Tài liệu Báo cáo Thực tập về "Tình hình hoạt động marketing tại Công ty TNHH T&T": LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây khi mở cửa và việc Việt Nam gia nhập WTO đã và đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội thị trường mới. Cùng với đó là những thách thức không nhỏ từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó có thể kể đến lĩnh vực kinh doanh và sản xuất xe máy, là lĩnh vực đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ, với sự góp mặt của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha, Vespa, Piazo.
Để đứng vững và cạnh tranh được đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa ch... Ebook Báo cáo Thực tập về "Tình hình hoạt động marketing tại Công ty TNHH T&T"
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 10374 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập về "Tình hình hoạt động marketing tại Công ty TNHH T&T", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực trình độ của mình. Và T&T là một trong những doanh nghiệp điển hình đó. Công ty đã tạo dựng cho mình một được hình ảnh và một chổ đứng vững chắc trong đoạt thị trường khách hàng mục tiêu của mình trước các đối thủ cạnh tranh mạnh.
Đựoc sự đồng ý và tạo điều kiện của khoa marketing trường ĐHKTQD Hà Nội, cho phép sinh viên chúng em có được đợt thực tập này, để thấy rõ mục tiêu tu dưỡng trở thành nhà quản trị có đủ phẩm chất năng lực trong cơ chế quản lý mới, đồng thời xuất phát từ việc quán triệt nguyên lý gắn lý luận với thực tế. Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH T&T đã giúp em nhận thức sâu sắc về những điều đã học. Và em xin được trình bày những báo cáo của mình về những điều đã thu thập được tại công ty TNHH T&T
Báo cáo gồm các phần sau :
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH T&T
Phần 2: Tình hình hoạt động marketing tại công ty TNHH T&T
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH T &T
I. Thông tin chung về công ty TNHH T&T
Công ty TNHH T&T được thành lập năm 1993
1. Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Công ty TNHH T&T
Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): T&T Company Limited
Tên viết tắt: T&T Co., Ltd
2. Trụ sở chính: 18 hàng chuối - Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
3. Điện thoại (84) 971776 / 9721777 / 9721778 / 9721779
Fax: (84.4) 9721775
Email: ttcoltd@hn.vnn.vn
Website: www.ttgroup.com.vn
4. Giấy phép thành lập: số 0044/Gp - UB do ủy ban nhân dân TP.Hà Nội ký ngày 11/02/1993
Giấy phép kinh doanh số: 040904 do trọng tài kinh tế cấp ngày 14/04/1993.
5. Số lượng cán bộ công nhân viên: hiện nay công ty đang thu hút gần 2000 lao động trong đó với 1500 cán bộ văn phòng với trên 80% đạt trình độ Đại học và trên Đại học.Lực lượng sản xuất trực tiếp gần 100 kỹ sư và các chuyên gia nước ngoài đang là những thành phần chủ chốt nắm bắt các quy trình công nghệ. Đội ngũ công nhân viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài và các kỹ sư . Hàng năm công ty tỏ chức các chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho các cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cán bộ, công nhân viên tiếp thu những công nghệ mới.
6. Vốn đăng ký là 100.000.000.000 đồng (100 tỷ đồng)
Vốn đầu tư hiện nay 600.000.000.000 đồng (600 tỷ đồng)
7. Ngành kinh doanh: chuyên sản xuất kinh doanh xe máy và linh kiện máy.
Do một số lý do khách quan nên trong giai đoạn thực tập này em chỉ có điều kiện tiếp xúc và làm việc tại các phòng ban chuyên về sản phẩm xe máy. Nên em xin mạn phép được giới hạn phần báo cáo của mình trong lĩnh vực sản xuất xe máy.
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty TNHH T&T được thành lập năm 1993 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Ngay từ đầu khi mới thành lập công ty đã thiết lập mạng lưới bán buôn bán lẻ rộng khắp trên các tỉnh, thành phố của Việt Nam.
- Sau 15 năm hoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng lao động đa dạng ngành nghề kinh doanh.
- Năm 1999 công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy, có diện tích 70.000 m2 có quy mô và dây chuyền thiết bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư trên 21,5 triệu đôla, tại thị trấn Bần - Yên Nhân - Hưng Yên., thu hút 1930 lao động thường xuyên, 450 lượt lao động thời vụ.
