Báo cáo Thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2005, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (viết tắt là IPSARD) được thành lập. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đ ến năm 2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu của ngành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn sẽ là một trong sáu viện chính của cả ngành trực thuộc Bộ. IPSARD l à Viện nghiên cứu đầu tiên của Bộ xây dựng tầm nhìn, là

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị đi đầu chuyển đổi sang Nghị định 115- tự chủ tài chính. Đối với một nước đang phát triển, ngành Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng như Việt Nam thì việc thành lập Viện nghiên cứu và đề ra những Chính sách phát triển nông nghiệp là thực sự cần thiết. Để thực hiện tốt một trong những nhiệm vụ của mình, năm 2006 IPSARD đã cho ra đời Trung tâm tư vấn Chính sách Nông nghiệp, chuyên nghiên cứu về các vấn đề Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, nhằm mục đích chuyên môn hóa công việc, giúp cho công việc và các chính sách đạt hiệu quả cao hơn. Được sự giới thiệu của thầy cô em đến thực tập ở trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp. Sau 2 tuần tìm hiểu em đã có các thông tin tổng quan về trung tâm. Bài báo cáo của em được chia thành 2 phần chính sau: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VÀ TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP I.1. ĐÔI NÉT VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN I.1.1. Thành lập: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (viết tắt là IPSARD) được thành lập vào năm 2005. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đ ến năm 2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu của ngành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn sẽ là một trong sáu viện chính của cả ngành trực thuộc Bộ. I.1.2. Vị trí của IPSARD trong Bộ NN và PTNT: Hình I.2 I.1.3. Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu: Cơ sở xây dựng Chính sách, Chiến lược; Đánh giá tác động chính sách; Ngành hàng, thị trường, hội nhập; Kinh tế, xã hội nông thôn; Quản lý, sử dụng tài nguyên môi trường . Thông tin: Chính sách, Chiến lược; Thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập; Phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo; Môi trường và tài nguyên nông nghiệp. Cung cấp dịch vụ tư vấn: Tư vấn chính sách và chiến lược; Tư vấn phát triển thị trường ngành hàng; Xây dựng mô hình thể chế nông thôn; Hỗ trợ dự án phát triển; Quản lý sản phẩm xuất xứ địa lý. I.1.4. Nhân sự: Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Viện sẽ được phát triển mạnh trong tương lai là đội ngũ cán bộ. Tổng số cán bộ hiện nay của Viện là khoảng 100 người, chuyên môn chính là nghiên cứu kinh tế, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như Việt Nam, Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan... Trong tương lai, đội ngũ cán bộ này dự kiến tăng gấp đôi, khoảng 200 người. Chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ tiếp tục được củng cố thông qua hàng loạt khoá đào tạo trong và ngoài nước. Định hướng thay đổi chính như sau: + Tỷ lệ cán bộ biên chế giảm từ 62% hiện nay xuống còn 50%, bổ sung bằng cán bộ hợp đồng. + Lãnh đạo các bộ phận nghiên cứu, trung tâm, chủ trì các lĩnh vực nghiên cứu chính sẽ có trình độ tiến sĩ. + Phương pháp nghiên cứu, kỹ năng làm việc và quản lý của cán bộ sẽ được tiêu chuẩn hoá, tương đương trình độ quốc tế. + Cán bộ có trình độ sau đại học tăng từ 33,3% hiện nay lên 80% tổng số cán bộ nghiên cứu. + Tuổi trung bình của cán bộ giảm xuống dưới mức 35 tuổi. + Cán bộ nghiên cứu đầu đàn và lãnh đạo nữ sẽ tăng từ khoảng 20% hiện nay lên 50%. Trình độ nhân sự: Trình độ chuyên môn của cán bộ: 12 Tiến sĩ, trong đó có 9 Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, 2 Tiến sĩ nông học, 1 Tiến sĩ nghiên cứu phát triển(chiếm 5% nhân sự); 45 Thạc sĩ,trong đó có 42 Thạc sĩ kinh tế, 3 Thạc sĩ quản lý(chiếm 30% nhân sự); Ngoài ra còn có các cử nhân(chiếm 57% nhân sự),và một bộ phận khác. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ IPSARD tính đến năm 2008 là: 129 người biết Tiếng Anh(trong đó giỏi có 47,36%, khá có 33,26%, trung bình có 49,38%), 26 người biết Tiếng Pháp, 6 người biết Tiếng Trung, 2 người biết tiếng Nhật và có 7 người không biết ngoại ngữ. I.1.5. Cơ cấu tổ chức: Hình I.6 Hiện viện có 3 phòng chức năng, 4 bộ môn nghiên cứu (trung bình khoảng 10 người/bộ môn) và 4 trung tâm/cơ sở độc lập (khoảng 15-25 người/trung tâm). Trong 5 năm tới, kết cấu các bộ phận và chất lượng quản lý sẽ được thay đổi theo định hướng sau: Kết cấu các bộ phận: các phòng chức năng (10 người/phòng, chủ yếu là cán bộ biên chế), các bộ môn (10 người/bộ môn chủ yếu là cán bộ biên chế), các trung tâm, cơ sở phía Nam (25-30 người/đơn vị, chủ yếu là cán bộ hợp đồng). Chất lượng của bộ phận quản lý, nghiên cứu được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 2000-9001. Các bộ môn và trung tâm/cơ sở sẽ xây dựng và áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn các viện nghiên cứu ở các nước phát triển châu Á. Phối hợp giữa các đơn vị: các bộ môn tập trung nghiên cứu và tham mưu, các trung tâm/cơ sở làm công tác dịch vụ và tư vấn và Trung tâm Thông tin là cầu nối giữa Viện và các cơ quan bên ngoài. Các hoạt động nghiên cứu tham mưu và dịch vụ thực hiện theo nguyên tắc tạo điều kiện cho các chủ đề án, dự án, đề tài phát huy khả năng sáng tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Tạo cơ chế phối hợp giữa nghiên cứu và đào tạo, cán bộ nghiên cứu tham gia giảng dạy sau đại học và thực tập sinh, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu học tập tại Viện. I.1.6. Một số sản phẩm: Sản phẩm của Viện: Nghiên cứu và tham mưu: Nghiên cứu 20 năm đổi mới NNNT, chuẩn bị Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc khoá X; Nghiên cứu đề xuất chính sách khoan sức dân, tiếp sức dân; Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng Nghị quyết BCH TW7 khoá 10 về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; Nghiên cứu ngành hàng, xây dựng mô hình dự báo cung cầu cho các ngành hàng nông sản ; 2. Thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới 3. Thông tin, xuất bản: Thông tin chính sách, chiến lược; Thông tin thị trường ngành hàng; Diễn đàn chính sách; In sách, ấn phẩm. Các sản phẩm của các phòng các Bộ môn: 1. Thị trường, ngành hàng: - Trước mắt: Báo cáo đánh giá thị trường hàng quý và năm tóm tắt, đánh giá diễn biến thị trường của các mặt hàng chính. Bản tin thị trường và ngành hàng được xuất bản hàng tháng, báo cáo và cung cấp thông tin giá cả, các bài viết chuyên đề, hướng dẫn thị trường. Báo cáo hồ sơ ngành hàng tổng quan ngành hàng từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ và phân tích các yếu tố tác động đến các ngành hàng. Báo cáo được xuất bản thành sách chuyên đề và được cập nhật theo thời gian. Trang web thị trường và ngành hàng và enews thị trường đưa thông tin thị trường và tin cập nhật trong ngày; thông tin cũng được gửi trực tiếp cho các thành viên có đăng ký. Chương trình thông tin thị trường nông sản đăng tải các bản tin về biến động giá cả và nhận xét ngắn gọn trên các bản tin đặc biệt trên đài truyền hình trung ương, đài truyền hình kỹ thuật số và một số đài địa phương. - Về lâu dài: Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành hàng được xây dựng dựa trên kết cấu của hồ sơ ngành hàng với các thông tin từ điều tra của Tổng cục Thống kê, các cơ quan chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu, điều tra cơ bản của Viện. Mô