Báo cáo Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo kinh tế Việt Nam < quản lý>

Lời nói đầu Trong cơ chế thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều có cùng một mục tiêu là làm thế nào để kinh doanh có hiệu qủa, đứng vững trên thị trường đầy khắc nghiệt. Để đạt được mục tiêu này thì một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm hàng đầu đó là bảo toàn và phát triển vốn nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng. Đặc biệt với điều kiện nền kinh tế nước ta khi mà cơ chế quản lý kinh tế cũ vẫn còn có ảnh hưởng nặng nề, mặt khác các văn bản pháp luật còn chưa đầy đủ, hoàn th

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo kinh tế Việt Nam < quản lý>, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện, các quan hệ kinh tế còn chưa phổ biến thì vấn đề này càng trở nên quan trọng ....Vì vậy muốn quản lý vốn lưu động của mình có hiệu quả các doanh nghiệp phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình kinh tế- xã hội luật pháp của đất nước. Thực tế nhiều năm qua cho thấy nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động đã và đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạt nhờ phương pháp quản lý vốn có hiệu quả thì cũng có không ít các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản do chưa có biện pháp quản lý vốn hoặc là có nhưng các biện pháp chưa hợp lý. Nói như vậy không có nghĩa là đây chỉ là một vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà nó đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Dù cho đó là doanh nghiệp kinh doanh hay công ích, doanh nghiệp thương mại hay sản xuất, doanh nghiệp thua lỗ hay đang hưng thịnh muốn tồn tại và phát triển thì không thể không quản lý tốt các nguồn lực của mình mà cụ thể ở đây là vốn lưu động . Đứng trước tình hình này Thời báo kinh tế Việt nam trong thời gian qua đã có những cố gắng trong khai thác và huy động vốn phát triển SXKD và đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được Thời báo vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý vốn đặc biệt là vốn lưu động. Do tầm quan trọng của vấn đề và qua quá trình tìm hiểu tình hình thực tế ở công ty, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong công ty em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn Lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam Nội dung của đề tài được trình bày thành ba chương: Chương một: Khái quát chung về Thời báo Kinh tế Việt Nam. Chương hai: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam Chương ba: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam. Với lượng kiến thức tích luỹ còn hạn chế, thời gian thực tập ít ỏi tại cơ quan nên mặc dù đã rất cố gắng song cuốn chuyên đề Báo cáo quản lý này khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của cô giáo Phương Mai Anh, và các anh, chị trong phòng tài chính kế toán của cơ quan Chương i khái quát chung về Thời báo kinh tế Việt Nam 1.quá trình hình thành và phát triển của Thời báo kinh tế Việt Nam. Thời báo kinh tế Việt Nam ra đời và phát triển cùng với tiến trình đổi mới của đảng và nhà nước Việt nam. Sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, làm cho số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Nhu cầu thông tin kinh tế không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp Việt Nam mà còn trở nên rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh và đầu tư vào Việt Nam. Thời báo kinh tế Việt Nam là cơ quan trung ương của hội kinh tế Việt Nam số báo đầu tiên ra mắt bạn đọc vào tháng 3 năm 1992 dưới dạng báo tháng, phát hành trên cả nước với lượng phát hành là 3000 bản/ 1 kỳ vào đầu tháng 6/ 1993 báo bắt đầu phát hành hàng tuần. Để nâng cao chất lượng cũng như việc mở rộng phạm vi hoạt động của tờ báo, ngày 24/ 9/ 1992 Thời báo kinh tế Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC)với công ty Ringier AG Thụy Sĩ , một công ty truyền thông tin đa