Tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH IPC: MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình bộ máy quản trị của công ty 6
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty 7
Bảng 1.3: Bảng kết cấu nguồn vốn (Từ năm 2003 đến 2006T) 14
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống phân phối của công ty TNHH IPC 15
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp của công ty TNHH IPC 16
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp của công ty TNHH IPC 17
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh 22
LỜI NÓI ĐẦU
Sản xuất thép là một ngành công nghiệp nặng, có vai tr... Ebook Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH IPC
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH IPC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước như Việt Nam hiện nay. Tuy đã bắt đầu hình thành và phát triển từ những năm đầu thập niên 60, nhưng cho đến nay, ngành sản xuất thép của Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển so với khu vực và thế giới. Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về mặt hàng thép ngày càng tăng, song năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam còn nhiều hạn chế nên chưa thể cung ứng đủ cho thị trường trong nước. Điều đó dẫn đến một thực tế là hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu một khối lượng lớn nhiều chủng loại thép khác nhau. Đây cũng là lý do chủ đạo khiến tôi lựa chọn Công ty TNHH IPC - là một công ty chuyên kinh doanh và sản xuất các sản phẩm thép nguyên vật liệu để tìm hiểu thực tế và thực hiện đợt thực tập cuối khoá của mình. Trong các nghiệp vụ kinh doanh chung của công ty IPC, tôi đã chủ động lựa chọn Nghiệp vụ Nhập khẩu thép để đi sâu nghiên cứu. Lý do vì tôi là sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi rất muốn được tìm hiểu khảo sát thực tiễn và áp dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào môi trường kinh doanh cụ thể.
Trong thời gian đầu thực tập tại công ty TNHH IPC, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cán bộ và nhân viên của công ty, tạo điều kiện cho tôi có thể thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây có thể xem như một tiền đề về kiến thức thực tế quan trọng để tôi bắt đầu sự nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty TNHH IPC đã giúp tôi có được thời gian đầu thực tập thật bổ ích. Đồng thời, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với Tiến sĩ Đàm Quang Vinh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Bài báo cáo thực tập tổng hợp của tôi gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về doanh nghiệp
Chương II: Các mặt sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty trách nhiệm hữu hạn IPC là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thép các loại.
Công ty có tên giao dịch: IPC Company Limited.
Tên viết tắt: IPC . Co ., LTD.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) IPC được thành lập ngày 28/04/2000. Công ty thuộc hình thức công ty TNHH, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các qui định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000425 ngày 28/04/2000. Giấy phép kinh doanh của công ty sau đó đã được điều chỉnh 07 lần và lần gần đây nhất là 05/09/2005. Công ty có vốn điều lệ là 22 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty có trụ sở chính tại số A18 -NV, Đường Hoàng Ngân, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty có hai văn phòng đại diện.
Một văn phòng đại diện của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Phòng 503, lầu 4, số 7, Nam Quốc Cang, Phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện còn lại của công ty tại Hải Phòng. Địa chỉ: Km7+ 700, đường 5, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Sau 07 năm hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn IPC đã và đang dần lớn mạnh. Khi mới thành lập, công ty chỉ có 6 người; đến nay, số nhân viên của công ty đã tăng gấp 10 lần, tức là khoảng 60 người. Số vốn điều lệ của công ty cũng tăng tương ứng từ 4 tỷ đồng khi mới thành lập lên mức 22 tỷ đồng vào thời điểm hiện nay.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty có ba nhiệm vụ chính:
Thứ nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo đúng chức năng của công ty và qui định của pháp luật .
Thứ hai là tuân thủ chính sách chế độ luật pháp của nhà nước, thực hiện đúng chế độ báo cáo thống kê, và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Thứ ba là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động, làm tốt các công tác an toàn lao động, trật tự xã hội, môi trường và bảo vệ tài sản XHCN.
Công ty có chức năng là tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, là kinh doanh trong lĩnh vực sắt thép.
