về tình hình tài chính của đơn vị trong năm báo cáo tài chính hiện hành. 1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.4.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.4.1.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đây là giai đoạn đầu tiên trong mỗi cuộc kiểm toán các kiểm toán viên cần thực hiện nhằm hoàn thiện các thủ tục pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết cho mỗi cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đòi hỏi phải được thực hiện đầy đủ, theo chuẩn mực kiểm toán thứ tư trong 10 chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi (GAAS) qui định: “ Công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý nếu có phải được giám sát đúng đắn”. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 có nêu: “ Kiểm toán và các công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể bảo đảm được rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả”. Như vậy việc lập kế hoạch không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản đã được quy định thành chuẩn mực, đòi hỏi các kiểm toán viên, các công ty kiểm toán phải thực hiện đầy đủ. Trong lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng để có cái nhìn tổng quát và đầy đủ từ đó có thể đưa ra đánh giá về những ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của khách hàng. Đồng thời xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước, hồ sơ kiểm toán chung từ đó nắm bắt được những sai sót cố hữu trong công tác kế toán cũng như thấy được những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng, những thông tin về nghĩa vụ pháp lý như: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra kiểm tra của các năm trước, biên bản họp hội nghị cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và các hợp đồng cam kết quan trọng khác. Việc lập kế hoạch giúp KTV phối hợp hiệu quả với nhau và với các bộ phận liên quan. Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh bất đồng với khách hàng, đồng thời có thể rà soát lại, đánh giá được các bước công việc đã và đang thực hiện. Khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết, KTV thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn này nhằm: Ø Xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động, đánh giá hiệu quả hoạt động, hiểu rõ thực trạng hoạt động kinh doanh Ø Xác định được các nghiệp vụ bất thường, các số dư dự kiến từ đó phát hiện các rủi ro, các sai phạm trọng yếu Ø Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những biến đổi trong hoạt động kinh doanh Ø Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiện hành so với các năm trước Ø Giúp KTV có sự hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính, những biến đổi trong hoạt động kinh doanh Ø Thấy được những thay đổi trong chính sách kế toán của năm hiện hành so với các năm trước Ø Giúp KTV đánh giá được khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nhanh, thanh toán hiện thời. 1.4.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Thủ tục phân tích sơ bộ cần phải được thực hiện trong suốt giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán để giúp các kiểm toán viên tăng cường hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và các nghiệp vụ, các sự kiện đã xảy kể từ cuộc kiểm toán năm trước. Các thủ tục này cũng giúp cho các kiểm toán viên trong việc rủi ro liên quan đến các khoản mục trong Báo cáo tài chính đòi hỏi kiểm toán viên phải dành nhiều sự quan tâm hơn và do vậy nó giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ theo 2 bước: § Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính ØThông tin chung về khách hàng: Giấy phép thành lập, điều lệ Công ty, các hợp đồng và tình hình kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, các chính sách kế toán,…. Ø Thông tin phi tài chính như các thông tin về chính sách quản lý, bán hàng, bảo quản hàng tồn kho, phương pháp tính giá… Từ đó xem xét số liệu trên báo cáo tài chính có phù hợp với các chính sách không. § Bước 2: So sánh thông tin thu được Trên cơ sở các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính đã thu thập được, kiểm toán viên tiến hành so sánh, phân tích. Kiểm toán viên thường chú ý đến các vấn đề sau: Ø Những biến động bất thường, những số dư tài khoản không thường xuyên Ø Những biến động bất thường của các tài khoản có liên quan mà theo xét đoán của kiểm toán viên nó bị ảnh hưởng từ sự biến động các tài khoản khác Tùy