PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
1.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp:
-Tên tổ chức Khoa Học và Công Nghệ
-Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ
- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài:
- Institute of Energy and Mining Machines( IEMM)
Trụ sở chính: Số 565, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
1.1.2. Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ ( trước đây là Viện nghiên cứu máy mỏ) đượ
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện cơ khí năng lượng và mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thành lập ngày 01/07/1981 theo QĐ số: 21 MT- TCCB của Bộ trưởng bộ Mỏ và Than. Đây là Viện cơ khí đầu ngành về cơ khí của ngành than với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo phụ tùng xe máy, thiết bị khai thác, sàng tuyển của các mỏ than.
Áp dụng kỹ thuật tiến bộ, các phương pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Tham gia xây dựng chiến lược, qui hoạch ngành cơ khí nói chung, cơ khí mỏ nói riêng.
Từ khi thành lập cho đến năm 1987 Viện thực sự là một đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, không có chức năng kinh doanh, kinh phí hoạt động hoàn toàn được cấp từ ngân sách Nhà nước.
Từ tháng 10/1988 cùng với sự chuyển hướng của nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, bộ Năng Lượng đã quyết định chuyển Viện về trực thuộc tổng công ty cơ khí Năng Lượng và Mỏ hoạt động theo hình thức tự hạch toán kinh tế với tư cách pháp nhân phụ thuộc theo QĐ số: 1234 NL/TCB- LĐ ngày 19/10/1988. Từ đó Viện hoàn toàn không được cấp kinh phí bộ máy và lương từ ngân sách mà thực sự trở thành một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành mỏ và các ngành kinh tế khác. Tuy vậy do đặc thù là một Viện nghiên cứu nên Viện vẫn duy trì một phần chức năng nghiên cứu- triển khai để luôn có sản phẩm mới với hàm lượng chất xám cao, có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Cũng chính vì vậy mà mặc dù cơ sở vật chất nghèo nàn và trong điều kiện rất thiếu thốn nhưng Viện đã từng bước khẳng định sự tồn tại và phát triển.
Giai đoạn 1989 đến 1991 là thời kỳ khó khăn nhất của Viên: gần trăn con người thiếu việc làm, thiếu thu nhập, hầu như toàn bộ CBCNV tuỳ nghi di tản, tự lo lấy việc làm theo khả năng của mình. Thời kỳ đó Viện tưởng chừng như tan rã. Từ 1993 sau khi đưa xưởng thực nghiệm vào hoạt động, tình hình được cải thiện, mọi người dần có việc làm, thu nhập. Từ 1995 mọi hoạt động của Viện bắt đầu ổn định và phát triển
Từ sự phát triển không ngừng với lĩnh vực hoạt động ngày càng mở rộng Viện đã được Bộ trưởng Bộ Năng Lượng ký QĐ số: 616- NL/TCCB - LĐ ngày 30/10/1995 đổi tên thành Viên thiết kế máy Năng Lượng và Mỏ, được hạch toán kinh tế đầy đủ, độc lập và là một doanh nghiệp thành viên trong Tổng Công Ty Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ.
Căn cứ nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Công Nghiệp.
Kể từ tháng 6 năm 2000 Viện Thiết kế máy Năng lượng và Mỏ được đổi tên thành Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ như hiện nay ( Quyết định số 34/2000/QĐ-BCN ngày 15/5/2000 của Bộ Công nghiệp).
Khi Tổng Công ty Cơ khí Năng Lượng và Mỏ sát nhập vào Tổng công ty Than Việt Nam, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ trở thành đơn vị sự nghiệp thành viên của Than Việt Nam điều này thể hiện bằng 2 quyết định của Bộ Công Nghiệp: Quyết định số 25/2001/QĐ- BCN ngày 23/5/2001 về việc chuyển Viện
Cơ khí Năng lượng và Mỏ về làm đơn vị sự nghiệp thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam và Quyết định số 38/2001/QĐ-BCN ngày 01/8/2001, qui định chức năng, nhiệm vụ cho Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tổng số vốn đăng ký: 24.141.617.015 đồng
Trong đó:
Vốn Cố Định: 21.133.339.126 đồng
Vốn Lưu Động: 3.008.277.889 đồng
Tổng số lao động: 212 người.
Doanh thu: 51.613.176.575 đồng .
Doanh số tiêu thụ: 800 đến 1500 tấn/1năm.