quốc gia với hơn 8000 nhân viên khắp toàn cầu, về việc in ấn và phát hành tờ Thời báo kinh tế Việt Nam đây là hợp đồng hợp tác kinh doanh theo giấy phép đầu tư số 470/ GP cấp ngày 26/ 11/ 1992 của uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ) Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh này bên Việt Nam chịu trách nhiệm về công tác biên tập nội dung của tờ báo đồng thời giúp đỡ tổ chức lưu hành tờ báo ở Việt Nam và tổ chức các cơ sở vật chất như trụ sở văn phòng… Phía Thụy Sĩ đã đầu tư trên 100.000 USD và trang trải mọi chi phí cho công việc tiền khả thi của dự án. Từ tháng 06/ 1993 dự án đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với sự hợp tác của công ty Ringier AG tháng 03/ 1994 Thời báo kinh tế Việt Nam xuất bản thêm một ấn phẩm mới đó là tạp chí kinh tế tháng bằng tiếng Anh Viet Nam Economic Times. Từ đó đến nay Thời báo kinh tế Việt Nam đã phát triển không ngừng tháng 6/1997 một ấn phẩm nữa ra đời “Tư vấn tiêu dùng” chuyên san dành cho mọi gia đình phát hành hàng tháng, tờ The guide tách khỏi Viet Nam Economic Times tạo thành một ấn phẩm mới. Tháng 7/1998 tờ báo điện tử VNECONOMY. COM. VN cũng chính thức đi vào hoạt động. Sự phát triển đó càng được khẳng định hơn vào đầu năm 2000, đánh dấu mộc lịch sử đón chào thiên niên kỷ mới, báo Thời báo kinh tế Việt Nam một lần nữa tăng kỳ phát hành lên một tuần 3 số với lượng phát hành và số trang không đổi. Từ một cơ sở vật chất nghèo nàn với số lượng cán bộ ít ỏi trụ sở của cơ quan đặt tại số 8 phố Lý Thường Kiệt – Hà Nội đến nay Thời báo kinh tế Việt Nam đã và đang lớn mạnh về nhiều mặt với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Trụ sở chính của toà soạn hiện nay đặt tại 175 phố Nguyễn Thái Học- Hà Nội, với một diện tích mặt bằng sử dụng rộng lớn, đầy đủ và phù hợp với yêu cầu công tác của một cơ quan báo chí. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Thời báo kinh tế Việt Nam. Tôn chỉ mục đích của tờ báo như tờ trình của Hội kinh tế Việt Nam với Bộ văn hoá thông tin là truyền bá những kiến thức và thành tựu về khoa học kinh tế gắn khoa học kinh tế với đời sống chính sách luật pháp của nhà nước, bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho độc giả quan tâm Với đặc trưng là cơ quan báo chí Thời báo kinh tế Việt Nam được tổ chức theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu là Tổng biên tập. Tổng biên tập là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm về công việc chung trước pháp luật. Giúp việc cho Tổng biên tập là các Phó tổng biên tập và các trưởng bộ phận 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Thời báo kinh tế Việt Nam. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Thời báo kinh tế Việt Nam Ban lãnh đạo Bộ phận biên tập Bộ phận trị sự Bộ phận thương mại Phòng phóng viên Phòng biên tập Phòng sản xuất Phòng quảng cáo Phòng phát hành Phòng tài chính Với 125 người ngoài Ban lãnh đạo còn có các phòng ban chức năng mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ gần gũi với nhau tương tác phối hợp nhịp nhàng để Thời báo kinh tế Việt Nam hoạt động có hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một cơ quan báo chí. Cơ cấu tổ chức của Thời báo kinh tế Việt Nam được chia thành ba bộ phận chính : bộ phận biên tập , bộ phận trị sự ,bộ phận thương mại + Bộ phận trị sự : đứng đầu là giám đốc trị sự phụ trách 12 nhân viên có nhiệm vụ lo toàn bộ cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc cũng như quan tâm đến đời sống tinh thần của toàn bộ nhân viên trong toà soạn. + Bộ phận biên tập : đứng đầu là các Phó tổng biên tập, trong bộ phận biên tập bao gồm phòng phóng viên , phòng sản xuất và phòng biên tập . Trong đó phòng biên tập lại bao gồm ban biên tập tiếng Việt , ban biên tập tiếng Anh , ban biên tập tiếng Trung và ban biên tập báo điện tử . Đây là bộ phận quan trọng nhất góp phần xây dựng các ấn phẩm : những bài viết được thu thập từ phòng phóng