Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp xe buýt Thủ đô

Phần I phần thực tập chung Chương I khái quát chung về xí nghiệp xe buýt thủ đô 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp. Tiền thân của xí nghiệp Xe buýt Thủ Đô là công ty Xe Điện Hà Nội được thành lập năm 1898 dưới chế độ thực dân Pháp trực thuộc sở xe điện Hà Nội. Năm 1954 sở xe điện do nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà quản lý gọi là quốc doanh xe điện trực thuộc sở giao thông vận tải Hà Nội. Năm 1954 – 1964 xí nghiệp xe điện thực hiện nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp xe buýt Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng xe điện. Từ năm 1996 đến năm 1971 ngoài hoạt động vận tải hành khách công cộng cò đảm nhận phục vụ tiền tuyến. Trước tình hình đó xí nghiệp tách ra làm hai xí nghiệp: Xí nghiệp xe điện. Xí nghiệp đóng xe rơmooc. Năm 1971 lại hợp thành 1 và gọi là công ty xe điện Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe điện. Đến năm 1993 do không còn phù hợp dẫn đến việc phải bóc dỡ hết đường tàu điện. Năm 1993 – 1994 xí nghiệp tiếp nhận 17 xe của chính phủ pháp và đưa vào hoạt động trên tuyến Yên Phụ – Giáp Bát. Ngày 30/11/2001 Xí nghiệp Xe Buýt Thủ Đô Hà Nội Được thành lập theo quyết định số 718/QĐ - GTCC của sở giao thông công chính Hà Nội với chức năng: Vận tải và Dịch vụ công cộng, phục vụ vận tải Hành khách chủ yếu là vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội. 1.2. Tên xí nghiệp, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh. Để đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh là quy luật tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Căn cứ quyết định số 45/2001/QĐ - UB ngày 29/6/2001 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập Công ty Vận tải & Dịch vụ công cộng Hà Nội và quyết định số 117/2001/QĐ - UB ngày 19/11/2001 của Uỷ ban nhân đân Thành phố Hà Nội về các tổ chức nội bộ trong Công ty Vận tải và dịch vụ Công cộng Hà Nội Căn cứ vào quyết định số 718/QĐ - GTCC của Sở Giao thông công chính Hà Nội về việc thành lập Xí nghiệp Xe buýt Thủ Đô. Khái quát chung về xí nghiệp xe buýt Thủ Đô. Tên giao dịch: Xí nghiệp xe buýt Thủ Đô Hà Nội Tên tiếng anh: thudo bus enterprise Viết tắt tiếng anh: thudo bus Địa chỉ: 69B - Đường Thuỵ Khuê - Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội Điện thoại : 8459169 Fax :8470174 Trụ sở giao dịch: Số 69B - đường Thuỵ Khuê - Quận Tây Hồ – Thành Phố Hà Nội. Xí nghiệp Xe Buýt Thủ Đô Hà Nội là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định số 718/QĐ - GTCC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Sở Giao thông công chính Hà Nội với chức năng: Vận tải và Dịch vụ công cộng, phục vụ vận tải hành khách chủ yếu là vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội. Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Xí nghiệp Xe Buýt Thủ Đô Hà Nội là đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo sự uỷ quyền của giám đốc công ty. Xí nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội – Sở Giao Thông công chính Thành Phố Hà Nội đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chủ quản. Thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Xí nghiệp Xe Buýt Thủ Đô Hà Nội là một pháp nhân kinh tế không đầy đủ hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Hoạt động theo định hướng của Nhà nước, Thành phố và cơ quan chủ quản. thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Xí nghiệp xe buýt Thủ Đô Hà Nội có nhiệm vụ: Tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo kế hoạch, mạng lưới tuyến và các quy định của Thành phố, Sở Giao thông công chính, Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội. Quản lý vốn, tài sản, phương tiện, lao động theo phân cấp của Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội. Quản lý, bảo vệ toàn bộ đất đai, nhà xưởng, tài sản thuộc phạm vi của Xí nghiệp quản lý. 1.3. Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Xí nghiệp xe buýt Thủ Đô sẽ cố gắng thực hiện tốt kế hoạch do công ty giao cho. Xí nghiệp sắp được nhận thêm 60 xe mới (transinco) để phục vụ kế hoạch vận chuyển hành khách công cộng. Xí nghiệp được giao nhiệm vụ mở tuyến xe buýt mới là tuyến SEAGAME – HOà lạc để phục vụ cho SEAGAME sắp tới tổ chức tại nước ta. Tuyến xe buýt này có nhiệm vụ vận chuyển hành khách và cổ động viên tham gia SEAGAME mà không gây ra tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông và tạo cảnh quan đẹp tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách nước ngoài. Sau khi kết thúc SEAGAME tuyến xe buýt trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với luồng hành khách. Xí nghiệp xe buýt Thủ Đô cũng có kế hoạch xây dựng xưởng sửa chữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa phương tiện trong xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Phương hướng phát triển lâu dài của xí nghiệp xin đầu tư thêm phương tiện để mở ra nhiều tuyến xe buýt mới trên địa bàn Hà Nội nhằm đáp ứng ngày càng đủ hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. 1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây được cho trong bảng sau: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp từ năm 2001 đến nay: Chỉ tiêu Năm 2001 2002 Khối lượng hành khách vận chuyến (HK) 2,429,954 13,688,785 Lượng luân chuyển hành khách (HK.km) 44,486,158 301,290,065 Doanh thu vận tải của xí nghiệp (nghìn đồng) Chương ii: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xe buýt thủ đô. 2.1. Mối quan hệ trực tuyến của xí nghiệp Xe Buýt Thủ Đô với các cơ quan cấp trên. Xí nghiệp xe Buýt Thủ Đô chịu sự quản lý trực tiếp của công ty vận tải & Dịch vụ công cộng Hà Nội và Sở Giao Thông Công Chính Hà Nội. Công ty vận tải & Dịch vụ công cộng Hà Nội chỉ đạo giao kế hoạch vận chuyển hành khách cho xí nghiệp dựa trên cơ sở phối hợp với sở Giao thông công chính Hà Nội và các cơ quan quản lý có liên quan để đặt ra một kế hoạch phù hợp với tình hình hành khách đi lại trên tuyến cũng như năng lực, tiềm năng của công ty. Xí nghiệp dựa trên kế hoạch của công ty Vận tải & Dịch vụ công cộng Hà Nội để từ đó triển khai thực hiện nhằm thực hiện tốt kế hoạch mà công ty giao cho. 2.2. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Xí Nghiệp Xe Buýt Thủ Đô. Xí nghiệp có Giám đốc, các phó giám đốc. Có các phòng ban nghiệp vụ. Có các Đoàn xe, đội xe, Gara ôtô, phân xưởng bảo dưỡng sửa chữa. Tổ chức của các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp cần gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với quản lý sản xuất kinh doanh theo phân cấp quản lý của công ty. Để đảm bảo các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp phát triển một cách có hiệu quả, quan hệ giữa các phòng ban liên quan có sự gắn bó mật thiết với nhau, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trưởng và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong sản xuất, quản lý. Tiền lương của mỗi người căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng công việc được giao nhằm đạt mục đích chung là sản xuất kinh doanh có hiệu quả và nâng cao đời sống của toàn cộ cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp quản lý dựa trên cơ sở pháp lý xác định chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi đơn vị, cá nhân gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ trực tuyến chức năng giữa các bộ phận trong xí nghiệp xe buýt Thủ Đô được thể hiện qua sơ đồ sau: 2.3. Mối quan trực tuyến chức năng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong xí nghiệp, Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban trong xí nghiệp là phòng Tổ chức – Hành chính – Bảo vệ, phòng Kế Hoạch Điều Độ, phòng Kế Toán Thống Kê, tổ kho và các đội buýt (Đội I,II,III), và đội kiểm tra giám sát. Còn các phòng ban như phòng Tổ chức – Hành chính – Bảo vệ, phòng Kế hoạch Điều độ, phòng Kế toán Thống kê chỉ đạo nghiệp vụ đến các đội buýt, tổ kho và đội kiểm tra giám sát. Chương III: điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp xe buýt thủ đô. 3.1. Mạng lưới đường giao thông và cơ sở hạ tầng trong vùng hoạt động của xí nghiệp xe buýt Thủ Đô. Xí nghiệp xe buýt Thủ Đô hoạt động trên địa bàn Hà Nội, hoạt động trên 7 tuyến chính và có một số xe hoạt động tăng cường cho các tuyến đó (tuyến số 02, 07, 17, 22, 24, 34) chỉ hoạt động trên một phần của tuyến chính. Tổng số điểm dừng đỗ dọc đường là 548 điểm dừng và 17 điểm đầu cuối. Trong đó có một số điểm dừng dọc đường có lượng hành khách lên xuống lớn có bố trí mái che và ghế ngồi, có bản đồ các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau đây là hành trình của các tuyến buýt của xí nghiệp xe buýt Thủ Đô: Tuyến số 02 (Tuyến Bác Cổ - Ba La) với cự ly tuyến là 19.0 km. Có điểm đầu, cuối là Điểm đỗ xe buýt Trần Khánh Dư - Trường trung học kinh tế Hà Tây - Bala Chiều đi với 48 vị trí điểm dừng và qua các tuyến phố chính là: Trần khánh dư - trần hưng đạo - lê thánh tông - nhà hát lớn - tràng tiền - đinh tiên hoàng - bờ hồ - lê thái tổ - tràng thi - điện biên phủ - trần phú - chu văn an - tôn đức thắng - nguyễn lương bằng - tây sơn - nguyễn trãi - bến xe hà đông - quang trung - ba la. Chiều về với 39 vị tríđiểm dừng và qua các tuyến phố chính là: Ba la - quang trung - bến xe hà đông - nguyễn trãi - tây sơn - nguyễn lương bằng - tôn đức thắng - nguyễn thái học - phan bội châu - hai bà trưng - phan chu trinh - tràng tiền - trần khánh dư. Quãng đường huy động đầu a là 5.0 km tập kết tại xí nghiệp. Quãng đường huy động đầu B là 8.0 km tập kết tại Thanh Xuân. Tuyến số 07 ( Trần Khánh Dư - Nội Bài) với cự ly tuyến là 38.5 km. Có điểm đầu cuối là Trần Khánh Dư - Sân P1 Nội Bài. Chiều đi với 21 vị trí điểm dừng qua các tuyến đường chính là: Trần khánh dư - trần hưng đạo - lê thánh tông - nhà hát lớn - tàng tiền - đinh tiên hoàng - bờ hồ - lê thái tổ - tràng thi - điện biên phủ - trần phú - lê trực - sơn tây - kim mã - cầu giấy - bưởi - hoàng quốc việt - phạm văn đồng - khu công nghiệp bắc thăng long - nội bài. Chiều về với 17 vị trí điểm dừng qua các tuyến đường chính là: Nội bài - khu công nghiệp bắc thăng long - phạm văn đồng - hoàng quốc việt - bưởi - cầu giấy - KS daewoo - kim mã - nguyễn thái học - cửa nam - phan bội châu - hai bà trưng - lê thánh tông - nhà hát lớn - tràng tiền - trần khánh dư. Quãng đường huy động đầu A là 13.5 km tập kết xe tại Bến xe Nam Thăng Long. Quãng đường huy động đầu B là 20.0 km tập kết xe tại Bến xe Nam Thăng Long. Tuyến số 17 (Long Biên - Nội Bài) với cự ly tuyến là 35.0 km. Có vị trí điểm đầu, cuối là Long Biên - Sân P1 Nội Bài. Chiều đi với 37 vị trí điểm dừng và qua các tuyến phố chính là: Long biên - trần nhật duật - cầu chương dương - nguyễn văn cừ - cầu chui - ngô gia tự - cầu đuống - dốc vân - cổ loa - quốc lộ 3 - đông anh - nguyên khuê - phủ lỗ - nội bài. Chiều về với 33 vị trí điểm dừng và qua các tuyến đường chính là: Nội bài - phủ lỗ - nguyên khuê - đông anh - cổ loa - dốc vân - quốc lộ 3 - cầu đuống - ngôi gia tự - cầu chui - nguyễn văn cừ - cầu chương dương - long biên. Quãng đường huy động đầu A là 3.0 km tập kết xe tại xí nghiệp. Quãng đường huy động đầu B là 28.5 km tập kết xe tại xí nghiệp. Tuyến số 22 (Gia Lâm - Viện 103) với cự ly tuyến là 19.6 km có vị trí điểm đầu, cuối là Bến xe Gia Lâm - Viện Quân y 103. Chiều đi với 42 điểm dừng dọc tuyến và qua các tuyến phố chính là: Bến xe gia lâm - ngọc lâm - nguyễn văn cừ - trần nhật duật - hàng đậu - quán thánh - nguyễn biểu - hoàng