Phần 1
Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp đầu máy Hà Nội
1. Sự ra đời và phát triển
Xí nghiệp Đầu máy Hà nội là 1 xí nghiệp thành viên trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I - Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và đến 2003 chuyển đổi thành Công ty vận tải Hành khách đường sắt Hà nội thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Xí nghiệp Đầu máy Hà nội là một đơn vị quản lý sức kéo lớn nhất của ngành đường sắt Việt Nam.
Xí nghiệp Đầu máy Hà nội được thành lập ngày 22/10/1995)
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc chủ quản lý xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực I (Nay là Công ty Vận tải hành khách Hà nội) nên không có tư cách pháp nhân đầy đủ mặc dù cơ quan chủ quản muốn tăng cường tính chủ động cao trong sản xuất kinh doanh, phân cấp phân quyền mạnh đến đâu thì cả 18 thành viên hợp lại mới hoàn thành một sản phẩm đưa ra thị trường xã hội đó là tấn hàng hoá km và hành khách km.
Xí nghiệp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Nhiều năm liền được công nhận là đơn vị lao động XHCN có 2 công nhân được phong tặng Anh hùng Lao động đó là Anh hùng lao động Nguyễn Minh Đức và Trịnh Hanh v.v.v.Ngày 25/2/1996 xí nghiệp được vinh dự đón Tổng bí thư Đỗ Mười về thăm. Năm 1997 XN được Nhà nước phong tặng "Huân chương Lao động hạng 3".
1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của XN :
- Giai đoạn 1: (1955 - 1965).
+ Sau 10 năm hoà bình, ngành đường sắt tiến hành khôi phục và xây dựng lại các tuyến đường sắt trên miền bắc. Đây là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, bộ máy quản lý lực lượng lao động của XN.
+ XN đã tiếp quản hơn 80 đầu máy hơi nước của Pháp để lại. Thiết bị máy móc giai đoạn này được gia tăng đáng kể Thiết bị của Pháp vừa ít, vừa lạc hậu chỉ có 5 máy tiện vài máy bào, phay. XNđã được trang bị nhiều máy móc mới và các máy chuyên dùng, trong đó có bộ ky 120 tấn của Trung Quốc các bộ phận phụ trợ như cơ điện nước được tặng cường bổ sung về cơ sở vật chất.
+ XN được đầu tư kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa được nhiều máy ra kéo được các đoàn tàu hàng, khách phục vụ đáng kể cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.
+ Khối lượng vận tải được tăng từ 182 triệu tấn km năm 1955 lên 1165 triệu tấn km năm 1965.
+ Số lượng cán bộ công nhân viên cũng được tăng từ 550 người năm 1955 lên tới 1360 người năm 1965.
- Giai đpạn 2: (1966 - 1975).
+ Ngành đường sắt và XN bước vào thời kỳ mới, là đảm bảo giao thông quyết taam đánh thăng giặc Mỹ xâm lược. XN được đầu tư thêm sức kéo đó là 46 đầu máy hơi nước tự lực do Trung Quốc sản xuất theo thiết kế của Việt Nam. 16 đầu máy hơi nước khổ đường (1435). 20 đầu máy Điezen Đông Phương Hồng 3 của Trung Quốc chế tạo và bắt đầu chỉnh bị đầu máy TY5E do Liên Xô (cũ) sản xuất.
+ Trong giai đoạn này. Sản lượng vận tải tăng đáng kể từ 1182 trên tấn km năm 1966 lên 1611 trên tấn km năm 1975 (tăng 1,37 lần). Khối lượng máy sửa chữa theo cấp hoàn thành tương ứng đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng tốt đưa ra kéo tàu đáp ứng nhu cầu của vận tải.
- Giai đoạn 3: (1976-1985).
+ Đất nước hoàn toàn giải phóng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhất là vận tải hành khách. Để đảm bảo vận tải phục vụ cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
Sản lượng vận tải bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 1140 triệu tấn km. Sản lượng sửa các cấp trên đầu máy tăng từ 11 đến 14%. Hàng chục máy móc thiết bị sơ tán trong chiến tranh được chuyển về lắp đặt ổn định sản xuất. Hàng ngàn m2 mặt bằng sản xuất, nhà xưởng được cải tạo nâng cấp nhằm đáp ứng số lượng sửa chữa đầu máy ngày càng tăng. Đặc biệt là cấp sửa chữa đại tu đầu máy. Trong giai đoạn này xí nghiệp có thêm nhiệm vụ sửa chữa cấp Ky đầu máy GP6 khổ đường 1435, đó là nhiệm vụ nặng nề mới mẻ nhưng CBCNV toàn xí nghiệp đã vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
- Giai đoạn 4: (1986 đến nay ).
