Lời mở đầu
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc cho nền kinh tế nước nhà, song cũng phát sinh những vấn đề phức tạp, đặt ra
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội thuộc Công ty xăng dầu Khu vực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nền kinh tế nói chung và các ngành các cấp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi phải có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ để thích nghi và đáp ứng với môi trường mới, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và đúng định hướng.
Xăng dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hóa dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội.
Những năm qua, kinh doanh xăng dầu đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng khó khăn, tồn tại còn nhiều, sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh xăng dầu tiến hành chưa mạnh mẽ so với một số lĩnh vực khác. Hiện nay, xăng dầu sử dụng và tiêu dùng trong nước chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Đây là một mặt hàng có tỷ trọng lớn trong những mặt hàng nhập khẩu ở nước ta. Đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nhu cầu xăng dầu ngày một tăng nhanh đang đặt ra những yêu cầu mới rất bức xúc.
Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội thuộc Công ty xăng dầu Khu vực I, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã phát huy tinh thần chủ động, sớm chuyển sang cơ chế mới, đạt được những tiến bộ vượt bậc, giữ vững vai trò chủ đạo, ổn định thị trường, giá cả, mở mang mạng lưới cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Hà Nội và các vùng lân cận, tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên nhiều vấn đề hết sức cấp bách về tổ chức, phương pháp quản lý kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường đang đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết.
Dưới đây là phần giới thiệu về Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội và tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội trong hai năm 1999 - 2000, từ đó ta có thể đánh giá một cách thực tế và đúng đắn về các hoạt động của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, và thấy được những tồn tại và nguyên nhân của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội.
Phần 1
Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
Mục đích của đợt thực tập
Vói kiến thức dược trang bị ở nhà trường ,qua đợt thực tập này để nhằm áp dụng vào thực tế ở doanh nghiệp từ đó ta có thể củng cố và đào sâu những điều đã được học qua việc phân tích các vấn đề :hoạt động marketing ,hoạt dộng sản suất ,vấn đề chi phí ,giá thành ,tiền lương ,tài sản cố định ,tình hình tài chính của doanh nghiệp…
Nội dung của vấn đề thực tập tốt nghiệp
Địa điểm, chức năng nhiệm vụ,mặt hàng kinh doanh chủ yếu và quy mô của doanh nghiệp
1.3.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh, Công ty xăng dầu khu vực I đã từng bước thay đổi tổ chức hoạt động và phương thức kinh doanh. Nhu cầu sử dụng xăng dầu cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng, đặc biệt là ở khâu bán lẻ khối lượng nhỏ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhu cầu này không những chỉ đòi hỏi về số lượng và chất lượng xăng dầu mà còn đòi hỏi cả về sự phân bố mạng lưới hợp lý để phục vụ thuận tiện cho người tiêu dùng. Các điểm bán lẻ xăng dầu của cửa hàng xăng dầu Hà Nội không thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống. Trước tình hình đó, Công ty xăng dầu Hà Nội đã xây dựng phương án lập Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội vào đầu tháng 5/1990 và đã được Tổng Công ty phê chuẩn, giao cho Công ty xăng dầu khu vực I trục tiếp phụ trách. Ngày 1/9/1990 Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động, văn phòng Xí nghiệp đặt ở số 1 phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội.
Sau 4 tháng hoạt động, cuối năm 1990 Xí nghiệp đã phát triển được 8 cửa hàng và 24 quầy hàng bán xăng trực thuộc các cửa hàng nằm trong 4 quận nội thành và 7 huyện ngoại thành. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới cung ứng xăng dầu, Xí nghiệp đã xác định quy mô của các cửa hàng xăng dầu trong nội thành ở mức độ vừa và nhỏ. Đồng thời mở rộng liên kết với các cơ quan xí nghiệp để tổ chức thêm nhiều quầy hàng bán lẻ. Xí nghiệp đã từng bước khẩn trương sửa chữa, lắp đặt và trang bị các thiết bị chuyên dùng hợp lý, hiện đại đồng thời sửa chữa, nâng cấp các cửa hàng để bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan. Xí nghiệp đã cung ứng trực tiếp cho trên 200 cơ quan xí nghiệp, góp phần xoá đi gần 200 điểm kho lẻ nằm tại các nơi đó và trên 1700 cơ sở khác, vừa giảm được lao động giữ kho vừa góp phần bảo vệ môi trường ở khu vực các cơ quan, và cho đến nay Xí nghiệp đã phát triển được 40 cửa hàng, một số cửa hàng gas + bếp gas và một quầy bán lẻ thuộc cửa hàng.
