Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung Tâm Tính Toán Thống Kê TW(TT – TT – TW).
Theo nghị quyết 49/CP của chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong nhưng năm 90 đã chỉ rõ ràng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin(CNTT) nhằm tổ chức, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong trong mọi lĩnh vực hoạt động cuả con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc quản lý Nhà nước nâng cao hiêu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các ho
9 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Trung tâm Tính toán Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt đông kinh tế- xã hội khác.
TT-TT-TW cũng xác định việc ứng dụng CNTT trong những năm tới là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong ngành, đáp ứng tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội được đề ra ,đồng thời hoà nhập với sự phát triển CNTT trong cả nước và trên thế giới.
TT-TT-TW là đơn vị thuộc tổng cục thống kê có nhiệm vụ chuyên xứ lý các cuộc điều tra theo yêu cầu của chính phủ, các đơn vị cá nhân có nhu cầu nền kinh tế trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho mọi công việc.
Đặc biệt theo xu hướng ngày nay việc sử dụng máy tính đang trở nên rất cần thiết. Nhu cầu về máy tính cũng rất phổ biến trên mọi lĩnh vực.
Trung tâm tính toán thống kê có nhiệm vụ:
Tham mưu với lãnh đạo tổng cục thống nhất chỉ đạo phát triển và ứng dụng CNTT trong xây dựng, khai thác và quản lý kỹ thuật của hệ thống máy tính.
Xử lý cuộc điều tra theo yêu cầu của chính phủ
Quản lý đIều hành về kỹ thuật và bảo trì mạng máy tính của tổng cục
Tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổng cục
Thực hiện các dịch vụ về tin học.
Nguyên tắc quản lý và điều hành công tác Trung tâm tính toán TW.
Nguyên tắc tập chung dân chủ, cá nhân phu trách
Tăng cường mối quan hệ giữa các phòng, các khâu trong công việc có liên quan tới nhiều phòng nhiều cán bộ công chức.
Mỗi cán bộ công chứ đều có vị trí công tác và nhiệm vụ cụ thể. Việc thực hiện nhiệm vụ công tác là thước đo để phân loại và đánh giá cán bộ công chức hàng năm.
Tổ chức văn phòng TT-TT-TK.
Để đáp ứng được yêu cầu quan trọng như vậy TT-TT-TK chia ra các phòng ban để hoàn thành nhiệm vụ. Các phòng ban có những nhiệm vụ chính sau:
Phòng hành chính có nhiệm vụ:
Quản lý cán bộ công nhân viên.
Đề xuất việc bố trí, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tàI sản, bảo vệ bí mật về kinh tế, an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng cháy chữa cháy.
Tổ chức các công việc hành chính sự vụ.
Tổ chức thức hiện các công việc quản trị đời sống.
Tổ chức công tác phục vụ khách đến quan hệ công tác.
Tổ chức tinh thần vật chất cho cán bộ công nhân viên.
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ:
Đảm bảo vốn cho hoạt động của trung tâm.
Tổ chức công tác kế toán như theo dõi, ghi chép, giám sát các hoạt động, cung cấp thường xuyên và đầy đủ các thông tin về việc thu và tri của trung tâm.
Quản lý quĩ tiền mặt và vật ngang giá của Trung Tâm.
Quản lý và giám sát thực hiên các nhiêm vụ thanh toán đối nội đối ngoạI theo qui định của nhà nước.
Lập kế hoạch tàI chính hàng quí, hàng năm của Trung Tâm.
Giúp giám đốc đề ra các biện pháp quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Kiểm tra và giám sát các phương án liên doanh.
Tổ chức công tác thống kê và thông tin kinh tế về kế toán, tiền tệ trong nội bộ của Trung Tâm
Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong du lịch.
Phòng lập trình có nhiệm vụ:
Thiết kế hệ thống chương trình sử lý các cuộc đIều tra.
Phòng lập trình chịu trách nhiệm vụ nghiên cứu nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra trên cơ sở phiếu đIều tra tiến hành:
+ Xây dựng chương trìng nhập dữ liệu từ phiếu đIều tra vào máy
+ Xây dựng chương trình kiểm tra lô gic giữa các chỉ tiêu.
+ Xây dựng hệ chương trình sử lý tổng hợp và in các biểu báo cáo theo yêu cầu của cuộc điều tra.
- Phòng lập trình có trách nhiệm hướng dẫn các cán bộ chuẩn bị số liệu và nhập tin thực hiện theo yêu cầu bàI toán.Đồng thời giám sát quá trình xử lý
để giảI quyết các vấn đề phát sinh khi xử lí.
Phòng xử lí thông tin: có nhiệm vụ tiếp nhận các phiếu đIều tra từ các đIều tra viên và tiếp nhận các dữ liêu từ các nơIiđổ về, từ đó áp dụng các hiểu biết về nghiệp vụ thống kê cũng như kiến thức tin học để xử lý biến dữ liệu thô trở thành thông tin cần thiết phù hợp với mục đích nghiên cứu của tổng cục thống kê.
Phòng cơ sở dữ liệu: có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ dữ liệu của các đon vị và đưa vào lưu trữ.
Phòng nhập tin: có nhiệm vụ trực tiếp nhập tin vào máy tính.
Sơ Đồ Tổ Chức Của Trung Tâm Tính Toán Thống Kê .
Trung tâm tính toán
Ban giám đốc
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng CSDL và quản trị HT
Phòng lập trình và đào tạo
Phòng kiểm tra và chuẩn bi số liệu
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kỹ thuật và quản trị mạng
Việc sử dụng thông tin ở TT-TT-TK
Luồng thông tin. Trong quá trình xử lý điều tra và thực hiện các nhiệm vụ của mình, Tổng cục thống kê có mối quan hệ trao đổi thông tin thường xuyên và hết sức đa dạng với các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đến các doanh nghiệp trong và ngoài ngành thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như đến các cơ quan nghiên cứu.
Trong các cuộc điều tra như vậy, Tổng cục thống kê sẽ tiến hành tổ chức điều tra, thu thập số liệu, sau đó giao cho TT-TT-TK là cơ quan trực tiếp nhận quyết định từ Tổng cục mà cụ thể là các vụ thuộc Tổng cục. Tại đây Trung tâm có mối quan hệ với các phòng may tính của các cục thống kê tỉnh, thành phố qua đó Trung tâm gửi thông tin hướng dẫn và nhận về thông tin báo cáo từ các cục.
Cục thống kê tỉnh, thành phố đóng vai trò trung tâm trong hoạt động của Tổng cục thống kê mà cụ thể hơn là các vụ phụ trách từng lĩnh vực với phòng máy của Cục thống kê tỉnh, thành phố. Các mối quan hệ như vậy đều là các mối quan hệ hai chiều. Đồng thời giữa các mối quan hệ đều có sự trao đổi thông tin chéo tạo thành một mạng quan hệ thông tin đa giác. Các vụ phụ trách từng lĩnh vực tại Tổng cục thống kê là đầu mối quan trọng nhất xét trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng thông tin.
Sơ đồ luồng thông tin giữa các cơ quan của Tổng cục thống kê
Vụ thống kê trong Tổng cục thống kê
Trung tâm tính toán thống kê TW
Phòng máy của các cục thống kê tỉnh, thành phố
Cục thống kê tỉnh, thành phố
: Thông tin hướng dẫn
: Thông tin báo cáo
Dữ liệu sử dụng tại TT-TT-TW.
a>Hệ quản tri cơ sở dữ liệu(CSDL) phục vụ quản lý hành chính.
Phục vụ việc thực hiện công việc chỉ đạo, điều hành quản lý Nhà nước
Các hoạt động mang tính chất hành chính, quản trị nội bộ như quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, chính sách cán bộ công nhân viên, quản lý công tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản, phương tiện trang thiết bị, lập lịch công tác, xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động.
b>Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thống kê báo cáo của Tổng cục thống kê.
