MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi hoàn thành chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1991-2000, Đại hội IX quyết định thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 10 năm đầu của thế kỉ XXI – Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Định hướng của quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn này là tạo xây dựng nền tảng vững chắc cho một nước công nghiệp, có vị trí
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện chiến lược phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xứng đáng trên trường quốc tế và khu vực, với tầm nhìn chiến lược trở thành nước công nghiệp hiện đại và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong đó con người là trung tâm. Để tạo động lực phát triển, nhanh chóng “cất cánh”, với sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thật sự trở thành một nước công nghiệp hiện đại như chiến lược đề ra trong điều kiện dưới các tác động của tiến trình toàn cầu hóa cùng sự khan hiếm về nguồn lực hiện nay, ngoài xây dựng bản quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội cũng như các bản quy hoạch của từng vùng từng ngành lĩnh vực hợp lý tạo tiền đề cơ sở vật chất cho sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm tạo bước đột phá thực sự trở thành cực tăng trưởng của vùng kinh tế là động lực lôi kéo các vùng kinh tế xung quanh phát triển theo.
Tuy nhiên, để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh đi đôi với công bằng xã hội giữa các vùng miền đặc biệt là làm tăng hiệu ứng lan tỏa giảm hiệu ứng phân cực ở các cực tăng trưởng, phát hiện các mâu thuẫn nảy sinh, điều chỉnh, hài hòa các mục đích và lợi ích của các quy hoạch giữa các vùng, ngành, các lĩnh vực...sao cho đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất là yêu cầu tất yếu đặt ra. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các vùng ngày nhiều đòi hỏi công tác quy hoạch các vùng miền hợp lý đúng tiến độ tạo kiện tiền đề cho việc thu hút vốn đầu tư ban đầu tạo sức bật cho vùng kinh tế đó trong tương lai. Đây cũng làm mâu thuẫn về lợi ích giữa quy hoạch các vùng miền cũng như các ngành các lĩnh vực càng trở nên gay gắt cần có sự can thiệp đúng lúc và hơp lý của nhà nước.
Để các vùng kinh tế trọng điểm có sức lan tỏa lớn thực sự kéo các khu vực lân cận phát triển theo, ngoài các chính sách quy hoạch hợp lý giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực còn cần có sự phối hợp ăn khớp giữa các quy hoạch cũng như rà soát điều chỉnh kịp thời những sai lệch phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các quy hoạch không chồng chéo cản trở lẫn nhau đi đúng tiến độ, đạt hiệu quả lâu dài... Công tác điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Được thực tập tại Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới sự hướng dẫn tận tình của Cô Giáo TS. Phan Thị Nhiệm và sự nhiệt tình chỉ bảo của các bác và các anh chị Văn phòng Ban Chỉ đạo, em đã phần nào hiểu được cơ cấu, nhiệm vụ, chức năng các phòng ban ở Viện Chiến lược phát triển đặc biệt là Văn Phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Báo cáo thực tập tổng hợp này tổng hợp những nhận thức của em về Viện Chiến lược phát triển và Văn phòng Ban chỉ đạo phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của thầy giáo và người hướng dẫn thực tập để bản báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn Cô giáo TS. Phan Thị Nhiệm và – người hướng dẫn thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Phần I:VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
I. Chức năng nhiệm vụ bộ máy của Viện chiến lược phát triển
1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành phát triển của Viện Chiến lược phát triển
Viện Chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn (a) và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế (b). Qúa trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện Chiến lược phát triển hiện nay như sau:
Năm 1964:
a. thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn.
b. Thành lập Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế.
Năm 1974:(b) Thành lập Viện Phân vùng và quy hoạch.
Năm 1983: (a) Thành lập Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do vị trí chức năng và nhiệm vụ của Viện, cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp vụ phụ trách các Ban và Văn phòng Viện.
Năm 1986: (b) Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện Phân bố lực lượng sản suất.
