Báo cáo Thực tập tại UBND Huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An

Mục lục một số nét chung về huyện quỳ châu ĐIều kiện tự nhiên-KTXH Một số thành tựu đạt được năm 2006 Tổ chức bộ máy UBND huyện Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Mối quan hệ giữa các bộ phận phòng trong UBND huyện Cơ cấu tổ chức phòng nội vụ – lđtbxh Chức năng nhiệm vụ phòng nội vụ – lđtbxh Cơ cấu tổ chức phòng nội vụ – lđtbxh huyện Quỳ châu Những thành tích đạt được năm 2006 Chương trình mục tiêu XĐGN huyện Quỳ châu giai đoạn 2006-2010 một số nét về huyện quỳ châu ĐIều kiện tự

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại UBND Huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên – KTXH Quỳ châu là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, nằm về phía tây bắc cách trung tâm tỉnh lỵ ( Thành phố Vinh ) 150km. Có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá Phía Tây giáp huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An Phía Nam giáp huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An Phía Đông giáp huyện Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An Với tổng diện tích tự nhiên 107.360 ha. Tổng dân số 52.225 người Có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 11 xã, 1 thị trấn trong đó có 9/12 đơn vị thuộc khu vực 3 và 3 đơn vị thuộc khu vực 2 theo quyết định số 42/QĐ-UBDT của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Trung Ương. Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc sinh sống gồm: dân tộc Kinh, dân tộc TháI, dân tộc Thanh trong đó dân tộc TháI chiếm 80% dân số toàn huyện, mật độ dân cư thưa thớt, địa hình rừng núi hiểm trở, phức tạp. Quỳ Châu là huyện miền núi có nền kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, đới sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp so với các huyện trong tỉnh. Trong những năm qua, với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân huyện Quỳ Châu đã thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện khoá 21, kinh tế xã hội phát triển, an ninh trật tự chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được cảI thiện và nâng lên rõ rệt. 2.Một số thành tựu đạt được năm 2006 +về kinh tế : -Tổng giá trị nông lâm nghiêp : 90 tỷ đồng -Tổng giá trị công nghiệp-TTCN-XDCB: 52.5 tỷ đồng -Tổng giá trị thương mại-dịch vụ: 66 tỷ đồng -Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 156o triệu đồng +về văn hoá xã hội: -Tỷ lệ tăng dân số giảm còn : 1,22 % -Tỷ lệ sinh con thứ 3 : 9,2% -Giảm hộ đói nghèo còn : 15% -Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn : 33% +Huy động số học sinh đến trường: -Mầm non: 2.080 cháu -Tiểu học : 7.922 em -trung học cơ sở : 4350 em -trung học phổ thông: 1130 + Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp -Tiểu học: 98,6% -Trung học cơ sở : 90% -Trung học phổ thông: 85% Để tổ chức thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết TW2 khoá VIII; Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. đồng thời để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, Huyện Đảng bộ đã xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn diện trong từng thời kỳ cho toàn Đảng bộ và nhân dân huyện nhà mà cụ thể là Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyên khoá 22. Với tiềm năng sẵn có và tinh thần đoàn kết nhất trí, chủ động sáng tạo, cùng với sự hỗ trợ mọi mặt của Trung ương và Tỉnh, huyện Quỳ châu đang từng bước xây dựng và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội-an ninh quốc phòng. tổ chức bộ máy ubnd huyện quỳ châu Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện UBND Huyện Quỳ Châu gồm những phòng sau: Văn phòng HĐND-UBND Huyện Phòng nội vụ- LĐTBXH Phòng TàI chính kế hoạch Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phòng TàI nguyên môI trường Phòng văn hoá thông tin thể thao Phòng Công nghiệp- dịch vụ Phòng Hạ tầng kinh tế kỹ thuật Phòng Y tế Phòng Thanh tra Phòng Giáo dục Phòng Dân só- Gia đình- Trẻ em Phòng Tư pháp Phòng dân tộc