Báo cáo Thực tập tại Vụ Kế hoạch & Quy hoạch - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Lời nói đầu Thực tập là việc rất cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp. Là một cơ hội tốt cho những sinh viên năm cuối có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những công việc trong thực tế, đây không chỉ là giai đoạn sinh viên kiểm nghiệm lại những kiến thức lý thuyết đã học mà còn giúp sinh viên làm quen với những công việc liên quan đến chuyên ngành mà mình đa được học. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan trực thuộc Chính phủ,

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Vụ Kế hoạch & Quy hoạch - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là đơn vị quản lí ở cấp vĩ mô đối với các vấn đề liên quan Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với những chức năng, nhiệm vụ được giao, Một trong những nhiệm vụ quan trọng của vụ đó là quản lý đầu tư phát triển liên quan đến ngành Nông nghiệp, như các công tác lập kế hoạch, quy hoạch, xây dựng các định mức chỉ tiêu…. liên quan đến hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp. Sẽ là một đơn vị tốt cho sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư có thể tham gia, học hỏi, và tiếp xúc trực tiếp đến các công tác quản lý đầu tư mà thực tế đang diễn ra. Báo cáo tổng hợp thể hiện một cách tổng quan nhất những tình hình và hoạt động quản lý đầu tư mà đơn vị sinh viên đang thực tập thực hiện, Thể hiên những kết quả nghiên cứu, những đánh giá tổng quan về những vấn đề liên quan đến đầu tư mà sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế đầu tư thực tập. Từ đó có thể rút ra được từ những kết luận đánh giá về sự khác biệt giữa lý thuyết đã học so với những thực tế mà đơn vị sinh viên thực tập thực hiện. Báo cáo tổng hợp gồm có 3 phần. Phần thứ nhất là giới thiệu chung về đơn vị nơi thực tập. Phần thứ hai, phản ánh hoạt động của đơn vị trong việc quản lý đầu tư phát triển. Phần thứ ba, thể hiện những định hướng và giải pháp cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn sau. Báo cáo được dựa trên những kết quả báo cáo thực hiện của các đơn vị trực thuộc Bộ đưa lên, và có một phần đánh giá của sinh viên về tình hình đầu tư đầu tư mà vụ quản lý.Trong quá trình đánh giá có thể còn những sai sót và chưa toàn diện. Rất mong được sự góp ý và giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và cán bộ trực tiếp hướng dẫn tại đơn vị thực tập. Em xin cảm ơn. Chương I Giới thiệu chung về dơn vị thực tập Vụ Kế hoạch và Quy hoạch –Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I.Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1.Lịch sử hình thành 2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.1.Chức năng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quả lý Nhà nước về Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. 2.2.Nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí Nhà nước quy định tại chương IV luật Tổ chức Chính phủ và tại nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ, Bộ có nhiệm vụ quyền hạn chủ yếu sau: Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền và các lĩnh vực do Bộ phụ tránh quản lý. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thựch hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt về các lĩnh vực Trồng trọ, chăn nuôi và chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề Nông tôn. Quản lý bảo vệ và phát triển vốn rùng, khai thác lâm sản. Quản lý tài nguyên nước ( trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai tác công trình thuỷ lợi, công tác phòng chóng lụt bão, bảo vệ đê điều (đê sông và đê biển), quản lý khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông. Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ chuyên ngành. Thống nhất quản lý hệ thống và quỹ gen quốc gia (Kể cả sản xuất và nhập khẩu) về thực vật và động vật. Tổ chức chỉ đạo công tác khuyến nông và khuyến lâm. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học- công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ phụ trách. Tổ chức quản lý chất lượng cac công trình xây dựng chuyên nghành; chất lượng nông lâm sản hàng hoá; Quản lý công tác an toàn các công trình đê, đập, an toàn lương thực quốc gia, phòng chống dịch bệnh động thực vật , an toàn sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực phẩm ... thuộ phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật. Chủ trì và phối hợp với các nghành, các địa phương xây dựng và trình Chính phủ các chế độ, chính sách, chương trình phát triển nông thôn trong các lĩnh vực kinh tế, vă hoá, xã hội theo dõi tổng hợp báo cáo Chính phủ những vấn đề trên. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Bộ quản lý theo Luật doanh nghiệp Nhà nước à các quy định của Chính phủ về phân cấp hoặc uỷ quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức theo pháp luật và phân cấp của chính phủ. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Tổ chức chỉ đạo thưch hiện công tác bảo vệ và kiểm dịch động thực vật ( bao gồm xuất nhập khẩu và nội địa) công tác kiểm lâm, boả vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông. Tổ chức quản lý về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và những nhiệm vụ vcủa ban quốc gia sônng Mê kông của Việt nam giao cho Bộ. Tổ chức chỉ đạo công tác phân bố lao động, dân cư, phát triển vùng kinh tế mới và định canh định cư. Tổ chức quản lý các khu rừng phòng hộ và đặc dụng. Quản lý việc cấp và thu hồi giấy phép thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 2.3.Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Các vụ: Vụ Kế hoạch và quy hoạch Vụ đầu tư xây dựng cơ bản Vụ kế hoạch công nghệ và chất lượng sản phẩm. Vụ chính sách Nhà nước và phát triển nông thôn. Vụ hợp tác quốc tế. Vụ tài chính kế toán. Vụ tổ chức cán bộ. Các cục quản lý Nhà nước chuyên nghành Cục phát triển lâm nghiệp. Cục kiểm lâm Cục bảo vệthực vật Cục thú y. Cục khuyến nông khuyến lâm. Cục chế biến nông lâm sản và các ngành nghề nông thôn Cục quản lý nước và các công trình thuỷ lợi. Cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều. Cục định canh định cư và khu kinh tế mới. Thanh tra Văn phòng Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng nhiệm vụ, Văn phòng và trình Chính phủ quyết định chức năng nhiệm vụ của các cục quản lý Nhà nước chuyên ngành. Các Tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ sắp sếp lại các đơn vị nnghiên cứu khoa học, các trường đào tạo, các cơ sở ytế ... thuộc các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nhiệp, Bộ Thuỷ lợi trước đây trình Thủ tướng Chính phủ có quyết định riêng. 3. Thành tựu đạt được của Nông nghiệp Việt nam. Những năm gần đât thế giới biết đến Việt nam như là mọt đất nước đang tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt nam( tháng 12 năm 1996) cho đến nay ngành Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng: Tốc đọn tăng trưởng bình quân đạt 4,3%, triêng năm 1999 đạt 5,5% với GDP theo giá hiện hành của Nông nghiệp đạt 89 nghìn tỷ đồng (23%)GDP. Nông nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản suất lương thực với tốc độ tăng trưởng 5,8%, năm 1999 sản suất được gần 34,25 triệu tấn lương thực quy thóc. Cây Công nghiệp, ăn quả,rau , chăn nuôi phát triển nhanh, đáp ứng phần lớn các loại nông sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trongn Nhà nước. xuất khẩu nông sản trong 10 năm qua liên tục tăng, bình quân tăng 13,05% năm, năm 1999 đạt khgoảng 3 tỉ USD. Tỉ trọng hàng hoá tăng nhanh, năm 1999, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (4,4 triệu tấn) và xuất khẩu cà phê, hạt điều đứng thứ 3 thế giới. trình độ sản suất Nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều sản phẩm đã được xây dựng thành vùng hàng hoá tập trung như vùng lúa gạo Đồng Bằng Song Cửu long, Đồng bàng sông Hồng, Vùng ca phe tây nguyên, Đông nam Bộ; Vùng Chè Miền núi trung du phía Bắc; Vùng Cáou Đông Nam Bộ, Vùng cây anư quả Đông Nam Bộ ... Trình độ thâm canh sản suất sản suất trong hầu hết các ngành tròng trọt, chăn nuôi, nuôi tròng thuỷ sản được nâng cao lên rõ rệt thong qua việc á dụng thâm canh, áp dụng công nghệ cao, chất lượng nông sản ngày càng được cải thiệnh dáng kể. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là Lâm nghiệp Nhà nước, chủ yếu do quốc doanh quản lý thực hiện, lấy khai thác gỗ rùng tự nhiên làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội ( dan doanh), giao khoán rừng đất rừng đất rùng cho các hộ quản lý, gắn trách nhiệm người bảo vệ quản lý tài nguyên rừng với lợi ích rùng đưa lại. Khuyến khích đa dạng hoá sinh học rừng ( bảo vệ phục hồi và phát triển rừng) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trình như chương trình “327”, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sau 10 năm đã trồng được 1.5 triệu ha rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, màu xanh đã trở lại với nhiều với nhiều vùng đất trông đồi trọc. Cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, pơhát huy tối đa lợi thế so sánh nâng cao hiệu quả, tỉ trọng các sản phẩm cây công nghiệp và cay ăn quả tăng lên rõ rệt, sx lương thực tăng lên 4,8%. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp ( công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ) tăng lên 30% GDP nông thôn (1999). Cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng được cải thiện. Sau 10 năm đã tănng thêm năng lực tưới tiêu cho 1,4 triệu ha; Năm 1999, có 9,3% số xã có đưòng ôto tới trung tâm, 70% có điện sinh hoạt , 79% có điện thoại, 68% có nguồn nước sạch, 88,8% có trường học cấp I, 87% có trường cấp II, 98% có tram ytế... Quan hệ sản suất trong nông nghiệp – nông thôn có nhiều chuyển biến mới: gần 40% số hợp tác xã đã đăng kí lại hoạc xây dựng mới theo luật hợp tác xã, hướng hoạt động chủ yếu làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ. Các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp và các nông lâm trường đã từng bước được sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lý, làm ăn có hiệu quả hơn. Có tới 2 triệu nông hộ có điều kiện trở thành hộ nông dân sản suất giỏi, hơn 110.000 hộ phát triển kinh tế nông trại. Hầu hết các nông dân đều được hươgr các thành quả đổi mới trong nông nghiệp. Đời sống đa số nông dân được cải thiên rõ rệt. thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5lần, tỉ lệ hộ nghèo giảm trên 30% xuống còn 10-11%, các điều kiện ăn ở, đi lại, giáo dục, văn hoá và chăn sóc tế được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ tăng từ 65 ( năm 1990) lên 68 ( năm 1998). Dân chủ nông thôn được phát huy cao hơn, an ninh trật tư được đảm bảo. II. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.Chức năng, nhiệm vụ 1.1.Chức năng Vụ Kế hoạch và Quy hoạch có chức năng tham mưu, giứp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển kinh tế- xã hội và công tác thống kê ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn - Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển và các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. * Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch phát triển ngành kế hoạch đầu tư và và các quỹ dự trữ được Nhà nước giao cho Bộ quản lý. * Kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch, đồng thời đề xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất và đầu tư phù hợp với yêu cầu cụ thể. - Hướng dẫn các địa phương, đơn vị thuộc Bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phù hợp với từng thời kì phát triển. Tham gia thẩm định các chương trình, dự án đầu tư. - Tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện các định mức đầu tư. - Nghiên cứu, tổng hợp cá thông tin về thị trường nông –lâm sản, muối, vật tư, xuất khẩu, nhập khẩu Nông lâm sản và dự báo thị trường, xúc tiến thương mại. - Đầu mối trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực thương mại nông lâm sản. - Tổ chức khai thá các nguồn Vụ Kế hoạch và Quy hoạch đầu tư trong và ngoài nước. - Hướng dẫn, thu thập, tổng hợp và công bố số liệu thống kê ngành Nhà nước và phát triển nông thôn. + Cung cấp cho lãnh đạo Bộ và các cơ quan liên quan các số liệu thống kê, các báo cáo theo kì 10 ngày, tháng, quý, năm, về tình hình sản xuất và thị trường. + Thực hiện điều tra thống kê theo yêu cầu của Nhà nước và của Bộ trưởng. - Thực hiện nhiệmvụ theo dõi tổng hợp, đề xuất giải quyết những vấn đè về phòng chống thiên tai và an ninh – quốc phòng. - Đầu mối về thực hiện các hoạt động về an ninh lương thực quốc gia. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. 2.Cơ cấu tổ chức của Vụ. - Vụ Kế hoạch và quy hoạch có Vụ trưởng và một số Vụ phó do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hiện tại Vụ Kế hoạch và quy hoạch có 1 Vụ trưởng và 3 Vụ phó. + Vụ trưởng chịu tránh nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong việc lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của vụ. + Các Phó Vụ trưởng giúp việc vụ trưởng và được Vụ trưởng phân công phụ trách từng mặt công tác hoặc từng khối công việc. - Phòng thống kê - Phòng Thị trường và xúc tiến thương mại. - Các tổ chuyên viên * Tổ tổng hợp * Tổ sự nghiệp * Tổ hành chính * Tổ kế hoạch đầu tư * Dự án phát triển nông nghiệp Chương II Thực trạng hoạt động quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. I. Thực trạng hoạt động quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1.Công tác lập kế hoạch của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công tác lập kế hoạch là một trong những công tác quan trọng vù là nhiệm vụ chủ yếu của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Việc lập các kế hoạch là cơ sở để giao cho các đơn vị, địa phương những chỉ tiêu và các nguồn lực liên quan để đạt được các mục tiêu đó, thông qua đó Vụ Kế hoạch và Quy hoạch có thể tổng hợp, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch và chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sỏ đó để có những biện pháp đề xuất sử lý. Các kế hoạch Vụ Kế hoạch và Quy hoạch tham gia lập gồm có kế hoạch 5 năm kế hoạch hàng năm, chiến lược dài hạn phát triển ngành. Trong năm có các kế hoạch đầu năm, kế hoạch bổ xung, kế hoạch điều chỉnh. Cuối năm có tổng kết kế hoạch. Trong namư làm kế hoạch tường các kế hoạch được bổ xung và điều chỉnh vào tháng 7 và tháng 10 hàng năm, sau khi được bổ xung kế hoạch rồi thì tổng kết báo cáo và xi phê duyệt các báo cáo này. 1.1.Các kế hoạch 5 năm *Căn cứ để lập kế hoạch này Trên cơ sở các định hướng, chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội trong cả thời kì. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trong 5 năm qua. Căn cứ vào các báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch 5 năm trước mà các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẫ thực hiện, những mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được, nghuyên nhân tồn tại. Phân tích dự báo các tình hình phát triển, khả năng cơ hội và thách thưc trong tương lai. Dự báo tình hình kinh tế khu vực và thế giới, những thuận lợi, khó khăn để đảm bảo thực hiện được những cân đối lớn trong nền kinh tế những năm tới. Từ đó có thể đảm bảo các cân đối trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Căn cứ vào những xu hướng và nhu cầu đầu tư của các dơn vị địa phương trong thời gian tới. *Trên cơ sở những căn cứ đó, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, củ trương tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trong ngành nông nghiệp và các đơn vị địa phương trực thuộc Bộ. Từ đó đề ra các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch. Sau đấy báo cáo các kế hoạch 5 năm lên Bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ tài chính. Sau khi được Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính thông qua Vụ Kế hoạch và Quy hoạch sẽ tổ chức thông báo các chỉ tiêu này xuống các đơn vị địa phương, và từ đó là căn cứ để lập các kế hoạch năm. Trong kế hoạch 5 năm thì gồm có các phân và chỉ tiêu kế hoạch Phần một đó là đánh giá tình hình ngành nông nghiệp phát triển nông thôn trong 5 năm qua, những thành tựu, những khó khăn và nguyên nhân tồn tại. Phần hai, đó là kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm tới. Gồm: + Bối cảmh và thông tin dự báo + Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu của ngành, vùng. + Một số giải pháp lớn nhằm thực hiện mục tiêu đó. Trong đó nêu lên các bẳng biểu: Kế hoạch sản xuất, ngông, lâm, diêm nghiệp. Biểu kế hoạch xuất khẩu nông lâm sản Biểu kế hoạch tín dụng đầu tư Biểu kế hoạch chi ngân sách Biểu kế hoạch hành chính sụư nghiệp Biểu kế hoạch đầu tư XDCB. 1.2.Kế hoạch năm 1.2.1.Kế hoạch vốn đầu tư XDCB * Căn cứ lập kế hoạch - Căn cứ vào các định hướng kinh tế chính trị nối chung của đất nước và cho từng thời kì. Trong giai đoạn hiện nay, đó là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Căn cứ vào các chiến lược quy hoạch định hướng của đất nước nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đó là: + Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản suất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và khí hậu của từng vùng, từng địa phương. ứng dụng khoa học công nghệ vào sản suất nhất là úng dụng công nghệ sinh học... Hình thành sự liên kết Nông –Công nguiệp-Dịch vụ ngay trên đại bàn nông thôn. + Tích cực khai hoang mở rông diên tích canh tác ở những nơi còn đất hoang chưa được sử dụng. + Phát triển mạnh ngành nghề, kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động nông nghiệp sang để làm ngành nnghề phi nông nghiệp. + Tiếp tục đẩy mạnh sản suất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng. + Tập trung phát triển cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tran, phát triển chăn nuôi. Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện 5 triệu ha rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp khaonh nuôi bảo vệ rừng.... Căn cú vào các quy hoạch, nhiệm vụ phát triển ngành, mục tiêu phát triển ngành trong 5 năm, chủ trương của Đảng, Nhà nước hướng dẫn các BBộ Ngành, Địa phương đơn vị quản lý. Căn cứ vào trình hình xây dựng và thực hiệncác hệ thống luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến đầu tư nói chung và đầu tư trong ngành nông nghiệp nói riêng để tạo ra một khuôn khổ pháp luật. Căn cứ vào các văn bản yêu cầu phân tíc đánh giá nhiệm vụ tổng quát. Căn cứ vào các dự án đã được Bộ kế hoạch và đầu tư, các dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ...phê duyệt, để lập kế hoạch về đầu tư như tiến độ , thời gian.... *Trình tự để lập kế hoạch -Vào khoảng tháng 7 hàng năm Bộ kế hoạch và đầu tư thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin: + Hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dầu tưu tập trung vapò các công trình, các dự án, các vùng trọng điểm, các lĩnh vực ưu tiên. + Những cơ chế, chính sách dự kiến sẽ được áp dụng trong kì kế hoạch. + Hướng dẫn khung kế hoạch và hướng phân bổ ngân sách năm kế hoạch cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ, Địa phương làm căn cứ lập kế hoạch cho năm sau. Các đơn vị cấp dưới như các công ty, các Viện nghiên cứu, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các Địa phương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu thập số liệu tổng hợp rồi trình lên Bộ. Sau đấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo các nhu cầu của các đơn vị trực thuộc Bộ. Căn cứ vào các mục tiêu ưu tiên đã hướng dẫn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Vụ Kế hoạch và Quy hoạch phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ xác định cụ thể danh mục và vốn đầu tư các dự án sắp sếp theo thứ tự ưu tiên. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch đánh giá lại nguồn lực được phấn bổ so với nhu cầu hiện tại, sau đấy cân đối tổng hợp để xây dựng cơ cấu đầu tư theo vùng, ngành, địa phương. Vùng thì gồm các vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long, Miền núi phía Bắc, Bắc trung Bộ, Nam trung Bộ, ...Ngành thì gồm có công tác đầu tư cho thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong mỗi vùng ngành thì có công trình khởi công mới, công trình hoàn thành, công trình còn tiếp tục thực hiện, trong mỗi lĩnh vực của ngành thì có các dự án trong nước, dự án nước ngoài ... Sau khi kế hoạch được lập song, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bộ ngành có liên quan đến để xem xét lấy ý kiến, thảo luận để đưa ra được ý kiến thống nhất. Nếu trong trường hợp mà không thể tổ chức được cuộc hợp giữa các đơn vị, các Bộ ngành liên quan thì cấc bên gửi các ý kiến bằng văn bản đến cho Vụ Kế hoạch và Quy hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất ý kiến tổng hợp. Sau khi đã có các ý kiến của các bên thì Vụ Kế hoạch và Quy hoạch trình lên các cấp lãnh đạo Bộ để lãnh đạo Bộ xem xét và phê duyệt. Hoạt động triển khai báo cáo kế hoạch này thường diễn ra vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm. Khi kế hoạch đã được các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, thì kế hoạch bày được gửi lên Bộ kế hoạch và đầu tư xem xét để trình chính phủ và quốc hội để thảo luận xem xét. Sau khi Quốc hội xem xét và phê chuẩn, thì Chính phủ ra các quy định và văn Bản giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư lập kế hoạch tổng hợp cho năm sau. Bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm ghi các dự án nhóm B hoàn thành, B khởi công mới, Chính phủ giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng vốn đầu tư, Vốn trực tiếp dự án nhóm A. Khi kế hoạch năm sau của Bộ kế hoạch và đầu tư đã được thông qua tại kì họp quóc hội thường niên thì Bộ kế hoạch và đầu tư chuyển đến vụ kế hoạch và quy hoạch -Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ đó Vụ KH- QH Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập các kế hoạch giao cho các địa phương, các đơn vị theo như kế hoạch đã được duyệt của Bộ kế hoạch và đầu tư gửi xuống. Trong đó có phấn chia rõ ràng về cơ cấu vốn theo ngành nghề, theo vùng, địa phương...Tiếp đó Vụ Kế hoạch và Quy hoạch gửi văn bản thông báo lên Bộ kế hoạch và đầu tư, thông báo lên Bộ tài chính các cơ cấu vốn theo lĩnh vực trong đầu tư. Bộ tài chính căn cứ các thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thông báo cho kho bạc Trung ương kho bạc Trung ương từ đó thông báo cho các chủ đầu tư thoong qua các kho bạc địa phương. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch tổ chức kiểm tra, thông báo tình hình thực hiện các kế hoạch đã được đề ra, tổ chức giám sát các hoạt động đầu tư thông qua các ban quản lý dự án trực thuộc Vụ, Từ đó thông báo tình hình lên các cấp lãnh đạo Bộ. Đối với các da nhóm A thì tổ chức kiểm tra, thông báo 1 tháng 1 lần, và làm các báo cáo quý, năm. Các da khác thì có thể kiểm tra giám sát ở mức độ ít hưon nhưng cũng phải nắm bắt được tình hình của dự án thông qua các báo cáo quý, năm. - Hàng tháng Vụ Kế hoạch và Quy hoạch tổ chức giao ban để thông báo về tình hình thực hiện kế hoach, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó để có các biên pháp, và xu hướng giải quyết các công việc phát sinh như chỗ nào thiếu vốn, chỗ nào cần chuyển vốn đi. Nếu quá thẩm quyền thì có thể trình lên Bộ trưởng giải quyết, hoặc trình chính phủ. 1.2.2. Kế hoạch thiết kế quy hoạch chuẩn bị đầu tư - Dựa vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính phủ trong giai đoạn tới. - Căn cứ vào các nguồn lực hiện có trong nước,ngoài nước hiện tại và các nguồn lực có thể huy động trong tương lai. - Căn cứ vào các điều kiên tự nhiên, các đieeuf kiên về tài nguyên thiên nhiên như đất nông nghiệp, thuỷ hải sản, ... - Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới. Căn cứ vào các điều kiện về kinh tế – chính trị –xã hội - Căn cứ vào các dự án đã được lập và đực lập kế hoạch và đã được phê duyệt để từ đó lập các kế hoạch quy hoạch chuẩn bị đầu tư trong lĩnh vực Lâm nghiệp, thuỷ lợi, nông nghiệp, để từ đó hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ thựchiên theo đúng kế hoạch đã được lập. - Trình tự lập kế hoạch và nội dung của kế hoạch cũng tưong tự như kế hoạch đầu tư XDCB. 1.2.3. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư. - Căn cứ vào các chiến lược dài hạn, các quy hoạch kế hoạch của Nhà nước và của Bộ - Căn cứ vào các cơ chế, chính sách quy định về đầu tư xây dựng - Căn cứ vào các nhu cầu của các địa phương về đầu tư xây dựng - Căn cứ vào các dự án đã đựoc phê duyệt, các dự án đã khởi công nhưng chưa hoàn thành cấn tiếp tục đầu tư - Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ về việc chỉ đạo lập kế hoạch hàng năm. Sau đấyVụ Kế hoạch và Quy hoạch –Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy các ý kiến của các dơn vị trực thuộc bộ, các địa phương tổng hợp cân đối trình lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Sau khi kế hoạch chuẩn bị đầu tư đã được duyệt, thì Vụ Kế hoạch và Quy hoạch -Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối lại các chỉ tiêu giao cho các địa phương. - Sau khi những dự án đã được duyệt, chủ đầu tư phải trình lên cấp có thẩm quyền. Chủ đầu tư thực hiện các công việc theo trình tự lập hồ sơ mời thầu tư vấn , xét thầu, chấm thầu, công bố kết quả thầu, thuê rtưu ván lập các dự án sau đấy chủ đầu tư gửi các dự án lên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Vụ Kế hoạch và Quy hoạch tham gia thẩm định các dự án đó. 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch đầu tư hàng năm * Thủ tướng chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các chỉ tiêu: - Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Danh mục và vốn đầu tư của các dự án nhóm A, Trong đó có ghi rõ tỉ lệ của các Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vốn trong nước, Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vốn nước ngoài. - Danh mục các dự án nhóm A, mức vốn tín dụng đầu tư đối với các dự án nhóm A khởi công mới trong năm. * Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư chụi trách nhiệm - Theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thực hiên giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các chỉ tiêu: + Tổng vốn các dự án nhóm B ( Vốn trong nuớc ) + Danh mục dự án nhóm B hoàn thành trong năm( không giao cụ thể từng dự án) + Thông báo Tổng vốn đầu tư dự án nhóm A theo ngành nông nghiệp Cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Các hoạt động quản lý đầu tư khác của vụ. *Tham gia thẩm định các dự án đầu tư. Về cơ bản thì công tác thẩm định các dự án đầu tư không trực tiếp thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, mà là nhiệm vụ của của Vụ đầu tư xây dựng bản song Vụ chỉ tham gia vào thẩm định các dự án đầu tư cùng với các Vụ khác. Các dự án Vụ tham gia thẩm định đó là các dự án trong nước và các dự án của nước ngoài, mà các dự án nước ngoài chủ yếu ở đây là các dự án ODA. Trình tự và nội dung chủ yếu được đưa ra xem xét khi tham gia thẩm định các dự án đầu tư : Sau khi nhận được hồ sơ của các dự án đầu tư đuợc chủ đầu tư gửi lên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch và Vụ đầu tư XDCB sẽ tổ chức thẩm định các dự án, chương trình, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, các đề án thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch sẽ phân công ra một số cán bộ thẩm định tham gia them định các dự án đầu tư này. Các chỉ tiêu chủ yếu được cán Bộ them định này xem xét trong quá trình them định thuộc trách nhiệm của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch đó là: Xem xét các quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu nhiệm vụ của đất nước, của ngành trong thời gian tới. Từ đó xem xét dự án có đảm bảo thực hiện đúng theo các mục tiêu và quy hoạch kế hoạch của đất nước không. Xem các cơ chế chính sách liên quan đến dự án, dự án đã đảm bảo thực hiện được các cơ chế chính sách này chưa, và các cơ chế quy định sẽ được áp dụng cho dự án này. Xem xét mục tiêu của dự án này là nhằm đạt đựoc cái gì, trên cơ sở xem xét các điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước xác định những điểm mạnh, yếu, thách thức và cơ hội của dự án từ đó đưa ra các mục tiêu ưu tiên. Xem sét dự án này thuộc trong quy hoạch của ngành hay không, và nếu thuộc thì có đamr bảo thực hiện đúng như trong quy hoạch chưa. Xem xét các cơ cấu vốn đầu tư đã hợp lý chưa, phân bổ vốn như thế nào, tién trình phân bổ vốn, thời gian bỏ vốn. Xem xét đánh giá các định mức , chỉ tiêu kĩ thuật chuyên ngành liên quan đến đến dự án xem dự án có đảm bảo thực hiện đạt các tiêu chuẩn về định mức kĩ thuật không. Về các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư đựơc xem xét ở đây thì ít quan tâm hơn bởi vì ở đây là các dự án đầu tư phát triển, nó chỉ yếu là đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng cho nên khả năng thu hồi vốn đầu tư là không cao, thông thường các dự án này thưòng là không đem lại lợi nhận cao. Những chỉ tiêu hiệu quả được xem xét đây thì mang ý nghĩa định tính hơn định lượng. Chỉ đánh giá về các yếu tố như năng lựuc mứoi tăng như thế nào, góp phần vào hoạt động sx kinh doanh của ngành như thế nào, phục vụ được bao nhiêu cho chỉ tiêu tăng trưởng ngành. Đói với các dự án đầu tư nước ngoài nhat là với các dự án ODA thì Vụ Kế hoạch và Quy hoạch sẽ đóng góp ý kiến cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lựa chon những đối tác để thực hiện dự án. Nhất là dối với các dự án có liên quan đến nguồn vốn ODA thì khi tổ chức thẩm định rất chú ý đến các vấn đề thực hiện các quy định và cam kết với đối tác nước ngoài. Quản lý về mặt kế hoạch các dự án đầu tư. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch chỉ tham gia quản lý các dự án đầu tư về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở quản lý về mặt kế hoạch của các dự án đầu tư này. Trên cơ sở xác định các chir tiêu chủ yếu Xác đinh mục tiêu nhiệm vụ của dự án. Xác định mục tiêu đầu tư. Quá trình thực hiện đầu tư. Đánh gía kết quả đầu tư. Làm thủ tục phê duyệt các kết quả công trình. Làm thủ tục đánh giá hiệu quả các công trình. Về mục tiêu nhiệm vụ của dự án đã đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ như đã nêu trong dự án chưa?Xem xét các mục tiêu tiến độ có phù hợp với những mục tiêu cụ thể không? Từ đó đưa ra các tiến độ bỏ vốn cho dự án. Xem xét dự án đã đạt được cái gì, cái gì chưa được, vấn đề gì không được xem xét báo cáo, ảnh hưởng của các dk khí hậu thời tiết, môi môi trường, điều kiên tựu nhiên đến dự án như thế nào. Đánh giá kết quả đầu tư chủ yếu làđánh giá về mặt định tính hơn về đinh lượn. Như xem xét về chủ trương của dự án, xem kế hoạch đã phát triển đứng hướng chưa ví dụ như mục tiêu dự án là phục vụ cong tac xoáđói giảm nghèo, thực hiện tién trình hội nhập quốc tế... đã đạt được những gì? chưa đạt được những gì? lý do vì sao? Mụ._.c tiêu về tiến độ bao nhiêu % hoàn thành, bao nhiêu % xây dựng