VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
1.Trụ sở của Viện.
Được biết đến đầu tiên với tên gọi là Viện Kinh tế Thế giới, thành lập theo quyết định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng. Từ năm 2004, Viện được đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, có tên giao dịch quốc tế là: Institute of World Economics and Politics (IWEP). Chức năng của Viện là: Nghiên cứu cơ bản những vấn đề về kinh tế và chính trị thế giới nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lố
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện kinh tế và chính trị thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giảng dạy và đào tạo sau đại học chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Với tư cách là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, Viện đã góp phần tích cực vào việc xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá.
Trụ sở: 176 – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.8574112; 04.8574284
Fax: 8574316
Email: iwep-htqt@fpt.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện kinh tế và chính trị thế giới.
Tính đến tháng 9/2003, Viện Kinh tế thế và chính trị thế giới tròn 20 tuổi. Tiền thân của Van là Ban Kinh tế thế giới trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập tháng 12/ 1980, do đồng chí Võ Đại Lược làm Trưởng ban. Trước nữa là Ban Nghiên cứu Kinh tế thế giới, từ những năm 1960 do Giáo sư Đào Văn Tập làm Trưởng ban, trong đó có các bộ phận Nghiên cứu hệ thống xã hội chủ nghĩa, bộ phận Nghiên cứu hệ thống tư bản chủ nghĩa và bộ phận Nghiên cứu các nước đang phát triển thuộc Van Kinh tế học.
Viện Kinh tế và chính trị thế giới trực thuộc Ủy bạn Khoa học xã hội Việt Nam được chính thức thành lập theo Nghị định số 96/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, do đồng chí Võ Đại Lược làm Phó Viện trưởng phụ trách và năm 1987 làm Viện trưởng. Năm 1993, Viện được tái khẳng định lại theo Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ, với tên giao dịch quốc tế là: INSTITUTE OF WORLD ECONOMY.
Viện Kinh tế thế giới có chức năng, nhiệm vụ được ghi trong Quyết định thành lập là: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế thế giới dưới giác độ của kinh tế chính trị học Mác-Lênin, nhằm làm sáng rõ những đặc điểm, quy luật và cơ chế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó đóng góp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước; phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế ở trong nước. Lúc đầu viện có 6 phòng nghiên cứu: Phòng Những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới, phòng Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, phòng Kinh tế các nước đang phát triển, phòng Kinh tế Lào và Campuchia, phòng Quan hệ kinh tế quốc tế và 3 phòng chức năng: phòng Hành chính-Quản trị-Tài vụ-Tổ chức, phòng Thông tin-Tư liệu-Thư viện và bộ phận in ấn tập san, tạp chí. Do yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu đòi hỏi cơ cấu tổ chức ngày càng được phát triển: các tổ chức mới lần lượt được thành lập, đó là: Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới được phép xuất bản định kì mỗi năm 6 số từ tháng 9/1989, đến tháng 1/2003 tăng lên 12 số/ năm (tiền thân là tờ Tập san Những vấn đề kinh tế thế giới xuất bản nhất thời mỗi năm 2 số từ năm 1985), phòng Tư vấn các vấn đề kinh tế (tháng 8/1989), phòng Học giả nước ngoài (tháng 5/1991). Tháng 2/1993 Bộ Văn hóa cho phép tờ tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giớ, ngoài việc xuất bản 6 số Tiếng Việt, được phép xuất bản thêm bản tiếng Anh 4 số/ năm, lấy tên là World Economic Problems (trước đó được Bộ Văn hóa-Thông tin cho phép xuất bản nhất thời 2 số/ 1 năm từ tháng 1/1985 và năm 1992 năng lên 4 số/ năm). Tháng 6/1993 đổi tên thành Vietnam Economic Review với 12 số/ năm. Đồng thời, tháng 1/1994
Viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Để phù hợp với tình hình mới của thế giới và trong nước, tháng 10/1995 Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã quyết định đổi tên một số phòng: phòng Những vấn đề chung của nên kinh tế thế giới thành phòng Nghiên cứu phát triển,phòng Kinh tế và các nước XHCN thành phòng Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển, phòng Kinh tế Lào- Campuchia thành phòng Nghiên cứu kinh tế các nước Đông Dương, phòng Hành chính-Quản trị-Tài vụ- Tổ chức thành phòng Hành chính-Tổng hợp.
