LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước tạo động lực cho các doanh nghiệp có động lực để phát triển sản xuất, kinh doanh, song cũng phải đương đầu với bao khó khăn thử thách. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng, thực hiện quản lý chặt chẽ, đồng bộ trong tất cả quy trình sản xuất, kinh doanh tạo hướng đi đúng cho mình. Hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu để thực hiện quản lý chặt chẽ vật
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp chịu lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư, tiền vốn,... một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả.
Với sự giúp đỡ của các phòng ban trong xí nghiệp, đặc biệt là phòng kế toán. Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu về thực trạng của xí nghiệp . Cùng với sự hướng dẫn của thầy: Phạm Thành Long. Em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp của mình với những nội dung sau:
Phần I: Tổng quan về đặc kinh tế- kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt đông sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại xí nghiệp.
Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp.
Do thời gian thực tập không dài với sự nhận thức còn hạn chế nên bài báo cáo này không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo, cùng các cô chú, anh chị trong xí nghiệp để báo cáo này của em thêm phong phú về lí luận và thiết thực với thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
Chức năng, nhiệm vụ.
Nghành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm thị trường.
Đặc điểm tổ chức sản xuất- kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
Mô hình tổ chức bộ máy.
Sơ đồ bộ máy.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong xí nghiệp.
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP
PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP.
- Mô hình tổ chức.
- Sơ đồ tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán.
- Chức năng nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác.
2.2 TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
2.3 TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ.
2.3.1 Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
2.3.2 Tổ chức hạch toán tiền mặt.
PHẦN III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT.
3.2 ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ.
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP VLCL.
*.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Vật Liệu Chịu và khai thác Trúc Thôn :
Công ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, trải qua một quá trình hình thành và phát triển gần 40 năm, với tên đầu là Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn.
Mỏ được thành lập ngày 25 tháng 11 năm 1964 theo QĐ số 1692/BCN – BTBCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, với nhiệm vụ là khai thác quặng sét trắng để cung cấp cho Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
Trong quá trình phát triển, có lúc Mỏ phải ngừng sản xuất và khai thác do ảnh hưởng của chiến tranh. Đến năm 1973 thì công tác khai thác dần đi vào sản xuất ổn định với sản lượng khai thác quặng 5000 tấn/năm.
Tháng 8 năm 1975 đồng chí Phan Trọng Tuệ - Nguyên phó thủ tướng trực tiếp giao cho Mỏ nhiệm vụ khai thác quặng chịu lửa và sét trắng, đồng thời quản lý tài nguyên cho đất nước.Cũng tháng 8 năm 1984 Mỏ quyết định đầu tư mở rộng, đa dạng hoá sản phẩm. Mỏ đã đề nghị Công ty gang thép Thái Nguyên duyệt cho xây dựng mới lò đất đèn.
Tháng 10 năm 1989 đồng chí Ngô Huy Phan - Tổng giám đốc Công ty Gang Thép Thái Nguyên quyết định cho xây thêm dây chuyền sản xuất gạch chịu lửa đúc rót để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mở rộng sản xuất. Sản phẩm có nguyên vật liệu do chính Mỏ khai thác và chế biến nên giá thành, chi phí trong ngành giảm. Đồng thời gạch đúc rót ra phục vụ cho một số cơ sở sản xuất thép trong nước.
Giai đoạn 1999 - 2000 sự chuyển đổi của cơ chế thị trường cùng với sự năng động, tìm hiểu của ban quản lý Mỏ đã làm cho chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, sự đổi mới công nghệ đã khiến doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nghị định 217 CP đã khiến Mỏ tự chủ về tài chính một cách năng động và hiệu quả. Nhờ vậy những sản phẩm làm ra của Mỏ ngày càng đa dạng và phong phú.
Cuối năm 1999 với sự quan tâm của Nhà nước và yêu cầu của Công ty Gang Thép Thái Nguyên Mỏ đã tách thành một Công ty độc lập, da dạng hoá mặt hàng và từ đó Mỏ chính thức đổi tên thành Công ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn.
Trong quá trình phát triển do yêu cầu và tính chất của công việc sản xuất kinh doanh Công ty Vật Liệu Chịu Lửa và Khai Thác Đất Sét Trúc Thôn đã thành lập thêm 4 đơn vị thành viên đều trực thuộc Công ty Vật Liệu Chịu Lửa và Khai Thác Đất Sét Trúc Thôn có cơ cấu tổ chức bộ máy riêng biệt:
+ Mỏ Đô Lô Mít nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sản phẩm chính là quặng đôlô mít gồm 80 cán bộ công nhân viên.