vào qui mô hoạt động kinh doanh của từng đối tượng, loại hình kinh doanh mà có thể áp dụng các mục tiêu, các loại so sánh khác nhau như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, so sánh kỳ này với kỳ trước, so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, so sánh số liệu thực tế của đơn vị với số liệu ước tính của kiểm toán viên. Việc so sánh không những giúp kiểm toán đưa ra một kết luận chính xác mà còn chỉ ra những số dư tài khoản cần chú ý và các công việc cần làm tiếp theo. § Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu Sau khi so sánh sơ bộ, kiểm toán viên tiến hành đánh giá sơ bộ kết quả ban đầu để xem xét sự biến động của các số dư tài khoản, xem xét sự biến động có phù hợp với các ước tính của KTV không. Nếu có sự sai khác lớn kiểm toán viên cần thảo luận với nhà quản lý của đơn vị để xem xét lời giải thích có hợp lý không. Nếu như kiểm toán viên chưa thỏa mãn với lời giải thích và những bằng chứng thu thập được thì KTV cần xem lại nguồn gốc của bằng chứng đó một lần nữa, ngoài ra KTV có thể sử dụng thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn nhằm mục đích làm sáng tỏ các biến động trên một tài khoản cụ thể. Việc phân tích ở cấp độ cao hơn có thể là sử dụng các thông tin độc lập khác hoặc nguồn thông tin chuẩn. Sau khi thực hiện thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn mà KTV vẫn chưa thỏa mãn, chưa có được lời giải thích hợp lý thì cần ghi chú vấn đề này khi lập chương trình kiểm toán và nhận định các sai sót tiềm tàng, khoanh vùng các rủi ro có thể xảy ra. 1.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.4.2.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 nói rằng: “ Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.” Trong giai đoạn này thủ tục phân tích được sử dụng như một thử nghiệm cơ bản bên cạnh các thủ tục kiểm tra chi tiết. Đây là giai đoạn sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể theo từng đối tượng cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai cụ thể các kế hoạch kiểm toán một cách chủ động, tích cực. Như vậy thực hiện kiểm toán không phải là cách triển khai kế hoạch kiểm toán một cách máy móc dập khuôn, cũng không phải quá trình thu thập một cách thụ động các bằng chứng kiểm toán một cách tràn lan. Việc thực hiện Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm vào các mục tiêu: § Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của việc áp dụng Thủ tục phân tích trong giai đoạn này, đó là để cung cấp các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực về một số cơ sở dẫn liệu cụ thể liên quan tới số dư các tài khoản hay các nhóm nghiệp vụ. Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán tồn tại và hoạt độ._.645,529,647 10.66385237 12. Chi phí khác 1,861,167,512 198,221,783 1,662,945,729 8.389318791 13. LN khác 1,032,445,994 49,862,076 982,583,918 19.70603707 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế 2,342,975,486 -3,905,156,555 6,248,132,041 -1.59996967 15. LNST TNDN 2,342,975,486 -3,905,156,555 6,248,132,041 -1.59996967 16. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 17,953 Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán Từ những so sánh của mình, KTV đưa ra nhận xét sơ bộ với Bảng cân đối và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ. Dưới đây là giấy tờ làm việc trình bày thủ tục phân tích sơ bộ của KTV: Bảng 2.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV C«ng ty dÞch vô t­ vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n auditing and accounting financial consultancy service company (AASC) thµnh viªn inpact quèc tÕ Tªn kh¸ch hµng C«ng ty XYZ Niªn ®é kÕ to¸n 2006 Tham chiÕu __________ Kho¶n môc Ng­êi thùc hiÖn _NTHL_________ B­íc c«ng viÖc Ph©n tÝch s¬ bé Ngµy thùc hiÖn ___15/1/07_______ Công ty XYZ đang có sự chênh lệch trong bảng tính lãi vay và số liệu trong sổ kế toán của khoản vay huy động vốn đầu tư Nhà máy gạch đỏ Sokino. Khoản vay Lãi vay theo bảng tính lãi Lãi vay theo sổ kế toán Chênh lệch Vốn tập thể 107.400.000 107.400.000 0 Vốn vay cá nhân 133.107.140 144.049.683 -10.942.543 Tổng công ty 291.600.000 302.400.000 -10.800.000 - Trong năm, đơn vị đã nhận tiền thanh lý nhà máy gạch Sokinô, số tiền là: 1.002.961.115 đồng tương ứng với chi phí đầu tư là: 10.483.358.947 đồng. Đơn vị chưa ghi nhận doanh thu và chi phí khoản đầu tư này. - Qua kiểm tra đơn vị chưa theo dõi các khoản vay theo từng hợp đồng, do