diệu - trần phú - lê trực - sơn tây - giảng võ - láng hạ - thái hà - tây sơn - ngã tư sở - nguyễn trãi - trần phú - phùng hưng - bệnh viện 103. Chiều về với 40 điểm dừng dọc đường và qua các tuyến phố chính là: Bệnh viện 103 - phùng hưng - trần phú - nguyễn trãi - ngã tư sở - tây sơn - thái hà - láng hạ - giảng võ - giang văn minh - kim mã - nguyễn thái học - hoàng diệu - phan đình phùng - hàng đậu - trần nhật duật - nguyễn văn cừ - bến xe gia lâm. Tuyến số 24 (Long Biên - Long Biên) với cự ly tuyến là 30.0 km có vị trí điểm đầu cuối là Long Biên - Long Biên. chiều đi với 62 vị trí điểm dừng và qua các tuyến phố chính là: long biên - yên phụ - nghi tàm - âu cơ - lạc long quân - bưởi - láng - trường chinh - đại la - minh khai - nguyễn khoái - trần quang khải - trần nhật duật - long biên. chiều về với 61 điểm dừng và qua các tuyến phố chính là: Long biên - trần nhật duật - trần quang khải - nguyễn khoái - minh khai - đại la - trường chinh - láng - bưởi - lạc long quân - âu cơ - nghi tàm - yên phụ - long biên. Với quãng đường huy động hai đầu là 3.0 km tập kết xe tại xí nghiệp. Tuyến số 32 (Giáp Bát - Nhổn) với cự ly tuyến là 18.3 km có vị trí điểm đầu, cuối là Bến xe Giáp Bát - Trường CĐCN Nhổn. Chiều đi với 41 vị trí điểm dừng và đi qua các tuyến phố chính là: Giáp bát - giải phóng - lê duẩn - trần nhân tông - trần bình trọng - trần hưng đạo - quán sứ - tràng thi - điện biên phủ - trần phú - lê trực - sơn tây - kim mã - cầu giấy - xuân thuỷ - mai dịch - diễn - nhổn. Chiều về với 41 vị trí điểm dừng và đi qua các tuyến phố chính là: Nhổn - diễn - mai dịch - xuân thuỷ - cầu giấy - kim mã - nguyễn thái học - lê duẩn - giải phóng - giáp bát. Tuyến số 34 (Nam Thăng Long - Gia Lâm) với cự ly tuyến là 18.8 km có vị trí điểm đầu, cuối là Bến xe Nam Thăng Long - Bến xe Gia Lâm. Chiều đi với 33 điểm dừng đỗ dọc đường và đi qua các tuyến phố chính là: Bến xe nam thăng long - phạm văn đồng - hoàng quốc việt - nguyễn phong sắc - cầu giấy - kim mã - nguyễn thái học - phan bội châu - hai bà trưng - ngô quyền - hàng vôi - hàng tre - hàng muối - trần nhật duật - long biên - trần nhật duật - cầu chương dương - nguyễn văn cừ - bến xe gia lâm. Chiều về với 33 điểm dừng đỗ dọc đường và đi qua các tuyến phố chính là: Bến xe gia lâm - ngọc lâm - nguyễn văn cừ - cầu chương dương - trần nhật duật - long biên - trần nhật duật - trần quang khải - tràng tiền - phan chu trinh - hai bà trưng - thợ nhuộm - cửa nam - điện biên phủ - trần phú - sơn tây - kim mã - cầu giấy - trần đăng ninh - nguyễn phong sắc - hoàng quốc việt - phạm văn đồng - bến xe nam thăng long. Quãng đường huy động đầu B là 15.5 km xe được tập kết tại bến xe Nam Thăng Long. 3.2. Tình hình vận chuyển hành khách trên tuyến. a. Khối lượng vận chuyển và lượng luân chuyển hành khách năm 2001 - 2002. Trong năm 2001 xí nghiệp chỉ hoạt động trên tuyến 32 (Giáp Bát - Nhổn) với 16 xe buýt. Thực hiện được 61,439 lượt xe đạt 99.41% so với kế hoạch. Số vé tháng bán được 25,248 vé đạt vượt mức kế hoạch là 106.33%. Số lượt khách vé tháng là 1,535,900 HK vượt mức kế hoạch là 106.30%. Số lượt khách vé ngày là 894,054 HK vượt mức kế hoạch là 105,30%. Tổng số lượt hành khách vận chuyển được trong năm là 2,429,954 HK vượt mức kế hoạch là 106.03%. Lượng luân chuyển hành khách trong năm là 44,486,158 HK.km. Tình hình hành khách vận chuyển trên tuyến được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau: Năm 2001 xí nghiệp chỉ hoạt động trên tuyến buýt 32 (Giáp Bát - Nhổn). Ta có kết quả thực hiện vận tải hành khách công cộng năm 2001 qua các Quý: Quý I: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 1 Tháng 2 Tháng3 Quý I Phương tiện HĐ Xe 16 16 16 16 Lượt xe Lượt 4,613 4,193 4,647 13,453 Cái vé tháng Cái 1,274 1,772 2,171 5,217 Cán bộ Cái 217 248 237 702 Sinh viên Cái 1,057 1,524 