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã được cụ thể hóa là:
- Đảm bảo việc cung ứng đầy đủ, kịp thời về nhu cầu xăng dầu trên địa bàn và quyết tâm mở rộng, giữ vững thị trường hoạt động kinh doanh.
- Thoả mãn về nhu cầu cho các đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đảm bảo hàng hóa điều chuyển cho các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp.
- Hàng hóa của Xí nghiệp được sản xuất bán trực tiếp qua các hình thức bán buôn, bán lẻ, đại lý cho tất cả các đơn vị và cá nhân có nhu cầu hoặc điều chuyển cho các công ty vật tư khác theo tỷ suất chiết khấu quy định. Giá bán buôn và bán lẻ từ nguồn của Tổng Công ty, giá cước vận chuyển... đều được thực hiện thống nhất theo giá cả của Nhà nước và của Bộ quy định.
- Đối với nguồn hàng tự bổ xung, giá mua và giá bán phải do giám đốc Xí nghiệp quyết định. Các đơn vị, các cửa hàng trực thuộc Xí nghiệp không được phép đưa vật tư từ ngoài vào trong hoặc quy định giá hàng hóa bổ xung khi chưa có lệnh của giám đốc nhằm đảm bảo uy tín và chất lượng hàng hóa.
Nhiệm vụ cụ thể của Xí nghiệp.
Do Xí nghiệp là đơn vị kinh doanh quốc doanh, lấy mặt hàng xăng dầu làm mặt hàng chính nên có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nắm bắt nhu cầu, điều tra khai thác thuộc ngành hàng kinh doanh của Xí nghiệp
- Kinh doanh các loại mặt hàng khác như dầu nhờn, gas, hóa chất
- Thực hiện tốt việc hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn được giao, góp phần thực hiện tốt chính sách xã hội
- Thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình không ngừng duy trì và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp, thúc đẩy hàng hóa và lưu thông hàng hóa phát triển trên địa bàn
- Đầu tư, xây dựng, cải tạo một số cửa hàng rộng lớn về quy mô, hiện đại về thiết bị, xứng đáng là bộ mặt của ngành xăng dầu
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng theo yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và phát triển
- Đảm bảo thực hiện tốt môi trường an toàn, phòng cháy, chữa cháy
1.3.3 Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
Xí nghiệp hiện nay đang kinh doanh một số mặt hàng xăng dầu và sản phẩm hóa dầu như: xăng mogas 83, xăng mogas 92, dầu diegel, dầu hỏa. Ngoài kinh doanh xăng dầu là chính, các cửa hàng còn đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh như: bán mỡ nhờn, thay dầu xe, rửa xe, bán bếp gas, gas, bán bảo hiểm ô tô xe máy.
1.3.4 Quy mô của doanh nghiệp
Các bước của quy trình công nghệ
- Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh phụ thuộc
- Xí nghiệp hoạt động theo nguyên tắc nhập xăng dầu từ Công ty đưa về, sau đó phân phối cho các cửa hàng của Xí nghiệp hoặc các cửa hàng của tư nhân có nhu cầu làm đại lý.
- Tất cả đều chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc và 4 phòng chức năng.
Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp
Các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp
Cấp quản lý và mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Để hoàn thành tốt công tác kinh doanh, bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình tập trung. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tới các phòng ban và cửa hàng trực thuộc để nắm bắt tình hình thực tế một cách kịp thời. Đồng thời nhằm đề ra các quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, chính xác.
Đứng đầu Xí nghiệp là Giám đốc Xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc. Hai người được phân công từng lĩnh vực khác nhau và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, đồng thời được ủy quyền khi Giám đốc đi vắng. Ngoài ra, giúp việc cho Giám đốc còn có 4 phòng chức năng
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý các công việc về hành chính quản trị, quan tâm các chính sách xã hội. Mặt khác có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
- Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức theo dõi hạch toán kinh tế và quyết toán hàng quý, năm cho Công ty. Ngoài ra còn quản lý, giám sát thông qua giá trị bằng tiền đối với mọi hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp
- Phòng kinh doanh: Điều độ hàng hóa xuống các cửa hàng, báo cáo nhanh tình hình bán hàng tại các đơn vị thuộc Xí nghiệp giúp Giám đốc có những số liệu chính xác nhanh chóng về xuất bán hàng hóa tại các thời điểm. Ngoài ra còn có một bộ phận Marketing đi giới thiệu mặt hàng mới như: gas, hóa chất
- Phòng vật tư kỹ thuật: Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của xăng dầu, giám sát kiểm định, đo lường và sửa chữa cột bơm. Kế hoạch hiện đại hóa của cửa hàng xăng dầu
Sau đây là khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Xí nghiệp:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh
của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội
Ban giám đốc
Phòng tổ chức HC
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán
Mạng lưới các cửa hàng
Xí nghiệp đã có mạng lưới trải rộng khắp Hà Nội với 40 cửa hàng xăng dầu, một số điểm bán gas. Mạng lưới cửa hàng tuy phát triển nhanh nhưng vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của nhân dân muốn được mua tại các điểm thuận tiện hơn nữa.
