Báo cáo Thực tập tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Yên Thành 2 - Nghệ An

Mục lục Trang phần i: mở đầu 2 Lý do chọn đề tài. 2 Mục đích nghiên cứu. 3 nhiệm vụ nghiên cứu. 3 Đối tượng nghiên cứu. 3 phương pháp nghiên cứu. 4 phần II: nội dung. 5 Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của biện pháp chỉ đạo 5 nhằm nâng cao chất lượng học sinh trường THPT. Cơ sở lý luận. 5 Cơ sở pháp lý. 6 Chương II: Thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Yên Thành 2 9 Nghệ An . 2.1- Một số kết quả trường đạt được. 9 2.2- Một số tồn tại.

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Yên Thành 2 - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 2.3- Một số vấn đề đặt ra trong chỉ đạo nhằm nâng cao chất 11 lượng giáo dục đạo đức học sinh. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức học 12 sinh ở trường THPT Yên Thành 2 Nghệ An. Tăng cường lãnh đạo của chi bộ Đảng trong trường học. 12 Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của người 13 quản lý. Nâng cao vai trò trách nhiệm của độ ngũ giáo viên 14 trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Phát huy vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục 15 đạo đức học sinh. Nâng cao vai trò xung kích Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 17 Đẩy mạnh tự quản của tập thể học sinh. 18 Phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội. 18 Phần III: kết luận. 20 kết luận. 20 2. Một số đề xuất. 21 Phần mở đầu. 1.>Lý do chọn đề tài. Nhân loại đang đi vào thế kỷ mới với những điều lo âu và những điều hy vọng. ở mọi quốc gia dù là quốc gia phát triển, giáo dục luôn ở tiêu điểm của sự phát triển đó. Nó là chìa khoá để đất nước phát triển văn hoá, kinh tế, giáo dục, chính trị xã hội hài hoà đồng bộ cân đối nhau. Bài học thành công của tất cả của các cuộc cải cách giáo dục ở nhiều quốc gia là ở chỗ quốc gia đó có quan điểm đúng đắn và hiện thực hoá thành công các chính sách năng động khi xác định giáo dục vừa là mục tiêu là sức mạnh của sự phát triển. Ngay từ những ngày đầu đang còn sống chủ tịch thường dạy chúng ta: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có dức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, tư tưởng của người là kim chỉ nam cho mọi người dân Việt Nam. Tư tưởng của người là kết tinh giáo dục văn hiến của nước Việt Nam, sự cần cù hiếu học của người dân Việt Nam. Tư tưởng của người là sự hội tụ tinh hoa văn hoá nhân loại, nó phản ánh quy luật sâu sắc khách quan của dân tọc trong sự nghiệp xây dựng một nề giáo dục dân chủ, nhân văn nền giáo dục cho mọi người. Thấm nhuần đạo đức tư tưởng của người, Đảng ta luôn coi trọng giáo dục và giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy điều 2 luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”(Nhà xuất bản giáo dục chính trị quốc gia 1998 ). Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới: Giáo dục, chính trị kinh tế xã hội... Có nhiều mặt tác động của các nước trong khu vực cũng như trên toàn bộ thế giới điều đó nó cũng ảnh hưởng không nhỏ trong điều kiện đạo đức xã hội đang có chiều hướng xuống cấp như: Học sinh hư, học sinh lười học, lo ăn chơi xa hoa nghiện ngập, tụ tập đánh nhau, quan hệ tình bạn, tình yêu khong trong sáng lành mạnh dẫn đến hậu quả khôn lường. Rồi những hiện tượng trẻ em bỏ nhà ra đi lang thang, hay những học sinh cậy thế gia đình quyền thế mà bất chấp pháp luật. Chưa kể một số phụ huynh không quan tâm giáo dục đạo đức học sinh mà khoán trắng cho nhà trường, truđạo ngày càng lu mờ, nên giáo dục công dân trong nhà trường ngày càng xem nhẹ chưa thực sự yền thống tôn sư trọng đào tạo thế hệ “hồng” “thắm” chuyên sâu... Theo chúng tôi nghĩ tất cả những hành động trên là Đảng, nhà nước và những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và trăn trở đào tạo những người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ... Tạo cho các em có những điều kiện làm chủ đất nước và làm chủ tương lai. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta thường dạy: ”Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai các cường quốc năm châu được hay không đó là một phần lớn nhờ vào công học tập của các cháu ”. Xuất phát lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: ”Một số biện pháp tổ chức giáo dục học sinh ở trường THPT Yên Thành 2 Nghệ An”. Với mong muốn góp phần nhỏ bé giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh trương PTTH Yên Thành 2 nói riêng, góp phần xây dựng trường trở thành trung tâm văn hoá giáo dục con người vừa “hồng” vừa “chuyên” làm tô thêm vẽ đẹp nếp sống văn minh, con người thanh lịch, xứng đáng với truyền thống quê hương xứ Nghệ. 2.>Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường PTTH Yên Thành 2-Nghệ An. 3.>Nhiệm vụ nghiên cứu. -Xác cơ sở khoa học việc tổ chức hoạt động giáo dục học sinh ở trường PTTH Yên Thành 2. -Phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đực học sinh Yên Thành 2. -Đề xuất một số giải pháp. 4.>Đối tượng nghiên cứu. -Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trương PTTH Yên Thành 2. 5.>Phương pháp nghiên cứu. 5.1>Phương pháp luận. -Các văn kiện đại hội Đảng. -Luật giáo dục. -Điều lệ trường PT. -Đề xuất một số phương pháp. 5.2>Nhóm nghiên cứu. -Các nhóm nghiên cứu lý luận thực tiễn. -Quan sát. -Điều tra. -Thực tế. 5.3>Thống kê biểu bảng. Phần nội dung. Chương I: Cơ sở lý luận về việc tổ chức quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường PTTH. 1.1>Cơ sở lý luận. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Yên Thành 2 Nghệ An nói riêng, đã được nhiều nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu đề cập. Nhiều công trình khoa học khá thành công và có giá trị thực tiễn, nhiều nhà trường xem đây là mô hình chung để vận dụng. Tuy nhiểntong lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật, quan hệ xã hội có giá trị đạo đức nhân văn không thể đứng yên đặc biệt là đối với các nước khi bước sang thời kỳ CNH- HĐH, việc xác lập giá trị đạo đức nhân văn cho học sinh đã trở thành một hệ thống lý luận. Định hướng và chỉ đạo các nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo dức dựa trên cơ sở sau: Xuất phát từ đặc điểm thời đại. Xuất phát từ mục tiêu chung định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trong trào lưu hội nhạp cùng phát triển hiện nay. Xuất phát từ vai trò của việc giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn đảm bảo khai thác toàn diện nguồn lực. Xuất phát từ hội học trong hệ thống quốc dân. Giáo dục đạo đức phải có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức do các cơ quan giáo dục chuyên biết tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo theo yêu cầu xã hội và sự hoàn thiện nhân cách cá nhân: “Đạo đức là tổ hợp các nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực XH hạnh pgúc của con người trong mối quan hệ con người với con người giửa cá nhân và tập thể trong xã hội” (Vụ công tác chính trị và học sinh đạo đức học nhà xuất bản đại học và THCN- NXBGD1998) Không thể có sự tồn tại mà không có đạo đức nhất là trong điều kiện hiện nay vấn đè đạo đức thế hệ trẻ không chỉ là vấn đè của một đất nướcmà là vấn đề “mang tính toàn cầu của thời đại là điều kiện quan trọng để bảo vệ sợ sống còn và tươnglai của loaì người” (ảuellopeuei 100 trang viết về tương lai - suy nghĩ của chủ tịch câu lạc bộ Romaparis). Mục tiêu giáo dục đạo đức: Chuyển hoá nguyên tắc chuẩn mực đạo đức XH thành phẩm chất cá nhân thông qua hoạt đọng giáo dục dạy học và giáo dục thực tiễn. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức: Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những trí thức cơ bản về phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trên cơ sở đó hình thành cho các em niềm tin đạo đức . Học sinh phải hiểu và nhận thấy rằng cần phải làm gì cho các hành vi của mình phù hợp tư tưởng, nguyên tắc chuẩn mực đạo đức xã hội. Niềm tin đạo dức được hình thành vững chắc ở các em sẽ có vai trò định hướng cho tình cảm hành vi đạo đức. Giáo dục tình cảm đạo đức: Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng cũng rất khó khăn và tinh tế vì nó tác động thế giới nội tâm, thế giới suy tư cảm xúc bên trong của các em. Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức học sinh phải làm sao khơi dậy học sinh rung động, những tình cảm hiện thực xung quanh làm cho các em biết yêu biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn với hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể. Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức là bồi dưỡng cho các em những tinhcảm đạo đức tích cức và bền vững, lương tâm, vinh dự, trách nhiệm, hổ thẹn... Giáo dục hành vi thói quen đạo đức: Phải giáo dục cho các em trở thành bản tinh tự nhiên duy trì lâu bền các thói quen đó ứng xử trong mọi hoàn cảnh. 1.2>Nội dung giáo dục đạo đức: - Quan hệ đối với chủ nghĩa Mac-Lê nin tư tương Hồ Chí Minh đường lối chiến lược kinh tế xã hội ở trong nước ta thời kỳ công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đó là: (Lòng trung thành đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thái độ không khoan nhượng với kẻ thù của độc lập dân tộc, hoà bình tự do và sự tiến bộ của xã hội). Quan hệ đối với tổ quốc và dân tộc khác: (Lòng yêu tổ quốc, tình hữu nghị anh em với các dân tộc, tình đoàn kết, hợp tác với nhân dân lao động ở tất cả các nước). Quan hệ lao động: (Yêu lao động, lao động cần cù vì lợi íchcác nhân và của cộng đồng). Quan hệ với tài sản và giá trị công cộng: (Quan tâm bảo vệ tài sản cộng cộng, bảo vệ môi trường tự nhiên). Quan hệ với người khác: ý thức tập thể, thái độ tôn trọng, nhân ái khoan dung, yêu quý và chăm sóc gia đình em nhỏ. Quan hệ bản thân: Có ý thức trách nhiệm bản thân với xã hội trung thực, công bằng, trong sáng, giản dị, khiêm tốn trong đời sống riêng và nơi cộng đồng, kiên quyết đấu tranh sự bất công, hãnh tiến Tuy nhiên những chuẩn mực đạo đức trên là yêu cầu khách quan từ ngoài đặt ra cho cá nhân, để những điều kiện này trở thành chuẩn mực hành động và cũng đặc trưng cho cá nhân cũng phải được cá nhân chấp nhận, đặc trưng bền vững của cá nhân đó. Như vậy nội dung giáo dục đạo đức bao gồm: Phát triển ý thức đạo đức là trang bị cho các em những chuẩn mực đạo đức, hình thành nhu cầu động cơ tình cảm phù hợp nền đạo đức mới. Xây dựng thói quen đạo đức cũng như ý chí vững vàng. Giáo dục đạo đức thông qua giáo dục các môn văn hoá đặc biệt là môn Giáo dục công dân làm cho học sinh chiếm lĩnh một cách có hệ thống, những khái niệm đạo đức. Giảng dạ cho các em định hướng trước hiện thực xã hội (tốt, xấu) để lựa chọn một cách thức ứng xử đúng đắn trong các tinh huống đạo đức. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục khác. Các mác đã từng luận điểm nổi tiéng: “Bản chất xã hội là mối tổng hoà các quan hệ xã hội”. Như vậy nếu chỉ học sách vở thì xa rời thực tế, tách rời phong trào cách mạng, tách rời cuộc sống hàng ngày thông qua các hoạt động xã hội. Mà con người hình thành và từng bứoc xây dựng tư tưởng tình cảm của mình đồng thời thông qua đó rèn luyện bản thân và từng bước phát triển theo xu hướng xã hội. Cho nên phương châm giáo dục là trách nhiệm nhà trưòng, gia đình và xã hội. các tổ chức đoàn thể là cái “nôi” để hình thanh tư tưởng tình cảm đạo đức. Môi trường xã hội là mãnh đất màu mỡ để nãy sinh và nuôi dưỡng những tình cảm đạo đức. *.