Báo cáo Thực tập tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân: Lời mở đầu Trong suốt gần 4 năm học từ năm 2004 đến năm 2008, nhờ sự giảng dạy của thầy cô giáo và cố gắng của bản thân em đã tích luỹ được khối lượng kiến thức rất có ích. Song điều đó chưa đủ để em có thể tự đứng bằng đôi chân ngoài cuộc sống. Với vô vàn điều cần phải học hỏi, kỳ thực tập này là cơ hội để em có thể tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế cho mình và có thể nhận thấy được sự giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế như thế nào. Trong 5 tuần thực tập,qua nghiên cứu tại Vụ Tổng h... Ebook Báo cáo Thực tập tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp Kinh tế quốc dân em xin đưa ra một vài nét sơ bộ về đơn vị. Kết cấu của bài viết gồm 2 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Bộ Kế hoạch và đầu tư. Phần2:Cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân. Phần 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 1.Lịch sử bộ và ngành kế hoạch đầu tư. Từ trước năm 2000, ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình. Chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác. Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...). Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. (2) Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. (3) Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. (4) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch. (5) Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. (6) Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh. (7) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. (8) Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội. (9) Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý. (10) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển. Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 người khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế của Bộ đạt số lượng cao nhất 930 người; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 760 cán bộ công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng lớn mạnh, hiện nay có 2 giáo sư, 7 phó giáo sư, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 479 người có trình độ đại học. Chủ nhiệm đầu tiên của ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Các đồng chí Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến năm 2002: 1. Đồng chí Phạm Văn Đồng 2. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh 3. Đồng chí Nguyễn Côn 4. Đồng chí Lê Thanh Nghị 5. Đồng chí Nguyễn Lam 6. Đồng chí Võ Văn Kiệt 7. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân 8. Đồng chí Phan Văn Khải 9. Đồng chí Đỗ Quốc Sam 10. Đồng chí Trần Xuân Giá 11. Đồng chí Võ Hồng Phúc 2. Vị trí chức năng Bộ kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm : tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 3.Quyền hạn và nghĩa vụ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây : 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định; 3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 5. Về quy hoạch, kế hoạch : 5.1) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao; 5.2) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt; 5.3) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ; 5.4) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích lũy và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước. 6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước : 6.1) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; 6.2) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia; 6.3) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; 6.4) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài; 6.5) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư; 6.6) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài. 7. Về quản lý ODA : 7.1) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 7.2) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; 7.3) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ; 7.4) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; 7.5) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ; 7.6) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA; 7.7) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 8. Về quản lý đấu thầu : 8.1) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt; 8.2) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu. 9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất : 9.1) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước; 9.2) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt; 9.3) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất. 10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh : 10.1) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước; 10.2) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; 10.3) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước. 11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ; 14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ; 16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.   3. Cơ cấu tổ chức của Bộ  3.1) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước : 1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; 2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; 3. Vụ Tài chính, tiền tệ; 4. Vụ Kinh tế công nghiệp; 5. Vụ Kinh tế nông nghiệp; 6. Vụ Thương mại và dịch vụ; 7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị; 8. Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất; 9. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư; 10. Vụ Quản lý đấu thầu; 11. Vụ Kinh tế đối ngoại; 12. Vụ Quốc phòng - An ninh; 13. Vụ Pháp chế; 14. Vụ Tổ chức cán bộ; 15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường; 16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội; 17. Cục Đầu tư nước ngoài; 18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; 19. Thanh tra; 20. Văn phòng. Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 3.2) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ: 1. Viện Chiến lược phát triển; 2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; 3. Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia; 4. Trung tâm Tin học; 5. Báo Đầu tư; 6. Tạp chí Kinh tế và dự báo. 7. Trường cao đẳng Kinh tế Đà Nẵng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. PHẦN 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN Cơ cáu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có các nhiệm vụ sau đây: 1.Tổ chức nghiên cứu xây dựng khung hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân : tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc gia (GNP) ; tích luỹ và tiêu dùng ; nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Phối hợp với các đơn vị liên quan lập các cân đối : ngân sách nhà nước ; cán cân thanh toán quốc tế ; xuất, nhập khẩu và các cân đối khác. Dự thảo các văn kiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội báo cáo lãnh đạo Bộ trình các cơ quan Đảng và Nhà nước. 2. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm. 3. Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp các cân đối về vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tính toán tổng mức đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước. Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong bộ lập phương án phân bổ ngân sách Trung ương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản theo ngành, lĩnh vực, địa phương lãnh thổ. Tổng hợp tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. 4. Chủ trì phối hợp các đơn vị trong và ngoài cơ quan để theo dõi và tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm và 5 năm ; kiến nghị các chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch. 5. Nghiên cứu, tổng hợp các chủ trương cơ chế chính sách và biện pháp quản lý kinh tế, nhằm bảo đảm thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch; hệ thống chỉ tiêu giao kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ; phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nghiên cứu cơ chế kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch hoá. 7. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tài chính Quản trị Trung ương, Thanh tra Nhà nước, Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước và một số đơn vị khác do Bộ trưởng phân công. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưưưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân có các phòng chức năng sau: Phòng Tổng hợp ; Nghiên cứu cơ chế, phương pháp, nội dung kế hoạch hóa, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, biểu mẫu giao kế hoạch; chủ trì tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế, xã hội định kỳ tháng và lũy kế tháng báo cáo; tổng hợp và cân đối vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; cân đối NSNN, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước; cân đối về xuất nhập khẩu; tổng hợp vùng miền núi phía Bắc; các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao. Phòng Cân đối và dự báo; Xây dựng khung hướng dẫn kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội; lập bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân: GDP, GNP, tích lũy và tiêu dùng; giá cả, lạm phát; nghiên cứu dự báo, hệ thống hóa các thông tin, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp; triển khai thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; tổng hợp vùng đồng bằng sông Hồng; các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao. Phòng Tổng hợp kinh tế ngành; Tổng hợp các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành do phòng phụ trách; tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm của các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tổng hợp trái phiếu giao thông, thủy lợi; chuẩn bị báo cáo giao ban sản xuất và đầu tư hàng tháng; tổng hợp vùng Đông nam Bộ, Tây nguyên và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao Phòng Tổng hợp các vấn đề xã hội. Tổng hợp các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo (bao gồm công trái giáo dục), y tế xã hội, thể thao; dân tộc thiểu số; tổng hợp kế hoạch hàng năm và 5 năm của các ngành thuộc lĩnh vực xã hội; báo cáo về các mục tiêu thiên niên kỷ; tổng hợp vùng Duyên hải miền Trung và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao. Phòng quan hệ Quốc hội. Theo dõi và hệ thống hóa những vấn đề Quốc hội, yêu cầu của Chính phủ; nghiên cứu đề xuất những nội dung cần chuẩn bị trước và trong các kỳ họp của Quốc hội; tổng hợp kiến nghịi của cử tri, đại biểu Quốc hội; tổng hợp ý kiến trả lời của các đơn vụ để gửi Đại biểu Quốc hội; tổng hợp ngành công cộng, quản lý nhà nước; tổng hợp vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội; các cân đối tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế; tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu long và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân quy định cụ thể nhiệm vụ, biên chế cho từng phòng của Vụ trong phạm vi nhiệm vụ và biên chế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 1. Những thành tích, kết quả chủ yếu 1.1. Trong năm 2007, Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân (KTQD) đã thực hiện một khối lượng các công việc, soạn thảo nhiều đề án, báo cáo, Nghị quyết, Quyết định Chỉ thị báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ, Quốc hội, Đảng và Nhà nước, bao gồm: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch năm, kế hoạch đầu tư phát triển năm 2007, báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ, dự thảo chương trình hành động của Chính phủ năm 2008... 