Mục tiêu của Xí nghiệp bán lẻ là đáp ứng mọi nhu cầu xăng dầu của thủ đô phục vụ khác hàng thuận tiện, nhanh chóng. Nếu năm 1991 Xí nghiệp bán ra 44.790 tấn xăng dầu thì năm 2000 Xí nghiệp bán ra 112.909 m3 xăng dầu, doanh số 360 tỷ dồng, trong đó chủ yếu là bán lẻ và năm 2001 Xí nghiệp bán ra 115.651 m3 với doanh số là 450,5 tỷ đồng cũng chủ yếu là bán lẻ. Một loại phục vụ điển hình là hình thức cấp lẻ xăng dầu theo phiếu của cơ quan. Hiện có trên 700 cơ quan ở trung ương và địa phương tại Hà Nội đang áp dụng hình thức cấp này. Các cơ quan đơn vị mỗi tháng chỉ thanh toán 1 á 2 lần, có thể nhận xăng dầu nhỏ lẻ lặt vặt hàng ngày. Hình thức cấp lẻ này góp phần giải phóng hàng trăm kho xăng dầu nói chung trong thành phố, giảm hàng trăm mối đe doạ nguy cơ cháy nổ, giảm bớt sự hao hụt mất mát xăng dầu tại các kho nội bộ (tính đến hàng trăm triệu đồng), tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hành chính sự nghiệp không có sẵn tiền mặt mua xăng dầu.
Phần 2- Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1 Phân tích hoạt động marketing
2.1.1 các sản phẩm của doanh nghiệp và thị trường của xí nghiệp
Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là xăng dầu chính như xăng Mogas 83, xăng Mogas 92, diesel,dầu hỏa, ngoài ra xí nghiệp còn kinh doanh Gas + bếp Gas. Với tất cả các sản phẩm này nhằm cung cấp cho thị trường rộng lớn đó là Hà Nội và các vùng lân cận như Hà Tây, Hà Bắc, Hải Hưng...
Những mặt hàng Mogas 83, Mogas 92, Diezel chiếm tỷ trọng lớn nhất do vậy xí nghiệp cố gắng duy trì số lượng khách hàng, để ổn định giá bán ra đồng thòi thu hút nhiều khách hàng để việc lưu chuyển hàng hóa được hợp lý bằng cách đổi mới các phương thức kinh doanh phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín của Xí nghiệp.
Xí nghiệp hoạt động theo 3 loại hình kinh doanh như:
- Kinh doanh chính (kinh doanh thương mại) gồm xăng, dầu, gas và bếp gas.
- Kinh doanh phụ (hoạt động dịch vụ): Dầu mỡ nhờn, rửa xe, cấp lẻ với khách hàng mua có nhu cầu nhận cấp lẻ, làm đại lý một số mặt hàng.
Hiện nay Xí nghiệp đang cố gắng giữ vững thị trường đã chiếm lĩnh, tạo uy tín với khách hàng trong điều kiện tính kinh doanh độc quyền của ngành xăng dầu đã mất đi vì cũng có một số doanh nghiệp khác cũng kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để thường xuyên có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và toàn xã hội, Xí nghiệp đã tổ chức tốt việc nắm bắt thông tin điều độ, hợp tác với các đơn vị bạn tổ chức trục Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu - Xí nghiệp vận tải xăng dầu - kho Đức Giang (Gia Lâm) - Cửa hàng xăng dầu nhằm vận chuyển hàng kịp thời kể cả lúc nhu cầu tăng vọt như các ngày lễ, ngày tết... đều không có cơn sốt xăng dầu. Xí nghiệp đã linh hoạt và nhạy bén trong việc nắm bắt các điểm bán có nhu cầu tiêu thụ nhiều để đầu tư hàng hóa và các cột bơm xăng... để tránh tình trạng ùn tắc, khách hàng phải đợi lâu. Điều quan trọng là Xí nghiệp chủ động phân loại thị trường, khách hàng từ mua xăng dầu bán buôn đến khách là các cơ quan, xí nghiệp mua lẻ, cấp sổ khách ký gửi dịch vụ, cấp lẻ, khách ô tô, khách xe máy, chuyển thẳng để có biện pháp phục vụ thích hợp cho từng đối tượng khách.
