Báo cáo Thực tập tại Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Viện kinh tế và chính trị thế giới được biết đến đầu tiên với tên gọi là Viện kinh tế thế giới thành lập theo quyết định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1993, Viện được tái khẳng định lại theo nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính Phủ. Bắt đầu từ năm 2004, Viện được đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, có tên giao dịch quốc tế là Institute of World Economics and Politics (IWEP), nằm trong hệ thống Viện khoa học xã hội Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã tiến hành nghiên cứu cơ bản những vấn đề về kinh tế và chính trị trong nước và thế giới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam; giảng dạy và đào tạo sau đại học chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Ngoài ra, với tư cách là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Chính Phủ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, Viện đã góp phần tích cực vào công việc xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách kinh tế của nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Sau một thời gian thực tập tại Viện, em xin được báo cáo về Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới trong bài viết dưới đây.Báo cáo thực tập của em bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Chương 2: Tình hình hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới trong các năm qua ( giai đoạn từ 2004 đến 2008) Chương 3: Phương hướng nghiên cứu, hoạt động phát triển Viện Kinh tế và Chính trị thế giới NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Năm 1980, trước những đòi hỏi ngày càng cao trong việc nghiên cứu cơ bản và toàn diện những vấn đề kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Ban Kinh tế Thế giới được tách khỏi Viện Kinh tế học trở thành một bộ phận độc lập trực thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam do đồng chí Võ Đại Lược làm trưởng ban. Năm 1983, Viện kinh tế Thế giới chính thức được thành lập theo Nghị định số 96/HĐBT ngày 9/9/1983 của Hội đồng bộ trưởng, do đồng chí Võ Đại Lược làm Viện trưởng đóng tại 27 Trần Xuân Soạn và vẫn gắn bó với Viện Kinh tế học bằng tờ tạp chí chung. Năm 1989, Viện chuyển trụ sở về 176 Thái Hà, cũng là năm đầu tiên ra mắt Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới và Vietnam Economic Review, tập trung vào nghiên cứu những vấn đề kinh tế thế giới và đổi mới kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, ngoài những vấn đề kinh tế, ngay từ đầu năm 1998, Viện đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể đến năm 2010, trong đó dự kiến mở rộng chức năng nghiên cứu của Viện sang lĩnh vực chính trị quốc tế và lập thêm một số phòng mới. Năm 2004, bằng Nghị định 26/2004/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Viện Khoa hoc xã hội Việt Nam, cho phép Viện đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (tên tiếng Anh là Institute of World Economics and Politics, viết tắt là IWEP). Trên cơ sở Nghị định này, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 991/QĐ-KHXH ngày 14 tháng 6 năm 2005, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện, theo đó Viện có 9 phòng nghiên cứu, cùng 4 phòng phục vụ nghiên cứu và giúp việc cho Lãnh đạo Viện. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ của Viện ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiện Viện có tổng cộng 52 cán bộ viên chức trong đó có 4 phó giáo sư, 18 tiến sỹ và 14 thạc sỹ. Nhiều cán bộ đã trưởng thành từ Viện Kinh tế và Chính trị thế giới hiện đang nắm giữ những cương vị lãnh đạo tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và các đơn vị nghiên cứu trực thuộc, cũng như tại các cơ quan trung ương va địa phương khác. Với một đội ngũ cán bộ nghiên cứu mạnh như vậy, công tác nghiên cứu của Viện được triển khai đồng thời cả theo chiều sâu và chiều rộng: vừa nghiên cứu lý thuyết cơ bản, vừa đánh giá phân tích những biểu hiện mới của nền kinh tế và chính trị thế giới; kết hợp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm xây dựng và phát triển chính trị - kinh tế - xã hội của từng nước, với việc nghiên cứu, phân tích những động thái chính trị - kinh tế chính trong quan hệ quốc tế của khu vực và thế giới trong mối quan hệ tùy thuộc nhau chặt chẽ của xu thế toàn cầu hóa; lấy việc nghiên cứu