+ Xí nghiệp Vật liệu Chịu Lửa thành lập 01/07/2001:là đơn vị chuyên sản xuất các loại sản phẩm :gạch chịu lửa,gạch sa mốt, đất đèn.Với nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất sét.
+ Mỏ Đất sét chịu lửa gồm 222 cán bộ công nhân viên ,là đơn vị chuyên khai thác đất sét nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các đơn vị thành viên và bán ra ngoài thị trường.
+ Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ: thành lập 01/01/2003. Đây là hướng đi mới của Công Ty khi nhà máy gạch Ceramic ra đời cần đến khối lượng lớn đất sét của Mỏ tận dụng gần hết nguồn nguyên liệu làm giảm giá thành sản phẩm ,giải quyết việc làm cho người lao động.
* Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vật Liệu Chịu Lửa .
Ngày 01/07/2001, xí nghiệp Vật Liệu Chịu Lửa ra đời thuộc công ty Vật Liệu Chịu Lửa và Khai Thác Đất Sét Trúc Thôn (nay là công ty cổ phần Vật Liệu Chịu Lửa Trúc Thôn) nằm trên địa bàn xã Cộng Hoà- Huyện Chí Linh- Tỉnh Hải Dương. Cách thị trấn Sao Đỏ 3 Km về hướng Đông - Bắc.
Từ khi được thành lập, xí nghiệp được đưa vào hoạt động với mục đích thử nghiệm để tăng thêm các mặt hàng sản xuất của công ty. Nhưng ngày càng hoạt động càng thấy rõ hiệu quả mà xí nghiệp mang lại. Hiện nay số công nhân trong xí nghiệp đã nâng lên trong đó:
- Trình độ đại học: 18 công nhân.
- Trình độ cao đẳng: 8 công nhân.
-Trình độ trung cấp: 18 công nhân.
- Công nhân: 183 công nhân.
Với tổng số vốn ban đầu hơn 3 tỷ đồng trong đó:
Vốn Cố định: 670.000.000 đồng.
Vốn Lưu động: 2.407.000.000 đồng.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN.
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp VLCL Trúc Thôn.
Được chủ động kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của xí nghiệp và nhu cầu của thị trường, hạch toán kinh tế theo luật doanh nghiệp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ quy định trong giấy phép kinh doanh và quyết định thành lập xí nghiệp.
-Tự tổ chức khai thác, chế biến, sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng do công ty yêu cầu.
-Tự chọn cách tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty giao phó.
-Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh theo đúng yêu cầu.
-Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do nhà nước định giá.
-Có nhiệm vụ tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, trả thưởng và được quyết định mức lương, mức thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương, hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Được đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế.
-Được đặt các đại diện, chi nhánh ở trong cả nước.
-Được cử cán bộ ra nước ngoài tham gia khảo sát mở rộng thị trường.
-Xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý và sử dụng tốt số vốn hiện có, đảm bảo khả năng bảo toàn và phát triển số vốn đó.
-Quản lý tốt đội ngũ công nhân viên góp phần nâng cao năng suất lao động.
-Có nhiệm vụ thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường.
-Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và chấp hành mọi chế độ chính sách của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh
1.2.2 Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm thị trường.
Xí nghiệp Vật liệu Chịu Lửa là đơn vị chuyên sản xuất các loại sản phẩm : gạch chịu lửa, gạch sa mốt, đất đèn. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất sét.
Với tổng số vốn ban đầu hơn 3 tỷ đồng trong đó:
Vốn Cố định: 670.000.000 đồng.
Vốn Lưu động: 2.407.000.000 đồng.
Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhờ có những bước đi đúng đắn, những chiến lược kinh doanh thích hợp nên số vốn kinh doanh của xí nghiệp không những được bảo toàn mà còn được bổ xung thêm. Đến nay số vốn đó không còn dừng lại ở đó nữa mà đã tăng lên nhiều lần. Tương lai số vốn đó sẽ không ngừng tiếp tục được phát triển.