2.1.2 Chỉ tiêu về số lượng mặt hàng va tổng doanh thu
Bảng 1: Tình hình nhập hàng của Xí nghiệp
STT
CChỉ tiêu
Thực hiện
năm 2000
Thực hiện
năm 2001
So sánh
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số
112.749
116.132
3.383
3,0
Xăng Mogas 83
49.321
49.482
161
0,33
Xăng Mogas 92
32.748
34.814
2.066
6,31
Diezel
30.168
31.228
1.060
3,51
Dầu hoả
512
607
95
18,55
Qua biểu trên ta thấy: Tình hình nhập xăng mogas 83 năm 2001 cao hơn so với năm 2000 là 161 m3 với tỷ lệ tăng là 0,33%, xăng mogas 92 tỷ lệ tăng 6,31%, dầu diezel tăng 3,51%, dầu hỏa tăng 18,55%. Nhưng tổng số nhập hàng xăng dầu năm 2001 so với năm 2000 tăng không đáng kể, chỉ có 3%. Xí nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động bán hàng để mức tiêu thụ được cao hơn.
Bảng 2: Tình hình bán ra của Xí nghiệp
STT
Chỉ tiêu
Thực hiện
Thực hiện
So sánh
năm 2000
năm 2001
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số
108.731
115.651
6.920
6,36
- Xăng Mogas 83
48.675
49.132
457
0,94
- Xăng Mogas 92
31.594
34.579
2.985
9,45
- Diezel
27.965
31.360
3.395
12,14
- Dầu hỏa
497
580
83
16,7
Phân tích:
Năm 2001 Xí nghiệp đã bán ra được 115.651 m3 xăng dầu, đạt 6,36% so với năm 2000. Trong đó xăng mogas 83 năm 2000 tăng 457 m3 với tỷ lệ tăng 0,94%, xăng mogas 92 tăng 9,45%, dầu diezel tăng 12,14%, dầu hỏa tăng 16,7%.
2.1.3 Sự khác nhau giữa tổng doanh thu thực tế và kế hoạch
Trong năm 2001, Xí nghiệp đã gặp một số khó khăn, một số điểm bán hàng phải đóng cửa, kể cả cửa hàng sở hữu đất của Xí nghiệp và một số cửa hàng liên kết. Song Xí nghiệp đã luôn chủ đạo phục vụ thị trường, sản phẩm xăng dầu bán ra và doanh thu cao. Cụ thể là:
Doanh thu xăng dầu chính: 279,486 tỷ
Doanh thu dầu mỡ nhờn: 12,895 tỷ
Doanh thu gas + bếp gas: 9,680 tỷ
Năm 2001: Doanh thu tăng hơn năm 2000 là:
371.892 - 304.970 = 66.922 tỷ
Tức doanh thu tăng lên 22% so với năm 2000. Sở dĩ như vậy là vì năm 2001 nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội rất lớn, mạng lưới các cửa hàng bán lẻ liên tục được mở rộng. Sản lượng xăng dầu chính và gas có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nhiều cửa hàng đảm bảo giờ bán liên tục cả ngày đêm. Công nhân bán hàng còn hướng dẫn khách hàng sử dụng các loại xăng dầu, mặt hàng dầu mỡ nhờn được cải tiến đóng trong bao bì đẹp, tiện lợi cho người tiêu dùng.
Năm 2001 Xí nghiệp tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thị trường, đặc biệt với mặt hàng gas, một loại hình kinh doanh mới. Do đó lượng gas tiêu thụ ngày càng tăng.