Năm 1988: Giải thể Viện Nghiên cứu kế hoach dài hạn dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản xuất. Thành lập Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Năm 1994: Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương Tổng cục loại I).
Năm 2003: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 232/2003/QD-TTg ngày 13/11/2003 Viện Chiến lược phát triển là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tếm – xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
2.Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển
2.1. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.2. Gíup Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược,quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cà nước đã được phê duyệt, theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ.
2.3. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.4. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật.
2.5. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2.6. Phân tích, tổng hợp dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2.7.Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trường Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.8. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật.
2.9. Quản lý tổ chức bộ máy,cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức bộ máy của Viện Chiến lược phát triển
3.1. Lãnh đạo viện
Viện Chiến lược phát triển có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Thủ tướng Chính Phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện Chiên lược phát triển.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được phân công.
3.2. Cơ cấu tổ chức của viện
Hiện nay Viện có 2 phó Gíao sư, tiến sỹ có 22, 18 thạc sỹ và 76 cử nhân. Viện chiến lược phát triển có Hội đồng khoa học và 10 đơn vị trực thuộc: Ban tổng hợp, Ban dự báo, Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, Ban Nghiên cứu phát triển vùng, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng, Trung tâm thông tin dữ liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miến Nam và văn phòng. Năm 2004, dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển thành lập thêm 1 văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng trọng điểm. Các phòng ban trong Viện Chiến lược hoạt động có các chức năng nhiệm vụ riêng:
3.2.1. Hội đồng khoa học: hội đồng khoa học và tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Viện,
3.2.2. Ban tổng hợp: nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo về Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô, đầu mối tổng hợp, tham mưu về các vấn đề chung liên quan đến quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước.
3.2.3. Ban dự báo: Phân tích, tổng hợp, dự báo, về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường, liên kết quốc của thế giới và các biến động kinh tế - xã hội trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam.
3.2.4.Ban nghiên cứu và phát triển sản xuất: nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp trên phạm vi cả nước và vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành sản xuất.
3.2.5. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ: nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ.
3.2.6. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và Các vấn đề xã hội: nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ, xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
3.2.7. Ban Nghiên cứu phát triển vùng: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, và xây dựng các đề án chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ (trong đó có các vùng kinh tế- xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế, các tam giác phát triển, các vùng khó khăn, vùng ven biển và hải đảo). Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề có liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng lãnh thổ, tỉnh. Xây dựng hệ thống các bản đồ quy hoạch phục vụ công tác lập quy hoạch.
3.2.8. Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng châu thổ. Đầu mối tham mưu các vấn đề về quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan.
3.2.9.Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam: Đầu mối nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ở Nam Bộ, tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển cho các tỉnh ở Nam Bộ. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh và vùng ở Nam Bộ. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển theo phân công. Tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch phát triển cho các tỉnh, các ngành ở Nam Bộ. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam có 4 phòng: phòng nghiên cứu Đông Nam Bộ, Phòng Nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long, Phòng nghiên cứu tổng hợp và thông tin, bản đồ phòng hành chính.
3.2.10. Trung tâm thông tin dữ liệu, đào tạo và tư vấn phát triển: Tổ chức đào tạo cán bộ trình độ tiến sỹ về các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các ngành, các địa phương. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (đối với cả trong nước và quốc tế). Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển. Trung tâm thông tin tư liệu, Đào tạo và tư vấn phát triển có 4 phòng: Phòng Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Phòng Tư vấn phát triển, Phòng Thông tin tư liệu và phòng hành chính quản trị.
3.2.11.Văn phòng Ban Chỉ đạo: bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (gọi tắt là Ban Chỉ Đạo) phát hiện vấn đề cần điều phối, phối hợp cùng các Bộ, ngành, các địa phương trao đổi, thoả thuận giải quyết và trình cấp trên cho ý kiến quyết định.