- Năm 2000 công ty tăng vốn đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, đặc biệt là công nghệ đúc, bao gồm đúc ép và đúc rót ( chuyên đúc các chi tiết khó và chất lượng cao )
- Từ năm 2001, sau khi ổn định sản xuất công ty là một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cải thiện và nâng cao ngành công nghiệp sản xuất động cơ nguyên chiếc và xe 2 bánh gắn máy các loại. Mục tiêu thời kỳ này của công ty là xây dựng hệ thống đại lý phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nâng cao chất lượng xe máy trong nước, giảm giá thành. Đồng thời giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 70,5% / năm.
- Năm 2002 công ty đã xuất khẩu xe máy sang nước cộng hoà Dominica.
- Năm 2004 xuất khẩu sang Anggola .Trong thời gian tới đây công ty không ngừng cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài .
- Trong thời gian qua công ty đã đạt được nhiều thành tích như: công ty đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000. Hay "chất lượng vàng" và "Hàng Việt Nam chất lượng cao" cho sản phẩm xe máy động cơ nguyên chiếc, thương hiệu Mịjesty tại hội chợ xuất nhập khẩu và tiêu dùng.
Ximpro Việt Nam 2002. Giải vàng Sao Việt tại triễn lãm ôtô xe máy Việt lần I - 2003. Bằng khen thành phố Hà Nội cho công ty đạt nhiều thành tich sản xuất năm 2003.
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH T&T .
Sau 15 hoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh về quy mô cũng như chất lượng. Số lượng cán bộ công nhân viên cũng như phòng ban không ngừng tăng lên và được mở rộng.
Được đánh dấu bằng việc phát triên rộng với nhiều thành viên và đơn vị trực thuộc như bảng sơ đò dưới đây :
Chủ tịch công ty
kiêm tổng giám đốc
Ban giám đốc
Các phòng nghiệp vụ
Phòng kế toán
Phòng nhân sự
Phòng kinh doanh
Đơn vị thực hiện
Đơn vị thành viên
C.ty TNHH T&T Hưng Yên
C.ty TNHH T&T TP.HCM
C.ty TNHH T&T Đà Nẵng
Xí nghiệp
Vĩnh Tuy
CH 40, Hai Bà Trưng
Trung tâm bảo hành
Phòng thương hiệu
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế hoạch và sản xuất
Phòng đăng kiểm
2.1 Chức năng nhiệm vụ của các vị trí:
- Chủ tịch công ty - kiêm tổng giám đốc là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật, trước toàn thể người lao động trong công ty về hết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Phó tổng giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất giám sát kỹ thuật.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt tổng giám đốc trong việc thương lượng các hoạt động mua bán hàng hoá vật tư, lên kế hoạch, triển khai tiêu thụ sản phẩm.
- Giám đốc các đơn vị thành viên: chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các hoạt động của đơn vị mình, thực thi các chiến lược kinh doanh mà công ty đề ra .Chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, có nhiệm vụ báo cáo theo định kỳ tình hình hoạt động kinh doanh và phản hội thị trường cho tổng giám đốc.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban.
- Phòng kế toán: Có chức năng thu thập, xữ lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tá quản lý, đồng thời kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch sử dụng nguồn lực như: lao động, vốn, vật tư, tài sản cố định, từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty chỉ đạo các phòng ban chức năng một cách sát xao và có hiệu quả hơn.
- Phòng nhân lực: có chức năng quản lý và đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên, cũng như việc tuyển dụng, xa thải của các phòng ban.
- Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm mở rộng mạng lưới tiêu thụ phân phối sản phạm cuả công ty một cách hiệu quả thuận lợi nhất đến tay khách, đồng thời phải đảm bảo tốt nhất các hoạt động sau bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Phòng thương hiệu: có nhiệm vụlên kế hoạch các chương trình xây dựng phát triển hình ảnh công ty. thực hiện các chương trình PR và quảng cáo, tham gia hoạt động các chương trình và hoạt động xã hội.
- Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài, và các nguyên vật liệu nhập khẩu.