Đặc biệt, theo yêu cầu của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, từ năm 1998 Viện tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển tổng thể của Viện đến năm 2010, trong đó dự kiến mở rộng chức năng nghiên cứu sang lĩnh vực chính trị quốc tế. Thực hiện theo hướng này, ngày 29/10/2001, Giám đốc Trung tam Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã ký Quyết định số 1098/ QĐ-KHXH ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của Van Kinh tế thế giới với chức năng nhiệm vụ mới của Viện là: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, các vấn đề lý thuyết mô hình, chiến lược, chính sách của các quốc gia nhằm đóng góp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế ở Việt Nam; đào tạo sau đại học các chuyên ngành phù hợp. Để đáp ứng chức năng nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức đã có sự thay đổi căn bản từ việc tập trung nghiên cứu kinh tế các nước, các khu vực trước đây, sang tập trung nghiên cứu các lĩnh vực, các vấn đề. Cơ cấu tổ chức của Viện hiện có 16 phòng (10 phòng nghiên cứu và 6 phòng chức năng nghiệp vụ). Trong 10 phòng nghiên cứu có 4 phòng mới thành lập: phòngNghiên cứu chính trị quốc tế, phòngNghiên cứu tài chính-tiền tệ quốc tế, phòng Nghiên cứu kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, 3 phòng được đổi tên: phòng Nghiên cứu các nước SNG và Đông Âu đổi thành phòng Nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi, phòng Kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế thành phòng Các tổ chức quốc tế và phòng Nghiên cứu các nước Đông Dương thành phòng Nghiên cứu kinh tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam và thành lập thêm 1 phòng chức năng cơ cấu tổ chức đó, Viện Kinh tế thế giới hiện đang đệ trình Chính phủ để được đổi tên Viện thành Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
Đội ngũ cán bộ của Viện ngày càng được tăng cường cả số lượng lẫn chất lượng, với 38 cán bộ được chuyển về từ Viện Kinh tế học sang sau khi tách thành Ban Kinh tế thế giới độc lập trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam và lúc đó chưa có ai có học hàm, học vị, đến nay Viện đã có 61 cán bộ trong biên chế, trong đó có 46 cán bộ nghiên cứu, (5 nghiên cứu sinh cao cấp, 15 nghiên cứu viên chính, 26 nghiên cứu viên), 15 cán bộ làm chức năng phục vụ; Số cán bộ có học hàm học vị của Van bao gồm: có 1 Tiến sĩ khoa học, 8 Phó giáo sư, 22 Tiến sĩ, 10 Thạc sĩ,
Trừ 2 cán bộ có trình độ trung cấp, số còn lại đều có trình độ đại học. Đặc biệt, do có những thành tích trong nghiên cứu khoa học, năm 1995 đồng chí Võ Đại Lược lúc đó là Viện trưởng được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Cộng hòa Liên bang Nga phong tặng danh hiệu Viện sĩ nước ngoài.
3. Chức năng nhiệm vụ.
3.1. Đội ngũ cán bộ
Tổng số cán bộ: 64. Trong đó: Biên chế 54. Hợp đồng: 10
+ Cán bộ nghiên cứu: 42, chiếm 77,1% (Trong đó: NCVCC:2; NCVC: 15; NCV: 25)
Cán bộ phục vụ nghiên cứu 12 chiếm 22,3% (Trong đó: CVC:3, CV: 2; BTV:2; BTVC:1; TVV: 2; TVVTC: 1; CS: 1
+ Trình độ học vị, học hàm
PGS:
5
TS:
18
Th.S:
18
ĐH:
16
Khác:
2
3.2. Chức năng:
Nghiên cứu cơ bản những vấn đề về kinh tế và chính trị thế giới; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu kinh tế và chính trị quốc tế của cả nước (theo quyết định số 991/QĐ-KHXH ngày 14/6/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
3.3. Nhiệm vụ chính
Nghiên cứu cơ bản những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn kinh tế và chính trị thế giới nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách của đảng và nhà nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế dưới tác động của toàn cầu hoá.
Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, thực hiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và cơ quan khác.
Theo chức năng tổ chức và thẩm định và tham gia khẳng định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo
Trao đổi thông tin khoa học với cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học truyền bá các kiến thức khoa học.
4.Công tác nghiên cứu khoa học.
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới hiện là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Đóng góp lớn nhất của Van là tổng kết và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống các thay đổi thường xuyên của bối cảnh quốc tế; đúc kết kinh nghiệm phát triển của các nước; làm rõ những yếu tố kinh tế, chính trị thế giới…tác động tới tiến trình phát triển của Việt Nam và đặc biệt, góp phần tích cực vào việc xây dựng luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hai mươi năm qua, các thế hệ làm công tác nghiên cứu khoa học ở Viện đã trưởng thành là nơi có nhiều chuyên gia giỏi về lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu lý luận về knh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đặt ra. Cũng vì lẽ đó, Viện Kinh tế và chính trị thế giới đã trở thành một trong ba viện thuộc Trung tam Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia được yêu cầu báo cáo các kết quả nghiên cứu trực tiếp lên Văn phòng Trung ương Đảng. Điều đó, được thể hiện qua các công trình nghiên cứu và những đóng góp khoa học chính sau đây.
-Về thực hiện các chương trình nghiên cứu và đề tài nghiên cứu.
+ Hệ đề tài và nhiệm vự Nhà nước: Từ năm 1991 đến nay, Van được giao chủ trì và thực hiện 7 đề tài cấp Nhà nước trong đó có 4 đề tài đã hoàn thành. Đó là: Đề tài KHXH. 01.04 “ Đặc điểm và nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay”, do PGS.TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm. Đề tài KHXH.01.05 “Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại”, do PGS.TS. Lê Văn Sang làm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 1992-1996.
Hiện nay, Viện đang chủ trì thực hiện 4 đề tài cấp Nhà nước:
“Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và những bài học cho Việt Nam” do PGS.TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm.
“Quan hệ Việt-Nga với xu thế gia tăng hợp tác khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới”, do PGS.TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm.
“Cục diện Kinh tế thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI”, do PGS.TS Lê Văn Sang làm chủ nhiệm.
“Tác động của Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam”, do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm.
Ngoài các đề tài Nhà nước nêu trên, Viện cũng đã thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước theo yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Chính phủ về: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 1990-2000; Đánh giá nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ hệ thống XHC; Tình hình thế giới và cơ sở khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng ta; Vấn đề chống lạm phát ở Việt Nam; Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và Việt Nam; Khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực và tác động đến kinh tế Việt Nam; Tác động của sự kiện 11-9 đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
+ Chương trình đề tài cấp bộ: Viện đã chủ trì hai chương trình cấp bộ, do PGS.TSKH Võ Đại Lược làm chủ nhiệm là: (1) Chương trình “Bối cảnh quốc tế và sự lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam”, thực hiện từ năm 1998-2000. Chương trình gồm 6 đề tài nghiên cứu các xu hướng lớn của thế giới, đề xuất một hệ thống các quan điểm về chiến lược phát triển cho Việt Nam trong bối cảnh mới. (2) Chương trình “Bối cảnh kinh tế thế giới và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn”, thực hiện trong hai năm 2001-2002, tập trung nghiên cứu những điều chỉnh chính sách tài chính-tiền tệ, thương mại đầu tư, chính sách phát triển kinh tế tri thức và chính sách đối với khu vực doanh nghiệp của các nước lớn.