+ Đất nước chuyển mình, chuyển đổi sang cơ chế thị trường xoá bỏ dần chế độ quan liêu bao cấp, XN được đầu tư phát triển xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới sức kéo nâng cấp năng lực vận tải và sửa chữa đầu máy các cấp, đáp ứng sự nghiệp đổi mới của ngành.
+ Hiện nay XN đang quản lý và vận dụng 22 đầu máy Tiệp với công suất 1200 mã lực, 48 đầu máy TY7E có công suất 400 mã lực, 3 đầu máy TGM8 loại 800 mã lực, có khổ đường 1435. Đầu máy Đông Phong(Trung Quốc) khổ đường 1435 Loại 1500 mã lực. 5 đầu máy Đông Phương Hồng khổ đường 1435. và 10 đầu máy Đổi mới khổ đường 1m, với công xuất 1900 mã lực.
Trang thiết bị được trang bị đáng kể như các máy chuyên dùng cho tháo lắp Băng đa bánh xe, máy gia công cơ khí mới, các bộ ky với tải trọng lớn, hiện đại nhất Việt Nam .
+ Trong giai đoạn này XN đạt được nhiều thành tích đáng kể, sản lượng vận tải đạt bình quân 1107 triệu tấn km/năm. Chất lượng vận tải được nâng cao rõ rệt. Tàu đi đến đúng giờ trên 90% với nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được đưa vào sản xuất như cải tạo nâng cấp tốc độ chạy của đầu máy TY7E từ 40 km/h lên 70 km/h. Đời sống của CBCNV ngành được nâng lên rõ rệt.
+ Hành trình tàu thống nhất Bắc Nam cũng được rút ngắn từ 72 giờ xuống còn 30 giờ.
4.2 Bộ máy quản lý của XN đầu máy Hà nội
Bộ máy quản lý của XN theo mô hình trực tuyến - chức năng với cơ cấu này các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc, các cấp trưởng trực tuyến hay cấp trưởng chức năng. Với cơ cấu này các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc, các cấp trưởng trực tuyến hay cấp trưởng chức năng đều có quyền ra lệnh ở phạm vi mình phụ trách.
- Nhà lãnh đạo cấp cao : đó là Giám đốc, Phó giám đốc.
- Nhà lãnh đạo cấp trung: đó là các trưởng phòng, các quản đốc phân xưởng.
- Nhà lãnh đạo cơ sở: là các tổ trưởng.
Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý XN đầu máy Hà nội:
Giám đốc
PP. HC
Nội cần
P.Đoạn
Các tổ SX
P P. KH
PP Tổ chức
PP Tài vụ
PPĐ Yên VIên
PPĐ
Hà Nội
PPX Cơ điện
PPX Cơ khí
PPX TY
1PX đỏi mới
PPX Tiệp
Phó giám đốc SC
Phó giám đốc VĐ
Phó giám đốc TH
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong XN, và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệm với cấp trên. Giám đốc tổ chức xây dựng các kế hoạch các phương án sản xuất, các biện pháp quản lý, thực hiện hướng dẫn theo dõi, kiểm tra và ra những quyết định để quản lý, thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao.
-- Các phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo từng chức năng của mình, Phó Giám đốc vận tải: phụ trách khối vận tải, bao gồm các cán bộ chỉ đạo lái máy, công nhân lái máy và các bộ phận liên quan.
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách toàn bộ khối sửa chữa bao gốm các phân xưởng sửa chữa đầu máy như: phân xưởng Tiệp, phân xưởng TY, phân xưởng Đổi Mới... và các phân xưởng phụ trợ như cơ khí, cơ điện nước...
+ Phó Giám đốc tổng hợp: phụ trách các vấn đề nội chính, phòng ban trong XN .
+ Các trưởng phong ban: làm việc theo các chức năng của mình như phòng kế hoạch, phòng tổ chức, phòng tài vụ...
+ Các quản đốc phân xưởng: xây dựng kế hoạch sản xuất của đơn vị mình phụ trách.
+ Các tổ sản xuất: thực hiện nhiệm vụ do phân xưởng giao theo kế hoạch của cấp trên...
4.3 Cơ cấu sản xuất:
- Ban Giám đốc chịu trách nhiệm chung, điều hành, quản lý, ra các quyết định quản trị theo các chức năng của mình.
+ Tài sản của XN:
- Giá trị tài sản cố định:
2004
2005
39.965.382.700đ
47.231.893.170đ
- Giá trị tài sản lưu động:
2004
2005
1.951.640.400đ
24.321.135.170đ
- Vốn đầu tư XDCB:
2004
2005
23.967.965.300
2.563.097.500đ
- Tổngvốn:
65.884.988.400
74.116.125.840
PHầN Ii
THựC TRạNG Về TIềN LƯƠNG TIềN THƯởng của xí nghiệp đầu máy hà nội
1. Các chế độ tiền lương tiền thưởng hiện nay của nhà nước ta.
1.1. Các chế độ chính sách tiền lương hiện nay:
1.1.1. Chế độ tiền lương theo công việc.
Tiền lương theo hệ số cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Đó là quy định của nhà nước mà các doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động khi họ hoàn thành công việc nhất định chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh nghiệp xây dựng lên theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do nhà nước ban hành.
Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau đây: tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, thang lương và mức lương.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
-Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phản ánh trình độ yêu cầu kỹ thuật của công nhân có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc nói cách khác giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hiện nay người ta thường áp dụng 2 loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật sau:
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất của các nghề chung tức là các nghề hiện có trong tất cả hoặc trong nhiều nghề sản xuất. VD: công nhân cơ khí công nhân sửa chữa.
+ Tiêu chuẩn cấp bậc theo ngành, đúng cho các nghề đặc biệt, chỉ có một số ngành đường sắt: công nhân lái máy, công nhân sửa chữa bảo dưỡng đầu máy...
- Thang lương:Thang lương là bảng xác định quan hệ nghề hoặc những nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bảo hộ. Mỗi thang lương gồm có một số cấp bậc lương và hệ số tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của một công nhân nào đó được trả lương lao động giản đơn như thế nào.
- Mức lương:
Mức lương là một số liệu tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với cấp bậc trong thang lương. Công thức tính mức lương bậc nào đó như sau: Li = Lt . Ki
Trong đó: Li: là mức lương tháng của CN bậc i;Lt: là mức lương tối thiểu do nhà nước qui định;Ki: là hệ số bậc lương i
1.1.2. Tiền thưởng và các hình thức khen thưởng:
- Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ xung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiền thưởng này là số lợi nhuận còn lại của đơn vị, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, trích nộp quỹ tái đầu tư phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ (nếu có) theo qui định hiện hành của nhà nước.
Quỹ khen thưởng không quá 50% quỹ tiền lương thực hiện của đơn vị.
- Khen thưởng trong sản xuất kinh doanh.
-Tổ chức khen thưởng về chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm (giảm tỷ lệ phản công sản phẩm) nguồn khen thưởng thông thường trích từ giá trị tiền làm lợi cho doanh nghiệp do làm giảm tỷ lệ hàng hóa sai hỏng.
-Tổ chức khen thưởng về tiết kiệm vật tư, bởi tiết kiệm vật tư cho phép giảm chi phí vật tư, tăng hiệu quả đồng vốn dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Nguồn khen thưởng trích từ phần vật tư tiết kiệm được và mức thưởng không quá 50% số tiền tiết kiệm được.
-Thưởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nó tùy thuộc vào tính chất công việc và giá trị của đề tài sáng kiến (tiết kiệm, làm lợi) mà có các mức độ trích thưởng khác nhau.
1.2. Quỹ lương và thành phần quỹ lương
1.2.1. Quỹ lương
Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, làm việc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ.
1.2.2. Thành phần quỹ lương
Thành phần quỹ lương bao gồm: Tiền lương theo tháng theo hệ thống của thang lương, bảng lương của nhà nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân viên khi sản xuất ra những sản phẩm không đúng qui định.
- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân viên trong thời gian ngừng việc do máy móc thiết bị ngừng chạy vì thiếu nguyên liệu, vật liệu nhiên liệu, chờ việc ...
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian điều động công tác hoặc thời gian huy động đi làm nghĩa vụ của nhà nước.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được cử đi học theo chế độ qui định nhưng vẫn còn tính trong biên chế.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên chức nghỉ phép định kỳ, nghỉ vì việc riêng trong phạm vi chính sách mà nhà nước qui định.
- Các loại tiền lương có tính chất thường xuyên.
- Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, tăng ca.
- Phụ cấp dạy nghề, giáo dục tạo trong sản xuất.
- Phụ cấp trách nhiệm cho các tổ trưởng sản xuất, công nhân lái xe.
- Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp trong các ngành đã được nhà nước qui định.
- Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng.
- Phụ cấp khu vực.
- Ngoài ra còn có các phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương.
1.2.3. Kết cấu quỹ lương của công nhân sản xuất
Quỹ lương của công nhân sản xuất được chia làm 4 loại như sau:
- Quỹ tiền lương cấp bậc
- Quỹ tiền lương giờ
- Quỹ tiền lương ngày
- Quỹ tiền lương tháng
2. Các nguồn hình thành quỹ tiền lương tiền thưởng của Xí nghiệp
Đầu máy Hà Nôi
- Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định của mọi thành công. Đặc biệt là trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đất nước ta chuyển mình từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ tiền lương của người lao động đã được nhà nước quan tâm, sửa đổi cùng với những sửa đổi khác nhằm tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Là một doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội là xí nghiệp thành viên trực thuộc Công ty vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, sản phẩm của doanh nghiệp là những đoạn sản phẩm trong tổng sản phẩm của công ty ngành cho nên nguồn hình thành quỹ lương cũng phần nào phụ thuộc.
