LờI Mở ĐầU
Kế hoạch hoá là điều kiện cần thiết của mọi nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch hoá vĩ mô là phương thức quản lý hiệu quả cao cho mọi hoạt động có mục tiêu của Nhà nước. Nói về kế hoạch hoá thì không đơn thuần là đưa ra các bước tiến hành cho mọi công việc mà còn là quá trình tổ chức điều hành và theo dõi đánh giá kết quả thực hiện thu thập số liệu… Vì vậy trong công tác kế hoạch cần có sự phân cấp cụ thể theo các cấp hành chính và theo nghành có sự chỉ đạo tối cao của Nhà nước .
Ta có
23 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Vụ lao động văn hoá xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sơ đồ phân cấp kế hoạch của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau :
Quốc hội
Chính phủ
Bộ KH-ĐT
Các tỉnh,thành phố
Các bộ , nghành ,tổng công ty lớn
Các quận ,huyện
Các cơ sở sản xuất ,kinh doanh
Theo sơ đồ này Bộ KH-ĐT là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ tổng hợp, hướng dẫn và soạn thảo hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của cả nước. Bộ KHĐT bao gồm các vụ, viện và mỗi đơn vị đều có chức năng, nhất định được Bộ trưởng giao cho. Riêng vụ Lao động Văn hoá Xã hội thuộc Bộ KHĐT giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển các nghành , lĩnh vực : lao động, văn hoá, xã hội .
Đối với sinh viên học chuyên ngành kế hoạch, thực tập ở Bộ KHĐT là có được thuận lợi lớn bởi vì đây là cơ quan chuyên ngành kế hoạch lớn nhất trong cả nước.Tuy mới chỉ thực tập ở Vụ Lao động Văn hóa Xã hội trong thời gian ngắn nhưng có được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các bác trong vụ cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn thực tập em đã hoàn thành bản “Báo cáo thưc tập tổng hợp ”.
Nội dung báo cáo bao gồm 3 phần :
Phần I : giới thiệu tổng quan về bộ KHĐT.
Phần II : Giới thiệu về vụ Lao động Văn hoá Xã hội.
Phần III : Một số ý kiến chủ quan.
PHầN I: GIớI THIệU TổNG QUAN Về Bộ KHĐT
I. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Bộ KHĐT
Quá trình thành lập và sự phát triển.
Từ khi Bộ KHĐT hình thành và phát triển cho đến nay đã trải qua hơn 50 năm:
Ngày 31/12/1950 , Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sắc lệnh số 78 thành lập “Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch hoá kiến thiết”.
Uỷ ban gồm các uỷ viên và tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn , được đặt dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Chính phủ lâm thời.
Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh số 68 thành lập “Ban kinh tế Chính phủ” thay cho uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết . Ban kinh tế chính phủ Có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo trình chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng.
Ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603 quy định thành lập “Uỷ ban kế hoạch hoá quốc gia” với nhiệm vụ chủ yếu là xây dung dự án kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá và tiến hành công tác thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Ngày 9/10/1961, Hội đồng chính phủ ra nghị định số 158/CP quyết định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định Uỷ ban kế hoạch nhà nước là cơ quan của Hôi đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày 25/3/1974, Hội đồng chính Phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về tổ chức hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bằng nghị định 49/CP.
Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trưởng có nghị định 151/HĐBT giải thể Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1/1/1993,Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách,luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới .
Ngày 12/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 68/CP quy định chức năng ,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước .
Ngày 21/10/1995, thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX sáp nhập Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và Đầu tư thành Bộ KHĐT.
Ngày 1/11/1995, Chính phủ đã ra nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ KHĐT.
Ngày 17/8/2000,thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam về Bộ KHĐT.
Bộ KHĐT là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của cả nước nghiên cứu về cơ chế chính sách, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ điều hành phối hợp thực hiện các muc tiêu cân đối của nền kinh tế quốc dân.
Nội dung, nhiệm vụ xây dựng các kế hoạchnhà nước từ khi thành lập đến nay.