+ Hệ đề tài cấp Viện: Hàng năm, Viện tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài cấp viện. Đó là đề tài khoa học có tính chất chuyên ngành và cơ bản theo từng lĩnh vực hoặc theo từng khu vực, từng nước cụ thể. Một số đề tài tập thể được triển khai theo phòng nghiên cứu như “ Tác động của khủng hoảng tài chính- tiền tệ đối với triển vọng kinh tế Đông Á”,”Sông và tiểu vùng Mêkông: tiềm năng và triển vọng hợp tác quốc tế”;” Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ở các nước đang phát triển Châu Á sau khủng hoảng”; ….Một số được triển khai theo đề tài độc lập trong đó
Có hệ thống các cuốn sách giới thiệu về kinh tế và các nước và các vấn đề kinh tế thế giới phục vụ bạn đọc rộng rãi.
Trong 20 năm qua, Viện đã xuất bản gần 160 cuốn sách, hàng trăm bài báo và các kiến nghị khoa học. Trong đó, ngoài những cuốn sách là kết quả của các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc Hợp tác nhiên cứu với nước ngoài, có nhiều công trình là kết quả nghiên cứu của các cá nhân trên cơ sở đề tài nghiên cứu cấp Viện.
+ Hợp tác nghiên cứu với nước ngoài: Ngoài các công trình nghiên cứu được giao, Viện Kinh tế thế giới đã tích cực chủ động khai thác các nguồn tài trợ và hợp tác với các viện nghiên cứu nước ngoài, thực hiện những công trình nghiên cứu về kinh tế thế giới và sự phát triển kinh tế Việt Nam. Những kết quả chủ yếu thể hiện ở các hoạt động khoa học và công trình nghiên cứu.
Ngoài ra, 20 năm qua Viện Kinh tế thế giới đã tổ chức đón hàng trăm đoàn khách quốc tế và học giả nước ngoài đến làm việc và trao đổi hợp tác khoa hoc với Van, quan hệ hợp tác khoa học giữa Viện Kinh tế thế giới với các cơ quan khoa học nước ngoài ngày càng củng cố và phát triển. Đồng thời, Viện đã có hàng trăm lượt cán bộ được cử ra nước ngoài công tác, học tập, trao đổi khoa học tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học lớn như Nga, Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Úc và nhiều nước khác.
Đánh giá chung về thành tựu nghiện cứu khoa học của Viện.
Hai mươi năm qua, với những hoạt động nghiên cứu nêu trên, có thể nói Viện Kinh tế và Chính trị thế giới xứng đáng là một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu ở Việt Nam về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở khối lượng công trình nghiên cứu đã công bố và đặc biệt là ở tính hệ thống, toàn diện và tính thực tiễn của các đề tài nghiên cứu. Viện đã nghiên cứu cả lý thuyết và động thái của nền kinh tế thế giới và các khu vực, các nước cụ thể, nghiên cứu cả những vấn đề vĩ mô và vi mô, và đặc biệt là luôn gắn với những vấn đề do thực tiễn Việt Nam đặt ra, đồng thời nghiên cứu trực tiếp những vấn đề kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thế giới. Những kết quả nghiên cứu này đã được chuyền tải trực tiếp đến các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ cũng như được phổ biến rỗng rãi cho nhiều đối tượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới. Đó có thể coi là đặc trưng nổi bật của hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện. Những đóng góp cụ thể của Viện có thể được khái quát như sau:
Trước thời kì đổi mới.
Một là, nghiên cứu kinh nghiệm của quá trình cải cách kinh tế ở các nước XHCN, đặc biệt chỉ ra xu hướng tất yếu của việc vận dụng quan hệ hàng hóa-tiền tệ trong quá trình quản lý, xu hướng phi tập trung hóa.Các đề tài nghiên cứu của Viện đã tập trung vào việc xem xét quá trình biến đổi của các nền kinh tế XHCN, đặc biệt chỉ ra những giới hạn của sự phát triển theo chiều rộng và xu hướng phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Những bất cập của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng đã được phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu của Viện, đồng thời chỉ rõ xu hướng tất yếu của sự vận dụng các quan hệ hàng hóa-tiền tệ trong nền kinh tế XHCN.