1,934 4,515 Khách vé tháng HK 78,988 99,232 134,602 312,822 Khách vé ngày HK 55,2191 56,623 63,555 175,397 Hành khách HK 134,207 155,855 198,157 488,219 Hệ số lợi dụng GX % 34.23 43.73 50.17 42.69 Quý II: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 4 Tháng 5 Tháng6 Quý II Phương tiện HĐ Xe 16 16 16 16 Lượt xe Lượt 5,265 5,454 5,262 15,981 Cái vé tháng Cái 2,347 2,347 1,841 6,535 Cán bộ Cái 309 319 313 941 Sinh viên Cái 2,038 2,028 1,528 5,594 Khách vé tháng HK 140,820 145,514 110,460 396,794 Khách vé ngày HK 62,932 64,325 68,236 195,493 Hành khách HK 203,752 209,839 178,696 592,287 Hệ số lợi dụng GX % 45.53 45.26 39.95 43.60 Quý III: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III Phương tiện HĐ Xe 16 16 16 16 Lượt xe Lượt 5,441 5,269 5,244 15,954 Cái vé tháng Cái 1,050 1,775 2,260 5,085 Cán bộ Cái 308 307 323 938 Sinh viên Cái 742 1,468 1,937 4,147 Khách vé tháng HK 65,100 110,050 135,600 310,750 Khách vé ngày HK 87,211 81,666 90,282 259,159 Hành khách HK 152,311 191,716 225,882 569,909 Hệ số lợi dụng GX % 32.93 42.81 50.68 42.03 Quý IV: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 10 Tháng 11 Tháng12 Quý IV Phương tiện HĐ Xe 16 16 16 16 Lượt xe Lượt 5,390 5,233 5,441 16,064 Cái vé tháng Cái 2,540 2,974 2,897 8,411 Cán bộ Cái 307 301 294 902 Sinh viên Cái 2,233 2,673 2,603 7,509 Khách vé tháng HK 157,480 178,440 179,614 515,534 Khách vé ngày HK 89,902 88,251 85,852 264,005 Hành khách HK 247,382 266,691 265,466 779,539 Hệ số lợi dụng GX % 54.00 59.96 57.40 57.09 Năm 2002 Xí nghiệp hoạt động trên 7 tuyến là tuyến : 02, 07, 17, 22, 24, 32, 34 và một số tuyến có sử dụng xe tăng cường là tuyến số 07, 22, 24. Kết quả thực hiện vận chuyển hành khách công cộng năm 2002 qua các quý: Quý I: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 1 Tháng 2 Tháng3 Quý I Lượt xe Lượt 5434 5294 9040 19768 Cái vé tháng Cái 2861 1543 3436 7840 Khách vé tháng HK 139500 86408 212864 438772 Khách vé ngày HK 126801 132792 276358 535951 Hành khách HK 266301 219200 489222 974723 Hệ số lợi dụng GX % 57.65 51.76 67.65 60.59 Quý II: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 4 Tháng 5 Tháng6 Quý II Lượt xe Lượt 13733 16536 16000 46269 Sinh viên Cái 5286 6580 7483 19349 Khách vé tháng HK 317088 407960 448980 1174028 Khách vé ngày HK 361990 412371 458067 1232428 Hành khách HK 679078 820331 907047 2406456 Hệ số lợi dụng GX % 64.06 65.37 74.71 68.19 Quý III: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Quý III Lượt xe Lượt 18378 23445 27870 69693 Cái vé tháng Cái 4789 8210 14328 27327 Khách vé tháng HK 296918 508460 858128 1663506 Khách vé ngày HK 533288 640416 822410 1996114 Hành khách HK 830206 1148876 1680538 3659620 Hệ số lợi dụng GX % 59.57 63.85 77.95 68.42 Quý IV: Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 10 Tháng 11 Tháng12 Quý IV Lượt xe Lượt 32786 32273 33426 98485 Cái vé tháng Cái 18281 19838 20880 58999 Khách vé tháng HK 1133447 1190229 1294560 3618236 Khách vé ngày HK 926498 1026951 1076301 3029750 Hành khách HK 2059945 2217780 2370861 6647986 Hệ số lợi dụng GX % 80.73 87.94 90.83 86.53 Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch vận tải hành khách công cộng năm 2002 trên các tuyến buýt của xí nghiệp: TT Tên tuyến Số hiệu tuyến Lượt xe Hành khách Hệ số lợi dụng ghế xe Lượng luân chuyển Bác Cổ - Ba La 02 2,206 133,418 75.60 2,534,942 Trần Khánh Dư - Nội Bài 07 14,421 808,616 70.09 31,131,722 Tăng cường 07 07 TC 2,588 160,877 77.70 6,193,758 Long Biên - Nội Bài 17 13,949 639,929 57.35 22,397,515 Gia Lâm - Viện 103 22 57,345 3,000,712 65.41 58,813,962 Tăng cường 22 22 TC 3,307 194,953 73.69 3,821,072 Long Biên - Long Biên 24 29,745 1,254,802 70.31 37,644,048 Tăng cường 24 24 TC 1,524 114,422 93.85 3,432,672 Giáp Bát - Nhổn 32 23,210 6,886,958 92.36 126,031,331 Nam