Báo cáo Thực tập tổng hợp tại "Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội"

Tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại "Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội": I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI VÀ NHÀ MÁY THÀNH VIÊN – NHÀ MÁY MAY 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty * Tên tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội *Tên giao dịch quốc tế: HANOI TEXTILEX AND GARMENT CORPORATION; *Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX; *Trụ sở chính: số 1 Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội. * Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335... Fax: (84-4) 8622334 * Cơ q... Ebook Báo cáo Thực tập tổng hợp tại "Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội"

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại "Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan quản lý cấp trên là: Tổng công ty Dệt May Việt Nam * Tổng Giám Đốc kiêm bí thư đảng ủy: Nguyễn Khánh Sơn * Địa chỉ web site: * Địa chỉ email: hanosimex@hn.vnn.vn *Vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2006 là 151.733.083.397 đồng (Một trăm năm mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi ba triệu, tám mươi ba ngàn, ba trăm chín mươi bảy đồng); hiện nay là 205 tỷ đồng 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Được đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May, hơn 20 năm xây dựng và phát triển,Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội luôn đảm bảo mức tăng trưởng hơn 20%/năm. Điều đặc biệt của Dệt May Hà Nội là phong cách “Dám nghĩ – dám làm, năng động – sáng tạo, chấp nhận thử thách – cạnh tranh” được kiên định giữ vững qua các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Công ty. Dệt May Hà Nội tự hào bởi tình đoàn kết nội bộ đã đem lại sự phát triển ổn định và vững chắc cho Công ty như ngày hôm nay Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là một công ty nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam( VINATEX) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện việc đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Hanosimex là công ty thành viên hạch toán độc lập của Vinatex, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có vốn và tài sản riêng, điều lệ tổ chức và hoạt động, bạc Nhà nướcđược mở tài khoản tại ngân hàng, kho nhà nước, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của Công ty mẹ. Ngày 7/4/1978: Ký ‎kết Hợp đồng giữa TECHNO-IMPORT Vietnam và Hãng UNIONMATEX(CHLB Đức) Tháng 2/1979: Công trình được khởi công xây dựng Tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội là nhà máy Sợi Hà Nội được chính thức đi vào hoạt động ngày 21/11/1984 theo Quyết Định số 211/CNN/TCLĐ ngày 24/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ( nay là Bộ Công nghiệp). Những năm trong thời kỳ bao cấp Nhà máy chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Đến tháng 12/ 1989 thực hiện quy mô mở rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự có và vốn ngân hàng, nhà máy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn dầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn đầu tư hơn 8 triệu USD với dây chuyền hoàn chỉnh. Ngay từ đầu thành lập, nhà máy Sợi Hà Nội được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch Quốc tế là HANOSIMEX vào tháng 6/1960. Ngày 30/4/1991: Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội. Ở giai đoạn này Liên Xô và các nước Đông Âu lần lượt tan rã, thị trường Xuất nhập khẩu mất, công ty đã mạnh dạn chuyển sang thị trường Cộng Hòa Liên Bang Đức, nhật Bản… Đổi mới trang thiết bị công nghệ, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh (10/1993) là thành viên thứ 6 của Xí nghiệp Liên Hiệp, Nhà máy Dệt Hà Đông. Tính đến năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và