Hiện nay xí nghiệp có tổng số cán bộ công nhân viên trong biên chế là 187 công nhân. ngoài ra còn có 138 công nhân là lao động hợp đồng. Chất lượng lao động của công nhân trong toàn xí nghiệp cũng được thay đổi qua từng năm.. Ta có thể thấy rõ sự thay đổi của công nhân đến năm tháng đầu năm 2006 ở các phòng ban như sau:
Biểu 01:
Đơn vị
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
PX VLCL
92
92
91
94
90
PX VLXD
33
32
31
31
30
PX Đất đèn
31
30
30
30
30
PX Tổ chức lao động tiền lương
9
9
9
9
7
Kế toán tài chính
6
6
6
6
9
Kế toán kinh doanh
3
13
13
13
13
Phòng Kĩ thuật công nghệ
8
8
8
8
8
Cộng
192
190
188
188
187
Trong sáu tháng đầu năm 2005 công ty có 18 người có trình độ Cao đẳng - Đại học; 18 người có trình độ Trung cấp. Cũng trong khoảng thời gian này năm 2006 xí nghiệp có 8 người có trình độ Cao đẳng, Đại học, 18 người có trình độ Trung học còn lại là 145 công nhân. tổng số công nhân viên trong các phòng ban được biểu hiện qua bảng sau:
Biểu 02:
Đơn vị
Tổng
GTPV
Nam
Nữ
ĐH
CĐ
TH
CN
PX VLCL
91
4
56
35
2
1
6
83
PX VLXD
31
2
19
12
1
0
3
28
PX Đất đèn
30
2
27
3
1
1
1
7
Cơ quan
36
32
24
12
14
6
8
7
Cộng
188
40
126
62
18
8
18
145
Qua đó ta thấy rõ chất lượng lao động không ngừng được nâng lên bởi xí nghiệp luôn tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên có thời gian tham gia các khoá học đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Ngoài ra xí nghiệp còn luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên. Hàng năm, xí nghiệp đều tổ chức những chuyến đi thăm quan, du lịch giúp cho các cán bộ công nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng trong công việc. Xí nghiệp luôn thực hiện việc tính và trích đúng, đủ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên
Sản phẩm của xí nghiệp sản xuất ra không phải là độc quyền trên thị trường, bởi cũng có nhiều doanh nghiệp khác sản xuất cùng một loại sản phẩm đó. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho công ty là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp đa dạng về chủng loại, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, sản phẩm của công ty không ngừng được củng cố và mở rộng. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong cả nước và còn được tiêu thụ cả trên thị trường nước ngoài, luôn được thị trường chấp nhận. Nhờ nội lực sẵn có cùng với sự hoàn thiện về mọi mặt của công ty nên công ty luôn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều, vấn đề đặt ra với công ty là phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường tức là sản xuất những gì thị trường yêu cầu chứ không phải sản xuất những gì mà xí nghiệp có, đồng thời xuất phát từ yêu cầu chung của công ty, nên những sản phẩm của xí ngiệp luôn đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất-kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm.
Mặc dù là đơn vị phụ thuộc vào công ty cổ phần Trúc Thôn nhưng xí nghiệp vật liệu chịu lửa Trúc Thôn luôn hoạt động theo cơ chế thị trường. Được quyền chủ động quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong nội bộ của doanh nghiệp để phù hợp với đặc điểm sản xuất, quy mô và hoạt động của xí nghiệp. Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến vì vậy mọi hoạt động của xí nghiệp đều chịu sự quản lý thống nhất của giám đốc xí nghiệp. Xí nghiệp thường xuyên kiểm tra toàn bộ bộ máy quản lý đảm bảo xí nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng, không thông qua một khâu trung gian nào khác. Do đó xí nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh, không ngừng nghiên cứu đổi mới các biện pháp kỹ thuật để tăng số lượng, đảm bảo chất lượng sản lượng sản phẩm mở rộng thị trường.
*Đặc điểm quy trình công nghệ:
Lò điện hồ quang
Quặng đá vôi
Nguyên liệu than Kốc để hoàn nguyên
Lò nung vôi
Cân tỉ lệ phối liệu
Trộn đồng nhất
Sản phẩm
Kiểm tra chất lượng và nhập kho
Lưu trình công nghệ của phân xưởng phuc vụ sản xuất đất đèn
18000C-20000C
Sản phẩm đất đèn chủ yếu dùng để lấy khí axêtilen (C2H2), để hàn cắt kim loại.