Như vậy về doanh số thì đây là một doanh nghiệp vừa nhưng về số lao động thì đây là một doanh nghiệp nhỏ (theo tiêu chuẩn của ngành).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh
Nghiên cứu triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, phục hồi thiết bị, phụ tùng, phụ kiện cơ khí, điện, thiết bị băng tải phục vụ cho ngành năng lượng và mỏ và các ngành kinh tế khác.
Nghiên cứu, thiết kế, tổ chức đào tạo và ứng dụng các sản phẩm điện tử tin học, tự động hoá điều khiển các thiết bị công nghệ.
Thiết kế, chế tạo, sửa chữa, phục hồi xây dựng tiêu chuẩn kiểm định thiết bị phòng nổ và an toàn nổ.
Nghiên cứu, chế tạo bột kim loại, các sản phẩm từ bột kim loại, phi kim loại và vật liệu mới.
Hợp tác khoa học với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ chuyên ngành công nghiệp.
Tham gia lập quy hoạch phát triển Cơ Khí ngành Năng Lượng và Mỏ.
Tham gia xây dựng ngân hàng dữ liệu, các tiêu chuẩn ngành quốc gia, các định mức, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật ngành Cơ Khí.
Lập báo cáo khả thi, tư vấn đầu tư xây dựng ngành Cơ Khí.
1.2.2. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp:
Với các chức năng, nhiệm vụ như trên và loại hình sản xuất của Viện ở dạng đơn chiếc, loạt nhỏ, phục vụ sửa chữa nên chủng loại sản phẩm của Viện rất đa dạng, không ổn định và số lượng mỗi loại sản phẩm ít.
Hiện nay Viện đã chế tạo và tiêu thụ trên 100 loại sản phẩm, các sản phẩm này chủ yếu phục vụ trong nước và đạt chất lượng cao. Trong đó có một số sản phẩm chủ yếu đã sản xuất tương đối ổn định và có thị trường ổn định của ngành như:
Máng cào C14M, phụ tùng cho máng cào( Hộp giảm tốc, tang xích, cầu máng cáo, đầu đuôi máng cào…), máy tuyển CKB – 20, băng tải các loại, các loại phụ tùng cho các nhà máy tuyển ( các loại van, ống, máng, xyclon…), bánh răng côn cong và các loại trục, bánh răng, mũi khoan, các tiếp điểm cao hạ thế cho ngành điện…
1.3. Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình công nghệ hoặc quy trình dịch vụ của Viện:
1.3.1. Sản phẩm chủ yếu:
Máng cào C14M:
Công dụng: Dùng cho việc vận chuyển than, đám quặng ở trong lò chuẩn bị, lò chợ, bãi than, cảng, mỏ đá…hiện đang được sử dụng tại các mỏ: Hà Lầm, Khe Chàm, Thống Nhất, Mông Dương, Vàng Danh…
Phụ tùng cho máng cào như: Hộp giảm tốc, tăng xích, cầu máng cào , đầu đuôi máng cào…
Máy tuyển CKB – 20
Công dụng: Dùng để tuyển than với cỡ hạt từ 13mm đến 300mm, hiện đang được dùng tại các mỏ: Hà Lầm, Vàng Danh…
Băng tải các loại
Công dụng: Dùng để vận tải than, đá, quặng và các vật liệu rời khác hiện đang sử dụng tại các cảng: Công ty than Đông Bắc, Xí nghiệp tuyển than Cửa Ông, xí nghiệp tuyển than Hòn Gai và các nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy tuyển titan Hà Tĩnh…
Hệ thống tháo lắp chi tiết trong bộ trục bánh xe:
Công dụng: Dùng cho việc tháo lắp, sữa chữa bánh xe. Trục, moayơ, vành chậu, ổ bi, các chi tiết của hộp giảm tốc…hiện đang được dùng tại các mỏ và xí nghiệp đầu máy Hà Lào thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam…
Các loại phụ tùng cho nhà máy tuyển( Các loại van, ống, máng, xyclon…) hiện đang được dùng tại các xí nghiệp tuyển than Cửa Ông, Nam Cầu Trắng…
Bánh răng côn cong và các loại trục, bánh răng, mũi khoan
Công dụng: Dùng cho các hộp giảm tốc chịu tải trọng lớn, hộp số tàu điện, hộp số xe Benla. Hiện dùng tại các mỏ: Vàng Danh, Khe Chàm… và toàn bộ các xí nghiệp đầu máy của liên hiệp đường sắt Viêt Nam.
Các tiếp điểm cao hạ thế cho các ngành điện:
Công dụng: Dùng cho các máy cắt, máy biến thế, các loại khởi động từ. Hiện đang sử dụng tại các sở điện và các thiết bị điện mỏ.