Các phòng, ban thuộc UBND huyện không phảI là cấp trên và không có quyền ra các quyết định đối với các đơn vị cơ sở. Các phòng, ban này cõ nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ chính sách;tổ chức việc quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành cơ sở; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác của ngành hàng năm; giảI quyết các khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ theo thẩm quyền; thực hiện báo cáo theo quy định của huyện , sở, ngành cấp Tỉnh. Đối với từng phòng ban cụ thể cac chức năng nhiệm vụ cũng được quy đinh tương ứng. Phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện và các sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND huyện và các sở đối với hoạt động quản lý được giao. Phòng có trách nhiệm báo cáo với UBND huyện, các sở về quy hoạch, kế hoạch, báo cáo định kỳ , đột xuất đúng thời gian và nội dung quy định.ơ Phòng được quyền triệu tập các đơn vị cơ sở đẻ phổ biến chủ trương, quyết định của Nhà nước, của UBND Tỉnh; của UBND Huyện; triển khai các công tác chuyên môn của ngành, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ. Sao gửi các văn bản pháp quy tới UBND xã, thi trấn và các tổ chức liên quan trong huyện; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật tại các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn. đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các đơn vị có thành tích hoặc yêu cầu chấm dứt hoạt động tráI pháp luật của các đơn vị cơ sở, kiến nghị lên cấp trên những biện pháp giúp đỡ cơ sở tháo gỡ những khó khăn. Phòng có 1 trưởng phòng phụ trách chung, có từ 1 đến 2 phó trưởng phòng và một số chuyên viên , cán sự. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng trước UBND huyện, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc sở về công tác chuyên môn. phó trưởng phòng chịu trách nhiểm trực tiếp với trưởng phòng về công việc được phân công; thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng đI vắng. Tổng số cán bộ công chức, viên chức của UBND huyện Quỳ Châu là 70 người trong đó biên chế là 67 người và hợp đồng thu hút 3 người, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức được kháI quát sơ lược như sau: trình độ Đại học 44 người, Cao đẳng 6 người, Trung cấp 20 người. Với số lượng cán bộ như trên thì việc xac đinh biên chế của mỗi phòng thuộc UBND huyện sẽ tuỳ thuộc khối lượng công việc và quy định của Sở Nội vụ. 2.Mối quan hệ giữa các bộ phận phòng trong UBND huyện. Phòng chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND huyện, la cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực ngành trên địa bàn. phòng có trách nhiệm báo cáo tìhh hình hoạt động, kết quả công tác, phản ánh những khó khăn vướng mắc đồng thời đề xuất những biện pháp giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn, triển khai nhanh chóng các chủ trưong, chính sách của UBND huyện về lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. Đối với các sở chuyên ngành, phòng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và chịu sự kiểm tra , giám sát của Sở về công tác chuyên môn, phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, khó khăn vưóng mắc của cơ sở, công tác của phòng và kiến nghị các biện pháp giảI quyết thuộc thẩm quyền của Sở. Đối với UBND xã, thị trấn, phòng có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, giúp UBND xã, thị trấn thực hiện chủ trương chính sách pháp luật quy định của nhà nước. Tỉnh và Huyện chỉ đạo chuyên môn đối với cán bộ quản lý ngành của xã, thị trấn. Đối với các phòng ban khác trực thuộc UBND huyện, các phòng có quan hệ phối hợp, hỗ trợ, bình đẳng, đảm bảo tính thống nhất, giúp UBND huyện quản lý nhà nước trên địa bàn. chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hoạt động phòng nội vụ- lđtbxh huyện quỳ châu 1.chức năng nhiệm vụ phòng nội vụ- lđtbxh a. Tham mưu cho cấp uỷ chính quyền lãnh đạo và chỉ đạo công tác Lao động Thương binh và Xã hội. Tham mưu cho UBND huyện xây dựng