viên, cộng tác viên sẽ được đưa về ban biên tập ,ban biên tập chọn duyệt thông tin sắp xếp thành trang rồi chuyển qua phòng sản xuất . Phòng sản xuất sẽ thực hiện khâu đánh máy trình bày in phim và có trách nhiệm in tại công ty in Tiến Bộ, theo dõi bản in cho tới khi sản phẩm cuối cùng hoàn thành đảm bảo về nội dung cũng như chất lượng in ấn, mẫu mã theo đúng bản in đã được duyệt từ toà soạn. + Bộ phận thương mại ; đứng đầu là giám đốc thương mại phụ trách công việc kinh doanh của toà báo . Bộ phận thương mại làm việc trực tiếp với phía đối tác Ringier- AG về nghiệp vụ . Tuy nhiên về mặt pháp lí vẫn thuộc Thời báo kinh tế Việt Nam và vấn đề nhân sự phải được Tổng biên tập quản lý. Phòng quảng cáo Phòng quảng cáo hoạt động dưới sự chỉ đạo và điều hành của trưởng phòng quảng cáo. Trưởng phòng quảng cáo là người trực tiếp tham mưu cho hội đồng biên tập về những mục tiêu nội dung của các bài viết về những sản phẩm của doanh nghiệp được đăng quảng cáo trên các ấn phẩm của Thời báo kinh tế Việt Nam, tâm lý, phản ứng của khách hàng khi đọc những bài viết đó, từ đó hội đồng biên tập sẽ có định hướng cho cách viết sao cho phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng. Hơn nữa, trưởng phòng quảng cáo cũng là người tham mưu cho giám đốc thương mại về những ý kiến của khách hàng về chất lượng phục vụ những hoạt động liên quan đến quảng cáo của họ (khách hàng): Thiết kế, trình bày, dịch vụ làm phim ảnh, sự phục vụ với khách hàng đăng quảng cáo, giá cả…từ đó sẽ có những kế hoạch, những quyết định được đề ra về các chính sách áp dụng cho hoạt động bán quảng cáo, áp dụng linh hoạt chính sách giá, nhằm lôi kéo nhiều khách hàng, tăng doanh thu cho toà báo. Ngoài những công việc trên, trưởng phòng quảng cáo còn phụ trách thêm các vấn đề liên quan đến việc đưa ra những chính sách khuyến mại, thu hút khách hàng, mời chào khách hàng, khuyến khích nhân viên tăng số lượng bán quảng cáo được nhiều hơn, theo dõi công nợ đốc thúc nhân viên thu tiền. Bộ phận quảng cáo gồm 20 nhân viên ở cả 2 miền Nam và Bắc. Họ đã có những đóng góp không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của Thời báo vì tuy là một đơn vị phát hành song thực tế doanh thu quảng cáo lại là bộ phận chính trong tổng doanh thu của Thời báo kinh tế Việt Nam. Phòng phát hành Phòng phát hành dưới sự điều hành của Giám đốc phát hành. Những ấn phẩm sau khi đã được nghiệm thu về chất lượng in ấn, từ nhà in được chuyển giao trực tiếp cho bộ phận phát hành. Bộ phận phát hành tiến hành nhập kho đúng số lượng phát hành, sau đó phát hành kịp thời tới khách hàng đúng thời gian quy định. VD Tờ Thời báo kinh tế Việt Nam phải được bán ở tất cả các sạp báo, hoặc tới taykhách hàng vào các sáng thứ 2, 4, 6 trong tuần. Nhiệm vụ chính bao gồm: Làm việc với nhà in về số lượng in ấn cho từng số báo. Quản lý danh sách, sổ các quầy bán báo, trạm bán tại bưu điện, số lượng độc giảđặt báo qua bưu điện và độc giả đặt báo trực tiếp tại toà soạn. Quản lý, giao báo cho các quầy báo, bưu điện, cá nhân đúng ngày phát hành báo. Theo dõi công nợ của phát hành báo, thu tiền bán báo. Mở rộng, thiết lập các đại lí mới, độc giả mới. Phối hợp cùng phòng quảng cáo mở ra các chiến dịch tiếp thị và khuyến mại ấn phẩm của mình cho bạn đọc. Phòng tài chính Phòng tài chính do một Giám đốc tài chính trực tiếp phụ trách. Đội ngũ cán bộ gồm có một kế toán trưởng, bốn kế toán viên và một thủ quỹ với ba nhiệm vụ chính: Tổ chức công tác hạch toán và kế toán các nghiệp vụ kinh doanh và sản xuất theo pháp lệnh kế toán thống kê. Làm nhiệm vụ thống kê theo yêu cầu quản lý Nhà nước, xây dựng và quản lý các định mức về tiền lương lao động toàn toà soạn, lập ngân sách tài chính. Báo cáo kế toán tổng hợp về doanh thu và lợi nhuận từng tháng, báo cáo tình hình tài chính định kỳ cho công ty Ringier và cho Tổng biên tập. Trợ lý Giám đốc và Ban lãnh đạo trong việc ra các quyết định tài chính đối vơí hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty. Hiện nay Thời báo kinh tế Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập,toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế tóan từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến khâu lập báo cáo tài chính. 