3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
3.1. Các lĩnh vực hoạt động
Công ty có bốn lĩnh vực hoạt động bao gồm:
Thứ nhất là buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (trong đó thép là sản phẩm kinh doanh chủ yếu). Đây cũng chính là lĩnh vực hoạt động chính của công ty. Các mặt hàng thép mà công ty kinh doanh chủ yếu được nhập về từ nước ngoài. Các mặt hàng thép nhập khẩu từ nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu là từ Đài Loan và Nhật Bản. Sau khi nhập khẩu công ty tiến hành bán hàng trên thị trường nội địa. Thị trường chủ yếu của công ty là: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung nhiều vào các khu công nghiệp.
Mặt hàng thép mà công ty kinh doanh là thép nguyên liệu sản xuất bao gồm: Thép cuộn cán nóng, nguội; Thép tấm, kiện cán nóng, cán nguội, chống trượt; Cáp, dây thép dự ứng lực.
Thứ hai là sản xuất, gia công sản phẩm thép cơ khí, kết cấu thép, khung nhà thép. Công ty có một xưởng sản xuất đặt tại Hải Phòng. Thép sau khi nhập khẩu về có thể được bán thẳng cho khách hàng trong nước, hoặc có thể qua giai đoạn gia công, xử lý tại xưởng sản xuất của công ty rồi mới đưa ra thị trường nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba là đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa và môi giới thương mại. Công ty nhận làm đại lý mua, bán hàng hóa cho các công ty Việt Nam mà không đủ thẩm quyền nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa để hưởng hoa hồng.
Thứ tư là dịch vụ bốc xếp, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ này của công ty mới chỉ dừng lại ở việc tự phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính mình.
3.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với chức năng của doanh nghiệp. Được thành lập với hình thức công ty TNHH hai thành viên trở nên§, nên doanh nghiệp khá chủ động trong việc lựa chọn ngành nghề cũng như thị trường kinh doanh, đó là kinh doanh sắt thép. Không chỉ dừng ở việc kinh doanh trong nước mà còn hướng tới cả xuất nhập khẩu, cũng như hiện nay doanh nghiệp đang sở hữu một xưởng chế biến thép, nhằm chủ động và đảm bảo tốt hơn nhu cầu của khách hàng .
4. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1: Mô hình bộ máy quản trị của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 3
Phó giám đốc 1
Phòng kế toán
Xưởng sản xuất
Phòngkinhdoanh
Nhóm 4
Nhóm 3
Nhóm 2
Nhóm 1
Sơ đồ 1.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
IPC
Trụ sở chính ở Hà Nội
Văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện ở HảI Phòng
Phòng kế toán
Phòngkinhdoanh
Xưởng sản xuất
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
4.1. Tổ chức bộ máy
Với phương châm bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả nên bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến . Công ty có một giám đốc là ông Phí Phong Hà và 3 phó giám đốc:
Phó giám đốc thứ nhất: ông Nguyễn Hồng Kiên
Phó giám đốc thứ hai : ông Hoàng Hà
Phó giám đốc thứ ba : ông Lâm Quang Hiếu
Công ty có hai phòng nghiệp vụ là C: phòng Kinh doanh và phòng Kế toán tại Hà Nội và một xưởng sản xuất tại Hải Phòng
Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng. Phòng kinh doanh lại được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng để thuận tiện cho việc kinh doanh các mặt hàng khác nhau.
Nhóm 1: là nhóm kinh doanh mặt hàng dây cán thép
Nhóm 2: là nhóm kinh doanh thép cuộn và kiện cán nóng, thép xả băng
Nhóm 3: nhóm kinh doanh thép ống phôi thép
Nhóm 4: nhóm kinh doanh thép cuộn và kiện cán nguội và thép tròn chế tạo
Nhóm 5: nhóm đảm trách nghiệp vụ nhập khẩu thép
Đứng đầu các nhóm là các trưởng nhóm.
4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản trị
4.2.1. Ban giám đốc
Giám đốc công ty: Là người đại diện cho các cán bộ công nhân viên, có quyền quyết định và điều hành chung mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh hằng năm của công ty.