không theo dõi được chi tiết khoản trích trước lãi vay là: 8.014.935.390 đồng, đến thời điểm kiểm toán chúng tôi nhận được xác nhận ngân hàng phải thu lãi là : 4.282.140.609 đồng. Còn số trích trước là: 3.732.794.781 đồng chưa có cơ sở. Chúng tôi không đưa ra ý kiến về khoản trích trước này. - Trong năm 2006, đơn vị đã ghi nhận chi phí dở dang của các công trình xây lắp theo chứng từ tập hợp được và theo tỷ lệ chi phí khoán 95.5% giá trị hợp đồng xây lắp. Do vậy, không thể đưa ra ý kiến về tính đúng đắn về mặt giá trị cũng như tính hiện hữu của số dư dở dang xây lắp 5.297.926.278 đồng. Bảng 2.18: Các tỷ suất phân tích Bảng các tỷ suất STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành 119.8% 128.8% Khả năng thanh toán nhanh 95.6% 86.1% 2 Khả năng hoạt động Số vòng các khoản phải thu 0.0% 758.3% Số vòng quay HTK 0.0% 1545.3% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.0% 4412.9% Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 0.0% 438.1% Bảng 2.19: Rủi ro được xác định cụ thể Rủi ro chi tiết TK ảnh hưởng Sai sót tiềm tàng Cách thức tiếp cận kiểm toán Thủ tục kiểm toán Chi phí công cụ dụng cụ hạch toán toàn bộ vào chi phí là không tuân theo chuẩn mực kế toán hiện hành Giá vốn Có thực Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung Kiểm tra chính sách ghi nhận ccdc xuất dùng cho sx tính vào giá thành sx theo chuẩn mực kế toán hiện hành Khấu hao TSCĐ bị trích trước thời điểm đưa TS vào sử dụng Giá vốn Đánh giá Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung Đối chiếu thời điểm tính KH của TSCĐ mới tăng trong năm so với thời điểm đưa TS vào sử dụng Số dư thành phẩm tồn kho trên BCTC có thể bị phản ánh cao hơn thực tế Hàng tồn kho Có thực Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung Đối chiếu số lượng dư cuối năm giữa sổ chi tiết HTK và thẻ kho Chi phí lương có thể bị trích cao hơn số phản ánh trên hợp đồng lao động Tiền lương Có thực Thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung Lượng hoá chênh lệch giữa quỹ lương thực trích vào chi phí trong kỳ với tổng số lương trên hợp đồng 2.4.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Bước 1: Xác định các khoản mục và sai sót cần kiểm tra Sau khi phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tiến hành các trắc nghiệm trong giai đoạn này. Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này được quy định trong Chương trình kiểm toán. Bảng 2.20: Chương trình kiểm toán C«ng ty dÞch vô t­ vÊn tµi chÝnh kÕ to¸n vµ kiÓm to¸n auditing and accounting financial consultancy service company (AASC) thµnh viªn inpact quèc tÕ Tªn kh¸ch hµng C«ng ty XYZ Niªn ®é kÕ to¸n 2006 Tham chiÕu __________ Kho¶n môc Ng­êi thùc hiÖn __________ B­íc c«ng viÖc Thùc hiÖn thñ tôc ph©n tÝch chi tiÕt Ngµy thùc hiÖn __________ Mục tiêu: Tất cả doanh thu được hạch toán đúng, được phân loại chính xác, trình bày trên BCTC (tính đầy đủ, tính chính xác, tính trình bày) Các khoản này được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp (tính đầy đủ, tính hiện hữu) Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực được áp dụng trong khuôn khổ cuộc kiểm toán. Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1.Thủ tục phân tích: So sánh tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với doanh thu của kỳ này và kỳ trước. So sánh tỷ lệ của các yếu tố chi phí trên doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích các biến động bất thường, so sánh với các yếu tố chi phí theo kế hoạch. Xem xét sự biến động của chi phí qua các tháng trong kỳ và giữa kỳ này với kỳ trước. 2.Kiểm tra chi tiết 3.Kết luận Bước 2: Xây dựng số ước tính của KTV Bảng 2.21: Bảng xác định mức độ trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính Mức độ trọng yếu STT Chỉ tiêu Tỷ lệ Thành tiền Cận dưới Cận trên Cận dưới Cận trên 1 Lợi nhuận trước thuế 4.0% 8.0% 107,346,599 214,693,198 2 Doanh thu thuần 0.4% 0.8% 1,192,786,698 2,385,573,396 3 TSLĐ và ĐTNH 1.0% 2.0% 759,231,134 1,518,462,268 4 Nợ ngắn hạn 1.0% 2.0% 589,507,552 1,179,015,104 5 Tổng tài sản 0.5% 1.0% 421,683,159 843,366,318 Mức trọng yếu xác định nhỏ nhất (thận trọng) 0 2.4.4. Thủ tục phân tích được vận dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV tiến hành phân tích soát xét để có được cách nhìn tổng quát hơn về công tác kế toán của Công ty XYZ. Để từ đó đưa ra những ý kiến trung thực, hợp lý đối với các báo cáo tài chính được kiểm toán. 