- Phòng kế hoach sản xuất: có chức năng chính là lên kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đảm chính xác về số lượng, chất lương, chủng loại qua căn cứ vào tình hình biến động của thị trường và tình hình tiêu thụ thực tế của công ty.
- Phòng đăng kiểm: nhiệm vụ của phòng này là kiểm tra, kiểm nhiệm đo lường các tiểu chuẩn kỹ thuật của tất cảc các linh kiện trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
3. Một vài đặc điểm của công ty.
3.1. Đặc điểm kỹ thuật:
- Công ty đầu tư 21,5 triệu đô la mỹ vào các dây truyền sản xuất, lắp rắp xe 2 bánh gắn máy, gồm:
+ Dây truyền đúc áp lực tự động, sử dụng áp lực để đúc các sản phẩm nhóm theo yêu cầu.
+ Dây chuyền gia công cơ khí: bao gồm máy CNC tự động, gia công các loại linh kiện ( khoan, phay, mài, nguội....)
- Dây chuyền gia công cơ khí:
+ Dây chuyền sơn, sấy, sơn sấy hoàn chỉnh cac sản phẩm kim loại và nhựa.
+Dây chuyền sản xuất là ráp động cơ nguyên chiếc đạt năng suất 1200 động cơ/ngày.
+ Dây chuyền sản xuất nhựa" sản xuất bộ chựa cho các sản phẩm xe máy 100c, 119cc, 125cc, 150cc.
+ Dây chuyền lắp ráp động xe máy.
+ Dây chuyền sản xuất và kiểm tra khung xe: sản xuất khung cho các loại xe 100cc, 110cc, 125cc,150cc.
+ Dây chuyền đúc ep : sử dụng công nghệ clõi khuôn cắt hát tiên tiến chuyên đúc các chi tiết khó của động cơ (đầu bò)
- Sản xuất khung xe
- Dây chuyền lắp ráp xe máy thành phẩm/
- Dây chuyền kiểm tra xe thành phẩm tự động
- Tất cả các phòng ban đơn vị đều có hệ thống máy chủ và các mạng máy tính kết nối internet, ứng dụng 100% tin học quản lý như:phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, ứng dụng 85% tin học trong sản xuất, phần mềm đánh số khung, số máy kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng.
- Công ty đầu tư thệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khói bụi, mùi trong các xưởng sản xuất gia công.
- Hệ thống điện nước, ánh sáng nhiệt độ ổn quạt thông gió đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn sức khoẻ cán bộ công nhân viên công ty và góp phần bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.
3.2 Đặc điểm con người
Công ty có gần 2000 cán bộ công nhân viên trong đó.
- Cán bộ quản lý 100% có trình độ đại học và trên đại học.
- Cán bộ kỹ thuật 80% đại học và 20% cao đẳng.
- Công nhân kỹ thuật 40% cao đẳng, 30% trung cấp, 10% kỹ thuật viên nước ngoài, 20% lao động do công ty tự tạo.
- Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động hiện hành và nội quy quy chế của công ty, cụ thể 100% cán bộ công nhân viên trong công ty được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ lương, phụ cấp BHXH, BHYT.
Đời sống của cán bộ công nhân viên được bảo đảm và không ngừng cải thiện.
III. Kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần đây.
Bảng báo kết quả 3 năm kinh doanh gần đây:
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
( 6 tháng )
Số tuyệt đối
Tăng so với 2004 (%)
Số tuyệt đối
Tăng so với 2005 (%)
Vốn đầu tư
(Triệu VNĐ)
450.100
11%
589.000
14%
280.000
Tổng doanh thu (Triệu VNĐ)
572.296
63%
942.080
43,91 %
556.020
Lợi nhuận trước thuế
8.486
7.091
Sau
8.437
6.981
Nộp ngân sách (Triệu VNĐ)
61.724
60.476
31.100
Số lao động của công ty
1780
3%
1.850
4%
1.930
Thu nhập bình quân của LĐ
(Tháng/VNĐ)
1,8tr/tháng
20%
2tr/tháng
25%
2,5tr/tháng
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH T&T
I. MÔI TRƯỜNG MARKETING
* Môi trường vĩ mô
1. Môi trường văn hóa-xã hội.
Lực lượng đầu tiển của môi trường vĩ mô cần quan tâm đó là sự phát triển của dân số VN , chính con người tạo nên môi trường cho T&T. Với hơn 83 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, trong đó 25% sinh sống tại thành thị và 75% sinh sống ở nông thôn; tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,18%. Các thành phố đông dân nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh (5 triệu dân), thủ đô Hà Nội (3,5 triệu dân). Hầu hết các thành phố trên cả nước đang trong xu hướng đô thị hóa cao, do đó, dân số tại khu vực này sẽ ngày một tăng nhanh do người dân tại thành phố phát sinh và cả từ các tỉnh khác gia nhập làm tăng lượng cầu trên thị trường .