Các Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho giám đốc, trực tiếp phụ trách các phòng ban. Công ty có ba phó giám đốc: Phó giám đốc thứ nhất là ông Nguyễn Hồng Kiên phụ trách bên tài chính; Phó giám đốc thứ hai là ông Hoàng Hà phụ trách kinh doanh; Phó giám đốc thứ ba là ông Lâm Quang Hiếu phụ trách việc sản xuất
4.2.2. Phòng kinh doanh
Phòng kinhdoanh có các nhiệm vụ:
Thứ nhất là tổng hợp theo dõi và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty báo cáo cho ban giám đốc quản lý.
Thứ hai là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, thống kê các số liệu.
Thứ ba là đàm phán, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Thứ tư là trực tiếp làm thủ tục với hải quan để tiếp nhận và bàn giao hàng hoá cho kho của công ty.
4.2.3. Phòng kế toán
Phòng kế toán có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán theo quy định của nhà nước, thực hiện chức năng giám sát, thu nhận xử lý cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính, giúp bán giám đốc lập phương án kinh doanh tối ưu. Phòng kế toán chịu trách nhiệm công tác quản lý tài chính trước giám đốc và cơ quan chủ quản cấp trên.
5. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của công ty
5.1. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Bảng 1.3: Bảng kết cấu nguồn vốn (1 đơn vị =1000VNĐ)
Nguồn vốn chủ sở hữu
2004
(VND)
2005
(VND)
2006
(VND)
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
8.000.000
14.000.000
22.000.000
Quỹ đầu tư phát triển
21.960
21.960
21.960
Quỹ dự phòng tài chính
21.960
21.960
21.960
Lợi nhuận chưa phân phối
(22.269)
(756.375)
(1.848.691)
Tổng cộng
8.021.651
13.287.545
20.194.893
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH IPC các năm từ 2004 đến 2006
Sau 7 năm hình thành và phát triển, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không ngừng được bổ sung, được nâng cao cả về chất và lượng. Đó là do yêu cầu về việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Và có được thành công đó là do sự cố gắng không ngừng của toàn thể công nhân viên trong công ty.
5.2. Đặc điểm về lao động
5.2.1. Theo độ tuổi
Công ty có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ. Trong độ tuổi từ 20 đến 30 có 38 người, từ 30 tuổi đến 40 tuổi có 26 người và trên 40 tuổi chỉ có 1 người. Tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên là 26 tuổi. Hơn nữa đội ngũ này rất nhiệt tình, năng động và sáng tạo.
5.2.2. Theo giới tính
Công ty có 28 nhân viên nam và 37 nhân viên nữ. Nhân viên nữ phần lớn làm ở bộ phận kế toán, nhóm xuất nhập khẩu và văn phòng. Nhân viên nam chủ yếu nằm trong bộ phận kinh doanh, xưởng sản xuất.
5.2.3. Theo trình độ chuyên môn
Nhân viên của Công ty đều là những người được đào tạo rất bài bảnN, tốt nghiệp các trường đại học uy tín của Việt Nam như: Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách Khoa và được tuyển chọn kỹ càng và chuyên nghiệp. Cán bộ lãnh đạo của Công ty không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.
5.3. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh
Về thị trường: Không thể chủ động được thị trường là điểm đầu tiên khi nói về thị trường thép Việt Nam. Chúng ta chủ yếu nhập khẩu thép từ Trung Quốc, chính vì thế khi thị trường thép của Trung Quốc biến động cũng kéo theo sự bất ổn của thị trường thép Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, Trung Quốc đang đưa ra các chính sách như tăng thuế xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu thép; đồng thời Trung Quốc cũng cho đóng cửa các nhà máy sản xuất thép nhỏ, những nhà máy có công nghệ lạc hậu chính vì thế giá thép ở thị trường Việt Nam liên tục tăng.
Trong những năm gần đây chúng ta đã bắt đầu mở rộng thị trường nhập khẩu sang các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ… Điều này là rất cần thiết để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường.
