Tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển -Chi nhánh Nam Hà Nội: Chương I: Tổng quan của ngân hàng ĐT&PT - Chi nhánh Nam Hà Nội.
1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nam Hà Nội trước là chi nhánh cấp 2 Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì trực thuộc chi nhánh cấp 1 Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội. Căn cứ theo Quyết định số 29/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ký ngày 31/10/2005 Chi nhánh cấp 2 Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì đư... Ebook Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển -Chi nhánh Nam Hà Nội
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển -Chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nâng cấp lên Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Chi nhánh cấp 1).
Trong quá trình tồn tại và hoạt động, chi nhánh đã trải qua các thời kỳ khác nhau với những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau:
- Chi điểm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội (từ 31/10/1963): Trong thời kỳ chiến tranh (1963 – 1975), chi điểm I vừa thực hiện tổ chức lực lượng chiến đấu vừa đảm bảo cung ứng vốn phục vụ các công trình xây dựng thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì. Thời kỳ thống nhất đất nước, phát triển kinh tế (1975-1985), chi nhánh tiếp tục nhiệm vụ cung ứng vốn, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cho các công trình xây dựng trong khu vực, cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nước cho các đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Thanh Trì (từ 12/1986): Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện xoá bỏ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tháng 12/1986, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Thanh Trì trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội. Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiếp tục cấp phát vốn và cho vay đầu tư cho các công trình xây dựng thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh Trì.
- Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Thanh Trì (từ 12/1991): Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo kế hoạch Nhà nước các công trình thuỷ lợi, các công trình nông lâm nghiệp, cải tạo môi trường, cho vay vốn lưu động phục vụ các đơn vị thi công xây lắp. Thời kỳ 1995-2005, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chuyển từ ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban. CBCNV tăng lên 52 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã tạo đà cho chi nhánh phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội: Ngày 1/11/2005, Chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thanh Trì đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Nam Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp, công nghệ mới được áp dụng cùng sự mở rộng về nguồn nhân lực (hiện nay đã có 82 nhân viên) nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội.
Ban Giám đốc
Phòng TTQT
Phòng DV
KH
Phòng kế toán
Phòng TĐ & QLTD
Phòng KHNV
Tổ kiểm tra NB
Phòng tín dụng
Phòng TCHC
Phòng GD 1
Phòng GD 2
Phòng GD 3
Tổ tiền tệ kho quỹ
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
Với sơ đồ bộ máy tổ chức như trên thì chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Nam Hà Nội được quy định như sau:
Phòng Tín dụng
Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp
+ Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; phân tích doanh nghiệp, khách hành vay…
+ Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp): quản lý khoản vay; chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của ngân hàng.
Nhiệm vụ tín dụng cá nhân: thực hiện chức năng nhiệm vụ như Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân.
Phòng Thẩm định - Quản lý tín dụng
Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng
Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng.
Phòng Dịch vụ khách hàng
Nhiệm vụ của bộ phận Doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác.
Nhiệm vụ của bộ phận cá nhân: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân.
Tổ Tiền tệ - Kho quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu – chi tiền mặt; quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; thực hiện xuất - nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiển tệ, kho quỹ cho khách hàng.
Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn
Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp: tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh: thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp; tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh; nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn.
Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.
Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng.
Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài.
Phòng Tổ chức Hành chính
Nhiệm vụ tổ chức cán bộ: tham mưu cho Giám đốc và hướng dấn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động; lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của chi nhánh.
Nhiệm vụ Hành chính - Quản trị: thực hiện công tác hành chính, thực hiện công tác hậu cần, công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.
Phòng Tài chính Kế toán
Bộ phận Tài chính kế toán: thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
Bộ phận Điện toán: quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc; hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của chi nhánh.
Tổ Kiểm tra nội bộ
Thực hiện chức năng kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, phòng giao dịch.
Xây dựng thực hiện và báo cáo kết quả việc giám sát, kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc theo chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được Giám đốc chi nhánh duyệt.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định chung về kiểm tra nội bộ của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam.
Phòng Giao dịch số 1, 2, 3
Phòng giao dịch số 1, 2, 3 trực thuộc Ngân hàng ĐT & PT Nam Hà Nội, hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi nhánh Nam Hà Nội giao.
Phòng giao dịch số 1, 2, 3 chịu trách nhiệm về các hoạt động ngân hàng theo đúng pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước, theo đúng thể lệ hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng ĐT & PT Nam Hà Nội.