Thăng Long - Gia Lâm 34 15,920 494,098 38.80 9,289,042 Tổng Cộng 234,215 13,688,785 73.18 301,290,065 Kết quả thực hiện của xí nghiệp năm 2002 so với kế hoạch của công ty đề ra được thể hiện qua bảng sau: Tên tuyến Lượt xe (%) Hành khách (%) Hệ số lợi dụng ghế xe (%) Lượng luân chuyển (%) Bác Cổ - Ba La 99.91 126.25 126.36 126.25 Trần Khánh Dư - Nội Bài 99.81 126.32 126.56 126.32 Tăng cường 07 99.85 120.41 120.60 120.41 Long Biên - Nội Bài 98.65 124.58 126.28 124.58 Gia Lâm - Viện 103 99.77 106.28 106.53 106.28 Tăng cường 22 99.85 105.06 105.22 105.06 Long Biên - Long Biên 99.16 112.86 113.81 112.86 Tăng cường 24 96.21 116.48 121.06 116.48 Giáp Bát - Nhổn 99.31 113.29 114.08 113.29 Nam Thăng Long - Gia Lâm 99.80 120.11 120.35 120.11 Trung bình trên các tuyến 99.43 113.11 113.76 114.11 Ta thấy số lượt xe thực hiện trong năm 2002 thấp hơn so với kế hoạch do nhiều nguyên nhân khách quan: + Do tắc đường vào giờ cao điểm làm cho lái xe phải bỏ tuyến, bỏ lượt để chống ách tắc giao thông. + Do tình hình phương tiện trong xí nghiệp có trục trặc đột xuất. + Do tai nạn trên đường. Số lượng hành khách và lượng luân chuyển hành khách đều vượt mức so với kế hoạch chứng tỏ nhu cầu đi lại của hành khách trong thành phố ngày càng tăng cao và người dân bắt đầu hình thành thói quen đi xe buýt. b. Các nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng vận chuyển hành khách trên tuyến. Tình trạng đường xá. Mặc dù nhà nước đã có đầu tư nhiều vào đường xá nhưng hiện nay vẫn xảy ra tình trạng quá tải vào các giờ cao điểm ở các nút giao thông chính thường xuyên xảy ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông. Chính sự tắc nghẽn này dẫn đến việc hoạt động của xe buýt kém hiệu quả. Gây cảm giác cho hành khách đi lại trên các tuyến buýt vào thời gian này rất mệt mỏi vì phải chờ đợi lâu. Ví dụ: + Tuyến 02, tuyến 22 của xí nghiệp phải đi qua nút ngã tư Sở là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc cục bộ vào các giờ cao điểm. + Tuyến 24 đi qua đường Láng là tuyến đường hẹp nhưng lại tập trung một mật độ phương tiện cao cũng làm giảm tốc độ phương tiện xuống dưới mức độ cho phép. Tình hình phương tiện của xí nghiệp. Do tình trạng thiếu phương tiện nên trên một số tuyến của xí nghiệp có thời gian giãn cách chạy xe lớn làm cho hành khách đi lại bằng phương tiện công cộng phải đợi lâu, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Tốc độ phương tiện. Do tình trạng đường xá trật hẹp, xe cộ đi lại đông đúc nên tốc độ khai thác phương tiện của xí nghiệp cũng thấp tốc độ trung bình vào khoảng 20 km/h dẫn đến tình trạng thời gian một chuyến đi của hành khách cao. c. Sự biến động luồng hành khách theo không gian và thời gian. Theo không gian: Hành khách thường tập trung lên xuống ở một số điểm đỗ chính như các điểm đầu cuối, các điểm chuyển tuyến, các điểm đỗ gần trung tâm như trường học, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện, khu dân cư, nhà ga bến xe... Theo thời gian: Biến động luồng hành khách theo thời gian là có sự biến động theo giờ trong ngày, ngày trong tuần, ngày trong tháng, tháng trong năm... Đối với vận tảI hành khách công cộng thì tình hình biến động luồng hành khách theo thời gian là khá rõ ràng. Thường thì luồng hành khách biến động theo giờ làm việc của nhân dân trong thành phố, vào các giờ đi làm (7 – 8 giờ sáng) và các giờ tan tầm (16 – 18 giờ) lưu lượng hành khách tăng lên rất cao làm cho ách tắc thường xuyên tại các cửa ngõ ra vào thành phố, còn vào các giờ còn lại lưu lượng hành khách giảm xuống. Điều này không có sự thay đổi nhiều theo tháng và quý trong năm. Biến động theo giờ trong ngày trên các tuyến khác nhau cũng có sự thay đổi làm cho tần suất chạy xe cũng thay đổi theo: + Tuyến 02 (Bác Cổ - Hà Đông - Ba La) Liên tục phục vụ từ 5h00 đến 22h00. Giờ cao điểm 5 phút có