Về công nghệ: Ngành công nghiệp sản xuất thép của nước ta vẫn chưa phát triển. Chúng ta chủ yếu nhập khẩu thép thành phẩm từ nước ngoài. Các cơ sở sản xuất thép còn nhỏ lẻ, công nghệ cọn rất lạc hậu. Đặc biệt trong những năm gần đây có rất nhiều dự án thép đổ bộ ồ ạt vào nước ta. Điều này mang lại những tác động tích cực với nền sản xuất thép trong nước. Tuy nhiên những tác động tiêu cực lại càng lớn hơn. Khi các dự án đầu tư vào nước ta đồng thời cũng mang theo những công nghệ lạc hậu và ô nhiễm và nếu không xem xét kĩ càng có thể Việt Nam sẽ biến thành kho phế thải của thế giới.
Về sản phẩm: Thép là sản phẩm có vai trò hết sức qua trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Muốn xây dựng được cơ sở hạ tầng hiện đại thì thép là một thành phần không thể thiếu. Chính vì thế mỗi quốc gia đều phải chú trọng vào công nghiệp sản xuất thép và nhập khẩu thép.Các mặt hàng thép mà Công ty kinh doanh là: Thép tấm, thép lá, thép cuộn; Thép ống, thép hình, thép góc; Cáp thép, thép dự ứng lực; Phế, phôi thép.
CHƯƠNG II
CÁC MẶT SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
1. Lĩnh vực kinh doanh
Các mặt hàng thép mà Công ty kinh doanh là: Thép tấm, thép lá, thép cuộn; Thép ống, thép hình, thép góc; Cáp thép, thép dự ứng lực; Phế, phôi thép.
Trong các mặt hàng thép mà Công ty kinh doanh thì thép tấm, thép lá và thép cuộn là các mặt hàng thế mạnh, tiếp đến là cáp thép, dây thép dự ứng lực. Doanh thu từ kinh doanh thép ống, thép hình, thép góc và phế, phôi thép là khá nhỏ. Đặc biệt mặt hàng phế và phôi thép Công ty chỉ đóng vai trò là đại lý của các Công ty thép nước ngoài
Trong 03 năm gần đây mỗi năm công ty sản xuất 4.500 tấm xà gỗ và
kinh doanh: 40.000 tấn thép các loại. Trong đó thép tấm, thép lá, thép cuộn chiếm khoảng 70%; Cáp thép, thép dự ứng lực là 20% ; Các mặt hàng thép còn lại chiếm 10%.
Thép tấm là mặt hàng kinh doanh chủ đạo của Công ty. Sau đây là bảng kê các hợp đồng cung cấp thép tấm cán nóng từ 2002 đến năm 2006.
Bảng 2.1: Bảng kê các hợp đồng cung cấp thép tấm cán nóng
(Từ năm 2003 đến 2006T)
TT
Tiêu chuẩn thép tấm cán nóng
Trị giá hợp đồng (tấn)
Thời gian cung cấp
Đối tác ký hợp đồng
1
CT3, SS400
147
2003
Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông Anh
2
JIS G 3101 SS400
100.103
2003
Công ty CP thép và vật tư Hải Phòng
3
Q235
300
2004
Công ty thép Minh Hoàng
4
Q235
249,064
2004
Công ty TNHH Anh Đức
5
Q235
1033
2004
Công ty TNHH Nam Vang
6
Q235
128
2004
XN kinh doanh kim khí 12
7
Q235
550
2005
Công ty TNHH Thanh Bình
8
Q235
650
2005
Công ty cơ khí và lắp máy Sông Đà
9
Q235
84
2005
Công ty cầu 14
10
Q345
180
2005
Công ty CT đường sắt
11
Q345
750
2005
Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long
12
Q235
280
2006
Công ty TNHH thép Anh Ngọc
13
Q345
123
2006
Công ty TNHH Xuân Hiếu
Nguồn: Kê khai các hợp đồng của công ty TNHH IPC các năm từ 2003 đến 2006
Các đối tác ký hợp đồng cung cấp thép tấm cán nóng trên đều là những bạn hàng lâu năm của công ty. Công ty luôn chú trọng đến việc phát triển lâu dài mối quan hệ với những khách hàng này vì vậy vẫn thường xuyên có những hợp đồng từ lớn đến nhỏ với họ để giữ quan hệ.