Chương II: Tình hình hoạt động của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trong thời gian qua .
1. Tình hình nền kinh tế xã hội trên địa bàn:
Năm 2007 khép lại với rất nhiều sự kiện quan trọng trong và ngoài nước tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Nổi bật nhất đó là việc Việt Nam đã tròn một năm tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết. Cùng với đó là các dòng tiền đầu tư nước ngoài đổ mạnh mẽ vào Việt Nam, đáng chú ý là nguồn kiều hối chuyển về nước đạt tới 5 tỷ USD. Nền kinh tế đất nước tăng trưởng cao (đạt 8,2%) kèm theo lạm phát cũng tăng cao nhất trong thập kỷ qua (trên 12%). Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là sự biến động về giá vàng, giá dầu và lãi suất đồng USD cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng. Trong năm qua nhằm ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã ba lần hạ lãi suất đồng đôla Mỹ và từ 5,25% xuống còn 4,25% vào thời điểm hiện tại. Để tạo sự linh hoạt cho các NHTM trong nước phản ứng linh hoạt với sự biến động mạnh mẽ của đồng USD trên thị trường, NHNN Việt Nam cũng đã 02 lần nới rộng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,75%.
Năm 2007 được đánh giá là năm thành phố Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong 10 năm qua. Cùng với sự phát triển của Thủ đô, quận Hoàng Mai cũng đã có những bước tăng trưởng đồng bộ và ở mức cao:
- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận trong năm 2007 tăng 20% so với năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 5,4% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,8%, Kinh tế Nhà nước địa phương tăng 7,8%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 28,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,9%.
- Xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương trong năm 2007 đạt khoảng 555 tỷ đồng bằng 90% kế hoạch năm và tăng 115,3% so với cùng kỳ do tình hình thực hiện dự án của một số đơn vị có vốn giao lớn còn gặp nhiều khó khăn.
- Thương mại dịch vụ: tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội quận Hoàng Mai tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 22,8%. Trong năm qua, ngành thương mại trên địa bàn quận có nhiều thay đổi mang dấu ấn của thời kỳ phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: nhiều hình thức bán lẻ mới xuất hiện và phát triển có tính hấp dẫn tiện dụng cao, tăng nhanh các siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng bán lẻ, … bên cạnh chợ truyền thống làm cho thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng quận Hoàng Mai ngày càng phong phú, sầm uất. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng xấp xỉ 22% so với năm trước, trong đó xuất nhập khẩu địa phương tăng 25,4%, kinh tế Nhà nước tăng 18,9%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26,4%. Kim ngạch các ngành hàng xuất khẩu (trừ hàng điện tử) đều tăng.
2. Hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
2.1 Đánh giá mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn:
Trong năm 2007, các ngân hàng thương mại cổ phần đã mở rộng hoạt động tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, cụ thể: Sacombank mở 01 chi nhánh cấp I Thanh Trì, GP Bank mở 01 phòng giao dịch Kim Đồng, VP Bank mở 01 phòng giao dịch tại đường Giải Phóng, Ngân hàng TMCP Quân Đội mở 01 phòng giao dịch Định Công. Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại:
STT
Mạng lưới hoạt động
Toàn địa bàn
BIDV Nam Hà Nội
1
Chi nhánh cấp I
05
01
2
Phòng giao dịch
31
03
3
Điểm giao dịch
03
02
4
Quỹ tiết kiệm
05
0
Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tương đối nhiều và tập trung hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần. Có thể nhận thấy xu hướng của các ngân hàng thương mại cổ phần đang mở rộng mạng lưới hoạt động về địa bàn phía nam Thủ đô. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày trên địa bàn ngày càng gay gắt.
Mạng lưới hoạt động của BIDV trên địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì đứng thứ 3 trong các hệ thống ngân hàng thương mại (sau ngân hàng Nông nghiệp và Công thương)
2.2 Đánh giá các sản phẩm huy động, tín dụng, dịch vụ mới của các ngân hàng thương mại khác:
- Về huy động vốn: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần có chính sách huy động vốn với lãi suất cao và đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới, khuyến mãi hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của chi nhánh. Trong năm 2007, BIDV tuy đã cố gắng đưa ra nhiều các sản phẩm huy động vốn nhưng nhìn chung các sản phẩm này vẫn chưa thực sự đa dạng, lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các ngân hàng TMCP. Tuy nhiên với kinh nghiệm và uy tín của Chi nhánh trên địa bàn, huy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong năm 2007.