2.1 Phương pháp phân phối quĩ tiền lương
- Căn cứ công văn số 4320/LĐTBXD/TL ngày 29-12-1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn xây dựng qui chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước.
- Căn cứ hướng dẫn của Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) và Xí nghiệp liên hợp 1 (nay là Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội) giám đốc xí nghiệp Hà Nội ban hành quy chế trả lương cho cán bộ công nhaan viên theo nguyên tắc sau:
+ Phân phối theo lao động, tiền lương gắn với năng suất, do đó tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận không phân phối bình quân những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất công tác thì được trả lương cao.
+ Ngược lại những người hoặc nhóm người bộ phận do chủ quan làm ảnh hưởng, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, lãng phí vật tư thì bị giảm lượng, và còn có thể bị khấu trừ vào thu nhập của mình để bù vào thiệt hại mà họ gây ra.
+ Tiền lương được phân phối tăng hoặc giảm theo tổng quỹ lương thực hiện của xí nghiệp.
+ Để thực hiện được phân phối hết quỹ lương, xí nghiệp lập quỹ lương dự phòng 10% quỹ lương kế hoạch, quỹ này được phân phối lại vào cuối quý, cuối năm và dùng trả công khuyến khích sản xuất nếu còn.
+ Trong điều kiện hiện tại xí nghiệp áp dụng chế độ phân phối lương dựa vào hệ thông thang bảng lương quy định tại nghị định 26/CP với mức lương tối thiểu hiện hành, vừa dựa vào chỉ số năng suất chất lượng và các yếu tố khác để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Tiền lương và thu nhập phân phối trực tiếp cho từng cán bộ công nhân viên và được ghi vào sổ lương theo quy định của nhà nước.
2.2 Các nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, công tác vận tải, tổng quý lương xí nghiệp phân phối cho cán bộ công nhân viên được hình thành từ các nguồn.
- Quỹ lương sản xuất chính theo đơn giá sản phẩm công đoạn do Công ty Vận tải Hành Khách đường sắt Hà Nội giao bao gồm:
+ Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao chính.
+ Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của nhà nước.
+ Quỹ tiền lương trả cho lao động đặc thù.
- Quỹ tiền lương sản xuất ngoài vận doanh bao gồm: khôi phục, chế tạo phụ tùng, đại tu đầu máy...
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động khác: cho thuê đầu máy, cấp nhiên liệu, dịch vụ vận tải, các dịch vụ khác.
- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
3. Các hình thức trả lương hiện nay của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội
Do đặc thù của ngành và riêng Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội nên việc trả lương cho người lao động có nhiều hình thức chủ yếu là các hình thức sau:
+ Trả lương thời gian
+ Trả lương khoán sản phẩm
+ Phân phối lại quỹ lương (Thưởng quý, năm )
a. Hệ thống chế độ phụ cấp của nhà nước đang áp dụng tại xí nghiệp
Loại phụ cấp
Mức PC
Căn cứ tính PC
1
Phụ cấp chức vụ
- Giám đốc xí nghiệp
0,5
Theo lương tối thiếu
- Phó giám đốc
0,4
-
- Trưởng phòng, QĐ (và tương đương)
0,3
-
- Phó phòng, PQĐ (và tương đương)
0,2
-
2
Phụ cấp trách nhiệm
- Tổ trưởng sản xuất
0,1
Theo lương tối thiếu
- Tổ trưởng công tác phòng khám sức khoẻ khu vực
0,1
-
Trách nhiệm kế toán
0,1
-
- Thủ quỹ
0,1
-
- Tổ trưởng trực ban Hà Nội
0,1
-
3
Phụ cấp làm ca đêm
Lương cấp bậc
- Ca 3: từ 22h-6h
40%
LCB x 40%x giờ ca 3 giờ chế độ
4
Phụ cấp khu vực
- Đồng Đăng
50%
Theo lương tối thiểu
- Đồng mỏ
30%
-
- Mạo Khê
10%
-
- Ninh Bình
10%
-
5
Phụ cấp độc hại
- Cho công nhân có chức danh chưa xếp theo bảng lương độc hại
10%
Theo lương tối thiếu
Ghi chú:
1- Phụ cấp trách nhiệm tính theo công thực tế sản xuất công tác
2- Phụ cấp chức vụ áp dụng đối với Đội trưởng đội Kiến trúc, đội trưởng đội lái máy bằng phó phòng, phó quản đốc.
b. Khoản tiền lương áp dụng chung trong toàn xí nghiệp
- Đối tượng áp dụng: tất cả cán bộ - CNV trong toàn xí nghiệp
- Những số liệu chung cho các phương pháp trả lương:
* Lmin = Lương tối thiểu - Hiện tại khi xây dựng công thức 240.000đ
* HSL = Hệ số lương (được hiểu là HSL riêng của từng cá nhân).
