Phần i
Giới thiệu chung về Xí nghiệp
I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Tên Xí nghiệp: Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 phố Trần Quý Cáp - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 04.7321573 - 7470303 (2751)
Fax: 04.7334590
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là Xí nghiệp thành viên của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định 361 QĐ/ĐS ngày 24/3/1989 của tổng cục đường sắt (nay là Liên hiệp đường sắt Việt Nam).
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền thân của Xí nghiệp là cốt lõi của Xí nghiệp ga tàu II và một bộ phận của Xí nghiệp toa xe Hà Nội. Năm 1989, theo chủ trương phân cấp quản lý của Liên hợp đường sắt Việt Nam, Xí nghiệp được giao cho cơ quan chủ quản là Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I trực tiếp quản lý.
Ngày 7/7/2003 Liên hiệp đường sắt Việt Nam chuyển đổi thành Tổng công ty 91 theo quyết định số 03 QĐ/ĐS - TCCB - LĐ của hội đồng quản trị tổng công ty đường sắt Việt Nam, Xí nghiệp đi vào hoạt động từ 1/10/2003 với quy mô vừa. Cơ quan cao nhất là Tổng công ty đường sắt Việt Nam và quản lý:
- Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội.
- Công ty vận tải hành khách Sài Gòn.
- Công ty vận tải hàng hoá đường sắt.
Tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp là 300.321.500.000 đồng. Trong đó vốn lưu động là 91.513.000.000 đồng, vốn cố định là: 208.699.500.000 đồng.
Hiện nay Xí nghiệp đang quản lý 50 đoàn tàu với tổng số toa xe là 500. Trong đó có 19 đoàn tàu địa phương chạy các tuyến phía Bắc, tính từ Vinh trở ra và 11 đoàn tàu Thống Nhất chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Với diện tích mặt bằng của Xí nghiệp là 32.000 m2, trong đó diện tích nhà làm việc là 15.000 m2 còn lại 17.000 m2 là khu vực nhà xưởng và 6 đường tàu chuyên dùng để dồn các đoàn tàu có tại ga Hà Nội vào để chỉnh bị trước khi vận dụng.
Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Xí nghiệp luôn đổi mới cải tiến các trang thiết bị phục vụ hành khách đi tàu tiến bộ hẳn đó là: điện ánh sáng trên tàu, quạt, nước, phát thanh tuyên truyền, chăn ga chiếu gối sạch sẽ, vệ sinh trật tự trên tàu được giữ vững.
Ngoài ra, Xí nghiệp đã đầu tư thiết bị điều kiện sản xuất, triển khai công tác khám chữa tại nhiều khu vực, chuẩn bị tốt tàu chạy tại ga Hà Nội vì vậy các đoàn tàu đã được nâng cấp lên một cách rõ rệt, nhất là các đoàn tàu Bắc - Nam.
Trong năm 2002 - 2003 Xí nghiệp có 5216 thư nhận xét tốt của hành khách đi trên tàu và số lượng thư khen ngợi ngày càng tăng lên trong năm 2004.
II. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp
1. Chức năng của Xí nghiệp
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là một Xí nghiệp mang tính chất đặc thù của ngành đường sắt. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là:
- Thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao về phục vụ hành khách.
- ổn định tổ chức, tổ chức các dây chuyền sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.
- Đầu tư và phát triển mặt bằng sản xuất cao cho các đơn vị phần nào đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phân cấp công việc, phân cấp tài sản quản lý (chủ yếu là toa xe) để từng bước nâng cao hiệu quả công việc.
- Điều hành công việc theo quy chế (bằng các quy chế của ngành đường sắt, Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I và của Xí nghiệp).
2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp
Ngày 26/03/1996, Thủ tướng chính phủ đã có thông báo số 46/TB cho phép ngành đường sắt thực hiện cơ chế tài chính đặc thù về nguyên tắc cho phép tách phần cơ sở hạ tầng để hạch toán ra khỏi khối vận tải kinh doanh. Công nghiệp đường sắt được tổ chức quản lý, hoạch toán theo cơ chế sản xuất kinh doanh để có sự bình đẳng với các ngành khác. Là một Xí nghiệp thành viên của Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực, Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội phải phối hợp với các đơn vị khác trong dây chuyền sản xuất vận tải tạo ra sản phẩm. Xí nghiệp phải đảm bảo những nhiệm vụ sau:
- Quản lý và phục vụ các đôi tàu nhanh, tàu khách trên các tuyến đường thuộc các tỉnh phía Bắc, trong đó có các chuyến tàu du lịch từ Hà Nội đi Thanh Hoá, Vinh, Hải Phòng và đặc biệt là các đôi tàu nhanh chất lượng cao LC 5/6, SP 1/2 đi Lào Cai.