- Về tín dụng: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã và đang triển khai mạnh các sản phẩm tín dụng bán lẻ, phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chi nhánh cũng xác định trong năm 2008, việc phát triển tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng với chi nhánh để tăng trưởng thị phần và chiếm lĩnh thị trường.
- Về dịch vụ: Các dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ chỉ tập trung tại hội sở chi nhánh cấp 1 của các ngân hàng thương mại. Các phòng giao dịch, điểm giao dịch chủ yếu thực hiện huy động vốn, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước, cầm cố giấy tờ có giá, các dịch vụ thẻ. Đây cũng là lợi thế và thế mạnh của chi nhánh trong tăng trưởng tín dụng tài trợ thương mại và các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên ngoài các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng thương mại đã và đang phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: phát hành thẻ Visa, Master Card, internetbanking, homebanking...đòi hỏi BIDV nổ lực phát triển và hoàn thiện các sản phẩm mới để chi nhánh có thể tăng trưởng mà mở rộng dịch vụ.
2.3 Thị phần hoạt động của chi nhánh trên địa bàn:
- Tổng huy động vốn trên địa bàn đến cuối năm 2007 đạt 6.704 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2006. Thị phần huy động vốn của chi nhánh chiếm 21,8%, tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh so với năm 2006 là 36%. Mức tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh cao hơn 2 lần mức tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đến 31/12/2007 đạt 5.740 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2006. Thị phần tín dụng của chi nhánh chiếm 12,9%, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh so với năm 2006 là 79%. Mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cao hơn 4 lần mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Thu dịch vụ trên địa bàn đến 31/12/2007 đạt 40.646 triệu đồng, tăng trưởng 29% so với năm 2006. Thị phần thu dịch vụ của chi nhánh chiếm 16%, tăng trưởng thu dịch vụ của chi nhánh so với năm 2006 là 113%. Mức tăng trưởng dịch vụ của chi nhánh cao gần 3 lần mức tăng trưởng dịch vụ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
STT
Chỉ tiêu
Thị phần của BIDV Nam Hà Nội trên địa bàn
Năm 2006
Năm 2007
1
Huy động vốn
17,5%
21,8%
2
Dư nợ tín dụng
8,6%
12,9%
3
Thu phí dịch vụ
10%
16,4%
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và những bước tiến vững chắc tiến tới cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình tập đoàn của toàn hệ, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2006, dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Nam Hà Nội đã quyết tâm hoàn thành đồng bộ và hoàn thành vượt các chỉ tiêu KHKD năm 2007. Thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc về phấn đấu tăng trưởng cao và toàn diện các chỉ tiêu KHKD, trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan.
A - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD năm 2007:
1. Thực hiện các chỉ tiêu KHKD:
Đơn vị tính: Tỷ VND
TT
Chỉ tiêu
TH 2006
KH 2007
TH năm 2007
TH 31/12/2007
% tt so 2006
% HT KH
I
Chỉ tiêu chính:
1
CL thu chi (gồm thu nợ HTNB)
12,54
22
31,87
154%
145%
-
CL thu chi (gồm thu nợ HTNB) _ KH phấn đấu
30
31.87
106%
2
Thu nợ hạch toán ngoại bảng
-
3,7
12,21
330%
3
Thu dịch vụ ròng
3,125
6,25
6,64
113%
106%
4
Tỷ lệ nợ xấu
10,3%
4%
2,3%
5
Giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ
415
720
710
71%
98,6%
6
Dư nợ cao nhất trong kỳ KH
415
750
726
7
Doanh thu khai thác phí bảo hiểm
-
0,2
1,139
-
570%
II
Các chỉ tiêu tham chiếu
8
Trích DPRR (trong đó DPRR trả HSC – nếu có)
10
11
14
40%
127%
9
Tỷ lệ giảm dư lãi treo năm KH
-
-27%
-84%
10
Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ
26,7%
35%
33%
11
Tỷ lệ dư nợ NQD/tổng dư nợ
44%
50%
57%
12
Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/tổng dư nợ
53%
50%
50%
13
Định biên lao động
79
94
93
18%
99%
14
CL thu chi thực BQ/người
0,179
0,150
0,229
28%
153%
III
Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành
15
Huy động vốn cuối kỳ
1073
-
1.459
36%
16
Huy động vốn bình quân
901
-
1.294
44%
17
Dư nợ tín dụng bình quân
325
-
577
77%
18
Tỷ lệ nợ quá hạn
4,65%
4%
0,02%
19
Lợi nhuận trước thuế
2,54
-
17,87
604%
2. Đánh giá chung:
Cùng chuyển mình với những tiến triển tích cực của toàn hệ thống, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2006, dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Nam Hà Nội đã quyết tâm hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu KHKD năm 2007. Với kết quả đạt được trong năm 2007, chi nhánh đã được BIDV TƯ xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2007. Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được bứt phá và tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo, thể hiện:
- Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn và tín dụng, dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các khách hàng tiền gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín – vận dụng tốt mối quan hệ công chúng PR.