1.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất:
Qui trình chung thực hiện sản xuất sản phẩm
Giai đoạn 1:Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, chủng loại hàng hoá, điều kiện làm việc, điều kiện kỹ thuật và các điều kiện kinh tế khác, Viện lập bản vẽ thiết kế, qui trình công nghệ gia công, các biện pháp gia công, kiểm tra các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành.
Giai đoạn 2: Tiến hành chế tạo sản phẩm theo từng nguyên công công nghệ, theo qui trình, qui phạm và các yêu cầu kiểm tra trong từng nguyên công.
Giai đoạn 3: Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Giai đoạn 4: Bảo quản, bao gói, giao hàng (hầu như Viện không có hàng hoá nhập kho mà thường tiêu thụ trực tiếp theo đơn hàng).
Giai đoạn 5: Bảo hành, bảo trì sản phẩm theo thời hạn đã ký kết.
Qui trình công nghệ gia công sản phẩm điển hình: Bộ bánh răng côn xoắn
TẠO PHÔI
Cắt thép, rèn phôi
TIỆN
Tiện thô, tiện tinh
XỌC THEN
NHIỆT LUYỆN
Thấm Nitơ
CẮT RĂNG CÔN XOẮN
MÀI TINH
RÀ VẾT TIẾP XÚC
BẢO DƯỠNG BAO GÓI
TIÊU THỤ
KIỂM TRA
Sơ đồ 1.3.2: Qui trình công nghệ gia côngbộ bánh răng côn xoắn
-
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Viện:
Các đơn vị thực hiện công tác chuyên môn:
+ Phòng Công nghệ
+ Phòng Thiết bị
+ Trung tâm Dịch vụ KHKT
+ Phòng Vật liệu
+ Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao sử dụng trong ngành năng lượng và mỏ.
* Phòng công nghệ:
- Chuyển giao công nghệ
- Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất cơ khí, theo dõi chế tạo, bảo hành sản phẩm.
- Trực tiếp sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
* Phòng thiết bị:
- Cải tiến, hoàn chỉnh, lắp đặt chạy thử các thiết bị trong và ngoài ngành như: các thiết bị khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến than.
- Trực tiếp sản xuất các sản phẩm theo hợp đồng kinh tế.
* Trung tâm Dịch vụ KHKT:
- Giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm của Viện và các đơn vị.
- Thực hiện các dịch vụ, hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ.
* Phòng Vật liệu:
- Thực hiện công nghệ phun kim laọi bao vệ và tăng bền bề mặt chi tiết.
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm theo yêu cầu thị trường.
* Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao sử dụng trong ngành năng lượng và mỏ:
- Kiểm tra cơ, lý, hoá tính, khuyết tật vật liệu.
- Nghiên cứu bản chất các kim laọi, vật liệu.
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật đặc biẹt như chịu nhiệt độ cao, độ cứng cao, chịu mài mòn cao, cách điện, dẫn nhiệt cao…
1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.5.1. Số cấp quản lý của doanh nghiệp: (2 cấp)
Bộ máy quản lý của Viện gồm:
- Viện trưởng
- Các phó viện trưởng
- Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng Tổ chức Hành chính
+ Phòng Kế hoạch Tổng hợp
+ Phòng Kế toán Tài vụ
+ Phòng Khoa học Công nghệ
+ Phòng Đầu tư Phát triển.
1.5.2. Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý:
Cơ cấu bộ máy quản lý của Viện theo cơ cấu trực tuyến chức năng
SƠ ĐỒ 1.5.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ
VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG KHCN
PHÓ VIỆN TRƯỞNG SXKD
PHÒNG TC- HC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
PHÒNG ĐTPT
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
PHÒNG KHCN
PHÒNG THÍ
NGHIỆM VẬT
LIỆU
PHÒNG THIẾT BỊ VÀ XƯỞNG
PHÒNG CÔNG NGHỆ VÀ XƯỞNG
PHÒNG VẬT LIỆU VÀ XƯỞNG
TRUNG TÂM DVKHKT VÀ XƯỞNG
HỘI ĐỒNG KHCN
Chú thích: Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
1.5.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
* Phòng tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức, lao động, tiền lương, quản trị hành chính, các công tác đối nội, đối ngoại.
- Xây dựng mô hình quản lý và tổ chức lao động, cơ cấu tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, lao động.
- Lập các định mức lao động và đơn giá tiền lương.
- Hoạch định kế hoạch đào tạo và phát triển tài nguyên nhân lực.
- Tổ chức thi đua, tuyên truyền, thể thao, văn hoá và hoạt động xã hội.