Hiện nay, việc giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng mở rộng nên sự tư duy của người Việt Nam dần trở nên thoáng hơn nhiều so với những năm trước của thập kỉ 80, 90. Nó ngày càng phong phú, mang tính hòa nhập và thời trang hơn, nhất là trong trong giới trẻ ở thành phố.
Việt Nam đề ra chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Đó là sự bình đẳng về mọi mặt trong việc thực hiện quyền phát triển của mỗi dân tộc như xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Việc phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng tại vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bổi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tương quan chung thống nhất.
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói nghèo, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, tăng cường sự giúp đỡ của trung ương và các địa phương khác trong cả nước.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ 0,583, xếp thứ 120/174 nước năm 1994, lên xếp thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 71 tuổi hiện nay, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005.
2. Môi trường luật pháp
Nước ta có những thuận lợi rất cơ bản đó là môi trường chính trị, an ninh tiếp tục giữ được ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, từng bước tăng cường tiềm lực của đất nước, các nước lớn và khu vực đều coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với ta. Trên thế giới, hòa bình và hợp tác để phát triển vẫn là xu thế lớn. Ðối với khu vực, các nước ASEAN tăng cường củng cố đoàn kết và đẩy mạnh hợp tác, hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN mạnh, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các cơ chế hợp tác trong khu vực.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo cụ thể cho sự khuyến khích kinh doanh của Nhà nước giúp các doanh nghiệp thêm hiểu rõ môi trường kinh doanh Việt Nam và thu hút các nhà kinh doanh Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết.
Đồng thời, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thuế rõ ràng hơn, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng ra thị trường quốc tế như việc
Chính trong những điều kiện đã tạo được sự ổn định nền kinh tế , tạo chắc chắn cho sự đầu tư của các nhà kinh doanh càng tạo lập mở rộng thêm nền kinh tế thu hút được các nhà đầu từ với những cơ hội thú vị.
3. Môi trường kinh tế
Trong 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã phục hồi, hàng năm đều tăng ở mức năm sau cao hơn năm trước (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7%, năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,7%, năm 2005 tăng 8,4%. Việt Nam đã dần thay thế được cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, bằng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng năng động, đạt tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao từ 7% đến 8%/năm, tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa, mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tăng nhanh giá trị ngoại thương, nhất là xuất khẩu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và các khoản thu ngoại tệ khác. Việt Nam sẽ tiếp tục tốc độ tăng trưởng nhanh với tỉ lệ tăng trưởng GDP đạt 8,3% trong năm 2007 và 8,5% trong năm 2008, khi Việt Nam tiếp tục thúc đẩy những cải cách trong kinh tế và hệ thống hành chính công.
Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với EU (năm 1992), tham gia tổ chức ASEAN (1996) và khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN (2001), tham gia APEC (1998), ký hiệp định thương mại song phương Việt–Mỹ (2001), và từ tháng 10/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Dự kiến trong năm 2008, VN đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5-9%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20-22%, chỉ số CPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% GDP. Năm 2008 cơ bản thực hiện xong các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, đến năm 2009 sẽ hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu này, trước một năm so với kế hoạch. Theo đó, đến năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của VN sẽ đạt 960 USD, và lên mức 1.100 USD vào năm 2009, thay vì vào 2010 như kế hoạch. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2008 sẽ là 14,5-15 tỷ USD. Điều này càng tạo dựng nên cơ hội giúp T&T tiếp cận với những đối tác mới cũng như thách thức khi phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh từ môi trường quốc tế.
4. Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ kí thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sang tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Kỹ thuật công nghệ mới bắt nguồn từ thành quả của công cuộc nghiên cứu khoa học, đem lại những phát minh và sáng tạo làm thay đổi bộ mặt thế giới và là một nhân tố quan trọng nhất đầy kịch tính, quyết định vận mệnh của nhân loại. Cuộc cạnh tranh về kĩ thuật công nghệ mới làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh, bởi vì chúng tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất và năng suất lao động, ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp cụ thể của marketing.
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với trên 1 triệu 300 nghìn người lao động có trình độ đại học và trên đại học, trong đó gần 14.000 tiến sĩ, gần 3 triệu công nhân kĩ thuật và trung cấp kĩ thuật Đội ngũ này đang hăng say lao động sáng tạo trên khắp mọi miền của đất nước và đã có nhiều đóng góp rất đáng khích lệ vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tốc độ, phát triển của công nghệ diễn ra rất nhanh chóng liên tục từng ngày từng giờ. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh. Sự lan nhanh phát triển đến chóng mặt của công nghệ đã làm tăng sự cần thiết. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ 2004 – 2008, mức chi tiêu cho CNTT của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước tăng trưởng hàng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%.
Tuy nhiên hoạt động khoa học- công nghệ của chúng ta còn có những yếu kém, bất cấp : Khoa học- công nghệ chưa thực sự gắn kết hữu cơ với kinh tế- xã hội; Trình độ công nghệ còn thấp; Thị trường công nghệ chưa phát triển còn ở giai đoạn sơ khai.
* Môi trường vi mô
5. Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam hienẹ nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, liên doanh nhập khẩu và kinh doanh xe máy. Tuy nhiên cũng có thể thấy mức độ cạnh tranh được phân cấp rõ nét theo mức giá, như những sản phẩm có giá trị cao là sự cạnh tranh trực tiếp của các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha, Vespa... Còn đối với sản phẩm có giá trị thấp là sự cạnh tranh trực tiếp của các công ty liên doanh và nhập khẩu từ Trung Quốc như Lifan, Sunfat và T&T. Chính sự phân cấp theo giá này đã làm cho các doanh nghiệp áp dụng mức giá cao và các doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp ít có sự xâm lấn thị trường của nhau. Vì vậy mà T&T đã xác định đối thủ trực tiếp của mình là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại như Lifan.
6. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Chính vì vậy việc xác định được đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu của mình là việc cực kỳ quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của khách hàng và năng lực của mình, T&T đã xác định được cho mình đối tượng khách hàng phù hợp, đó là những người có thu nhập trung bình, thấp. Và tập trung nỗ lực marketing vào thị trường mục tiêu này.
7. Các yếu tố và lực lượng bên trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ cơ bản hệ thống marketing là sáng tạo ra các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để cung cấp cho thị trường mục tiêu. Tuy nhiên công việc đó là thành công hay không lại chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố và lực lượng. Như bộ phận marketing phải làm việc đồng bộ, chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong công ty. Mỗi bộ phận lại có những mục tiêu hoạt động cụ thể, nếu mục tiêu của bộ phận marketing không sự đồng tình của các bộ phận khác thì nó không thể thành công. Đồng thời các quyết định marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo công ty vạch ra.
II. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU MARKETING CỦA T&T
Có thể nói hoạt động nhiên cứu thị trường là một khâu marketing rất quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng như đối với T&T. Việc đánh giá thị trường của T&T được diễn ra liên tục để giúp T&T có được những thông tin chính xác và đưa ra được sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu của T&T chưa được diễn ra như là một cuộc nghiên cứu hoàn chỉnh mà mới chỉ diễn ra ở mức thấp do chưa được chú trọng và sự đồng bộ trong cơ cấu tổ chức marketing của công ty. Do đó thông tin về khách hàng của T&T chủ yếu được dựa vào từ các nguồn như là: Các nhà phân phối sản phẩm, các phản hồi từ khách hàng qua nhân viên bán hàng kinh doanh.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY MARKETING T&T
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế hoạch sản xuất
Phòng Thương hiệu
Sản phẩm
Xúc tiến hỗn hợp
Giá, phân phối
Nhìn vào cơ cấu tổ chức, có thể thấy:
- Phòng kinh doanh phụ trách việc phân phối sản phẩm và quyết định giá sản phẩm.