Quặng sét chịu lửa
Quặng sét chịu lửa
Chế biến ép phối mộc
Nung Samốt
Gia công đập nghiền nguyên liệu sạn Samốt
Boongke chứa liệu
Sấy đất sét chịu lửa
Gia công nghiền bột sét chịu lửa
Boongke chứa
Trộn ẩm
Boongke chứa
Tạo hình sản phẩm mộc
Cân phối liệu
Nung
Sản phẩm
Lưu trình công nghệ sản xuất vât liệu chiu lửa
Sản phẩm vật liệu chịu lửa chịu được nhiệt độ cao, dùng để xây lót các lò công nghệ làm việc ở nhiệt độ cao như lò luyện kim, lò nung clanhke xi măng, lò nung gốm sứ, nung hoá chất......
Lưu tình sản xuất của phân xưởng vật liệu xây dựng.
Sạn samốt đã gia công
Bột sét chịu lửa
Cân phối liệu
Trộn ẩm
Tạo hình thủ công
Nung
Sản phẩm
Kiểm tra chất lượng, nhập kho
Sản phẩm được sản xuất ra giống như của phân xưởng vật liệu chịu lửa, nhưng sản phẩm của phân xưởng vật liệu xây dựng chủ yếu được làm bằng thủ công.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA XÍ NGHIÊP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN.
* Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty cổ phần Trúc Thôn.
Công ty Cổ Phần Trúc Thôn có nhiều đơn vị thành viên cùng nằm trên một địa bàn, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có cách tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc, tiếp đó là Phó tổng giám đốc, và hệ thống các phòng ban, theo sơ đồ sau:
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng giám đốc SXKD
Phó Tổng giám đốc
Văn phòng Cty
Mỏ đất chịu lửa
Mỏ đất Đôlômít Thanh hoá
Xí nghiệp vật liệu chịu lửa
Nhà máy gạch men
Văn phòng cơ quan
Phân xưởng
VLXD
Văn phòng VLCL
Cơ quan
Phân xưởng khai thác
Phân xưởng đất đèn
Văn phòng cơ quan
Phân xưởng khai thác 2
Phân xưởng khai thác 1
Văn phòng cơ quan
*Tổ chức bộ máy quản lý ở xí nghiệp Vật Liệu Chịu Lửa
Từ cách tổ chức quản lý của bộ máy sản xuất của những năm trước và dựa trên quy mô của mình đã rút ra kinh nghiệm khi mới thành lập thấy có nhiều phòng ban cồng kềnh trước kia, nay xí nghiệp chỉ có bốn phòng ban cơ bản, với cơ cấu bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc tiếp đó là phó giám đốc và hệ thống các phòng ban được bố trí như sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
tổ chức lao động
tiền lương
Phòng
Kế toán
thống kê
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kỹ thuật công nghệ
Phân xưởng
đất đèn
Phân xưởng
vật liệu chịu lửa
Phân xưởng vật liệu xây dựng
Trong đó vai trò, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:
-Giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo quản lý sản xuất chung toàn xí nghiệp, giám đốc có thể lãnh đạo thông qua phó giám đốc.
-Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, lãnh đạo thay giám đốc khi cần thiết.
-Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Có nhiệm vụ giúp giám đốc xây dựng phương án tổ chức quản lý tuyển dụng lao động, thực hiện tốt các chính sách và tính toán lương, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ khác cho người lao động trong xí nghiệp.
-Phòng Kỹ thuật sản xúât: Có nhiệm vụ đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật về chất lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao động nhằm giúp cho quá trình sản xuất diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số, tiêu chuẩn kĩ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
-Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của Xí nghiệp sao cho sản phẩm tiêu thụ được nhiều và đạt mức lợi nhuận cao nhất.
-Phòng Kế toán tài chính thống kê: Có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán nội bộ trong xí nghiệp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính - thống kê của xí nghiệp.
Ngoài ra còn chia thành các tổ chức để thực hiện cho việc kiểm soát, đứng đầu là tổ trưởng, quản đốc có nhiệm vụ điều hành các công việc chung của phân xưởng mình.
Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất thường xuyên liên tục.
- Phân xưởng vật liệu chịu lửa: Có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại gạch sa mốt cục, gạch chịu lửa, các loại, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, các nguồn lực giám đốc xí nghiệp giao, chấp hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
- Phân xưởng vật liệu xây dựng: Có nhiệm vụ sản xuất gạch chịu lửa các loại, quản lý và sử dụng có hiêụ quả tài sản các nguồn nhân lực giám đốc giao chấp hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, xí nghiệp pháp luật của nhà nước.