2.1. Trước năm 1986.
Năm 1956-1957 : kế hoạch khôi phục kinh tế.
Năm 1958-1960 : kế hoạch cải tạo phát triển kinh tế-xã hội.
Năm 1961-1965 : kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đề ra bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội trong 5 năm 1961-1965 thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đây là lần đầu Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước làm kế hoạch kinh tế quốc dân trong phạm vi miền Bắc Việt Nam.
Năm 1965-1975: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời chiến.Trong thời kỳ này hình thức kế hoạch chủ yếu là các kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý và vào lúc cao điểm của chiến tranh phá hoại dã áp dụng hình thức “kế hoạch thép” để tiến hành nhanh nhạy, chủ yếu là điều hành trên mặt trận giao thông vận tải.
Sau khi giải phóng Miền Nam (30/4/1975) nước nhà được thống nhất:
Từ năm 1976-1980 có kế hoạch 5 năm lần thứ 2. Đây là kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân đầu tiên từ khi đất nước thống nhất sau trên 20 năm bị chia cắt ,nó được xem là công trình vĩ đại ,bắt đầu từ một giai đoạn mới.
Năm 1981-1985: kế hoạch 5 năm lần thứ 3. Về cơ bản đây vẫn là kế hoạch tập trung bao cấp. Nhưng đã có điểm mới là đã xoá bỏ các chỉ tiêu pháp lệnh ,mở rộng và phân cấp quyền chủ động cho các cấp, các nghành.
Thời kỳ 15 năm đổi mới 1986-2000.
Kế hoạch 5 năm lần thứ tư : 1986-1990 bắt đầu khởi động công việc nghiên cứu từ cuối năm 1982 với việc thành lập và tổ chức lại công tác kế hoạch dài hạn trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Tháng 4 năm 1986, trước đại hội đảng lần thứ VI, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã trình thường vụ Hội đồng Bộ trưởng báo cáo “Tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm1986-1990”. Báo cáo đã đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985, đồng thời xác định nội dung nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986-1990 là: ổn định và cải thiện một bước đời sống văn hoá vật chất của nhân dân; đồng bộ hoá sản xuất và tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN, sử dụng tốt các thành phần kinh tế khác, hình thành cơ chế quản lý mới; và bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Nội dung công tác kế hoạch hoá trong thời kỳ kế hoạch (1986-1990) khái quát như sau: khắc phục bệnh tập trung quan liêu, bao cấp trong kế hoạch hoá gắn với hoạch toán kinh doanh, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Phân biệt rõ và kết hợp chức năng quản lý hành chính kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh; vận dụng đúng đắn và rộng rãi quan hệ hàng hoá- tiền tệ, quan hệ thị trường trong công tác kế hoạch hoá. Điểm nổi bật trong kỳ kế hoạch này là các biện pháp kinh tế đưa ra đã chống được tình trạng lạm phát, khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991-1995, được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổ chức nghiên cứu từ đầu năm 1989, với việc hình thành các tổ chức chuyên đề đánh giá sâu rộng quá trình đổi mới 1986-1990 và dự báo tình hình trong nước và quốc tế. Nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm 1991-1995 là: thực hiện những biện pháp có tính hiệu quả đẩy lùi lạm phát quá cao trong năm 1995, đưa nền kinh tế vào thế ổn định, có tốc độ tăng trưởng ổn định, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế lạc hậu, giữ gìn an ninh trật tự….
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 6 (1996-2000) với nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu là: tập chung sức cho mục tiêu phát triển và tăng trưởng; thúc đẩy mạnh tiềm lực thực sự của đất nước, lành mạnh hoá nền tảng tài chính của Quốc gia, tiếp tục mục tiêu giảm phát, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được cấp giấy phép đẩy nhanh tốc độ thực hiện… Ba nội dung chính tập trung trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 là: tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; bảo đảm ổn định vững chắc về kinh tế – xã hội, tạo các tiền đề cần thiết để phát triển tốt hơn sau năm 2000.
