Báo cáo Thực tập tổng hợp về đơn vị Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh

Tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về đơn vị Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh: Lời mở đầu Sau quá trình thực tập tìm hiểu hoạt động về đơn vị Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh, cá nhân tôi đã hiểu được một số nội dng cơ bản của đơn vị về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đơn vị, tổ chức bộ máy và hoạt động kinh doanh của đơn vị trong một số năm gần đây. Việc tìm hiểu đơn vị cho tôi nắm bất được hoạt động ngân hàng trong thị trường mở cửa hội nhập. Từ đó giúp cho tôi thấu hiểu giửa thực tế của ngành so với quá trình học tập trong giảng đường. Sau quá trình tìm ... Ebook Báo cáo Thực tập tổng hợp về đơn vị Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về đơn vị Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu vửa qua, “Báo cáo thực tập tổng hợp về đơn vị Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh được thực hiện sau quá trình tìm hiểu vừa qua”. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng ngoại thương Hà Tĩnh. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Những năm đầu sau ngày tái lập tỉnh (tháng 9/1991), tình hình kinh tế - xã hội Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, ngân sách bội chi lớn, vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân trong tỉnh trở thành cấp thiết. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà là tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng các ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Xác định rõ vai trò, vị trí của ngành ngân hàng, lãnh đạo tỉnh đã tích cực chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các Ngân hàng đẩy mạnh mở rộng hoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế địa phương. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh (NHNT Hà Tĩnh) được thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-NH5 do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 27/3/1993 với khởi đầu rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn và con người. Sau khi được thành lập, Chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động không đáng kể, môi trường đầu tư hạn hẹp, chưa có các dự án lớn để cho vay, đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức, Chi nhánh NHNT Hà Tĩnh đã vượt lên khó khăn, từng bước trưởng thành và thực sự gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với hoạt động nghiệp vụ, công tác tổ chức bộ máy tiếp tục được cũng cố hoàn thiện. Trong năm 2005, Chi nhánh đã nâng cấp 01 phòng giao dịch thành chi nhánh cấp 2, thành lập mới phòng giao dịch Kỳ Anh. Năm 2006 thành lập phòng giao dịch tại Thị xã Hồng Lĩnh. Đồng thời Chi nhánh đã tích cực hoàn thành thiết kế kỹ thuật thi công trụ sở chính tạ Thành Phố Hà Tĩnh trình TW phê duyệt. Năm 2007 đã khởi công xây dựng trụ sở chính. Ban đầu chỉ với 10 anh chị em cán bộ với nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và sự mới mẽ của hoạt động ngân hàng tại một địa bàn nhỏ hẹp và kinh tế kém phát triển. Trải qua hơn 14 năm hoạt động và phấn đấu không ngừng tập thể ấy đã vững mạnh lên rất nhiều với đội ngũ cán bộ hơn 80 người, 2 phòng giao dịch tại 2 địa bàn đắc địa trong tỉnh là Thị trấn Kỳ Anh và Thị xã Hồng lĩnh. Từ năm 1995 đến nay, tập thể Chi nhánh và cá nhân đã được thống đốc ngân hàng Nhà nước tặng bằng khen, uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen... 1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng phòng Cơ cấu tổ chức: NHNT Hà Tĩnh hiện có 81 cán bộ công nhân viên, trong đó Có 33 nam, 48 nữ Thạc sĩ có 1 người, đại học 60 người, cao đẳng 13 người, trung cấp 7 người. Lãnh đạo: Ban giám đốc: 3 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Các trưởng phó phòng: 16 người Nhân sự các phòng ban: Phòng quan hệ khách hàng: 18 người Phòng quản lý nợ: 2 người Phòng quản lý rủi ro: 3 người Phòng kế toán thanh toán: 4 người Phòng kinh doanh