Báo cáo Thực tập tổng quan

Báo cáo thực tập tổng quan I. Giới thiệu doanh nghiệp (cơ sở thực tập) 1. Tên doanh nghiệp: Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại hóa chất AN PHÚ Tên Tiếng Anh : AN PHU chemical product and commercial joint stock company. 2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Đại diện: Ông Lê Xuân Cúc 3. Địa chỉ công ty: Trụ sở chính tại: số 3-5 ngõ 612/6 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội Chi nhánh tại Lào Cai : Số 025 đường Lê Lợi , phường Lào Cai , thành phố Lào Cai. Điện thoại: 04.

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37195968 Fax: 04.37194843 Email: anphu.xnk@fpt.vn / anphu.sale@fpt.vn Số tài khoản: 48010000028612 ngân hàng đầu tư và phát triển 4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Quyết đinh thành lập: ngày 24 tháng 10 năm 2001 Giấy phép kinh doanh số: 0702000045 Vốn điều lệ ban đầu: 11.000.000 Việt Nam đồng. Trụ sở chính tại: số 3-5 ngõ 612/6 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội Văn phòng giao dịch : Số 025 đường Lê Lợi , phường Lào Cai , thành phố Lào Cai. Điện thoại: 04.37195968 - Fax: 04.37194843 Email: anphu.xnk@fpt.vn Số tài khoản: 48010000028612 thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Ngành nghề kinh doanh chính: Về thương mại Bán các loại hoá chất công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc - Kinh doanh máy công trình như: Máy xúc lật, xe lu, xe tải cần trục, máy ủi… * Về sản xuất - Khai thác và chế biến khoáng sản: Đảng triển khai khai thác Mn tại mỏ Đồng Tâm - Bắc Quang - tỉnh Hà Giang với mục tiêu sản lượng 1.000tấn/1 tháng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại hóa chất AN PHÚ thuộc loại hình công ty cổ phần. 6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp : Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng đồng bộ và hiện đại. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội. Phát triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ : Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú được thành lập ngày 24/10/2001 với 3 người trong Hội đồng quản trị, cũng chính là 3 cổ đông sáng lập của Công ty và 3 nhân viên. Trong những ngày đầu thành lập, lĩnh vực kinh doanh chính là công ty là nhập khẩu các mặt hàng hoá chất công nghiệp từ Trung Quốc và bán trên thị trường trong nước như: Dicalcium phosphate (CaHPO4), Nitrate Natri (NaNO3), Sáp Paraphin, phân bón: BAP, URE… Sau 7 năm hoạt động, công ty đã có đội ngũ nhân viên lớn mạnh và có trình độ với 20 nhân viên tại trụ sở chính ở Hà Nội, văn phòng đại diện ở Lào cai: 4 nhân viên, Hà Giang: 100 công nhân và 2 quản đốc, Phú Thọ: 3 nhân viên. Hoạt động kinh doanh được mở rộng, số lượng hoá chất công nghiệp tăng lên cung cấp cho các công ty, nhà máy lớn trong nước như: Công ty liên doanh Việt Pháp Proconco Hà Nội, Đồng Nai, Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ - Hải Phòng, Công ty TNHH thức ăn công nghiệp Goldenstar; Công ty cơ khí hoá chất 13…Công ty đã mở rộng mối quan hệ trong và ngoài nước, trở thành đối tác lâu năm với nhà máy sản xuất hoá chất của Trung Quốc. Năm 2007 là năm đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của An Phú với sự mở rộng hoạt động kinh doanh sang 2 lĩnh vực hoàn toàn mới đó là: Tháng 7/2007 , cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm quản lý, sự táo bạo và khả năng tài chính, công ty bắt đầu đi vào khai thác quặng chủ yếu là quạng Mn tại tỉnh Hà Giang và bước đầu đã có nhiều thành tựu. Tháng 10/2007, An Phú trở thành đối tác kinh doanh chính và là đại diện thương mại tại Việt Nam của các hãng máy công trình Trung Quốc như: Sandong Lingon, Sany, Sandong Joyo (JCM), Taian Dongyue, Sandong Laizhou Luguang, Xuannhua… Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, Công ty sẽ triển khai dự án xây dựng nhà máy Đồng tại Hoà Bình sử dụng công nghệ đồng bộ từ khâu khai thác đến chế biến hiện đại nhất hiện nay. II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt hàng sản phẩm (dịch