Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Kế toán thu - Chi Ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang"

Tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Kế toán thu - Chi Ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang": DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. KBNN : Kho bạc Nhà nước 2. NSNN : Ngân sách nhà nước LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỷ XXI và đang được chứng kiến sự phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử của thông tin. Công nghệ thông tin đặc biệt là tin học đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống nhất là lĩnh vực quản lý. Với việc được tin học hóa, công việc quản lý trở nên đơn giản hóa, hiệu quả cao, tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suấ... Ebook Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Kế toán thu - Chi Ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang"

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin Kế toán thu - Chi Ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t của cán bộ quản lý. Ở Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin nhất là tin học tuy mới phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước khi đất nước mở cửa hội nhập nhưng cũng đã phát triển rất nhanh chóng. Các thành tựu của công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng có hiệu quả đặc biệt trong lĩnh lực quản lý. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hiện nay dù là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp hay tổ chức doanh nghiệp cũng đã và đang dần tiến hành tin học hóa công tác quản lý của mình nhất là ở các nghiệp vụ kế toán. Bởi nếu số liệu kế toán không chính xác thì nhà quản lý rất khó đưa ra được các quyết sách, định hướng hoạt động cho tổ chức trong tương lai. Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, sự phát triển với tốc độ cao của công nghệ thông tin, công tác tin học trong toàn hệ thống KBNN nói chung, KBNN Na Hang nói riêng cũng ngày càng được củng cố và phát triển, đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chuyên môn, đáp ứng kịp thời về thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp trong quản lý điều hành quỹ NSNN. Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại KBNN huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang và nghiệp vụ kế toán ngân sách nhà nước, là một sinh viên Tin học kinh tế với mục đích chính là áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc, đồng thời được sự giúp đỡ của cán bộ phòng Kế toán của Kho bạc, sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Thu Hà, em quyết định chọn đề tài "Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang" để thực hiện. Trong bài Báo cáo thực tập tổng hợp này em xin được trình bày nội dung chính gồm hai phần: Phần I. Tổng quan về KBNN Na Hang - Tuyên Quang: Nội dung chính của phần này là giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành của hệ thống KBNN Việt Nam, sự ra đời của KBNN huyện Na Hang và làm rõ chức năng nhiệm vụ của toàn hệ thống KBNN cũng như của riêng KBNN huyện Na Hang. Phần II. Tổng quan về đề tài thực hiện: Sau khi tìm hiểu thực tế tại KBNN huyện Na Hang về nghiệp vụ Kế toán NSNN và công tác tin học hoá, trong phần này em xin được trình bày những lý do chính để bản thân quyết định chọn đề tài thực hiện và mục tiêu đề tài cần đạt được. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Trần Thị Thu Hà và các cán bộ KBNN Na Hang đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ KBNN NA HANG -TUYÊN QUANG 1. Lịch sử ra dời, chức năng và quyền hạn của KBNN 1.1 Lịch sử ra đời của hệ thống KBNN Việt Nam Kho Bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Quản lý và điều hành quỹ ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước không những chỉ làm các nhiệm vụ tập trung nhanh chóng, đầy đủ các khoản thu và thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chi, mà còn có trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán - kế toán, theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng, hiệu quả các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước. Mặt khác, phải tổ chức công tác điều hoà vốn và tạo nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế. Quan điểm đúng đắn đó đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức ngay từ những ngày đầu giành chính quyền thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945 và ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn Tuy nhiên để có được sự phát triển toàn diện và ổn định như ngày nay, KBNN Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, có thể tóm tắt thành những giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn 1945 – 1950: Nha Ngân khố Để chuẩn bị cho sự ra đời và hoạt động của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng lâm thời quyết định thành lập ngành Tài chính của nước Việt Nam độc lập. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính Việt Nam. Ngân khố quốc gia lúc bấy giờ chưa được chính thức thành lập nhưng nó là một bộ phận công việc cực kỳ quan trọng của Bộ Tài chính nói riêng và của Chính phủ cách mạng nói chung. Những cán bộ tài chính làm công tác ngân khố được giao nhiệm vụ trực tiếp đối phó và giải quyết tình hình nước sôi lửa bỏng trên mặt trận tài chính - tiền tệ và ngân sách quốc gia. Ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tài chính - tiền tệ. Nhiệm vụ chủ yếu của Nha Ngân khố là: Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng (ủng hộ quân đội), tiền thu công phiếu kháng chiến; Quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; chịu trách nhiệm về việc xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam (tiền tài chính) trong toàn quốc; Đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành của tiền Đông Dương và các loại tiền khác của địch; Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946 – 1951), Nha Ngân khố đã gắn bó mật thiết với những thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đồng thời hoàn thành các trọng trách được chính phủ giao phó. Nha Ngân khố đã có công lớn trong việc xây dựng từng bước một chế độ tiền tệ độc lập tự chủ; hạn chế dần sự thống trị và chi phối của chế độ tiền tệ thực dân, đế quốc. Giai đoạn 1951 – 1963: Kho Bạc Nhà nước Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha Ngân khố và Nha Tín dụng trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Quản lý ngân sách quốc gia và phụ trách phát hành công trái quốc gia; Tổ chức huy động vốn của dân và cho vay vốn để phát triển sản xuất; Quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài; Quản lý vàng bạc, kim cương, đá quý và các chứng chỉ có giá; Đấu tranh tiền tệ với địch. Việc chuyển cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước từ Bộ Tài chính sang Ngân hàng Quốc gia xuất phát từ những hoàn cảnh đặc biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như tình hình tài chính - tiền tệ của ta lúc bấy giờ. Nhằm cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, hai tháng sau khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngày 20 tháng 7 năm 1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 107/TTg thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước là quản lý thu chi quỹ ngân sách nhà nước. Trong thời gian hơn 10 năm tồn tại và hoạt động (1951 – 1963), dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Quốc gia, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình: Tích cực đấu tranh với địch trên mặt trận tài chính - tiền tệ; từng bước xây dựng và củng cố chế độ tiền tệ độc lập tự chủ. Bộ máy Kho bạc Nhà nước các cấp đã trực tiếp quản lý các nguồn thu của ngân sách, đồng thời cấp phát kịp thời các nhu cầu chi tiêu của cuộc kháng chiến mà trọng tâm là bảo đảm sức chiến đấu của bộ đội và bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương; đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng đánh đuổi thực dân xâm lược, khôi phục vac cải tạo nền kinh tế sau khi miền Bắc được giải phóng. Giai đoạn 1964 – 1989: Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước Bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thuộc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), cùng với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành ở Trung ương, ngày 26-10-1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, thay thế Sắc lệnh số 15/SL ngày 6-5-1951 về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngày 27-7-1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan Kho bạc Nhà nước đặt tại Ngân hàng Quốc gia theo Quyết định số 107/TTg ngày 20-7-1951 của Thủ tướng Chính phủ. Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước có những nhiệm vụ: Đôn đốc việc thu nộp các khoản thu của ngân sách theo kế hoạch và chế độ của Nhà nước quy định; Giám đốc việc cấp phát các loại vốn theo chế độ, định mức các khoản chi của ngân sách nhà nước; Tổ chức theo dõi tình hình thu, chi và làm thống kê các khoản chi của ngân sách nhà nước để báo cáo với Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp; Thông qua việc theo dõi tình hình thu, chi, giám đốc các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế trong việc chấp hành các chế độ thu, chi ngân sách nhà nước. Giai đoạn 1990 đến nay: Kho bạc Nhà nước Xuất phát từ sự bức thiết của việc đưa công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước về Bộ Tài chính, trên cơ sơ kinh nghiêm đã tích luỹ được trong những năm hoạt động của Ngân khố quốc gia và những kiến thức tiếp thu được qua mô hình hoạt động của Kho bạc các nước, đặc biệt là kết quả làm thí điểm Kho bạc Nhà nước ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, Bộ tài chính đã xây dựng bản đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính để trình Chính phủ xem xét, quyết định. Cuối cùng,thời điểm lịch sử quan trọng đối với ngành Kho bạc cũng đến: Ngày 4-1-1990, Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định như sau: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và tiền gửi của các đơn vị dự toán; thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu của ngân sách