một chuyến. (6h05 - 7h35; 11h25 - 12h45; 16h35 - 18h05) Giờ bình thường: 10 phút có 1 chuyến. + Tuyến 07 ( Trần Khánh Dư - Nội Bài) Liên tục phục vụ từ 5h00 đến 21h00. (Từ Nội Bài về: 5h45 đến 22h20). Giờ bình thường: 15 phút có một chuyến (Từ 5h00 đến 20h00). Giờ thấp điểm: 20 phút có 1 chuyến. + Tuyến 17 (Long Biên - Nội Bài) Liên tục phục vụ từ 5h25 đến 22h30) Giờ bình thường: 15 phút có 1 chuyến (Từ 5h10 đến 18h10). Giờ thấp điểm: 20 phút có 1 chuyến. + Tuyến 22 (Gia lâm - Viện 103) Liên tục phục vụ từ 5h00 đến 22h00 Giờ cao điểm: 5 phút có 1 chuyến. (6h00 - 7h40; 11h00 - 12h40; 16h20 - 18h00) Giờ bình thường: 10 phút có 1 chuyến. + Tuyến 24 (Long Biên - Long Biên) Liên tục phục vụ từ 5h00 đến 21h00 Giờ bình thường: 15 phút có 1 chuyến.(từ 6h05 đến 20h05). Giờ thấp điểm: 20 phút có 1 chuyến. + Tuyến số 32 (Giáp Bát - Nhổn) Liên tục phục vụ từ 5h00 đến 22h00. Giờ bình thường: 5 phút có 1 chuyến. (từ 5h45 đến 20h05). Giờ thấp điểm: 10 phút có 1 chuyến. + Tuyến số 34 ( Nam Thăng Long - Gia Lâm). Liên tục phục vụ từ 5h00 đến 21h00. Giờ cao điểm: 15 phút có 1 chuyến. (Từ 6h00 - 9h00; 11h00 - 13h00; 14h00 - 19h00). Giờ bình thường: 20 phút có 1 chuyến. Biến động theo ngày trong tháng Vào các ngày đầu, cuối và giữa tháng người dân đi lễ, buôn bán... tăng dẫn đến nhu cầu đi lại tăng vào các ngày này. Biến động theo tháng trong năm Vào các tháng hè, tết do cán bộ công nhân viên được nghỉ tết, học sinh - sinh viên được nghỉ hè dẫn đến nhu cầu đi lại giảm. Chương IV: tình hình đoàn phương tiện của xí nghiệp xe buýt thủ đô. 4.1. Tình hình phương tiện vận tải. Năm 2001 xí nghiệp chỉ chạy 1 tuyến là tuyến 32 với 16 xe RENAULT cũ hiện nay đã thanh lý. Đến nay xí nghiệp đã có 7 tuyến buýt với 114 xe với 3 loại xe và số lượng xe được thể hiện qua bảng sau: Mác kiểu xe Số xe có Trọng tải thiết kế Renault 50 80 Daewoo 090 12 60 Daewoo 105 52 80 4.2. Đội xe của xí nghiệp. chức năng: Quản lý điều hành các tuyến xe buýt một cách trực tiếp, giúp cho các tuyến buýt hoạt động một cách có hiệu quả. nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoạch của xí nghiệp , đội chủ động lập phương án vận chuyến hành khách theo biểu đồ chạy xe do phòng kế hoạch lập ra. Các đội chủ động kiểm tra giám sát các lái phụ xe trên các tuyến giúp cho các tuyến buýt của xí nghiệp thực hiện tốt các tiêu chí đề ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ: + xe chạy đúng tuyến, đúng chuyến lượt, đón trả khách đúng điểm dừng đỗ. + Chở đúng đối tượng bán đúng giá vé, xe vé trước khi thu tiền. + đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài xe. + Phục vụ an toàn, văn minh, lịch sự. + Kết hợp bộ phận chức năng đảm bảo an ninh cho hành khách đi xe. +Phấn đấu chạy đúng giờ theo biểu đồ. Căn cứ vào kế hoạch của Xí nghiệp giao, đội chủ động lập phương án vận chuyển hành khách theo biểu đồ. Tổ chức điều hành tuyến buýt, đảm bảo xe chạy (Đúng tuyến, đúng chuyến, đúng giờ, đúng điểm đỗ, đúng giá vé và thái độ văn minh lịch sự). Quản lý giữ gìn phương tiện đảm bảo sạch đẹp, không va quyệt, hỏng hóc và mất mát. Chủ động phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra xe hoạt động. Tổ chức chế độ thống kê ghi chép, báo cáo đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình hoạt động trên tuyến cũng như tình trạng kỹ thuật phương tiện thường xuyên theo biểu mẫu quy định gửi về các phòng ban liên quan. Có biện pháp quản lý chặt chẽ, chống thất thoát tài sản của Xí nghiệp. Nghiêm cấm việc nợ tiền, nợ lệnh. Giải quyết kịp thời các công việc đột xuất. Trường hợp xẩy ra sự cố, vi phạm luật lệ an toàn giao thông đội có trách nhiệm trực tiếp, giải quyết, trường hợp cần thiết phải báo cáo về Xí nghiệp để phối hợp giải quyết. Thường xuyên giáo dục và có kế hoạch huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho lái xe và nhân