Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Xã Hội Học đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này , đặc biệt là thầy Hoàng Hinh, người đã chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình viết báo cáo .
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Tràng Đà , cũng như các bác, các cô , các chú ở xã Tràng đà đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập thực tế ở địa phương .
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm TS.Phạm Văn Quyết và tập thể lớ
10 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại UBND xã Tràng Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p K44 Xã Hội Học đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập .
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên trong khuôn khổ báo cáo còn có nhiều sai sót , em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô , các bạn và những người quan tâm .Em xin chân thành cảm ơn !
Phần I: Những vấn đề lý luận chung
I.Tính cấp thiết của đề tài :
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường . Dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước , cùng với sự tiếp cận ngày càng nhiều các th ành tựu khoa học trên thế giới đã tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ về các mặt kinh tế, văn hoá ,xã hội . Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định phương hướng đổi mới , phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp - hoá hiện đại hóa . Mà phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp- hoá hiện đại hoá thực chất là việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật , công nghệ , các cách thức làm mới để phát triển sản xuất nông nghịêp , nâng cao năng súât cây trồng,vật nuôi. Trong đó việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những yếu tố quyết định , đảm bảo sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn . Làm thế nào để đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp? ; các hộ gia đình nông nghiệp đã ứng dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi để có hiệu quả cao ? ..Đó là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm .
Thực tế cho thấy , ở nông thôn nước ta hiện nay nhiều hộ gia đình nông nghiệp đã tiếp thu và vận dụng những thành tựu , tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất , đặc biệt là họ đã biết cách sử dụng các loại giống mới, các cách làm mới trong trồng trọt và chăn nuôi , đem lại hiệu quả kinh tế cao , do vậy đời sống của người dân cũng phần nào được cải thiện . Xuất phát từ vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “Hộ gia đình đối với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp” để hoàn thiện cho báo cáo thực tập của mình .
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu :
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn. Trước khi ra đời những chính sách kinh tế mới (chưa diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VII), nền kinh tế nông thôn có tới 74% dân số làm nông nghiệp và thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tới 35% tổng số GDP thì vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là rất cần thiết . Sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước đã lôi cuốn sự tham gia của các cán bộ khoa học , các nhà quản lý trong việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách , đề xuất các giải pháp phù hợp và rút kinh nghiệm thực tiẽn nhằm xây dựng một nông thôn Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này , mỗi công trình nghiên cứu lại đề cập giải quyết một số vấn đề cụ thể của nông nghiệp nông thôn như : Thực trạng nghèo đói ;chuyển giao công nghệ ; đất đai …Ngoài ra còn có các chương trình xoá đói giảm nghèo , chương trình hỗ trợ kinh tế nông nghiệp Trong cuốn “Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam” do UNDP nghiên cứu có đề cập đến vấn đề người nghèo , “Vấn đề nghèo khổ ở Việt Nam” , “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”(NXB Chính trị Quốc gia ), “Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay” (NXb Tư tưỏng - Văn hoá ) ; rồi các hoạt động thực tế như Hội thảo khoa học “Nghị quyết TW4 -khoá 8 về vấn dề nông nghiệp nông thôn”…Các cuốn sách trên đã đề cập đến thực trạng xã hội kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp . Trong đề tài này , em kết hợp nghiên cứu các khía cạnh xã hội và kinh tế nông nghiệp nông thôn để làm rõ việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Phần giải pháp và khuyến nghị được đưa ra trên cơ sở thực tế , hy vọng đóng góp một vài ý kiến cho các cấp , các ngành quan tâm để có quyết sách phù hợp , nhằm tạo cho người dân nông thôn một hướng phát triển bền vững , lâu dài trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn .
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu :
Tràng Đà là một xã nằm ở ven ngoại phía bắc thị xã Tuyên Quang , tỉnh Tuyên Quang. Chạy dọc giữa xã là đường tỉnh lộ nối thị xã Tuyên Quang với các xã phía bắc huyện Yên Sơn , tỉnh Tuyên Quang (đi Tân Long , Xuân Vân , Kiến thiết )là con đường huyết mạch chạy qua trung tâm hành chính , thông tin , dịch vụ của xã . Xã Tràng Đà là một xã nông thôn ngoại thị xã Tuyên Quang có lợi thế lớn về vị trí dịa lý và giao thông . Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1342 ha ,trong đó , đất nông nghiệp là 257,99 ha . Gồm :Đất ruộng là 90 ha , đất vườn tạp là 92ha , đất lâm nghiệp có rừng 639ha , đất suối núi đá là 257,48ha , đất ở 43,43ha. Mật độ dân cư xã là 362 người /km2 với tổng số dân có 4672 người gồm 1193 hộ .Trong đó , số lao động nông nghiệp chiếm 36%. Bình quân đất nông nghiệp là 531m2 1khẩu ;đất ruộng lúa:350m2 /khẩu nông nghiệp ;đất vườn tạp :250m2 /khẩu nông nghiệp ; đất lâm nghiệp :660m2 /khẩu nông nghiệp . Như vậy có thể thấy đấ đai nông nghiệp ở TràngĐà không nhiều , mỗi nhân khẩu nông nghiệp chỉ có trên dưới 2,2sào , đất ruộng chỉ có 1,2 sào . Một số loại đất khác như đất vườn tạp , đất đồi rừng , đất đã trồng rừng thì không có hiệu quả lắm .
Xã có các dân tộc khác nhau như : dân tộc Kinh chiếm 955, dân tộc Tày , Nùng , Cao Lan chiếm 4,7%, dân tộc Hoa chiếm 0,3%.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp có 36% nhưng chủ yếu lao động nông nghiệp đơn thuần . Trình độ lao động không đồng đều , lao động có tay nghề, kỹ thuật chưa nhiều, hạn chế cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá .
Trong nhiều năm qua , Tràng Đà chưa nhận thức đầy đủ cũng như chưa có đủ điều kiện để khai thác phát triển . Kinh tế Tràng Đà vẫn chủ yếu do ngành nông lâm nghiệp đảm nhiệm . Do việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong xã diễn ra còn chậm , trong đó ngành trồng trọt và chăn nuôi chưa thực sự có hiệu quả cao do địa hình đất đai không thuận lợi , lũ lụt kéo dài , phân bón, thuỷ lợi , các phương tiện phục vụ cho sản xuất còn hạn chế . Vì thế mà xã còn nhiều vấn đề trắc trở , nan giải cần giải quyết và giúp đỡ.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của trồng trọt và chăn nuôi.
Đánh giá cách thức làm , kỹ năng của hộ gia đình trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp .
Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của các hộ gia đình khi làm theo hướng dẫn mới hoặc theo kinh nghiệm cũ .
Tìm giải pháp và nêu những khuyến nghị cho việc đưa khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
4.Đối tượng -khách thể -phạm vi nghiên cứu -mẫu nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu :
Các hộ gia đình làm nông nghiệp ở xã Tràng Đà , Tuyên Quang
4.2.đối tượng nghiên cứu :
Hộ gia đình với việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
Qua khảo sát các hộ gia đình nông thôn tại xã Tràng Đà, tỉnh Tuyên Quang (Phạm vi không gian khảo sát )
Khảo sát tại thời điểm tháng 9-2002 (phạm vi thời gian khảo sát )
4.4.Mẫu nghiên cứu :
Cơ cấu mẫu nghiên cứu gồm 306 mẫu ngẫu nhiên phân bố đều cho 17xóm trên địa bàn xã Tràng Đà.
5.Giả thuyết nghiên cứu :
Người dân xã Tràng Đà sử dụng giống mới , làm theo các hướng dẫn mới , sử dụng các thiết bị máy móc trong các khâu của trồng trọt và chăn nuôi .
Việc áp dụng khoa học công nghệ của người dân phụ thuộc vào trình độ học vấn .
Các tổ chức xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc đưa những cách thức làm mới vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp đến với người dân .
6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu :
6.1.Phương pháp luận :
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử .
Vận dụng lý thuyết hệ thống chức năng của Parson:
Parson cho rằng hành động xã hội là hành vi bao gồm các thành phần nhận thức , thành phần động cơ và thành phần đánh giá . Các thành phần đó được sắp xếp lại với nhau theo một trật tự , cấu trúc ổn định. Parson sử dụng khái niệm hệ thống hành độngđể phân tích mối quan hẹ giữa hệ thống cá nhân và hệ thống xã hội .Hệ thống hành động cấu trúc từ các tiểu hệ thống nhân cách , tiểu hệ thống xã hội và tiểu hệ thống văn hoá. Quan niệm hệ thống hành động về sau được Parson và các đồng nghiệp phát triển thành quan niệm hệ thống xã hội . Hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 loại nhu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội sau đây :
+.Thích ứng (A) với môi trường tự nhiên - vật lý xung quạnh .