- Quản lý xe văn phòng, trang thiết bị, đồ dùng văn phòng.
* Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch, kỹ thuật, thị trường và sản phẩm.
- Tiếp thị, khai thác thị trường, thiết lập và quản lý các hợp đồng kinh tế.
- Lập các định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm (Viện không có phòng KCS).
- Lập kế hoạch sản xuất, xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn TSCĐ, quản lý kỹ thuật, cơ điện, an toàn.
- Giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc thực hiện và tổng hợp báo cáo.
- Quản lý và cung ứng vật tư cho sản xuất.
* Phòng Kế toán Tài vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc về hoạt động tài chính, huy động vốn và thực hiện hạch toán kinh tế.
- Lập kế hoạch thu chi tài chính
- Quản lý các nguồn vốn, quĩ tập trung và các nguồn thu.
- Theo dõi công nợ, thanh quyết toán nội bộ với khách hàng.
- Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Phòng Khoa học Công nghệ:
- Nghiên cứu các công nghệ mới trong sản xuất cơ khí.
- Thiết kế công nghệ cho các sản phẩm.
- Nghiên cứu các kỹ thuật tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực tin học, điện tử, kỹ thuật điều khiển số vào thiết bị gia công kim loại.
- Nghiên cứu và lập trình, tin học vào quản lý, lưu trữ.
* Phòng đầu tư phát triển:
- Tư vấn đầu tư
- Lập qui hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG SXKD CHUNG CỦA VIỆN
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing:
2.1.1. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ:
STT
SẢN PHẨM
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá(đ)
Doanh thu năm 2005
1
Máng cào C14M
bộ
20
500.000.000
10.000.000.000
2
Phụ tùng máng cáo
tấn
35
60.000.000
2.100.000.000
Máy tuyểm CKB – 20
bộ
4
1.500.000.000
6.000.000.000
4
Băng tải
bộ
10
150.000.000
1.500.000.000
5
Phụ tùng máy
tuyển
tấn
30
60.000.000
2.400.000.000
6
Bánh răng côn cong và các loại bánh răng
bộ
450
20.000.000
9.000.000.000
7
Tiếp điểm điện
bộ
375
6.000.000
2.250.000.000
8
Các dich vụ khác
206.000.000
Tổng cộng
33.456.000.000
2.1.2. Sơ lược thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Viện, các đối thủ cạnh tranh:
Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ là một Viện có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các sản phẩm cơ khí, năng lượng và mỏ. Năng lượng và Mỏ phục vụ các ngành Năng lượng và Mỏ. Mỏ có thể là các mỏ than các mỏ khoáng sản. Năng lượng là các ngành điện, dầu khí, than và các dạng năng lượng khác. Các sản phẩm cơ khí được cung cấp cho nhiều ngành kinh tế khác như: Xi măng, Xây dựng, Giao thông… Trước đây Viện là một doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty Cơ Khí Năng lượng và Mỏ thì sản phẩm của Viện sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường bên ngoài. Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay là đơn vị thành viên của Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty, thắt chặt hơn với tổng công ty nên các sản phẩm của Viện chủ yếu phục vụ, cung cấp cho tổng công ty cụ thể:
- Năm 2006: 90% doanh thu.
- Năm 2005: 82% doanh thu.
- Năm 2004: 60% doanh thu.
- Năm 2003,2002, 2001: 40% doanh thu.
Không chỉ có Viện sản xuất các sản phẩm cơ khí mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất cơ khí trên toàn quốc nên Viện đã đang và không ngừng tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Bên cạnh đó Viện còn có một đối thủ cạnh tranh hết sức khó khăn đó là Trung Quốc khi các sản phẩm của họ vẫn đảm bảo chất lượng nhưng giá bán của họ lại rẻ. Ngoài ra còn có các sản phẩm của các nước tư bản nhưng sản phẩm của họ chất lượng rất cao.