Nhà máy Dệt Hà Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm đầu sáp nhập vào Hanosimex. Tháng1/1995 khởi công xây dựng Nhà máy thêu Đông Mỹ và đến ngày 2/9/1995 thì khánh thành, trở thành các nhà máy thành viên. 19/6/ 1995: Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên Xí nghiệp Sợi – Dệt Kim Hà Nội thành Công Ty Dệt Hà Nội. 28/3/2000: Bộ Công nghiệp quyết định đổi thành Công ty Dệt- Hà Nội. Giai đoạn 2000 – 2005 là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong giai đoạn này theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt May VIệt Nam, TCT lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàn Thị Loan – đây là một doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Duới sự điều hành quản lý cùa TCT, Công ty Hoàng Thị Loan đã chặn được tình trang tụt dốc, thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năng lực sản xuất khôi phục, các hoạt động được củng cố, đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Từ 2005 – 2007 tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “ Công ty mẹ - Công ty con” và thực hiện cổ phần hóa các Công ty thành viên. Ngày 6/2/2007 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam theo quyết định số 04/2007/QĐ – BCN ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tháng 10/2007 TCT tiến hành cổ phần và đến tháng 1/ 2008 đôit tên thành Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, vốn nhà nước chiếm 57,57% vốn điều lệ, còn lại là vốn cổ đông Năng lực sản xuất của công ty: Các loại sợi: Peco, Cotton, sợi nồi cọc, sợi OE…với năng lực sản xuất: 2100 Tấn/ năm Các loại vải dệt kim như: singer, interloc, rip, pique…với năng lực sản xuất: Sản lượng 3300 Tấn/ năm Các loại vải dệt thoi như: vải Denim( jean), các loại từ 4,5 oz đến 14,5 0z bao gồm: Vải Denim thường, SLUM Denim, Fanci Denim co giãn… Các loại khăn…1500 tấn/ năm Các sản phẩm may từ vải dệt kim như áo Poloshirt, Tshirt, Hineck, quần áo thể thao… cho người lớn và trẻ em: sản lượng 1,1 triệu sản phẩm/ năm Các sản phẩm may từ vải Denim như quần Jean, áo sơ min, váy, … cho người lớn và trẻ em: Sản lượng 1,2 Triệu sản phẩm/ năm Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty: a) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may; b) Kinh doanh, xuất, nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su; các mặt hàng tiêu dùng; c) Kinh doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng; d) Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí; đ) Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị; e) Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may; g) Đầu tư và kinh doanh tài chính; h) Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật TCT có 6643 lao động với đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, tỷ lệ tốt nghiệp Đại học và trên Đại học 8%. TCT là một tổ hợp sản xuất kinh doanh gồm các nhà máy và các đơn vị dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau về công việc, tổ chức sản xuất, sử dụng nguyên liệu, cung cấp phụ tùng và các hoạt động dịch vụ… để sản xuất các sản phẩm Sợi, dệt kim, khăn đáp ứng nhu cấu của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, áp dụng công nghệ tiên tiến của: Italia,Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản…,các trang thiết bị, máy móc của TCT tương đối hiện đại, đồng bộ. Hiện nay TCT có rất nhiều loại máy móc: Dây chuyền kéo sợi Poleste-Cotton chải kỹ Dây chuyền kéo Sợi bông, kéo Sợi, thêu may Dây chuyền vải – dệt – nhuộm – văng định hình Hệ thống thiết bị động lực, khí nén, lò hơi, điều hòa, thông gió. Hệ thống thiết bị cơ khí, chế tạo sửa chữa các bộ phận chi tiết Thị trường xuất khẩu sản phẩm ngày càng được mở rộng, hiện nay đã xó 36 nước có quan hệ buôn bán với HANOSIMEX: Mỹ, khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, các nước Asian… Sản phẩm nội địa bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý trên toàn quốc. Với hệ thồng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, và hệ thống trách nhiệm xã hội SA – 8000,. Chính sách chất lượng của TCT là: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của chúng ta”. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, TCT đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy may 3 Nhà máy may 3 là một trong năm nhà máy May trực thuộc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, được thành lập ngày 1 tháng 11 năm 2001 với chức năng chuyên sản xuất sản phẩm dệt thoi xuất khẩu và nội địa. Tuy là một nhà máy mới, ra đời sau các nhà máy may khác nhưng với sự cố gắng, sự đồng lòng của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Nhà máy may 3 đã liên tục và trưởng thành và đóng góp nhiều thành tựu đáng kể cho sự phát triển chung của Tổng Công ty. Năng lực thiết bị hiện có của nhà máy : gồm nhân lực lao động, các trang thiết bị máy móc… Trên thực tế năng lực thiết kế của Nhà máy May 3 là : + Năng lực thiết kế : 1.200.000 sản phẩm /1năm. Năng lực thiết kế 1 ngày : 100.000 sản phẩm /1 ngày thì phải thực hiện các bước như sau : * Ngày đầu tiên :Tổ cắt phải hoàn thành cắt 120.000 sản phẩm/1 ngày, rồi chuyển sang Tổ May.Việc cắt nhiều như vậy để đảm bảo cho đảm bảo hoàn thành 100.000 sản phẩm / 1 ngày. Vì còn loại trừ những sản phẩm hỏng cần loại ra. * Ngày thứ 2 : Tổ May bao gồm 4 đơn vị nhỏ sẽ hoàn thành việc may sản phẩm rồi chuyển sang Tổ Hoàn thiện. * Ngày thứ 3 : Tổ Hoàn thiện sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê, đóng gói. * Ngày thứ 4 : Khách hàng sẽ kiểm tra chất lượng và bàn giao sản phẩm Như vậy trong khoảng trung bình 4 ngày, Công ty sẽ hoàn thiện được 100.000 sản phẩm. 3. Cơ cấu tổ chức và những chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy may 3 3.1. Cơ cấu tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ hoàn thành, đóng kiện Tổ may Tổ cắt Tổ bảo toàn Tổ chất lượng Tổ nghiệp vụ, kỹ thuật Tổ phục vụ Qua sơ đồ tổ chức trên ta thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đây là có cấu tổ chức giản đơn. Cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thự hiện chế độ thủ trưởng. Nguời lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hệ thống do mình phụ trách cũng như kết quả công việc của cấp dưới. Các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới được thực hiện theo đường thẳng. - Ưu điểm: + Mệnh lệnh được tiến hành nhanh,mỗi cấp dưới chỉ chịu mệnh lệnh của một cấp trên.tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ + Chế độ trách nhiệm rõ ràng, tránh tình trạng người thưa hành phải thi hành nhiều nhiệm khác nhau - Nhược điểm: + Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt, trong khi đó người lãnh đạo thực hiện nhiều chức năng, có thể dẫn đến quá tải. + Tạo ra sự ngăn cách, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị cùng cấp Là một nhà máy thành viên trực thuộc Tổng công ty, có quy mô tương đối nhỏ, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, cơ cấu tổ chức của nhà máy theo mô hình trực tuyến là phù hợp. 3.2. Chức năng, nhiệm vụ 3.2.1. Giám Đốc nhà máy - Chức năng: Là người giúp việc cho TGĐ công ty, điều hành mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. - Nhiệm vụ + Phụ trách mọi hoạt động của nhà máy + Điều hành quản lý bộ máy theo phân cấp, tổ chức các hoạt động sản xuất, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Tổng công ty giao. + Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, bố trí cán bộ phụ trách công tác tổ chức, công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, công tác thi đua khen thưởng, giáo dục cán bộ công nhân viên,chỉ đạo công tác tiền lương, hạch toán kinh tế. + Chỉ đạo hoạt động hệ thống ISO 9001:2000,SA8000,WRAP của