Hai là, nghiên cứu lý giải những biến đổi trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đặc biệt chú trọng nghiên cứu những thành tựu kinh tế của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ II; nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế ở các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển, đặc biệt là quá trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước, chính sách kinh tế đối ngoại. Nhiều công trình biên soạn và dịch thuật đã được cung cấp những thông tin trung thực và hữu ích về qúa trình phát triển kinh tế ở các nước và các khu vực làm cơ sở cho những đánh giá khách quan xu hướng của thời đại.
Ba là, nghiên cứu những vấn đề về lý thuyết kinh tế. Bên cạnh những nghiên cứu về lý luận thời kì quá độ có liên quan trực tiếp đến con đường phát triển của Việt Nam, Viện còn nghiên cứu về các lý thuyết kinh tế học hiện đại.
Từ sau khi đổi mới đến nay.
Trong thời kỳ này các công trình nghiên cứu của Viện tiếp tục góp phần vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho đường lối đổi mới cũng như giới thiệu cho công chúng trong nước bức tranh tổng thể nền kinh tế thế giới. Những thành tựu nghiên cứu thể hiện những điểm chính sau:
Phân tích và luận giải những đặc điểm và xu thế phát triển của kinh tế thế giới qua các thời kì. Trong thời kì 1986-1990, Viện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quá trình cải cách kinh tế ở các nước XHCN, tập trung luận giải những mâu thuẫn của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu của Viện tập trung phân tích những vấn đề chủ nghĩa tư bản hiện đại dưới góc độ kinh tế chính trị học. Các công trình này đã phân tích chủ nghĩa tư bản như một hình thái kinh tế-xã hội với nhiều biến thái trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ, chỉ ra những mâu thuẫn của nó gắn liền với các xu thế mới này.
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế ở các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đay là một trong những nghiên cứu có những đóng góp khoa học hữu ích. Trên cơ sở bức tranh chung về cải cách và chuyển đổi kinh tế, nhiều công tình nghiên cứu tậ trung tìm hiểu, phân tích quá trình cải cách sở hữu, coi đây là vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ quá trình chuyển đổi.
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu của Van đã quan tâm đặc biệt đến những vấn đề thương mại và đầu tư quốc tế.
Nghiên cứu hệ thống tài chính tiền tệ-thế giới. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ trong các công trình và đề tài do Viện thực hiện, song những vấn đề cơ bản của hệ thống tài chính- tiền tệ, đặc biệt các chế độ tỷ giá, thị trường ngoại hối, qúa trình cải tổ hệ thống tài chính quốc tế đã được xem xét khá hệ thống, góp phần vào việc tìm hiểu và nghiên cứu những chiều hướng mới của nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh nghiên cứu cơ bản về xu thế phát triển kinh tế thế giới như vừa nêu trên, Viện còn tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin về tình hình và động thái kinh tế thế giới thể hiện qua các báo cáo hàng tháng và hàng năm. Những diễn biến về thương mại, đầu tư, tài chính-tiền tệ quốc tế cũng như tình hình kinh tế thế giới được phản ánh khá đầy đủ và kịp thời trong các đề tài nghiên cứu của Viện.