Để mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Xí nghiệp thì công tác tiêu thụ hàng hóa là nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, vì vậy việc quản lý và phân bổ hàng hóa rất được chú trọng, nhằm đưa hàng tới tay người tiêu dùng được nhanh chóng, dễ dàng với mức chi phí bỏ ra là thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng, số lượng hàng hóa và nâng cao sự văn minh bán hàng. Đảm bảo tốt những yêu cầu này, Xí nghiệp mới tạo được uy tín trên thị trường và hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Để quản lý vốn chặt chẽ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lâu dài, Xí nghiệp áp dụng ba phương thức tiêu thụ sau:
- Phương thức bán lẻ: Là phương thức tiêu thụ chủ yếu của Xí nghiệp. Được thực hiện với hai hình thức bán lẻ trực tiếp và bán lẻ cho khách có nhu cầu sử dụng xăng dầu gửi tiền trước, cấp hàng dần và thanh toán theo định kỳ có hợp đồng hai bên.
- Phương thức bán buôn: Có 2 hình thức là chuyển thẳng và qua kho
- Phương thức đại lý được thanh toán dưới hai hình thức là thanh toán ngay và thanh toán chậm
Ba phương thức tiêu thụ trên được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3: Phương thức bán ra của Xí nghiệp
Đơn vị: m3
Đối tượng
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
Kế hoạch
Tỷ trọng (%)
Thực hiện
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ trọng (%)
Bán lẻ
80.000
74,42
82.668
74,13
+ 2.668
3,34
Bán buôn
13.500
12,56
14.299
12,82
+ 799
5,92
Đại lý
14.000
13,02
14.552
13,05
+ 552
3,94
Tổng
107.500
100,00
111.519
100,00
4.019
13,02
Nhận xét:
Năm vừa qua tình hình bán lẻ của Xí nghiệp tăng 3,34%, bán buôn tăng 5,92% và đại lý tăng 3,94%. Với ba phương thức tiêu thụ trên thì bán lẻ là phương thức tiêu thụ mạnh nhất, đạt doanh thu lớn nhất. Xí nghiệp nên đẩy mạnh bán hàng theo phương thức này. Như vậy, các chính sách, các biện pháp đối với bán lẻ là không có sự thay đổi, nhưng có sự thay đổi rõ rệt giữa bán buôn và đại lý.
Ngoài ra, để chỉ đạo chặt chẽ các cửa hàng và có biện pháp khắc phục kịp thời, Xí nghiệp cũng luôn chú trọng đến doanh thu của các cửa hàng theo bảng sau:
2.1.4 phương pháp xây dựng giá bán
Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, ngoài Tổng Công ty xăng dầu Việt nam còn có 4 doanh nghiệp khác cũng được Nhà nước cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đó là:
- Công ty thương mại và kỹ thuật đầu tư thuộc Bộ thương mại (PETEC).
- Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu thuộc Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn PETRO).
- Công ty xăng dầu hàng không (VINAP hàng không (VINAPCO).
- Công ty xuất nhập khẩu Phương Đông (EASTIMEX) của quân đội.
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam với quá trình hình thành, phát triển và năng lực kinh doanh của mình đang phấn đấu để trở thành hãng xăng dầu quốc gia.
Bên cạnh đó nhiều hãng xăng dầu lớn của nước ngoài như: Shell, Esso, Ele, BP... đã và đang có kế hoạch thâm nhập và đứng chân trên thị trường xăng dầu của Việt Nam.
Do nguồn xăng dầu tiêu thụ trong nước là phải nhập khẩu toàn bộ nên mọi biến động về giá cả xăng dầu của thị trường khu vực đều có tác động trực tiếp đến thị trường trong nước, đặc biệt với điều kiện ở Việt Nam hiện nay là dự trữ lưu thông còn rất mỏng.
Tình hình nhập khẩu của Tổng Công ty năm 1999, 2000 nói chung là thuận lợi và ổn định. Giá xăng dầu thế giới nhìn chung ở mức thấp. Tổng Công ty đã thiết lập được quan hệ bạn hàng có tín nhiệm với các hãng lớn như Shell, Esso, Yokong... mua hàng đảm bảo chất lượng tốt và tranh thủ được các thời điểm giá nhập thấp, đảm bảo hiệu quả ở khâu nhập. Việt Nam bắt được thông tin về diễn biến thị trường xuất khẩu xăng dầu của Nga và Trung Quốc đã giúp cho công tác nhập khẩu đạt hiệu quả tốt. Nhu cầu xăng dầu tăng lên nhiều so với các năm trước.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường Tổng Công ty chủ động đi tìm nguồn hàng và thiết lập mối quan hệ với các nguồn hàng để nhập khẩu.
Khối lượng hàng do Tổng Công ty xăng dầu nhập có xu hướng ngày càng giảm nhiều, thay vào đó là do các Công ty khác, lượng nhập khẩu ngày càng tăng. Điều này cũng lý giải vì sao trong các năm gần đây lượng ủy thác nhập khẩu của Công ty ngày càng giảm.