3.2.12. Văn phòng: Tổng hợp, xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và quản lý khoa học của Viện. Thực hiện các công tác tổ chức và nhân sự, hành chính, quản trị, thư viện, tư liệu, lưu trữ và lễ tân, quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Viện. Đầu mối tổ chức thực hiện các công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện. Văn phòng Viện có 4 phòng: Phòng Hành chính, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài vụ và phòng quản trị và quản lý xe.
II. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của Viện
1. Những thành tựu chủ yếu của Viện
1.1. Trong nước
1.1.1. Về nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược đã chủ trì xây dựng Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-1990 và Đại hội lần thứ VI của Đảng.
Tham gia nghiên cứu và xây dựng “Chiến lược ổn định và phát triển Kinh tế - xã hội đến năm 2000” năm 1988 và trình Đại hội VII thông qua năm 1991,Viện Chiến lược xây dựng và trình đại hội IX thông qua chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu thế kỷ XXI: chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiêp”
Từ năm 2001 đến nay, sau khi Đại hội IX thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, Viện Chiến lược phát triển chủ trì triển khai xây dựng các chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện nghị quyết Đại hội IX, chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai thực hiện chiến lược. Viện còn chủ trì phối hợp triển khai nghiên cứu một số đề án báo cáo có tính chiến lược về phương hướng phát triển Kinh tế Xã hội các vùng miền, các khu kinh tế có ý nghĩa động lực cho các nước, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt nam đến năm 2020, triển khai công tác nghiên cứu các căn cứ khoa học quan trọng phục vụ việc lựa chọn chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2010-2020, tham gia các tổ chuẩn bị văn kiện Đại hội X.
1.1.2. Về nghiên cứu Quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện đã phối hợp với các bộ có liên quan hướng dẫn hỗ trợ các tỉnh thành phố trực thuộc TW phát triển chủ trì xử lý tổng hợp và triển khai xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 theo sự chỉ đạo phát triển kinh tế theo lãnh thổ của chính phủ và xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Viện đã nghiên cứu định hướng và Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt nam năm 2000”, Viện đã xây dựng quy hoạch cho 9 ngành sản phẩm đến năm 2000 và 2010, quy hoạch công nghiệp và kết cấu hạ tầng của cả nước thời kỳ 1996-2010, triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn và 3 vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển.
Chủ trì các đề án phát triển kinh tế xã hội các vùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, huyện đảo phú Quốc, Côn Đảo, khu vực vịnh Cam Ranh, khu vực vịnh Văn phong.
Năm 2001 đến nay, Viện tiếp tục triển khai công tác quy hoạch theo chỉ thị 32/1998/CT – TTg, Viện Chiến lược cùng các bộ ngành, các tỉnh thành phố trực thuộc TW hoàn thành nhiều dự án xây dựng mới hoặc rà soát điều chỉnh quy hoạch, trong đó có báo cáo tổng hợp xây dựng các vùng kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010, phuơng hưóng phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 3 vùng kinh tế trọng điểm. Viện giúp các tỉnh thành phố thực hiện và rà soát các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.1.3. Nghiên cứu khoa học
Chủ trì các chương trình khoa học cấp Nhà nước 70-01, 70A và nhiều đề tài cấp Nhà nứơc, cấp Bộ.
Từ năm 2000-2005, Viện Chiến lược đã triển khai 59 đề tài nghiên cứu bao gồm 4 đề tài thuộc công trình trọng điểm cấp nhà nước (trong đó có KC-08, KC-09 và KX-02), 45 đề tài cấp Bộ và 10 đề tài cấp Viện, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế và quy hoạch phát triển ở Việt Nam.
Bên cạnh đó Viện còn trao đổi thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch.
1.2. Ngoài nước
Viện có quan hệ hợp tác với các cơ quan, Viện nghiên cứu của nhiều nước và tổ chức quốc tế:
Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP).