Thành tựu khoa học của Viện trong 20 năm qua còn được thể hiện trong việc nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới. Về mặt này, các công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích những vấn đề có ý nghĩa tham khảo thiết thực cho Việt Nam như kinh nghiệm công nghiệp hóa, cải cách kinh tế, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể nói, hầu hết các công trình nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài đều nhằm vào giải pháp những vấn đề bức xúc của Việt Nam, vì vậy có ý nghĩa tham khảo rất tích cực. Công trình nghiên cứu Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới (1994) đã khái quát những mô hình kinh tế thị trường hiện đại, phân tích so sánh và rút ra kinh những gợi ý tham khảo cho việc nghiên cứu xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Một loạt đề tài tập trung vào vấn d dề vừa cơ bản vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình cải cách kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Đóng góp khoa học quan trọng của Viện là những nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm chỉ đạo trong hoạt động nghiên cứu của Van là mọi nghiên cứu phải hướng vào giải đáp những vấn đề của Việt Nam.
Ngoài ra, Viện đã tiến hành điều tra đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng công nghiệp. Kết quả điều tra cũng đã cung cấp cơ sở dữ liệu tốt cho các nghiên cứu về hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến quá trình hội nhập.
5. Các hoạt động khác.
5.1.Công tác tạp chí.
Tòa soạn tạp chí hoạt động như một đơn vị hành chính trong Viện Kinh tế và chính trị thế giới nhưng phụ trách hai tờ tạp chí: Những vấn đề Kinh tế thế giới và Vietnam Economic Review. Tờ tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới đăng hầu hết bài viết tập trung phản ánh những vấn đề kinh tế thế giới, chỉ có một số ít bài bàn về những vấn đề kinh tế Việt Nam; còn tờ Vietnam Economic Review đăng hầu hết bài viết có nội dung về những vấn đề khác nhau của nền kinh tế Việt Nam, chỉ có một số ít bài về nền kinh tế thế giới. Tuy là một đơn vị tạp chí, nhưng thực chất Viện đã làm công việc của hai tạp chí. Nội dung cụ thể như sau:
- Tờ tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới. Nội dung chính của các bài viết trên tạp chí thường tập trung vào những chủ đề chính sau:
+ Diễn biến mới và lớn trong nền kinh tế thế giới như khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á,sự hưng thịnh hay tình hình suy giảm kinh tế ở Mỹ, Nhật và các tác động của chúng..
+ Những xu hướng phát triển nổi bật của nền kinh tế thế giới như xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập quốc tế,…
+ Những cải cách, chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế của các nước, nhất là những nước ở gần nước ta và có nhiều kinh nghiệm để ta tham khảo…
+ Những vấn đề mới phát sinh do có sự phát triển của công nghệ mới như công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, thương mại điện tử,...
+ Các quan hệ kinh tế - thương mại giữa nước ta với các nước và các khu vực, nhất là các quan hệ về đầu tư, ngoại thương, viện trợ..,trong đó có các quan hệ mới và quan trọng như quan hệ kinh tế của nước ta với các nước Châu Á-Thái Bình Dương, các nước ASEAN, quan hệ kinh tế- thương mại-đầu tư giữa Việt Nam với các nước và khu vực lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, trong
Đó những vấn đề phức tạp như vụ trạnh chấp, kiện cáo về cá basa…
+ Chất lượng của các bài được nâng lên, ngày càng mang tính khoa học và thực tiễn hơn.
+ Hình thức không ngừng được cải thiện, từ mẫu bìa đẹp hơn, trình bày ruột rõ ràng hơn, sáng sủa hơn, đến quảng cáo ngày càng tăng.
Tờ tạp chí Vietnam Econimic Review (VER).
Với đối tượng phục vụ là người nước ngoài trên tờ tạp chí Vietnam Economic Review cần phải tiến tới tiếp cận được với tiêu chuẩn quốc tế, hấp dẫn bạn đọc nước ngoài cả về nội dung và hình thức trong khi vẫn đảm bảo tốt các nội dung, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Cho đến nay có thể nói VER đã thực hiện tốt các yêu cầu nêu trên, vừa tăng được số lượng, vừa nâng cao đuợc chất lượng và nội dung.