toàn nhà máy + Phụ trách công tác đời sống thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng cấp nâng bậc. + Triển khai và kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. + Lập phương án xây dựng hệ thống quản lý kế hoạch đồng bộ trong toàn nhà máy. + Chỉ đạo cán bộ kế hoạch điều độ cân đối năng lực, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp từng giai đoạn đảm bảo tiến độ giao hàng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm nhà máy. + Tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất của các tổ. + Chỉ đạo trực tiếp công tác hạch toán chi phí đạt hiệu quả, công tác thống kê tổng hợp. + Quản lý thông tin nội bộ và các phương tiện phục vụ, đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động hoạt động tốt, liên tục + Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ phân công. - Quyền hạn + Ký những văn bản được TGĐ ủy quyền. + Chịu trách nhiệm trước TGĐ về mọi hoạt động của nhà máy. 3.2.2. Phó Giám Đốc nhà máy - Chức năng: Là người giúp việc cho Giám đốc nhà máy về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. - Nhiệm vụ + Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng, đào tạo sáng tiến cải tiến kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nghiệp, phòng chồng cháy nổ, phong chống bão lụt. + Tiếp cận và triển khai các thông tin từ Giám Đốc nhà máy tới các đơn vị trong nhà máy về các lĩnh vực được phân công + Lập dự án, xây dựng và tổ chức hệ thông quản lý kỹ thuật trong toàn nhà máy. + Chỉ đạo triển khai, kiểm tra thực hiện quy trình công nghệ phù hợp với mô hình sản xuất của nhà máy. + Trực tiếp chỉ đạo tổ chất lượng quản lý tốt chất lượng sản phẩm. Giải quyết các tranh chấp về công tác kỹ thuật giữa các bộ phận trong nhà máy, giữa nhà máy với các bộ phận trong Tổng công ty. + Chỉ đạo và xử lý kịp thời, triệt để các vướng mắc về kỹ thuật xảy ra. + Chỉ đạo và kiểm tra lập kế hoạch lịch xích tu sửa thiết bị hàng năm, hàng tháng, kế hoạch trang bị phụ tùng nhập ngoại, kiểm tra việc thực hiện. + Nghiên cứu đề ra biện pháp quản lý nâng cấp thiết bị + Đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trong nhà máy thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt. + Phụ trách công tác đào tạo, nâng bậc, tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân. + Xây dựng phương án quản lý kho, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy định về kho. + Triển khai thực hiện các yêu cầu của hệ thống ISO 9001:2000, SA 8000, WRAP + Đại diện cho lãnh đạo vể tiếp khách, kiểm hàng, hoặc đánh giá nhà máy. + Phụ trách đôn đốc, kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ COO theo yêu cầu + Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ và GĐ nhà máy phân công. - Quyền hạn + Thay Giám đốc điều hành nhà máy khi GĐ đi vắng nếu được ủy quyền. + Được giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. + Được quyền đề xuất khen thưởng cán bộ công nhân viên trong nhà máy trong nhiệm vị được giao. + Chịu trách nhiệm trước TGĐ công ty và GĐ nhà máy về nhiệm vụ được phân công. 3.2.3. Các tổ trong nhà máy Chức năng, nhiệm vụ của các tổ trong nhà máy: thực hiện theo sự phân công của GĐ nhà máy, cụ thể như sau: - Tổ nghiệp vụ: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc nhà máy trong các lĩnh vực như: Kế hoạch sản xuất, lao động tiền lương, thống kê, kho. Tổ nghiệp vụ bao gồm các nhóm công việc sau: Kế hoạch lương, hạch toán, thống kê vật tư Công tác quản lý lao động, hồ sơ chế độ, đào tạo nguồn nhân lực Kế toán lương, thống kê tổng hợp Kế hoạch điều độ sản xuất, tổ trưởng Thống kê sản lượng, tính lương Kế hoạch nguyên vật liệu COO, thường trực ISO 9001:2000 Thủ kho, quản lý các vật tư hàng hoá trong kho, theo dõi nhập xuất tồn, tiến hành kiểm kê định kỳ hay đợt xuất khi có yêu cầu đảm bảo chính xác kịp thời, đúng nguyên tắc quản lý