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO).
Trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc (UNCRD).
Ngân hành phát triển châu Á (ADB): Nghiên cứu quy hoạch về năng lượng, chiến lược phát triển miền Trung Việt Nam, nghiên cứu về phát triển bền vững và xoá đói giảm nghẹo vùng Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): Nghiên cứu quy hoạch 4 tỉnh miền Trung, Khu đô thị mới Hoà Lạc – Xuân Mai.
Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA): tăng cường năng lực nghiên cứu quy hoạch và quản lý vùng biển và ven biển, nghiên cứu một số đề án kinh tế vĩ mô…
viện phát triển quốc tế Harvard ( HIID) của Mỹ: nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
Viện phát triển Hàn quốc ( KDI): tăng cường năng lực nghiên cứu chiến lược và dự báo kinh tế chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam.
Cơ quan quy hoạch lãnh thổ và hoạt động vùng ( DATAR) của Pháp: nghiên cứu quy hoạch vùng.
Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) của Canada: nghiên cứu quản lý phát triển vùng ở Việt Nam.
Quỹ NIPPON ( Nhật Bản ) và Viện nghiên cứu Nhật Bản ( JRI): nâng cao năng lực dự báo kinh tế của Việt Nam.
Trường Đại học kinh tế Stôckom (SSE) của Thụy Điển: nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, đầu tư và phát triển nông thôn.
Trường đại học Thammasat Thái Lan: nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cán bộ.
Quỹ hòa bình Sasakawa ( SPF) Nhật Bản: nghiên cứu kinh tế thị trường, đào tạo cán bộ và liên kết mô hình dự báo kinh tế Việt Nam – ASEAN.
Qũy Hanns Seidel ( CHLB Đức ): nghiên cứu về cải cách kinh tế.
Quỹ động vật hoang dã ( WWF): nghiên cứu về môi trường.
Hiệp hội phát triển trao đổi công nghệ, kinh tế và tài chính (ADETEF) Pháp về Diễn đàn kinh tế, tài chính để đối thoại và trao đổi giữa Việt nam và Pháp.
Và các tổ chức khoa học khác ở các nước...
Viện còn hợp tác với Lào, Campuchia cùng các bộ ngành liên quan tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kì 1991-2000.
Viện giúp Uỷ ban kế hoạch nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Laos xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Laos, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và quy hoạch các tỉnh Khăm Muộn, Viêng Chăn, thành phố Viêng chăn.
Phần II: VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU PHỐI PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM.
I. Chức năng nhiệm vụ bộ máy của Văn phòng ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm:
1. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành phát triển của Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm:
Ngày 18/02/2004 thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 20/2004/QD-TTg ra về việc thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Tổ chức điều phối không phải là một cấp quản lý, không ra quyết định hành chính, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chính phủ phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát triển có hiệu quả các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát triển có hiệu quả các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Cơ cấu của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm.
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo theo nguyên tắc: thành lập Văn phòng ban chỉ đạo bao gồm: Chánh Văn phòng, 1 phó Chánh văn phòng và một số cán bộ chuyên trách theo dõi các vùng KTTD thuộc biên chế Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 29/11/2004, Chính Phủ ra công văn số 1808/CP-ĐP về việc ủy quyền và triển khai quyết định số 20/2004/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngày 03/20/2004 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phó trưởng ban thường trực chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm số 1384/QD- BKH về việc thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ( Văn phòng Ban chỉ đạo) thực hiện chức năng tổng hợp, điều phối các hoạt động của các thành viên thuộc Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm theo chương trình, kế hoạch làm việc, tư vấn và tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong việc phối hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Ngày 26/8/2005 phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ký quyết định quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo số 837/QD- BKH Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Văn phòng Ban Chỉ đạo có địa điểm làm việc tại Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư 65 Văn Miếu- HN.