- Phòng thương hiệu chịu trách nhiệm xúc tiến các hoạt động PR, quảng cáo.
- Phòng kế hoạch sản xuất: Quyết định mẫu mã kiểu dáng, chất lượng xe và chủng loại.
Nhưng quyết định của 3 phòng này được thống nhất trực tiếp với ban giám đốc mà không cần thông qua các phòng ban khác.
IV. MARKETING - MIX
1. Chính sách sản phẩm
Hiện nay sản phẩm của công ty đang được tiến hành đa dạng hoá tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, cụ thể Công ty cũng đã mở rộng sang lĩnh vực xe tay ga.
Bên cạnh việc đa dạng hoá sản phẩm công ty còn chú trọng tới chất lượng sản phẩm, bởi bên cạnh giá cả thì đây là cơ sở để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Vì thế Công ty không ngần ngại trong việc trang bị các thiết bị dây chuyền hiện đại như đã nói trên.
Công tác sản phẩm luôn được công ty nhất là Ban lãnh đạo rất quan tâm, công ty luôn tìm tòi để ra các sản phẩm có kiểu dáng mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Các quyết định về chính sách sản phẩm được Công ty đem ra bàn luận một cách nghiêm chỉnh, chứ không phải là những quyết định hời hợt, bột phá. Quá trình ra quyết định về sản phẩm của Công ty được tiến hành theo sơ đồ sau:
Nghiên cứu thị trường
Thiết kế sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Sản phẩm thử
Kiểu dáng mẫu mã
Sản xuất
Trình duyệt
Điều chỉnh cho phù hợp
Đánh giá
Điều tra
Quy trình ra quyết định sản phẩm
Ở khâu thiết kế sản phẩm, nhất là khâu thiết kế chất lượng sản phẩm được công ty đặc biệt quan tâm vì suy nghĩ thật thấu đáo, kỹ càng, trong đó có các chuyên gia nước ngoài đánh giá thẩm định.
2. Chính sách giá
Cùng với chính sách sản phẩm, chính sách giá là một yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing và là một công cụ quyết định giúp công ty thành công trong việc định vị sản phẩm, cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Trước đây cũng như hiện nay, so với các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường, giá cả của các xe của công ty được đán giá thấp hơn. Tuy nhiên không vì thế mà sản phẩm của công ty không tiêu thụ được mà ngược lại công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Để đạt được mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh công ty xây dựng chiến lược giá thấp:
Cơ sở để định giá thấp đối với xe máy của T&T là: xét vì mặt chất lượng hàng sản xuất trong nước sau một thời gian thử nghiệm tung ra thị trường chỉ được người tiêu dùng đánh giá ở mức độ trung bình. Vậy nên không thể định giá cao cho sản phẩm có chất lượng trung bình được. Ở đây công ty đã biết kết hợp giữa chính sách sản phẩm mà cụ thể là chất lượng sản phẩm với chính sách giá một cách hài hoà.
Tuy nhiên, để định giá sản phẩm thì yếu tố chi phí vẫn rất quan trọng, do đã có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh cùng với một nguồn lực vững mạnh nên công ty có được nguồn nhân lực tốt cùng các trang thiết bị sản xuất hiện đại là cơ sở cho nên việc sản xuất đại trà giảm giá thành sản xuất.
Để giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận công ty đã và đang áp dụng rất nhiều phương thức:
- Sắp xếp lại bộ máy hành chính để giảm chi phí gián tiếp cấu thành sản phẩm.
- Từng bước hiện đại hoá dây chuyền công nghệ thiết bị góp phần nâng cao chất lượng tăng năng suất lao động.
- Thực hiện khoán công việc, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất, tăng tính chủ động, tránh lãng phí.
- Định giá bán sản phẩm căn cứ vào điều kiện sản xuất, những yếu tố khách quan trên thị trường. Căn cứ theo đơn đặt hàng để lựa chọn mức giá cao cho công ty có thể thu lợi nhuận mong muốn và khách hàng chấp nhận. Cách định giá này giúp công ty phản ứng linh hoạt khi cung cầu trên thị trường thay đổi.