dịch vụ: 14 người Phòng hành chính-nhân sự: 8 người Phòng ngân quỹ: 10 người Tổ tổng hợp: 2 người Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong NHNT Hà Tĩnh như sau: Phòng quan hệ khách hành Chức năng: Là phòng đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm của ngân hàng. Nhiệm vụ: - Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu - Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng ngoại thương có lợi thế và có thể cung ứng. - Tổ chức việc đánh giá thực hiện Chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết - Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công Phòng quản lý rủi ro Chức năng: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro bao gồm rủi ro chung và rủi ro riêng nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng mạng lưới hoạt động một cách an toàn, hiệu quả Nhiệm vụ: - Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng - Quản lý danh mục đầu tư - Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng - Tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Phòng quản lý nợ Chức năng: Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu khớp đồng với số tiền trên hồ sơ. Nhiệm vụ: - Kiểm soát tính tuân thủ - Nhập dữ liệu vào hệ thống - Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng - Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn - Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản cho vay - Tham gia quá trình thu nợ, thu lãi Tổ tổng hợp Chức năng: Là đầu mối tham mưu và thực hiện các công tác về cân đối vốn, lãi suất, thông tin tuyên truyền và tổng hợp báo cáo qua các thời kỳ. Nhiệm vụ: - Chủ trì và phối hợp với các phòng ban liên lạc thực hiện có hiệu quả việc cân đối và xử lý các nghiệp vụ về vốn giữa Chi nhánh với NHNT Việt Nam và Ngân Hàng nhà nước tỉnh. - Nghiên cứu, theo dõi tình hình biến động lãi suất trên thị trường để tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng khung lãi suất huy động vốn, cấp tín dụng trong từng thời kỳ - Chủ trì và phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện việc thông tin, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của NHNT Việt Nam và NHNT Hà Tĩnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Lập báo cáo nhanh, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo định kỳ quý 6 tháng, năm và các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của các cấp, các ngành có liên quan - Tổng hợp và theo dõi số liệu hoạt động của Chi nhánh qua các năm một cách có hệ thống để đáp ứng các yêu cầu công tác đặt ra. Phòng hành chính-Nhân sự - Thực hiện việc mua sắm, quản lý, theo dõi tài sản, công cụ lao động, vật tư phục vụ hoạt động chung của cơ quan. - Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch lao động, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bòi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, nâng lương đối với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh. - Quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên - Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, ăn ca ...thực hiện công tác văn thư, lưu trữ... Phòng kế toán thanh toán - Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán nội bộ, theo dõi vốn, tài sản, thu nhập, chi phí,tạm ứng, thuế... - Thực hiện công tác thanh toán trong hệ thống và thanh toán bù trừ tại Ngân hàng Nhà nước. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; xây dựng cơ bản. - Tham gia Ban quản lý kho quỹ, xây dựng kế hoạch tài chính và lập báo cáo tài chính theo định kỳ... Phòng kinh doanh dịch vụ - Thực hiện các nghiệp vụ về tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá - Quản lý, theo dõi các tài khoản tiền gửi, tiền vay và bảo lãnh của khách hàng - Thực hiện các nghiệp vụ về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, phát hành thẻ, thanh toán thẻ, séc du lịch, thực hiện thu chi tiền mặt... Phòng ngân quỹ: - Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về công tác Ngân quỹ trong cơ quan - Thực hiện