1.2. Tham gia điều hành thực hiện kế hoạch năm 2007 tích cực và sát sao hơn: ngay từ đầu năm đã đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và Nghị quyết về dự toán NSNN và phân bổ Ngân sách Trung ương; triển khai công tác giao kế hoạch theo Nghị quyết Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trì xây dựng và tổng hợp Nghị quyết 03/2007NQ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ , trong đó đưa ra nhiều giải pháp phục vụ cho công tác điều hành kế hoạch năm 2007 đạt kết quả tốt hơn. Chuẩn bị nội dung và tổ chức các cuộc giao ban sản xuất hàng tháng; đồng thời chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng trình Chính phủ. Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm; dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007; đề xuất các giải pháp chính sách xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản... 1.3. Về xây dựng và giao kế hoạch năm 2008: Vụ đã tích cực chuẩn bị công tác đánh giá tình hình triển khai kế hoạch năm 2007, đã phối hợp với các Vụ làm việc với cán bộ, ngành và địa phương để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, cũng như nguồn vốn đầu tư nhà nước năm 2007. Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch năm 2007, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2008 trình lãnh đạo Bộ, Chính phủ và Quốc hội thông qua; việc giao kế hoạch năm 2008 đã có nhiều điểm mới, thực hiện phân cấp một cách mạnh hơn cho các bộ, ngành và địa phương. Dự thảo các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch năm 2008. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch năm 2008 đã tổ chức giao, phân khai kế hoạch đúng thời gian quy định. Vụ cũng đã chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Ngoài các đề án, báo cáo chung, trong năm 2007, Vụ tổng hợp Kinh tế quốc dân đã nghiên cứu có ý kiến đóng góp với các đơn vị trong Bộ, các bộ ngành địa phương đối với những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách, quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn nhà nước. Tham gia trong các tổ biên tập, ban chỉ đạo xây dựng các văn bản Luật, các văn bản pháp quy trong các lĩnh vực kế hoạch, quy hoạch, đầu tư, đấu thầu, phát triển doanh nghiệp, quản lý ODA, FDI,... 1.4. Chất lượng công việc được nâng cao một bước: Các sản phẩm do Vụ chủ trì hoặc hoàn chỉnh cuối cùng được đều được đánh giá cao. Nghiên cứu đưa ra được nhiều giải pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để điều hành kế hoạch tốt hơn, góp phần tháo dỡ các khó khăn trong sản xuất và đầu tư của các bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là những đổi mới về phương pháp lập kế hoạch đã góp phần nâng cao chất lượng kế hoạch, tao sự đồng thuận cao cả trong nước và quốc tế. 1.5. Công tác đối ngoại đạt được những kết quả tốt, đặc biệt là sự phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu đổi mới phương pháp lập kế hoạch, theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch, chuẩn bị tài liệu cho các hội nghị CG,... 1.6. Cải tiến một bước một lề lối làm việc, cải cách hành chính, cán bộ được tăng cường: Các công việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp Đảng, chính quyền, công đoàn và các tổ chức đoàn thể, luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của từng cán bộ trong Vụ, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Ý thức của từng cán bộ đối với công việc chung được nâng lên. Tất cả lãnh đạo và cán bộ của Vụ đều tích cực trong công tác và hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Cán bộ không quản ngại thời gian làm ngoài giờ để đáp ứng yêu cầu của công việc. Sự phối hợp giữa Vụ tổng hợp KTQD và đơn vị trong Bộ, các cơ quan của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính,...) ngày càng chặt chẽ hơn. Các báo cáo về dự toán ngân sách và đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội đều có sự thống nhất cao với Bộ Tài chính. 1.7. Công tác học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ được quan tâm hơn. Cán bộ trong Vụ đã tích cực tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp bồi dưỡng chính trị hành chính và nghiệp vụ chuyên môn. Toàn Vụ đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm việc theo tầm gượg đạo đức Hồ Chí Minh” Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm, nhiều đề tài nghiên cứu được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ. Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về các vấn đề chuyên môn có liên quan. Một số cán bộ trong Vụ đã tham gia giảng day và tập huấn cho nhiều cán bộ kế hoạch thuộc nội bộ, ngành và địa phương về các vấn đề ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11887.doc
Tài liệu liên quan