- Phân xưởng đất đèn: Chuyên sản xuất đất đèn, sản xuất bột sét các loại.
Cách tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ giúp cho sự điều hành được sâu sát hơn, tạo nên sự nhịp nhàng giữa các phòng ban.
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP VẬY LIỆU CHỊU LỬA.
Tuy mới thành lập được một thời gian ngắn, nhưng đã có thành công bước đầu đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu trên bảng tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3 tháng cuối năm năm 2003 qua bảng sau:
Biểu 03:
BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2003
ĐVT: Nghìn đồng.
CHỈ TIÊU
THÁNG 10
THÁNG 11
THÁNG 12
Doanh thu
1.700. 000
1.900.000
2.200.000
Lãi
200.000
215.000
235.000
Số lao động b/q
218(người)
220(người)
222(ngưòi)
Thu nhập bình quân
1.200
1.300
1.400
PHẦN II:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN.
2.1 TỔ CHỨC BỘ MAÝ KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN.
Do kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế. Kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính có giá trị pháp lý và có độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ra các quyết định phù hợp. Muốn vậy đơn vị phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp, đảm bảo cho việc thu nhận thông tin được đầy đủ nhanh chóng, kịp thời.
Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là sắp xếp nhằm đảm bảo thực hiện công tác kế toán của đơn vị trên cơ sở trang thiết bị kĩ thuật hiện có. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng và trình độ cảu đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp. Việc lựa chọn và mô hình tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, tạo điều kiện thực hiện tốt nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin kế toán, phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý.
Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo được sự chỉ đạo toàn diện, tập trung, thống nhất công tác kế toán, thống kê.
Nhận biết được sự cần thiết trong công tác tổ chức bộ máy kế toán, xí nghiệp VLCL và Trúc Thôn được tổ chức như sau:
*.Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp VLCL Trúc Thôn.
Mặc dù là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Trúc Thôn nhưng xí nghiệp VLCL Trúc Thôn lại có tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu và tình hình hoạt động sản xuất kinh daonh tại xí nghiệp. Bộ máy kế toán xủa xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung và đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tiền gửi ngân
hàng
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư
Kế toán viết hoá đơn, thanh toán tiêu thụ
Kế toán
tiền
lương
Thủ quỹ kiêm kế toánTSCĐ viết phiếu nhập, xuất VT, SP
Cơ cấu bộ máy kế toán của Xí nghiệp gồm 07 người, được bố trí như sau:
+01 Trưởng phòng kế toán.
+01 Phó phòng kiêm kế toán tiền lương.
+01 Kế toán Vật tư kiêm kế toán tổng hợp.
+01 Kế toán bán hàng, viết hoá đơn, thanh toán tiêu thụ.
+01 Kế toán tiền lương, bảo hiểm.
+01 Kế toán viết phiếu nhập, xuất vật tư, kiểm kê TSCĐ, kiểm thủ quỹ.
+01 Kế toán tiền gửi Ngân hàng.
Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán Xí nghiệp phải phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán, và các thông tin kinh tế đều được thể hiện ở đó.
Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
-Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo bộ máy kế toán, phổ biến, hướng dẫn công tác kế toán thống kê, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu ghi chép kế toán. tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính và tình hình chấp hành các chính sách, thể lệ tại xí nghiệp.
-Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ cùng với kế toán tiền lương tổng hợp, quyết toán lương, lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT cho các đối tượng cụ thể.
-Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng loại tiền gửi ngân hàng, phải có tổ chức hạch toán chính xác các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng của xí nghiệp.
-Kế toán viết hoá đơn, thanh toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán của xí nghiệp đồng thời theo dõi tình hình sản xuất và bán ra, tình hình xuất dùng nguyên vật liệu và viết hoá đơn bán hàng.
-Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ hiện có, tính khấu hao, phân bổ TSCĐ, theo dõi tình hình bảo quản, sử dụng TSCĐ. Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư, thành phẩm đồng thời kiêm thêm nhiệm vụ thủ quỹ.
-Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên.
-Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán vật tư: Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại vật liệu, tình hình xuất, nhập tồn kho vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất. Căn cứ vào các số liệu chi tiết do các cán bộ kế toán khác cung cấp tiến hành kiểm tra, đối chiếu độ chính xác hợp lý, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu để tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán.