2.3. Thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm 2001- 2005 và chiến lược 10 năm 2001-2010 đã được Bộ KHĐT triển khai năm 1998, đã trình ra hội nghị trung ương lần thứ 8, 9, 10 (khoá VIII) và được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001-2010 là: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; cải tạo nền tảng để dến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người ,năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế - xã hội chủ nghĩa được hình thành cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
II. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ KHCN
Vị trí và chức năng của bộ KHĐT
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bộ KHĐT có vị trí và chức năng sau đây:
Bộ KHĐT là cơ quan của chính phủ ,thực hiện chức năng quản lí Nhà nước vè kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước về cơ chế, chính sách quản lí kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lí nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đấu thầu, doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lí Nhà nước các dịch vụ công cộng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí của Bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ KHĐT
Bộ KHĐT có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí Nhà nước của Bộ .
Trình chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế họach phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định;
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ.
Chỉ đạo kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi đã được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Về quy hoạch, kế hoạch:
Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã được quốc hội thông qua theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện.
Hướng dẫn các cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ được phê duyệt;
Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đàu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thảm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp Chính phủ;
Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, cân đối và tích lũy tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ Nhà nước. Phối hợp với Bộ tài chính lập dự toán ngân sách Nhà nước.
Về đầu tư trong nước và ngoài nước:
Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch và danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo các ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ Nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng Nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước, tổng mức vồn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với bộ tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách Trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ Nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng Nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia;
Tổng hợp về lĩnh vực dầu tư trong và ngoài nước, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản;
Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền, thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đàu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thống nhất quản lý cấp giấy phép các dự án đàu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài.
Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực ttieep của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài, tổ chức hoạt động xúc tiến đàu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, sử lý các vấn đề phát sinh tring quá trình hình thành và triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội của hoạt động đàu tư trong và ngoài nước. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Về quản lý ODA
Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn xơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều các ngành , các cấp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dung ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA;
Chuẩn bị nội dung và tiến hàng đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ;
Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử diụng vốn ODA thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ;
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách, tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân sách, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA;
Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lí các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kì tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
Về quản lí đấu thầu
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt;
Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, dám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lí hệ thống thông tin về đấu thầu.
Về quản lý các khu công nghiệp, các khu chế xuất
Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự trong phạm vi cả nước;
Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt
Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm ta, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất mô hình và cơ chế quản lý với các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước;
Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác củâ cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Thống nhất quản lý Nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong cả nước.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêmn cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vị quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp của Bộ.
Quản lý Nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ.
Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
III. cơ cấu tổ chức quản lý của bộ của khđt
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bộ KHĐT gồm: Bộ trưởng Bộ KHĐT, các Thứ trưởng và các đơn vị trong Bộ KHĐT. Tổ chức của Bộ KHĐT được tổ chức tương tự các Bộ khác trong Chính phủ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Bộ KHĐT
Bộ trưởng
Các Thứ trưởng
Các đơn vị trong Bộ
Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ KHĐT
Bộ trưởng: Ông Võ Hồng Phúc
Các Thứ trưởng:
Ông Trần Đình Hiển
Ông Phan Quan Trung
Ông Nguyễn Xuân Thảo
Ông Lại QuangTrực
Ông Trương Văn Đoan
Ông Nguyễn Bích Đạt
2. Các đơn vị trong Bộ KHĐT
Bộ KHĐT được tổ chức thành 23 đơn vị, vụ viện. Mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ cụ thể để hình thành guồng máy hoạt động của Bộ.