4. Đặc điểm sản xuất tại Thời báo kinh tế Việt Nam. Thành phẩm tại Thời báo kinh tế Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2001 bao gồm năm ấn phẩm : tờ Thời báo kinh tế Việt Nam phát hành một tuần ba số , tờ Tư vấn tiêu dùng chuyên san tháng dành cho mọi gia đình , tờ Vietnam Economic Times ,tờ The Guide bằng tiếng Anh, tờ The Guide bằng tiếng Trung (tờ chỉ nam du lịch) ,tờ báo điện tử VNECONOMY, ngoài ra còn có một vài chuyên san khác về kinh tế ... Trong đó tờ Thời báo kinh tế Việt Nam phát hành vào sáng thứ hai , thứ tư , thứ sáu hàng tuần với số lượng phát hành lớn nhất và thường xuyên nhất . Thành phẩm tại Thời báo kinh tế Việt Nam là thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến tại công ty in Tiến Bộ nên giá thành của một tờ báo sẽ là toàn bộ các chi phí thuê ngoài gia công bao gồm chi phí in ấn ,chi phí phân tách màu , chi phí làm phim, và các chi phí khác. Hiện nay ấn phẩm của tờ Thời báo kinh tế Việt Nam được phát hành đi bắt đầu từ hai địa điểm chính là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số ít tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang .Với các tỉnh khác các ấn phẩm của Thời báo kinh tế Việt Nam được phát hành đi thông qua hệ thống bưu đện trong đó hai ấn phẩm tiếng Việt là tờ Thời báo kinh tế Việt Nam và tờ Tư vấn tiêu dùng chiếm 60% lượng phát hành ở miền Bắc . Số lượng phát hành của mỗi số báo có sự thay đổi phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách nhưng sự thay đổi này là không đáng kể. 5. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại Thời báo kinh tế Việt Nam. Thời báo kinh tế Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập , toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán từ khâu tập hợp số liệu , ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo tài chính . Phòng kế toán của Thời báo kinh tế Việt Nam sớm tiếp cận với phương pháp tiên tiến và được trang bị máy móc kĩ thuật khá hiện đại các máy tính trong phòng được nối mạng với nhau và do một máy chủ ‘serve” quản lý. Năm 1994 đơn vị đã triển khai đưa phần mềm kế toán của Mĩ có tên Sunsystem vào hoạt động nên công việc của các nhân viên trong phòng khá thuận lợi Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Thời báo kinh tế Việt Nam Giám đốc tài chính Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiêu thụ tại Hà Nội Kế toán tiêu thụ tại TP HCM Kế toán thanh toán Thủ quỹ Theo biên chế phòng kế toán của Thời báo kinh tế Việt Nam có bảy người đứng đầu là giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính là nguời chịu trách nhiệm cao nhất với Tổng biên tập và Ban lãnh đạo về các báo cáo tài chính , về mọi hoạt động có liên quan đến tài chính trong phạm vi quyền hạn được giao phó và quản lí công việc của các nhân viên trong phòng như sau : + Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ chính sách , hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán trong phòng đồng thời kiêm kế toán Tài sản cố định . + Kế toán tổng hợp thực hiện công tác kế toán tổng hợp (vào sổ Cái ) theo dõi mạng kế toán tài chính đồng thời kiêm kế toán chi phí + Hai kế toán tiêu thụ : một tại Hà Nội , một tại thành phố Hồ Chí Minh. Kế toán tiêu thụ có nhiệm vụ theo dõi các khoản doanh thu ,công nợ của hoạt động phát hành và hoạt động quảng cáo . + Một kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán hoa hồng, trả lương cho cán bộ công nhân viên đồng thời theo dõi tình hình trích lập và sử dụng các quĩ doanh nghiệp , tình hình thu chi và tồn quĩ tiền mặt ... + Thủ quỹ : có nhiệm vụ giữ quĩ tiền mặt ,tình hình thu chi tiền mặt và ghi sổ quĩ . Phòng phát hành và phòng quảng cáo không có kế toán riêng nhưng có nhiệm vụ tập hợp số liệu cho phòng kế toán để có sự đối chiếu quản lí chặt chẽ về số lượng phát hành từng số báo , từng loại ấn phẩm , doanh thu của hai hoạt động phát hành và hoạt động quảng cáo , tiền đã trả (tiền mặt, séc , tiền gửi ngân hàng ), số phải thu ,tên và địa chỉ của khách, chi phí bán hàng phát sinh trong kì ... 