kinh nghiệm thế giới với thực tiễn phát triển ở Việt Nam để từ đó có những đóng góp luận cứ khoa học quan trọng góp phần xây dựng đường lối chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước theo hướng hiện đại hóa, tri thức hóa. Qua 25 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã vươn lên trở thành một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu về Kinh tế và Chính trị Thế giới của Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của Viện được cấp trên đánh giá cao và là một trong số ít đơn vị của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo trực tiếp lên Ban Bí thư, cũng như thường xuyên có những đóng góp khoa học hữu ích trong việc xây dựng chiến lược và hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. 1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Cơ cấu tổ chức bao gồm: ● Ban lãnh đạo Viện: Viện Kinh tế và Chính tri Thế giới có Viện trưởng và Phó viện trưởng do Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm các bộ lãnh đạo các cấp thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện trưởng của Viện chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, các Phó viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những nhiệm vụ được Viện trưởng phân công. Viện trưởng có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện trình chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phê duyệt. Viện trưởng PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh Phó viện trưởng TS. Chu Đức Dũng ● Các phòng nghiên cứu khoa học Phòng Nghiên cứu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Phòng Nghiên cứu kinh tế quốc tế Phòng Nghiên cứu chính trị quốc tế Phòng Nghiên cứu các tổ chức và thể chế quốc tế Phòng Nghiên cứu các nước phát triển Phòng Nghiên cứu các nước đang phát triển Phòng nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lược quốc tế ● Các phòng phục vụ nghiên cứu Thư viện Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đóng vai trò chủ chốt trong việc lưu giữ và cung cấp thông tin khoa học chuyên ngành kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế và chính trị quốc tế cho các cán bộ nghiện cứu trong và bên ngoaig Viện. Thư viện có đầy đủ các ấn phẩm, sách, tạp chí, báo, từ điển, sách tra cứu, thống kê trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ… luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc, cung cấp các thông tin phong phú, đa chiều về kinh tế và chính trị thế giới. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới và Vietnam Economic Review là cơ quan ngôn luận của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, là diễn đàn khoa học của ngành và của bạn đọc quan tâm đến các vấn đề kinh tế và chính trị thế giới. Phòng học giả ● Các phòng giúp việc Viện trưởng Phòng quản lý khoa học và đào tạo Phòng hành chính- tổng hợp ● Hội đồng khoa học Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới có Hội đồng khoa học làm tư vấn cho Viện trưởng. Các thành viên Hội đồng khoa học của Viện do Viện trưởng quyết định sau khi có sự thỏa thuận của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Hội đồng khoa học của Viện hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học do Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ban hành. ● Cơ cấu cán bộ viên chức Bảng tổng hợp chất lượng cán bộ (tính đến 20/11/2008) Trình độ đào tạo Dưới 30 tuổi 30 – 40 tuổi 40 – 50 tuổi Trên 50 tuổi Giáo sư/ PGS 3 Tiến sĩ 2 7 7 Thạc sĩ 2 8 6 Đại học 5 6 1 2 Trình độ khác 1 1 Tổng cộng 8 16 15 12 Nguồn: Đề án chuyển đổi – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Tính đến ngày 10/11/2008, Viện có tổng cộng 51 cán bộ viên chức trong đó có 3 Giáo sư/PGS, 16 tiến sĩ, 16 thạc sĩ, 14 có trình độ Đại học còn lại ở các trình độ khác. Ngoài ra, nếu tính cả những cán bộ, viên chức hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng có thời hạn thì Viện có tổng cộng 57 cán bộ, viên chức (xem cụ thể phần phụ lục). Như vậy, số cán bộ, viên chức của Viện đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu của Viện. 1.3. Chức năng của Viện Theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP Chính phủ kí ngày 15/1/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, trong điều 3 nêu rõ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới là một trong các tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống 28 đơn vj nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Chức năng của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới được quy định cụ thể, rõ ràng trong Điều 1, quyết định số 991/QĐ-KHXH ngày 14/6/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, theo đó Viện Kinh tế và Chính trị thế giới có chức năng nghiên cứu cơ bản những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách phát triển nhanh, bền và vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học, tham gia phát triển nguồn nhân lực…, nghiên cứu kinh tế và chính trị quốc tế của các nước. 1.4. Nhiệm vụ của Viện Trình chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quy hoach, chiến lược, kế hoạch 5 năm và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Nghiên cứu cơ bản các vấn đề kinh tế và chính trị trên thế giới. Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn kinh tế và chính trị thế giới nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kết hợp giữa nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, thực hiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật, tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và các cơ quan khác. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành. Theo chức năng, tổ chức thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở các Bộ, nghành , địa phương theo sự phân công của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật, xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, truyền bá các kiến thức chuyên môn tới đông đảo quần chúng. Quản lí về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện theo các quy định, chế độ của Nhà nước và của Viện khoa học Xã hội Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI TRONG CÁC NĂM QUA (GIAI ĐOẠN TỪ 2004-2008) 2.1. Thực trạng hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới trong thời gian qua 2.1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học Được thành lập từ năm 1983, đến nay, trải qua 25 hoạt động, với vị thế là một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu ở Việt Nam về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế, Viện đã chủ trì thành công hàng trăm công trình công trình nghiên cứu ở mọi cấp độ: từ cấp Nhà Nước, cấp Bộ, cấp Viện đến các dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế. Về đề tài cấp Nhà Nước, trong khoảng thời gian 5 năm từ 2003 đến 2008, Viện đã thực hiện và nghiệm thu (năm 2005) 2 đề tài cấp Nhà Nước bao gồm các đề tài Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và Trung Quốc sau 3 năm gia nhập WTO và những bào học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các đề tài này đều đạt kết quả xuất sắc. Viện tiếp tục thực hiện 3 đề tài trong thời gian tới gồm Triển vọng hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á và tác động của nó đến sự phát triển của Việt Nam bắt đầu thực hiện năm 2007 và nghiệm thu 2009. Đề tài Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á- Tác động và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam được thực hiện trong thời gian từ 2008 đến 2011 và Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam thực hiện từ 1008 đến 1010. Về đề tài cấp Bộ, 5 năm qua Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã thực hiện và nghiệm thu 22 đề tài, trong đó hai năm 2003 và 2006 nghiệm thu nhiều nhất với 5 đề tài mỗi năm, năm 2008 nghiệm thu ít nhất với 1 đề tài, các năm còn lại 2004 và 2005 mỗi năm 4 đề tài và 2007 với 3 đề tài. Các đề tài đã nghiệm thu đều đạt kết quả khá và xuất sắc. Trong thời gian tới, Viện tiếp tục thực hiện thêm 17 đề tài đã được giao. Tất cả các đề tài đều có liên quan tới các vấn đề về kinh tế và chính trị của các khu vực, vùng lãnh thổ và các quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra bài học cho quá trình phát triển của Việt Nam. Về đề tài cấp Viện, năm 2006 Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã thực hiện được nhiều đề tài nhất với 29 đề tài, tất cả đều được thực hiện dưới hình thức cá nhân. Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO nên Viện cũng chú trọng nghiên cứu các vấn đề về hội nhập như Điều chỉnh cơ cấu tài chính trước và sau gia nhập WTO của một số nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc) hay Đổi mới công nghệ trong quá trình hội nhập của một số nước Đông Á để từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Năm này, Viện thực hiện được 23 đề tài trong đó có 2 đề tài tập thể và 21 đề tài còn lại là các đề tài cá nhân. Sang năm 2008, Viện tiếp tục thực hiện được các đề tài tập thể về vấn đề năng lượng ở một số nước chuyển đổi và vấn đề an ninh năng lượng, lương thực và con người ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Thêm vào đó, Viện còn thực hiện được 15 đề tài cá nhân về các vấn đề kinh tế, chính trị khác nhau của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Bên cạnh các đề tài do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới chủ trì, Viện còn phối hợp, tham gia với các tổ chức, cơ quan khác tại Việt Nam và với các tổ chức quốc tế để thực hiện các đề tài khoa học. Viện đã phối hợp với các tổ chức, cơ quan của Việt Nam như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Viện quản lý kinh tế Trung ương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế thuộc Đại học quốc gia, Viện chiến lược-Bộ Công an, Viện chiến lược-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ,… để thực hiện được 19 đề tài trong đó có 3 đề tài thực hiện cùng Đại học Kinh tế quốc dân được thực hiện và nghiệm thu vào các năm 2006, 2007 và 2008. Ngoài ra, Viện cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế khác như: Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada, Viện Khoa học Xã hội-Sứ quán Pháp, Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Mê Kông, Thái Lan, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Đại học Paris 1, Viện nghiên cứu kinh tế Asean, Chương trình nghiên cứu quốc tế tại Châu Á-Đại học tổng hợp George Washington Mỹ,… thực hiện tổng cộng 14 đề tài trong đó có các đề tài đã hoàn thành và in thành sách và các đề tài đang thực hiện. Như vậy, thời gian qua, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã chủ trì và phối hợp với các tổ chức và cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện được hàng trăm công trình nghiên cứu. Các công trình đó đã thể hiện tính hệ thống, toàn diện và thực tiễn; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, và nhất là luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa những vấn đề do thực tiễn phát triển của Việt Nam đặt ra, với những su hướng phát triển chủ đạo của nền kinh tế và chính trị thế giới. Hầu hết những kết quả nghiên cứu này đã được chuyển tải trực tiếp đến các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, cũng như được phổ biến rộng rãi cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau qua hàng ngàn bài báo, hàng trăm cuốn sách đã được công bố ở trong và ngoài nước. 2.1.2. Hoạt động đào tạo sau đại học Ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới còn tổ chức các hoạt động đào tạo sau Đại học. Viện là cơ sở đào tạo sau đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 1994, Viện được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, mã số 62.31.07.01. Mục tiêu là nhằm đào tạo những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có khả năng độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy ở bậc đại học và trên đại học, có khả năng tư vấn và đóng góp vào việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Sau khi bảo vệ thành công luận án, học viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng quốc gia Tiến sỹ Kinh tế. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ, cơ sở đào tạo Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thường xuyên mở các khoá bồi dưỡng sau đại học nhằm cung cấp những kiến thức mới về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu cấp thiết mà thực tiễn đặt ra. Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới sẽ cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho mỗi khoá học. Chứng chỉ này có giá trị đánh giá sự tiến bộ về nghiệp vụ và chuyên môn của cán bộ trong lĩnh vực này. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý Cơ sở Đào tạo Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới có đội ngũ các nhà khoa học với học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ vững mạnh, nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế của Việt nam. Tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu còn có các nhà khoa học hàng đầu nước ngoài như Mỹ, Nhật, Canada, Nhật bản... theo các chương trình hợp tác quốc tế của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Cán bộ cán bộ quản lý công tác đào tạo luôn tận tình, chu đáo và am hiểu nghiệp vụ, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, học viên có nhiều cơ hội tham gia các hội thảo khoa học quốc tế về các chủ đề liên quan tới chính sách kinh tế đối ngoại của Việt nam và các vấn đề kinh tế thế giới hiện đại. Bên cạnh đó, các học viên còn có cơ hội đi khảo sát nghiên cứu tại nước ngoài, phù hợp với đề tài của luận án thông qua các chương trình trao đổi, hợp tác giữa Viện và các cơ sở nghiên cứu quốc tế. Cơ sở vật chất Thư viện của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới với hơn 20 000 đầu sách chuyên ngành, thường xuyên được bổ sung, cập nhật kết quả nghiên cứu lý luận và thông tin hiện đại, cùng nhiều tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước luôn phục vụ kịp thời nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu của học viên. Hệ thống máy tính được nối mạng sẽ giúp học viên cập nhật thông tin và trao đổi các vấn đề nghiên cứu với các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới. Thời gian qua, Viện đã đào tạo được hàng trăm tiến sỹ chuyên ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, cung cấp một số lượng lớn các tiến sĩ có trình độ cao trong lĩnh vực này cho đất nước. Nhiều người đã trưởng thành từ Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới hiện đang năm giữ những cương vị quan trọng tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng như các cơ quan trung ương và địa phương khác. 2.2. Những thành tựu nghiên cứu khoa học nổi bật của Viện 2.2.1. Thời kì trước đổi mới Thời kỳ trước đổi mới , Viện có những đóng góp khoa học chính sau: Một là, nghiên cứu kinh nghiệm cải cách kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) để vận dụng vào việc quản lý và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu của Viện thời kỳ này đã tập trung vào xem xét sự biến đổi của các nền kinh tế XHCN, đặc biệt chỉ ra những giới hạn của sự phát triển theo chiều rộng và xu hướng phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Những bất cập của mô hình kinh tế hóa tập trung cũng được phân tích trong nhieeuf công trình đồng thời cũng chỉ rõ xu hướng tất yếu của việc sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong nền kinh tế XHCN. Trong thời kỳ này, xu hướng cải tổ, cải cách ở Liên Bang Xô Viết và các nước XHCN Đông và Trung Âu đã chiếm một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu của Viện; việc nghiên cứu và đăng báo cải cách và mở cửa ở Trung Quốc cũng có những ý nghĩa tham khảo rất tích cực. Hai là, nghiên cứu lý giải những biến đổi trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, đặc biệt chú trọng nghiên cứu những thành tựu kinh tế nổi bật của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai; nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhóm nước tư bản phát triển và nhóm nước đang phát triển , nhất là quá trình cải cách kinh tế khu vực nhà nước và chính sách kinh tế đối ngoại của các nước này. Nhiều công trình biên soạn và dịch thuật đã cung cấp thông tin trung thực và hữu ích về quá trình phát triển kinh tế ở các nước và các khu vực chính, đã tạo cơ sở nền tảng cho những đánh giá khách quan về xu hướng vận động của thời đại. Ba là, bên cạnh nghiên cứu chung về lý thuyết kinh tế và quan hệ quốc tế, hướng nghiên cứu lý thuyết của Viện trong thời kỳ này tập trung vào việc làm sáng tỏ lý luận của thời kỳ quá độ có liên quan trực tiếp đến con đường phát triển của Việt Nam và cả lý thuyết kinh tế học hiện đại. Viện nghiên cứu Kinh tế Thế giới khi ấy chính là một trong những cơ quan nghiên cứu đi đầu trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và phổ biến những tri thức kinh tế mới và hiện đại của thế giới vào Việt Nam. 2.2.2. Thời kì đổi mới đến nay Các công trình nghiên cứu của Viện tiếp tục góp phần quan trọng vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công cuộc đổi mới, đồng thời giới thiệu đến đông đảo bạn đọc trong nước bức tranh tổng thể về nền kinh tế và chính trị thế giới. Những thành tựu nghiên cứu trong thời kỳ này của Viện được thể hiện tập trung ở những điểm chính sau: Thứ nhất, phân tích và luận giải những đặc điểm và xu thế phát triển của kinh tế thế giới qua các thời kỳ. Trong thời kỳ 1986-1990, Viện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quá trình cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, tập