vật tư. - Tổ kỹ thuật - Tổ may mẫu: + Tổ kỹ thuật có chức năng tham mưu, giúp viêc cho lãnh đạo nhà máy trong công tác quản lý kỹ thuật bao gồm: Tổ trưởng và các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ đơn hàng sản xuất tại nhà máy, bao gồm các bộ phận sau: Kỹ thụât thiết kế, kỹ thuật định mức, kỹ thuật chuyền, kỹ thuật thiết bị. + Tổ may mẫu: May các loại mẫu như mẫu chế thử, mẫu chào hàng, mẫu đối, mẫu chứng minh giao hàng, mẫu đầu chuyền và một số loại mẫu theo từng đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng. - Các tổ may: Là tổ trực tiếp sản xuất, thực hiện quy trình may các sản phẩm theo yêu cầu phiếu công nghệ theo hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật chuyền của nhà máy. Các tổ may bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó, công nhân kiểm phôi, công nhân may và công nhán là ép mex. - Tổ đóng kiện: Chịu trách nhiệm đóng thùng carton cho tất cả đơn hàng nội địa và xuất khẩu đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ của nhà máy 4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật Nhà máy may 3 có diện tích nhà xưởng 2448 m2. Năng lực sản xuất hơn 1 triệu sản phẩm quy đổi/ năm với hệ thống máy móc trang bị đầy đủ cho 4 dây chuyền may công nghiệp gồm 394 máy. Trong đó nhà máy có 358 máy may với nhãn hiệu Juky, Kansai, Brother, Union, Reecce. Hầu hết là máy móc được đưa vào sử dụng từ năm 2001 và cho đến nay đã liên tục bổ sung các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng (10 máy bằng hai kim cố định, 3 máy chần chun, 3 máy khuyết, 3 máy xén ) và đã đựơc cập nhật trong lịch xích để phù hợp với yêu cầu công nghệ hiện đại cũng như đáp ứng vật liệu mới, cấu trúc sản phẩm mới bao gồm các chủng loại: +| Máy bằng 222 chiếc: Là các máy may đỉa, máy may cạp, máy quấn ống mũi may móc xích kép. +| Máy di bọ 14 chiếc: Là các máy Brother, Juky phần lớn là máy điện tử +| Máy đính cúc 7 chiếc: Trong đó có 3 chiếc thế hệ mới, máy điện tử mũi may thắt nút. +| Máy thừa khuyết 19 chiếc: Là các máy Juky, Reecce, mũi may thắt nút, cắt chỉ tự động trong đó có 3 máy Juky thù khuyết đầu tròn, còn lại một máy đầu bằng. +| Máy xén 49 chiếc Ngoài ra nhà máy còn có một số thiết bị phụ trợ 36 chiếc bao gồm: + Máy vẽ thiết kế 1 chiếc nhãn hiệu ACCUPLOT của Mỹ với chức năng thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ và một số bẳng hoá để nhập mẫu đưa vào máy thiết kế. + Máy cắt 10 chiếc: Máy cắt đầu bàn, máy cắt tay, máy cắt vòng. + Các loại máy khác: Máy dập ôzê 6 chiếc, máy dò kim 1 chiếc, máy đánh chỉ một chiếc, máy đè ép mex 1 chiếc, máy là hơi 12 chiếc (bàn hút, bàn là, máy là ép phom quần), máy lộn cổ 1 chiếc, máy thử độ bền cúc 1 chiếc. Việc bảo dưỡng máy trong công ty được xắp sếp trong phân theo trong từng tháng, từng quý, từng năm.Và được thông qua từ những ngày đầu trong năm. Trong quá trình làm việc khi phát hiện những sự cố của máy móc, thì nhà máy sẽ dừng những máy đó khỏi chuyền sản xuất. Tổ kỹ thuật và tổ bảo toàn sẽ có nhiệm vụ thay những máy có chức năng tương tự( nếu có) và sẽ sửa chữa trong thời gian nghỉ trưa hoặc những ngày nghỉ trong tuần - Có các loại bảo dưỡng là : + Bảo dưỡng loại O : Chu kì 3 tháng \ 1 lần + Bảo dưỡng loại X : Chu kì 6 tháng \ 1 lần + Bảo dưỡng loại ∆ : Chu kì 1 năm \ 1 lần 4.2. Nguyên vật liệu Do nhà máy có đặc điểm là chuyên sản xuất các mặt hàng từ vải dệt thoi nên nguồn đưa nguyên vật liệu đưa vào nhà máy được cung cấp thừ chính các nhà may dệt vải Denim. Nhà máy May 3 chỉ nhận những đơn đặt hàng của khách hàng nên 80% nguyên,vật liệu chính là khách hàng giao cho gồm những nguyên, phụ liệu chính như : + Vải , chỉ may, mác trang trí, mex + Logo riêng của khách hàng + Những đường may của sản phẩm… Nhà máy chỉ đảm nhận 20% nguyên, vật liệu phụ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm như: Túi nilon, thùng