+.Hướng đích (G) huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định
+.Liên kết (I) phối hợp các hoạt động , điều hoà và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn .
+Duy trì khuôn mẫu lặn (L) tạo ra sự ổn định , trật tự .
Các tiểu hệ thống có mối quan hệ với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Hoạt động sản xuất của hộ gia đình nông nghiệp là một hệ thống , trong đó các nguồn lực (như đất đai , giống mới , công cụ sản xuất ..)là các tiểu hệ thống có quan hệ chặt chẽ với các ngành trồng trọt và chăn nuôi (là một bộ phận của hệ thống kinh tế ), giữ một vị trí khác nhau , và thực hiện những vai trò nhất định .
6.2. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi : 306 hộ gia đình làm nông nghiệp ở xã Tràng Đà.
Phương pháp quan sát : bao quát hộ gia đình , quan sát các vật dụng , lối sống , cách làm ăn của họ
Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành 5 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình ở xã Tràng Đà.
Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung : tại nhà văn hoá xóm 7b của xã Tràng Đà.
7.Khung lý thuyết :
Điều kiện kinh tế-xã hội
Kinh tế hộ
Quá trình CNH nông nghiệp nông thôn
Cách thức làm theo kinh nghiệm
Người nông dân
Sự hiểu biết về khoa học công nghệ
áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học công nghệ
Năng suất và sự phát triển kinh tế hộ gia đình
8.các khái niệm công cụ :
8.1.Khái niệm “Công nghiệp hoá nông nghiệp” :
“Công nghiệp hoá nông nghiệp” là quá trình chuỷên biến từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ , lạc hậu , phân tán sang nền nông nghiệp sản xuất lớn với trình độ chuyên canh và thâm canh cao , tiến hành sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh với trình độ trang bị công nghiệp và công nghệ tiên tiến , áp dụng rộng rãi thuỷ lợi hoá , cơ khí hoá , hoá học hoá , điện khí hoá , sinh học hoá cao hơn và bước đầu áp dụng cả tự động hoá , tin học hoá”.(PGS.TS Chu Huy Quý ; PGS. TS Nguyên Kế Tuấn (đồng chủ biên ): “Con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội , 2001 , trang 26)
8.2.Khái niệm “Hộ gia đình”:
_Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng , là một tổ chức kinh tế , một đơn vị hành chính địa lý . Nói cách khác , hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt hoặc nuôi dưỡng , có quỹ thu - chi chung .
_Có 3 loại hộ gia đình ở nông thôn theo tiêu chí nghề nghiệp .
+Hộ gia đình nông dân : Là những hộ hoạt động kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp , có thể kết hợp chăn nuôi và làm vườn quy mô nhỏ .
+Hộ gia đình không phải nông dân : Là các hộ mà kinh tế dựa vào các loại hình nghề nghiệp khác nhau như : dịch vụ , buôn bán , thủ công , cán bộ công chức ..
+Hộ gia đình phi nông nghiệp : Là những hộ gia đình có một nguồn thu từ nông nghiệp và một nguồn thu khác không từ nông nghiệp ( là một kiểu gia đình hỗn hợp ).
8.3.Khái niệm “Khoa học - công nghệ”:
Khoa học là lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra tri thức mới về tự nhiên ,xã hội và tư duy , bao gồm tất cả những yếu tố của sự sản xuất này .
Công nghệ là tổ hợp gồm nhiều công đoạn của qua trình biến đổi tri thức khoa học thành sản phẩm và dịch vụ .( GS .TS Vũ Đình Cự)
Công nghệ là quá trình vận dụng các kiến thức khoa học và kỹ thuật để tạo ra hoặc cải tiến một sản phẩm hoàn chỉnh .
Khoa học công nghệ bao gồm :
+ Giống: là danh từ phân loại sinh vật chỉ những nhóm sinh vật thuộc cùng một họ và gồm nhiều loại khác nhau.
+Kỹ thuật: là tổng thể nói chung các phương tiện và tư liệu hoạt động của con người để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu sản xuất của xã hội .
9.ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn :
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ vấn đề cơ sở khoa học cho việc chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất ở nông thôn hiện nay .
Kết quả nghiên cứu còn được sử dụng vào công tác quản lý hoạch định chính sách đầu tư của Nhà nước và địa phương trong việc đưa khoa học công nghệ vào nông thôn sao cho có hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường nhất là trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25196.doc