- Chi nhánh đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nguồn vốn tăng trưởng an toàn, vững chắc; Tín dụng tăng nhanh và được tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả. Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng góp chung vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
- Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đã được chi nhánh tập trung xử lý và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong năm chi nhánh đã trình Ngân hàng ĐT&PT Trung Ương xử lý hạch toán ngoại bảng đối với những khách hàng có nợ xấu, cùng với đó chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Trong năm 2007 Chi nhánh đã giảm được tỷ lệ nợ xấu xuống mức 2,3% (KH giao là 4%), nợ quá hạn xuống mức 0,02% (kế hoạch giao là 4%) và thu nợ hạch toán ngoại bảng được 12,206 tỷ đồng (kế hoạch giao là 3,7 tỷ đồng).
- Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493, năm 2007 chi nhánh đã trích DPRR là 14 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch giao. Lợi nhuận trước thuế là 17,87 tỷ đồng.
- Làm tốt công tác mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn (mở thêm 01 điểm giao dịch và chuyển địa điểm 01 phòng giao dịch), nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá sản phẩm dịch vụ và hình ảnh BIDV Nam Hà Nội đến tới từng đối tượng khách hàng.
- Chi nhánh đã thành lập tổ tiếp thị khách hàng trong đó có sự tham gia của các phòng trực tiếp tại chi nhánh, lên kế hoạch tiếp thị và giới thiệu tổng hợp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Cho đến nay công tác mở rộng khách hàng với phương châm đa dạng hóa mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế đã và đang tiếp tục được triển khai theo kế hoạch.
- Mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động ATM và đã có những biện pháp tích cực để thu hút khách hàng mở thẻ và sử dụng dịch vụ. Trong năm 2007, chi nhánh đã phát hành 4.193 thẻ, chi nhánh tích cực tiếp thị trả lương tự động theo tinh thần Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch tiếp thị Ngân hàng ĐT&PT TW giao.
- Tăng cường cán bộ đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu của công việc. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng với việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, các ngân hàng đối tác tổ chức cũng như mời giảng viên về đào tạo cho cán bộ ngay tại chi nhánh.
- Sự phối hợp giữa các phòng/tổ của chi nhánh đã chủ động và có hiệu quả hơn. Tập thể cán bộ đã thể hiện ý thức trong việc khẳng định và nâng cao thương hiệu của BIDV Nam Hà Nội, tạo dựng cho khách hàng hình ảnh tốt về chi nhánh
3. Đánh giá cụ thể các chỉ tiêu KHKD, các chỉ tiêu chủ yếu:
3.1 Các chỉ tiêu thực hiện về quy mô:
3.1.1 Tổng tài sản:
* Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản là 1.552 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2006
* Nguyên nhân tăng tổng tài sản chủ yếu:
- Về cơ cấu tài sản có: chủ yếu do dư nợ tín dụng tăng trưởng (từ 415 tỷ đồng năm 2006 lên 742 tỷ đồng năm 2007 (bao gồm cho vay UTĐT 32,2 tỷ đồng), + 79%)
- Về cơ cấu tài sản nợ: chủ yếu do huy động vốn tăng trưởng (từ 1.158 tỷ đồng năm 2006 lên 1.554 tỷ đồng năm 2007, + 34%)
3.1.2 Huy động vốn:
* Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động (kể cả tiền gửi của KBNN) là 1.554 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động cuối năm 2007 (không kể tiền gửi các TCTD, kho bạc và tiền vay các tổ chức khác) là 1.459 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2006.
* Về cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2007:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt: 569 tỷ đồng (không kể KBNN), tăng 76% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng số nguồn huy động.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 890 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2006
- Tiền gửi của KBNN: 95 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2006.