- Quản lý và phục vụ 50% số đoàn tàu khách Thống Nhất Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, trong đó có 2 ram tàu Thống Nhất E1/E2 (30h) thế hệ 2 với các tiện nghi sang trọng lịch sự. Ngoài ra Xí nghiệp còn quản lý và phục vụ các tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) với đủ hạng ghế, giường nằm phù hợp với các đối tượng hành khách, trong đó có toa gắn máy lạnh tiện nghi, hiện đại.
- Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và đảm bảo khách đi tàu, tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho trên 2000 cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội .
- Bảo đảm các chuyến đi của hành khách được an toàn
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, với ngành, đảm bảo đời sống và việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
3. Các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu của Xí nghiệp
Sản phẩm của ngành đường sắt là vận tải hành khách, sản lượng tính là hành khách/km và tấn/km hàng hoá, hành lý bao gửi. Để vận chuyển được hành khách thì cần có 5 bộ phận cùng hoạt động bao gồm: đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, cầu đường, nhà ga. Vì vậy sản phẩm của ngành đường sắt phân ra làm nhiều công đoạn. Mỗi bộ phận sẽ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng công đoạn dựa trên quy định của ngành đường sắt. Hoạt động chính của Xí nghiệp là quản lý, khai thác các đoàn tàu nên sản phẩm công đoạn của Xí nghiệp là đầu xe vận dụng.
Để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của hành khách đi tàu ngày một tốt hơn, Xí nghiệp cũng đã trang bị thêm cho xưởng chế biến sắn dây chuyền sản xuất suất ăn đóng hộp với điều kiện nhà xưởng khang trang rộng rãi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
III. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu
Là một Xí nghiệp chủ yếu là phục vụ hành khách đi tàu. Ngoài sự đảm bảo an toàn cho chuyến đi của hành khách, Xí nghiệp còn phục vụ cho hành khách về đồ ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh an toàn do Xí nghiệp trực tiếp sản xuất và đã được công nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 - 2000 và HACCP.
Quy trình sản xuất chế biến đồ ăn sẵn:
VI. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản phẩm
1. Hình thức tổ chức sản xuất của Xí nghiệp
Sản phẩm của ngành đường sắt là vận tải hành khách và hàng hoá. Sản lượng được tính là hành khách/km và tấn/km hàng hoá, hành lý bao gửi. Để vận chuyển được hành khách và hàng hoá thì 5 bộ phận bao gồm: toa xe, đầu máy, thông tin tín hiệu, cầu đường và nhà ga phải kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành sản phẩm với mục tiêu chính là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của hành khách và làm hài lòng khách đi tàu, tạo cho họ sự thoải mái, tin yêu. Do đó Xí nghiệp đã tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá kết hợp.
2. Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp
* Xưởng cơ điện lạnh có kết cấu như sau:
Quản đốc phân xưởng cơ điện lạnh
Điện công nghiệp
Điện lạnh
Cơ điện
Điện chỉnh bị
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động)
- Điện công nghiệp có nhiệm vụ: sửa chữa các thiết bị chiếu sáng trên tàu.
- Điện lạnh có nhiệm vụ: chỉnh bị, bảo dưỡng, sửa chữa nơi làm việc và toa xe.
- Cơ điện có nhiệm vụ: sửa chữa toàn bộ máy phát điện.
- Điện chỉnh bị có nhiệm vụ: bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trên toa xe.
* Xưởng chế biến suất ăn sẵn: các bộ phận có cùng chức năng và nhiệm vụ như nhau, cùng nhau phối hợp thực hiện để tạo ra sản phẩm tốt nhất, đảm bảo vệ sinh phục vụ nhu cầu ăn uống của hành khách trên tàu
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
1. Mô hình tổ chức Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
Trạm Thống Nhất
Trạm Hà Nội
Trạm Yên Bái
Trạm Thanh Hoá
Trạm Vinh
Đội tàu Hải Phòng
Giám đốc
PGĐ nội chính
PGĐ Kỹ thuật toa xe - thiết bị
PGĐ vận tải
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng KTNV
Các tổ chức sản xuất và các tổ công tác trên tàu
Phân xưởng cơ điện lạnh
Xưởng chế biến xuất ăn công nghiệp
Phân đoạn khám chữa chỉnh bị
Trạm khám xe Hà Nội
Trạm khám xe Long Biên
Phòng Quản lý vận dụng
Phòng tổ chức lao động
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng Kế hoạch
Vật tư
Trạm y tế Xí nghiệp
Đội bảo vệ quân sự
Đội dịch vụ I
Đội dịch vụ II
Đội dịch vụ III
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động)
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Xí nghiệp
a. Giám đốc
- Chức năng: Giám đốc là người có quyền cao nhất trong Xí nghiệp, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Nhiệm vụ: Giám đốc chịu trách nhiệm trước ngành, trước Nhà nước với nhiệm vụ của Xí nghiệp.