các đề án về công tác xuất khẩu lao động trong và ngoàI nước trong từng thời kỳ;xây dựng kế hoach, tổ chức triển khai, tổng kết công tác cho vay vốn hỗ trợ việc làm và cho vay vốn xoá đói giảm nghèo từng năm. từng thời kỳ. Tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm huyện xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. b. Chỉ đạo triển khai công tác lao động- việc làm và đào tạo nghề. Tiến hành đIều tra Lao động việc làm hàng năm tai các đơn vị cơ sở và trên địa bàn toàn huyện, từ đó xây dưng hoạch định chủ trương chiến lược giảI quyết công tác lao động viêc lam cho nhân dân, đặc biệt la cho tầng lớp thanh niên. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng chính sách xã hội tổ chức tuyên truyền “ tuần lễ vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ”, tổ chức đIều tra, thẩm định và tiến hành các dự án cho vay vốn hỗ trợ việc làm và xuất khẩu lao động. Phối hợp với các đơn vị xuất khẩu lao động và các xã , Thị trấn tổ chức các cuộc đIều tra, tư vấn vế xuất khẩu lao động.Thông báo tuyển, giảI quyết hồ sơ và mở lớp đào tạo xuất khẩu lao động cho các đối tượng có nhu cầu trong địa bàn huyện. c. Chỉ đạo triển khai công tác xoá đói giảm nghèo Chỉ đạo thực hiện các cuộc đIều tra giảm nghèo hàng năm, lập danh sách các hộ nghèo, gia hạn giấy chứng nhận hộ nghèo, cấp thẻ BHYT Người nghèo hàng năm. Làm thủ tục cấp mới phiếu khám chữa bệnh cho người nghèo. Phối hợp với UBMT Tổ quốc vận động xây dựng quỹ vì người nghèo và vận động quyên ghóp quần áo tặng người nghèo. Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội và các ngành chỉ đạo các địa phương tổ chức cho vay vốn xoá đói giảm nghèo. d. Thực hiện chính sách người có công Tổ chức triển khai thực hiện các chế độ trợ cấp, ưu đãI đối với các đối tượng gia đình chính sách: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mang. Gồm có những công tác chính: xét duyệt mới và tiếp nhận mới đối tượng chính sách, quản lý thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên, nâng hạng thương tật, cấp và gia hạn thẻ BHYT cho đối tượng chính sách người có công, tổ chức thăm hỏi tặng quà cho gia đình chính sách vào các dịp lễ tết Nguyên Đán và ngày thương binh liệt sỹ 27-7, nâng cấp nhà ở cho gia đình chính sách, lưu trữ bảo quản hồ sơ đối tượng chính sách, cấp lại thẻ thương bệnh binh, duyệt và chi trả trợ cấp thờ cúng liệt sỹ, trợ cấp ưu đãI học sinh, duyệt chế độ đIều dưỡng… e. Thực hiện chính sách xã hội Duyệt và chi trả trợ cấp cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam, trợ cấp cho các đối tượng BTXH, trợ cấp cho đối tượng người cao tuổi, trợ cấp giáo dục tiểu học và THCS, cấp phát gạo cứu đói cho đồng bào thiếu đói, trợ cấp đột xuất cho các gia đình thiệt hại mất mát do thiên tai. g. Chỉ đạo tổ chức công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát lập hồ sơ quản lý người nghiện và nghi nghiện. Lập kế hoạch giao chỉ tiêu thu quỹ phòng chống ma tuy’,tổ chức cai nghiện ma tuý tại cộng đồng và bàn giao đối tượng cho Trung tâm giao dục Lao động xã hội 2 của tỉnh. h. GiảI quyết đơn thư khiếu nại Tiếp nhận và giảI quyết các đơn thư khiếu nại của nhân dân về những lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của phòng. Cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ- LĐTB&XH huyện Quỳ châu. SƠ Đồ Bộ MáY CủA PHòNG Trưởng phòng Phó phòng Phụ trách tổ chức phụ trách lđtb&xh Xây Tuyển Lao Tệ Bảo CS Tài dựng sinh động nạn trợ người chính chính việc xã xã có kế quyền làm hội hội công toán cơ và sở xđgn Lãnh đạo phòng: Gồm 2 người: một trưởng phòng và một phó phòng. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng trước UBND huyện, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở Nội vụ về công tác chuyên môn. Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng về công việc được phân công; thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng đI vắng. Nhóm chuyên trách tổ chức: Nhóm chuyên trách tổ chức gồm có 2 bộ phận chính: xây dựng chính quyền cơ sở, tuyển sinh. -Bộ phận phụ trách công tác xây dựng chính quyền cơ sở do 1 đồng chí phụ trách. Có trách nhiệm đối với công tác tổ chức chính quyền cơ sở:kiểm tra giám sát thời gian làm việc, chỉ đạo chính quyền các xã về việc tuyển công chức mới,lập hồ sơ đánh giá xếp loại chất lượng công chức cơ sở, làm công tác tư tưởng cho cán bộ đang tham gia công tác không có trình độ chuyên môn phảI nghỉ việc theo NĐ 212/CP. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng chính trị và quản lý nhà nước cho các cán bộ cơ sở. -Bộ phận phụ trách công tác tuyển sinh do 1 đồng chí phụ trách, có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, nhận và phát giấy báo thi cho học sinh thi ĐH, CĐ, THCN và thi vào trường PTTH Dân tộc nội trú tỉnh. Nhóm chuyên trách LĐTB&XH Nhóm chuyên trách về LĐTB&XH gồm 5 bộ phận chính: lao động giảI quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, chính sách người có công, tàI chính kế toán. -Bộ phận phụ trách lao động giảI quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo do 1 đồng chí phụ trách. Có trách nhiệm đIều tra nắm số liệu lao động việc làm để đề xuất các đề án giảI quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Tổ chức giảI ngân các dự án và kiểm tra giám sát việc thực thi. ĐIều tra nắm số liệu giảm nghèo, tổ chức thu quỹ và cho vay vốn xoá đói giảm nghèo, cấp và gia hạn giấy chứng nhận hộ nghèo, xây dựng và vận động quỹ vì người nghèo… -Bộ phận phụ trách tệ nạn xã hội do 1 đồng chí phụ trách. Có trách nhiệm nắm số liệu hồ sơ quản lý người nghiện và nghi nghiện từ các xã, thị trấn -Bộ phận phụ trách bảo trợ xã hội do 1 đồng chí phụ trách. Có trách nhiệm hướng dẫn các xã lập danh sách và cấp thẻ BHYT NN và đối tượng 135, thực hiện chế độ chất độc hoá học cho các đối tượng. -Bộ phận phụ trách chính sách người có công do 1 đồng chí phụ trách. Có trách nhiệm vụ xét duyệt mới và tiếp nhận đối tượng chính sách người có công, lưu trữ bảo quản hồ sơ đối tượng, Cấp và gia hạn thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách. -Bộ phận tàI chính kế toán do 2 đồng chí phụ trách. Có trách nhiệm duyệt và chuyển kinh phí cho các hoạt động của phòng: kinh phí trợ cấp, kinh phí BHYT, kinh phí mua các loại quà tết, quà thương binh liệt sỹ…. Những thành tích đạt được năm 2006. Công tác lao động việc làm và đào tạo nghề Trong năm 2006, phòng đã tiến hanh chọn địa bàn hướng dẫn lập dự án và phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội tiến hành thẩm định trực tiếp 6 dự án với tổng số tiền cho vay là 445 triệu đồng. Thông báo tuyển và đã đưa được 331 lao động đi làm việc tại các công ty trong nước. Phối hợp với các đơn vị xuất khẩu lao động và các xã, thị trấn tổ chức 11 cuộc tư vấn chuyên đề về xuất khẩu lao động. Ngoài ra còn lồng ghép các cuộc họp ở xóm bản để tư vấn về công tác này. Tính đến hết tháng 11 năm 2006 toàn huyện đưa được 25 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Chủ yếu là thị trường Ma lai xi a). Về công tác đào tạo nghề : - Mở 4 khoá may công nghiệp: 200 học viên - Mở một lớp tiếng anh: 20 học viên - Tập huấn 4 lớp dệt thổ cẩm với 102 học viên. b. Công tác xoá đói giảm nghèo Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội và các ngành chỉ đạo các địa phương tổ chức cho vay từ đồng vốn xoá đói giảm nghèo năm 2006 trong đó vốn vay xoá đói giảm nghèo từ ngân sách tỉnh là 200 triệu đồng Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc điều tra giảm nghèo năm 2006, tổng số hộ nghèo trên địa bàn trên toàn huyện còn 5191 hộ chiếm 48,46%. Làm thủ tục cấp mới Phiếu Khám chữa bệnh cho 38.674 người nghèo. Đang tiến hành lập danh sách hộ nghèo để gia hạn giấy chứng nhận hộ nghèo và danh sách người nghèo để cấp thẻ BHYT Ngươì nghèo năm 2007. Phối hợp với UBMT Tổ Quốc vận động xây dựng quỹ vì người nghèo tổng số tiền là: 147.302 triệu đồng và vận động khuyên góp quần áo tặng người nghèo. Kết quả năm 2006: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 48,46% với 5191 hộ, trong đó hộ nghèo