* HSLcv = Hệ số lương công việc.
* LCB = Lương cấp bậc = HSL x Lmin
* LCBcv = Lương cấp bậc công việc = HSLcv x Lmin
* Thời gian LĐ:
. Tính theo công = 22 công/tháng
. Tính theo giờ = 176 h/tháng
+ Các công việc trả lương áp dụng chung trong toàn xí nghiệp
* Lương nghỉ:
+ Nghỉ phép năm, lễ, tết.
+ Nghỉ việc riêng có lương (theo luật LĐ).
+ Học tại chức, tập trung dài hạn trên 3 tháng liên tục
Công thức tính: Tp = x Np
Trong đó:
. Tp = Tiền lương nghỉ phép, lễ, tết, việc riêng, học.
. Np = Công thực tế phép, lễ, tết, học ...
. HSL cấp bậc cá nhân có cả phụ cấp chức vụ, khu vực...
Ghi chú: Trong HSL không có hệ số phụ cấp trách nhiệm.
* Lương hội họp:
- Hội họp, học nghiệp vụ, công tác Đảng, CĐ, TN, công tác khác của xí nghiệp giao (đối với CN trực tiếp sản xuất).
Công thức tính:
Ttgh = x Kđc x Ntgh
Trong đó:
. Ttgh = Tiền lương thời gian hội họp, học nghiệp vụ...
. Kđc = Hệ số điều chỉnh lương của Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội.
. Ntgh = Giờ công thực tế hưởng lương thời gian hội họp.
Ghi chú: - Không áp dụng các hệ số K1.
- Không có hệ số phụ cấp trách nhiệm.
* Lương nghỉ ốm: ốm, đẻ, thai sản: Thanh toán theo tỉ lệ và thủ tục của BHXH hiện hành.
* Lương chờ việc: Chờ việc, chờ giải quyết chế độ:
Tch = x 0,7 x Nch
Trong đó:
- T ch : Tiền lương chờ việc
- Nch : Ngày công thực tế chờ việc
- áp dụng chờ việc do sự cố điện, nước, thiên tai và những lý do khác không thuộc trách nhiệm người lao động.
- Chờ giải quyết chế độ
- Khi bị tạm giam, đình chỉ công việc... giải quyết theo qui định hiện hành của nhà nước.
c. Các hình thức trả lương
Ap dụng việc trả lương cho CB-CNV trong toàn xí nghiệp theo 3 hình thức:
* Đối với quỹ lương sản xuất chính thì trả cho CBCNV hàng tháng.
* Đối với quỹ lương do cấp trên bổ sung và trích từ quỹ lương XN để phân phối những ngày lễ tết, kỷ niệm v.v... Được phân phối theo quy chế chung của XN trong từng thời điểm cụ thể, do giám đố XN quy định.
* Đối với quỹ lương sản xuất ngoài vận tải: quỹ lương này được xác định theo đơn giá tiền lương sản xuất ngoài vận tải do Tổng Công ty duyệt và doanh thu thu được. Xí nghiệp có quy chế phân phối cụ thể tùy theo mức độ đóng góp các bộ phận và tỉ lệ đưa vào quỹ dự phòng của XN. Với số được nhận hàng tháng (hoặc hàng quý), các bộ sẽ phân phối cho CBCNV theo quy chế của bộ phận, tuân thủ theo những quy định của xí nghiệp.
3.1. Lương thời gian
3.1.1. Đối tượng áp dụng
Cán bộ lãnh đạo xí nghiệp và các bộ phận (kể cả chuyên trách đảng, đoàn thể); viên chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất mà công việc không áp dụng được hình thức khoán sản phẩm.
3.1.2. Cách tính lương
Theo công thức tính:
Ttg = x Ntg + Tp + Tpc+ Tkc – Ttr
Trong đó:
. Ttg = Tiền lương làm việc tính theo thời gian
. Ntg = Giờ công thực tế sản xuất, công tác.
. Tp = Lương phép, lễ, học, việc riêng có lương.
. Tpc = Lương phụ cấp. bao gồm: phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, khu vực, làm đêm.
. Tkc = Các khoản cộng
. Ttr = Các khoản trừ (tiền nhà, điện, nước, BHXH...)
. Kđc = Hệ số điều chỉnh tiền lương theo khu vực công việc trong XN
. K1 = Hệ số tính chất công việc (bao gồm K tính chất công việc + K khu vực tác động trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng của Xí nghiệp).