Catton, băng dính nhưng những nơi mà công ty đặt hàng phải được khách hàng chỉ định, có tín nhiệm và có đánh giá cao hoặc là công ty phải chứng minh được chất lượng của sản phẩm đã đặt hàng Nguyên tắc quản lý nguyên, vật liệu là: + Quản lý theo từng mã hàng + Nguyên, vật liệu nào dùng trước sẽ nhập về sản xuất trước + Quản lý theo thẻ kho để tiện theo dõi: * Ghi nhận nguyên, vật liệu nhập về * Ghi xuất nguyên,vật liệu sản xuất * Ghi còn nguyên, vật liệu còn lại + Có biển báo ghi phân biệt từng loại vật tư như : mác, mex, chỉ, vải…. + Có biển báo chia khu vực các nguyên,vật liệu. Nhưng thông thường khách hàng sẽ tính định mức vật tư, và sẽ chuyển nguyên, vật liệu đến cho Công ty. Công ty chỉ là đơn vị gia công. Định mức tiêu hao vật tư là cân đối giữa định mức của Phòng kỹ thuật của Công ty và định mức của khách hàng giao cho. Nếu định mức của khách hàng giao cho không đủ sản xuất thì Công ty phải phản hồi với khách hàng để điều chỉnh lại định mức, đồng thời điều chỉnh lại nguyên, vật liệu mà khách hàng giao cho để kịp sản xuất đúng tiến độ, đảm bảo hoàn thành việc giao hàng kịp thời gian cả về chất lượng lẫn số lượng. 4.3. Quá trình sản xuất may công nghiệp tại nhà máy: Là một quá trình khép kín rất chặt chẽ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng cũng như tiến độ giao hàng cụ thể qua từng công đoạn như sau: - Nhận kế hoạch sản xuất và PI ( kèm theo sản phẩm mẫu của khách hàng nếu có) - Giặt vải dạng ống để xác định độ co giãn và giặt để xá định độ ánh mầu. - Tiến hành thiết kế mẫu chế thử và may mẫu thử ( tại tổ mẫu), viết quy trình công nghệ và định mức nguyên phu liệu. - Đặt và nhận vật tư, nguyên phụ liệu. Dựa vào định mức kỹ thuật ban đầu và kế hoạch sản xuất, cán bộ phụ trách nguyên vật liệu tiến hành làm nhu cầu nguyên phụ liệu và theo dõi tiến độ nguyên phụ liệu về kho. - Tổ cắt nhận phiếu công nghệ và mẫu thiết kế từ tổ kỹ thuật để tiến hành giác sơ đồ trên máy, trải vải, cắt mẫu bán thành phẩm. Phôi cắt được kiểm tra đạt chất lượng thì sẽ được nhập kho và thủ kho căn cứ vào đó để xuất vào các tổ may. - Các tổ may nhận phiếu công nghệ và mẫu may từ kỹ thuật chuyền sau đó sẽ triển khai may sản phẩm đầu chuyền để tổ chất lượng và kỹ thuật chuyền kiểm tra và nhận xét. Tránh tối đa những lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất, các tổ may phải theo dõi và hướng dẫn công nhân may theo đúng phiếu công nghệ và sản phẩm mẫu nếu có. - Kiểm tra chất lượng sau may, kiểm tra 100% ngoại quan và kiểm tra kích thước sản phẩm theo quy định của nhà máy (10%) - Sản phẩm sau giặt về phải kiểm tra chất lượng sau giặt 100% về ánh mầu, chất lượng giặt, đính cúc hoàn thiện sản phẩm ( theo yêu cầu cụ thể của các đơn hàng. Sau đó sản phẩm được chuyển sang là hoàn tất và bao gói sản phẩm theo đúng yêu cầu của phiếu công nghệ. - Từng công đoạn trong quá trình hoàn thiện đều được công nhân chất lượng của nhà máy phúc tra, nếu dạt mới chuyển tiếp vào các công đoạn sau. - Tất cả sản phẩm sau là bao gói đều phải có KCS công ty kiểm tra sau đó nhập về kho sản phẩm và chuyển sang đóng hòm. - Kiểm tra chất lượng đóng hòm. - Kiểm tra cuối cùng nếu đạt chất lượng mới được nhập kho. - Tất cả những công đoạn trên nếu sau kiểm tra không đạt chất lượng đều đưa về công đoạn trước đó để tái chế cho đến khi đạt chất lượng. 5. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy Trong những năm qua đã cố gắng phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu mà Tổng công ty giao cho. Các kết quả đạt được cụ thể trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất của nhà máy Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 1-6/2005 Tháng 7-12/2005 Tháng 1-6/2006 Tháng7-12/2006 Năm 2007 Sản lượng TH Sản phẩm 280719 343146 315563 438760 877353 Sản lượng quy đổi Sản phẩm 562370 586807 445749 574738 1520088 DT nhập kho Tr Đồng 16449 15783 18277.034184 18277.03418 30406.091659 TN ttế/ người Đồng 1440687 1556329 1612327 1661642 2221931 TL Đồng 7355242899 8502660791 10033139730 Tlệ tái chế BQ % 4.77 5.02 4.74 5.59 4.51 CPSXTK Đồng 9300000 9500000 58962846 23201000 27309424 Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng thực hiện 2006 tăng so với năm 2005 là 20.91% , năm 2007 tăng so với 2006 là 16,31%. Tính theo sản lượng quy đổi( ở đây là tính theo quần Jean) thì năm 2005 lại giảm so với 2005 là 11.2%, 2007 so với 2006 tăng 48.96%. Đây là tốc độ tăng khá nhanh. Mặc dù doanh thu nhập kho của năm 2007 giảm so với 2006 là16,82 % nhưng thu nhập bình quân đầu người đều tăng lên qua các năm, 2006 tăng 3,06%, 2007 tăng 33,72%, đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành dệt may hiện nay có thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp, nguyên nhân là do trong ngành dệt may công nhân chiếm tỷ trọng lớn, công việc tương đối giản đơn, không cần qua đào tạo nhiều nên thu nhập thấp, dẫn đến thu nhập bình quân đầu người của nhà máy thấp. Qua bảng số liệu ta cũng thấy qua các năm tỷ lệ % tái chế đã giảm xuống, chi phí sản xuất tiết kiệm tăng lên. Điều này cho thấy với việc đầu tư thêm các thiết bị, các loại đồ gá chuyên dụng, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất luợng đào tạo và tuyển lao động đã làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm hỏng giảm xuống, nhà máy là ăn có hiệu quả hơn. 6. Đặc điểm về lao động 6.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới có ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhà máy. Nếu cơ cấu tuổi và giới tính hợp lý, phù hợp với ngành nghề sản xuất sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh và ngược lại nếu cơ cấu không hợp lý thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nhà máy. Bởi vì đối với mỗi độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau có đặc điểm tâm sinh lý, sức khoẻ, năng lực và sở trường khác nhau nên khả năng đảm nhiệm được công việc là khác nhau, do đó mà những công việc có đặc điểm khác nhau thì phải có cơ cấu lao đông theo tuổi và giới khác nhau. Cơ cấu lao động của nhà máy tại thời điểm 28/2/2005 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động của nhà máy tại thời điểm 28/2/2005 STT Đơn vị Tổng LĐ Nữ % Nữ/tổng Trong đó: Nữ có con Độ tuổi 1 Dưới 12T Từ 12-36T Từ 36-72T >72T 18-24 25-34 35-39 40-49 >50 2 Nghiệp vụ 13 7 53.85 2 4 8 4 1 3 Kthuật 12 7 58.33 1 1 2 8 1 1 4 Clượng 22 22 100 3 3 5 4 3 14 4 1 5 Tổ mẫu 4 3 75 1 4 6 Pvụ 6 4 66.67 1 3 1 4 1 7 Bảo toàn 6 0 1 5 8 Đóng kiện 4 2 50 2 2 9 Tổ cắt 11 0 8 3 10 Tổ may 1 37 34 91.89 4 3 3 22 15 11 Tổ M2 36 33 91.67 2 3 1 1 24 12 12 Tổ M3 37 35 94.59 4 3 1 1 24 13 13 Tổ M4 39 36 92.31 4 3 3 1 26 13 14 Tổ M5 36 34 94.44 4 1 4 18 18 15 Tổ M6 36 32 88.89 1 2 2 27 8 1 16 Tổ M7 39 35 89.74 5 1 2 25 14 17 Hoàn thành 42 23 54.76 3 2 1 3 25 14 2 1 18 Tổng 380 307 80.79 32 21 21 22 207 152 8 11 2 Qua bảng số liệu lực lượng lao động của nhà máy chủ yếu là lao động nữ, chiếm 80,79% tổng lao động, gấp hơn 4 lần so với lao động nam. Cơ cấu này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy là may mặc, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ, không nặng nhọc nên lao động nữ có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc tốt hơn so với lao động nam. Ở các tổ may và tổ chất lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao nhất. Các tổ may là tổ trực tiếp sản xuất, thực hiện quy trình may các sản phẩm, có trung bình lao động nữ chiểm khoảng 91.93%, ở tổ chất lượng thì 100% đều là lao động nữ do tổ chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng từ khâu nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm sau may, sau giặt, là bao gói và đóng kiện. Do đó ở 2 tổ này chủ yếu là lao động nữ phù hợp, tuy nhiên ở tổ chất lượng cũng có thể có thêm 1 ít lao động nam. Ngược lại ở tổ bảo toàn, tổ cắt có trách nhiệm tu sửa và bảo dưỡng máy móc, thực hiện giác sơ đồ, trải vải, cắt phôi nên 100% là lao động nam. Qua đó ta thấy cơ cấu lao động theo giới của nhà máy tương đối hợp lý. Lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi chiếm 10% so với lao động nữ của toàn nhà máy, từ 12 – 72 tháng chiếm 13,68%. Nếu tỷ lệ lao động nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi càng lớn thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy, trong trường hợp cần thiết nhà máy phải tuyển lao động để bố trí vào chỗ công việc của công nhân nghỉ đẻ, chăm con. Lao động của nhà máy trẻ, chủ yếu là thanh niên. Lao động từ 18 – 34 tuổi chiếm 94,47% và có xu hướng giảm dần đối với các độ tuổi cao, ngoài 40 tuổi chỉ chiếm 3,02%, đặc biệt ở các công việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thì lao động trẻ càng nhiều. Thanh niên cớ ưu thế về sức khoẻ, khéo léo, tiếp thu nhanh các tiến bộ công nghệ, phù hợp với ngành may. Đến năm 2006 nhà máy đã chuyển đổi mô hình từ 7 tổ may thành 4 tổ may với số lượng công nhân may tăng lên khoảng 10%, và đến nay tỷ lệ lao động nữ của toàn nhà máy và ở các tổ không thay đổi đáng kể so với 2005. Việc chuyển mô hình này nhằm tăng cường công suất thiết bị, chuyên môn hoá tay nghề công nhân, góp phần nâng cao năng suất, duy trì được chất lượng ổn định. 6.2. Cơ cấu lao động theo chất lượng Bảng 3: Chất lượng lao động tại thời điểm tháng3/ 2006 Chức danh LĐĐB LĐ hiện có Trên ĐH ĐH CĐ TC Bậc 1 2 3 4 5 6 TLĐ Nữ I. BGĐ 3 1. GĐ 1 1 1 1 2. PGĐ 2 2 2 II. Nghiệp vụ 10 1 KH lương, hạch toán,TKvật tư 1 1 1 1 2 LĐ,hồ sơ LĐ, ĐT 1 1 1 3 KT lương, Tkê TH 1 1 1 1 4 KH điều độ, tổ trưởng 1 1 1 5 TK sản lượng, tính lương 1 1 1 1 6 KH nguyên phụ liệu 1 1 1 1 7 COO,TTISO 1 1 1 1 8 Thủ phụ kho 3 3 3 2 1 III.Kthuật 10 1 Tổ trưởng, Kt phiếu công nghệ 1 1 1 1 2 KT thiết kế,ban hành PCN,Khmẫu 5 5 4 2 3 3 KT tb, ATLĐ, tiếp liệu 1 1 1 4 Định mức KT-KT 1 1 1 1 5 KT rải chuyền 1 1 1 1 6 KT chất lượng, tổ trưởng chất lượng 1 1 1 1 IV Tổ chất lượng 22 1 Tổ phó chất lượng 1 1 1 1 2 CNKT CLSP say may 12 12 12 1 1 3 3 4 3 Phúc tra SP 9 12 12 1 2 3 4 1 1 4 Khối CN 358 119 115 94 10 6 4 5 CN Cnghệ 337 328 272 1 115 112 88 8 5 6 CN bảo toàn, điện 6 6 6 1 3 1 7 CN PVụ 15 15 3 3 3 1 1 4 8 Tổng 403 397 319 15 15 6 122 121 91 15 8 4 Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng lao động của nhà máy khá thấp, không có lao động có trình độ trên Đại học, tỷ lệ Đại học và Cao đẳng đều chiếm 3,78% chủ yếu tập trung vào tổ nghiệp vụ và tổ kỹ thuật. Khối công nhân ở nhà máy đa số là không qua đào tạo, mà chỉ qua học nghề may, có trình độ giản đơn. Bậc thợ công nhân nhà máy thấp từ bậc 1 đến bậc 3, bậc thợ từ 4 đến 6 chỉ chiếm 5,59%, bậc thợ trung bình là 2,083 = So với các ngành khác thì ngành dệt may có bậc thợ trung bình thấp hơn, do đó mà thu nhập bình quân đầu người của ngành dệt may thấp. Từ số liệu của bảng 3 thì số lượng lao động của nhà máy năm 2006 tăng lên so với 2005 nhưng lại giảm 2007 xuống vào năm 14 người tương ứng với giảm 3,53%, chủ yếu là do giảm lao động kỹ thuật từ 10 xuống 4 người . Số lượng lao động giảm chủ yếu là do giảm lao động kỹ thuật. Khối công nhân 2007 so với 2006 không thay đổi đáng kể. Điều này không phù hợp với xu hướng lao động trực tiếp và cán bộ kỹ thuật chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn. Tuy nhiên do đặc điểm của nhà máy chủ yếu là nhận gia công từ bên ngoài nên còn phụ thuộc vào bên ngoài nhiều. Có tháng không có đơn hàng thì công nhân không có việc, còn những lúc có nhiều đơn hàng thì để đảm bảo cho kịp tiến độ giao hàng cho khách hàng thì công nhân phải là tăng ca. Nhìn chung ngành dệt may lương khôn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12476.doc
Tài liệu liên quan