mới, những vấn đề nào cần phải chú ý đến các vấn đề kĩ thuật phức tạp. Năng lực lới tăng của dự án tăng thêm có gì, góp phần vào các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành như thế nào, phục vụ các chỉ tiêu tăng trưởng ngành, các sản phẩm chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, giải quyết nước sinh hoạt, nông thôn... 5.Tình hình đầu tư XDCB do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 5.1.Vốn đầu tư XDCB Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ các chi phí đã bỏ ra để đạt mục đích đầu tư. Bao gồm chi phí cho khảo sát quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặc thiết bị và chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vụ Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB trong lĩnh vực nông lâm nghiệp mà nguồn vốn này là nguồn vốn trực tiếp từ ngân sách, từ đó vụ thực hiện lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các đơn vị, ngành, địa phương trực thuộc Bộ. Bảng 1: Tỉ trọng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp ( Tính theo gía hiện hành) Đơn vị : Tỉ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 79367,4 96870,4 97336,1 103771,9 120600 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 5140,6 6190,2 6148,6 6563,3 7055,6 Tỉ trọng (%) 6,5 6,4 6,3 6,3 5,8 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Năm 1996 vốn đầu tư cho nông nghiệp là 5140,6 tỉ chiếm 6,5% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 1997 là 6190,2 tỉ chiếm 6,4%. Năm 1998 là 6563,3 tỉ chiếm 6,3% tổng vốn dt tàon xã hội. Năm 1999 là 6563,3 tỉ chiếm 6,3% năm 2000 là 7055,6 tỉ chiếm 5,8% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhìn vào bảng ta thấy rằng vốn đầu tư cho nông nghiệp nói chung đều tăng qua các năm nhưng tỉ trọng của nó so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại giảm, ngyên nhân là, do tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều tăng nhanh qua các năm, mà tốc độ tăng vốn cho nông nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng thì ít hơn. Nguyên nhân của tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp trong giai đoạn này, là do chúng ta đã nhân thức rõ vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế đất nước trong giai đoạn đầu của thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. 5.2.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo cơ cấu vốn đầu tư 5.2.1.Phân theo ngành Bảng2 : Tổng mức đầu tư XDCB do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý phân theo ngành Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 1167062 1510308 1676535 2941874 2632665 2689042 2846000 Tốc độ tăng(%) - 29.4 11.0 75.4 -10.5 2.14 5.84 Thuỷ lợi 876354 1237097 1407195 2315887 1870770 1826188 2111000 Tốc độ tăng(%) - 41.2 13.7 64.5 -19.2 -2.38 15,6 Nông nghiệp 117-028 136702 112125 293744 527049 608421 292000 Tốc độ tăng(%) - 16.8 -17.9 161.9 79.4 15.44 -52,01 Lâm nghiệp 135100 100209 121415 257851 192846 200733 370000 Tốc độ tăng(%) - -25.8 21.2 112.4 -25.2 4.09 84,32 Thiết kế – CB đầu tư 38580 36300 35800 74389 42000 71428 73000 Tốc độ tăng(%) - -5.9 -1.4 107.8 -43.5 70.07 2.02 Đơn vị : triệu đồng Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư XDCB do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Đơn vị:% Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Thuỷ lợi 75,09 81,91 83,93 78,72 71,06 67,91 74,17 Nông nghiệp 10,03 9,05 6,69 9,99 20,02 22,63 10,26 Lâm nghiệp 11,58 6,64 7,24 8,76 7,32 7,46 13 Thiết kế-Chuẩn bị đầu tư 3,30 2,4 2,14 2,53 1,6 2,66 2,57 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn đầu tư XDCB thì tỉ trọng vốn cho thủ lợi là chiếm nhiều nhất luôn lớn hơn 70% trong tổng vốn đầu tư XDCB. Điển hình là năm 1998 với tỉ trọng chiếm tới 83,93% với tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi là 1676535 triệu đồng. Năm có tỉ trọng vốn đầu tư cho thỷ lợi thấp nhất là năm 2001 chỉ chiếm có 67,91% tổng vốn đầu tư với mức đầu tư là 1836188 triệu đồng. Năm có mức vốn đầu tư lớn nhất cho thuỷ lợi là năm 1999 với tổng vốn đầu tư là 2315887 triệu đồng, chiếm tỉ trọng là 78,72%. Đầu tư cho nông nghiệp thì luôn luôn ở mức bình quân trên dưới 10% tổng vốn đầu tư XDCB cả thời kì. Năm có vốn đầu tư cho nông nghiệp cao nhất đó là 1999 với tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp là 239747triệu đồng, chiếm tỉ trọng 9,99% tổng vốn đầu tư XDCB. Năm có vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp nhất là năm 1996, với tổng vốn đầu tư chỉ là 117028triệu đồng chiếm 10,3% vốn đầu tư XDCB. Đầu tư cho ngành lâm nghiệp thì đạt cao nhất vào năm 1999 với tổng vốn đầu tư 293747 triệu đồng chiếm 8,76% trong tổng vốn đầu tư, năm đạt thấp nhát là vào năm 1997 chỉ đạt 100209 triệuđồng chiếm 6,46% vốn đầu tư XDCB và vốn đầu tư cho lâm nghiệp có xu hướng tăng vào các năm sau. Nguyên nhân làm nê tình trạng khác biệt vốn đầu tư giữa các năm đó là do nhu cầu đầu tư từng năm là khác nhau, khả năng cân đối của nhà nước năm cân đối nhiều, năm cân đối ít. Một lý do là do các dự án ODA thì tiến độ bỏ vốn thường ít vào những năm đầu và nhiều vào những năm giữa của dự án. Vốn đầu tư cho thiết kế chuẩn bị đầu tư thì đây là vốn tập trung nhiều trong đầu tư cho ngành thuỷ lợi cho nên tỉ trọng vốn này chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư, vốn này chỉ chiếm từ 1-3% tổng vốn đầu tư. Theo những tiêu chuẩn quy định thì vốn này được phép chiếm tối đa 5% tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân của tình hình vốn đầu tư cho thuỷ lợi luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư XDCB là do lĩnh vực thuỷ lợi là một lĩnh vực luôn diễn ra các hoạt động xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị cho nên khối lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này luôn chiếm tỉ lệ cao, một phần quan trọng đó là do lĩnh vực thuỷ lợi đây là lĩnh vực quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp nó quyết định đến sự tăng trưởng, phát triển ổn định của ngành nông nghiệp. Là một lĩnh vực đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho nê khối lượng vốn đầu tư lớn hồ, chứa, đập phạm vi đối tượng phục vụ lớn cho nên chiếm nhiều vốn đầu tư. Một phần do hệ thống đê điều của chúng ta lớn trên 700000 cây số và phải đầu tư phòng chống lũ lụt, thiên tai cho nên đầu tư lớn. Lĩnh vực thuỷ lợi trong những năm gần đây ta chú trọng vào đầu tư bởi vì tình hình thời tiết, hạn hán, khí hậu không ổn định những năm gần đâyđã gây nên những tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp cho nên cần phải chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này. Song trên thực tế thì sự phân bố về cơ cấu vốn đầu tư trong các lĩnh vực của ngành thuỷ lợi như thế là có sự phân bố cơ cấu không đồng đều, quá tập trung vào lĩnh vực thuỷ lợi mà ít chú trọng vào quan tâm đến các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp đây là những lĩnh vực quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. 