việc quản lý kho quỹ - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác ngân quỹ theo chỉ định - Bảo quản các ấn chỉ quan trọng của Chi nhánh và các giấy tờ có giá liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Phòng kiểm tra nội bộ - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hệ thống NHNT Việt Nam - Tổ chức công tác tiếp dân và tham mưu cho giám đốc trong công tác giải quyết khiểu nại, tổ cáo theo chế độ quy định. 2. Khái quát thực trạng hoạt động của Chi nhánh NHNT Hà Tĩnh 2.1 Đánh giá chung về tình hình kinh tế tỉnh Hà Tĩnh năm 2007 Năm 2007, tình hình kinh tế xã hội của đất nước và tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn như: dịch cúm gia cầm, dịch long móng lở mồm ở gia súc, giá cả nguyên vật liệu và hàng hoá tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt là cơn bảo số 2 và số 5 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân... Tuy vậy, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp cùng với sự nổ lực của cán bộ và nhân dân, tình hình kinh tế xã hội của Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá so với năm 2006: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,7%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 21,5%, dịch vụ tăng 11,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,22 triệu đồng/năm; quốc phòng-an ninh được giữ vững, chính trị ổn định; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đặc biệt, năm 2007 tại địa bàn Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện các dự án trọng điểm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê với sự tham gia của 9 cổ đông do Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chủ trì dự kiến trình Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào cuối tháng 12/2007; Dự án Nhà máy Thép Liên hợp Hà Tĩnh công suất 4,5 triệu tấn/năm đã được TW đồng ý xây dựng và Tập đoàn TATA STEEL và Tổng Công ty Thép Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ chung; Khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt Điện Vũng Áng I công suất 1.200 MW; Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung Khu kinh tế Vũng Áng và dự kiến phê duyệt quy hoạch chi tiết vào đầu năm 2008; Khởi công xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty Cổ phần VEDAN Việt Nam, Nhà máy Liên hợp gang thép công suất 500.000 tấn/năm của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh... đó là những thuận lợi cơ bản để các Ngân hàng trên địa bàn nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh nói riêng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, năm 2007 giá cả hàng hoá trên thị trường trong nước và thế giới tăng cao, nhất là giá dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô; các Ngân hàng thương mại, nhất là các Ngân hàng thương mại cổ phần tăng cường mở rộng mạng lưới, tăng lãi suất huy động vốn, đan dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các sản phẩm bán lẽ... tạo sức ép và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng trong việc huy động vốn, đầu tư tín dụng và phát triển dịch vụ Ngân hàng. Đối với Chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh, một số khách hàng truyền thống có doanh số hoạt động lớn gặp khó khăn trong kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2007. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh Công tác huy động vốn; Nét nổi bật của thị trường tiền tệ trong năm 2007 là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thông qua việc chào mời đa dạng các sản phẩm huy động ( ví dụ như tiết kiệm kỳ hạn lẽ, kỳ hạn không cam kết với lãi suất cao, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, thẻ thanh toán...).Trước tình hình đó, Chi nhánh luôn linh hoạt thay đổi các mức lãi suất cho phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Trong năm, Chi nhánh điều chỉnh lãi suất VND, USD tăng nhẹ để tương ứng với mặt bằng chung của NHNT Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn, áp dụng các mức lãi