2. Hệ thống phân phối
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống phân phối của công ty TNHH IPC
Khách hàng
(Người
sử
dụng
sản
phẩm)
Công ty
(Người
phân
phối
sản
phẩm)
Chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh
Trung
gian
Chi nhánh ở TP Hải Phòng
Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty TNHH IPC
Công ty có hai kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp của công ty TNHH IPC
Công ty
Chi nhánh ở TP Hải Phòng
Chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh
Người sử dụng
Người sử dụng
Người sử dụng
Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty TNHH IPC
Trong kênh phân phối trực tiếp:
Kênh A: Theo nhu cầu của khách hàng công ty sẽ bán hàng trực tiếp cho họ. Công ty có thể giao hàng cho khách hàng tại kho của công ty hoặc có thể vận chuyển hàng giao tận tay người mua nếu được yêu cầu. Công ty có thể thực hiện điều này bởi vì công ty có đội ngũ vận tải chuyên nghiệp. Kênh này là dành cho những khách hàng rất quen của công ty.
Kênh B: Công ty giao cho chi nhánh ở Hải Phòng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và trực tiếp bán hàng cho những khách hàng đó. Kênh phân phối này nhằm tận dụng khả năng nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu khách hàng của chi nhánh.
Kênh C: Kênh này cũng tương tự như kênh B chỉ khác là công việc được thực hiện bởi chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp của công ty TNHH IPC
Công ty
Chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh ở TP Hải Phòng
Trung gian
Trung gian
Trung gian
ươi
Người sử dụng
Người sử dụng
Người sử dụng
Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty TNHH IPC
Trong kênh phân phối gián tiếp:
Kênh A’: Công ty sẽ cung cấp sản phẩm cho các công ty, cơ sở kinh doanh thép tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các công ty này có thể là công ty Việt Nam hoặc nước ngoài. Các công ty này còn gọi là các trung gian. Tiếp sau đó các trung gian này mới bán sản phẩm tới người sử dụng.
Kênh B’: Công ty sẽ phân phối sản phẩm cho chi nhánh ở Hải Phòng. Sau đó tùy thuộc vào tình hình sẽ bán cho các trung gian. Sau đó các trung gian mới bán đến người sử dụng sản phẩm.
Kênh C’: Cũng tương tự như kênh B’. Chỉ khác là sản phẩm được phân phối cho chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tình hình nhập khẩu thép tại công ty
Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu: Từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, lựa chọn đối tác kinh doanh, tiến hành giao dịch đàm phán ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, cho tới khi hàng hoá tới cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người nhập khẩu và hoàn thành thủ tục thanh toán
3.1. Nghiên cứu thị trường:
Hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm: nhận biết hàng hoá nhập khẩu, nắm vững thị trường nhập khẩu và lựa chọn khách hàng.
3.1.1. Nhận biết hàng hoá nhập khẩu
Hàng hoá nhập khẩu được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm được những đặc tính của nó và những yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó như: qui cách phẩm chất, cách lựa chọn phân loại, các tiêu chuẩn…
Khi nói đến qui cách phẩm chất của sản phẩm thép, người nhập khẩu phải quan tâm đến các tiêu chuẩn chất lượng đi kèm. Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng thép như: Tiêu chuẩn Nhật (JISG), Nga (MMK, 08YV,08KT,CT3), Trung Quốc (Q235,Q345), Mỹ (ASTM). Trong đó các tiêu chuẩn của Nhật và Trung Quốc thường được Công ty áp dụng để qui định trong các hợp đồng nhập khẩu của mình.