2.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng . Kế toán của Thời báo kinh tế Việt Nam sớm tiếp cận với phương pháp tiên tiến và được trang bị máy móc kĩ thuật khá hiện đại, công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính. Các máy tính trong phòng được nối mạng với nhau và do một máy chủ quản lí . Do đặc điểm trên nên hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng vừa phải phù hợp với chương trình kế toán trên máy vừa phải phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh vì vậy đơn vị đã áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chung Chương II Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo kinh tế Việt Nam 1.Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt Nam trong một vài năm gần đây 1.1.Cơ cấu tài sản và nguồn tài trợ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Thời báo trong vài năm qua được thể hiện qua Bảng 1 Bảng 1–Cơ cấu tài sản-nguồn vốn từ 1996-1999 Đơn vị :Triệu đồng (Nguồn-Bảng cân đối tài sản 96-99) 1.1.1.Cơ cấu tài sản-Tài sản lưu động Qua bảng trên ta có nhận xét về cơ cấu tài sản : TSCĐ của thời báo chiếm tỷ lệ khiêm tốn chỉ vào khoảng từ 35%-40%. TSCĐ đạt tỷ trọng lớn nhất vào năm 1997 là 40,2%. Cơ cấu TSCĐ tăng lên trong năm 97 là vì công ty đã khấu hao hết máy móc thiết bị đã dùng trước đây và đang đầu tư vào máy móc, thiết bị mới. Sở dĩ mặc dù thời báo là một doanh nghiệp SXKD song cơ cấu TSCĐ lại không lớn là vì thời báo chỉ đảm nhận các khâu biên tập và chế bản còn việc in ấn do nhà in Tiến bộ thực hiện. Do vậy TSCĐ của thời báo chủ yếu là các máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý... TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên cơ cấu TSLĐ không ổn định qua các năm, cơ cấu này có năm tăng nhưng có năm lại giảm đi. Nhìn chung cơ cấu này thường giao động trong khoảng 60%. Con số này nói lên rằng công ty luôn có nhu cầu lớn về vốn lưu động Có thể thấy tỷ lệ giữa TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản của công ty và biến động của chúng qua các năm thông qua biểu đồ và bảng sau: (Nguồn-Bảng cân đối tài sản 96-99 / Tài sản ) Bảng 2–Biến động tài sản-nguồn vốn giai đoạn 1996-1999 Đơn vị :Triệu đồng (Nguồn-Bảng cân đối tài sản 96-99) Để thấy rõ sự thay đổi về cơ cấu của TSLĐ (sử dụng vốn lưu động) là do những nhân tố nào ta có thể quan sát ở Bảng 3 sau đây Bảng 3–Cơ cấu vốn lưu động từ 1996-1999 Đơn vị :Triệu đồng (Nguồn-Bảng cân đối tài sản 96-99 /A-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn lưu động của thời báo trong những năm gần đây ta nhận thấy tỷ trọng chủ yếu trong vốn lưu động của công ty vẫn là các khoản phải thu(60%-70%). Trong các khoản phải thu thì chủ yếu là phải thu từ khách hàng, nó chiếm khoảng trên 90% tổng số các khoản phải thu.Tỷ trọng của khoản mục này tăng dần cả về tỷ lệ cũng như giá trị tuyệt đối, với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ tăng của tài sản lưu động. Thời điểm đánh dấu tốc độ tăng lên nhanh chóng của các khoản phải thu này là năm 1997. Trong năm 1997 các khoản phải thu tăng lên với tốc độ gần 25% trong khi đó toàn bộ TSLĐ chỉ tăng khoảng 8%. Trong các năm 98, 99 các khoản phải thu cũng vẫn tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của TSLĐ song tốc độ này cũng đã giảm đi rất nhiều so với năm 1997 . Sở dĩ như vậy vì năm 97 là thời điểm mà Thời báo phát hành thêm các ấn phẩm mới –Tờ tư vấn tiêu dùng và tờ “The Guide”–là những tờ báo đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng không chỉ của các độc giả Việt nam mà còn cả với các độc giả là những người