5.2.2.Cơ cấu kĩ thuật vốn đầu tư XDCB Bảng 3: Tổng vốn đầu tư cho xây lắp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân theo ngành Đơn vị: triệu đồng Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 679583 1113361 1185794 2101399 2021940 1989395 - 63.83 6.50 77.21 -3.78 -1.60 Thuỷ lợi 626263 983822 1061265 1822635 1542553 1549357 - 57.09 7.87 71.74 -15.37 0.44 Nông nghiệp 45240 52606 83933 211200 289112 367161 - 16.28 59.55 151.63 36.89 26.99 Lâm nghiệp 8080 76933 40596 67564 90275 72877 - 852.14 -47.23 66.43 33.61 -19.27 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư cho xây lắp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Đơn vị : % Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Thuỷ lợi 92,15 88,37 89,5 86,37 76,29 77.88 Nông nghiệp 6,66 4,72 7,08 10,05 19,24 18.46 Lâm nghiệp 1,19 6,91 3,42 3,22 4,47 3.66 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vốn đầu tư cho xây lắp Những chi phí cho chuẩn bị xây dựng, cho việc tạo dựng mặt bằng xây dựng, chi phí cho xây dựng công trình và hạng mục công trình gồm: xây mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục lại công trình, lấp các cấu kiện vào trong công trình. Chi phí cho công tác lắp đạt máy móc thiết bị. Chi phí cho thực hiện công trình. Theo bảng số liệu thì cơ cấu vốn đầu tư cho xây lắp trong lĩnh vực thuỷ lợi luôn chiếm tỉ trọng cao trung bình khảng 85% trong cả giai đoạn 1996-2001. Vốn cho xây lắp thuỷ lợi đạt cao nhất vào năm 1999 với tổng mức vốn đầu tư cho công tác này là 1822635 triệu đồng, chiếm 86,37% tỏng vốn đầu tư cho xây lắp. Vốn đầu tư này thấp nhất vào năm 1996 với mức vốn đầu tư là 626263 triệu đồng nhưng lại chiếm tỉ trọng cao nhất là 92,15% tổng vốn đầu tư cho xây lắp. Nhìn chung vốn đầu tư cho xây lắp trong lĩnh vực thuỷ lợi luôn tăng qua các năm, năm cao luôn cao hơn năm trước, chỉ giảm đi 1 chút vào năm 2000 với mức vốn đầu tư là 1542553 nhưng lại tăng lên 0,44% vào năm 2001. Vốn cho Nông nghiệp thì chiếm tỉ trọng ít hơn nhiều so với vốn đầu tư cho thuỷ lợi chỉ chiếm bình quân cả giai đoạn này là 11.03% tổng vốn đầu tư cho công tác xây lắp. Vốn này đạt mức cao nhất vào năm 2001 với mức vốn đầu tư là 367161 triệu đồng chiếm tỉ trọng 18,46% tổng vốn đầu tư, do trong năm này mức đầu tưu cho nông nghiệp đã được cải thiện. Đạt mức thấp nhất vào năm 1996 với mức vốn đầu tư là 45240 triệu đồng chỉ chiếm 6.66% tổng vốn đầu tư. Song lượng vốn này luôn luôn tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước. Vốn cho Lâm nghiệp thì chiếm một lượng không đáng kể trong tổng vốn đầu tư cho công tác xây lắp, chỉ chiếm bình quân trong thời kì này là 3,81% Tổng vốn đầu tư cho xây lắp. Nguyên nhân của tình trạng phân bố cơ cấu vốn cho công tác xây lắp không đồng đều đó là do, thứ nhất lĩnh vực thuỷ lợi là lĩnh vực có đặt thù riêng so với các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp liên quan đến quá trình xây dựng và lắp đặt cho nê tỉ trọng của vốn cho công tác này lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho công tác xây lắp. Thứ hai, đó alf do trong ngành nông nghiệp thì tỉ trọng vốn đầu tư cho thuỷ lợi luôn luôn lớn hơn so với các công tác khác trong ngành Nông nghiệp, luôNhà nước chiếm hơn 70% tổng vốn đầu tư. Thứ ba là do các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là những ngành thiên về trồng trrọt chăn nuôi, các nghiên cứu khoa học ... cho nên hoạt động xây lắp không diễn ra ở công tác này và nó chiếm tỉ trọng ít trong tổng vốn đầu tư cho xây lắp. Bảng 4: Tổng vốn đầu tư cho thiết bị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo phân ngành Đơn vị: triệu đồng Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 68689 116891 113859 254481 120422 158153 - 0.70 -0.03 1.24 -0.53 31,33 Thuỷ lợi 11415 58191 66341 119705 37147 37276 - 4.10 0.14 0.80 -0.69 0,35 Nông nghiệp 57274 47958 15255 36725 67063 120877 - -0.16 -0.68 1.41 0.83 80,24 Lâm nghiệp 10742 32263 98051 16212 0 - - 2.00 2.04 -0.83 -100 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư thiết bị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Đơn vị % Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Thuỷ lợi 16,62 49,78 58,27 47,04 30,85 23,57 Nông nghiệp 83,38 41,03 13,4 14,43 55,69 76,43 Lâm nghiệp - 9,19 28,33 38,53 13,46 0 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vốn đầu tư cho thiết bị là, toàn bộ những chi phí cho việc mua sắm các thiết bị, máy móc, dụng cụ được lắp đặt vào công trình gồm: Giá trị máy móc thiết bị. Chi phí vận chuyển bảo quản, gia công, tu sửa thiết bị ... Giá trị những dụng cụ, vật dụng phục vụ cho sản suất. Cơ cấu vốn đầu tư cho thiết bị trong hoạt động đầu tư XDCB thì báo gồm vốn trong ba công tác là thuỷ lợi, nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong lĩnh vực thuỷ lợi thì vốn đầu tư thiết bị cho công tác này chiếm trung bình cả giai đoạn là 37,68% trong tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho công tác này trong lĩnh vực thuỷ lợi đạt cao nhất vào năm 1999 với tổng mức vốn đầu tư là 119705 triệu đồng chiếm tỉ trọng 14,43% tổng vốn đầu tư cho thiết bị. Đạt mức thấp nhất vào năm 1996 chỉ là 11415 triệu đồng, chiếm 16,62% tổng vốn đầu tư cho công tác này. Nhìn chung vốn đầu tư cho thiết bị trong lĩnh vực thuỷ lợi đều tăng qua các năm, do là vốn đầu tư cho thuỷ lơị đều tăng đều cho các năm. Vốn đầu tư thiết bị cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư XDCB, chiếm 47,37% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn này. Vốn này vào năm 2001 với tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 120877 triệu đồng. Năm đạt thấp nhất của vốn đầu tư cho công tác này là năm 1998 với vốn đầu tư là 15255 triệu đồng. chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư cho thiết bị. Lượng vốn đầu tư cho công tác này không tăng liên tục qua các năm mà sụt giảm liên tục vào các năm như 1997, 1998 và chỉ bắt đầu tăng nhẹ trở lại vào năm 1999. Vốn đầu tư cho Lâm nghiệp chiém tỉ trọng thấp nhất trong tổng vốn đầu tư cho thiết bị, chỉ chiếm có 14,95% tổng vốn đầu tư. Do đây chỉ là những chi phí cho cây giống, và một số ít máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động lâm nghiệp. Một lý do khác trong tổng vốn đầu tư XDCB thì vốn đầu tư cho Lâm nghiệp luôn chiếm vị trí thấp nhất trong tổng vốn đầu tư. Bảng5 :Tổng vốn đầu tư XDCB khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân theo ngành Đơn vị: triệu đồng Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 418790 280056 376883 585994 490303 541495 -0.33 0.35 0.55 -0.16 10,44 Thuỷ lợi 238676 195084 279590 373547 291070 239556 Tốc đô tăng(%) -0.18 0.43 0.34 -0.22 -17,69 Nông nghiệp 14514 36138 12937 45822 70874 120383 Tốc đô tăng(%) 1.49 -0.64 2.54 0.55 69,85 Lâm nghiệp 127020 12534 48556 92236 86359 127856 Tốc đô tăng(%) -0.90 2.87 0.90 -0.06 48,05 Thiết kế- Chuẩn bị ĐT 38580 36300 35800 74389 42000 53700 Tốc đô tăng(%) -0.06 -0.01 1.08 -0.44 27,86 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân theo ngành Đơn vị: % Ngành Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Thuỷ lợi 56,99 69,66 74,18 63,75 59,37 44.24 Nông nghiệp 3,47 12,9 3,43 7,82 14,46 22.23 Lâm nghiệp 30,33 4,48 12,88 15,74 17,61 23.61 Thiết kế –chuẩn bi đầu tư 9,21 12,96 9,51 12,69 8,56 9.92 Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trong vốn đầu tư cho hoạt động khấc thuộc lĩnh vực XDCB thì nó gồm có : - Các khoản chi phí được tính bằng định mức tỉ lệ %. - Những chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán, gồm những chi phí không được xác định theo định mức tính bằng tỉ lệ % gồm những chi phí như : chi phí khảo sát, chi phí xây dựng, chi phí tuyên truyền quảng cáo ... Trong đó vốn đầu tư cho thuỷ lợi luôn chiếm tỉ trọng cao nhất 61,36% tổng vốn cho XDCB khác. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này cao nhất vào năm 2001 với tổng vốn đầu tư là 541495 triệu đồng chiếm 44,24% vốn đầu tư XDCB khác, thấp nhât vào năm 1997 với mức vốn đầu tư là 195084 triệu đồng chiếm 69,66%. Nông nghiệp thì năm 1996 đạt 14514 triệu đồng,chiếm 3,47%. Năm 1997 là 36138 triệuđồng, chiếm 12,9%. Năm 1998 là 12937 triệu đồng, chiếm 3,43% là năm có mức vốn đầu tư thấp nhất trong cả giai đoạn.Năm 1999 là 45822 triệu ,chiếm 7,82%. Năm 2000 đạt 70874 triệu đồng chiếm 14,46%. Năm 2000 đạt mức cao nhất với mức vốn đầu tư là 120383 triệu đồng. Vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng bình quân cả thời kì là 64,31% Lâm nghiệp thì vốn đầu tư chiếm tỉ trọng bình quân là 17,44% tổng vốn XDCB khác. Trong đó đạt mức cao nhất đầu tư là năm 2001 với mức vốn đầu tư là 127856 triệu, chiếm 23,61%. Đạt mức thấp nhất vào năm 1997 với vốn đầu tư là 12,534 triệu. Thiết kế chuẩn bị đầu tư đây là nguồn vốn chỉ có trong vốn đầu tư XDCB khác cho nên lượng vốn này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn XDCB khác. Bình quân cả thời kì này là 8,82%. 