vụ) của công ty Các mặt hàng của công ty chủ yếu là các sản phẩm về hóa chất công nghiệp từ Trung Quốc và bán trên thị trường trong nước như: Dicalcium phosphate (CaHPO4), Nitrate Natri (NaNO3), Sáp Paraphin, phân bón: BAP, URE… 2. Doanh thu 3. Doanh thu xuất khấu 4. Lợi nhuận trước thuế 5. Lợi nhuận sau thuế 6. Giá trị cố định tài sản bình quân trong năm 7. Vốn lưu động bình quân trong năm 8. Số lao động bình quân trong năm 9. Tổng chi phí sản xuất trong năm (Được thể hiện qua bảng sau) Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ % 1. CKD bình quân đồng 21.824.207.562 22.051.706.680 227.499.118 1,04 2. DTT đồng 64.689.189.959 51.472.898.332 -13.216.291.627 -20,43 3. Lợi nhuận TT đồng 105.577.777 93.543.691 -12.034.086 -1140 4. Lợi nhuận ST đồng 76.015.999 67.351.458 -8.664.541 -1140 5. Tổng quỹ lương đồng 35.000.000 49.590.000 14.590.000 42,00 6. Số lao động bq đồng 20 29 9 45,00 7. Thu nhập bq người/tháng đồng 1.750.000 1.710.000 -40.000 -2,29 8. Thu nhập trên một cổ phần đồng 6.911 6.23 -788 -11,0 Nhìn vào kết quả trong biểu số 1: ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 có chiều hướng giảm sút. Vốn kinh doanh bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 227.499.118 đống tương ứng tỷ lệ tăng 1,04%. Chỉ tiêu vốn kinh doanh bình quân tăng nhẹ thể hiện công ty có sự mở rộng kinh doanh. Chỉ tiêu doanh thu thuần năm 2008 giảm so với năm 2007 là 13.216291.627 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 20,43%. Tỷ lệ giảm khá lớn chứng tỏ trong năm Công ty kinh doanh không hiệu quả. Doanh thu thuần giảm làm cho lợi nhuận sau thuế cũng giảm 8.664.541 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 11,4% kéo theo thu nhập trên một cổ phần giảm 788 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 11,4%. Tổng quỹ lương của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 14.590.000 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 42%. Tuy nhiên thu nhập bình quân 1 người/1 tháng lại giảm 40.000 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 2,29%. Từ những nhận xét khái quát trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Côngty năm 2008 kém hiệu quả so với năm 2006. III Công nghệ sản xuất Công ty cổ phần và sản xuất thương mại hóa chất AN PHÚ là công ty kinh doanh : Hoá chất nhập khẩu. - Khai thác và chế biến khoáng sản. - Kinh doanh máy công trình. Hoá chất công nghiệp : chúng tôi đã trở thành nhà cung cấp lớn và tin cậy các loại hoá chất nhập từ Trung Quốc : Dicancium Phosphate ( CaHPO4), Natri Nitrate (NaNO3), Sáp Parafin... Phân bón : DAP, URE… Máy công trình : Chúng tôi là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của các hãng máy công trình Trung Quốc như: Sandong Lingong, Sany, Sandong Joyo (JCM), Taian Dongyue, Shandong Laizhou Luguang, Xuanhua....Công ty chúng tôi nhập khẩu các loại máy công trình mới 100% như: máy xúc lật, xe lu, xe tải cần trục, máy ủi....Với lợi thế là nhà nhập khẩu trực tiếp Công ty luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ các hãng về công nghệ, kỹ thuật, chủng loại, bảo hành..... Do vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm máy công trình của Công ty An Phú. Với mục tiêu hợp tác và cùng phát triển, chúng tôi luôn nỗ lực hết sức để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm máy công trình chất lượng cao, giá cả hợp lý, giao hàng nhanh (10 ngày kể tử ngày ký hợp đồng). Khoáng sản : Công ty chúng tôi đang triển khai khai thác quặng Mangan tại mỏ Đồng Tâm - Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang. Với những trang thiết bị hiện đại trong khai thác, tuyển, luyện.......sản lượng mỗi tháng là 3.500 đến 4.000 tấn quặng Mangan, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, chúng tôi đang có dự án xây dựng nhà máy Đồng tại Hoà Bình sử dụng công nghệ đồng bộ từ khâu khai thác đến chế biến hiện đại nhất hiện nay. Hiện nay,công ty chưa đi vào sản xuất các mặt hang,mới chỉ kinh doanh các sản phẩm nói trên,cho nên công ty chưa có công nghệ sản xuât. IV HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP. Hình thức tổ chức sản xuất. Đối với mỗi loại hình Doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau thì công tác tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Trong ngành công nghiệp do tính chất sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại, dựa trên trình độ kĩ thuật tiên tiến, việc sản xuất ít bị lệ thuộc vào thiên nhiên và thời vụ, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh hơn, do đó doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng cũng nhanh hơn và thường xuyên hơn. Trong ngành xây dựng cơ bản, với đặc trưng là sản xuất đơn chiếc, dựa theo đơn đặt hàng thời gian thi công kéo dài. Việc tiêu thụ sản phẩm xây lắp là quá trình bàn giao công trình đã hoàn thành hoặc hạng mục công trình cho đơn vị giao thầu và thu tiền về. Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khách quan theo hạng mục công trình và khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Do đó doanh thu phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành công việc. Trong ngành nông nghiệp, do đặc điểm sản xuất mang tính chất thời vụ lệ thuộc vào thiên nhiên nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính chất thời vụ. Vì vậy doanh thu bán hàng trong năm của Doanh nghiệp thường tập trung vào vụ thu hoạch. 2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên, nội dung mở đầu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường là cơ sở, tiền đề cho các nội dung được tiến hành, kết quả nghiên cứu thị trường tốt hay không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dự báo nhu cầu và việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, có nghiên cứu chính xác nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp mới có những quyết định quan trọng, đúng đắn cho sản phẩm của mình. Công ty nên bố trí bộ phận nghiên cứu thị trường trong phòng kinh doanh để nâng cao tính chuyên môn hoá trong công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu, tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác nghiên cứu tập trung vào công việc chính của mình. Phòng kinh doanh Bộ phận nghiên cứu và dự báo thị trường Các bộ phận trực thuộc khác Hoá chất Quặng Mn Máy công trình Dịch vụ vận tải Đội ngũ điều tra nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải nắm vững nghiệp vụ kinh doanh, Marketing để có thể thu thập, phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết và có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng... Bên cạnh đó để đảm bảo cho chất lượng thông tin tổng hợp nhiều mặt, Công ty cần bố trí các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như nối mạng Internet hoặc các phương tiện lưu giữ và quản lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời Công ty cần tăng cường nhân viên trực tiếp điều tra thị trường trên diện rộng. Điều tra nghiên cứu thị trường phải lập được báo cáo chi tiết chính xác từng thị trường hay từng mảng thị trường do từng người phụ trách để ban giám đốc có thể căn cứ vào đó đưa ra phương hướng kinh doanh và lựa chọn những mặt hàng kinh doanh phù hợp. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu, cần phải tuân thủ trình độ sau để nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu: Phát hiện vấn đề và hình thành mục tiêu nghiên cứu Thu thập thông tin Lựa chọn nguồn thông tin Phân tích thông tin Báo cáo kết quả Công ty nên tiến hành tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức hơn nữa như: Qua tài liệu, sách báo, niên giám thống kê, qua hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm... Việc điều tra nghiên cứu thị trường phải nắm chắc được các thông tin cần thiết, phải xác định được dung lượng thị trường, loại sản phẩm hàng hoá, số lượng khách hàng tiêu thụ và mức giá khách hàng có thể chấp nhận được... Đồng thời phải xác định được tỷ trọng thị trường kiểm soát được, đánh giá được vị trí của mình trên thị trường trong sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu thị trường sẽ đem lại cho Công ty những thông tin hết sức bổ ích như tình hình kinh tế xã hội, phong tục tập quán, thị hiếu, tiêu dùng cũng như các điều kiện về địa hình, đường sá, phương tiện giao thông để từ đó có thể giúp Công ty xây dựng được những chiến lược kinh doanh phù hợp và có hiệu quả. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong nước, Công ty không nên chỉ tập trung vào riêng thị trường miền Bắc, việc mở rộng thị trường ra khắp các tỉnh thành và ra thị trường thế giới sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu xuất khẩu từ đó làm tăng doanh thu bán hàng. Với mặt hàng quặng Mn, Công ty nên thực hiện mở rộng thị trường ra những nước khan hiếm về nguồn tài nguyên này. Để làm được việc này, Công ty cần có một chiến lược nghiên cứu thị trường và phương hướng kinh doanh cụ thể. Công ty cần phải nghiên cứu điều kiện địa hình, thời tiết, yêu cầu chất lượng của các nước để có thể cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và xây dựng uy tín trên thị trường nước ngoài. V. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN LÀO CAI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HÀ GIANG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÚ THỌ Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Sau 7 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú đã có cơ cấu tổ chức ổn định. Bộ máy quản lý của Công ty được thiết kế theo cơ cấu phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Các phòng ban đều có trách nhiệm tham mưu cho các quyết định của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và hoạt động của mình, giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc điều hành Công ty. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được mô tả bởi Sơ đồ số 1: - Giám đốc điều hành: Do Hội đồng quản trị bầu ra. là người chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động: Chiến lược đầu tư, tài chính. tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng, kỉ luật, công tác kinh doanh, phát triển mở rộng thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: Có nhiệm vụ phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: Công tác đối ngoại, công tác kế hoạch sản xuất, tiến độ giao hàng, công tác phục vụ sản xuất, cung ứng vật tư, mua thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh. chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm các nghiệp vụ hạch toán và lập chứng từ ban đầu, ký giá bảng vật tư, phụ trách công tác đồng sống. - Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn công ty đồng thời phục trách quản lý xuất nhập khẩu vật tư cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kế toán: Tổ chức hệ thống quản lý kinh tế từ Công ty đến các Văn phòng đại diện, theo dõi tình hình hoạt động tài chính, quản lý vốn, tài sản và tổ chức công tác kế toán. - Phòng hành chính: Tổ chức bộ máy của công ty hoạt động linh hoạt, điều hoà hoạt động của các phòng ban, lên kế hoạch về nhân sự của Công ty và quản trị công tác hành chính hàng ngày. - Các văn phòng tại các tỉnh của Công ty: Thực hiện hoạt động kinh doanh và là nơi trung chuyển hàng hoá của Công ty. VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu vào đầu ra của doanh nghiệp Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào. a. Yếu tố đối tượng lao động (nguyên vật liệu và năng lượng). Các nguyên vật liệu chủ yếu cần dùng : hầu hết các mặt hàng của công ty là nhập khẩu hóa chất công nghiệp từ Trung Quốc và bán trên thị trường : Dicalcium phosphate (CaHPO4), Nitrate Natri (NaNO3), Sáp Paraphin, phân bón: BAP, URE… Giá trị thương mại với Trung Quốc qua các năm đạt như sau: Năm Giá trị (úD) 1.992.531 2.842.489 7.264.292 5.976.222 2.070.050 b. Yếu tố lao động : Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống, do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo số lượng, ngành nghề, chất lượng đồng thời phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và cá nhân với nhau, đảm bảo mọi người đều