>Nguyên tắc cấu trúc và phương pháp: Quán triệt con người là mục tiêu, động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, con người là tài nguyên vô tận cần được khai thác. gđ ktxh cn KHKT -Giáo dục là phương thức chủ yếu là: ”Quốc sách hàng đầu”, khai thác những tiềm năng, trí lực, thể lực và các năng lực khác ở con người để nguồn nhân lực thực hiện Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Chương II: Thực trạng của việc giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT ở trường Yên Thành 2: 2.1>Đặc điểm của trường THPT Yên Thành 2. *>Trường THPT Yên Thành 2 được thành lập năm 1965 trải qua gần 40 năm xây dựng phát triển và trưởng thành. Trường đóng trên địa bàn Xã Bắc Thành phía bắc giáp Xã Xuân Thành, Phía đông là quốc lộ 22. Học sinh của trường là con em trong 10 Xã trong huyện gồm: Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Long Thành, Xuân Thành, Lý Thành, Đồng Thành, Tăng Thành... Hầu hết 90% là con em nông dângặp nhiều khó khăn cho nên điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường. *> Năm học 2003-2004 Trường có 43 lớp gồm 2200 học sinh. Công lập: 25 lớp. Bán công: 18 lớp. Tổng số cán bộ giáo viên: 79. Giám hiệu: 03. Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 71. Hành chính công vụ: 05. *>Số tổ chuyên môn : -Toán. -Lý, hoá. -Sinh, kỷ, thể. -Văn. -Ngoại ngữ. Sử, địa, giáo dục công dân. *>Cơ sở vật chất: Gồm phòng học: 43 phòng học trong đó 18 phòng học cao tầng, 25 phòng học cấp 4, 1phong thí nghiệm, 1 phòng thư viện, 8 phòng tổ chuyên môn và hành chinh, phòng truyền thống, hội trường lớn. Trường chỉ học 1 ca sáng, còn chiều dành cho hoạt động ngoài giờ. Chi bộ Đảng gồm: 20 đồng chí, chi đoàn giáo viên: 40 đoàn viên. Các tổ chức đoàn thể hoạt động khá nhịp nhàng dưới sự chỉ đạo của chi bộ đảng. Những năm gần đây trường luôn có tỉ lệ học sinh giỏi khá cao 69%. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được quan tâm. Giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức pháp luật cho học sinh luôn được coi trọng. Nhà trương luôn coi giáo dục đạo đức và văn hoá là hai nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường, các hình thức giáo dục được tập hợp thu hút đông đảo học sinh vào học, gây niềm tin yêu của phụ huynh khi gửi con vào học ở trường. Chất lượng học sinh được chuyển biến theo chiều hướng tích cực. 2.2>Một số kết quả đã đạt được trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Yên Thành 2. -Chất lượng giáo dục đạo đức một số năm gần đây: Năm học Số học sinh Xếp loại đạo đức Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) Học sinh kỷ luật Học sinh được học 2000-2001. 2001-2002. 2002-2003 1824 1896 2000 41,6 45 50 52,7 42 43 5,3 12 0,5 0,2 0,1 0,2 0,15 0 0 23 10 5 3 0 0 -Trường có chi bộ Đảng luôn trong sạch vững mạnh, có độ ngũ ban giám hiệu đoàn kết, sáng tạo, năng động. Có đội ngũ tập thể sư phạm nhất trí, đoàn kết có uy tin cao đối với phụ huynh học sinh. -Nhà trường luôn xác định dạy học là dạy người công dân có ích cho xã hội, làm tốt việc này yêu cầu phải thống nhất chủ trương, nhận thức, hành động. Phải thấy được hiệu quả của một cong dân được giáo dục có nhận thức đúng đắn khác với công dân có nhận thức yếu kém. Phải thấy được việc đào tạo từ thời kỳ học sinh là cần thiết và quan trọng thế nào? 2.3>.Một số nguyên nhân tồn tại. -Công tác quản lý nhiều lúc chưa đề ra được biện pháp hữu hiệu. -Sự kết hợp chặt chẽ các tổ chức chưa tốt đặc biệt là nhf trường và xã hội. -sự nhận thức giáo dục đạo đức chưa được nâng cao. 2.4>.Một số vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Yên Thành 2. Từ cơ sở lý luận thực tiễn, cơ sở pháp lý và qua phân tích thực trạng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tôi nhận thấy một số vấn đề đặt ra: -Tăng cường quản lý, nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng về giáo dục đạo đức học sinh cho toàn giáo viên và các tổ chức đoàn thể. -Kết hợp giáo dục học sinh chặt chẽ giữa nhà trương gia đình và xã hội. -Giáo dục học sinh không phải là trách nhiệm riêng nhà trường mà là Đảng, nhà nước và toàn xã hội. -Kiểm tra đánh giá đúng theo định kỳ một cách khách quan và uốn nắn kịp thời. -Đối với nhà giáo la những tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chương III: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đạo đức học sinh của trường