2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Ban Chỉ Đạo
Căn cứ vào điều 2 quyết định số 1384/QD- BKH nêu rõ nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Ban Chỉ đạo như sau:
Xây dựng chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Làm đầu mối theo dõi tổng hợp, phối hợp đề xuất các vấn đề cụ thể cần tiến hành trong từng thời kỳ, trên từng vùng về các nội dung phối hợp quy định tại điều 6 mục b của Quyết định số 20/2004/ QD- TTg.
Giúp Trưởng ban và Phó trưởng ban thường trực tổ chức phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, đôn đốc các Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình hành động của các thành viên và Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương, chương trình, kế hoạch công tác đã được Ban Chỉ đạo thông qua và Trưởng ban Chỉ đạo phân công.
Chuẩn bị tài liệu, nội dung, chương trình cho các cuộc họp, các hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo, các báo cáo của Ban Chỉ đạo trình Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển và phối hợp phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.
Xây dựng và trình Ban Chỉ đạo các cơ chế điều hành, cơ chế phối hợp chung của các Bộ, ngành, và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng kinh tế trọng điểm ( trên cơ sở tuân theo và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng, các chính sách của Đảng và Nhà nước ) đối với từng lĩnh vực cụ thể.
Làm đầu mối phối hợp với các Tổ điều phối của các Bộ, ngành, địa phương, các Cục, Vụ, Viện, thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng hợp những hoạt động và xử lý các thông tin có liên quan đến việc điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trình Ban Chỉ đạo.
Chủ trì và làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và vận dụng các đề án phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế trọng điểm và các hành lang kinh tế có liên quan tới các vùng kinh tế trọng điểm, các đề án liên quan đến cơ chế phối hợp và cơ chế, chính sách phát triển về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, môi trường, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, đối ngoại, liên kết vùng...đối với các vùng kinh tế trọng điểm để phục vụ công tác điều phối.
Xây dựng kế hoạch công tác của Văn phòng Ban Chỉ đạo và dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phê duyệt.
Quản lý tài sản được giao của Văn phòng Ban Chỉ đạo theo đúng các quy định Nhà nước.
Là đầu mối được tiếp nhận: Các văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, các văn bản của các Bộ, ngành, địa phương liên quan dến các vùng kinh tế trọng điểm. các văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban và Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực liên quan đến điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo giao.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động vủa Văn phòng Ban Chỉ đạo
Văn phòng ban chỉ đạo gồm có Chánh Văn phòng ( cấp Vụ trưởng ) 01 Phó Chánh Văn phòng ( cấp Phó Vụ trưởng ) kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Một số cán bộ chuyên trách và kiêm nghiệm thuộc biên chế của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sử dụng con dấu của Viện Chiến lược phát triển để giao dịch công tác và được bố trí 01 xe ô tô làm phương tiện đi lại, các trang thiết bị văn phòng cần thiết phục vụ công tác.
Văn phòng Ban Chỉ đạo được sử dụng tài khoản và bộ máy tài vụ của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng Ban Chỉ đạo phối hợp với Viện Chiến lược phát triển lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
II. Tình hình thực hiện công tác điều phối các vùng kinh tế trọng điểm năm 2008.
Nhìn lại một năm qua công tác điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ( KTTĐ) đã thu được những kết quả thiết thực, đồng thời cũng còn nhiều vấn đề phải được rút kinh nghiệm và có biện pháp cụ thể hơn để thúc đẩy công tác điều phối và làm cho việc điều phối có hiệu quả và hiệu lực.
1. Những kết quả chủ yếu.
1.1. trong thời gian qua công tác điều phối đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các vùng kinh tế trọng điểm.