suất khác nhau đối với các kỳ hạn khác nhau của các khoản tiền gửi. Năm 2007, Chi nhánh luôn có các giải pháp tích cực để tăng cường huy động vốn như điều chỉnh lãi suất, phát hành chứng chỉ tiền gửi VND và USD với lãi suất bậc thang hấp dẫn, triển khai sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, miễn phí phát hành thẻ Vietcombank Connect 24h cho cá nhân, doanh nghiệp và tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn, điều chỉnh lãi suất EURO... nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2007 tăng khá so với cuối năm 2006. Đặc biệt trong Quý III/2007, Chi nhánh đã phát hành chứng chỉ tiền gửi USD có khuyến mãi với chương trình “Mua chứng chỉ tiền gửi USD cơ hội du lịch, giải trí, mua sắm miển phí cho cả gia đình tại HAWAI và 3.305 giải thưởng có giá trị khác”. Song song với việc quan tâm tới công tác huy động vốn, chi nhánh còn chủ động quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất, nhằm có được cơ cấu vốn an toàn và hiệu quả. Trong năm 2007, Chi nhánh luôn đảm bảo mức dự phòng thanh khoản cần thiết. Chênh lệch lãi suất cho vay- huy động vốn luôn được quản trị sát sao. Tính đến cuối năm 2007, tổng nguồn huy động của chi nhánh trên địa bàn quy VND ước đạt 660 tỷ đồng, tăng 33,7% so với năm 2006, số tuyệt đối quy VND tăng 166 tỷ đồng (Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 515 tỷ quy VND, Tổng nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 493 tỷ quy VND, kế hoạch năm 2008 đạt 800 tỷ quy VND, tính đến cuối năm 2007 thị phần đạt 14,7%). Phân loại theo tiền: Vốn huy động VND ước đạt 377 tỷ đồng, tăng 57% so với cuối năm 2006, số tuyệt đối tăng 137 tỷ đồng (Vốn huy động VND năm 2006 đạt 240 tỷ đồng, kế hoạch năm 2008 đạt 428 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2007 thị phần đạt 10,4%). Vốn huy động ngoại tệ quy VND đạt 283 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2006, số tuyệt đối quy VND tăng 29 tỷ đồng (Vốn huy động ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 254 tỷ đồng, kế hoạch năm 2008 đạt 372 tỷ quy VND, tính đến cuối năm 2007 thị phần đạt 42,2%). Phân theo thời gian: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VND ước đạt 102 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cuối năm 2006, số tuyệt đối quy VND tăng 20 tỷ đồng (Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VND năm 2006 đạt 83 tỷ đồng, kế hoạch năm 2008 đạt 162 tỷ quy VND, tính đến cuối năm 2007 thị phần đạt 27,3%). Tiền gửi có kỳ hạn quy VND đạt 539 tỷ đồng, tăng 43,2% so với cuối năm 2006, số tuyệt đối quy VND tăng 163 tỷ đồng (Tiền gửi có kỳ hạn quy VND năm 2006 đạt 376 tỷ đồng, kế hoạch năm 2008 đạt 639 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2007 thị phần đạt 18,5%). Tiền gửi khác quy VND ước đạt 18,6 tỷ đồng, giảm 46,5 so với cuối năm 2006, số tuyệt đối quy VND giảm 16 tỷ đồng (Tiền gửi khác quy VND năm 2006 đạt 35 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2007 thị phần đạt 43,7%). Do nguồn vốn huy động tại địa bàn mất cân đối giữa VND và ngoại tệ và không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Chi nhánh tiếp tục vay vốn ngắn hạn của NHNT Việt Nam với số tiền là 255 tỷ đồng, tăng 39,3% so với cuối năm 2006. Khi áp lực cạnh tranh trong huy động vốn trên địa bàn giữa các Ngân hàng Thương mại nhà nước càng trở nên gay gắt, để nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững đòi hỏi chi nhánh trong năm 2008 phải nổ lực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời thực thi khẩn trương và nghiêm túc chủ trương của Ban lãnh đạo về việc đa dạng hoá cơ cấu đội ngũ khách hàng, trong đó chú trọng phát triển đối tượng khách hàng bán lẽ và khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về công tác hoạt động tín dụng: Bám sát định hướng hoạt động tín dụng năm 2006 là “Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” của NHNT Việt Nam, Chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt mô hình tín dụng mới đối với khách hàng là Doanh nghiệp theo hướng kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Chi nhánh tiếp tục nghiên cứu các quy trình, quy chế và nâng cao các công cụ quản lý mà NHNT đề ra như: Ban hành quy trình xét duyệt khoản cho vay trên 10% vốn tự có; Hướng dẫn quy chế cho vay khách hàng; sửa đổi quy định về giới hạn tín dụng; Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng Doanh nghiệp cho phù hợp hơn với thực tế... Luôn thực hiên tốt chính sách khách hàng với phong cách giao dịch: phục vụ khách hàng một cách tận tình chu đáo với thái độ nhã nhặn, niềm nở, thoải mái, tạo được uy tín lâu dài đối với đông đảo khách hàng khi đến giao dịch tại Chi nhánh. Với phương châm làm việc: “Luôn xem sự thành đạt của khách hàng cũng là sự thành công của chính Ngân hàng”. Nhờ vậy chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong năm 2007 đã được cải thiện đáng kể. Doanh số cho vay năm 2007 quy VND ước đạt 1.581 tỷ đồng, tăng 31,7% so với năm 2006 (Doanh số cho vay năm 2006 quy VND đạt 1.201 tỷ đồng). Doanh số cho vay VND ước đạt 1.266 tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2006 (Doang số cho vay năm 2006 đạt 998 tỷ đồng). Doanh số cho vay ngoại tệ quy VND ước đạt 315 tỷ đồng, tăng 55,5% so với năm 2006 (Doanh số cho vay ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 203 tỷ đồng). Doanh số cho vay ngắn hạn quy VND ước đạt 1.270 tỷ đồng tăng 19% so với năm 2006 (Doanh số cho vay ngắn hạn quy VND năm 2006 đạt 1.067 tỷ đồng). Doanh số cho vay trung, dài hạn quy VND ước đạt 311 tỷ đồng, tăng 132,5% so với năm 2006 (Doanh số cho vay trung dài hạn quy VND năm 2006 đạt 134 tỷ đồng). Chi nhánh tiếp tục duy trì cho vay đối với khách hàng truyền thống, đa dạng hoá các hình thức cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng. Hoạt động tín dụng của chi nhánh tiếp tục đầu tư tới các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mọi thành phần kinh tế từ cho vay trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn, hạn chế đầu tư đối với các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả nhưng bên cạnh đó Chi nhánh cũng không ngừng mở rộng việc đầu tư đối với các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong năm 2007 ngày càng nâng cao... Đặc biệt ưu tiên đầu tư trên một số lĩnh vực trọng điểm về phát triển kinh tế của Tĩnh như: Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, xây dựng cơ sơ hạ tầng, Phát triển khu công nghiệp Kỳ Anh, Cảng biển Vũng Áng và Mỏ sắt Thạch Khê. Cụ thể, phòng giao dịch Kỳ Anh đi vào hoạt động cho đến nay đã được 02 năm và đã phát huy hết khả năng hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, thu hút được một số lượng lớn khách hàng đến giao dịch. Tuy phòng giao dịch Hồng Lĩnh hoạt động với khoảng thời gian chưa lâu và đang còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước khác trên địa bàn nhưng phòng giao dịch Hồng Lĩnh đã sớm phát huy được vị thế của Vietcombank. Hoạt động đầu tư tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh trong năm 2007 tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: kinh doanh thương mại, dịch vụ-du lịch, thu mua chế biến thuỷ sản xuất khẩu, xây dựng cơ bản, thu mua nguyên liệu nhựa và giấy, cho vay tiêu dùng. Những khách hàng lớn như: Công ty cổ phần Xây dựng 475, công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Kiêm Dung, Công ty cổ phần Muối & Thương mại Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Du lịch Hà Tĩnh, Công ty cổ phần sách thiết bị trường học Hà Tĩnh, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp, Công ty cổ phần Gạch Ngói Cầu Họ, Công ty cổ phần tư vấn-xây lắp điện Hà Tĩnh, Tổng công ty khoáng sản & thương mại Hà Tĩnh, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số I Hà Tĩnh, Công ty cổ phần sông đà 9, Công ty cổ phần MITRACO Hà Tĩnh, Công ty TNHH xây dựng & thương mại Hoàng Ngọc, Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà, Công ty Trồng rừng & Sản xuất nguyên liệu giấy