viên bán vé, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ đồng thời tự bản thân mỗi lái xe, nhân viên bán vé phải có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm chấp hành tốt 6 nội dung hoạt động của xe buýt. Chủ động đề xuất báo cáo với Xí nghiệp về khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong đội. Phổ biến kịp thời mọi chủ trương chính sách của Nhà nước, quy chế của Xí nghiệp có liên quan tới cán bộ công nhân viên trong đội. Có quan hệ tốt với cơ quan Công An, chính quyền địa phương nơi đội có phương tiện hoạt động và các đơn khác có liên quan... Tổ chức phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong đội dựa vào quy chế phân phối của Xí nghiệp. quy mô của đội xe , cơ cấu phương tiện của đội xe. Các xe của xí nghiệp được phân về 3 đội buýt của xí nghiệp và mỗi đội quản lý một số tuyến được thể hiện qua bảng sau: Tổng hợp luồng tuyến phương tiện xí nghiệp Đội xe buýt Tên tuyến Số hiệu tuyến Xe có Xe vận doanh Chuyến lượt 2 Tăng cường Bác Cổ – Ba La 2 5 4 32 3 Trần khánh dư - nội bài 7 10 8 94 Tăng cường 4 3 36 2 Long biên – nội bài 17 14 10 126 2 Gia lâm – viện 103 22 17 14 206 Tăng cường 11 8 48 1 Long biên – long biên 24 12 10 104 Tăng cường 3 2 22 1 Giáp bát – nhổn 32 25 22 320 3 Nam thănng long – gia lâm 34 13 9 118 Tổng 114 90 1,106 4.3. Các thông số kỹ thuật của phương tiện trong xí nghiệp. Thông số Daewoo 090 Daewoo 105 Renault Tự trọng (Kg) 8,970 9,800 Trọng lượng toàn bộ (Kg) 16,700 16,700 Chiều dài cơ sở (mm) 6,130 5,620 Chiều dài toàn bộ (mm) 12,530 14,560 Chiều rộng (mm) 2,500 2,500 Chiều cao (mm) 3,200 3,570 Tiêu hao nhiên liệu l/100km 28 33 Kiểu xi lanh Kiểu khô Kiểu khô Số xi lanh 6 6 Tải trọng thiết kế (HK) 60 80 (Thông số chi tiết về phương tiện ở phần phụ lục). Chương v: Các phòng ban nghiệp vụ của xí nghiệp xebuýt thủ đô. 5.1. Phòng tổ chức hành chính. Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy và sắp xếp cán bộ, chính sách, chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội... Nhiệm vụ: Căn cứ vào phương án tổ chức sản xuất phòng có nhiệm vụ xây dựng bộ máy (Mô hình) tổ chức phù hợp với sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nghiên cứu và đề xuất các phương án bố trí sắp xếp những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực tương ứng với nhiệm vụ. Tổ chức việc đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp đáp ứng nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ, định kỳ tổ chức việc học tập an toàn lao động, nâng bậc thợ, bậc lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Nhà nước. Quản lý lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Xây dựng định mức về kế hoạch lao động tiền lương trên cơ sở chế độ chính sách của Nhà Nước và khả năng kinh doanh của Xí nghiệp. Theo dõi thanh toán tiền lương theo quy chế phân phối thu nhập của Xí nghiệp. Hàng tháng – quý lập báo cáo tăng, giảm thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ hưu trí hiện hành và giao dịch với cơ quan quản lý kể trên. Tổ chức chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh công nghiệp trong toàn đơn vị. Đề xuất với lãnh đạo Xí nghiệp về công tác khen thưởng kỷ luật. Quản lý dấu, giấy giới thiệu của Xí nghiệp, tiếp nhận các công văn đi, đến, lưu trữ văn bản theo quy định của Nhà nước. Tổ chức công việc phục vụ ngày lễ, hội nghị, tiếp khách, quản lý và tổ chứ nhà ăn tập thể phục vụ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, tính toán đầy đủ và công khai thu chi hàng tháng. Quản lý nhà xưởng, đất đai, các thiết bị hành chính, phương tiện... Trên cơ sở nhiệm vụ chung, phòng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên. 5.2. Phòng kế hoạch điều độ: Chức năng: Phòng kế hoạch là bộ phận tham mưu,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC954.doc
Tài liệu liên quan