THPT Yên Thành 2 Nghệ An. 3.1> Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ đảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Điều lệ trường THPT (điều 20) đã ghi: “Tổ chức cộng sản Việt Nam trong trường học lãnh đạo nhà trường hoạt động trong khuôn khổ pháp luật”. Chi bộ đảng Lãnh đạo trường hay chính quyền Tổ chức công đoàn Tổ chức đoàn T.N Các lực lượng giáo dục học sinh khác Tập thể sư phạm giáo viên Mục tiêu giáo dục Chi bộ Đảng trong trường là cầu nối trực tiếp với quần chúng, là hạt nhân chính trị trong trường. Có nhiệm vụ tổ chứ cho giáo viên và học sinh thực hiện thắng lợi đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Thông qua giáo viên, công nhân viên chức, và học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng và ghóp ý kiến giáo dục và rèn luyện. Chi bộ Đảng phải nâng cao nhận thức giáo dục của học sinh cho từng đảng viên. Từng đảng viên phải thấm nhuần phong cách tác phong đạo đức cách mạng, từ đó mỗi đảng viên phải trở thành gương sáng, một chuẩn mực cho học sinh noi theo. -Hành tháng thường xuyên sinh hoạt chi bộ để kịp htời định ra chủ trương và biện pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường. Tuyên truyền, giáo dục nhất la giáo dục tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về định hướng chính trị cho giáo viên, nhân viên va học sinh trong nhà trường, thuyết phục quần chúng bằng sự đúng đắn, hiệu quả và hành động gương mẫu của mỗi đảng viê, cán bộ. Mở rộng phát huy dân chủ, tạo nên tính tự giác chủ đọng sáng tạo của mỗi giáo viên, nhân viên và học sinh. Tất cả hội đồng sư phạm thực sự là: ”Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. -Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh từng tuần, tháng, kỳ. 3.2>Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm quả lỷtong công tác giáo dục đạo đức học sinh từng tuần, tháng, kỳ. Người cán bộ quản lý là người đứng mũi chịu sào trong mọi hoạt động của nhà trường, để cho nhà trường thực hiện tốt việc dạy “chữ” dạy”người” thì quản lý phải nắm chắc cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn , nắm chắc đối tượng để xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức sát đúng từng thời điểm. Sau khi có kế hoạch người quản lý phải quán triệt cho mọi lực lượng tham gia giáo dục, nắm chắc kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thựchiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục đạo đức học sinh, có hình thức khen, chê kịp thời. Để giáo dục đạo đức học sinh cho có hiệu quản gười cán bộ quản lý phải: Đối với lực lượng tham gia giáo dục: -Phải quán triệt đầy đủ các nghị quyết về công tác giáo dục- đào tạo như nghị quyết TW2 khoá VIII, Nghị Quyết Đại hội IX. Luật giáo dục, điều lệ về trường THPT. -Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong hội đòng sư phạm nhà trường. phat huy hết vai trò trách nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh . -Người quản lý phải hoà mình với quần chúng, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy hết năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, để lúc nào cán bộ giáo viên đến trường như về chính ngôi nhà ấm cúng của mình. -Cùng với giáo viên chủ nhiệm nắm chắc diễn biến tư tưởng học sinh, tâm lý, nguyện vọng, hoàn cảnh của học sinh, nhất là học sinh cá biệt. Từ đó phân loại, tìm biện pháp giáo dục thích hợp, sau từng đợt, từng giai đoạn đánh giá xếp loại một cách khách quan, động viên khuyến khích kịp thời. -Thực hiện xã hội hoá giáo dục, tìm cách để liên kết chặt chẽ với các lực lượng nhà nhà trường – gia đình – xa hội với nhiều hình thức phong phú để giáo dục chính trị đạo đức tư tưởng cho học sinh. -Đối với người được giáo dục (đối tượng là học sinh). + Phải giáo dục cho các em thấy nhà trường là môi trường lành mạnh nhất để các em được rèn luyện, được tu dưỡng, được tiếp thu những giá trị văn hoá, là mãnh đất mà ở đó các em được hình thành hoàn thiện nhân cách