chính sách chiếm 1,47% với 158 hộ. c. Thực hiện chính sách người có công. - Quản lý thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho người có công 586 người, với số tiền là 231.306.000 đồng/năm - Xét duyệt mới và tiếp nhận đối tượng chính sách 8 người. Trong đó: TB 6 người, Tuất từ trần 2 người - Nâng hạng thương tật 2 người - Duyệt và chi trả trợ cấp thờ cúng 11 liệt sỹ với số tiền là 6.600.000 đồng - Duyệt và chi trả trợ cấp ưu đãi học sinh 200 trường hợp với số tiền là 323.076.000 - Cấp gia hạn thẻ BHYT cho đối tượng chính sách người có công là 296 người - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình chính sách vào dịp tết nguyên đán và nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7 với số tiền là: 42.840.000 đồng. Trong đó: ngân sách TW: 3.400.000 đồng; ngân sách tỉnh: 6.290.000 đồng; ngân sách huyện: 33.150.000 đồng - Trích quỹ đền ơn đáp nghĩa nâng cấp nhà ở cho gia đình chính sách. Tỉnh: 100.000.000 đồng; huyện: 8.000.000 đồng, tổng số nhà: 19. - Thực hiện tốt việc lưu trữ bảo quản: 634 hồ sơ đối tượng chính sách người có công, chính sách xã hội và hồ sơ chi trả huân huy chương kháng chiến - Duyệt chế độ điều dưỡng cho đối tượng: 45 suất với số tiền là: 27.000.000 đồng - Duyệt chế độ trợ cấp 1 lần theo NĐ 47, 59/CP, tổng số: 92 người - Cấp lại thẻ Thương bệnh binh cho 21 đối tượng - 10 ngày lễ 2 đối tượng: 800.000 đồng d. Thực hiện chính sách xã hội - Trợ cấp người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc gia cam và con đẻ của họ là: 250 người với số tiền là: 76.360.000/tháng. Cấp thẻ BHYT cho 238 đối tượng bị nhiễm chất độc gia cam. - Kịp thời tổ chức cấp phát gạo cứu tế cho đồng bào thiếu đói giáp hạt: 40 tấn gạo (2 đợt) của tỉnh cấp. - Giải quyết trợ cấp đột xuất cho 10 hộ gia đình với số tiền là 10.200.000 đồng - Duyệt chế độ trợ cấp cho các đối tượng BTXH 96 người (được hưởng kể từ ngày 1/1/2007) - Duyệt chế độ trợ cấp cho đối tượng người cao tuổi: 382 người (được hưởng kể từ ngày 1/1/2007). - Duyệt chế độ trợ cấp giáo dục THCS: 471 em (được hưởng kể từ ngày 1/1/2007). - Đôn đốc xác xã, thị trấn chi trả kịp thời chế độ cho các đối tượng BTXH và chế độ người cao tuổi. e. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội - Lập kế hoạch giao chỉ tiêu thu quỹ phòng chống ma tuý năm 2006 là 65 triệu đồng. - Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát lập hồ sơ quản lý người nghiện và nghi nghiện (Nghiện: 61 người; nghi nghiện: 110 người). Tổ chức cai nghiện ma tuý tại cộng đồng cho 18 đối tượng thuộc 3 xã Châu Tiến, Châu Bính và Châu Bình. Bàn giao 5 đối tượng cho Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội 2 của tỉnh. Phương hướng nhiệm vụ của phòng năm 2007. a. Công tác Lao động việc làm. - Tổ chức điều tra Lao động việc làm 2007 và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả “Chương trình giải quyết việc làm 2006-2010” trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện các chương trình dự án kinh tế, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. - Phối hợp với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị dịch vụ việc làm, XKLĐ có uy tín để tuyển đưa được nhiều lao động đi làm việc ở các nơi trong nước và ở nước ngoài. - Tranh thủ mọi nguồn lực về vốn cho các dự án giải quyết việc làm. Đi đôi với tăng nguồn vốn cho vay, cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn, đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. b. Công tác đào tạo nghề. - Xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề năm 2007 và kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010. - Tăng cường mọi mặt để nâng cao năng lực hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. c. Công tác xoá đói giảm nghèo. - Triển khai và thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. - Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo: + Làm tốt việc cấp thẻ BHYT người nghèo đảm bảo cấp đủ, cấp kịp thời cho các đối tượng. + Chỉ đạo các trường học làm tốt công tác xét miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh thuộc diện hộ nghèo. + Tăng cường huy động nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, củng cố và đẩy mạng hoạt động của các tổ vay vốn xoá đói giảm nghèo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất. - Nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp uỷ đảng chính quyền ban ngành đoàn thể đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Thực hiện phân công cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên và động viên hộ khá, hộ giàu, anh em dòng họ giúp đỡ hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tổ chức tập huấn công tác nâng cao năng lực làm công tác xoá đói giảm nghèo năm 2007. - Tổ chức tốt cuộc điều tra xác định hộ nghèo cuối năm, đảm bảo thời gian và chất lượng của cuộc điều tra để đánh giá đúng thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện. d. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. - Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm và phòng chống AIDS các cấp. - Làm tốt công tác tuyên truyền ma tuý với nhiều hình thức, phối hợp với các ban nghành đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma tuý, bài trừ các tệ nạn mại dâm. Gắn với các hoạt động xây dựng làng văn hoá. - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống ma tuý, mại dâm của các cơ quan, đơn vị. - Tiếp tục rà soát lập hồ sơ theo dõi quản lý người nghiện ma tuý. Trước mắt tổ chức đợt tổng điều tra nắm người nghiện để lập hồ sơ quản lý. - Tổ chức tốt cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. Đi đôi với đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý và giải quyết tốt vấn đề xã hội sau cai để cai nghiện có hiệu quả. - Tổ chức lập kế hoạch thu “Quỹ phòng chống ma tuý”. e. Thực hiện chính sách người có công với cách mạng và Chính sách xã hội. - Thực hiện công khai hoá chế độ chính sách người có công, làm tốt quy trình, lấy ý kiến nhân dân nơi cư trú trước lúc đề nghị thực hiện chế độ. - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách người có công và các chính sách xã hội theo quy định hiện hành (Mỗi xã tối thiểu 1 lần trong năm) - Duyệt cấp và chi trả kịp thời, đúng đối tượng, chế độ. - Tập trung hoàn thành thủ tục xét duyệt trình sở tổng hợp cấp kinh phí trợ cấp người bị tàn tật, người cao tuổi, trợ cấp người nuôi dưỡng mồ côi, làm tốt việc xét duyệt người bị nhiễm chất độc hoá học khi có hướng dẫn của sở. f. Thực hiện chế độ hội họp, chế độ thông tin báo cáo: Phải đảm bảo kịp thời báo cáo cho huyện và cho sở theo quy định. g. Một số kiến nghị đề xuất: - Cấp kinh phí hướng dẫn người nghèo cung cách làm ăn - Tăng nguồn vốn vay giải quyết việc làm - Xoá đói giảm nghèo. chương trình mục tiêu xđgn huyện quỳ châu giai đoạn 2006-2010 Căn cứ xây dựng chương trình: a. Tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn cũ. TH2001 TH2002 TH2003 TH2004 ƯớcTH2005 24,07% 18,46% 15,95% 14% 12% b. Kết quả đIều tra khảo sát hộ nghèo 2005 theo chuẩn mới: Tỷ lệ hộ nghèo la 38,29%, có 4.101 hộ Mục tiêu, chỉ tiêu chương trình hộ nghèo: Tổng số hộ toàn huyện Ước thực hiện năm 2005 KH năm2006 KH năm 2007 KH năm 2008 KH năm 2009 KH năm 2010 Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % 10.710 4.101 38,29 3.886 36,3 3.673 34,3 3,427 32 3.127 29,2 2838 26,5 1. Các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo cơ bản có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định. - Sau 7 năm thực hiện chương trình 135 đã ghóp phần quan trọng làm thay đổi đới sống kinh tế – xã hội của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế đã có sự phát triển tương đối toàn diện, đúng hướng cả nông, lâm nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Có 8 xã nghèo thoát ra khỏi chương trình 135. Có 95% hộ nghèo được thụ hưởng các dịch vụ cơ bản liên quan đến chế độ chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Có 100% hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãI từ ngân hàng chính sách xã hội. Có 100% người nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng ghóp trường lớp. Có 100% người nghèo được tập huấn kiến thức khuyến nông khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và cách làm ăn. 100% hộ nghèo được khám và chữa bệnh miễn phí. 100% học sinh nghèo được miễn giảm học phí học nghề. 10. 