2.1. Những đơn vị mang tính tổng hợp
Viện Chiến lược Phát triển
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
Vụ Kinh tế Địa phương và lãnh thổ
Vụ Tài chính tiền tệ
Trung tâm thông tin kinh tế – xã hội quốc gia
2.2. Những đơn vị mang tính nghiệp vụ
Vụ Pháp chế
Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư
Vụ Quản lý đấu thầu
Vụ Kinh tế Đối ngoại
Cục Đầu tư Nước ngoài
Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vụ Thương mại và Dịch vụ
Vụ Quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất
Vụ Kinh tế Công nghiệp
Vụ Kết cấu hạ tầng và Đô thị
Vị Lao động Văn hóa Xã hội
Vụ Khoa học Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường
Vụ Quốc phòng - An ninh
Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Báo Đầu tư
Trường Cao Đẳng Kinh tế – Kế hoạch Đà Nẵng
IV Kết quả hoạt động của bộ KHĐT
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Tháng 12/1986) đã họp và thông qua chương trình đổi mới kinh tế toàn diện. Quán triệt quan điểm của Đảng, ủy ban kế hoạch Nhà nước – cơ quan tiền thân của Bộ KHĐT đã triển khai cụ thể hóa thành các kế hoạch và chương trình hành động, trong đó nổi bật là 3 chương trình kinh tế lớn: Chương trình lương thực, chương trình hàng tiêu dùng và chương trình xuất khẩu. Đây chính là hướng đi đúng của Đảng và Nhà nước. Sau khi mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế đã thu được những thành tựu đáng kể. Bước đầu đã giải phóng được lực lượng lao động xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh. Đời sống của người dân ngày một cải thiện. Từ một nước nghèo phải nhận viện trợ đã tiến lên đủ ăn, dần có lương thực dự trữ và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu lương thực ngày một tăng. Hiện nay nước ta đã là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Nhìn chung, ủy ban kế hoạch Nhà nước đã thực hiện tốt chức năng của mình, tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, bước đầu tạo được niềm tin trong xã hội tạo những tiền đề cho quá trình đổi mới tiếp theo.
Kế hoạch năm năm 1991-1995 đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định, đẩy lùi lạm phát ở mức dưới hai con số vào năm 1995, nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định. Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa các cơ sở kinh tế được thực hiện một cách đồng bộ với cải cách cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh. Từ nền kinh tế mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Những chương trình, mục tiêu mà ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã tham gia xây dựng bao gồm: Chống lạm phát, phát triển lương thực, chăn nuôi và chế biến thịt xuất khẩu, phát triển một số cây công nghiệp, trồng rừng, phát triển điện năng, giải quyết việc làm, đổi mới nền kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế xã hội miền núi, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chương trình y tế. Danh mục các công trình khoa học và công nghệ bao gồm 30 chương trình khoa học công nghệ quốc gia và cải cách hệ thống hành chính Nhà nước.
Bên cạnh những công tác trên ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp tục triển khai nghiên cứu quy hoạch vùng lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm, dự thảo chính sách pháp luật về kinh tế, chỉ trì dự thảo Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và tham gia xây dựng nhiều văn bản pháp luật khác.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa IX sáp nhập ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thành Bộ KHĐT. Xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996 – 2000) Bộ KHĐT đã hình thành được các đề án phát triển từng ngành, từng địa phương, từng vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó, Bộ đã xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cùng với công tác chuẩn bị cho kế hoạch này. Bộ KHĐT đã hoàn thành nhiều báo cáo kinh tế, khắc phục nhược điểm trong kỳ đại hội lần thứ VIII của Đảng, hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng của một số ngành quan trọng, các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng kinh tế lớn trong cả nước. Thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện cơ chế kế hoạch hóa, xây dựng chương trình tổng thể đổi mới cơ chế quản lý luôn được Bộ KHĐT quan tâm. Từ đó hình thành các chương trình, dự án đầu tư phát triển đến năm 2010 và 2020.