của mình. + Các em phải nắm được các tiêu chuẩn xếp loại đạo đức, các em phải biết tự đánh giá mình và tự rèn luyện mình, phải tạo cho các một niềm tin đích thực nơi các em đang học tập, gây cho các em hứng thú bắng các hoạt động phong phú. 3.3>Nâng cao vai trò niệm vụ đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Dân gian có câu: “Không thấy đố mày làm nên”. Vì vậy vị trí người thầy rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh, do đó người thầy phải là người có nhân cách nhà giáo, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, phải luôn “Vì học sinh thân yêu”, để làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Để cảm hoá, thuyết phục được học sinh, trươc hết người thầy phải là người có phẩm chất, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có ánh mắt thiện cảm, vị tha, lấy cái ”tâm” làm gốc, lấy cái “nhân” làm trọng, cho nên người quản lý phải: -Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để đáp ưngc với yêu cầu giáo dục. -Phải làm cho giáo viên tất cả các bộ môn hiểu giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc của mọi ngươi, chứ không phải là riêng giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu gia đình. Từ đó thông qua các bài dạy khoa học xã hội, khoa học tự nhiên để giáo dục đạo đức cho học sinh. -Phải bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên có nghệ thuất giáo dục, phải mô phạm tronglòi ăn tiếng nói, đi đứng, tác phong sinh hoạt, không định kiến trù dập học sinh, thiếu niềm tin đối với học sinh, tạo khoảng cách giữa thầy và trò. -Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua hoạt đông xã hội bằng các loại hình hoạt động đa dạng, mang màu sắc tuổi trẻ, tạo cho các em niềm vui, hứng thú học tập, rèn luyện. 3.4>Phát huy vị trí của giáo viên chủ nhiệm. Trong giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý trực tiếp học sinh, là người có ảnh hưởng rất lớn đối với giáo dục đạo đức cho nên người quản lý phải: - Chọn giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất , có năng lực, có kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ, có nghệ thuật tổ chức quản lý học sinh. Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, biết cách xây dựng hoạt động công tác chủ nhiệm, cách phân loại đánh giá, khen thưởng, kỷ luật học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật phối hợp với các lực lượng như giáo viên bộ môn, hội phụ huynh và địa phương nơi cư trú để theo dõi giáo dục học sinh, xây dựng đội ngũ cán sự lớ mẫu mực, nói được, làm được, có uy tín trong tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự khách quan, công bằng trong đánh giá, có công thì thưởng, có tộithì phạt. Đây là biện pháp tâm lý rất có hiệu quả. Qua từng đợt thi đua, qua từng hoạt động Ban giam hiệu đánh giá thi đua kịp thời, phát hiện các giáo viên chủ nhiệm giỏi, báo cáo điển hình học tập kinh nghiệm, mở các hội nghị toạ đàm “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm” để giáo viên chủ nhiệm học tập lẫn nhau. Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch tuần tháng................................... Theo mẫu: Sở giáo dục đào tạo................kế hoạch chủ trương tháng 10-2004. Trường........................... Hưởng ứng tháng an toàn giao thông. Tuần: Giờ chào cờ thứ 2 Sinh hoạt lớp thứ7 I 30-95-10 Sinh hoạt chuyên đề: Tìm hiểu luật an toàn giao thông giáo viên chủ nhiệm thực hiện nội quy trường II 7-1012-10 Sinh hoạt chuyên đề Ngày giải phong thủ đô giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền công tác phòng chống ma tuý III 14-919-10 Chuyên đề: Hãy nói không với ma tuý Sinh hoạt chi đoàn VI 21-1026-10 Chuyên đề: Đường lên đỉnh olympia Chuyên đề: Học nữa, học mãi V 28-102-11 Chuyên đề: theo dòng lịch sử giáo viên sơ kết tháng 10 phổ biến kế hoạch tháng 11 Sở giáo dục ........... Báo cáo chủ nhiệm Tháng... Năm... Trường................... Lớp:........Giáo viên chủ nhiệm Đạo