nước ngoài. Tuy năm 97 là năm có tốc độ gia tăng khoản phải thu là lớn nhất song năm có tỷ trọng các khoản phải thu lớn nhất chiếm trong tổng vốn lưu động lại là năm 99 (74,2%). Sự gia tăng nhanh chóng của các khoản phải thu này cho thấy vốn lưu động của Thời báo bị chiếm dụng tăng lên đồng thời rủi ro kinh doanh cũng cao. Tuy nhiên điều này cũng không phải là không tốt bởi nó cũng nói lên rằng trong những năm vừa qua doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng gia tăng nhanh chóng. Điều này sẽ được minh chứng rõ hơn khi xem xét kết quả SXKD của công ty trong những năm này. Ngoài ra căn cứ vào Bảng 3 ta còn có nhận xét sau: Nếu năm 96 tỷ trọng vốn bằng tiền chiếm trong tổng vốn lưu động lên tới 33% thì đến năm 97 con số này giảm xuống chỉ còn 18,3% và duy trì ở mức dưới 20% trong những năm tiếp theo. Về mặt con số tuyệt đối ta cũng nhận thấy có một sự giảm sút đáng kể (từ trên 2000 triệu xuống còn trên 1000 triệu). Điều này chứng tỏ công ty đã có những nỗ lực trong việc giảm lượng tiền mặt không cần thiết để đưa vào SXKD song cũng cần phải xem xét và điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp giữa tiền mặt tại quỹ và TGNH bởi điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của công ty mà ta sẽ có dịp đề cập tới ở phần cơ cấu nguồn vốn sau này. Như vậy sự gia tăng của sử dụng vốn lưu động qua các năm là do sự gia tăng của các bộ phận khác nhau. Cụ thể năm 97 vốn lưu động tăng 8,3% chủ yếu là do tăng các khoản phải thu (24,3%) và các TSLĐ khác (130%). Năm 98 và 99 vốn lưu động tăng lên tương ứng 2% và 1% chủ yếu là do tăng các khoản phải thu (4%) và tiền mặt (1%). Vì thế dễ dàng nhận thấy cơ cấu các bộ phận trong vốn lưu động ở các năm cũng không giống nhau. Và như vậy ta cũng có thể ước lượng một cách định tính các yếu tố chủ yếu làm gia tăng vốn lưu động nhờ vào sự thay đổi cơ cấu vốn lưu động qua các năm ở Biểu đồ 2 sau đây. Biểu đồ 2–Sự thay đổi cơ cấu vốn lưu động qua các năm 1.1.2.Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh- Nguồn vốn lưu động Nhìn chung mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của Thời báo vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản nhưng qua 4 năm có thể thấy tỷ lệ này đang giảm dần và nhường chỗ cho nợ phải trả (>50%). Điều này nói lên rằng trong mấy năm trở lại đây để tài trợ cho hoạt động SXKD của mình công ty đã phải tăng cường huy động nguồn lực từ bên ngoài. Một mặt đây là sự năng động của công ty trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu SXKD nhưng đồng thời nó cũng nói lên rằng khả năng tự tài trợ của công ty ngày càng kém. Qua đây ta có nhận xét chung là nguồn vốn kinh doanh của Thời báo hàng năm có sự gia tăng đáng kể. Đó là dấu hiệu tốt về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn ngắn hạn nhìn chung tăng lên qua các năm về mặt số tuyệt đối. Tuy nhiên xét về tỷ trọng thì nguồn vốn ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 50%. Liệu sự gia tăng này có tốt hay không và tỷ lệ này đã hợp lý hay chưa? . Điều này sẽ được trả lời khi xem xét tới cơ cấu nguồn vốn lưu động của công ty. Nguồn vốn dài hạn của công ty cũng gia tăng qua các năm. Nguồn vốn dài hạn của Thời báo chỉ bao gồm vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy vốn tự bổ sung của Thời báo đã được tăng lên, cũng có nghĩa là hoạt động SXKD của công ty đã có hiệu quả đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu lại chậm hơn tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn. Công ty cần xem xét điều này vì nó có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của công ty. Để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động Thời báo phải lựa chọn một trong 3 mô hình tài trợ vốn lưu động đã được đề cập ở phần lý thuyết. Mô hình được các nhà quản trị tài chính của Thời báo lựa chọn là mô hình 3. Theo mô hình này, nguồn vốn dài hạn của công ty sau khi tài trợ cho TSCĐ sẽ được đầu tư