Hệ CSDL nông nghiệp
Hệ CSDL dân số, nhà ở
Hệ CSDL phục vụ quản lý danh mục công nghiệp
Hệ CSDL phục vụ quản lý thống kê doanh nghiệp
....
c>Về mức độ tin học hoá tại TT-TT-TK
Các phần mềm nghiệp vụ tại Trung tâm thường được viết trên môi trường Foxpro for dos( hoặc for Windows), C++, SQL Server, Visual Basic 6.0, Visual foxpro 6.0 ....
Các phần mềm chuyên dùng được viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình cũng như hệ quản tri CSDL khác nhau. Qua các cuộc điều tra của tổng cục trung tâm tiến hành xây dựng các CSDL để quản lý và hỗ trợ cho công việc nhằm biến dữ liệu thô thành thông tin hữu ích phục vụ nhu cầu và mục đích nghiên cứu của Tổng cục. Như :
Xây dựng CSDL về doanh nghiệp
Xây dựng CSDL quản lý nhân lực
Xây dựng các chương trình chuẩn hoá báo cáo thống kê
Xây dựng các trang Web cho tổng cục Thống kê
Xây dựng kết nối thành mạng tin học toàn quốc trong ngành thống kê.
.....
d>Quy trình xử lý thông tin tại TT-TT-TK-TW
Các số liệu điều tra được đưa về phòng chuẩn bị kiểm tra số liệu để kiểm tra. Nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra tính hợp lý của số liệu thu được đồng thời kiểm tra các công việc đánh mã các thông tin thu được theo quy định thống nhất. Công việc kiểm tra được tiến hành theo phương pháp kiểm tra mẫu, nếu sai sót thì phải kiểm tra lại. Dữ liệu sau khi kiểm tra được chuyển cho phòng xử lý số liệu tạo đầu vào cho quá trình xây dựng CSDL cho hệ thống quản lý. Trong quá trình vào số liệu, số liệu tiếp tục được kiểm tra và hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đặt ra của từng bài toán cụ thể.
Công việc cuối cùng là tạo lập chương trình xử lý các số liệu thống kê thu được. Đây là công việc của phòng lập trình và đào tạo. Chương trình xử lý các số liệu thống kê chủ yếu là tạo lập các bảng biểu, báo cáo dựa trên số liệu thu thập được, đồng thời đưa ra dự báo trong giai đoạn tới.
Do tính chất của cuộc điều tra mang tính chất thời điểm nên phải thường xuyên cập nhật sự thay đôỉ các CSDL. Các cuộc điều tra thường tổ chức định kỳ theo một khoảng thời gian nào đó. Chẳng hạn: các cuộc điều tra về lao động, việc làm thường tổ chức hàng năm, trong khi các cuộc điều tra dân số thường tổ chức 10 năm một lần ... Sau mỗi lần tổ chức cuộc điều tra mới, CSDL lại được cập nhật. Thực chất của việc cập nhật CSDL là tiền hành một cuộc điều tra tương tự các cuộc điều tra trước đó. Mặt khác CSDL cũng có thể được cập nhật từ một cuộc điều tra đã được tiến hành trước đó.
Trong thời gian thực tập vừa qua em đã đọc các tài liệu về các cuộc điều tra, và các chương trình xử lý nghiệp vụ thống kê. Bằng những kiến thức tin học cơ sở học ở trường em đang học thêm một số ngôn ngữ để thuận tiện cho việc xây dựng một bài toán cụ thể và quá trình chọn lựa đề tài.
Sơ đồ thuật toán quá trình xử lý tại TT-TT-TT-TW
Bắt đầu
Thu thập thông tin ban đầu
Kiểm tra thông tin
Kiểm xử lý mã
Hiệu chỉnh
Xây dựng chương trình nhập số liệu
Xử lý và khai thác số liệu
Cập nhật CSDL từ các cuộc điều tra khác
In báo cáo
End
Cập nhật CSDL
K.tra các cuôc điều tra trước đó
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Đúng
Có
Không
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC904.doc