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY AASC TẠI 2 KHÁCH HÀNG 2.5.1. Sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục phân tích tại 2 Công ty Qua việc nghiên cứu quy trình vận dụng thủ tục phân tích đối với 2 khách hàng ABC và XYZ, có thể nhận thấy phương pháp kiểm toán của AASC đối với mỗi khách hàng là tương đối giống nhau, tuy nhiên nó cũng có những điểm khác biệt, phù hợp với mỗi khách hàng trong trường hợp cụ thể. 2.5.2. Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán Sơ đồ 2.3: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thủ tục phân tích sơ bộ Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính Phân tích kết quả So sánh thông tin Thủ tục phân tích chi tiết Xác định khoản mục và sai sót cần kiểm tra Xây dựng số ước tính kiểm toán Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được Xác định chênh lệch trọng yếu để kiểm tra Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu Đánh giá kết quả kiểm tra Kết thúc kiểm toán Rủi ro kiểm toán cao Thủ tục phân tích soát xét Rủi ro kiểm toán thấp Không thực hiện thủ tục phân tích Phân tích kết quả So sánh thông tin CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC Công ty AASC có nhiều ưu điểm nổi bật so với các tổ chức chuyên ngành tương tự. Hiểu rõ tính hiệu quả của công tác Tư vấn và Kiểm toán vì vậy AASC luôn đặt mục tiêu thực hiện dịch vụ với chất lượng cao nhất nhằm phát hiện những điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong công tác quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàng khắc phục những tồn tại mà Công ty nhận thấy trong quá trình kiểm toán. Chính vì lý do đó, Công ty đã tạo dựng được niềm tin lớn lao ở khách hàng được khách hàng đánh giá cao và các dịch vụ này đã không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển và thành công qua 15 năm hoạt động, AASC đã có những bước tiến vững chắc và trở thành một Công ty Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Dịch vụ của AASC được biết đến và được tín nhiệm ở nhiều tổ chức trong và ngoài nước. AASC là một trong sáu Công ty Kiểm toán được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán; AASC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chức tín dụng trong nước; AASC là một trong những công ty đầu tiên được Bộ Tài Chính chấp thuận và đưa vào danh sách các công ty có đủ khả năng thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa. Công ty đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công ty đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận, nếu có), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Công ty cho rằng công việc kiểm toán của Công ty đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của Công ty. Quy trình kiểm toán của Công ty được xây dựng dựa trên quy trình kiểm toán chung của quốc tế và dựa trên đặc trưng riêng có của AASC. AASC đã xây dựng một chương trình kiểm toán mẫu chi tiết và khoa học phục vụ cho kiểm toán. Đối với tất cả các cuộc kiểm toán được tiến hành thì KTV đều phải dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của Công ty. Tuy nhiên do mỗi một KH thì có những đặc trưng riêng có, cho nên KTV thực hiện cuộc kiểm toán phải có sự đánh giá linh hoạt và vận dụng sáng tạo chương trình kiểm toán để có thể tiến hành cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí kiểm toán. Mặc dù Công ty đã thực hiện theo đúng quy trình kiểm toán đã lập sẵn với những ưu điểm của nó xong chưa thực hiện xuyên suốt và toàn diện. Cụ thể là trong những trường hợp bó hẹp thời gian kiểm toán thì việc thực hiện theo quy trình có giảm bớt, chưa kỹ như những trường hợp khác. Kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu AASC và là một trong những thế mạnh của Công ty. Hoạt động này đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trong lĩnh vực kiểm toán Báo cáo tài chính, AASC đã có hơn 300 chuyên gia với kinh nghiệm chuyên sâu về tài chính, kế toán, kiểm toán, tín dụng, thuế,....Qua hoạt động kiểm toán, Công ty đã giúp các doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp. 3.2. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆNTHỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định tới chất lượng của cuộc kiểm toán là phương pháp kiểm toán. Vì vậy, để khẳng định vị trí của mình trên thị trường, AASC đã sớm áp dụng các phương pháp tiên tiến, trong đó áp dụng một cách hữu hiệu thủ tục phân tích vào cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch: Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã đạt được những mục tiêu của thủ tục phân tích sơ bộ: Đạt được sự hiểu biết về nội dung của BCTC. Nắm bắt được các thông tin chung về ngành nghề kinh doanh của KH Thấy được sự biến động trọng yếu trong hoạt động SXKD, các thay đổi về chính sách kế toán, về bộ máy quản lý của KH Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của KH Phân tích và tìm ra các biến động bất thường để tiến hành phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này các KTV hầu hết chỉ đánh giá sơ bộ bằng các thủ tục phân tích ngang, kiểm tra tính hợp lý và phân tích các tỷ suất nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở một số các tỷ suất như: Tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lời, tỷ suất hiệu quả kinh doanh mà chưa tiến hành phân tích các tỷ suất khác, điều này sẽ giảm tầm nhìn của KTV đối với một số biến động tình hình tài chính của đơn vị. KTV có thể sử dụng thêm các tỷ suất sau: tỷ suất nợ, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay, tỷ suất đầu tư... Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Các thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn này mang lại bằng chứng kiểm toán rất đa dạng, hữu ích, có tính thuyết phục và tùy theo nội dung các phần hành và quy mô loại hình DN mà KTV lựa chọn các thủ tục phân tích thích hợp như: Phân tích xu hướng, phân tích hợp lý... Đồng thời, so với việc áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích tỏ ra tiết kiệm hơn xả về mặt thời gian lẫn công sức mà đây chính là một trong những yếu tố giúp Công ty cạnh tranh tốt trên thị trường. Trong giai đoạn này AASC chưa xây dựng số chênh lệch có thể chấp nhận được mà chỉ sử dụng giá trị trọng yếu kết hợp với sự phán đoán nghề nghiệp. Mà theo lý thuyết để xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố về giá trị trọng yếu chi tiết, chỉ số về độ tin cậy, số lượng các số dư trong số dư được kiểm toán. Việc thu thập được đầy đủ các thông tin trên đòi hỏi phải có thời gian dài, do vậy việc xác định số chênh lệch trọng yếu nên được thực hiện trên máy vi tính sẽ đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí thời gian. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Mục tiêu cơ bản của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đó là để giúp các KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của DN. Trên cơ sở các điều chỉnh, KTV đưa ra Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh sau điều chỉnh và tiến hành phân tích để kiểm tra tính hợp lý của các thông tin trên đó. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này còn giúp KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty khách hàng một lần nữa trước khi đưa ra Báo cáo kiểm toán. 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nghề kiểm toán đã và đang không ngừng phát triển và được công nhận như một nhân tố không thể thiếu trong một nền kinh tế phát triển năng động, từ chỗ chỉ có 2 công ty chuyên về dịch vụ kế toán, kiểm toán cho tới nay chúng ta đã có nhiều công ty kiểm toán trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự hiện diện của 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy tiềm năng về sự phát triển của dịch vụ này là rất lớn. Song có nhiều công ty kiểm toán hơn cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Muốn tồn tại được các công ty kiểm toán không có sự lựa chọn nào hết là phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí để có được mức phí kiểm toán hợp lý. Trong số các phương pháp kiểm toán viên thường sử dụng để đưa ra ý kiến về các Bảng khai tài chính, thủ tục phân tích là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp các KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các cuộc kiểm toán khác; cung cấp cho kiểm toán viên một số lượng đáng kể các bằng chứng mang tính đánh giá khái quát về một loại tài khoản, một nhóm nghiệp vụ và trợ giúp cho kiểm toán viên trong quá trình soát xét lại toàn bộ công việc trước khi lập báo cáo kiểm toán. Đặc biệt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán được đánh giá là có hiệu lực hoặc khoản mục được kiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể giúp công ty kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác và do vậy tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Trong bối cảnh việc cạnh tranh giữa các Công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy việc hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC là rất cần thiết. 