- Nghiên cứu thị trường, đánh giá và ước lượng chính xác nhu cầu thị trường để sử dụng máy móc thiết bị hợp lý có công suất phù hợp, không để xảy ra tình trạng lãng phí nhân lực và máy móc.
- Giảm thiểu những chi phí cố định không cần thiết.
3. Chính sách phân phối
Bất cứ sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu, giá có vẻ thế nào cũng không thể tiêu thụ tốt nếu không có phương pháp tổ chức đưa hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Hiểu được tầm quan trọng của kênh phân phối nên ngay khi được thành lập công ty đã chú trọng xây dựng và đến nay đã tạo lập được hệ thống kênh phân phối rộng khắp.
Kênh phân phối của Công ty TNHH T&T được mô tả sơ đồ sau:
Công ty
Nhà phân phối
Đại lý
Người tiêu dùng
Đại lý
Người tiêu dùng
Nhìn vào sơ đồ, ta thấy công ty đã áp dụng phương pháp tổ chức và phân phối hàng hoá tiên tiến nhất khi sử dụng hệ thống Marketing đa kênh. Với hình thức này, công ty đạt được ba lợi ích quan trọng tăng phạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí của kênh và tăng việc tiêu thụ theo ý khách hàng. Tuy nhiên việc sử dụng các kênh nhiều cấp của công ty lại làm cho vấn đề thu thập thông tin vì những người sử dụng cuối cùng và thực hiện việc kiểm soát khó khăn hơn. Điều này làm cho các quyết định của ban lãnh đạo công ty không kịp thời với những biến động của thị trường dẫn tới các quyết định để trở nên kém linh hoạt hơn. Nhiều khi việc kiểm soát không được chặt chẽ dẫn tới những tiêu cực gây hậu quả không lường, thậm chí là giảm uy tín của công ty.
Mâu thuẫn xuất hiện khi hay hay nhiều kênh của công ty tranh giành nhau cùng một số khách hàng. Vấn đề kiểm soát nảy sinh khi những kênh mới mang tính độc lập hơn và việc hợp tác khó khăn hơn... Hiện nay công ty đang cố gắng hết sức để đảm bảo sự hài hoà cho các kênh với hy vọng là họ sẽ cộng tác với nhau để bán hàng cho khách chứ không phải cạnh tranh với nhau. Một trong những biện pháp mà công ty đang sử dụng là xác định rõ ranh giới của kênh theo nguyên tắc địa lý. Ranh giới kênh rõ ràng sẽ làm giảm bớt được một số mâu thuẫn, nhưng vẫn còn có sự tranh cãi về vấn đề ai là người sẽ phụ trách những loại khách hàng chia được phân định rõ ràng, như những khách hàng nhỏ, nhưng đang phát triển nhanh và những khách hàng lớn nhưng có đơn vị mua hàng phân tán. Rõ ràng là công ty cần suy tính kỹ càng về cấu trúc kênh của mình vì sau này khi vi mô càng mở rộng chắc chắn công ty còn có thể sử dụng thêm nhiều kênh mới vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao, chẳng hạn như bán hàng qua mạng... và cũng cần phải có thêm nhiều biện pháp khả thi hơn để giải quyết làm giảm thiểu những xung đột.
4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Marketing hiện đại đòi hỏi nhiều thứ hơn chứ không chỉ có sự phát triển sản phẩm, định giá sao cho có sức hấp dẫn và tạo điều kiện cho khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được nó. Các công ty cũng cần phải thông tin cho khách hàng hiện có và tiềm ẩn. Mỗi công ty nhất là công ty kinh doanh phải coi truyền thông là quan trọng. Hệ thống truyền thông marketing gồm 5 công cụ chủ yếu là: Quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ công chúng và tuyên truyền bán hàng trực tiếp. Tuỳ theo điều kiện vốn, nhân lực và môi trường hoạt động marketing của mỗi công ty có thể lựa chọn một hoặc nhiều công cụ truyền thông đó.
Chúng ta sẽ điểm qua hội chợ lớn ở Hà Nội và các địa phương khác.Ở Hà Nội như hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng tiêu dùng hội chợ xuân, hội chợ expro..... công ty tham gia sản phẩm và được đánh giá cao tuy nhiên lợi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12495.doc