. Kbđ = Hệ số biến độ: hệ số này làm tăng hoặc giảm lượng K1 khi sản lượng hoàn thành hàng tháng của xí nghiệp tăng hoặc giảm. Lấy kết quả tháng trước tính cho tháng sau.
. Kcl = Hệ số chất lượng công việc.
Phân loại A, B, C.
K1 bao gồm bảng I và bảng II dưới đây:
Bảng 1:
Hệ số
Chức danh và tính chất công việc
1,8
Giám đốc xí nghiệp
1,4
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch CĐXN, phó giám đốc XN
1,2
Trưởng phòng, quản đốc phân xưởng, phân đoạn trưởng, bí thư đoàn TNCS xí nghiệp
0,9
Phó quản đốc, phân đoạn phó, phó phòng, trạm trưởng trạm đầu máy, trưởng ban của Đảng, phó chủ tịch công đoàn xí nghiệp
0,7
Chuyên viên chính, kỹ sư chính, đội trưởng kiến trúc
0,6
Chuyên viên, kỹ sư, thợ bậc 7/7 trên 10 năm công tác, đội trưởng lái máy
0,4
Chuyên viên, kỹ sư từ 5 đến 10 năm công tác, thợ bậc 7, 6; trực ban đầu máy Hà Nội + Yên Viên, trạm trưởng nhiên liệu; trưởng ban CĐ xí nghiệp.
0,3
Chuyên viên, kỹ sư dưới 5 năm công tác, cán sự, thợ bậc 5, 4; trực ban ĐM các trạm; phụ trực ban; quản lý nhiên liệu, lái xe ô tô các loại; cắt ban
0,25
Nhân viên, thợ bậc 3, 2, lao động phổ thông, quản gia, công nhân vệ sinh công nghiệp, các chức danh khác tương đương.
Các hệ số ghi trong bảng 1 được xác định 1 lần
Cán bộ - CNV làm công việc theo chức danh nào thì hưởng hệ số bảng lương theo chức danh đó. Khi chuyển vị trí công việc, cấp bậc thì sửa đổi hệ số tương ứng.
Phòng TCLĐ tham mưu cho Giám đốc và các bộ phận lập danh sách này.
Bảng 2
Hệ số
Vị trí, khu vực tác động trực tiếp sản phẩm cuối cùng
0,8
Giám đốc xí nghiệpGiámGiám đóc
0,5
Phó giám đốc sửa chữa, phó giám đốc vận tải
0,4
Các phó giám đốc khác, phân đoạn trưởng, quản đốc phân xưởng
0,2
Phân đoạn phó, phó quản đốc, trạm trưởng đầu máy, chỉ đạo tài xế, kỹ thuật vận dụng, giám sát, nhiệt lực, trực ban đầu máy, phụ trực ban, cắt ban, đội trưởng kiến trúc, quản lý nhiên liệu, kỹ thuật và điều độ tài xế, thống kê phân đoạn
Các phòng ban: kế hoạch, vật tư, kỹ thuật, tài vụ, TCLĐ, KCS, tổ điều độ, hóa nghiệm, CB kỹ thuật khác.
0,1
Bộ phận dân đảng, phòng Y tế, bộ phận Hành chính, Bảo vệ, thi đua thuộc phòng HCTH; bảo vệ Yên Viên, bảo vệ các trạm
b. Hệ số chất lượng công việc Kcl
Chất lượng công việc hàng tháng của CB-CNV được phân hạng A, B, C với hệ số như sau:
A = 1,0
B = 0,8
C = 0,5
+ Hạng A: Hoàn thành khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt, kịp tiến độ. Không vi phạm chế độ chính sách, QTQT, nội quy XN.
+ Hạng B: Hoàn thành nhiệm vụ ở mức bình thường, có sai sót nhỏ chưa đến mức khiển trách. Tiến độ công việc còn bị chậm.
+ Hạng C: Không hoàn thành khối lượng công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Vi phạm chế độ chính sách, qui trình qui tắc, nội qui XN, bị xử lý kỷ luật khiển trách trở lên.
+ Đối với cán bộ trưởng phòng, quản đốc, phân đoạn trưởng: đội trưởng lái máy, đội trưởng kiến trúc.
c. Xếp loại B khi:
+ Bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đạt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tiến độ. Cụ thể:
- Phòng ban có sai sót lớn.
- Phân đoạn, phân xưởng vận dụng có tai nạn nặng do công nhân vi phạm qui trình qui tắc, 1/2 số đội lái máy không đạt chỉ tiêu nhiên liệu; đội lái máy có 1/2 số đầu máy không đạt chỉ tiêu nhiên liệu và khám không đạt 50 điểm.
- Phân xưởng có 50% máy không đạt tiến độ giờ dừng sửa chữa do chủ quan PX gây nên và 1/2 số ngày trong tháng có máy lâm tu do chất lượng sửa chữa không tốt.