3.3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC Sau khi nghiên cứu tìm hiều từ lý luận đến thực tiễn quy trình và phương pháp vận dụng thủ tục phân tích tại Công ty AASC, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện thủ tục này như sau: * Về thủ tục phân tích Tuy Công ty đã xây dựng việc thực hiện thủ tục phân tích thành quy trình chuẩn, trong quá trình kiểm toán thực tế, nhìn chung, các kiểm toán viên của AASC chủ yếu mới chỉ sử dụng phân tích hợp lý và phân tích xu hướng. Hơn nữa cũng không chú trọng sử dụng phân tích thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn này thủ tục phân tích mới chỉ thực hiện giữa số liệu của năm nay so với năm trước. Việc phân tích này sẽ cho ta thấy biến động của các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau từ đó thấy được xu hướng biến động. Nhưng để hiểu bản chất và tính hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh, nhiều khi chỉ nhìn vào đó thì chưa đủ mà còn cần phải thông qua phân tích các tỷ suất tài chính. Mặt khác,phân tích dọc thường chỉ áp dụng theo chuỗi thời gian mà không phân tích thông qua các đơn vị trong cùng một ngành do đó nhiều khi KTV không thể đánh giá đúng thực trạng hoạt động của KH. Do vậy, đối với mỗi khách hàng, dù lớn hay nhỏ, tình hình kinh doanh phức tạp hay giản đơn, KTV cũng nên sử dụng triệt để các tỷ suất tài chính trong phân tích. Đồng thời, do mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng nên Công ty cũng cần xây dụng cho mình một hệ thống các tỷ suất tài chính phù hợp với từng nghành, lĩnh vực kinh doanh, để KTV có cơ sở và tạo nên một sự thống nhất trong công việc. Bảng phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành có thể lập theo mẫu sau: Bảng 3.1: Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Đơn vị Ngành Chênh lệch Tỷ lệ Đơn vị Ngành Chênh lệch Tỷ lệ (1) (2) (3) (4)=(2)-(3) (5)=(4)/(3) (6) (7) (8)=(6)-(7) (9)=(8)/(7) * Về đối tượng phân tích Thủ tục phân tich sơ bộ và thủ tục phân tích soát xét chỉ được thực hiện với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa chú ý tới việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong khi đây lại là một công cụ hữu ích trong việc phân tích vốn bằng tiền và phân tích khả năng thanh toán. Hơn nữa việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho KTV về khả năng thanh toán thực trạng tài chính, khả năng tạo ra tiền, sự biến động của tài sản thuần của DN, đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo, từ đó đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, dự kiến các rủi ro có thể xảy ra, đưa ra các ước tính của mình. * Về việc xác định mức độ trọng yếu Mức độ trọng yếu phải được kiểm toán viên đánh giá cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Tại AASC, việc xác định mức độ trọng yếu được xác định mức độ trọng yếu được thực hiện dựa trên cơ sở là thu nhập trước thuế và tổng tài sản theo nhận định của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thông qua quá trình tìm hiểu ban đầu hay qua kinh nghiệm của các lần kiểm toán trước. Ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu cho Bảng cân đối kế toán được xác định có thể là 5% hay 3% tổng lợi nhuận trước thuế, hoặc 0.5% đối với tổng tài sản. Còn ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu cho Báo cáo kết quả kinh doanh là 10% mức trên. Ước lượng ban đầu này làm cơ sở để kiểm toán viên xác định các số dư cần phải được quan tâm kiểm tra. Các khoản có số dư nhỏ hơn sẽ được tập trung trong phần các nhóm nghiệp vụ không trọng yếu để kiểm tra riêng. Sau đó, kiểm toán viên tính toán mức độ trọng yếu cho các sai phạm trên các khoản mục của Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là khoảng 70% đến 80% ước lượng ban đầu. Và tùy theo nhận định của kiểm toán viên mà có những điều chỉnh về mức độ trọng yếu này. Mức trọng yếu này là cơ sở để kiểm toán viên xác định các bút toán điều chỉnh cần thiết. Trong khi tiến hành thủ tục phân tích, chỉ có các chênh lệch có giá trị cao hơn mức độ trọng yếu mới phải kiểm tra, nhưng trong nhiều trường hợp, những chênh lệch nhỏ hơn mức độ trọng yếu lại cho thấy khả năng tồn tại các sai phạm mang tính dây chuyền mà tổng ảnh hưởng của nó là trọng yếu. Việc không cân nhắc đến sai phạm nhỏ mà tổng của nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính có thể dẫn đến sai lầm trong kiểm toán. Do vậy, trong khi