5.2. Công tác Thông tin- Tư liệu- Thư viện.
Cùng với sự hình thành và phát triển của Viện Kinh tế và chính trị thế giới, phòng Thông tin- Tư liệu- Thư viện đã đóng góp vai trò phục vụ và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động nghiên cứu trong Viện và quảng bá thông tin đến đông đảo công chúng có chọn lọc ở bên ngoài.
Hoạt động thông tin.
Trong những năm 1980, hoạt động của phòng tập trung vào phổ biến tin thông qua thực hiện các sưu tập chuyên đề, dịch tài liệu từ các tiếng nước ngoài ra tiếng Việt dưới dạng tài liệu thô và chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho cán bộ nghiên cứu trong Viện.
Tuy nhiên, từ đầu năm 1990, chức năng thông tin đã được thực hiện với chất lượng cao, cập nhât và hữu ích đối với bạn đọc thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Từ hơn 10 năm nay, phòng đã độc lập tổ chức viết báo cáo tình hình kinh tế thế giới hàng năm và được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước. Công việc này tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay và được coi như là một nhiệm vụ trọng tâm của
Phòng.
Hoạt động thư viện- tư liệu.
Trải qua 20 năm, kho sách không một lần bị mối mọt, cháy nổ, số đầu sách không ngừng được bổ sung về cả số lượng cũng như chủng loại ngôn ngữ. Hiện nay số lượng ấn phẩm lưư giữ tại thư viện tăng gấp đội so với những năm 1980 với gần 12.000 cuốn sách bằng tiếng Việt, Anh, Nga với gần 14.000 đầu tư liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Để tăng cường nguồn bổ sung ngoài ngân sách nhà nước, từ cuối những năm 1980, phòng đã thu nhận được hơn 20 loại tạp chí thông qua mở rộng quan hệ trao đổi với hơn 20 địa chỉ xuất bản tạp chí có uy tín từ nhiều quốc gia như Cộng hòa Liên bang Đức, Singapore, Phillipin, Hungari… Từ năm 1994, phòng đã là thành viên Chương trình Thư viện Ngân hàng Thế giới, theo đó được hưởng các dịch vụ cung cấp ấn phẩm của Ngân hàng miễn phí, đến nay, số lượng ấn phẩm nhận từ Ngân hàng đã lên tới gần 2000 cuốn.
Sau hết, dù thế hệ nào, công tác thông tin- thư viện luôn cần đến những con người có phẩm chất chuyên cần, tinh thần trách nhiệm, biết lắng nghe và sự gắn bó trong công việc giữa các thành viên. Các thành viên của phòng trong suốt 20 năm qua đã làm được diều đó và trong tương lai, các thế hệ nối tiếp cũng sẽ làm được điều đó vì mục đích cao nhất nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp nghiên cứu khoa học kinh tế trong và ngoài Viện.
5.3. Công tác đào tạo.
Sau hơn 10 năm thành lập, vào đầu những năm 1990, Viện đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và điều kiện để thành lập cơ sở đào tạo sau đại học, nhằm trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho cán bộ trong và ngoài viện có trình độ trên đại học. Là một trung tâm nghiên cứu đầu ngành về kinh tế thế giới, việc gắn nghiên cứu và đào tạo các nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Đặc biệt, đầu những năm 1990,
Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang có những chuyển biến nhanh chóng, theo hướng ngày càng mở cửa và hội nhập. Việc mở ra một cơ sở đào tạo chuyên ngành đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ năm 1994, Viện chính thức được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Qua gần 10 năm thực hiện nhiệm vụ được giao, từ chỗ chỉ có 7 giảng viên thuộc biên chế chính thức có đủ tiêu chuẩn lên tới gần 30 người, trong đó có 1 Van sỹ đồng thời là tiến sĩ khoa học, 8 phó giáo sư có học vị tiến sỹ và 14 tiến sĩ. Hơn một nửa số tiến sĩ hiện nay của cơ sở được đào tạo từ các nước có nền khoa học tiên tiến như Nga, Mỹ,Đức, Úc. Không chỉ am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực chuyên môn, các giảng viên, cán bộ khoa học tham gia công tác đào tạo của Viện Kinh tế và chính trị thế giới còn có trình độ ngoại ngữ cao. Đây là một trong những đòi hỏi quan trọng đối với cán bộ giảng viên của Viện xuất phát từ tính đặc thù của chuyên ngành là đào tạo những cán bộ khoa học, các chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