hình phân tích và dự báo thị trường được xây dựng để mô phỏng quan hệ cung cầu, phân tích tác động chính sách và dự báo biến động thị trường. Xuất bản phẩm về thị trường và ngành hàng như Atlas, tờ gấp, sổ tay thông tin, sách chuyên đề được xuất bản để cung cấp cho độc giả thông tin dưới dạng bản đồ, số liệu... Các nghiên cứu chuyên đề được Viện tiến hành theo yêu cầu các đối tượng nhằm đánh giá tác động hội nhập, lợi thế so sánh các ngành hàng, nghiên cứu dự báo cung, dự báo cầu cho từng ngành hàng. Hội nghị dự báo hàng năm: Viện sẽ tổ chức các hội nghị dự báo và phân tích thị trường các ngành hàng chính hàng năm để cung cấp thông tin rộng rãi cho các đối tượng liên quan.  2. Phát triển nông thôn: - Trước mắt: Nghiên cứu xây dựng mô hình thể chế ngành hàng liên kết giữa người sản xuất, chế biến, kinh doanh dọc theo ngành hàng nhằm tăng mức độ tham gia của nông dân, người nghèo vào chuỗi giá trị, nhờ đó tăng thu nhập và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức ngành nghề và doanh nghiệp nông thôn, giúp xây dựng các mô hình tổ chức (hợp tác xã, hiệp hội...) nhằm nâng cao quy mô sản xuất, bổ sung dịch vụ công và tăng khả năng cạnh tranh ngành hàng... Hỗ trợ xây dựng mô hình chỉ dẫn địa lý và thương hiệu xuất xứ cho các mặt hàng đặc sản có giá trị đặc biệt của các địa phương. Xây dựng mô hình phân tích chính sách phát triển nông thôn, mô phỏng kết cấu của các tổ chức ở nông thôn để dự đoán phản ứng, tác động của chính sách và biến động thị trường đến các tác nhân. Nghiên cứu chuyên đề về tổ chức, hệ thống canh tác, quy hoạch nông thôn... nhằm đưa ra căn cứ khoa học cho các đề xuất chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nông thôn. Sản phẩm thông tin (ấn phẩm, bản tin phát triển nông thôn, chương trình TV...) cung cấp các kết quả nghiên cứu nông thôn, tạo cơ chế trao đổi thông tin nhiều chiều, giúp cho người dân nắm bắt chính sách và có ý kiến phản hồi đóng góp xây dựng chính sách. - Lâu dài: Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo, sử dụng cách tiếp cận gây dựng tài nguyên cộng đồng và phát triển cộng đồng... để huy động nội lực và đưa người dân vào quá trình ra quyết định. Mạng lưới các trạm quan trắc nông thôn thu thập thông tin thường xuyên của các hộ nông dân đại diện để giám sát diễn biến về lao động, việc làm, dinh dưỡng, thu nhập..., đánh giá tác động của chính sách, thị trường và các biến động khác. Diễn đàn điện tử về phát triển nông thôn: trình bày ý kiến, giới thiệu thông tin, trang bị kỹ năng và kiến thức cho các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát triển NN-NT. Diễn đàn sẽ tư vấn, trực tiếp trả lời người dân. 3. Chính sách chiến lược: - Trước mắt: Nghiên cứu chuyên đề để trả lời câu hỏi của các nhà lập chính sách, đề xuất các sáng kiến chính sách đưa lên từ địa phương, tổng kết kinh nghiệm chính sách NN-NT trong nước và quốc tế. Cơ sở dữ liệu chính sách cập nhật và phân loại chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn 10 năm qua để giúp người đọc tra cứu và sử dụng. Bản tin phát triển hội nhập: giới thiệu lý thuyết, bài học kinh nghiệm chính sách trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu và nội dung các chính sách mới. Báo cáo phản biện và đánh giá chính sách: được tiến hành khách quan và độc lập để giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để so sánh, lựa chọn và điều chỉnh chính sách. Diễn đàn và trang tin điện tử chính sách công khai về ý tưởng và giải pháp chính sách để mọi đối tượng tham gia góp ý, đề xuất, nhận xét về chính sách. - Lâu dài: Mô hình phân tích chính sách và mô hình kinh tế mô phỏng kết cấu và hoạt động của ngành, bao gồm các ngành hàng chính trên từng vùng sinh thái để phân tích tác động của chính sách trong ngành, chính sách vĩ mô hoặc chính sách thương mại