2.2 TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Tổ chức chứng từ kế toán là việc thiết kế khối lượng công tác kế toán ban đầu trên hệ thống các bảng chứng từ hợp lí, hợp lệ theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định.
Về mặt pháp lí: Chứng từ kế toán ghi chép các thông tin ngay khi chúng phát sinh và hoàn thành gắn với trách nhiệm vật chất cụ thể của các cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ. Do vậy chứng từ kế toán là căn cứ để xác minh nghiệp vụ, để kiểm tra thanh tra, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về kinh tế.
Về mặt quản lí: Giúp quản lí nắm được thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Về mặt kế toán: Chứng từ là giai đoạn đầu tiên để thực hiện và ghi sổ kế toán và báo cáo kế toán. Ngoài ra chứng từ kế toán còn là dữ kiện để mã hoá và vi tính hoá thông tin kế toán.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến mọi hoạt động của xí nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng chữ.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập 1 lần cho tất cả các liên theo cùng nội dung viết nồng bằng giấy than.
Mọi chứng từ kế toán phải có đầy đủ theo chức danh quy định trên chứn từ mới có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ kí trên chứng từ kế toán đều phải kí bằng bút bi hoặc bút mực, không được kí bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ kí trên chứng từ kế toán dừng để chi tiền phải được kí theo từng liên.
Tất cả các chứng từ kế toán xí nghiệp lập hoặc từ bên ngoài lập chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phân kế toán xí nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra vá xác minh tính pháp lí của chứng từ thì mới dùng những chứng từ kế toán đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:-Lập, tiếp nhận, xử lí chứng từ kế toán;
-Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kí chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc kí duyệt;
-Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
-Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
-Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đử của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
-Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với kế toán có liên quan;
-Kiểm tra tính chính xác số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán néu phát hiên có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lí kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện( không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...)đông thời báo ngay cho giám đốc xí nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chiụ trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Danh mục chứn từ kế toán:
+Bảng chám công
+Bảng chấm công làm thêm giờ
+Bảng thanh toán tiên lương
+Bảng thanh toán tiền thưởng
+Phiếu nhập kho
+Phiếu xuất kho
+Biên bản kiẻm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá,
+Phiếu thu
+Phiếu chi
+Giấy đề nghị tạm ứng
+Giấy thanh toán tiền tạm ứng
+Biên bản kiểm kê TSCĐ
+Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
......................................
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Tài khoản kế toán dùng để phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nôi dung kinh tế. Hệ thống kế toán là bảng kê các tài khoản kế toán dùng cho đơn vị.
Xí nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141/1995-QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/01/1995.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Do xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung, để phù hợp xí nghiệp đã áp dụng hệ thống sổ theo hình thức nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự, thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán nhật ký chung bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau đây:
* Hệ thống sổ sách bao gồm
-Nhật ký chung: Bảo quản chứng từ bằng cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, định khoản kế toán là căn cứ để ghi sổ cái.
-Sổ cái (hay còn gọi là sổ cái tài khoản): Trên sổ cái này mỗi tài khoản được phản ánh trên một hoặc một số trang sổ. Số liệu của sổ cái dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.
Các sổ chi tiết: là sổ dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp không phản ánh được hết, ví dụ như TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu.
Do xí nghiệp có mở các sổ Nhật ký chuyên dùng nên hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chuyên dùng có liên quan. Cuối tháng, tuỳ vào khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng nhật ký chuyên dùng, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều nhật ký chuyên dùng khác nhau.
Cuối tháng, công bố số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản.
Cuối tháng, cuối quý, phải tổng hợp số liệu, khoá sổ và thẻ chi tiết, rồi lập các bảng tổng hợp chi tiết.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, sẽ tiến hành lập các báo cáo kế toán.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học đòi hỏi khâu xử lý thông tin ngày càng phải nhanh nhạy, có hiệu quả cao để xử lý kịp thời các thông tin kinh tế, nhằm khẳng định vai trò của kế toán là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý kinh tế, tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lưu thông hàng hóa. Do đó, yêu cầu xí nghiệp phải đưa máy vi tính vào công tác kết toán. Nhờ áp dụng máy vi tính phục vụ công tác kế toán đã giúp cho công tác kế toán trở lên nhanh nhạy hơn, giúp cho quá trình lập bảng biểu và xử lí thông tin kinh tế nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên xí nghiệp vẫn phải ghi sổ kế toán theo phương pháp thủ công để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu và làm thanh tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32773.doc