b. Phó giám đốc
- Chức năng: Phó giám đốc là người tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong các công tác, tham mưu cho hội đồng thi đua của Xí nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và bảo vệ sản xuất. Đây là hai lĩnh vực gắn bó mật thiết với nhau, vì vậy giữa sản xuất và bảo vệ sản xuất phải điều hành song song mới đạt được kết quả cao.
- Nhiệm vụ: Phó giám đốc tổ chức tiếp nhận lưu trữ, luân chuyển công văn, chỉ thị của cấp trên đến các đơn vị trong Xí nghiệp. Tổ chức đón tiếp khách của Xí nghiệp. Đôn đốc kiểm tra công tác dịch vụ đời sống của các đơn vị trong Xí nghiệp ở phạm vi cho phép, tổng hợp thông tin tuyên truyền sản xuất, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
c. Phòng tổ chức lao động
- Chức năng: Phòng tổ chức lao động là phòng tham mưu cho Giám đốc về mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong Xí nghiệp. Bố trí cán bộ và lao động trong Xí nghiệp. Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động và các vấn đề có liên quan đến người lao động.
- Nhiệm vụ: nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý sản xuất, bố trí sử dụng đào tạo, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, tiền chi khác cho người lao động. Điều chỉnh trực tiếp, gián tiếp cho người lao động hàng năm. Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện chế độ, tổ chức thi nâng bậc lương, bồi dưỡng nghiệp vụ, xử lý các sai phạm, các đơn thư khiếu nại. Tham mưu xét chọn bố trí công tác phó, trưởng tàu, tổ phó tổ phụ trách ăn uống, thủ quỹ đi tàu, quyết định chế độ (hưu trí, thôi việc, tai nạn lao động, chế độ thương binh, mất sức…) cho người lao động kịp thời, đúng chế độ chính sách. Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động.
d. Phòng Tài chính - Kế toán
- Chức năng: Phòng Tài chính - Kế toán là phòng trực tiếp tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về việc quản lý, sử dụng theo đúng nguồn tiền, vật tư, nhiên liệu, tài sản có kế hoạch và đúng nguyên tắc tài chính kế toán của Xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn tham mưu cho Giám đốc và công đoàn Xí nghiệp quản lý và sử dụng nguồn tiền quỹ cứu trợ, phúc lợi … Theo dõi, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị, bộ phận trong Xí nghiệp thực hiện tốt chủ trương, chính sách chế độ của Đảng, Nhà nước về công tác tài chính kế toán.
- Nhiệm vụ: căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được cấp trên duyệt, trực tiếp làm việc. Căn cứ vào nhu cầu chi tiêu hàng tháng, hàng quý lập kế hoạch xin lấy tiền mặt tại Ngân hàng. Liên hệ với phòng Tài chính cấp trên và Ngân hàng chủ động tạo nguồn vốn để đảm bảo phục vụ sản xuất. Vay - thanh toán kịp thời, đúng chế độ quy định và sát với kinh phí mua sắm tài sản cố định, công trình xây dựng đúng thực tế. Mở sổ theo dõi các tài sản tính khấu hao, tăng giảm tài sản, tính lương cho toàn bộ công nhân viên theo quy chế, thanh toán tiền bảo hiểm, cấp phát tiền lương, thưởng, các khoản phải chi khác. Đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tiền mặt, két bạc, quản lý tốt các chứng từ có giá trị kinh tế, theo dõi giám sát hạch toán nguồn tiền ngoài sản xuất chính. Kiểm tra việc tiêu thụ và sử dụng vật tư của Xí nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quý, năm cho cấp trên.
e. Phòng Kế hoạch - Vật tư
- Chức năng: Phòng Kế hoạch - Vật tư là phòng tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vật tư, kế hoạch chi phí của Xí nghiệp trong sản xuất chính cũng như ngoài sản xuất chính. Mua sắm cấp phát đầy đủ, kịp thời các vật tư, phụ tùng, thiết bị nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong mọi điều kiện.
- Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch sản xuất khác ngoài sản xuất chính, tổ chức, nghiên cứu, đề xuất phương án mở rộng sản xuất khác ngoài sản xuất chính của Xí nghiệp. Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của cấp trên giao và tình hình thực tế, tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh theo đúng văn bản hướng dẫn của ngành và văn bản hiện hành của Nhà nước. Theo dõi tổng hợp phân tích kết quả kinh doanh và đề xuất biện pháp quản lý, chỉ đạo sản xuất. Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế. Lập kế hoạch xin kinh phí sửa chữa đại tu thiết bị máy móc, tái chế vật tư phục vụ sản xuất. Tham gia kiểm tra chất lượng vật tư các công trình xây dựng cơ bản, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ. Cùng phòng Lao động xây dựng đơn giá lương sản phẩm, lập dự toán chi phí, xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Chấp hành đúng quy định của Nhà nước, của ngành, của Xí nghiệp về việc mua sắm, cấp phát, thanh lý vật tư, thiết bị…
f. Phòng Hành chính tổng hợp
- Chức năng: Phòng Hành chính tổng hợp là một bộ phận tham mưu cho Xí nghiệp các mặt công tác văn thư, tạp vụ. Quản lý toàn bộ trang thiết bị bao gồm: ôtô, phòng làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ văn phòng, hệ thống điện nước… thuộc khối cơ quan Xí nghiệp. Quản trị hành chính, phục vụ hội nghị thi đua tuyên truyền, khen thưởng, tiếp khách đối ngoại.
- Nhiệm vụ: quản lý toàn bộ tài sản, vật dụng, ấn chỉ, hệ thống điện thoại đường sắt, điện thoại bưu điện tại khu vực Hà Nội, thanh toán tiền điện thoại theo đúng quy định. Lên phương án phân phối, kế hoạch dự trù các loại vật tư văn phòng, thiết bị văn
phòng và mua sắm cho Xí nghiệp. Quản lý lưu trữ công văn, tài liệu, dấu ấn đúng nguyên tắc. Phục vụ hội nghị, nước uống hàng ngày, đón tiếp khách của cấp trên và của Xí nghiệp, tổ chức thăm hỏi hiếu, hỉ, ốm đau. Quản lý theo dõi và sửa chữa thay thế kịp thời các tài sản của Xí nghiệp như văn phòng làm việc, máy móc, ôtô, hệ thống điện nước…
g. Phòng Quản lý vận dụng
- Chức năng: Phòng Quản lý vận dụng là phòng tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng và điều phối hợp lý số toa xe khách thuộc sự quản lý của Xí nghiệp, nhằm khai thác số toa xe vận dụng với hiệu quả cao nhất. Đồng thời tham mưu cho Xí nghiệp làm tốt công tác quản lý kỹ thuật về máy móc thiết bị, điện nước cho toàn Xí nghiệp.
- Nhiệm vụ: quản lý theo dõi toàn bộ số toa xe của Xí nghiệp. Nắm chắc kế hoạch chạy tàu, lập phương án điều phối số toa xe vận dụng trong phạm vi Xí nghiệp. Quản lý hồ sơ kỹ thuật, lý lịch toa xe, máy móc thiết bị, lập hồ sơ toàn bộ lý lịch trạng thái toa xe gồm thẻ và số tài sản, lập hồ sơ theo dõi định kỳ sửa chữa toa xe của Xí nghiệp để có số liệu điều xe đi sửa chữa và thông báo cho các xưởng cơ điện lạnh, phân đoạn khám chữa chỉnh bị thực hiện. Tham mưu cho Xí nghiệp ban hành các quy trình, quy tắc, quy định tỷ mỷ về việc khám chữa toa xe. Giải quyết toàn bộ các vấn đề về kỹ thuật máy móc, thiết bị lắp đặt trên toa xe và tại Xí nghiệp. Lập kế hoạch dự phòng mua sắm máy móc, thiết bị điện lạnh, nước, động lực. Nghiệm thu chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để hợp lý hoá sản xuất.
h. Xưởng sản xuất thức ăn công nghiệp (hộp)
Có trách nhiệm sản xuất, đóng hộp thức ăn đưa lên phục vụ trên một số toa tàu theo quy định của Liên hợp đường sắt Hà Nội.
i. Trạm khám chữa chỉnh bị
Có nhiệm vụ chỉnh bị, duy tu, thay thế các thiết bị toa xe của các đoàn tàu do Xí nghiệp quản lý đi và về tại các ga Hà Nội.
j. Trạm y tế Xí nghiệp
Chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Theo dõi quản lý vệ sinh phòng dịch và vệ sinh môi trường lao động. Quản lý hồ sơ sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên theo quyết định của Bộ Lao động.