thực hiện thủ tục phân tích kiểm toán viên cần lập riêng mức độ trọng yếu cho từng chu trình cụ thể dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của mình. * Về phương pháp chọn mẫu Sau khi xác định rằng chênh lệch giữa ước tính của kiểm toán viên và số liệu ghi trên sổ sách của khách hàng là trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết để tìm ra sai phạm có thể có. Trong quá trình thực hiện kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên dựa trên phân mềm chọn mẫu dựa trên Tiêu chuẩn đánh giá kiểm toán MUS để đánh giá mức độ sai phạm trọng yếu cho toàn bộ các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Song nhiều khi tổng thể lại bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ hơn mức độ trọng yếu được đánh giá, khi đó phần mềm chọn mẫu tỏ ra không hiệu quả. Khi đó, thông thường kiểm toán viên sẽ chọn mẫu theo kinh nghiệm, phần lớn trong số này đều là các khoản có giá trị lớn và chiếm một tỷ trọng khoảng 70% trong tổng thể và những khoản khác có giá trị trung bình chiếm phần lớn trong tổng thể lại không được kiểm tra. Như vậy, vấn đề đặt ra là có thể trong số còn lại không được kiểm toán (30%) có tồn tại sai phạm với tổng sai phạm vào mức trọng yếu cần xem xét mà không được kiểm toán viên xem xét. Do vậy, để việc chọn mẫu hiệu quả hơn, kiểm toán viên có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn chọn mẫu hơn chứ không nên chú trọng quá nhiều vào giá trị của các phần tử trong tổng thể. Để đánh giá cỡ mẫu hiệu quả hơn, kiểm toán viên nên xem xét thêm các nhân tố: Tổng sai sót mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận. Tổng mức sai sót mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận càng thấp thì cỡ mẫu càng lớn cần được chọn. Lượng sai sót mà kiểm toán viên chấp nhận tìm thấy trong tổng thể (sai sót mong đợi). Lượng sai sót kiểm toán viên chấp nhận trong tổng thể càng lớn, cỡ mẫu cần đạt được để đưa ra mức đánh giá hợp lý về lượng sai sót thực tế trong tổng thể càng lớn. Các nhân tố có liên quan đến sự đánh giá của kiểm toán viên về lượng sai sót mong đợi bao gồm bản chất của các giá trị được xác định, kết quả của thử nghiệm kiểm soát, kết quả của các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong các niên độ trước và kết quả của các thử nghiệm cơ bản khác. 3.3.3. Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cấp thiết vì lợi ích cuả các nhà đầu tư trong, ngoài nước và vì lợi ích của bản thân các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như nhu cầu thiết yếu của kiểm toán độc lập, từ năm 1991 đến nay các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta. Trong những năm qua hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được những kết quả nhất định nhưng hiện nay vẫn còn bộc lộ một số tồn tại sau: - Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn, trình độ còn bất cập, thậm chí còn chưa đạt yêu cầu so với đòi hỏi của tình hình mới. Hoạt động của các công ty kiểm toán ở Việt Nam nói chung còn mang tính chất kinh nghiệm, chưa có được quy định chung, quy định riêng cho từng lĩnh vực hoạt động. - Sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các công ty kiểm toán còn mang tính lợi ích kinh tế cục bộ. Các công ty chưa thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ chuyên môn kinh nghiệm nghề nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước bị khống chế về chi phí tiền lương, sẽ không thu hút được nhân viên giỏi như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trả lương cao. Tình trạng di chuyển nhân viên giữa các công ty kiểm toán hoặc tách ra thành lập công ty mới có xu hướng tăng lên nhất là sau khi có luật doanh nghiệp. Quá trình hội nhập, mở cửa với những thách thức mới và cơ hội mới sẽ làm môi trường cạnh tranh về các loại hình dịch vụ kiểm toán ngày càng gia tăng. Nếu như các công ty kiểm toán không có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp thì có thể dẫn tới tình trạng mất thị trường khách hàng trong nước đó các loại hình xuất khẩu về dịch vụ kế toán và kiểm toán đã phổ biến ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cần thiết lập quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên sau kiểm toán để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất. Ngoài hai loại hình dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán, các công ty kiểm toán cần chú trọng nâng cao nghiên cứu và phát triển các loại hình dịch vụ khác: dịch vụ tư vấn, thuế, tư vấn quản lý, đào tạo,.... 