3.1.2. Nắm vững thị trường nhập khẩu
Công ty nhập khẩu thép từ các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ân Độ, Mỹ, Malaysia, nhưng thị trường nhập khẩu chính là Đài Loan và Nhật Bản. Cụ thể, mặt hàng thép cuộn, thép tấm cán nguội và cán nóng Công ty thường nhập khẩu từ Đài Loan và Nhật Bản và thường là thép loại hai. Đối với một số loại thép đặc biệt, thép loại một Công ty thường đặt mua của các Công ty ở Ân Độ, và một số ở Đài Loan. Trung Quốc và Malaysia là hai thị trường nhập khẩu chính mặt hàng cáp thép dự ứng lực. Sở dĩ Công ty chọn các thị trường nhập khẩu này vì đây là các nước có các điều kiện thuận lợi đặc biệt là điều kiện vận tải (giảm được chi phí vận tải nhờ vào vị trí địa lý).
3.1.3. Lựa chọn khách hàng
Một số bạn hàng có quan hệ nhập khẩu thường xuyên với Công ty:
Rex Steel Trading Corrporation – Là một Công ty Đài Loan, chuyên cung cấp mặt hàng thép cuộn cán nóng và cán nguội loại 2.
Kashiwa Corrporation – Công ty của Nhật Bản, cung cấp mặt hàng thép tấm cán nóng và cán nguội loại 1.
Tata Steel Limited – Công ty của Ân Độ, cung cấp loại thép cuộn cán nóng, cán nguội loại 1.
Kiwire SDN BHD - Công ty của Malaysia, cung cấp sản phẩm dây thép dự ứng lực.
Để tìm hiểu về một nhà xuất khẩu mà mình muốn đặt quan hệ làm ăn, thông thường Công ty sẽ nhờ một đối tác của mình cũng ở nước người xuất khẩu đang muốn tìm hiểu, cung cấp thông tin cho mình. Hoặc để có được thông tin chính xác hơn, Công ty có thể nhờ đến Phòng thương mại trực thuộc Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam cung cấp cho mình những thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của đối tác.
3.2. Đàm phán ký kết hợp đồng
Khi có nhu cầu đối với một mặt hàng nào đó với một khối lượng nhất định, Công ty sẽ gửi một hỏi giá cho công ty có khả năng đáp ứng, yêu cầu họ gửi cho mình báo giá. Sau khi nhận được báo giá hai bên tiến hành đàm phán về các điều khoản. Thông thường Công ty thường đàm phán với đối tác qua email và điện thoại. Các nội dung mà hai bên thường xuyên phải thương lượng với nhau là giá cả, chất lượng, giao hàng và thanh toán. Khi hai bên đã có một sự thống nhất với nhau thì Công ty sẽ yêu cầu người xuất khẩu soạn thảo hợp đồng ký vào đó và gửi sang cho mình. Sau khi xem xét hợp đồng do bên bán soạn thảo, nếu đồng ý với nội dung của hợp đồng đó thì Giám đốc hoặc người có thẩm quyền sẽ ký vào hợp đồng và fax lại cho bên xuất khẩu và mỗi bên giữ một bản.
3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Thông thường sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, bước đầu tiên là xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng thép tất cả các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đều có thể nhập khẩu mặt hàng này mà ko cần phải xin giấy phép. Vì vậy bước đầu tiên cần làm là mở LC (Nếu hợp động qui định phương thức thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ).
3.3.1. Mở và sửa đổi LC
Hiện nay, Công ty đang tiến hành thanh toán các hợp đồng nhập khẩu thông qua hai ngân hàng thương mại là: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Thương Mại Cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB). Tuỳ vào từng hợp đồng, Trưởng phòng kế toán sẽ quyết định mở LC ở Ngân hàng nào
3.3.2. Thuê tàu lưu cước
Tuỳ vào điều kiện cơ sở giao hàng mà quyền và nghĩa vụ thuê tàu thuộc về người xuất khẩu (CIF, CFR) hay người nhập khẩu (FOB). Do một số điều kiện khách quan và chủ quan mà Công ty thường ký hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CFR nên công ty không phải thực hiện công việc này.