2.1.5 Kênh phân phối của doanh nghiệp
Bảng 4: Phân tích tình hình doanh thu theo mạng lưới kinh doanh
Đơn vị: m3
Đơn vị trực thuộc
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
Kế hoạch
Tỷ trọng (%)
Thực hiện
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tỷ trọng (%)
CH04
9.230
8,59
9.286
8,33
+ 56
+ 0,16
CH12
3.300
3,07
3.406
3,05
+ 106
+ 3,21
CH51
1.540
1,43
1.581
1,42
+ 416
+ 2,66
CH60
3.300
3,07
3.709
3,33
+ 408
+ 12,40
CH30
5.480
5,10
5.540
4,97
+ 60
+ 1,09
CH74
5.380
5,00
5.540
4,97
+ 160
+ 2,97
28.230
26,26
29.062
26,07
1.207
+ 22,94
Nhận xét:
Doanh số bán và doanh thu của các cửa hàng trên tăng 0,61%, 3,81%, 2,66%, 12,40%, 1,09%, 2,97% hay tăng 56 m3, 106 m3, 416 m3, 409 m3, 60 m3, 160 m3 so với kế hoạch. Tuy nhiên sản lượng bán chưa đồng đều ở các cửa hàng. Một số cửa hàng sản lượng cao là các cửa hàng có quy mô lớn, nằm ở vị trí khu trung tâm hoặc trên đường quốc gia chiếm nhiều ưu thế.
b) Kinh doanh dầu mỡ nhờn:
Kinh doanh dầu mỡ nhờn đã hình thành cạnh tranh ác liệt giữa các hãng, các doanh nghiệp từ nhiều năm nay. Xí nghiệp chỉ được bán lẻ tại các cửa hàng, vì vậy mà sản lượng dầu nhỡn tiếp tục giảm. Năm 2001 bán 600 tấn dầu nhờn rời, 230.798 dầu hộp các loại; giảm 25% so với năm 2000. Hoa hồng dầu nhờn đạt có 1,33 tỷ đồng. Tuy vậy trong năm 2001 vừa qua Xí nghiệp đã cố gắng hết sức trên nhiều mặt để bán được 680 tấn dầu nhờn rời và 276.000 dầu hộp đạt 108% kế hoạch Công ty giao.
c) Kinh doanh phụ:
Trong mấy năm gần đây, với sự chuyển đổi của cơ chế thị trường Xí nghiệp đã phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo dựa trên những ưu điểm vốn có của mình tiến hành một số các hoạt động kinh doanh phụ khác như kinh doanh trạm sửa xe, bán bảo hiểm xe... nhằm tăng thu nhập cho anh em công nhân viên, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2.1.6 Các hình thức xúc tiến bán
Công tác tiếp thị của Xí nghiệp:
Xí nghiệp thu thập các thông tin của cửa hàng, thông tin qua các mậu dịch viên, qua thông tin đại chúng và qua các văn bản, chỉ thị nghị quyết... Sau khi có thông tin, lãnh đạo cùng các phòng chức năng tiến hành phân tích thị trường để thấy được tập tính, thói quen, tâm lý tiêu dùng của khách hàng, Công ty còn dự đoán đến nhu cầu của thị trường để xác định mức dự trữ thị trường trong thời điểm.
Lựa chọn người có khả năng chuyên môn để tiến hành quảng cáo, chào hàng và bán hàng.
Tổ chức những kênh phân phối hàng hóa hợp lý, đẩy mạnh các dịch vụ sau bán hàng, thăm dò mức tiêu thụ, khả năng chiếm lĩnh thị trường để thay đổi phương pháp tiếp cận thị trường cho phù hợp.
Để mang lại hiệu quả kinh doanh, Xí nghiệp đã tổ chức lại bộ máy cải tạo nâng cấp các cửa hàng, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý. Một trong những điểm nổi bật từ khi chuyển sang hạch toán kinh doanh là việc đa dạng hóa phương thức mua bán. Ngoài việc bán xăng dầu theo hạn mức đã xuất hiện nhiều phương thức bán khác.
Trong mấy năm gần đây do sắp xếp lại bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp đạt hiệu quả tương đối cao và khá ổn định, quy mô kinh doanh tương đối đồng đều trên 4 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành.