HANVIHA, Công ty TNHH Dịch vụ Du Lịch Quỳnh Viên, Công ty cổ phần Thương mại Nam Hiếu, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng nhà máy Nhiệt Điện Vũng Áng I, Công ty TNHH Ngàn Phố, Công ty TNHH vật liệu xây dựng Trung Nam, Công ty cổ phần Thương mại Hồng Lam, Công ty Cổ phần XNK và Thương mại Hà Tĩnh… Hoạt động đầu tư tín dụng trung, dài hạn trong năm 2007 tập trung giải ngân 03 dự án mà Chi nhánh tham gia đồng tài trợ đó là: Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy xi măng Hạ Long và dự án phóng vệ tinh của tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Đến 31/12/2007 Chi nhánh đã giải ngân được 157 tỷ đồng trên tổng các dự án cam kết cho vay đồng tài trợ là 216 tỷ đồng. Ngoài ra còn thực hiện cho vay trung, dài hạn đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn: Công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp, Công ty cổ phần Gạch Ngói Cầu Họ, Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng số I Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Dược & Thiết Bị Y Tế, Công ty cổ phần & khách sạn Ngân Hà, Công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Vật Liệu & Xây Dựng Hà Tĩnh... Bên cạnh hoạt động cho vay, công tác thu hồi nợ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Trong năm 2007, Chi nhánh đã thu hồi được gần 30 tỷ đồng nợ quá hạn của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh. Cố gắng phấn đấu đến hết trong năm 2007, Chi nhánh sẽ đốc rút việc thu hồi nợ quá hạn của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Hà Tĩnh và các khoản nợ tồn đọng từ trước để lại. Doanh số thu nợ quy VND năm 2007 đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2006 (Doanh số thu nợ quy VND năm 2006 đạt 1.170 tỷ đồng). Doanh số thu nợ VND đạt 1.066 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cuối năm 2006 (Doanh số thu nợ VND năm 2006 đạt 980 tỷ đồng). Doanh số thu nợ ngoại tệ quy VND ước đạt 210 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2006 (Doanh số thu nợ ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 190 tỷ đồng). Doanh số thu nợ ngắn hạn quy VND ước đạt 1.121 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cuối năm 2006 (Doanh số thu nợ ngắn hạn quy VND năm 2006 đạt 1.041 tỷ đồng). Doanh số thu nợ trung, dài hạn quy VND ước đạt 156 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cuối năm 2006 (Doanh số thu nợ trung, dài hạn quy VND năm 2006 đạt 129 tỷ đồng). Tổng dự nợ cho vay quy VND năm 2007 đạt 860 tỷ đồng, tăng 55,1% so với cuối năm 2006 (Tổng dư nợ cho vay năm 2006 đạt 554 tỷ đồng). Dư nợ tín dụng tăng thêm tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như: Cho vay xây dựng cơ bản và cho vay kinh doanh thương mại dịch vụ... Cơ cấu cho vay: Phân theo loại tiền: Dư nợ cho vay VND ước đạt 650 tỷ đồng, tăng 44,2% so với cuối năm 2006 (Dư nợ cho vay VND năm 2006 đạt 451 tỷ đồng). Dư nợ cho vay ngoại tệ quy VND ước đạt 210 tỷ đồng, tăng 102,4% so với cuối năm 2006 (Doanh số cho vay ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 104 tỷ đồng). Phân theo thời gian: Dư nợ cho vay ngắn hạn quy VND ước đạt 464 tỷ đồng, tăng 47,9% so với cuối năm 2006 (Dư nợ cho vay ngắn hạn quy VND năm 2006 đạt 314 tỷ đồng). Dư nợ cho vay trung, dài hạn quy VND ước đạt 396 tỷ đồng, tăng 64,5% so với cuối năm 2006 (Dư nợ cho vay trung, dài hạn quy VND năm 2006 đạt 241 tỷ đồng). Chất lượng tín dụng: Dư nợ nhóm 1 “Nợ đủ tiêu chuẩn”: 830 tỷ đồng, tăng 51% so với cuối năm 2006. Dư nợ nhóm 2 “Nợ cần chú ý”: 4,6 tỷ đồng, tăng 44,7% so với cuối năm 2006. Dự nợ nhóm 3 “Nợ dưới tiêu chuẩn”: 23,9 tỷ đồng, tăng 86,6% so với năm 2006. Dư nợ nhóm 5 “Nọ có khả năng mất vốn”: 1,3 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cuối năm 2006. Thu hồi nợ tồn đọng: Thu hồi nợ tồn đọng từ các đơn vị giải thể (từ ngày 01/01/2007 đến 31/10/2007): 92 triệu. Quỹ dự phòng rủi ro hiện nay (Từ 01/01/2007 đến 31/10/2007): 30,5 tỷ đồng (Trong đó: dự phòng chung: 86 tỷ đồng, dụ phòng cụ thể: 21,9 tỷ đồng). Đặc biệt trong năm 2007, Chi nhánh không sử dụng từ quỹ DPRR đã trích lập để xử lý đối với khách hàng. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm trên 50% trong tổng dư nợ. Công tác kế toán thanh toán và dịch vụ: Trong năm 2007, mặc dù khối lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng lớn nhưng công tác kế toán thanh toán và dịch vụ của Chi nhánh luôn đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu đặt ra về công tác và phục vụ. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2007 của chi nhánh NHNT Hà Tĩnh ước đạt 32 triệu USD (Trong đó: thanh toán xuất khẩu ước đạt: 7 triệu USD, thanh toán nhập khẩu ước đạt: 25 triệu USD). Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Năm 2007, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, Chi nhánh đã phát triển thêm một số nghiệp vụ phái sinh như quyền chọn, tương lai. Quy trình giao dịch cụ thể cho các nghiệp vụ này đang được tiếp tục hoàn thiện nhằm triển khai một cách có hệ thống. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, các chương trình tự động, các chương trình tự động trong kinh doanh như tỷ giá, quản lý trạng thái ngoại hối... tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ trực tiếp kinh doanh được tăng cường cả về số lượng và trình độ nghiệp vụ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2007 doanh số mua vào bán ra ước đạt 43 triệu USD. Hoạt động kinh doanh thẻ: Trong năm 2007, Chi nhánh đã hoàn thiện việc lắp đặt máy rút tiền tự động ATM, đưa số máy trên địa bàn vào sử dụng là 07 máy. Trong đó: đặt tại Ngân hàng nhà nước tĩnh 01 máy, Phòng giao dịch Kỳ Anh 02 máy, Phòng giao dịch Hồng Lĩnh 01 máy nhằm phục vụ ngày càng tăng về dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Ngoài số lượng phát hành thẻ Connect 24h cho các cá nhân thì trong năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện chủ trương của Chính phủ là từ đầu năm 2008 bắt đầu các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ thanh toán lương qua tài khoản. Cho đến hết năm 2007 có 30 cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đã ký hợp đồng thanh toán lương qua tài khoản với Chi nhánh. Số lượng phát hành the Connect 24h ước đạt đến 31/12/2007 là 10.000 thẻ. Doanh số thanh toán thẻ ATM trong 07 máy đến cuối năm 2007 ước đạt 170 tỷ đồng. Công tác kho quỹ: Dịch vụ thanh toán, ngân quỹ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2007, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống trên địa bàn. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh không ngừng được đẩy mạnh bằng chương trình thanh toán điện tử, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế tăng, độ chính xác cao và an toàn hơn trước. Cùng với việc tăng cường hoạt động của máy rút tiền ATM, đã thu hút thêm lượng khách hàng tham gia thanh toán tại Chi nhánh. Tuy số lượng tiền và khách hàng giao dịch tiền mặt ngày càng lớn, nhưng nhờ chấp hành nghiêm túc quy trình, thủ tục nghiệp vụ và sự phấn đấu tích cực của đội ngũ cán bộ kho quỹ nên hoạt động thu chi tiền mặt đảm bảo, kịp thời, chính xác, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng, không để xảy ra sai sót, nhầm lẩn, hệ thống kho quỹ đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tổng thu tiền mặt ước đạt: 1.828 tỷ đồng. Tổng chi tiền mặt ước đạt: 1889 tỷ đồng. Thu từ quỹ NHNN ước đạt: 220 tỷ đồng. Chi nộp vào NHNN ước đạt: 152 tỷ đồng. Tổng thu ngoại tệ ước đạt: 17 triệu USD. Tổng chi ngoại tệ ước đạt: 17 triệu USD. Thu tiền từ TW về ước đạt: 1,5 triệu USD. Chi tiền nộp TW ước đạt: 8,47 triệu USD. Phát hiện tiền giả trong năm 2007 số tiền là 17.760.000 đồng, đã tiến hành lập biên bản và nộp về Ngân hàng Nhà nước đầy đủ, tiền giả ngoại tệ không có.Số tiền thừa trả cho khách hàng: Tổng số món 140, số tiền 244.000.000 đồng. Các mặt công tác khác: Công tác kiểm tra nội bộ và tiếp dân: Thực hiện sự chỉ đạo của phòng kiểm tra nội bộ NHNT Việt Nam, ngay từ đầu năm bộ phận kiểm