3.3.3. Mua bảo hiểm
Công ty thường nhập khẩu thép theo điều kiện CIF hoặc CFR cảng Hải Phòng hoặc cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, Công ty phải mua bảo hiểm hàng hải cho những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hoá của mình. Mặt khác, theo các quy định của Ngân hàng VIB và Techcombank, Công ty bắt buộc phải mua bảo hiểm thì mới được mở LC tại Ngân hàng.
Hiện tại công ty bảo hiểm duy nhất mà Công ty chọn làm đối tác là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex H (PJICO).
3.3.4. Làm thủ tục hải quan
Để thuận tiện cho việc thông quan, Công ty thường uỷ quyền cho Chi cục hải quan cảng Hải Phòng thay mặt Công ty mở tờ khai hải quan, ký tờ khai hải quan, sao lục chứng từ, ký xác nhận các chứng từ liên quan đến lô hàng và làm thủ tục giao nhận lô hàng nhập khẩu.
Công ty thường nhập khẩu thép từ các nước có vị trí địa lý tương đối gần nước ta như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản nên những chứng từ gốc mà người người xuất khẩu gửi sang thường đến sau hàng hoá. Khi làm thủ tục hải quan, Công ty thường thiếu các một số chứng từ về hoá như Commercial Invoice và Packing list. Công ty phải làm đơn này xin được nợ chứng từ gốc và thường cam kết sẽ trả các chứng từ gốc này trong vòng 30 ngày.
3.3.5. Nhận hàng nhập khẩu
Công ty uỷ quyền cho Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu của Công ty trên phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi.
3.3.6. Kiểm tra hàng hoá và làm thủ tục thanh toán
Sau tất cả các công đoạn trên thì khi nhận được hàng công ty sẽ tiến hành kiểm tra hàng hoá. Nếu như hàng hoá đúng như trong hợp đồng đã kí thì công ty sẽ làm thủ tục thanh toán.
4. Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh thu thuần
233.624.655.336
290.619.401.301
278.053.881.440
-Tổng doanh thu
233.625.286.765
290.919.976.133
278.274.331.575
- Các khoản giảm trừ
631.429
300.574.832
220.450.135
2. Giá vốn hàng bán
218.279.294.513
284.450.597.333
268.440.098.911
3. Chi phí quản lý kinh doanh
12.344.367.145
5.602.800.936
4.972.384.506
4. Chi phí tài chính
2.613.581.993
2.725.106.432
6.375.708.852
5. Lợi nhuận từ hoạt động KD
387.411.685
(2.120.931.110)
(1.605.351.743)
6. Lãi khác
217.070.852
861.225.908
36.006.574
7. Chi phí khác
200.220.666
449.816.658
129.680
8. Tổng lợi nhuận kế toán
404.261.871
(1.709.503.860)
(1.569.474.849)
9. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
404.261.871
10. Thuế TNDN phải nộp
113.193.324
11. Lợi nhuận sau thuế
291.068.547
(1.709.503.860)
(1.569.474.849)
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH IPC các năm từ 2004 - 2006
Doanh thu của Công ty trong 02 năm 2005 và 2006 là giảm so với năm 2004. Lý do là thị trường thép biến động lớn, giá cả tăng giảm liên tục. Điều này tác động tiêu cực đến chính sách giá cả của công ty. Do công ty có nhiều bạn hàng quen thuộc nên không thể đưa ra mức giá quá cao mặc dù giá thép nhập khẩu liên tục tăng. Chính điều này đã làm giảm doanh thu của công ty trong 02 năm này.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.Thành tựu đã đạt được và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
1.1. Thành tựu đã đạt được
Mặc dù mới chỉ được thành lập 07 năm nhưng công ty TNHH IPC đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thép Việt Nam. Vị thế của công ty đã được khẳng định một cách chắc chắn. Cụ thể trong đợt bầu chọn có uy tín các doanh nghiệp tiêu biểu năm 2007 do báo điện tử Vietnamnet tổ chức, công ty đã được bầu chọn là một trong năm trăm doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đây là một thành tựu to lớn của công ty nếu nhìn vào thời gian hoạt động kể từ khi thành lập.