Phần II
Phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
I. Phân tích các hoạt động Marketing
1. Sản phẩm của Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là một Xí nghiệp chủ yếu làm công tác phục vụ hành khách đi tàu. Để vận chuyển hành khách thì cần đến 5 bộ phận cùng làm việc. Đó là: đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, cầu đường, nhà ga. Do đó sản phẩm của đường sắt được phân ra nhiều công đoạn, mỗi bộ phận sẽ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng công đoạn dựa trên quy định của ngành đường sắt. Sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn và quy định của ngành đường sắt nói chung và của Xí nghiệp nói riêng. Hoạt động chính của Xí nghiệp là quản lý, cung cấp các dịch vụ cho hành khách đi tàu. Sản phẩm gồm đầu xe vận dụng, thức ăn chế biến sẵn và sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính bao gồm: sản xuất nước tinh lọc, giặt vải, giặt chiếu…
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp
a. Kết quả sản xuất kinh doanh của đầu xe vận dụng
Bảng 1: Kết quả thực hiện năm 2003.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
K.hoạch
T.hiện
So sánh T.h vói K.h
Mức
%
1
Xe vận dụng tàu địa phương
Lượt xe/năm
52.925
64.324
+11.399
+22
2
Xe_km tàu địa phương
Xe km/năm
17.000.000
21.326.897
+4.326.897
+25
3
Xe vận dụng tàu T.Nhất và LVQT
Lượt xe/năm
58.400
55.703
-2.697
-5
4
Xe dự trữ tàu địa phương
Lượt xe/năm
8.395
8.324
-71
-1
5
Xe dự trữ tàu Thống Nhất
Lượt xe/năm
28.470
31.212
+2.742
+10
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Nguyên nhân: Do năm 2003 các nạn dịch bệnh xảy ra ở các nước Châu á nên lượng hành khách quốc tế đi tàu giảm dẫn đến mức thực hiện xe vận dụng tàu Thống nhất và Liên vận quốc tế của Xí nghiệp đã thấp hơn so với kế hoạch 5% và xe dự trữ tàu địa phương cũng giảm 1%.
Bảng 2: Chỉ tiêu đầu xe vận dụng năm 2004
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
K.hoạch
T.hiện
So sánh T.h với K.h
Mức
%
1
Xe vận dụng tàu địa phương
Lượt xe/năm
59.480
73.674
+14.194
+24
2
Xe_km tàu địa phương
Xe km/năm
19.800.000
22.104.931
+2.304.931
+12
3
Xe vận dụng tàu T. Nhất và LVQT
Lượt xe/năm
58.540
60.256
+1.716
+3
4
Xe dự trữ tàu địa phương
Lượt xe/năm
8.053
8.579
+526
+7
5
Xe dự trữ tàu Thống Nhất
Lượt xe/năm
27.624
29.712
+2.088
+8
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy các chỉ tiêu của Xí nghiệp trong năm 2004 đều tăng do:
- Chất lượng xe ngày được nâng cao
- Các toa xe thường xuyên được chỉnh bị, kiểm tra
- Đội ngũ công nhân viên đã được nâng cao tay nghề, phục vụ hành khách chu đáo
- Nạn dịch bệnh tại Việt Nam đã giảm đáng kể so với các nước trong khu vực và Việt Nam là nơi đến du lịch an toàn cho du khách nước ngoài.