Ngoài việc mở rộng các điểm bán, Xí nghiệp tổ chức bán hàng thông tầm, thông thường từ 6h đến 22h (kể cả ngày lễ và chủ nhật). Xí nghiệp đã khẩn trương sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị chuyên dùng hợp lý như cột bơm xăng dầu, tỷ trọng kế và dụng cụ cứu hỏa. Do đó đã giúp bán hàng được thuận lợi, quản lý hàng chặt chẽ và an toàn trong khu vực. Mạng lưới bán lẻ xăng dầu đã và đang được mở rộng góp phần cung ứng xăng dầu trực tiếp đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhìn chung các cửa hàng mới xây dựng được đầu tư hợp lý, phù hợp với yêu cầu kinh doanh của ngành, thuận lợi cho khách hàng và đảm bảo mỹ quan thành phố Hà Nội, góp phần vào việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1 Công tác vật tư ở doanh nghiệp
2.3.2 Nguyên vật liệu và nhu cầu nguyênvật liệu
2.2.3 Định mức nguyên vật liệu,giá thực tế bình quân của đơn vị nguyên liệu
2.2.4 Đánh giá tài sản cố định
a. Khái niệm tài sản cố định : TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành .
Theo chế độ quản lý,sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 166/1999/QĐ-btc ngày 30-12-1999 của Bộ trưởng Bộ TàI chính tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ hiện nay là:
-Có giá trị tù 5.000.000 đ trở lên.
-Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Các loại tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ.
b. Đặc điểm tài sản cố định của Xí nghiệp:
Là một Xí nghiệp kinh doanh thương mại, tài sản cố định chủ yếu là các loại tài sản phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hoá bao gồm: Các loại xe chuyển xăng dầu, các cửa hàng bán lẻ, các bể chứa xăng dầu... Giá trị tài sản cố định rất lớn, thời gian sử dụng lâu và yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hàng hoá và con người. Nhìn chung, tình hình tài sản cố định tương đối ổn định, không có sự biến đổi lớn. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ xăng dầu thông qua việc xây dựng một số cửa hàng bán lẻ đã làm cho giá trị tài sản cố định tăng nên đáng kể.
* TK sử dụng:
- TK211: “TSCĐ hữu hình”
- TK213: “TSCĐ vô hình”
Hạch toán theo nguyên giá nghĩa là khi tăng hay giảm TSCĐ đều phải ghi theo nguyên giá.
* Trình tự kế toán:
- Kế toán TSCĐ:
+ TSCĐ do mua sắm mới:
Nợ TK211, 213
Nợ TK1333: Thuế GTGT đầu vào
Có TK111, 112: Nguyên giá TSCĐ
+ TSCĐ do cấp trên cấp:
Nợ TK2111 Nguyên giá TSCĐ
Có TK4111
- Kế toán TSCĐ:
+ Giảm do nhượng bán thanh lý:
* Các khoản thu từ nhượng bán:
Nợ TK111, 112, 152, 131
Có TK721
* Chi phí nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK821
Nợ TK1332
Có TK111, 112, 153
* Xóa sổ TSCĐ: TSCĐ đã khấu hao hết:
Nợ TK214 Nguyên giá TSCĐ
Có TK211
3.2. Khấu haoTSCĐ:
Xí nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao bình quân:
Nguyên giá TSCĐ
- Mức khấu hao năm =
Thời gian sử dụng TSCĐ
Mức khấu hao 1 năm
- Mức khấu hao tháng =
12 tháng
Hàng tháng tính khấu hao vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản:
Nợ TK627, 641, 624 Mức khấu hao hàng tháng
Có TK211
Đồng thời ghi Nợ TK009: Mức khấu hao
2.4 Phân tích chi phí và giá thành
1.Công tác giá thành ở doanh nghiệp
Bảng 5: Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh năm 2000 - 2001
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng chi phí
38.250.757.000
37.999.866.250
-250.890.750
-0,66
1
Chi phí tiền lương
5.688.566.000
5.831.216.154
142.650.154
2,51
2
Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ
453.626.000
431.475.756
-22.150.244
-4,88
3
Chi phí công cụ, dụng cụ, bao bì
400.936.000
518.282.901
117.346.901
29,27
4
Chi phí khấu hao TSCĐ
7.089.652.000
6.947.487.515
-142.164.485
-2,01
5
Chi phí sửa chữa TSCĐ
5.433.739.000
4.417.199.383
-1.016.539.617
-18,71
6
Chi phí lãi vay
-
-
-
-
7
Chi phí bảo quản
2.962.300.000
3.146.352.692
184.052.692
6,21
8
Chi phí vận chuyển
3.860.887.000
3.366.681.963
-494.205.037