3.Đánh giá về tình hình đầu tư XDCB. 3.1.Tình hình huy động Trong những năm qua, chung ta đã huy động vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp đã có những thay đổi sâu sắc, vốn đầu tư cho XDCB đã được huy động ngày một nhiều hơn về các nguồn huy động cũng như khối lượng vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài gồm có vốn ODAvà FDI, nguồn vốn này đang ngày một nhiều hơn trong tổng cơ cấu vốn đầu tư XDCB. Nhìn chung về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này chưa hợp lý. Đó là vốn đầu tư trong cả giai đoạn này chủ yếu vẫn là nguồn vốn trong nước được huy động từ Ngân sách nguồn này chiếm22% tổng vốn đầu tư và 5-6%GDP mà khoảng 40% nguồn vốn này là nguồn vốn ODA đưa vào để đầu tư, tích luỹ của nhân dân, vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, vốn đống góp của dân. Còn về nguồn vốn nước ngoài thì trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng thì thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này là rất thấp hầu như vắng bóng vốn đầu tư vào lĩnh vực này vào các năm 1996. Trong những năm vừa qua thì số dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp hàng năm chiếm rất ít. Tính đến năm 2001 thì số dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp là 499 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng kí là 41234,9 tỉ đồng. Trên thực tế không có dự án FDI nào đầu tư voà lĩnh vực thủy lợi. Trong giai đoạn tới thì nguồn vốn ngân sách là nguồn vốn có tác động đinh hướng cho nền kinh tế, song nguồn vốn này thì sẽ ngày càng trở nên ít hơn trong đầu tư XDCB do còn rất nhiều lĩnh vực cần tới nguồn vốn này. Trong khi đó nguồn ODA thì khoản viện trợ là rất ít, nếu đi vay thì sẽ mang lai nhiều ràng buộc về chính trị và gánh nặng nợ cho đất nước về sau, làm cho nền kinh tế Phát triển không bền vững, cho nên nguồn vốn FDI này là một nguồn rất quan trọng, nó có tác động tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nới riêng. Vốn đầu tư trong lĩnh vực này ít Nguyên nhân chủ yếu là do kết quả đầu tư trong nông nghiệp cho tỉ suất lợi nhuận thấp, khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt nam còn yếu kém, Chúng ta không nghiên cứu ra được những công nghệ mang tính đột biến để có thể thu hút được nguồn vốn này. 3.2. Về cơ cầu vốn đầu tư XDCB. Vốn đầu tư cho các lĩnh vực của hoạt động đầu tư XDCB những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng sâu, vùng xa, đặt biệt khó khăn, nâng cao mức sống cho người dân nhát là nông dân. Về thuỷ lợi , chúng ta đã chú trọng đầu tư xem đây là những mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển ngành nông nghiệp đã đêm lại những hiệu quả đáng khích lệ, góp phần ngăn mặn, tưới, tiêu cho các đồng ruộng, hạn chế được những tình trạng lũ lụt, thiên tai….Tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc cho hoạt động nông nghiệp. Các lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp cũng có những thành công trong sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp, đưa ngành nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Song vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản nhìn chung cơ cấu đầu tư là chưa hợp lí, trong tổng vốn đầu tư cho các năm vốn đầu tư cho thuỷ lợi luôn chiếm trên 70% tổng vốn đầu tư XDCB. Trong khí đó vốn cho nông nghiệp chỉ chiếm bình quân cả tời kì này là khoảng 19% tổng vốn đầu tư còn lại là đầu tư cho lâm nghệp. Đầu tư vào lĩnh vực thuỷ lợi là quan trọng và cần thiết. Song đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp vào các lĩnh vực như khoa học công nghệ, giống cây,giống con mới có năng suất và chất lưọng cao, Chế biến nông sản, năng lực cơ sở hạ tầng nông thôn thì còn cần thiết hơn, những công tác này nó nhằm đạt được trực tiếp các mục tiêu gia tăng sản lượng, phát triển kinh tế nông thôn, và phát triển ngành Nông nghiệp ... song lại tập trung chú trọng vào lĩnh vực đầu tư là rất ít. Lĩnh vực Lâm nghiệp thì chú trọng đầu tư chưa hợp lý và hiệu quả vẫn còn tình trạng chặt phá rừng, công tác trồng mới rừng thì chưa đạt được hiệu quả cao, tình trạng chặt, phá rừng phòng hộ còn diến ra ngày càng phức tạp, công tác đầu tư cho cứu hộ rừng chưa đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân, thứ nhất, do lĩnh vực thủy lợi là lĩnh vực liên quan đến đầu tư xây dung do đó cần rất nhiều chi phí cho công tác này như khảo sát, thiết kế , quy hoạch, xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị… mà các lĩnh vực như lam nghiệp, nông nghiệp lại không có, cho nên khối lượng vốn lớn, và lĩnh vực thủy lợi là một lĩnh vực quan trọng nhất trong hoạt động nông nghiệp cho nên cần phải chú trọng đầu tư. Thứ hai, đó là do trong những năm vừa qua tình trạng lũ lụt, thiên tai liên tục xảy ra làm cho nghành nông nghiệp phải gánh chụi những hậu quả hết sức nặng nề mà người bị nảh hưởng nhiều nhất đó là người nông dân cho nên vốn đầu tư tạp trung quá nhiều cho thuỷ lợi. Thứ ba, do trong thời gian vừa qua chúng ta chưa chú trọng vào đầu tư cho các lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, như là nghiên cứu các giống mới, cây mới, các loại phân bón, công nghệ cao phục vụ cho hoạt động nông nghiệp …. Cho nên vốn đầu tư ho các lĩnh vực này còn thấp về khối lượng cũng như tỉ trọng. Cơ cấu kĩ thuật vốn đầu tư Về cơ cấu kĩ thuật vốn đầu tư thì vốn đầu tư cho hoạt động xây lắp luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư XDCB ở các năm, và trong đó lĩnh vực thủy lợi luôn là lĩnh vực có tỉ trọng cao nhất, đây là dấu hiệu đang mừng bởi vì trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước thì nên tập truing chủ yếu cho xây láp và thiết bị, vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Song trên thực tế thì trong giai đoạn đầu của thực hiên CNH-HĐH đất nước thì chúg ta tập trung đầu tư cho thiêts bị bởi vì đầu tư cho lĩnh vực này thì nó nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước trong khi trình độ khoa học công nghệ của đất nước thì đang lạc hạu so với trình độ khoa học công nghệ của thế giới. Như trong năm 1996 vốn đầu tư cho xây lắp của thuỷ lợi là 626263 triệuđồng trong khi đó vốn đầu tư cho thiết bị chỉ là 11415 triệu đồng , trong lĩnh vực nông nghiệp thì tỉ lệ là như nhau. Đến năm 2000 Thì vốn đầu tư cho xây lắp của công tác thuỷ lợi là 1542553 triệu đồng , vốn cho thiết bị chỉ là 37147 triệu chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Và tỉ lệ này cũng thay đổi trong nông nghiệp vốn đầu tư cho xây lắp trong nông nghiệp là 389112 triệu nhưng, vốn đầu tư cho thiết bị ở đây lại giảm xuống so với xây lắp không còn ở mức 50-50 như năm 1996 nữa. Một trong những vấn đề không hợp lý trong cơ cấu đầu tư này là tỉ trọng vốn kiến thiết cơ bản khác trong vốn XDCB có xu hướng ngày càng tăng, bởi vì nguồn vốn này tăng là dấu hiệu không tốt cho hiệun quả của hoạt động đầu tư XDCB. Nguyên nhân là do trong vốn kiến thiết cơ bản khác có một khoản vốn không được tính vào định mức đây là một khe hở làm cho thất thoát vốn đầu tư XDCB. III. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.Về công tác lập kế hoạch. 