hội nhập. 4. Quản lý tài nguyên và môi trường: - Trước mắt: Nghiên cứu chuyên đề để cung cấp cơ sở khoa học xây dựng chính sách. - Lâu dài: Trang tin điện tử và diễn đàn chính sách về quản lý tài nguyên môi trường: tạo cơ chế trao đổi thông tin, đề đạt ý kiến trực tuyến giữa các đối tượng khác nhau và người lập chính sách. Mô hình phân tích tác động chính sách mô phỏng các phương án chính sách quản lý tài nguyên môi trường đối với các đối tượng khác nhau. I.1.7. Các đề tài đã và đang nghiên cứu Hình I.8 I.1.8. Các dự án hợp tác quốc tế đang thực hiện: Chương trình Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn (ARD SPS) do Đan Mạch tài trợ (230 triệu Curon Đan Mạch, thực hiện trong 5 năm: 2007-2012) Nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách và hỗ trợ phát triển DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp do Tây Ban Nha tài trợ (2007: 200.000 EUR, 2009-2010: dự kiến 1,9 triệu EUR) Thông tin thị trường nông sản CIDA VAMIP do Canada tài trợ cho cơ sở phía Nam (4,2 triệu USD từ 2006 đến 2010). Dự án FORD cho Trung tâm tư vấn Chính sách về Hỗ trợ tăng cường năng lực để đổi mới Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (280.000 USD cho 2 năm 2007-2009) Với các đối tác ở nhiều nơi trên thế giới:Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Úc, Đan Mạch, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Canada, Hoa kỳ, Cuba, Braxin,…. ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP I.2.1. Giới thiệu: I.2.1.1. Giới thiệu chung về Trung tâm tư vấn Chính sách Nông Nghiệp: Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn được thành lập theo Quyết định 2795/QĐ-BNN-TCCB, ngày 29/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; là tổ chức hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản có liên quan cùng với các Điều khoản của Điều lệ này. Trung tâm được phát triển theo mô hình “Trung tâm xuất sắc” thu hút các chuyên gia kinh tế chính sách được đào tạo từ các trường đại học có uy tín quốc tế đến làm việc. Trung tâm được tổ chức theo mô hình tự chịu trách nhiệm, cả về tổ chức, ngân sách, hợp tác quốc tế và xác định nhiệm vụ nhằm đảm bảo tính độc lập cao trong quá trình đưa ra kiến nghị và đánh giá tác động chính sách. Thế mạnh của Trung tâm tập trung vào hai lĩnh vực: Nghiên cứu, phân tích thị trường ngành hàng; Xây dựng, khai thác mô hình kinh tế mô phỏng phân tích chính sách. Trụ sở trung tâm: Số 7, lô 1C, khu đô thị Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (84.4)37868232 Fax: (84.4)37280489. I.2.1.2. Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ: - Nghiên cứu, phân tích và đánh giá chiến lược, chính sách, đánh giá hiệu quả các chương trình/dự án, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ: chuyển giao công nghệ, tham gia đào tạo, tổ chức hội thảo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. I.2.1.3. Mối quan hệ giữa Trung tâm và các Cơ quan: - Mối quan hệ giữa Trung tâm với Viện: Giám đốc Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Viện về mọi hoạt động của Trung tâm; Hàng năm Trung tâm có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính với Viện và chịu trách nhiệm kiểm toán của Bộ và cơ quan kiểm toán độc lập theo yêu cầu của dự án, đề tài; Viện hỗ trợ Trung tâm về đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; Hàng năm Viện giao cho Trung tâm thực hiện các hoạt động sự nghiệp (đề tài, dự án nghiên cứu); Trung tâm lên kế hoạch nhu cầu biên chế và trình Viện. Viện duyệt và phân bổ chỉ tiêu, tổ chức tuyển dụng cho Trung tâm; Đối với quỹ lương biên chế và kinh phí hoạt động thường xuyên, Trung tâm lập kế hoạch xin ngân sách và nhận khoán 3 năm một lần phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Trung tâm; Hoạt động các tổ chức đoàn, phụ nữ, công đoàn, Đảng