Nguồn vốn huy động bằng VND: 1.252 tỷ đồng
Nguồn vốn huy động trung dài hạn đạt 671 tỷ đồng
* Đánh giá về hoạt động huy động vốn:
- Tình hình huy động vốn của chi nhánh năm 2007 có sự tăng trưởng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2006, tuy nhiên trong những tháng cuối năm, nguồn vốn huy động có xu hướng giảm. Nguyên nhân do lãi suất huy động giảm và kém cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần trên địa bàn nên không hấp dẫn khách hàng gửi tiết kiệm và không thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn. Cùng với đó, thực hiện chính sách của BIDV về việc giảm lượng vốn dư thừa từ các tổ chức tài chính bằng cách giảm lãi suất huy động, chi nhánh đã không duy trì được nguồn vốn từ khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với số lượng tiền gửi lớn. Do vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh cuối năm bị sụt giảm đáng kể so với thời điểm giữa năm.
- Tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như Bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp có nguồn tiền dồi dào như Ban QLDA Cầu Thanh Trì, Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ Thống nhất, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển,… Đây là nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định và là một trong nhiều yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn.
- Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao (chiếm 61% tổng nguồn huy động). Bằng nhiều biện pháp tích cực, chi nhánh đã triển khai đầy đủ và kịp thời các sản phẩm huy động vốn như CCTG ngắn hạn đợt II/2007, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lãi suất tăng dần theo thời gian thực gửi,.. cùng với đó là những chương trình khuyến mãi kèm với quà tặng hấp dẫn nhằm đa dạng sản phẩm huy động vốn, thu hút khách hàng tiền gửi.
- Cơ cấu huy động: huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (86% trên tổng nguồn), huy động trung dài hạn đã tăng lên đáng kể (chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động), trong đó có sự tăng trưởng mạnh từ huy động vốn trung dài hạn của tổ chức.
- Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 3 phòng giao dịch và 2 điểm giao dịch. Chi nhánh vẫn đang tiếp tục nghiên cứu địa bàn để trong năm 2008 tiếp tục mở thêm các địa điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới nhằm tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn.
3.1.3 Tín dụng:
* Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2007 kể cả cho vay UTĐT đối với Cty tài chính CN tàu thủy là: 742 tỷ đồng trong đó cho vay UTĐT với Cty tài chính CN tàu thủy là 32,2 tỷ đồng (không tính vào tổng dư nợ của chi nhánh khi đánh giá giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ). Tổng dư nợ không kể UTĐT là 710 tỷ đồng – nằm trong mức giới hạn tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT TW giao, tăng 71% so với năm 2006.
* Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện giới hạn dư nợ tín dụng cao nhất (750 tỷ đồng) và giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ (720 tỷ đồng).
* Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2007:
- Dư nợ tín dụng ngắn hạn là: 478 tỷ đồng, tăng trưởng 57% so với năm 2006
- Dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là: 264 tỷ đồng, tăng 138% so với 2006, trong đó cho vay đồng tài trợ dài hạn là 113 tỷ đồng, cho vay TCTD (Cty Tài chính CN tàu thủy) là 32,2 tỷ đồng.
* Trong năm 2007, chi nhánh đã chủ động và tích cực tiếp thị khách hàng hàng tín dụng về hoạt động tại chi nhánh, đặc biệt khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, chi nhánh thực hiện cho vay với lãi suất thấp trong khi lãi suất cho vay theo chương trình quản lý vốn tập trung (FTP) tương đối cao nên ảnh hưởng một phần đến chênh lệch thu chi của chi nhánh.
* Đánh giá hoạt động tín dụng:
- Dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng trưởng nhanh, hoàn thành mức kế hoạch giao. Ngay từ đầu năm 2007, ban lãnh đạo chi nhánh đã kiểm điểm nghiêm túc, xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng làm đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động khác. Chi nhánh đã thành lập tổ tiếp thị tích cực tiếp thị các doanh nghiệp tiền gửi, tiền vay và kết quả hoạt động của tổ đã góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng của chi nhánh, đặc biệt trong tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng: yêu cầu khách hàng đối chiếu công nợ, định giá lại tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...
- Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng trưởng nhanh trong năm 2007, chiếm tỷ trọng 67% tổng dư nợ. Chi nhánh đã thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT TW về chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần dư nợ của các doanh nghiệp xây lắp, tăng tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp hoạt động về thương mại và xuất nhập khẩu. Trong năm chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng xếp loại từ BBB trở lên, trong đó có nhiều doanh nghiệp xếp hạng A, AA nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu về hoạt động tại chi nhánh và đã thúc đẩy tín dụng ngắn hạn tăng trưởng 57% so với năm 2006.