đức: *Học sinh đi muộn (Lần/tháng)......................................................... ............................................................................................................ *Họ tên học sinh bỏ giờ..................................................................... ............................................................................................................ Họ Tên học sinh đánh nhau: ............................................................. ............................................................................................................ *Họ Tên học sinh hút thuốc lá:.......................................................... ............................................................................................................*Họ Tên học sinh nghi sử dụng ma tuý: .............................................. ............................................................................................................ Học tập: *.Tổng số giờ học tốt: ( 810 điểm ) .............................................. ............................................................................................................ *.Tổng số giờ học yếu: ( 5 điểm trở xuống ) ..................................... ............................................................................................................ *.Họ tên học sinh thường xuyên không học bài: ............................... ............................................................................................................ *.Họ Tên học sinh khen về học tập.................................................... ............................................................................................................ Cơ sở vật chất: ( Lớp, bàn ghế, bảng....) ............................................ ................................................................................................................. Kiến nghị: .......................................................................................... ................................................................................................................. Ngày... tháng....năm20..... Giáo viên chủ nhiệm ký ( Ghi rõ họ tên ) 3.5>Nâng cao vai trò xung kích đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức đoàn trường là môi trường sinh hoạt lành mạnh của học sinh, trực tiếp tác động, góp phần vào việc phát triển nhân cách học sinh. Do đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lý, nên học sinh rất hiếu động, sôi nổi, trẻ trung, thích thể hiện mình trong tập thể, nhưng lại thiéu tự chủ, thiếu định hướng, nên tổ chức đoàn là nơi giáo dục, tạo điều kiện cho các em thể hiện, muốn Đoàn thanh niên làm được điều đó; Chi bộ, Ban giám hiệu phải quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện cho đoàn hoạt động. Trước hết phải giáo dục mục tiêu lý tưởng cách mạng cho Thanh niên, giúp các em có ước mơ, hoài bão cao đẹp, có phưong hướng hành động đúng đắn, phấn đấu không mệt mỏi trở thành người lao động chân chính, chống lối sống thực dụng chạy theo vật chất tầm thường. Xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, tè ban chấp hành đoàn trường đến các chi đoàn, lấy các chi đoàn giáo viên làm nòng cốt. Tổ chức thường xuyên các đợt bồi dưỡng đối tượng cho thanh niên, coi trọng công tác phát triển đoàn viên tăng thêm sức mạnh cho đoàn. Hướng cho đoàn tổ chức các sân chơi, các cuộc tìm hiểu sinh hoạt các câu lạc bộ, cắm trại, giã ngoại mang ý nghĩa thiết thực, phù hợp lứa tuổi thu hút thời gian nhàn rỗi vào hoạt động này và cũng qua đây giáo dục các em tinh tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, lối sống lành mạnh, văn hoá, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tổ chức phát động thi đua thông qua các hoạt động chủ điểm ( có 9 chủ điểm trong năm học ) để giáo dục truyền