Báo cáo thực tập tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển Báo cáo thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa để đạt tới một nước công nghiệp ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với những mục tiêu đặt ra, việc chuyển hướng kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ để phát huy tối đa nội lực và tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Khi

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo thực tập tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển Báo cáo thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước vào đổi mới nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do đó, chiến lược huy động vốn để phát triển nền kinh tế luôn đựợc xác định theo phương châm khơi trong hút ngoài. Hiện nay, các tổ chức tín dụng luôn bám vào phương châm đó để thực hiện chiến lược huy động vốn và đặc biệt chú trọng huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Chính sách huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc lợi dụng vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý để phát triển nền kinh tế. Những năm gần đây, Nhà nước tập trung chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại luôn là một trong những định hướng phát triển hàng đầu của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong đó phát triển ngọai thương được coi là trọng điểm. Các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu cần khối lượng vốn lớn, do đó bằng mọi hình thức phải tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn tài trợ thương mại cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp doanh nghiệp có đủ vốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank luôn tập trung vào phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng phong phú, đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, để tạo ra lòng tin với các ngân hàng nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thì ngân hàng một mặt phải tiếp tục phát huy những ưu điểm và mặt khác quan trọng hơn là phải phát hiện kịp thời, đầy đủ những mặt yếu kém trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài: Tài trợ thương mại quốc tế - Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank làm điểm nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung và hình thức tài trợ TMQT, phân loại, làm rõ chức năng và lợi ích của từng loại tài trợ. - Phân tích đánh giá thực trạng tài trợ TMQT của Techcombank; từ đó rút ra những kết quả đạt được và những nguyên nhân gây ra của nó. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT của Techcombank. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu các loại hình tài trợ TMQT, mục đích của các loại tài trợ TMQT Tổng kết những thành công, tồn tại trong hoạt động tài trợ TMQT của Techcombank và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt dộng tài trợ TMQT của các NHTM Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank 5. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng học thuyết kinh tế - chính trị Mác - Lênin, các lý thuyết kinh tế học hiện đại về tiền tệ - tín dụng và hiệu quả KT - XH, quán triệt tư tưởng và quan niệm đổi mới kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sư; tiếp cận hệ thống và phân tích hệ thống; dùng lý luận để đánh giá thực tiễn, ứng dụng lý luận và thực tiễn vào khoa học quản lý kinh doanh; phương pháp so sánh và phân tích kết hợp với phương pháp chọn mẫu và hệ thống hóa khoa học. 6. Bố cục của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tài trợ Thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng họat động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Techcombank CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của con người gắn liền với sự phát triển của thương mại. Mỗi quốc gia có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu mà chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ cho những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế, do vậy họ phải NK những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng với giá cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, hoạt động thương mại ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo nên những sản phẩm dư thừa có thể XK sang nước khác, góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước để NK những mặt hàng còn thiếu và để trả nợ. Tài trợ thương mại bao hàm sự chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện tài chính và thay thế về mặt tài chính (vay tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như đảm bảo các quá trình thanh toán liên quan. Phạm vi của tài trợ xuất nhập khẩu bao gồm tài trợ cho xuất khẩu(cả trong giai đoạn sản xuất) và tài trợ cho nhập khẩu trong thời gian từ ngắn hạn đến dài hạn. Tài trợ Thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh tế tham gia trong lĩnh vực Thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lời. Nếu xét về mặt hình thức thức tài trợ thì tài trợ TMQT đựoc thực hiện dưới hai hình thức là: - Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức hỗ trợ trực tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh TMQT của DN thường được thực hiện thông qua việc cho vay ngắn, trung, dài hạn