của Trung tâm theo hoạt động đoàn thể chung của Viện. - Mối quan hệ giữa Trung tâm với các cơ quan quản lý nhà nước: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội (chế độ báo cáo định kỳ; báo cáo khi có thay đổi bổ sung về Điều lệ, nhân lực, trụ sở; công tác thanh tra và kiểm tra) và các cơ quan có chức năng có liên quan. - Mối quan hệ giữa Trung tâm và các Trung tâm khác của Viện: Trung tâm là 1 trong 4 đơn vị trực thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông Nghiệp và Nông thôn của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Có 3 Trung tâm ngang nó là: Trung tâm thông tin phát triển nông thôn (AGROINFO): Sản phẩm thông tin của Trung tâm có giá trị cao nhờ dựa vào kết quả nghiên cứu của các Bộ môn, trung tâm trong Viện. Là cơ quan cung cấp dịch vụ công, ngân sách của Trung tâm được đóng góp bởi nhà nước và người sử dụng tin. Trung tâm phát triển nông thôn (RUDEC): Trung tâm phát huy lợi thế quan trọng là bám sát địa bàn nghiên cứu tại địa phương, tiếp thu được sức sáng tạo và hiểu biết nhu cầu thiết thực của nông dân và các tác nhân nông thôn. Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nắm vững các phương pháp nghiên cứu xã hội học, kinh tế thể chế và hệ thống nông nghiệp. Cơ sở phía Nam (SOIPSARD): Cơ sở phía Nam là đơn vị đại diện cho Viện tại các tỉnh phía Nam, có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, hoạt động như một phân Viện với chức năng nghiên cứu, thông tin và tư vấn. Ngoài các nhiệm vụ chung, Cơ sở phía Nam tập trung nghiên cứu các ngành hàng có lợi thế ở phía Nam. I.2.2.Tổ chức bộ máy của Trung tâm: I.2.2.1. Cơ cấu tổ chức: Hiện nay trung tâm có khoảng 40 người, trung bình có khoảng 10 người/phòng. Trung tâm có Ban lãnh đạo(gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám đốc), 3 phòng chức năng (Phòng Hành chính, Phòng Tài chính, phòng Hợp tác quốc tế); 4 phòng nghiên cứu (Phòng Nghiên cứu kinh tế nông sản,Phòng Nghiên cứu kinh tế xã hội nông thôn, Phòng Nghiên cứu sử dụng nguồn lực bền vững, Phòng Mô hình kinh tế vĩ mô và hội nhập); 2 Ban cố vấn (Ban cố vấn trong nước và Ban cố vấn quốc tế) I.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: I.2.3.1. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm: - Chức năng: Trung tâm có chức năng nghiên cứu, tư vấn một cách độc lập, tham gia đào tạo các vấn đề về chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Nhiệm vụ: Độc lập nghiên cứu, thẩm định, đánh giá các chính sách, đề án đầu tư, phương án quy hoạch, dự án phát triển liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyển giao công nghệ và làm dịch vụ tư vấn về: phát triển thị trường và ngành hàng; quản lý sử dụng tài nguyên, môi trường; phát triển nông thôn; chính sách chiến lược. Tập huấn kỹ năng phân tích chính sách kinh tế - xã hội, phân tích kinh tế, xây dựng mô hình, hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực NN&PTNT. Hợp tác nghiên cứu, tham gia đào tạo và trao đổi học thuật với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tham gia công tác thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quản lý tổ chức, kinh phí, tài sản và các nguồn lực được giao. Thực hiện các chế độ chính sách với viên chức và người lao động. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện giao. - Quyền hạn: Trung tâm tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ về việc Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Cụ thể: Ký kết hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm. Tư vấn các hợp đồng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Trung tâm. Liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trong các hoạt động chuyên môn của Trung tâm và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Trực tiếp mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào làm việc với Trung tâm và cử cán bộ ra nước ngoài công tác. Quyết định đầu tư phát triển từ vốn vay, vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Trung tâm. Thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Trung tâm và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. I.2.3.2. Chức năng quyền hạn của các phòng ban của Trung tâm: - Các phòng chức năng: Phòng Hành chính: Hỗ trợ các phòng xây dựng, theo dõi và giám sát các chương trình, kế hoạch công tác, đề tài nghiên cứu, dự án, dự án phát triển của Trung tâm; Quản lý tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Trung tâm; Hỗ trợ Lãnh đạo Trung tâm trong công tác tổ chức và quản lý nhân sự bao gồm: quy hoạch và tuyển dụng, quản lý cán bộ, nhân viên, quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên, xét thưởng và khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên và các công tác khác trong tổ chức và quản lý cán bộ; Cùng với phòng Tài chính, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên của Trung tâm theo quy định pháp luật; Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Trung tâm; Quản lý công tác văn thư, lưu trữ và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp, hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo của Trung tâm; Điều phối, đôn đốc các hoạt động khác của Trung tâm. Phòng Tài chính: Đảm bảo hoạt động tài chính - kế toán của Trung tâm theo đúng quy định pháp luật và Quy chế quản lý tài chính nội bộ của Trung tâm; Cùng với phòng Hành chính, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên của Trung tâm theo đúng quy định pháp luật; Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán Phòng Hợp tác Quốc tế (HTQT): Theo dõi, các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế của Trung tâm; Tham gia xây dựng các chương trình, dự án, nghiên cứu trong nước và quốc tế; Làm đầu mối và điều phối, đôn đốc hoạt động đối ngoại; Quản lý, làm thủ tục và theo dõi các cán bộ, nhân viên được cử tham gia/tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế, các khóa đào tạo, tập huấn dài hạn và ngắn hạn ở trong và ngoài nước; Đưa đón chuyên gia, làm thủ tục ra vào cho các chuyên gia; Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo và hỗ trợ các hoạt động tư vấn khác của Trung tâm. - Các phòng nghiên cứu : Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm và Viện giao theo các lĩnh vực chuyên môn của phòng, chất lượng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 2000-9001,cụ thể: Phòng Nghiên cứu Kinh tế nông sản: nghiên cứu, phân tích cung cầu các ngành hàng nông sản (phân tích hàm cung, hàm cầu, cân bằng cung cầu, khả năng cạnh tranh, kênh phân phối, thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng...của các mặt hàng nông sản) Phòng Nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn: nghiên cứu, phân tích kinh tế - xã hội nông thôn (đói nghèo, việc làm, thu nhập, đất đai, công nghiệp hoá nông thôn, ngành nghề nông thôn, môi trường kinh doanh và các tổ chức nông thôn...) Phòng Nghiên cứu sử dụng nguồn lực bền vững: nghiên cứu, phân tích chính sách sử dụng nguồn lực bền vững (cân bằng sinh thái, tác động môi trường, hiệu quả sử dụng nguồn lực...) Phòng Mô hình, kinh tế vĩ mô và hội nhập: nghiên cứu, phân tích chính sách ngành, liên ngành và liên vùng - Ban cố vấn: Ban cố vấn trong nước: Giúp Trung tâm xây dựng chiến lược, các định hướng phát triển; Giúp Trung tâm xây dựng các định hướng nghiên cứu; Giúp xây dựng các mối quan hệ giữa Trung tâm với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực chính sách, chiến lược; Giúp Trung tâm quảng bá thành quả nghiên cứu, nâng cao uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách nông nghiệp. Ban cố vấn quốc tế: Giúp Viện và Trung tâm xây dựng mối quan hệ với các