2.2. Phân tích lao động, tiền lương:
2.2.1. Cơ cấu lao động của Viện:
Trong những năm vừa qua, Viện luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng, cơ cấu lao động để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện. Cụ thể số liệu về chất lượng lao động của Viện hiện nay như sau:
Chỉ tiêu
Số lượng(người)
Tổng số lao động
a. Phân loại theo hợp đồng lao động
- Không xác định thời hạn
- Có thời hạn từ 12-36 tháng
- Thời vụ.
b. Phân loại theo trình độ
(không tính lao động hợp đồng thời vụ, chuyên gia)
- Trên đại học
- Đại học và cao đẳng
- Trung học chuyên nghiệp
- Công nhân kỹ thuật
- Lao động phổ thông
c. Phân loại theo cơ cấu:
(không tính lao động hợp đồng thời vụ, chuyên gia)
- Cán bộ lãnh đạo
- Cán bộ đơn thuần
- Nhân viên hành chính, kỹ thuật, nghiệp vụ
- Công nhân trực tiếp sản xuất
212
89
38
85
4
80
5
25
0
21
68
8
27
2.2.2. Tổng quỹ lương kế hoạch và thực t:.
Tổng quĩ lương:
Theo kế hoạch:
+ 25% tổng quĩ lương là lương cơ bản, quĩ lương xã hội, bình quân.
+ 75% tổng quĩ lương là lương điều chỉnh đây là quĩ lương động lực, khuyến khích cá nhân.
Theo thực tế:
+ 20% tổng quĩ lương là lương cơ bản
+ 80% tổng quĩ lương là lương điều chỉnh.
Trong những năm qua tổng quĩ lương đã phát triển không ngừng. Ngành tốc độ tăng là 7,8%/năm trong khi đó Viện tăng từ 15% đến 25%/năm.
Viện trả lương theo 2 hình thức tiền lương:
* Tiền lương cơ bản ( Lcb)
Lcb = (Ltt* Hcb* NCtt)/NCcđ
Trong đó:
Ltt = Mức lương tối thiểu.
Hcb: Hệ số cấp bậc lương được quyết định theo Nghị Định 203 Chính Phủ 204/Chính phủ và NĐ 205/Chính phủ ngày 14/12/2004 của Chính Phủ.
NCtt: ngày công thực tế
NCcđ: Ngày công chế độ
Tiền lương cơ bản được trích từ nguồn lương cơ bản tập trung của Viện, được thanh toán hàng tháng theo bảng chấm công.
* Lương điều chỉnh:
Lương điều chỉnh ( Lđc) bao gồm cả lương làm thêm giờ là phần lương được khoán cho các bộ phận theo qui chế khoán và được trả như nhau:
- Tạm ứng:
+ Trên cơ sở khối lượng công việc ước thực hiện trong tháng vào ngày 25 hàng tháng các đơn vị chuyên môn lập phiếu nghiệm thu ( theo mẫu Viện đã ban hành), nộp phòng Kế Hoạch ( PKHCN) kiểm tra trình Viện xét duyệt.
+ Trên cơ sở kết quả nghiệm thu và dự toán được duyệt phòng TC – HC tính toán tiền lương trình Viện duyệt, theo phương thức tính toán như sau:
Tạm ứng 60% lương đối với sản phẩm chưa giao hàng.
Tạm ứng 70% lương đối với sản phẩm đã giao hàng, chưa có tiền về.
.Tạm ứng 80% lương đối với sản phẩm đã giao hàng và có tiền về.
+ Đối với tất cả các công việc chưa có dự toán Viện chỉ giải quyết tạm ứng 01 tháng lương đầu tiên trên cơ sở kết quả nghiệm thu.
+ Đối với các công việc đã có biên bản làm việc với khách hàng hoặc đơn đặt hàng có cơ sở đáng tin cậy, nhưng chưa có hợp đồng kinh tế, đã được Viện cho tổ chức thực hiện trước thì chỉ được tạm ứng lương trên cơ sở kết quả nghiệm thu.
+ Đối các đề tài nghiên cứu và dự án KHCN Viện tạm ứng 90% lương theo mức độ hoàn thành công việc được giao.
+ Tiền lương của bộ phận nghiệp vụ và phục vụ hàng tháng được tạm ứng 80% trên cơ sở kết quả nghiệm thu của khối chuyên môn.
+ Phòng tổ chức hành chính tính lương, phòng Tài Vụ Kế Toán tổ chức phát tạm ứng lương hàng tháng làm 2 kỳ: kỳ 1 tạm ứng tiền lương tương đương tiền Lcb và phụ cấp cả tháng vào ngày 15 hàng tháng, kỳ 2 tạm ứng Lđc vào ngày cuối tháng.
Hàng tháng căn cứ vào:
- Bảng chấm công: trả lương cơ bản, ăn ca, BH…
- Nghiệm thu hàng tháng, quí.
- Quyết định trả lương ( bảng kê) của các phòng sản xuất được trả cho các đề tài, các nhóm đề tài.
- Phiếu chi lương.
- Bảng tổng hợp thu nhập tháng.
- Bảng tính thuế thu nhập cá nhân tháng.