Bảng 3: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2003- 2004
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 2003
Thực hiện 2004
So sánh Thực hiện 2004/2003
Mức
%
1
Xe vận dụng tàu địa phương
Lượt xe/năm
64.324
73.674
+9.350
+14.5
2
Xe_km tàu địa phương
Xe km/năm
21.326.897
22.104.931
+778.034
+4
3
Xe vận dụng tàu TN+ LVQT
Lượt xe/năm
55.703
60.256
+4.553
+8.2
4
Xe dự trữ tàu địa phương
Lượt xe/năm
8.324
8.579
+255
+3.1
5
Xe dự trữ tàu Thống Nhất
Lượt xe/năm
31..212
29.712
-1.500
-4.8
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Như vậy ta thấy năm 2004, đầu xe vận dụng (tàu địa phương, tàu Thống Nhất và Liên vận quốc tế) tăng so với năm 2003 duy chỉ có xe dữ trữ tàu Thống Nhất giảm 4,8%. Điều này chứng tỏ trong năm 2004 Xí nghiệp đã có rất nhiều cố gắng trong việc vận dụng toa xe để đáp ứng đủ nhu cầu chạy tàu của ngành, huy động đến mức tối đa số lượng xe hiện có. Thiết bị toa xe luôn đầy đủ và ở trạng thái tốt nhất để phục vụ hành khách.
b. Kết quả sản xuất kinh doanh của xưởng chế biến sẵn
Ngoài kết quả sản xuất kinh doanh của toa xe vận dụng, Xí nghiệp cũng đã tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho hành khách đi tàu, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Kết quả sản xuất của xưởng chế biến xuất ăn sẵn trong 2 năm 2003 và 2004 như sau:
Bảng 4: Kết quả sản xuất của xưởng chế biến sẵn
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm2003
Năm2004
So sánh2004/2003
Mức
%
1
Sản lượng
Xuất
1.217.100
1.159.300
-57.800
-5
2
Doanh thu
Đồng
10.757.946.900
10.247.052.700
-51.089.420
-5
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Trong đó doanh thu được tính: Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
Đơn giá 1 suất ăn chế biến sẵn được tính như sau:
(Đơn giá đã bao gồm 10% thuế VAT)
1.Thực phẩm + Chất đốt + Tăm giấy, thìa đũa : 6.606 đ
2. Các vỏ hộp nhựa dùng 1 lần bỏ đi : 2.233 đ
Tổng cộng : 8.839 đ
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy do đơn giá không thay đổi nên sản lượng năm 2004 giảm so với năm 2003 là 57.800 xuất ăn chế biến sẵn tương ứng với 5% dẫn đến doanh thu năm 2004 cũng giảm đi 51.089.420 đồng tương ứng với 5%.
c. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính của Xí nghiệp
Qua 2 bảng kết quả sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính ta thấy:
+ Doanh thu năm 2003 là 7.585.818.567đ
+Doanh thu năm 2004 là 11.538.534.008đ
Như vậy so với năm 2003 thì doanh thu của năm 2004 đã tăng3.952.715.441đ tương ứng với 52,12% và tổng chi phí của năm 2004 cũng tăng hơn năm 2003 là 1.617.107.565đ tương ứng với 21,63%.
Năm 2004 tổng chi phí của sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính tăng 21,63% , doanh thu tăng 52,12% nên lợi nhuận đã tăng cao hơn so với năm trước.
Bảng 7: Kết quả tổng doanh thu của Xí nghiệp
Đơn vị: 1000đ
Khối tàu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh T.hiện 2004 / T.hiện 2003
Kế hoạch
Thực hiện
Mức
%
Kế hoạch
Thực hiện
Mức
%
Mức
%
TàuThống nhất
6.591.024
7.620.200
+1.029.176
+16
7.319.685
8.142.052
+822.367
+11
+521.852
+7
Tàu địa phương
3.693.000
4.021.049
+328.049
+9
4.390.000
5.515.569
+1.125.569
+26
+1.494.520
+37
Cộng
10.284.024
11.641.249
+1.357.225
+25
11.709.685
13.657.621
+1.947.936
+37
+2.016.372
+44
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Doanh thu của Xí nghiệp năm 2004 tăng cao so với năm 2003 nhất là khối tàu địa phương. Nguyên nhân do: khối tàu địa phương đã được nâng cấp chất lượng toa xe và phục vụ hành khách. Ngoài ra đời sống của nhân dân đã ngày một khá lên, vào những dịp lễ, tết, nghỉ hè mọi người thường có những chuyến đi tham quan, nghỉ mát thăm họ hàng ở xa bằng phương tiện đường sắt do đó doanh thu của khối tàu địa phương tăng lên khiến doanh thu của Xí nghiệp cũng vượt hơn hẳn năm trước.
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Sản phẩm của Xí nghiệp là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp là khách hàng- con người, phục vụ nhu cầu đi lại của con người và vận chuyển hàng hoá.