Phần II. Giới thiệu về vụ lao động văn hóa xã hội
Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Lao động Văn hóa Xã hội
Vụ Lao động Văn hóa Xã hội là đơn vị thuộc Bộ KHĐT, giúp Bộ trưởng theo dõi và quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư các lĩnh vực lao động, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các vấn đề xã hội. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Lao động Văn hóa Xã hội được quy định cụ thể như sau:
Chức năng
Vụ Lao động Văn hóa Xã hội thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng trong cả nước và đầu tư trong và ngoài nước, ODA, đấu thầu, phát triển doanh nghiệp của các ngành trong các lĩnh vực: Lao động, việc làm, dạy nghề, dân cư, y tế, hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao và các vấn đề xã hội trong phạm vi cả nước và theo vùng lãnh thổ. Vụ Lao động ộng Văn hóa Xã hội tham gia vào các hoạt động bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội khác…
Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổ chức nghiên cứu, trình Bộ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi Vụ phụ trách.
Tham gia nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách.
Tham gia ý kiến vào các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ; trực tiếp dự thảo các quyết định chỉ thị thông tư trong lĩnh vực Vụ phụ trách trình Bộ ban hành.
Giúp Bộ trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược quy hoạch, kế hoạch sau khi được Bộ phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Về quy hoạch và kế hoạch:
Theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, các lĩnh vực: Dân số, lao động, việc làm, dạy nghề, y tế, văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, bảo hiểm xã hội…Công nghiệp in, xuất bản, sản xuất điện ảnh, các sản phẩm văn hóa, công nghiệp dược, sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế, thể dục thể thao trình Bộ. Giúp Bộ điều hành thực hiện các lĩnh vực được Chính phủ giao thuộc phạm vi Vụ phụ trách.
Giúp Bộ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch các ngành và các lĩnh vực Vụ phụ trách, phù hợp với chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
Tổng hợp kế hoạch phát triển, bố trí vốn đầu tư các ngành văn hóa thông tin, y tế xã hội, thể dục thể thao, công nghiệp in và công nghiệp dược cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ, các tỉnh thành phố. Tham gia thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc của Bộ theo phân cấp của Chính phủ.
Về đầu tư trong và ngoài nước, các dự án ngành Văn hóa – thông tiaw, y tế – xã hội, thể dục thể thao, công nghiệp in và công nghiệp dệt, Vụ Lao động Văn hóa Xã hội có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Nghiên cứu tổng hợp trình Bộ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.
Tham gia cân đối các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, bố trí cơ cấu đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo các ngành, lĩnh vực. Chủ trì phối hợp với các Vụ, Bộ, ngành liên quan lapap phương án phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương thuộc các nganhnh, lĩnh vực vụ phụ trách cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ.
Tổng hợp chung về vốn đầu tư trong và ngoài nước; phối hợp với các cơ quan đơn vị trong Bộ, các cơ quan có liên quan kiểm tra, đánh gía hiệu quả các công trình xây dựng cơ bản của các cơ quan trung ương thuộc khối lao động – văn hóa xã hội.
Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư theo thẩm quyền. Phối hợp đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trong và ngoài nước.
Về quản lý đối với các dự án ODA thuộc các ngành, lĩnh vực: Văn hóa - thông tin, y tế – xã hội, thể dục thể thao, công nghiệp in và công nghiệp dược, Vụ Lao động Văn hóa Xã hội có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tham gia soạn thảo chiến lược, thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình dự án, ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án ODA trình Bộ.
Tham gia xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện sử dụng ngân sách Nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA trình Bộ.
Tham gia tổng hợp kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách.
Chủ trì theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA, định kỳ báo cáo về tình hình sử dụng ODA, kiến nghị và xử lý các vấn đề có liên quan để thúc đẩy giải ngân các dự án.
Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Bộ Lao động – thương binh - xã hội, Bộ Văn hóa thông tin, Bộ y tế, Ban tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, UB thể dục thể thao Việt Nam, UB dân số gia đình và trẻ em…
Thực hiện nhiệm vụ thành viên ban tư vấn hoặc ban thư ký, giúp lãnh đạo Bộ thực hiện chức năng Phó chủ nhiệm hoặc thành viên của các ủy ban Quốc gia và Ban Chỉ đạo Qu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34742.doc