- Đơn vị có cá nhân vi phạm đáng xếp loại B, C mà vẫn xếp loại A.
d. Xếp loại C khi:
Bộ phận có CB-CNV vi phạm chính sách chế độ và tiêu cực bị xử lí kỉ luật chuyển việc khác.
Quy định:
Bí thư Đảng ủy phân loại cho cán bộ bộ phận đảng và đoàn thể.
Giám đốc phân loại cho các phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc, phân đoạn trưởng.
Trưởng phòng, quản đốc, phân đoạn trưởng phân đoạncho CBNV mainsưới quyền.
Giao trách nhiệm cho các chuyên viên tiền lương của phòng TCLĐ kiểm tra lại việc xếp loại hàng tháng của các bộ phận. Nếu không phát hiện được việc xếp loại sai ở bộ phận mình phụ trách, thì các chuyên viên đó bị xếp loại B.
3.2. Trả lương khoán
*. Trả lương khoán cho công nhân lái máy
Công nhân lái máy được trả lương dưới các hình thức sau đây:
- Khoán chuyến tàu
- Khoán bảo dưỡng đầu máy
- Lương thời gian đối với công nhân lái máy
Công thức trả lương tổng quát:
Tlm = Tcl + Tbd = Ttgbd + Tdp + Tp + Tpc + Tkc - Ttr
Trong đó: - T1m = Tiền lương công nhân lái máy nhận trong tháng
- Tct = Lương khoán chuyến tàu
- Tbd = Lương khoán bảo dưỡng
- Ttgbd = Lương thời gian bảo dưỡng
- Tdp = Lương dự phòng, theo tàu, thường trực, việc khác
- Tpp = Lương lễ, phép, học, việc riêng có lương
- Tkc = Lương các khoản cộng
- Ttr = Các khoản trừ (lỗ nhiên liệu, tiền BHXH...)
- Tpc = Phụ cấp các loại (trách nhiệm, làm đêm...)
2. Chỉ tiêu số lượng chuyến tàu
Khoán chuyến tàu là phương pháp khoán sản phẩm cá nhân trực tiếp, không hạn chế. Toàn bộ số chuyến tàu công nhân thực hiện được trong tháng đều phải thanh toán đủ. Lao động lái tàu là lao động đặc biệt nặng nhọc độc hại, nên không khuyến khích vượt định mức chuyến tàu. Trong điều kiện sản xuất bình thường, nếu số lượng chuyến tàu cao hơn định mức quá nhiều thì các bộ phận chức năng phải kiểm tra và điều chỉnh công tác phân công công việc và định mức.
3. Chỉ tiêu chất lượng chuyến tàu
Chất lượng chuyến tàu được kiểm đếm qua 2 chỉ tiêu:
- An toàn
- Đúng giờ
+. An toàn:
- Loại A: Không vi phạm tai nạn, trở ngại chạy tàu, hoặc gây chậm tàu ở mức:
Không quá 5 phút do chủ quan.
Quá 20 phút do khách quan gây ra nhưng ban máy sửa chữa được để đoàn tàu đến nơi.
- Loại B: Vi phạm tai nạn và trở ngại chạy tàu do chủ quan ban máy gây ra để chậm tàu từ 5-15 phút.
- Loại C:
Vi phạm tai nạn và trở ngại chạy tàu do chủ quan ban máy gây ra để chậm tàu quá 15 phút.
Vi phạm QTQT.
+ Đúng giờ: bao gồm:
Tác nghiệp ra kho đúng giờ
Chạy tàu đúng giờ theo biểu đồ chuyến tàu
Tiêu chuẩn qui định để phân loại đúng giờ:
- Tác nghiệp xong đưa máy ra kho 45 phút trước giờ tàu chạy (tính từ lúc ban máy nhận máy).
- Chạy đúng giờ kỹ thuật qui định cho khu gian chạy tàu
- Đối với máy dồn: được xác định hoàn thành kế hoạch dồn.
Cách phân loại đúng giờ:
Loại
Giờ ra kho
Đúng giờ khu gian
Đối với máy dồn, đẩy
(1)
(2)
(3)
(4)
A
+10
+5
Hoàn thành kế hoạch
B
+10 á 15 ph
+5 á 10ph
Chậm tiến độ
C
+ Trên 15 ph
+ Trên 10 ph
Không hoàn thành kế hoạch
Loại A: (2) = A + (3) = A
- Loại B: (3) = B
- Loại C: (2) = C + (3) = C ; hoặc (3) = C
Xem xét để phân loại đối với các trường hợp đặc biệt:
Báo cáo vận chuyển trưởng tàu không ghi ngờ hoặc chỉ ghi giờ đi và đến, thì xếp chỉ tiêu đúng giờ khu gian loại B.