-12,8
9
Chi phí hao hụt
4.038.636.000
4.177.398.300
138.762.300
3,44
10
Chi phí bảo hiểm
348.000.000
281.806.323
-66.193.677
-19.02
11
Chi phí hoa hồng
523.283.000
1.923.650.556
1.400.367.556
267,61
12
Chi phí đào tạo, tuyển dụng
363.310.000
269.931.313
-93.378.687
-25,7
13
Chi phí dịch vụ mua ngoài
1.615.762.000
1.663.824.929
48.062.929
2,97
14
Chi phí văn phòng và CP công tác
825.976.000
688.525.646
-137.450.354
-83,36
15
Chi phí dự phòng
474.983.000
227.278.565
-247.704.435
-47,85
16
Chi phí theo chế độ cho NLĐ
2.142.164.000
1.590.439.778
-551.724.222
-74.24
17
Chi phí quảng cáo, T. thị, giao dịch
765.449.000
1.306.187.929
540.738.929
170,64
18
Chi phí thuế, phí và lệ phí
1.263.488.000
1.212.126.547
-51.361.453
-95,93
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 giảm đi so năm 2000 là: 250.890.750 đ, tỷ lệ giảm 0,86%. Như vậy Xí nghiệp đã hoàn thành tốt kế hoạch về chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên còn một số chi phí tăng lên như: Chi phí tiền lương, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí hao hụt, chi phí hoa hồng, chi phí mua ngoài, các chi phí quảng cáo, tiếp thị... nên cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Phân cấp về chi phí:
* Chi phí về tiền lương:
Hàng năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và cơ cấu lao động của Xí nghiệp. Tổng Công ty giao kế hoạch tiền lương cho Xí nghiệp, Xí nghiệp căn cứ vào quỹ lương hàng năm để tiến hành tính, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Người lao động được thanh toán tiền lương theo đơn giá tiền lương của ngành đã được Bộ lao động thương binh xã hội duyệt.
* Chi phí về khấu hao TSCĐ:
Xí nghiệp đăng ký trích khấu hao theo phương pháp bình quân với tỷ lệ khấu hao hàng năm không đổi.
* Chi phí về nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài:
Xí nghiệp chủ yếu là kinh doanh xăng dầu, đầu vào chủ yếu nhập ở nước ngoài, còn dầu mỡ từ Công ty hóa chất... Các chi phí đầu vào này được xác định trên tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Các dịch vụ mua ngoài chủ yếu góp phần tạo nên chi phí lưu thông cũng được xác định trên chi phí thực tế phát sinh trong quá trình nhập và lưu thông hàng hóa.
* Đối với chi phí hao hụt:
Là đơn vị kinh doanh mặt hàng mà hao hụt là hiện tượng tất yếu Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội áp dụng định mức hao hụt được Tổng Công ty xây dựng áp dụng trong toàn ngành. Hao hụt trong định mức được tính vào chi phí hao hụt trong định mức, phần hao hụt ngoài định mức được xác định rõ nguyên nhân và xử lý.
2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
3. Phương pháp xây dung giá thành
4.Phương pháp tập hợp chi phí và cách tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp
5.Các nhân tố gây ra sự khác nhau giữa giá thành thực tế so với kế hoạch
2.5 Phân tích tình hình tàI chính của doanh nghiệp
2.5.1. Công tác kế hoạch tài chính của Xí nghiệp
Kế hoạch tài chính là một nội dung cơ bản trong kế hoạch chung của Xí nghiệp. Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm:
- Kế hoạch về vốn:
Hàng năm, Xí nghiệp xây dựng kế hoạch vốn, vốn cố định và vốn lưu động. Việc xây dựng kế hoạch về vốn được thực hiện tốt, sát với nhu cầu thực tế về phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, đảm bảo cho Xí nghiệp luôn chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí về vốn do phải đi vay các tổ chức tín dụng, nắm bắt và chớp được nhiều thời cơ kinh doanh thuận lợi giúp tăng nhanh vòng quay của tiền vốn. Kế hoạch khấu hao là một nội dung quan trọng trong kế hoạch về vốn. Xí nghiệp hàng năm lập kế hoạch khấu hao cho từng loại, nhóm tài sản cố định, kế hoạch thanh lý và xây dựng mới tài sản để thu hồi vốn kịp thời đầu tư cho các tài sản cố định khác giúp cho hoạt động kinh ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25169.doc