Để lập vào sổ lương của người lao động có 2 bản một bản Lao động tiền lương giữ và một bản người lao động giữ.
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định:
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Kim loại đen dùng để chế tạo các chi tiết máy: Các loại thép chế tạo SCM420, 40X, 45, 9XC…ở dạng tròn, tấm, lá, ống…Đây là những loại vật liệu có trọng lượng lớn, kích thước lớn có giá trị cao, phải bảo quản kho có mái che, trong điều kiện dự trữ dưới 1 năm và bảo quản tốt thì hao hụt và mất phẩm chất hầu như không đáng kể.
- Kim loại màu dùng để chế tạo các loại tiếp điểm điện, các loại hợp kim cứng như: Au, Ag, Al, Cu các loại fero Mn, Si, Cr, Graphit, Vonfram… đây là những kim loại quí phải bảo quản trong kho an toàn, tuy nhiên Viện hầu như không dự trữ các vật liệu này mà cung ứng theo tiến độ sản xuất.
- Các loại phụ tùng, linh kiện thay thế mua ngoài như: động cơ, khởi động từ, Aptomat, vòng bi…
- Các loại nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn…
- Các loại bao bì đóng gói như: túi nilon, các tông, thùng gỗ…
Ngoài ra còn rất nhiều các loại thép hình, thép kết cấu, các vật liệu phụ, vật tư điện và vật liệu xây dựng khác.
Từ đặc điểm loại hình và sản phẩm sản xuất nhìn chung các loại nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất của Viện đều có sẵn trên thị trường trong nước và hình thức sản xuất của Viện theo đơn hàng, hợp đồng nên hầu như không cần dự trữ. Trừ một số loại thép hợp kim có đường kính lớn là vật tư nhập khẩu và không phổ biến hàng năm Viện phải lập kế hoạch trên cơ sở dự báo thị trường và dự trữ các loại vật tư này theo mô hình Wilson.
2.3.2. Cách xây dựng nguyên vật liệu:
Hiện nay Viện cũng chưa có cách xây dựng định mức nguyên vật liệu một cách chính xác, cụ thể mà chỉ căn cứ vào các bản vẽ, thiết kế bóc tách lượng để xác định khối lượng nguyên vật liệu và căn cứ vào qui trình công nghệ để xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên các định mức của Liên Xô cũ.
2.3.3. Tình hình tài sản cố định:
Chia theo nguồn hình thành
+ Ngân sách ( cổ phần nhà nước)
+ Tự bổ sung
+ Nguồn vay
Chia theo nhóm: ( chủng loại):
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị
+ Phương tiện vận tải
+ Thiết bị quản lý
+ TSCĐ khác
Cơ cấu tài sản cố định:
TSCĐ hữu hình
- TSCĐ đang dùng:
+ Khối sản xuất, kinh doanh
+ Tài sản khối sự nghiệp
Toàn bộ TSCĐ của Viện đã được đưa vào sử dụng hết.
T SCĐ vô hình
BÁO CÁO KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2005
PHẦN 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA VIỆN
3.1. Phân tích hệ thống kế toán của Viện
3.1.1. Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp:
* Chức năng kế toán :
Sơ đồ 3.1.1
Chức năng kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phản ánh
Ghi chép dữ liệu
Xử lý
Phân loại Xắp xếp
Thông tin
Báo cáo
Truyền tin
Các hoạt động
Kinh doanh
Người ra
quyết định
Hiện nay bộ phận kế toán của Viện có 7 người, thực hiện đầy đủ các phần hành kế toán theo chế độ .
Bộ máy kế toán của Viện được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1.2
Bộ máy kế toán Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN VIÊN
THỦ QUĨ
Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kế toán:
* Kế toán trưởng:
Phụ trách chung, tham mưu cho Giám đốc về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống sổ sách, kiểm tra, đôn đốc, giám sát tất cả các hoạt động tài chính, các phần hành kế toán, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và Nhà nước về số liệu báo cáo và việc chấp hành chế độ, chính sách.
* Kế toán phó:
Thay thế khi kế toán trưởng vắng mặt, tổ chức thực hiện các quyết định của kế toán trưởng, đôn đốc theo dõi các nhân viên thực hiện nhiệm vụ đã phân công, tập hợp số liệu quản trị nội bộ. Mở và theo dõi tất cả các sổ sách, tài khoản, tổng hợp số liệu báo cáo, phân bổ các khoản chi phí theo đối tượng và phạm vi phát sinh, tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo theo tiến độ. Theo dõi các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, dự án và các hoạt động thuộc kinh phí đầu tư, ngân sách.