tổ chức cá nhân nghiên cứu và đào tạo về chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; Tư vấn cho Trung tâm về định hướng quản lý khoa học và chiến lược phát triển; Hỗ trợ Viện và Trung tâm về phương pháp nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cập nhật thông tin; Hỗ trợ tuyên truyền, giới thiệu Viện và Trung tâm, góp phần nâng cao vị trí của Viện và Trung tâm trong và ngoài nước. I.2.3.3. Trách nhiệm và quyền hạn của Cán bộ công nhân viên của Trung tâm: * Trách nhiệm và quyền hạn của Ban lãnh đạo Trung tâm: Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc Trung tâm: Giám đốc Trung tâm quản lý mọi hoạt động của Trung tâm, có bằng tiến sỹ, có trình độ chuyên môn cao và khả năng điều hành công việc, có trên 5 năm kinh nghiệm công tác. Giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ : Hoạch định kế hoạch, chiến lược, định hướng nghiên cứu dài hạn; Điều phối và liên kết các hoạt động giữa Trung tâm với Viện, Bộ và các đơn vị khác; Thay mặt Trung tâm thực hiện các hoạt động đối ngoại, huy động kinh phí hoạt động cho Trung tâm...Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm theo các quy định của pháp luật, điều lệ Viện và điều lệ này, thực hiện quyền hạn được phân cấp theo quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập, tạo điều kiện phát huy dân chủ cơ sở. Trách nhiệm và quyền hạn của các Phó giám đốc: Phó giám đốc là người có bằng thạc sỹ trở lên về lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế hoặc nông nghiệp, phát triển nông thôn; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm; có khả năng quản lý, tổ chức, triển khai các hoạt động đấu thầu nghiên cứu; hợp đồng dịch vụ khoa học và tổ chức triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu. Giúp Giám đốc quản lý và điều hành Trung tâm, phụ trách những mặt công tác được phân công, quyết định những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao. Thay mặt giám đốc quản lý và điều hành Trung tâm khi Giám đốc vắng mặt và được Giám đốc uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. * Trách nhiệm và quyền hạn của các trưởng phòng: Trưởng phòng Hành chính có trình độ thạc sỹ trở lên, thông thạo tiếng Anh, có nhiệm vụ hỗ trợ quản lý các công việc của Trung tâm, có từ 3 năm kinh nghiêm trở lên. Trưởng phòng Hợp tác quốc tế có trình độ đại học trở lên, thông thạo Tiếng Anh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực HTQT. Kế toán trưởng: Phụ trách các hoạt động kế toán của Trung tâm, có đủ các yêu cầu cần thiết của kế toán trưởng theo qui định của Nhà nước. Các Trưởng phòng nghiên cứu có trình độ tiến sĩ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác, thông thạo tiếng Anh. Các trưởng phòng do Giám đốc Trung tâm quyết định và có trách nhiệm và quyền hạn sau: Quản lý và điều hành công việc của Phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của Phòng; Căn cứ vào nhiệm vụ của Phòng, xác định các loại công việc chính của Phòng, lập quy trình thực hiện nghiệp vụ và xây dựng kế hoạch thực hiện;Xác định hướng nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đấu thầu, quản lý, tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu, tư vấn và đào tạo, xây dựng quy trình công nghệ, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ của Phòng; Đề xuất tuyển chọn, phân công, hướng dẫn cán bộ của Phòng thực hiện công tác chuyên môn theo nhiệm vụ và quy trình kỹ thuật; chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của đơn vị, quản lý và định kỳ đánh giá cán bộ. * Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức, người lao động: Trách nhiệm: Chấp hành sự phân công, điều động công tác của lãnh đạo theo yêu cầu công việc và đáp ứng quy trình nghiên cứu, quy trình nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng chất