4. Công tác xây dựng cơ sỏ vật chất- kỹ thuật.
Hiện nay, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới có 1 trụ sở làm việc 4 tầng tại 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Trong những năm qua, bằng vốn chống xuống cấp, vốn đầu tư và nguồn tự khai thác qua các nguồn tài trợ bên ngoài, Van đã cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại như điều hòa nhiệt độ, đèn chiếu, máy vi tính, photocopy, nối mạng Internet…cũng như các thiết bị làm việc cần thiết khác để phục vụ công tác nghiên cứu. Hệ thống phòng họp hội trường, phòng khách quốc tế, thư viện được cải tạo và nâng cấp đủ d diều kiện tổ chức các cuộc Hội thảo quốc tế và trong nước. Cơ sở của Viện ngày càng khang trang sạch đẹp, điều kiện làm việc ngày càng đáp ứng nhu cầu phục vụ nghiên cứu. Hiện nay, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới là một trong những việnc có trụ sở làm việc tốt, cảnh quan môi trường thoáng mát, góp phần cải thiện điều kiện làm
Việc của cán bộ công nhận viên.
5. Những bài học kinh nghiệm.
5.1. Cần có định hướng đúng.
Đây là bài học đầu tiên mà Viện đã đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu và điều chỉnh các họat động nghiên cứu của mình. Viện đã xây dựng hệ chương trình phù hợp với đề tài nghiên cứu: 1-phù hợp với chức năng nhiệm vụ nghiên cứu của viện đã được Chính phủ phê duyệt; 2- xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước để lựa chọn các vấn đề nghiên cứu quốc tế; 3-khảo cứu kinh nghiệm của của nước ngoài khi đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu và 4- cập nhật thường xuyên những thay đổi của bối cảnh quốc tế đặt ra các yêu cầu nghiên cứu mới. Vì vậy, ở mỗi thời kì, các công trình nghiên cứu của Viện đều đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
5.2. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có năng lực.
Viện đã chú trọng công tác tuyển chọn ngay từ đầu, theo dõi những người được tuyển ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên giỏi nhận được sự ưu tiên, giúp đỡ và được tạo điều kiện tiếp cận hoạt động nghiên cứu. Khi đã trở thành cán bộ của Van, họ luôn được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các bậc đi trước. Vai trò của các phòng nghiên cứu được đẩy lên thông qua việc xây dựng và chịu trách nhiệm về các đề tài nghiên cứu cấp Viện.
5.3. Tổ chức và quản lý khoa học được quy chế hóa nhằm tạo dược sự minh bạch và bầu không khí dân chủ, công bằng trong nghiên cứu, phát huy năng lực sáng tạo của người nghiên cứu.
Nguyên tắc hoạt động của Viện là trên cơ sở định hướng nghiên cứu chính đã xác định, các cán bộ có thể tự do đăng kí đề tài theo chức năng của phòng chuyên môn, trưởng phòng chịu trách nhiệm chính về đánh giá xét duyệt đề cuơng và người nghiên cứu độc lập trong việc thực hiện đề cương đã phê duyệt.
5.4. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước.
Để đáp ứng được yêu cầu lấy nghiên cứu bên ngoài phục vụ bên trong, Viện chủ trương tích cực mở rộng quan hệ với bên ngoài dưới nhiều hình thức: hình thành dự án nghiên cứu phối hợp, trao đổi tài liệu và xuất bản phẩm, trao đổi chuyên gia. Ngoài việc tận dụng các quan hệ do._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26408.doc