* Kế toán viên bao gồm: 4 người
- Kế toán viên 1:
Trực tiếp theo dõi tài sản cố định, doanh thu, công nợ, mua, bán các nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng, các khoản vay và thuế giá trị gia tăng.
- Kế toán viên 2:
Lập chứng từ ban đầu nội bộ: phiếu thu, phiếu chi. Theo dõi các hoạt động về xây dựng cơ bản, theo dõi vật tư.
- Kế toán viên 3:
Viết hoá đơn, nhập chứng từ vào máy
- Kế toán viên 4:
Nhập chứng từ vào máy, vật tư trên máy, theo dõi thu nhập cá nhân và tính thuế thu nhập cá nhân cả thường xuyên lẫn không thường xuyên.
* Thủ quĩ:
Giữ quĩ, theo dõi các vấn đề tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, kinh phí quản lý cấp trên.
3.1.2. Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.
Chế độ kế toán áp dụng: than Việt Nam
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
* Hình thức sổ kế toán:
Viện tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ, mở đầy đủ các sổ tổng hợp, gồm có:
+ Nhật ký chứng từ
+ Sổ cái
+ Các sổ chi tiết bao gồm:
Bảng kê
Sổ theo dõi Tiền gửi ngân hàng.
Sổ theo dõi TSCĐ.
Sổ theo dõi XDCBDD
…
* Một số sổ sách mà Viện đang sử dụng:
STT
Chỉ tiêu
Theo sổ sách
kế toán
Theo KK
thực tế
Chênh lệch
NG
HMLK
GTCL
NG
Hao mòn
luỹ kế
GTCL
NG
GTCL
%
Giá trị
%
Giá trị
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
Tổng số TSCĐ (I+II+III)
38,097,190,221
6,712,887,770
31,384,302,451
37,986,723,221
6,712,887,770
31,273,835,451
0
0
I
TSCĐ hữu hình (1+2+3+4)
37,986,723,221
6,712,887,770
31,273,835,451
37,986,723,221
6,712,887,770
31,273,835,451
1
TSCĐ đang dùng (a+b)
37,986,723,221
6,712,887,770
31,273,835,451
37,986,723,221
6,712,887,770
31,273,835,451
a
Khối sản xuất, kinh doanh
7,523,326,262
5,442,916,896
2,080,409,366
7,523,326,262
5,442,916,896
2,080,409,366
Nhà cửa, vật kiến trúc
2,507,510,056
69
1,723,707,826
783,802,230
2,507,510,056
69
1,723,707,826
783,802,230
Máy móc thiết bị động lực
76,588,434
88
67,422,995
9,165,439
76,588,434
88
67,422,995
9,165,439
Phương tiện vận tải
1,329,068,984
65
861,595,430
467,473,554
1,329,068,984
65
861,595,430
467,473,554
Thiết bị công tác
3,096,625,947
79
2,433,151,653
663,474,294
3,096,625,947
79
2,433,151,653
663,474,294
Thiết bị, dụng cụ quản lý
513,532,841
70
357,038,992
156,493,849
513,532,841
70
357,038,992
156,493,849
Tài sản khác
0
0
b
Tài sản khối sự nghiệp
30,463,396,959
1,269,970,874
29,193,426,085
30,463,396,959
1,269,970,874
29,193,426,085
Nhà cửa, vật kiến trúc
8,285,230,189
0
20,106,099
8,265,124,090
8,285,230,189
20,106,099
8,265,124,090
Máy móc thiết bị động lực
455,116,020
5
22,573,471
432,542,549
455,116,020
22,573,471
432,542,549
Phương tiện vận tải
456,330,000
31
141,447,387
314,882,613
456,330,000
141,447,387
314,882,613
Thiết bị công tác
21,229,227,250
5
1,068,034,503
20,161,192,747
21,229,227,250
1,068,034,503
20,161,192,747
Thiết bị, dụng cụ quản lý
37,493,500
48
17,809,414
19,684,086
37,493,500
17,809,414
19,684,086
Tài sản khác
2
TSCĐ chưa dùng
0
0
0
0
Khối sản xuất, kinh doanh
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị động lực
Phương tiện vận tải
Thiết bị công tác
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tài sản khác
3
TSCĐ không cần dùng
Khối sản xuất, kinh doanh
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị động lực
Phương tiện vận tải
Thiết bị công tác
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tài sản khác
4
TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý
Khối sản xuất, kinh doanh
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị động lực
Phương tiện vận tải
Thiết bị công tác
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tài sản khác
II
TSCĐ thuê tài chính
III
TSCĐ vô hình
110,467,000
0
0
110,467,000
B
Phân loại theo nguồn vốn