- Báo cáo vận chuyển máy dồn không có xác nhận thực hiện kế hoạch dồn của nhà ga, xếp chỉ tiêu đúng giờ chạy tàu loại B.
- Báo cáo vận chuyển không ghi giờ ra kho, xếp chỉ tiêu giờ ra kho loại C.
4. Xếp hạng chuyến tàu và thanh toán
* Tổng hợp 2 chỉ tiêu an toàn và đúng giờ:
Chuyến tàu loại A: an toàn = A; Đúng giờ = A
Chuyến tàu loại B: có một trong hai chỉ tiêu đạt loại B.
Chuyến tàu loại C: có một chỉ tiêu đạt loại C
* Chất lượng chuyến tàu được thanh toán:
Loại A = 100% đơn giá
Loại B = 60% đơn giá
Loại C = 40% đơn giá
* Trong một chuyến tàu:
Tài xế hưởng 100% đơn giá
Phụ tài xế hơi nước, hưởng 75% đơn giá.
Phụ tài xế TY, TG, D12E Đông phong, TYR hưởng 60% đơn giá/
3.3. Một số quy chế trả lương thưởng
3.3.1. Căn cứ thông tư số 23/1998/TT-BGTVT ngày 7/2/1998 qui định thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người làm công viêcông ty có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt. Căn cứ thực hiện trạng sản xuất Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội qui định thực hiện làm việc 40 giờ/tuần từ 01-01-2000.
- Thực hiện làm việc 40 giờ/tuần đối với các bộ phận sản phẩm, phòng ban nghiệp vụ (trước là 48 h/tuần).
- Đối với công nhân lái máy thời gian trực tiếp lái máy không quá 132 giờ trong 1 tháng, thời gian nghỉ sau 1 hành trình chạy tầu để chuyển sang hành trình tiếp theo ít nhất là 12 giờ.
- Đối với bộ phận làm ban kíp nay sắp xếp lại chế độ ban kíp để đảm bảo 40 giờ trực tiếp làm việc trong tuần.
. Chế độ làm việc 3 ban có thay nghỉ lên ban không quá 12h, xuống ban ít nhất 22 giờ, số ban tiêu chuẩn trong 1 tháng là 14,7 ban số ban tối đa là 15 ban.
. Chế độ làm việc 3 ban tự thay nghỉ (thời gian thực hiện công việc không quá 20 giờ) lên ban không quá 12 h, xuống ban ít nhất 22h.
Số ban tiêu chuẩn là 20/tháng
Số ban tối đa là 21/tháng.
. Chế độ làm việc 2 ban có thay nghỉ áp dụng nơi làm việc không quá 16h trong ngày lên ban không quá 25h xuống ban ít nhất 22h. Số ban tiêu chuẩn là 11, tối đa là 12 ban. Lên ban không quá 12 h, xuống ban ít nhất 10 h. Số ban tiêu chuẩn 22 ban, tối đa 23 ban.
. Chế độ làm việc 2 ban tự thay nghỉ áp dụng những nơi làm việc thực tế không quá 12h lên ban không qua 12h xuống ban ít nhất 22h. Số ban tiêu chuẩn 15 tối đa là 16 ban/tháng lên ban không quá 12h, xuông ban ít nhất 10h, số ban tiêu chuẩn là 30, tối đa 21/tháng.
. Chế độ làm việc 1 ban: áp dụng những nơi có công việc thực tế không quá 8h. Số ban tiêu chuẩn là 22, tối đa 23 ban/tháng. Thường xuyên có mặt nơi làm việc.
Qui định về giờ công qui đổi:
TT
Chế độ ban kíp
Chế độ ban kíp
Giờ qui đổi1 ban
Số giờ phụ cấp 1 đêm
Lên ban
Xuống ban
1
2
3
4
5
6
2
3 ban có thay nghỉ
12
24
12
8
3
3 ban tự thay nghỉ
12
24
8,8
6
4
2 ban có thay nghỉ
2 ban có thay nghỉ
24
12
14
12
16
8
5
5
5
2 ban tự thay nghỉ
2 ban tự thay nghỉ
24
12
24
12
11,8
5,9
4
4
6
1 ban có thay nghỉ
24
Các ngày
8
2,5
Làm hành chính
8
Nghỉ tuần
8
8
CN trực ban đêm
4
Công nhân trực ban đêm gồm (lái máy dự phòng, trực điện, trực hàn, trực lâm tu).
3.3.2. Tính giờ công để trả lương, phụ cấp BHXH và tiền ăn giữa ca (giờ công).
Giờ công = Số ban x Giờ qui đổi 1 ban
- Giờ công được hưởng phụ cấp làm đêm (ca 3).
Công ca ba = Số ban ban làm đêm x (cột 6) công nhân lái máy, các chức danh làm việc theo chế độ ban kíp được hưởng phụ cấp làm đêm._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC234.doc