- Dư nợ trung dài hạn tăng trưởng mạnh trong năm 2007 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (33%) do chi nhánh thực hiện phát vay các dự án đồng tài trợ với một số chi nhánh thành viên trên địa bàn đã được BIDV Trung ương xét duyệt. Bên cạnh việc phát vay các dự án đồng tài trợ (với số giải ngân lũy kế đến 31/12/2007 là 113 tỷ đồng), chi nhánh còn cho vay các dự án khác của các doanh nghiệp với dư nợ là 119 tỷ đồng.
- Dư nợ có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh chiếm 50% tổng dư nợ, bằng mức kế hoạch giao (KH: 50%) song tính đảm bảo về mặt pháp lý chưa cao, một số tài sản có giá trị thấp. Việc định giá tài sản đảm bảo của khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá còn nhiều bất cập. Đây cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng (hồ sơ giấy tờ về tài sản chưa đầy đủ, TSĐB chưa đủ điều kiện hợp pháp để đăng ký giao dịch đảm bảo).
- Năm 2007 được coi là năm thành công trong việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng, hội đồng tín dụng và tổ thu nợ đã tập trung hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng ĐT&PT TW duyệt hạch toán ngoại bảng đối với những khách hàng có nợ xấu; tích cực bám sát doanh nghiệp, lên kế hoạch cụ thể và chi tiết theo từng khách hàng, từng món nợ để thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng.
3.2 Các chỉ tiêu KHKD về chất lượng, cơ cấu tín dụng:
* Về chất lượng tín dụng:
- Tổng nợ quá hạn đến 31/12/2007 là 132 triệu đồng, chủ yếu là NQH trung dài hạn, giảm 19,2 tỷ đồng so với năm 2006. Tỷ lệ nợ quá hạn là: 0,02%, giảm 4,63% so với năm 2006.
- Nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 đến 31/12/2007 là 16,1 tỷ đồng, bằng 2,3% tổng dư nợ (KH giao năm 2007 là 4%) giảm 8,0% so với năm 2006. Sang năm 2008 bằng mọi biện pháp chi nhánh sẽ tận thu số nợ xấu, nợ quá hạn còn lại và kiên quyết không để phát sinh thêm nợ xấu, nợ quá hạn mới.
- Tỷ lệ giảm dư lãi treo đến 31/12/2007 là -84%, vượt kế hoạch được giao (KH: -27%).
- Trong năm 2007 chi nhánh thực hiện trích DPRR là 14 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch được giao (KH: 11 tỷ đồng).
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2007 là 12,206 tỷ đồng, đạt 330% kế hoạch được giao.
* Tình hình thực hiện các tỷ lệ, cơ cấu:
- Dư nợ tín dụng theo KHNN và chỉ định là 0.
- Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/ tổng dư nợ: 50%, bằng mức KH giao (KH: 50%)
- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ: 57%, KH giao 50%
- Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn: 33% tổng dư nợ, đạt mức kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao.
- Tỷ trọng tổng dư nợ/ tổng tài sản là: 48%
3.3 Chỉ tiêu KHKD về hiệu quả:
* Thực hiện phương châm kinh doanh “Tăng trưởng bền vững - Chất lượng - Hiệu quả - An toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ nên chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội luôn cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào phù hợp với lãi suất FTP, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
* Chênh lệch thu chi (bao gồm cả thu nợ hạch toán ngoại bảng và thu khác) đến 31/12/2007 là 31,87 tỷ đồng, đạt 145% kế hoạch giao và đạt 106% kế hoạch phấn đấu.
* Thu nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2007 là 12,206 tỷ đồng, đạt 330% kế hoạch được giao.
* Thực hiện trích DPRR là 14 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (sau khi trích DPRR) đến 31/12/2007 là 17,87 tỷ đồng, tăng trưởng 604% so với năm 2006.
* Các chỉ tiêu về năng suất lao động:
- Huy động vốn BQ: 1294 tỷ đồng, dư nợ tín dụng BQ: 577 tỷ đồng
- Huy động vốn bình quân đầu người: 15,0 tỷ đồng
- Dư nợ bình quân đầu người: 6,7 tỷ đồng
- Chênh lệch thu chi thực bình quân đầu người: 229 triệu đồng
- Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người: 77,2 triệu đồng
3.4 Chỉ tiêu thu dịch vụ:
Theo mục tiêu của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua, kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã đạt được như sau:
* ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12586.doc