vào TSLĐ. Phần còn lại của TSLĐ sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà cụ thể đối với Thời báo là các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn huy động cho vốn lưu động lại bao gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Trong đó nguồn vốn lưu động thường xuyên là phần còn lại của nguồn dài hạn sau khi đầu tư vào TSCĐ và nguồn vốn lưu động tạm thời là nợ ngắn hạn. 2. Quản lý và sử dụng vốn lưu động 2.1.Tình hình thanh toán của Thời báo Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Thời báo Kinh tế Việt nam trong hoạt động SXKD của mình có nhiều mối quan hệ ràng buộc do vậy khó tránh khỏi việc chiếm dụng vốn của lẫn nhau. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình thanh toán của Thời báo ta sử dụng Bảng 4 Bảng 4-Bảng các hệ số thanh toán Đơn vị :Triệu đồng (Nguồn-Bảng cân đối kế toán &Báo cáo kết quả kinh doanh 96-99) Căn cứ vào bảng trên ta có nhận xét chung tuy nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn(>50%) và trong nguồn vốn lưu động (>80%) song các hệ số thanh toán trên (>1) cho thấy công ty có khả năng thanh toán số nợ ngắn hạn này bằng TSLĐ của mình trong một chu kỳ kinh doanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguồn vốn lưu động thường xuyên luôn dương (>0) của công ty. Tuy nhiên các tỷ lệ này không hẳn là cao (>1 và 80%), tổng tài sản(>50%) mà cả về số tuyệt đối. Điều này cho thấy tuy là công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn song khả năng này cũng rất bấp bênh, không chắc chắn. Tuy nhiên, nhìn vào bảng trên ta nhận thấy vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng TSLĐ và ngày càng giảm xuống thay cho sự gia tăng của các khoản phải thu. Tuy không có số liệu về nợ đến hạn nhưng ta có thể ước lượng được khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp do sự giảm sút này của vốn bằng tiền. Vì vậy trong thời gian tới Thời báo cần xem xét lại cơ cấu giữa các khoản phải thu và vốn bằng tiền sao cho hợp lý. Ngoài ra một cách đánh giá khác về khả năng thanh toán của công ty đó là trên giác độ chiếm dụng vốn hay chính là tương quan giưã các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty. Tuy rằng cách nhìn này không thật sự chính xác như đánh giá qua các tỷ lệ thanh toán trên nhưng nó cũng nói lên được phần nào tình hình thanh toán của Thời báo trong vài năm gần đây. Bảng 5- Cơ cấu nợ của Thời báo kinh tế Việt nam Đơn vị :Triệu đồng (Nguồn- Thuyết minh báo cáo Tài chính / Bảng Thanh toán công nợ 96-99) Căn cứ vào bảng trên ta nhận thấy các khoản phải thu luôn nhỏ hơn các khoản phải trả (chiếm từ 70-85%). Điều này cho thấy nếu xét trong tương quan về vốn chiếm dụng Thời báo đã chiếm dụng được nhiều vốn của khách hàng hơn. Tuy nhiên khi xem xét khả năng thanh toán của công ty thì điều này lại có tác động không tốt tới tình hình tài chính của công ty. Như vậy công ty luôn phải cân nhắc lựa chọn giữa các khoản phải thu, phải trả, sao cho đạt được một tỷ lệ hợp lý để một mặt vừa đảm bảo vốn của mình không bị chiếm dụng quá nhiều, làm ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển của vốn lưu động mặt khác đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. 3.Phân tích một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Thời báo kinh tế Việt nam Nếu ở phần 1 cho chúng ta thấy tình hình tài chính nói chung của Thời báo thì ở phần 2 đã cụ thể hoá hơn tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty thông qua việc đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả tình hình tài chính hay tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động thì có lẽ không phải ý định của tác giả hay bất cứ ai muốn tìm hiểu, đánh giá tình hình tài chính của công ty. Vấn đề đặt ra đối với đề tài này đó là để đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả mà điều quan trọng hơn là cần phải sử dụng các chỉ tiêu này để phân tích nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phải chăng đó mới chính là mục đích cuối cùng của luận văn này. Như phần lý thuyết đã trình bày ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động có rất nhiều yếu tố ( khách quan, chủ quan). Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này em chỉ xin phân tích các nhân tố có ảnh hưởng trự tiếp tới 2 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động đó là hệ số luân chuyển của vốn lưu động và hệ số sinh lời của vốn lưu động. Mặc dù với 2 chỉ tiêu này chưa thể phản ánh toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động song đây là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh năng lực hoạt động và khả năng sinh lời của vốn lưu động. Ngoài ra việc phân tích 2 chỉ tiêu trên còn cho ta một phương pháp chung khi đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng cũng như hiệu quả sử dụng của các tài sản khác. Để phân tích được các nhân tố ảnh hưởng ta sử dụng số liệu của 3 năm gần đây nhất là năm 97, 98 và 99 3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số luân chuyển vốn lưu động Hệ số luân chuyển (L) vốn lưu động = Doanh thu thuần ( D) Vốn lưu động bq ( V ) Ta nhận thấy hệ số luân chuyển vốn lưu động năm 99 tăng 0,12 vòng so với năm 98 và hệ số này giảm 0,08 vòng năm 98 so với năm 97. Sự thay đổi này là do 2 nhân tố sau: Do vốn lưu động bình quân thay đổi ảnh hưởng tới vòng quay vốn lưu động như sau DL = D0*( 1 – 1 ) V1 V0 Vậy sự thay đổi vòng quay vốn lưu động năm 99 so với năm 98 và năm 98 so với năm 97 do thay đổi của nhân tố vốn lưu động bình quân lần lượt là: DLv98 = 19.967,22*(1/6.848 –1/6.492,9) DLv98 = -0,16 DLv99 = 20.497,69*(1/6.989,8 –1/6.848) DLv 99= -0,06 Do doanh thu thuần thay đổi ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động như sau: DL = (D1–D0)* 1 V1 DLD98 =(20.497,69– 19.967,22)*1/6.848 DLD98 = +0,08 DLD99 = (21.726,63–20.497,69)*1/6.989,8 DLD99 = +0,18 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ta có Năm 98 vòng quay của vốn lưu động giảm đi là -0,16 +0,08 = -0,08 (vòng) Năm 99 vòng quay của vốn lưu động tăng lên là -0,06 +0,18 = +0,12 (vòng) Kết luận: Năm 98 : Do vốn lưu động bình quân tăng lên (355,1) làm cho vòng quay của vốn lưu động giảm đi 0,16 vòng tuy nhiên do doanh thu thuần tăng lên làm cho tốc độ quay của vốn lưu động tăng lên 0,08 vòng. Sự tăng lên này không đủ bù đắp cho sự giảm sút do ảnh hưởng của yếu tố vốn lưu động. Vì vậy đã làm cho tốc độ quay của vốn lưu động năm 98 nhìn chung là giảm đi so với năm 97. Như vậy qua số liệu trên có thể thấy năm 98 vòng quay vốn lưu động của Thời báo chịu ảnh hưởng lớn bởi sự gia tăng của vốn lưu động. Điều này thể hiện ở chỗ ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân năm 98 tới hệ số luân chuyển vốn lưu động lớn hơn rất nhiều (2lần) so với ảnh hưởng của yếu tố doanh thu tới hệ số này. Điều này cũng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 98 thấp hơn năm 97 mà chủ yếu là do sự gia tăng quá nhiều của vốn lưu động so với sự gia tăng chậm chạp của doanh thu. Số lượng vốn lưu động gia tăng này là do năm 98 Thời báo kinh tế Việt nam mở rộng quy mô kinh doanh cả về số lượng và mặt hàng tuy nhiên sự gia tăng này không được bù đắp bằng sự gia tăng tương ứng của doanh thu do khách hàng vẫn còn chưa biết tới hoặc là chưa gắn bó với các sản phẩm mới của Thời báo . Vì vậy công ty cần xem xét lại kế hoạch đầu tư vốn của mình để điều chỉnh lượng vốn cho phù hợp, đảm bảo vốn không bị thất thoát hay sử dụng lãng phí đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng thông tin trong các ấn phẩm của mình để thu hút người đọc. Điều này không chỉ giúp công ty gia tăng nhanh chóng doanh thu phát hành mà quan trọng hơn là gia tăng doanh thu về quảng cáo-Một nguồn thu không phải từ hoạt động kinh doanh chính của công ty (phát hành và bán báo) song lại có ý nghĩa quan trọng đối với ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29675.doc
Tài liệu liên quan