lượng và thời hạn; Báo cáo kết quả công việc và đề xuất các kiến nghị với lãnh đạo Phòng và Trung tâm; nếu được cử đi học phải có trách nhiệm hoàn thành chương trình học tập và trở về đơn vị làm việc; Có trách nhiệm bảo vệ tài sản vật chất và trí tuệ của đơn vị, thực hiện đúng các qui định, qui chế của đơn vị và pháp luật nhà nước; Các cán bộ nghiên cứu, dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng, chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu, tư vấn và đào tạo được giao; Các cán bộ không hoàn thành công việc hoặc vi phạm kỷ luật sẽ chịu các hình thức kỷ luật theo quy định của Trung tâm. Quyền lợi: Tuyển dụng, lựa chọn một cách khoa học, công khai và cạnh tranh; ưu tiên những người có trình độ chuyên môn cao; Hưởng các quyền lợi vật chất, được bố trí và đề bạt căn cứ vào năng lực và hiệu quả công việc, theo đúng quy trình và tiêu chí được đánh giá một cách công khai và khách quan; Tham gia đào tạo và giảng dạy (theo quy định), cụ thể: Các cán bộ xuất sắc của Trung tâm được hưởng học bổng đào tạo dài hạn trong và ngoài nước; Các cán bộ của Trung tâm được thường xuyên tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn; Các cán bộ chủ chốt của Trung tâm được xây dựng giáo trình và giảng dạy ở các trường đại học; Các cán bộ giỏi bên ngoài Trung tâm được hỗ trợ tham gia nghiên cứu và đào tạo tại Viện; Xuất bản các sản phẩm nghiên cứu (theo quy định); Tiếp cận các nguồn thông tin của Trung tâm; Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng hoặc điều chuyển, các cán bộ biên chế chính thức và hợp đồng dài hạn được hưởng chế độ bồi thường theo quy định của Nhà nước. I.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Tài sản của Trung tâm được xây dựng từ các nguồn do nhà nước giao, tự mua, từ quà tặng và từ tài sản của các dự án khi kết thúc bàn giao lại. Trung tâm thực hiện chế độ quản lí tài sản theo qui định của nhà nước đối với các cơ sở nghiên cứu hạch toán độc lập. Mọi tài sản được sử dụng đúng chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được giao. - Nguồn tài chính: CAP là đơn vị đi đầu chuyển đổi sang Nghị định 115( tức tự chủ tài chính). Các nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm gồm có: Kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước do Viện, Bộ giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp theo mức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định; Các nguồn kinh phí khác (nếu có). Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, bao gồm: Thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ; Thu từ hợp đồng chuyển giao công nghệ; Thu sự nghiệp khác (nếu có). Các nguồn kinh phí khác, bao gồm: Vốn khấu hao tài sản cố định; Vốn huy động của các cá nhân, vốn vay của các tổ chức tín dụng; Vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước (theo quy định); Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có). - Sử dụng kinh phí: Trung tâm được quyền chủ động về tài chính, huy động các nguồn kinh phí và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn tài chính theo qui định nhà nước và qui chế chi tiêu nội bộ. Các khoản chi kinh phí của Trung tâm như sau: Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước theo hình thức khoán chi trên cơ sở hợp đồng kí kết với các cơ quan giao nhiệm vụ Chi tiền lương, thưởng: Trung tâm đảm bảo chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động tối thiểu bằng các qui định nhà nước về ngạch lương, bậc lương và chức vụ. Chi quản lý Hành chính, mua sắm, sửa chữa thường xuyên, máy móc thiết bị … Dự toán, kiểm toán, quyết toán: hoạt động dự toán, quyết toán và kiểm toán của Trung tâm được thực hiện theo các qui định nhà nước. - Phương án phân bổ lãi và xử l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21778.doc
Tài liệu liên quan