có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và ăn khớp với nhau, đồng bộ trong cùng đơn vị cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Nó là cơ sở cho quá trình sản xuất kinh doanh được nhịp nhàng liên tục, đảm bảo nâng cao quả trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ tạo ra một môi trường, một động lực kích thích kinh doanh phát triển. Sau 7 năm hoạt động , công ty đã có đội ngũ nhân viên lớn mạnh và có trình độ với 20 nhân viên tại trụ sở chính ở Hà Nội , văn phòng đại diện ở Lào Cai : 4 nhân viên , Hà Giang : 100 công nhân và 2 quản đốc , Phú Thọ : 3 nhân viên . Tình hình nhân sự của công ty qua 2 năm 2004-2005 được thể hiện qua bảng sau: Năm Trình độ Tính chất Đại học Còn lại Trực tiếp Gián tiếp 2006 15 5 0 20 2007 20 9 0 29 * Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động. - Công ty có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật bằng tại công ty hoặc cho đi học tại các trường đào tạo hoặc trung tâm đào tạo. - Tuyển chọn công nhân vào lao động trực tiếp ưu tiên người có tay nghề, người trước hướng dẫn đào tạo người sau. - Gắn liền việc mua sắm thiết bị với việc đào tạo và hướng dẫn vận hành khai thác, quản lý, bảo dưỡng máy móc thiết bị. - Tổ chức các lớp đào tạo cơ bản về vệ sinh an toàn lao động. - Chọn khung cán bộ chủ chốt, tổ trưởng, trưởng ca có tay nghề trình độ chuyên môn. * Chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động. - Thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn lao động. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của nhà nước đối với lao động. - Trích nộp đầy đủ bảo hiểm y tế, BHXH - Quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày của nhân viên tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên có thể làm việc hiệu quả, tổ chức phong trào văn nghệ, nghỉ mát cho nhân viên…. - Chế độ thưởng, phạt, thăng tiến rõ ràng được ghi trong nội quy của công ty phổ biến tới toàn thể nhân viên. c. Yếu tố vốn * Vốn và cơ cấu vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 8.123.305.612 13.335.363.737 I. Tiền 1. Tiền mặt tại quỹ 2. Tiền gửi Ngân hàng 693.755.620 550.514.128 143.241.492 1.407.804.166 619.833.563 715.970.603 III. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 6. Các khoản phải thu khác 4.983.667.751 4.567.803.555 335.734.523 80.129.673 5.794.450.847 5.426.843.965 221.008.007 68.969.202 77.629.673 IV. Hàng tồn kho 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 6. Hàng hoá tồn kho 1.932.936.313 1.932.936.313 5.885.823.698 467.814.079 5.417.709.619 V. Tài sản lưu động khác 1. Tạm ứng 2. Chi phí trả trước 5. Các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ ngắn hạn 512.945.928 21.345.872 - 491.471.956 128.100 247.585.026 19.583.406 96.488.600 - B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 3.995.599.418 131.514.020 I. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 516.321.419 516.321.419 821.634.319 305.312.900 18.649.144.592 7.937.866.593 8.736.319.107 789.452.514 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 3.300.000.000 10.595.475.000 10.595.475.000 V. Chi phí trả trước dài hạn 3.300.000.000 115.802.999 Tổng cộng tài sản 179.277.999 31.984.508.329 Nguồn vốn 12.118.905.030 A. Nợ phải trả 26.883.725.469 I. Nợ ngắn hạn 7.352.537.712 26.883.725.469 1. Vay ngắn hạn 7.352.537.712 15.227.249.111 3. Phải trả cho người bán 5.303.690.000 7.459.864.406 4. Người mua trả tiền trước 1.754.271.230 4.533.127.595 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 333.891.595 336.515.643 6. Phải trả công nhân viên 39.315.113 336.515.643 B. Vốn chủ sở hữu 4.766.367.318 5.100.783.860 I. Nguồn vốn quỹ 4.766.367.318 4.781.793.002 1. Nguồn vốn kinh doanh 4.540.921.151 318.989.858 6. Lợi nhuận chưa phân phối 225.446.167 Tổng cộng nguồn vốn 12.118.905.030 31.984.508.329 2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra - Sản phẩm hoá chất công nghiệp được bán chủ yếu trên thị trường trong nước, cung cấp cho gần 90 công ty, nhà máy lớn, nhỏ nhưng chủ yếu