thống đạo đức, ý thức trách nhiệm cho học sinh. Đoàn chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Hội đồng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh để hoạt động giáo dục đạo đức có hiệu quả. Tổ chức kết nghĩa giao lưu học hỏi giữa các tổ chức đoàn trong khu vực, tham gia hoạt động công ích, hoạt động xã hội từ đó học sinh tự giáo dục mình. 3.6> Đẩy mạnh hoạt động tự quản của học sinh. Do đặc điểm cùng lứa tuổi, cùng sinh hoạt trong một tập thể, trong một môi trường học tập, nên các em dễ đồng cảm, sống hồn nhiên, vô tư, chân thanh, cỡi mở vì vậy các em dễ thổ lộ tâm tư tình cảm, dễ cảm hoá nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Người quản lý và giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho các em một kế hoạch, một phương hướng tự quản. -Phải cơ cấu ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, chia các tổ học tập có số lượng, chất lượng, địa danh phù hợp. Từ đó các em so sánh thi đua lẫn nhau. -Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các tổ, theo dõi đánh giá, xếp loại kịp thời, qua từng đợt có biểu dương, khen thưởng đồng thời nhắc nhở mhững mặt chưa làm được. -Thông qua ý thức tự quản để nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt, những em hạn chế về mặt nhận thức. Từ đó phát huy tinh thần tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. 3.7> Phối hợp nhà trường - gia đình – xã hội để giáo dục. Phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh không phải là công việc đơn thuần từ một phía từ nhà trường mà sự kết hợp sức mạnh của nhà trường – gia đinh – xã hội. Điều 81chương VI luật giáo dục quy định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục ”. Điều 43 chương VII điều lệ trường phổ thông quy định “Trong nhiệm vụ giáo dục học sinh, nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên chặt chẽ với gía đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục ”... Sự phối hợp nhằm mở rộng môi trương giáo dục, tăng lực lượng tham gia giáo dục, học sinh có cơ hội được tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong công tác giáo dục đạo đức. Để sự phối hợp có hiệu quả vai trò nhà trường cần phải: -Thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh về đạo đức, kế hoạch phối hợp từng giai đoạn. -Đầu năm phải kiện toàn BCH Hội phụ huynh của các lớp của trường, cơ cấu lực lượng phù hợp theo địa bàn dân cư các buổi sinh hoạt cuối tháng phải bố trí cho BCH Hội được sinh hoạt để thực hiện thông tin hai chiều giúp nhà treoèng và gia đình nắm được đạo đức, nếp sống, thói quen, nhu cầu, sức khoẻ của học sinh để thống nhất biện pháp giúp đỡ và giáo dục. -Thông qua mối quan hệ phối hợp để thực hiện xã hội hoá giáo dục vừa tạo sực mạnh tinh thần, vừa động viên sức mạnh vật chất, phục vụ công tác giáo dục, phối hợp với các cơ quan chức năng như: Toà án, Công an, Quân đội, nói chuyện thời sự, giáo dục pháp luật, đấu tranh chống tội phạm, học tập gương sáng anh Bộ đội cụ Hồ. -Thực hiện cam kết giữa học sinh - nhà trường – Gia đình, không để học sinh sa ngã, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. -Nhà trường liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua địa phương để quản lý học sinh có niềm tin pháp lý về quyền và nghiã vụ công dân, từ đó học sinh yên tâm học tập, và rèn luyện. -Giáo viên chủ nhiệm phải thông tin kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh cho phụ huynh, có thể thông qua sổ liên lạc hoặc trực tiếp gặp gỡ, nhất là những học sinh cá biệt, những học sinh gặp khó khăn để bàn cách giải quyết. phần III: kết luận. 1.>Kết luận. Giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt cơ bản, nền tảng cho mặt giáo dục khác. Có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có một sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước hết sức coi trong công tác giáo dục - đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC807.doc
Tài liệu liên quan