4. Chính sách giá của Xí nghiệp
Trong tình hình vận tải hiện nay việc tính giá thành của ngành đường sắt không mang ý nghĩa thực tế bởi vì giá thành vận tải đang rất lớn so với giá cước, được nhà nước cho phép lỗ và được bù lỗ. Xí nghiệp tính toán dựa trên cơ sở tổng chi phí theo yếu tố chi (tiền lương, tiền bảo hiểm, vật liệu, nhiên liệu, điện nước, khấu hao, toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài 6 yếu tố trên) và khối lượng toa xe vận dụng.
+ Khối lượng toa xe vận dụng của Xí nghiệp hiện nay là 500 xe bao gồm cả số xe đang vận dụng và số xe dự phòng.
+ Giá thành của xưởng chế biến suất ăn sẵn phục vụ hành khách đi tàu dựa vào các chi phí nguyên liệu thực phẩm đầu vào, tăm, giấy ăn, thìa đũa và các hộp nhựa sử dụng một lần.
+ Sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính: giá thành được tính dựa vào lương, bảo hiểm &chế độ, vật liệu, dịch vụ mua ngoài, khấu hao và các khoản chi khác.
5. Chính sách phân phối và hình thức xúc tiến bán sản phẩm của Xí nghiệp
a. Chính sách phân phối sản phẩm
Phân phối hàng hoá là một khâu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, quá trình lưu thông hàng hoá được nhanh chóng hiệu quả hơn. Các sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất ra đều phục vụ hành khách đi tàu nên Xí nghiệp đã sử dụng kênh phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng.
Hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm:
Xí nghiêp vận dụng toa xe khách Hà Nội
Khách hàng
b. Quá trình xúc tiến bán sản phẩm của Xí nghiệp
Sản phẩm của Xí nghiệp chỉ phục vụ hành khách đi tàu vì vậy trên các toa xe, chỗ ngồi, giường nằm của hành khách Xí nghiệp đã áp dụng các hình thức quảng cáo như: dán những tờ quảng cáo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000 cho xưởng sản xuất suất ăn chế biến sẵn.
Để tăng cường công tác tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, phòng kinh doanh và phòng tổ chức lao động đã phối hợp đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ bán hàng trên tàu có trình độ cao với thái độ phục vụ khách hàng cởi mở và thân thiện hơn.
6. Đối thủ cạnh tranh
Là một doanh nghiệp độc quyền về vận tải hành khách và hàng hoá trên đường bộ, Tổng công ty đường sắt Việt Nam nói chung và Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội nói riêng nhìn chung là không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tuy nhiên việc vận tải hành khách không chỉ có đường bộ mà còn có đường thuỷ, đường hàng không. Đây chính là đối thủ cạnh tranh lớn hiện nay của ngành đường sắt.
7. Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Xí nghiệp
Trong những năm gần đây, Xí nghiêp vận dụng toa xe khách Hà Nội đã tạo được nhiều uy tín đối với khách hàng, doanh thu ngày càng cao, doanh thu năm nay cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động Marketing của Xí nghiệp đã được chú trọng thực hiện và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và ưu điểm, Xí nghiệp vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần được khắc phục.
a. Những thành công và ưu điểm
Là một Xí nghiệp phục vụ và vận tải hành khách đi tàu vì vậy trong quá trình tồn tại và phát triển, Xí nghiệp đã lựa chọn cho mình mối quan hệ tốt với khách hàng và có uy tín cao. Chất lượng phục vụ hành khách trên các đoàn tàu thuộc Xí nghiệp quản lý luôn được cải thiện và nâng cao. Có chuyển biến rõ rệt trong công tác giao tiếp ứng xử thể hiện qua đơn thư phản ánh giảm và số lượng thư khen ngày càng tăng. Qua phiếu thăm dò hành khách về công tác phục vụ hành khách trên tàu có 75% - 90% ghi nhận đạt yêu cầu. Cố gắng trong các chiến dịch vận tải hè, tết duy trì chất lượng phục vụ các mác tàu cao cấp SE1/2, E1/2, S1/2, SP1/2, LC5/6, V1/2, M1/2. Tổ chức có hiệu quả đoàn tàu phục vụ kiểu mẫu. Trong năm 2004 đã cấp 1.159.400 suất ăn chế biến sẵn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đặc biệt Xí nghiệp đã xây dựng và công nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và HACCP cho xưởng sản xuất suất ăn chế biến sẵn.