để tài trợ cho hoạt động XNK nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, thay đổi dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị, hoặc được thực hiện thông qua hình thức cung ứng dịch vụ tiền tệ, tín dụng, NH như các dịch vụ TTQT (tín dụng chứng từ, nhờ thu), bảo lãnh, bao thanh toán tương đối (Factoring), bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting), thuê mua (Leasing). - Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là tập hợp các biện pháp hình thức hữu hiệu nhằm tạo ra môi trường kinh doanh TMQT thuận lợi cho các DN như: chính sách thuế XNK; chính sách tỷ giá hối đoái; môi trường pháp lý ổn định phù hợp với thực tiễn TMQT; chính sách lãi suất. Còn nếu căn cứ vào người cung ứng tài trợ thì tài trợ TMQT có thể chia thành: - Tài trợ thương mại quốc tế của nhà nước, đặc trưng của hình thức này là tài trợ gián tiếp thông qua NHTƯ, các tổ chức tín dụng NH và phi NH, các cơ quan của chính phủ bằng các biện pháp thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ bình ổn giá, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ xúc tiến phát triển, dưới các hình thức bảo lãnh, tái chiết khấu, và thông qua các chính sách tài chính - tiền tệ ở tầm vĩ mô. - Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng trung ương, ở đâyNHTƯ trở thành người thực hiện các chính sách cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, cấp bảo lãnh nhà nước, thực hiện các chính sánh tài chính - tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, phá giá tiền tệ,... - Tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức tín dụng. đặc trưng của hình thức tài trợ này là tài trợ trực tiếp từ người tài trợ đến người nhận tài trợ, không phải qua các kênh trung gian khác, thông qua cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, thuê mua tài chính, tín dụng chứng từ,nhờ thu,... - Tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, với các công cụ sử dụng thường là tín dụng thương mại như hối phiếu trả chậm, thanh toán ghi sổ, ứng tiền trước khi giao hàng,... Ngày nay, khi quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng được mở rộng và đi vào các cam kết thực chất thì các hình thức tài trợ TMQT của các chủ thể như nhà nước và NHTƯ ngày càng bị hạn chế, thu hẹp thậm chí bị cấm đoán. Thay vào đó, nổi lên là vai trò của các tổ chức tín dụng và các DN với các hình thức tài trợ đa dạng, linh hoạt và đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho các hoạt động TMQT. Theo đó, với tính chuyên nghiệp cao, tiềm lực tài chính hùng mạnh và mạng lưới cơ sở rộng khắp, các NHTM đã trở thành nhà tài trợ chủ yếu cho hoạt động TMQT. Chính vì lẽ đó, trong phạm vi khóa luận này, tài trợ TMQT sẽ được đề cập dưới giác độ nhà tài trợ là các NHTM; hay nói cách khác, hoạt động tài trợ TMQT được đề cập trong khóa luận này được hiểu là hoạt động tài trợ TMQT của NHTM. 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tài trợ thương mại quốc tế Chỉ trong vài thập niên qua nền TMQT phát triển mạnh mẽ, sự gia tăng các mối quan hệ thương mại đa phương và tính chất tương thuộc của các nền kinh tế quốc gia riêng lẻ. đã và đang thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về các dịch vụ tài chính quốc tế trên khắp thế giới. Cùng với đó là quá trình tự do hóa tài chính, dỡ bỏ dần các hàng rào thương mại và xu thế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Một trong những đặc điểm quan trọng của thị trường quốc tế hiện nay là sự cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ. Hoạt động ngoại thương cũng thay đổi dần những khuôn mẫu kinh doanh cho phù hợp với những chuyển biến thực tế. Ngoài những khó khăn thông thường trong kinh doanh thương mại nội địa, các DN tham gia ngoại thương còn phải đương đầu với các nguy xuất phát từ nhiều yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch và khoảng cách địa lý, loại tiền thanh toán và những biến động tỷ giá hối đoái, sự khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các quốc gia. Chính vì lẽ đó mà khi tham gia vào hoạt động ngoại thương các DN luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tiến sâu hơn vào thị trường thế giới hứa hẹn nhiều cơ hội song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Và như vậy tài trợ ngoại thương của các NH ra đời là một tất yếu khách quan đáp ứng đòi hỏi của thị trường, nhu cầu cấp thiết của DN. 1.1.3. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế 1.1.3.1. Vai trò đối với doanh nghiệp Trước hết, thông qua tài trợ TMQT, DN có thể được cấp tín dụng (trực tiếp hay gián tiếp) phục vụ cho hoạt động KDQT của mình. Để tiến hành một thương vụ trên thị thường quốc tế, DN cần một lượng vốn lớn, nhiều khi vượt quá số vốn lưu động hiện có. Với vốn tài trợ của NH, DN sẽ có đủ khả năng NK nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị, trang trải chi phí... phục vụ cho chiến lược hiện đại hóa quy trình sản xuất tạo khả năng cạnh tranh quốc tế và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Thứ hai, hoạt động tài trợ cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN khi đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương. NXK muốn được thanh toán tiền hàng càng sớm càng tốt còn NNK