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh trong nước liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo công tác chỉ đạo điều phối đã thực hiện nhiều công việc, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất cần thiết để các vùng KTTĐ phát triển nhanh, thể hiện được vai trò động lực đối với sự phát triển chung của cả nước. Điều đó được thể hiện ở những điểm quan trọng dưới đây:
- Các vùng KTTĐ vẫn có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước. Giai đoạn 2001-2005 đạt mức 11.7% (cả nước 7,5%); năm 2006 đạt 13,2% (cả nước 8,2%); năm 2007 đạt trên 13% (cả nước 8,5%) và năm 2008 ước 12,5% ( cả nước 6,5-7%).
- GDP bình quân đầu người cũng tăng theo các năm và ở mức độ cao: năm 2005 trong khi bình quân cả nước là 10,1 triệu đồng thì các vùng KTTĐ bình quân là 16,2 triệu, năm 2006 cả nước 11,6 triệu, các vùng KTTĐ đạt 20 triệu đồng, năm 2007 cả nước đạt khoảng 13,4 triệu đồng, các vùng KTTĐ đạt 21,9 triệu đồng; năm 2008 cả nước đạt khoảng 14 triệu đồng và các vùng KTTĐ khoảng 27 triệu đồng (tính theo giá hiện hành).
- Thu ngân sách của các vùng KTTĐ chiếm 86,4% cả nước (năm 2005), trên 86% (năm 2006), đạt 86% (năm 2007) và ước đạt 86,8% (năm 2008).
- Gía trị xuất khẩu của các vùng KTTĐ chiếm tỷ lệ lớn so với cả nước. Năm 2007 chiếm 87% và năm 2008 ước chiếm khoảng 88%.
Các khu kinh tế, khu công nghiệp của các vùng KTTĐ cũng chiếm tỷ trọng cao và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tính đến tháng 9 năm 2008, các vùng KTTĐ có 148 khu công nghiệp và khu chế xuất (cả nước có 194 khu) với tỷ lệ lấp đáy đạt trên 88%.
1.2. Việc hoạt động của công tác điều phối đã tạo điều kiện cho tính liên kết vùng, tỉnh từng bước chặt chẽ hơn.
Việc nối kết giao thông liên tỉnh trong các vùng KTTĐ và giữa vùng KTTĐ với xung quanh việc diễn ra tốt hơn, góp phần làm cho việc vận tải liên tỉnh, nhất là vận chuyển từ thành phố đi các nơi hay từ các tỉnh ra các cảng biển được thông suốt hơn.
Công tác bảo vệ môi trường cũng được nhận thức đúng đắn và các tỉnh đã chủ động và tích cực phối, kết hợp xử lý tình trạng ô nhiễm đối với một số dòng sông như sông Cầu, Nhuệ ở phía Bắc và sông Đồng Nai ở phía Nam. Các ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực các dòng sông trên đã từng bước hoạt động có hiệu quả.
Các tỉnh đã phối, kết hợp chặt chẽ hơn trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi tỉnh trong việc phát triển du lịch, nhất là các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung, miền Nam đã mang lại kết quả tốt cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm của nhiều địa phương.
Bước đầu chính quyền các tỉnh trong các vùng KTTĐ đã phối hợp với các Ban quản lý KCN đề xuất, hợp tác triển khai phương án đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho các khu công nghiệp.
1.3. Công tác điều phối đã được cải tiến và đi vào nền nếp.
Thực hiện kế hoạch đổi mới công tác điều phối, các cuộc họp giao ban Vùng đã thực hiện theo hình thức tổ chức trực tuyến (Hội nghị giao ban trực tuyến vùng KTTĐ phía Nam vào tháng 7 năm 2008, vùng KTTĐ miền trung vào tháng 9 năm 2008)
Văn phòng Ban Chỉ đạo đã chủ động tổ chức một số cuộc họp riêng với các tỉnh như Bà Rịa, Vũng Tàu, Đà Nẵng và các Bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – thương binh và xã hội theo các chuyên đề để giải quyết vướng mắc một cách kịp thời giữa các tình với nhau và giữa các Bộ, ngành với các địa phương về phát triển KCN, mạng thông tin liên lạc, dạy nghề,.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22771.doc