Xí nghiệp rất coi trọng chất lượng phục vụ hành khách, vì chất lượng là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh. Hành khách, hàng hoá đến với ngành đường sắt ngày càng tăng là do chất lượng phục vụ và chất lượng các toa tàu ngày càng được nâng cao. Ngoài biện pháp nghiệp vụ vận tải như: xây dựng kịp thời các quy chế chỉ đạo, quy trình tác nghiệp tàu, cải tiến công tác kiểm tra trên ga, thông tin sản xuất hàng ngày, quy chế kiểm tra luật lệ định kỳ, cải tiến công tác xây dựng Chính quy - Văn hoá - An toàn, Xí nghiệp đã tổ chức lớp đào tạo Marketing, giao tiếp. Vì vậy, doanh thu của Xí nghiệp ngày một tăng cao.
Xí nghiệp đã rút ngắn thời gian của các chuyến tàu. Đó chính là thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, rút ngắn được thời gian đi tàu cho hành khách. Trong nền kinh tế gọi là rút ngắn được thời gian chết để nhanh chóng quay vòng quá trình sản xuất kinh doanh (tức rút ngắn quy trình kinh doanh). Xí nghiệp cũng có nhiều loại toa xe như: Toa xe ngồi cứng, toa xe ngồi mềm, toa xe nằm cứng, toa xe nằm mềm, toa xe điều hoà… đáp ứng được nhu cầu của hành khách đi tàu và phù hợp với mức thu nhập của nhân dân trong nước, phù hợp với khách đi du lịch trong nước và nước ngoài.
b. Những nhược điểm còn tồn tại cần được khắc phục
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta nói chung và ngành vận tải đường sắt nói riêng đã và đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Trong ngành giao thông vận tải, phương tiện vận tải đường sắt không còn ưu thế độc quyền vì thế ngành đường sắt cần phải đổi mới về phương tiện. Các toa xe tuy được nâng cấp thường xuyên nhưng cũng đã cũ, thiết bị không đồng bộ, phụ tùng thay thế còn thiếu. Đặc biệt một số phụ tùng đặc chủng còn phải nhập ngoại theo giá chênh lệnh trên thị trường.
- Việc sửa chữa chỉnh bị gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn (nhất là toa xe), mặt bằng chỉnh bị thiếu, chật hẹp. Công tác chỉnh bị phải tiến hành ngay trên đường đón gửi tàu.
- Công tác sửa chữa định kỳ toa xe hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà máy Xí nghiệp khác.
- Luồng khách bất bình hành lớn không theo quy luật. Thiếu lao động khi công việc vào dịp lễ, tết, hè tăng thêm chuyến, thêm toa. Vào những ngày mùa mưa lũ lại vắng khách nên lao động lại bị thừa.
- Công tác dịch vụ trên các tàu khách còn chưa đa dạng, chưa khai thác hết thị trường. Dịch vụ sản xuất chế biến đồ ăn sẵn lên tàu còn nhiều hạn chế chưa phong phú.
- Công tác an toàn chạy tàu, an toàn hành khách, an toàn lao động, an toàn cháy nổ còn chưa vững chắc, tình trạng cắt xén nguyên vật liệu, thực phẩm, chế độ tác nghiệp vẫn còn xảy ra.
- Chất lượng phục vụ ở một số đoàn tàu còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là tinh thần, thái độ, giao tiếp, ứng xử ở một số cán bộ công nhân viên còn cứng nhắc, vệ sinh toa xe chưa thật tốt.
II. Phân tích công tác lao động- tiền lương
1. Cơ cấu lao động của Xí nghiệp
Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội là một Xí nghiệp có quy mô vừa, cơ cấu quản lý gọn nhẹ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đông trên 2000 người, độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên dưới 35 tuổi với đủ mọi trình độ khác nhau: kỹ sư tốt nghiệp đại học, công nhân được đào tạo qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cho tới những người không được đào tạo qua các trường lớp như lao công, tạp vụ, bảo vệ…
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, Xí nghiệp luôn luôn nâng cao trình độ nhận thức của người lao động:
Hơn 195 lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 10%
249 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 12, 58%
298 lao động là công nhân lành nghề bậc cao chiếm 15, 06%
120 CBCNV quản lý chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 6%
1123 lao động nam chiếm 56, 2%
890 lao động nữ chiếm 44, 6%
Xí nghiệp luôn coi trọng công tác, các phong trào thi đua, và quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Xí nghiệp thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề, phổ biến quy chế đến từng cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn tổ chức các phong trào thi đua cho từng cán bộ công nhân viên, cho từng tổ tàu như: thi đoàn xe sạch “ Chính qui - Văn hoá - An toàn”, th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC235.doc