nhà nước, chi vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị theo kế hoạch ngân sách đã được duyệt; Trực tiếp giao dịch với khách hàng (về thu, chi ngân sách) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính - sự nghiệp thuộc các cấp ngân sách; Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay và trả nợ dân; Tổ chức quản lý hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, tiền gửi Kho bạc và các nguồn tài chính khác của Nhà nước gửi tại ngân hàng, bao gồm: quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước (kể cả vàng, bạc, kim khí quý, đá quỹ, ngoại tệ), các tài sản và tiền tạm gửi chờ xử lý, các khoản tịch thu đưa vào tài sản của Nhà nước; Tuỳ điều kiện và tình hình cụ thể,có thể thực hiện một số nghiệp vụ uỷ nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở những nơi không có tổ chức của ngân hàng; Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại ngân hàng, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thanh toán và quản lý tiền mặt của Nhà nước; Kho bạc Nhà nước được giữ lại số tiền mặt cần thiết để bảo đảm nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp số tiền thu được vượt quá mức quy định thì phải gửi vào ngân hàng nơi Kho bạc mở tài khoản giao dịch; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm điều hoà, cân đối tiền mặt cho hệ thống Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng được vay tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, đồng thời cho Kho bạc Nhà nước vay để bảo đảm chi tiêu theo kế hoạch khi nguồn thu ngân sách chưa tập trung kịp. Quan hệ vay trả giữa ngân hàng và Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng. Với sự chuẩn bị chu đáo, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ và trực tiếp của lãnh đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực của Ngân hàng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan, hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm 3 cấp đã được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 1-4-1990. Với phương châm củng cố, ổn định và phát triển, trong gần 20 năm qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có những bước đi vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thực tế cuộc sống đã khẳng định việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính là một tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Để ghi nhận những đóng góp của ngành Kho bạc Nhà nước trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng cho tập thể cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 – 1/4/1995). Huân chương Độc lập hạng Ba nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 – 1/4/2000). Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 – 1/4/2005). 1.2 Chức năng và quyền hạn của KBNN Việt Nam Theo quyết định số 235/QĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2003 thì KBNN trực thuốc Bộ Tài Chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, quỹ dự trữ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho đầu tư phát triển qua các hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ cụ thể được quy định như sau : Một là, Trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính chiến lược phát triển quy hoạch kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của KBNN. Hai là, trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của KBNN theo quy định của pháp luật. Ba là, hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết toán quỹ NSNN, nghiệp vụ hoạt động có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ KBNN. Bốn là, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN và chiến lược, kế hoạch, quy hoạch sau khi được cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền phê duyệt. Năm là, Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ NSNN, quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật. Sáu là, KBNN có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bảy là, tổ chức hạch toán kế toán NSNN, hạch toán kế toán các quỹ và tài sản Nhà nước được giao cho KBNN quản lý định kỳ báo cáo thực hiện dự toán thu, chi NSNN cho cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tám là, tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo Tài chính theo quy định của pháp luật. Chín là, thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân KBNN . Mười là, tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Mười một là, thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ thác của đơn vị. Mười hai là, tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống KBNN theo đúng quy định của pháp luật. Mười ba là, hiện đại hoá hoạt động của hệ thống thông tin công nghệ quảng cáo kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động của KBNN . Mười bốn là, thực hiện nhiệm vụ hợp tác Quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trởng Bộ Tài Chính. Mười năm là, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức lao động hợp đồng trong hệ thống KBNN tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KBNN theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Mười sáu là, quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật, được sử dụng các tài khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý Tài chính của Nhà nước. Mười bảy là, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. Mười tám là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài Chính giao. Ngoài những quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống KBNN được giao tại quyết định 235/QĐ-CP, KBNN còn được giao cấp phát thanh toán về đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Thực hiện cho vay các dự án theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Vài nét cơ bản về KBNN huyện Na Hang Ngày 01/04/1990 cùng với toàn thể hệ thống KBNN, KBNN huyện Na Hang ra đời với tên gọi: Chi nhánh KBNN huyện Na Hang sau nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của chính phủ. Chi nhánh KBNN huyện Na Hang được đổi tên thành: KBNN Na Hang. Cùng với sự chuyển đổi về tên gọi thì nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các KBNN cơ sở nói chung và KBNN Na Hang nói riêng cũng có sự thay đổi. 2.1 Vị trí và chức năng của KBNN Na Hang Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang là tổ chức trực thuộc Kho Bạc Nhà nước Tỉnh Tuyên Quang có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Na Hang Một là, tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Hai là, Kho bạc Nhà nước huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước, hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Ba là, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Bốn là, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Năm là, thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Sáu là, thực hiện công tác phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ và các hình thức huy động vốn khác trên địa bàn theo quy định. Bảy là, quản lý tồn ngân Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang theo chế độ quy định. Tám là, quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước huyện. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước huyện. Mở tài khoản và kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang. Mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định. Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại Kho bạc Nhà nước huyện . Chín là, tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang. Mười là, tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang. Mười một là, thực hiện công tác tiếp dân tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang theo quy định. Mười hai là, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang theo quy định. Mười ba là, tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. Mười bồn là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Tuyên Quang giao. 2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của KBNN Na Hang GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận Kế toán Bộ phận Kế hoạch – thanh toán vốn Bộ phận Kho quỹ 2.4 Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận nghiệp vụ thuộc KBNN Na Hang 2.4.1 Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang có Giám đốc và một Phó Giám đốc. Giám đốc KBNN Na Hang chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh Tuyên Quang về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị. Phó Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công. Bộ phận Kế hoạch tổng hợp Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ và thực hiện dịch vụ tín dụng nhà nước. Phân tích, tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thu, chi ngân sách nhà nước, phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định. Xây dựng định mức tồn ngân, phối hợp với các bộ phận thực hiện điều hòa tồn ngân giữa KBNN Na Hang với KBNN Tỉnh Tuyên Quang. Thực hiện cấp phát, kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước các cấp, vốn chương trình mục tiêu theo sự phân công của KBNN Tỉnh Tuyên Quang. Phối hợp với bộ phận Kế toán trong việc xác nhận số thực chi ngân sách của các đơn vị phần kinh phí do bộ phận Kế hoạch tổng hợp trực tiếp quản lý, cấp phát. Quản lý cơ sở vật chất và thực hiện công tác hành chính, văn thư, bảo vệ tại KBNN Na Hang Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang giao Bộ phận Kế toán Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước theo quy định. Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Na Hang. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Na Hang; mở và quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng thương mại theo chế độ quy định. Tổ chức thanh toán,đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN Na Hang. Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN Na Hang. Thực hiện phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ. Quản lý kinh phí nội bộ, thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do KBNN tỉnh Tuyên Quang cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định. Quản lý công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Na Hang Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang giao. Bộ phận Kho quỹ Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt đối với khách hàng tại KBNN Na Hang. Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá và vàng, bạc, kim khí quý, đá quý do KBNN Na Hang quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ theo chế độ quy định. Phối hợp với các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, tài sản trong kho, quỹ tại đơn vị; đề xuất, kiến nghị với Giám đốc KBNN Na Hang các biện pháp xử lý. Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc KBNN Na Hang các biện pháp, trang bị phương tiện đảm bảo an toàn kho, quỹ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang giao PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN Lý do chọn đề tài Sớm nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ tin học, ngay từ những ngày đầu thành lập, KBNN đã có định hướng và dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực này. Cuối năm 1990, từ chỗ chỉ có vài cán bộ của tổ máy tính trực thuộc ban lãnh đạo KBNN, đến nay hệ thống KBNN đã có trung tâm Tin học và thống kê, các phòng tin học và tổ tin học từ trung ương đến huyện với gần 1.000 cán bộ quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống tin học của KBNN và hệ thống truyền thông các ngành tài chính. Trong từng giai đoạn, KBNN được Bộ Tài chính phê duyệt đề án phát triển công nghệ tin học phù hợp cho từng thời kỳ. Các đề án này luôn thể hiện quan điểm ưu tiên phát triển công nghệ tin học đi trước một bước, tạo tiền đề ứng dụng các thành tựu của CNTT vào việc hiện đại hóa các nghiệp vụ kho bạc. Được sự quan tâm của KBNN Trung ương và KBNN tỉnh Tuyên Quang, trong những năm qua, KBNN Na Hang đã được trang bị một số máy tính và các trang thiết bị khác nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn, đáp ứng kịp thời về thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp trong quản lý, điều hành quỹ ngân sách nhà nước. Hiện nay, KBNN Na Hang đã có 13 máy trạm, 8 máy in, 1 máy chủ, tất cả các phòng ban đã được nối mạng cục bộ và mạng diện rộng để phục vụ công tác truyền số liệu và thông tin. Các chương trình ứng dụng tin học đã được triển khai và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: Trình độ tin học của cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách chuyên môn về tin học nên các vướng mắc trong quá trình sử dụng hệ thống chưa được giải quyết kịp thời, hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào KBNN tỉnh. Các chương trình ứng dụng tin học đã triển khai nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông còn chưa đồng bộ, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ chuyên môn. Sau quá trình thực tập tại KBNN Na Hang mà trực tiếp tại bộ phận Kế toán của cơ quan, được sự hướng dẫn của các cán bộ và nhận thức của bản thân em nhận thấy vai trò nòng cốt của Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN mà một phần hành nghiệp vụ quan trọng của nó là Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Từ lý do trên, em xin chọn đề tài “Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang” là đề tài thực tập chuyên ngành của mình. Mục tiêu của đề tài Đề tài này ngoài mục đích tìm hiểu về Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN nhằm mang lại những kiến thức mới cho bản thân, áp dụng những kiến thức của đã được thầy cô truyền thụ trong suốt những năm học qua vào thực tế cuộc sống còn có thể áp dụng hoạt động nghiệp vụ kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại quầy giao dịch của kho bạc. Chương trình phần mền giúp quản lý hoạt động Kế toán thu, chi tiền mặt một cách có hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng, có thể quản lý các thông tin liên quan như khách hàng và các dữ liệu liên quan khác. Bên cạnh đó chương trình còn có thể kết xuất ra các báo cáo nhằm phục vụ cho việc thanh, kiểm tra, kiếm soát của lãnh đạo cấp trên. KẾT LUẬN Trong thời gian qua bản thân em đã trực tiếp tìm hiểu thực tế tại KBNN Na Hang qua đó có những hiểu biết vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống KBNN Việt Nam nói chung, KBNN Na Hang nói riêng đặc biệt là tình hình ứng dụng tin học vào công tác quản lý và tìm tòi thêm những kiến thức mới về kế toán NSNN nhằm phục vụ cho việc xác định đề tài. Thời gian tới, em sẽ tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về cơ sở lý luận cả về tin học và kế toán NSNN nhằm mục đích áp dụng lý thuyết vào việc thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do quỹ thời gian thực tập quá ngắn lại thiếu kinh nghiệm tìm hiểu thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc thực hiện, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước (2005), "Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình xây dựng và phát triển", NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước, QĐ số: 748 KB/QĐ/TCCB ngày 24/12/2003, Quyết định của Tổng giám đốc KBNN: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện trực thuộc KBNN tỉnh, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12573.doc