tra nội bộ của Chi nhánh đã tiến hành xây dựng kế hoạch nhằm đưa công tác kiểm tra nội bộ ngày một hoàn thiện hơn. Trọng tâm của năm 2007 đó là: Kiểm tra công tác hạch toán kế toán và đi sâu kiểm tra công tác tín dụng. Trong năm, Bộ phận kiểm tra nội bộ đã tiến hành kiểm tra công tác quyết toán năm 2006, kiểm tra nội dung hạch toán, chế độ chứng từ, mua sắm và XDCB. Qua kiểm tra công tác quyết toán năm 2006 đã theo đúng sự chỉ đạo của NHNT Việt Nam, các chứng từ kế toán đều hợp lệ, việc hạch toán giữa tài khoản chi tiết và tìa khoản tổng hợp đều khớp đúng, việc chi tiêu và mua sắm đều theo đúng quy định của NHNT Việt Nam. Kiểm tra công tác tín dụng, cùng với phòng quan hệ khách hàng rà soát lại việc trích lập và sử dụng dự phòng của quý I - II - III/2007, tham gia cùng phòng quan hệ khách hàng trong việc xếp hạng và hạn mức tín dụng đối với phòng quan hệ khách hàng trong việc xếp hạng và hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp. Trong năm 2007, bộ phận kiểm tra nội bộ đã tiến hành kiểm tra công tác tín dụng trong quy trình, thủ tục và hồ sơ cho vay đối với các loại hình kinh tế. Qua kiểm tra phòng quan hệ khách hàng đã thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay, hồ sơ cho vay đầy đủ hợp lệ. Về công tác tiếp dân: nhờ làm tốt công tác khách hàng cũng như tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan nên trong năm 2007 không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Công tác thống kê, thông tin khai báo: Công tác thống kê, thông tin báo cáo luôn được quan tâm đúng mức. Ngoài việc cố gắng hoàn thành tốt các yêu cầu về thông tin báo cáo theo quy định, theo định kỳ Chi nhánh đã duy trì tốt chế độ hội ý, giao ban, trao đổi thông tin giữa ban lãnh đạo với các phòng ban và giữa các phòng ban với nhau. Vì vậy, việc điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn đảm bảo kịp thời, sát đúng. Công tác khách hàng: Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, tăng cường cho vay có đảm bảo bằng tài sản, tăng cường đội ngũ cán bộ, duy trì và khống chế tỷ lệ nợ xấu. Đối với các khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và tư nhân cá thể. Chi nhánh đã bố trí cán bộ tích cực tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, có các giải pháp phù hợp để thu hút và tạo điều kiện cho các đối tượng này thiết lập quan hệ vay vốn, thanh toán. Đối với các khách hàng có quan hệ tiền gửi lớn, Chi nhánh thường xưyên có các chính sách khuyến khích, động viên phù hợp... Với các trường hợp khác, khi khách hàng có nhu cầu rút tiền trước thời hạn, hoặc có nhu cầu vay vốn thì Chi nhánh luôn đáp ứng một cách kịp thời, thủ tục thuận tiện, với mức lãi suất hợp lý. Để thực hiện chính sách khách hàng đạt hiệu quả, Chi nhánh thường xuyên quán triệt, nhắc nhở đội ngũ CBCNV phải tích cực học tập nâng cao nhận thức, năng lực công tác, có tinh thần vượt khó, tạo lập phong cách giao tiếp đúng đắn. Hàng tháng, việc thực hiện chính sách khách hàng là một trong những tiêu chí quan trọng để chấm điểm lương đối với CBCNV trong cơ quan. Nhưng bên cạnh những mặt mạnh đó thì công tác khách hàng của Chi nhánh vẫn còn tồn tại và hạn chế những mặt chưa làm được. Do thị trường hạn hẹp, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước diễn ra ngày càng khốc liệt, hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp, ngành nghề không đa dạng, vốn tự có ít chủ yếu hoạt động bằng vốn vay ngân hàng nên rủi ro cho các Ngân hàng là rất lớn. Sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp chưa đồng bộ ảnh hưởng đến việc giải ngân, các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ của các Ngân hàng Thương mại. Chậm đa dạng hoá cơ cấu khách hàng: Nhận thức được đội ngũ khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và luôn chịu áp lực bị chia sẽ bởi sự cạnh tranh tất yếu từ các phía Ngân hàng Thương mại Nhà nước khác do sự phát triển của hệ thốn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12563.doc
Tài liệu liên quan