100% cán bộ làm công tác XĐGN các cấp được tập huấn nâng cao năng lực quản lý, 50% cán bộ đI tham quan học tập kinh nghiệm. 11. 100% hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm bợ và dột nát. 3. Các giảI pháp thực hiện chương trình: 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến , nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và người dân về XĐGN. 2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng cấp Huyện với chương trình dự án để thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN mục tiêu XĐGN giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm 2-3%, đến năm 2010 phảI giảm còn 26,3%, còn 2838 hộ. 3. Thực hiện lồng ghép các chương trình có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. 4. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc chương trình XĐGN năm 2006 – 2010: 1.Tạo đIều kiện cho người nghèo tiếp cận và hưởng thụ được các chính sách liên quan về XĐGN, ghóp phần thúc đẩy phát triển sản xuất tăng thu nhập. Chính sách tín dụng ưu đãI cho người nghèo. - Nguồn tín dụng ưu đãI cho người nghèo được thực hiện thông qua Ngân hàng CSXH, bao gồm nguồn huy động tín dụng được Nhà nước cấp, thu lãI từ các dự án, trích ngân sách tỉnh. Mục đích: Ưu đãI cho những hộ nghèo có nhu cầu vay vốn với lãI suất thấp không phảI thế chấp tàI sản để phát triển sản xuất tăng thu nhập nhằm XĐGN. Dự án khuyến nông khuyến lâm – ngư chuyển giao các tiến bộ KHKT. - Hàng năm phòng khuyến Nông – Lâm – Ngư thường xuyên tập huấn KHKT mới đưa nhiều chương trình cây con giống về phục vụ cho toàn dân trong Huyện nhất là các hộ nghèo. Dự án có tổng số vốn hàng năm ước tính khoảng50 triệu đồng. Dự án đào tạo nghề: - Năm 2005 Huyện đã thành lập trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề theo định hướng trong năm 2006 sẽ mở 2lớp : đIện dân dụng và may mặc. Mục đích: +Tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động. +Các em nghèo được miễn học phí và các khoản khác 100%. Dự án nhân diện các mô hình XĐGN. - Các năm sẽ cho các hộ nghèo đI tham quan các mô hình làm ăn giỏi ở huyện nhà để học hỏi kinh nghiệm nhằm mở rộng mô hình. 2. Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo: Mục đích: Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức: mua 100% thẻ BHYT cho người nghèo, cấp giấy khám chữa bệnh miễn phí. Nội dung: - Tiếp tục cung cấp trang thiết bị, cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở cho các xã nghèo. - Thực hiện tốt việc đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ y tế xã, phường, cử cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi về tăng cường cho cơ sở xã, phường. - Xây dựng trạm xá tại các xã nghèo theo hướng kiên cố và bán kiên cố. - Khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa. Xác định trách nhiệm của người nghèo trong việc phòng bệnh, tự mình bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và chia sẻ 1 phần kinh phí trong khám chữa bệnh, thực hiện tốt KHHGĐ. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo: Mục tiêu: - Bảo đảm cho con em tất cả các hộ nghèo có các đIều kiện cần thiết trong học tập, giảm sự chênh lệch về môI trường học tập và sinh hoạt trong nhà trường. Nội dung: Miễn giảm học phí và các khoản đóng ghóp xây dựng trường lớp. Hỗ trợ giấy viết, sách giáo khoa, cấp học bổng cho học sinh tiểu học thuộc diện quá nghèo, khuyến khích học sinh nghèo học giỏi bằng các giảI thưởng. Tăng cường cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân tộc nội trú. Tiếp tục bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp đến các xã vùng sâu vùng xa giảng dạy. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở xoá nhà tạm bợ dột nát: - Hàng năm Huỵên đưa vào kế hoạch và giao chỉ tiêu hàng năm. NgoàI quỹ pháp lệnh còn huy động các nhà kinh doanh, doanh nghiệp hảo tâm, các cơ quan, ban, ngành giúp đỡ, đỡ đầu. Huy động ngày công lao động ở địa phương khi có hộ nghèo đó được hỗ trợ xây nhà và làm nhà. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo: Mục đích: Tạo đIều kiện cho người nghèo nắm được những kiến thức cơ bản phổ thông về pháp luật để phát huy vai trò của mình trong đời sống kinh tế – xã hội và nhận thức được đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong gia đình và xã hội. Nội dung: Triển khai thực hiện pháp lệnh trợ giúp pháp lý thực hiện cấp và phổ biến sổ tay pháp lý để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giảI đáp pháp luật. Tập huấn nâng nghiệp vụ cho cán bộ trợ giúp pháp lý từ Huỵện xuống cơ sở. Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động và dịch vụ tư vấn pháp lý theo chủ trương của Trung ương. Chính sách an ninh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế: Mục đích: Hỗ trợ trực tiếp cho những người bị tai nạn rủi ro do thiên tai , bão lụt…để ổn định cuộc sống, hỗ trợ nhóm yếu thế bao gồm: người già cả cô đơn, không nơI nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật để họ từng bước hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Nội dung: - Thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh rất khó khăn, nuôI dưỡng các đối tượng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ các vùng bị thiên tai về nhà ở, cứu đói, hỗ trợ các hộ có người chết và hỗ trợ đIều kiện để khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. 3. Nâng cao năng lực và nhận thức: a. Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác XĐGN: Mục tiêu: Trang bị các kiến thức về chủ trương chính sách của Đảng va Nhà nước nội dung chương trình XĐGN, những kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện và quản lý chương trình, những kiến thức cơ bản đối với cán bộ XĐGN cấp xã, xây dựng kế hoạch,, dự án và theo dõi biến động tăng giảm hộ nghèo trong từng thời kỳ. Nội dung: Hàng năm có nguồn kinh phí Tỉnh cấp về Phòng NV- LĐTB&XH và các Phòng ban liên quan kết hợp mở lớp chia thành 4 cụm nội dung có tàI liệu TW và yêu cầu thực tế của địa phương. b. Thông tin tuyên truyền về XĐGN: Mục tiêu: Hỗ trợ người nghèo cảI thiện cuộc sống văn hoá tinh thần, giúp họ có được những thông tin về kinh tế xã hội có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, từng bước tiếp cận với văn hoá mới, duy trì bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống. Các hoạt động: Bồi dưỡng nghiệp vụ văn hoá thông tin cho cán bộ văn hoá xã, phường. Hỗ trợ phương tiện nghe, nhin`, sách báo tuyên truyền các xã nghèo đặc biệt khó khăn. Tăng cường các đội văn hoá tuyên truyền lưu động phục vụ cho các xã nghèo. Hoạt động theo dõi giám sát: ở huyện, xã, phường đều có BCĐ giám sát. Hàng năm đánh giá tổng kết khen chê rõ ràng và đưa vào tiêu chí thi đua hàng năm. 4. Chính sách khuyến khích các xã thoát nghèo, hộ thoát nghèo: Các xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135, các xã nghèo sớm ra khỏi xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo. Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng vật chất, trang thiết bị sinh hoạt. - Đầu tư cây, con giống, đào tạo cán bộ xã, phường được chú trọng hơn, nội dung đào tạo được cảI tạo và phù hợp với thực tế. b.Đối với các hộ thoát nghèo: - Huyện khuyến khích các hộ có đủ đIều kiện để kinh doanh và dịch vụ thì Nhà nước miễn giảm thuế cho 6 tháng đầu. Nhà nước cho vay vốn GQVL với lãI suất ưu đãI, thủ tục đơn giản nhanh gọn không phảI thế chấp tàI sản. - Gia đình có nhu cầu con cáI học nghề được miễn phí 100% đóng ghóp. 5. Chỉ đạo thực hiện: 1. Quản lý điều hành thực hiện chương trình: * Tổ chức: + Huyện thành lập BCĐ chương trình XĐGN, trưởng ban là phó chủ tịch văn xã và bao gồm các ban viên là các trưởng đầu ngành, đoàn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC048.doc
Tài liệu liên quan