Cùng với quá trình phát triển của mình qui mô hoạt động của công ty đang dần được mở rộng. Mới đầu thành lập Công ty chỉ thuần tuý là một công ty thương mại, gần đây vào năm 2005 Công ty bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực sản xuất với một xưởng sản xuất thép ở Hải Phòng. Điều này đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ chỉ đơn thuần nhập khẩu thép về bán tại thị trường nội địa.
Một thành tựu cũng không thể không kể tới đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Công ty đang có xu hướng đẩy mạnh và chú trọng vào sản xuất thép thành phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài chứ không chỉ chú trọng vào nhập khẩu thép như trước đây. Tuy nhiên công ty vẫn coi nhập khẩu là hoạt động chủ yếu và chiến lược trong tương lai.
Công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước, hiện tại thị trường tiêu thụ thép trong nước chủ yếu của Công ty là Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phụ cận Hà Nội. Mục tiêu sắp tới của Công ty là hướng đến thị trường các tỉnh miền Trung - khu vực thị trường mà Công ty mới bắt đầu tiếp cận và được nhận định sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng khai thác.
Đối với thị trường nước ngoài, hiện nay số hợp đồng xuất khẩu thép của Công ty sang thị trường nước ngoài mới chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 1 hợp đồng / 1tháng với khối lượng sản phẩm từ 300- 500 tấn. Tuy nhiên việc xuất khẩu thép sang thị trường nước ngoài là một định hướng mới đang được Công ty hết sức chú trọng. Công ty đang tiến hành tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới tại thị trường Mỹ, cũng như nỗ lực hướng tới thị trường các nước khác
2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty
Để mở rộng sang lĩnh vực sản xuất, Công ty sẽ tiến hành một số công đoạn xử lý đối với sản phẩm thép nhập khẩu nhằm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Ban đầu xưởng sản xuất chỉ hoạt động với công suất rất nhỏ, định hướng của công ty trong tương lai tới là nâng cao năng suất, sản lượng của xưởng sản xuất này.
Không chỉ dừng lại ở đó Công ty đang xúc tiến một dự án sản xuất máng đèn cung cấp cho thị trường trong nước. Theo kế hoạch Công ty sẽ hợp tác, liên kết với Công ty TNHH Đoàn Kết - Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội, tổng vốn số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng, với tỷ lệ góp vốn là 50- 50. Theo nghiên cứu khảo sát thị trường, nếu dự án được thực hiện đúng kế hoạch thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất về loại sản phẩm này là Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông. Mảng thị trường mà Công ty nhắm tới là các tỉnh lân cận Hà Nội, và các tỉnh miền núi. Chiến lược cạnh tranh mà Công ty lựa chọn là cạnh tranh bằng giá. Sở dĩ như vậy vì công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là thép.
Hiện tại Công ty đang tập trung, chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng việc tăng cường tuyển thêm nhân viên, tiến hành chuyên môn hoá trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với định hướng đặt ra là mỗi nhóm, mỗi nhân viên sẽ chuyên về một mảng thị trường hoặc một nhóm sản phẩm nhất định, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hoàn thành tốt các kế hoạch đã đề ra.
Để mở rộng thị trường, Công ty đã bắt đầu xúc tiến việc xuất khẩu thép sang thị trường nước ngoài, cụ thể là thị trường Mỹ. Sau khi nhập khẩu thép nguyên liệu, căn cứ yêu cầu cụ thể của đối tác nước ngoài, Công ty tiến hành các bước xử lý tại xưởng sản xuất của mình, rồi sau đó xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, Công ty sẽ tăng cường việc đầu tư nâng cấp các dây truyền sản xuất mới để có thể đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng thép, nâng cao cả về chất lượng và số lượng sản phẩm đầu ra; kết hợp song song với việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác nhằm mở rộng thị phần và nâng cao doanh thu xuất khẩu thép.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của Công ty TNHH IPC đã đạt được một số thành quả nhất định, đem lại lợi nhuận cho Công ty, đồng thời góp một phần nhỏ vào tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Công ty đã đem lại công ăn việc làm và thu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12578.doc