38,097,190,221
6,712,887,770
31,384,302,451
38,097,190,221
6,712,887,770
31,384,302,451
Ngân sách
30,963,371,343
5%
1,421,821,991
29,541,549,352
30,963,371,343
5%
1,421,821,991
29,541,549,352
Tự bổ sung
2,132,446,225
64%
1,372,393,582
760,052,643
2,132,446,225
64%
1,372,393,582
760,052,643
Vay
5,001,372,653
78%
3,918,672,197
1,082,700,456
5,001,372,653
78%
3,918,672,197
1,082,700,456
Khác
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
Đ.hàng
Đ.ứng
PS nợ
PS có
NH03
5/1/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
52,742
PC01
5/1/2005
TT chi văn phòng- cc
1111
211,000
NH05
6/1/2005
Trả tiền điện khu liên cơ tháng 10 đến T12/2004
1121
9,905,000
NH06
6/1/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
4,545
NH08
6/1/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
2,273
NH11
7/1/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
59,091
NH12
7/1/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
2,273
PC10
8/1/2005
TT mua xăng
1111
960,909
PC11
8/1/2005
TT mua ổ khoá
1111
320,000
PC12
8/1/2005
TT mua xăng, tiếp khách = 1963636 - gđ
1111
2,444,116
PC13
10/1/2005
TT mua tặng phẩm - kk
1111
1,040,000
PC14
10/1/2005
TT tiền tiếp khách - gđ
1111
1,682,000
PC15
10/1/2005
TT mua nước cất, can nhựa, khoá
1111
582,398
PC16
11/1/2005
TT mua báo quí I/2005 - tl
1111
5,573,800
NH16
13/01/2005
Trả tiền mua sách định mức
1121
1,574,000
NH18
13/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
2,273
NH20
14/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
29,736
PC21A
14/01/2005
TT mua văn phòng phẩm
1111
426,000
PC22
14/01/2005
TT thuê quảng cáo - qc
1111
4,545,455
PC35
15/01/2005
TT mua tài liệu, máy tính 12 số
1111
155,000
PC36
15/01/2005
TT mua tài liệu, thuê taxi, giao dịch - gd
1111
2,480,000
PC37
15/01/2005
TT tiền tiếp khách - gđ
1111
454,545
PC38
15/01/2005
TT thuê quảng cáo - qc
1111
1,500,000
PC39
15/01/2005
TT mua lẵng hoa - tk
1111
527,000
PC40
17/01/2005
TT mua linh kiện máy in
1111
1,029,567
PC41
17/01/2005
TT mua xăng dầu
1111
1,363,636
PC42
17/01/2005
TT tiền tiếp khách - gđ
1111
1,302,727
PC43
17/01/2005
TT tiền tiếp khách - gđ
1111
272,727
PC44
17/01/2005
TT mua card điện thoại - bđ
1111
1,349,091
PC46
17/01/2005
TT tiền tiếp khách - gđ
1111
60,750
NH26
19/01/2005
TT cước điện thoại tháng 12/2004
1121
548,553
NH27
19/01/2005
TT cước điện thoại tháng 12/2004
1121
4,325,077
NH28
19/01/2005
TT cước điện thoại tháng 12/2004
1121
7,875
NH29
19/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
38,693
NH30
19/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
1,296,541
NH32
20/01/2005
TT cước điện thoại di động tháng 12/2004
1121
9,092
NH36
20/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
315,000
PC55
21/01/2005
TT mua linh kiện máy vi tính
1111
327,273
PC56
21/01/2005
TT mua mực in máy photo
1111
18,182
NH39
21/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
4,546
NH40
21/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
185,000
PC58
22/01/2005
TT trông xe ngoài giờ tháng 12/2004 - mn
1111
120,000
PC59
22/01/2005
TT mua tài liệu 04NN/04 - tl
04NN - 04
1111
2,500
NH48
25/01/2005
Lệ phí chuyển tiền
1121
4,250,000
PC65
25/01/2005
TT tiền tiếp khách - gđ
1111
1,500,000
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Chứng từ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh kết hợp ngay trên các sổ Nhật ký Chứng từ hoặc bảng kê của các tài khoản đó. Sau đó từ Nhật ký Chứng từ chuyển từng số liệu để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký Chứng từ.
Cuối tháng, cuối quí, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập Báo cáo Tài chính.
Tổng số phát sinh Nợ và tổng số p._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1462.doc