là: + Công ty liên doanh Việt Pháp Proconco Hà Nội. Đồng Nai + Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ - Hải Phòng + Công ty Công nghiệp hoá chất mỏ Việt Bắc + Công ty cơ khí hoá chất 13 - Bộ quốc phòng… - Sản phẩm quặng Mn được cung cấp chủ yếu cho những công ty lớn trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như: + Côngt y cổ phần hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên + Công ty Tân Phú Xuân - Trung Quốc.. Hiện nay, mặt hàng hoá công nghiệp nước ta đã sản xuất được rất nhiều, Nhà nước có những chính sách khuyến khích tự sản xuất hoá chất công nghiệp trong nước, Vì thế, nhiều nhà máy lớn, nhỏ trong nước sản xuất mặt hàng này đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Đây là một thách thức lớn cho An Phú trong việc kinh doanh mặt hàng này. VII. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Môi trường vĩ mô. - Môi trường kinh tế: Các nhân tố chủ yếu trong môi trường kinh tế thường xuyên ảnh hưởng tới doanh nghiệp: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao, sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của công ty. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh.Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành. Mức lãi suất sẽ quyết định đến mức cầu các sản phẩm của công ty. Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho công ty nhưng cũng sẽ là những nguy cơ cho sự phát triển của công ty. Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần xem xét và phân tích. Trên thực tế, nếu tỉ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể không thể làm chủ được. Lạm phát tăng lên, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, rút cục là các doanh nghiệp sẽ giảm nhiệt tình đầu tư, phát triển sản xuất. Như vậy, lạm phát cao là mối đe dọa của công ty. - Môi trường công nghệ: Đây là loại nhân tố ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của công ty. Trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoặc hoàn thiện hơn. Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Một chu kỳ lý thuyết bao gồm các pha: bắt đầu, phát triển, chín mùi và tàn lụi. Nếu công ty liên tục thay đổi tư duy cho phù hợp với thị trường thì sẽ có giai đoạn phát triển mới sau giai đoạn tàn lụi. Từ đó đòi hỏi các nhà chiến lược phải thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi cũng như những đầu tư cho những tiến bộ công nghệ. - Môi trường tự nhiên: Các nhà chiến lược khôn ngoan thường có những quan tâm đến môi trường khí hậu và sinh thái. Đe dọa của những thay đổi không dự báo được về khí hậu đôi khi đã được công ty xem xét một cách cẩn thận. - Môi trường văn hóa – xã hội: Trong thời gian chiến lược trung và dài hạn có thể đây là nhân tố thay đổi lớn nhất. Những lối sống tự thay đổi nhanh chóng theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho công ty. Công ty cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng, sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình. Sự xuất hiện của hiệp hội những người tiêu dùng là một cản trở đòi hỏi công ty phải quan tâm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo vì lợi ích người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao đã, đang và sẽ là một thách thức đối với công ty. - Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị: Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến công ty theo các hướng khac nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí là rủi ro thật sự cho công ty. Chúng thường bao gồm: + Chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế. + Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. Chẳng hạn luật về bảo vệ môi trường là điều mà công ty phải tính đến. + Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sẽ là một đe dọa. + Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tào ra cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất. + Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu chí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà công ty phải tính đến. Môi trường quốc tế: Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là một xu hướng tất yếu mà công ty phải tính đến. Ngày nay nhiều nhà chiến lược đã gọi điều đó dưới cái tên thế giới là “ngôi nhà chung”. Trong bối cảnh đó, môi trường quốc tế là một trường hợp đặc biệt của môi trường chung bên ngoài công ty. Việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và WTO đã và đang tạo ra nhiều vận hội cho công ty về đầu tư, về thị trường nhưng cũng đang có nhiều thách thức mà công ty phải đương đầu. Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, được hưởng quy chế tối huệ quốc, không bị đối xử phân biệt trong thương mại quốc tế. Nhưng chiều ngược lại những thách thức trong cạnh tranh thế giới quyết liệt hơn. Yếu tố này đã tạo cho công ty những cơ hội và thách thức nhất định nhất là trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái. 2. Môi trường ngành : Đối thủ cạnh tranh: Do đặc điểm ngành hóa chất đã có từ lâu đời cho nên đã có rất nhiều công ty tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, vì vậy khi công ty cổ phần sản xuất và thương mại hóa chất AN PHÚ tiến hành sản xuất kinh doanh hóa chất thì đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như:công ty AN PHÚ THÁI, công ty hóa chất HOÀNG LONG…. Sản phẩm: Công ty AN PHÚ THÁI và công ty hóa chất HOÀNG LONG là hai công ty lớn về hóa chất,mặt hàng phong phú và đa dạng. Giá bán: Công ty AN PHÚ THÁI có giá bán cao hơn công ty hóa chất AN PHÚ,nhưng chất lượng của công ty cũng tốt hơn. Công ty HOÀNG LONG có gián bán thấp hơn cong ty AN PHÚ nhưng chất lượng sản phẩm lại kém hơn. Phân phối: Vì đây là hai công ty lớn cho nên mạng lưới phân phối của họ cũng rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy khi xuất khẩu hai công ty này đều trực tiếp ký hợp đồng với đối tác chứ không qua các trung gian, đây là một lợi thế rất lớn mà công ty hóa chất AN PHÚ cũng có được. Xúc tiến bán: Công ty AN PHÚ THÁI và công ty HOÀNG LONG với thực lực về vốn họ đã đầu tư rất nhiều cho việc quảng bá về sản phẩm và hình ảnh của công ty thông qua các phương tiện truyền thông như: báo, đài, tivi, internet…, tham gia các hội chợ quốc tế, xây dựng hình ảnh thông qua việc tài trợ. + Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh... + Các rào cản rút lui (Exit Barries): rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của công ty trở nên khó khăn: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, Ràng buộc với người lao động,  Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan,  Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch. - Cạnh tranh tiềm ẩn: Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. + Những rào cản gia nhập ngành: là những  yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn: Kỹ thuật; Vốn; Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ...; Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .... - Áp lực của nhà cung ứng: Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, công ty. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho công ty. - Áp lực của khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ, Nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với công ty về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: Quy mô, Tầm quan trọng, Chi phí chuyển đổi khách hàng, Thông tin khách hàng. - Sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay  cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. VIII. Thu hoạch của sinh viên qua giai đoạn thực tập tổng quan Qua giai đoạn thực tập tổng quan em đã từng bước hiểu được hoạt động thực tế của một doanh nghiệp sản xuất. Em đã có cái nhìn chân thực hơn về doanh nghiệp nói chung và giúp em nâng cao kiến thức đã học trên ghế nhà trường. Em đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các cô các chú trong công ty phần sản xuất và thương mại hóa chất AN PHÚ,những nhân viên đầy năng động và trách nhiệm. Qua đó em th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2566.doc
Tài liệu liên quan