trung luận giải những mâu thuẫn của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; phân tích quá trình liên kết kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa với đề tài Đổi mới tư duy trong cải tổ cơ chế kinh tế ở Liên Xô, Ba Lan, Hungary năm 1988. Trong thời kỳ này, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chú ý đến thành công của các nước đang phát triển Châu Á, nhất là mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, quá trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước, cũng như phân tích những chuyển biến chiến lược trong tư duy và chính sách kinh tế ở các nước trên thế giới, đồng thời chỉ ra được xu hướng cải tổ, cải cách và chuyển sang phát triển theo chiều sâu ở các nước này. Về vấn đề này, ngay từ cuối những năm 1980, những số tạp chí đầu tiên của Viện đã công bố một số bài nghiên cứu chỉ ra những xu hướng lớn của sự phát triển kinh tế thế giới, trong đó đã làm rõ xu hướng chuyển sang nền tảng công nghệ mới và kinh tế thị trường như là những đặc điểm lớn chi phối kinh tế thế giới trong những năm tiếp theo. Đến đầu những năm 1990, Viện đã hướng nghiên cứu của mình vào những vấn đề cơ bản hơn với hai đề tài cấp Nhà nước thời kỳ 1991-1996 Nội dung và những đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay và Chủ nghĩa tư bản hiện đại nhằm vạch ra những xu hướng và đặc điểm lớn của thế giới sau Chiến tranh Lạnh, đó là xu hướng hòa bình và hợp tác; xu hướng chuyển sang cơ sở vật chất kỹ thuật mới dựa trên cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại; xu hướng toàn cầu hóa kinh tế; xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường; xu hướng hình thành hệ thống chính trị toàn cầu. Các công trình nghiên cứu cũng phân tích và đánh giá nguyên nhân sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, những vấn đề của các nước đang phát triển trong thế giới hiện đại và những vấn đề toàn cầu như gia tăng dân số, đói nghèo và chênh lệch phát triển, hay sự xấu đi của môi trường sinh thái… Có thể nói, những kết luận và nhận định về chiều hướng phát triển của kinh tế thế giới đã được chỉ ra khá xác đáng, nhiều luận điểm khoa học phải mất nhiều năm sau mới được thừa nhận rộng rãi ở nước ta. Đặc biệt các công trình nghiên cứu của Viện không chỉ dừng lại ở việc nhận diện xu hướng chung, mà còn đi sâu phân tích những tác động đa chiều của chúng đối với thế giới và từng khu vực nói chung, cũng như tới từng nền kinh tế nói riêng; nhất là chú trọng xem xét phản ứng chính sách của các nước lớn, các tổ chức liên kết khu vực, các tổ chức và định chế quốc tế. Hai là, một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu của Viện tập trung phân tích những vấn đề của chủ nghĩa tư bản hiện đại dưới góc độ kinh tế chính trị học. Các công trình này đã phân tích chủ nghĩa tư bản như một hình thái kinh tế xã hội với nhiều biến thái trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ, chỉ ra những mâu thuẫn của nó gắn liền với các xu thế mới này. Những nghiên cứu của Viện về chủ nghĩa tư bản hiện đại còn đi sâu phân tích các mô hình của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các trung tâm lớn của chủ nghĩa tư bản như các đề tài Chiến lược quan hệ Mỹ-EU-Nhật Bản thế kỷ XXI hoàn thành năm 2000 hay Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời: Tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản? hoàn thành năm 2004. Ba là, nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế ở các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đây là một trong những hướng nghiên cứu có những đóng góp khoa học hữu ích đối với quá trình chuyển đổi kinh tế ở nước ta, với một loạt các đề tài: Cải cách chế độ sở hữu ở Nga và Đông Âu (2002); Tư nhân hóa lớn ở các nước Trung và Đông Âu (1996); Cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (1997). Trên cơ sở bức tranh chung về cải cách và chuyển đổi kinh tế, các công trình nghiên cứu này đã tập trung tìm hiểu, phân tích quá trình cải cách sở hữu, coi đây là vấn đề cốt lõi nhất của toàn bộ quá trình chuyển đổi, phân tích cả về lý luận và thực tiễn của quá trình cải cách chế độ sở hữu, bước đi, hình thức và những vấn đề nảy sinh của việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước. Các công trình này cũng chỉ ra những điểm đặc thù, các mô hình tư nhân hóa và cổ phần hóa khác nhau giữa các nước. Bốn là, các công trình nghiên cứu của viện trong những năm gần đây, đã dành sự quan tâm đặc biệt đến những vấn đề thương mại và đầu tư quốc tế. Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO cũng như tự do hóa thương mại khu vực, đặc biệt trong khuôn khổ AFTA đã được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ khác nhau. Những nghiên cứu này đã phân tích cơ sở lý thuyết của xu thế tự do hóa thương mại, những nguyên tắc của hệ thống thương mại đa phương, tiến trình tự do hóa thương mại khu vực; nhiều công trình cũng đã phân tích những tác động của các quá trình này đén kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng, đồng thời đúc rút ra được những bài học của quá trình tự do hóa thương mại. Những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đầu tư quốc tế từ hai phía: nước tiếp nhận và chủ sở hữu nguồn vốn; hay tác động của hoạt động đầu tư quốc tế tới quá trình hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua các mắt xích liên kết chính là các công ty xuyên quốc gia…, cũng được các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu phân tích và lý giải, với đề tài nổi bật năm 1995: Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Năm là, những vấn đề cơ bản của hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế - một lĩnh vực còn tương đối mới cũng đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của Viện, nhất là các vấn đề liên quan đến chế độ tỷ giá, thị trường ngoại hối, hay quá trình cấu trúc lại hệ thống tài chính quốc tế đã và đang được xem xét khá toàn diện và hệ thống, góp phần vào việc tìm hiểu và nghiên cứu những chiều hướng mới của nền kinh tế thế giới. Sáu là, nghiên cứu của Viện trong một vài năm gần đây, bên cạnh những lĩnh vực nghiên cứu vốn là thế mạnh, đã được mở rộng sang cả vấn đề kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực như: Cộng đồng ASEAN; Cộng đồng Kinh tế Đông Á; vấn đề Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS); các vấn đề an ninh phi truyền thống như: khủng bố và chống khủng bố, chênh lệch phát triển, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường,…; các vấn đề cải tổ các tổ chức và định chế kinh tế và chính trị quốc tế; vấn đề “Hai hành lang, một vành đai Việt Nam – Trung Quốc”… nhằm đưa ra những nhận định xác thực, cung cấp cho giới hoạch định chính sách và đông đảo công chúng những thông tin và bình luận có giá trị khoa học cao. Có thể nói, nhiều công trình nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phân tích sự kiện mà đã đi sâu tìm hiểu căn nguyên các cuộc khủng hoảng và biến chuyển gần đây, xem xét những giải pháp chính sách khắc phục khủng hoảng. Bảy là, những nghiên cứu về mô hình và kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới – một trong những thành tựu nổi bật của Viện trong thời gian qua. Về mặt này, với các công trình nghiên cứu Các mô hình công nghiệp hóa: Singapore, Nam Triều Tiên, Ấn Độ hoàn thành năm 1988 và Công nghiệp hóa, hiện đại hóa – phát huy lợi thế so sánh: kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển châu Á hoàn thành năm 1991 đã đi sâu phân tích những vấn đề có ý nghĩa tham khảo thiết thực cho Việt Nam như kinh nghiệm công nghiệp hóa, cải cách kinh tế, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm trong thu hút đầu tư trực tiếp và viện trợ nước nước ngoài, trong hoạt động ngoại thương, trong quá trình cải cách và cải tổ cơ cấu kinh tế, phát triển các khu kinh tế mở, trong việc kết hợp tăng trưởng và công bằng xã hội, trong phát triển nguồn nhân lực cũng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình, phải kể đến các đề tài như Chiến lược con người trong thần kỳ kinh tế Nhật Bản (1996); Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt Nam (1998); Vốn vay ưu đãi ở Việt Nam gần đây: Thực trạng, vấn đề và giải pháp khắc phục (trường hợp Nhật Bản), (2002),… Có thể nói, hầu hết các công trình nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài đã nhằm vào giải đáp những vấn đề bức xúc của Việt Nam, vì vậy có ý nghĩa tham khảo rất tích cực. Các công trình này đã khái quát những mô hình kinh tế thị trường hiện đại, phân tích và so sánh một số hình mẫu phát triển cụ thể để rút ra những gợi ý tham khảo cho việc nghiên cứu xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam với đề tài nổi bật gần đây ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22759.doc