1.1.Kết quả đạt được. - Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Đảng, Nhà nước và Bộ. - Công tác lập kế hoạch của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện đúng các đường lối, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra. Tạo nên những thành công lớn trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần quan trọng đưa đất vượt qua thời kì khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề để bước vào bươc phát triển mới - Thể hiện được các cân đối của nhiều mảng kế hoạch như : kế hoạch sản suất, kế hoạch ngân sách, kế hoạch tiêu thụ sản suất nông lâm sản ... - Các đơn vị, địa phương, trong quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm của Vụ thì các chỉ tiêu trong kế hoạch đều cơ bản đạt đựợc theo kế hoạch được giao. - Các kế hoạch được lập thì có sự tham gia lấy ý kiến của các Bộ, ngành, đơn vị địa phương có liên quan nên đảm bảo tính khách quan và khao học. - Các cán bộ trong Vụ đã tham gia nhiệt tình, đóng góp sức lực và trí lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất có thể được. - Nội dung các kế hoạch thì đảm bảo tuân thủ một cách nghêm ngặt các nội dung và trình tự lập kế hoạch. 1.2.Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại. 2. Công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB. 2.1.Những kết quả đạt được. 2.1.1.Nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh và toàn diện, chuyển nhanh sang sản suất hàng hoá, nhiều mặt hàng nông sản của nước ta đã chiếm vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế. - Sản xuất lương thưc tăng mạnh, giá trị sản suất lương thực tăng bình quân hàng năm 5% so với mục tiêu là 4,5-5%, tốc độ tăg GDP trong nông nghiệp bình quân đạt 4,55% - Năm 2000 tuy bị thiên tai rất nặng nề nhưng vẫn đạt 34,5 triệu tấn, trong đó sản lượng thóc là 32,6 triệu tấn. So với năm 1996 sl lương thự có hạt tăng 8 triệu tấn , bình quân mỗi năm tăng lên 1.6 triệu tấn. Nhiều vùng sản suất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu được hình thành; sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. So với năm 1995, diên tích cây công nghiệp lâu năm 2002 đa dạng hơn đạt hơn 1.4 triệu ha, một số cây công nghiệp tăng khá : cà phê 516,7 ngàn ha, gấp hơn 2,7 lần, cao su 407 ngàn ha tăng 46%... - Ngành chăn nuôi đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,3% năm, trong đó số lượng gia cầm tăng 6,7%năm, lựon tăng 44% năm. Năm 2002 đàn tâu bò đạt 3 triệu con ... - Xuất khẩu: Tỉ trọng hàng hoá của ngành nông nghiệp đã tăng nhanh, năm 1995 xuất khẩu bằng 37%GDP nông nghiệp, năm 2002 42%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD, tăn so với năm 1995: 1tỷ USD. 1.2.2.Lâm nghiệp đã có tiến bộ trong việc bảo vệ, trồng mới và phục hồi rừng, chế độ che phủ rừng đã tăng từ 28% năm 1995 lên 35% năm 2002. - Trong 5 năm qua đã thực hiện tốt chương trình 327, tiến hàng tổng kết và rút ra được những bài học kinh nghiệm, để chuyển sang thực hiện chươnng trình trồng mới 5 triệu ha rừng. - Toàn ngành đã có cố gắng lớn trong việc bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng. Trong 7 năm cả nứoc đã trồng mới được gần 230000 ha. Khoanh nuôi tái sih đạt 700000 ha, trong đó có 70.000 ha rừng phòng hộ. - Diên tích rừng bị phá hàng năm giảm từ 18,9 ngàn ha, năm 1995 xuóng còn 2,8 ngàn ha năm 2002. 1.2.3.Công tác thuỷ lợi được phát triển, cơ sở hạ tầng ở nông thôn được cải thiện. Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư XDCB đã được Nhà nước đầu tư cho công tác thuỷ lợi như sau: Nhờ có vốn đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân đã nâng cao năng lực tưới tiêuvà tạo nguồn hơn 85 vạn ha, ngăn mặn 15 vạn ha, tiêu nước 25 vạn ha, năm 2000 đạt được các chỉ tiêu do Đại hội VIII đề ra. Kết quả đưa diện tích được tưới nước từ 6,6triệu ha gieo trồng năm 1996 lên 8,5 triệu ha năm 2002. Chương trình ngọt hóa ĐBSCL, xây dựng hồ đập miền trung, Tây nguyên, nâng cấp các công trình thuỷ lợi DBSH phục hồi, nâng cấp các công trình thuỷ lợi nhỏ miền núi được tăng cường. Nhiều sa đầu tư thuỷ lợi đạt hiệu quả cao như các dự án vay vốn ODA; Khôi phục thuỷ lợi và chống lũ: như đê (Hà nội), dự án Đô lương (Nghệ An), Bái thượng (Thanh hoá). Dự án thuỷ lợi Đồng bằng Sông Hồng gồm 30 tiểu dự án, thuỷ lợi miền Trunng gồm 7 tiểu dự án và dự án Quản Lộ- Phung hiệp.... Chưong trình hạ tầng nông thôn: vay vốn của ngân hàng phát triển châu á(ADB) đang được triển khai ở 23 tỉnh nghèo với số vốn 150triệuUSD,để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nứoc sạch, vệ sinh môi trường nông thôn .... Đến năm 2002đạt được mục tiêu100% huyện avf 85% số xã, phường trên toàn quốc có điện, 96% xã có đường đến trung tâm, trên 48% số hộ gia đình nông thôn có nước sạch, 98% xã có trạm ytế. 2.2.Nguyên nhân tạo nên những thành tựu trên: Trước hết là nhờ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các chính sách và cơ chế mới đã đi vào cuộc sống nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục phát huy, giải phóng lực lượng sản suất của hàng chục triệu nông dân, làm bật dậy tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn cả nước. Đầu tư lớn của Nhà nước và nhân dân ta trong nhiều thập kỉ trước, nhất là các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới, tiêu cấp nước, chống lũ và giảm nhẹ thiên tai. Sự đầu tư một cách có hiệu quả vào ngành nông nghiệp, toàn ngành đã áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản suất, đặc biệt chương trình lai tạo giống mới, vật nuôi có năng suất cao vào sản suất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản suất với thị trường. Sự chỉ đạo diều hành sâu sát của Chính phủ, chính quyền các cấp và sự nỗ lực to lớn của hàng chục triệu nông dân. 2.3.Những khó khăn và tồn tại. 2.3.1.Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm chưa theo sát yêu cầu của thị trường, nhiều loại nông sản là gia chất lượng thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém, tiêu thụ sản phẩm khó khăn trở thành mối lo thường xuyên của người sản suất. Trong những năm qua đã có nhiều cố gắng tăng nhanh về sản lượng, nhưng có nhiều nơi sản suất vẫn chua bám sát theo yêu cầu của thị trường, một số sản phẩm làm ra có chất lượng thấp( nhất là rau, quả) hoặc giá thành cao. Một số sản phẩm trong nước chính sách thị trường nhưng không đáp ứng được nhu cầu như Bông , sữa, dầu ăn... Ngành sản suất chăn nuôi, lâm nghiệp tuy tăng hơn về quy mô nhưng hiệu quả kinh tế- xã hội còn yếu kém, chuă tương ứng với quy mô đầu tư và tiềm năng sẵn có. Đa số nông sản đều bán với giá thấp hơn giá quốc tế: gạo , cà phê, tiêu, điều...Chúng ta chưa có cơ chế chống trả hiệu quả mỗi khi có đột biến bất lợi trên thị trường thế giới và trong nuức giảm bớt khó khăn cho nông nghiệp. 2.3.2.Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp còn rất thấp kém. Mặt dù đã có nhiều tiến bộ nhưng thực té mới có 38%diện tích đất nông nghiệp được tưới, số diện tích còn lại phụ thuộc vào nước trời. Đường giao thốnđa số các vùng nông thôn còn rất thấp kém, có tới 50% đường cấp xã và tới 30% đường cấp huyện otô không đi lại được vào mùa mưavà tới 500 xã chưa có đường tới khu trung tâm, Hạn hán năm 1998 làm gần 2 triệu người thiếu nước sinh hoạt cuộc sông gặp nhiều khó khăn. Khả năng ứng phó với thiên tai còn hết sức hạn chế nhát là trong vụ 2 cháy rừng U Minh thượng và U Minh hạ làm thiệt hại gần 2 triệu ha rừng, thiệt hại vì thiên tai tính mạng tài sản của nhân dân, Nhà nước rất nặng nề. Khoa học, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng trình độ chung còn rất thấp; năng suất nhiều cây trồng vật nuôi của nước ta còn thấp so vơi mức bình quân của khu vực và thế giới. Công nghiệp chế biến, bảp quản nông sản thực phẩm lạc hậu và phần lớn máy móc trang thiết bị, công nghệ chế biến từ những năm 60,70._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC187.doc