3.3.4. Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam rất ngại kiểm toán, tâm lý chung của các doanh nghiệp là không muốn công khai về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Điều này làm cho các kiểm toán viên gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán. Vì vậy, khách hàng cần cung cấp cho kiểm toán viên các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, kịp thời và trung thực. Đó là yếu tố hết sức quan trọng để kiểm toán viên có thể thực hiện được cuộc kiểm toán cũng như là thủ tục phân tích có hiệu quả. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, một trong những nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tin cậy vào kết quả của thủ tục phân tích là đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do đó, kiểm toán viên hầu như không thể giảm bớt khối lượng công việc mà còn phải thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng rất cụ thể trước khi tiến hành thủ tục phân tích. Vì vậy, các công ty khách hàng nên thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin cung cấp và giúp cho kết quả phân tích của kiểm toán viên tin cậy hơn. KẾT LUẬN Hiện nay kiểm toán không còn mới mẻ trong các doanh nghiệp. Nó đã trở thành một công cụ không thể thiếu nhằm làm trong sạch hóa, lành mạnh hóa tình hình tài chính, tạo ra sự phát triển thuận lợi cho tất cả các DN. Chính vì vậy các Công ty kiểm toán không ngừng mọc lên và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong môi trường cạnh tranh đó, Công ty AASC luôn nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các KTV, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu cung cấp dịch vụ trong tình hình mới. Điều đó thể hiện rõ trong mỗi cuộc kiểm toán với các phương pháp kiểm toán linh hoạt. Một cuộc kiểm toán thành công hay không là phụ thuộc vào việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Tại AASC, thủ tục phân tích được áp dụng trong mỗi giai đoạn kiểm toán, nó hướng tới những mục tiêu khác nhau, thực hiện các phương pháp khác nhau nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị sử dụng cao, góp phần nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, thủ tục phân tích còn mang lại cho các KTV những hiểu biết tốt hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Điều này không chỉ để giúp cho các KTV trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác mà còn có thể đưa ra những ý kiến tư vấn có giá trị cho KH, giúp nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty kiểm toán trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty AASC và lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện” để nghiên cứu, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu về quy trình thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty. Đồng thời, em đã được tiếp cận và phần nào hiểu được thực tế một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và việc áp dụng thủ tục phân tích trong đó nói riêng. Em cũng đã được trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán tại khách hàng và nhận biết được sự khác biệt giữa lý luận và thực tế kiểm toán. Với những kiến thức đã được các thầy cô truyền đạt tại trường Đại học kinh tế quốc dân, kết hợp với những hiểu biết thực tế của công tác kiểm toán tại Công ty, em đã mạnh dạn nêu lên một số nhận xét, đề xuất nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kiểm toán tại Công ty. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bài viết vẫn không tránh khỏi những sai sót do giới hạn về thời gian cũng như kiến thức thực tế của bản thân. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các anh chị kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán tại Công ty AASC và toàn thể các bạn để em có được những hiểu biết sâu sắc hơn Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trịnh Thu Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2002), Kiểm toán tài chính, NXB Tài chính. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2003), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. Alvin A. Arens-James. Loebbecke (1995), Kiểm toán-Auditing, NXB Thống kê. Bộ Tài chính (2001), Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính. Victor Z. Brink & Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, NXB Tài chính. AASC (2005), Tài liệu nội bộ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29508.doc
Tài liệu liên quan