lại muốn trì hoãn thanh toán ít ra cho tới lúc họ nhận được hàng hóa và đã tiêu thụ được lô hàng ấy. Nhưng để tăng thêm sự hấp dẫn và thu hút khách hàng mà NXK cần phải chào mời các điều khoản thanh toán ưu đãi. Khi đó, các dịch vụ tài trợ sau khi giao hàng của NH sẽ giúp NXK có thể thực hiện tốt thương vụ XK đồng thời nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ NH nếu như NXK cần vốn ngay để thực hiện một thương vụ khác. Thứ ba, hoạt động tài trợ TMQT của NHTM cũng là phương thức hiệu quả giúp DN hạn chế được rủi ro khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế. DN hầu như không còn phải lo lắng về rủi ro chính trị, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá... bởi lẽ thông qua hầu hết các hình thức tài trợ TMQT các rủi ro này sẽ được gánh vác bởi NHTM. Tất nhiên, để NH chấp nhận gánh vác rủi ro thì các DN cũng phải đáp ứng những yêu cầu hết sức chặt chẽ của NH và phải trả chi phí cho việc “chuyển rủi ro” này. Thứ tư, hoạt động tài trợ TMQT góp phần nâng cao uy tín DN trong kinh doanh. Trong khi tìm kiếm đối tác, rất nhiều DN vấp phải vấn đề uy tín đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ, mới thành lập. Đó chính là cơ sở để NH cho ra đời hình thức tài trợ dưới hình thức bảo lãnh. Với hình thức này NH đã thay mặt DN đứng ra bảo đảm khả năng hoàn thành nghĩa vụ của DN trong hợp đồng, tôn thêm được hình ảnh của DN, tăng thêm niềm tin với bạn hàng, giành được ưu thế cạnh tranh từ các đối thủ và dễ dàng dành được hợp đồng TMQT. 1.1.3.2. Vai trò đối với ngân hàng thương mại Trước hết, với việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT, các NHTM có thể gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của mình thông qua các khoản thu từ lãi suất và phí dịch vụ. Các khoản thu này thường là có giá trị không nhỏ bởi lẽ bản thân giá trị của các hợp đồng tài trợ TMQT bao giờ cũng ở mức khá cao. Hơn thế nữa, phát triển hoạt động tài trợ TMQT góp phần thúc đẩy sự phát triển nói chung của các loại hình dịch vụ khác của NHTM như nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ TTQT, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đồng thời tạo ra một mối liên hệ gắn kết giữa các lọai hình dịch vụ này với nhau. Nhờ vậy, NHTM sẽ thực hiện hiệu quả việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng theo đó, nâng cao được sức cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ hai, tài trợ TMQT giúp các NHTM nâng cao độ an toàn và hạn chế rủi ro. Thông qua hoạt động tài trợ TMQT, NHTM có thể kiểm soát được các nguồn thanh toán một cách tập trung bằng các tài khoản thanh toán mở tại chính NH. Bên cạnh đó, NHTM còn có thể hạn chế được rủi ro từ việc hạn chế tình trạng sử dụng vốn sai mục đích của bên được thanh toán. Thứ ba, hoạt động tài trợ TMQT giúp NHTM mở rộng mối quan hệ hợp tác với các NHTM nước ngoài và tiếp cận được với thị trường TC - NH toàn cầu, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động của các NHTM. Từ đó, NHTM có điều kiện nâng cao vị thế cũng như nâng cao uy tín của mình, sẵn sàng tham gia vào các tiến trình tự do hóa thị trường tài chính - NH và xu hướng hội nhập kinh tế. 1.1.3.3. Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân Thứ nhất, tài trợ TMQT thúc đẩy phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tài trợ thương mại tạo điều kiện cho hàng hóa XNK lưu thông trôi chảy, thực hiện thường xuyên, liên tục, thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. Không những thế, tài trợ TMQT góp phần phân phối vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn thông qua việc thúc đẩy bình quân hóa lợi nhuận trước hết là trong ngành thương mại, và sau đó là trong ngành sản xuất công nghiệp. Do vậy, vốn đầu tư toàn xã hội sẽ được sử dụng một cách có hiệu suất cao hơn, làm nền kinh tế phát triển tối ưu hơn. Thứ hai, tài trợ TMQT góp phần vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân từ việc thúc đẩy NK dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện để DN phát triển quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Cuối cùng, tài trợ TMQT giúp gắn liền thị trường quốc gia với thị trường quốc tế. Khái niệm quốc gia khép kín đã không còn ý nghĩa, tất cả các nước đều tham gia vào các hoạt động TMQT. Hành vi XK của nước này đồng thời là hành vi NK của nước kia và ngược lại. Hàng hóa dịch vụ tương ứng từ một nước sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa, dịch vụ của nước khác. Do vậy, để tồn tại và phát triển việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ trên bình diện quốc gia phải gắn liền với việc cạnh tranh trên bình diện quan hệ thị trường quốc tế; và tài trợ TMQT là một trong những cầu nối hữu hiệu để thắt chặt thêm sự gắn kết giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ cho vay Nghiệp vụ cho vay trực tiếp để tài trợ cho các DN thực hiện nghiệp vụ kinh doanh XNK là nghiệp vụ truyền thống của NH. Các NH thường cấp tín dụng trực tiếp bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ cho các DN để hỗ trợ về tài chính cho DN này tiến hành kinh doanh XNK nguyên nhiên vật liệu, máy móc, hàng tiêu dùng... Nếu xét về thời hạn cho vay, gồm: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị, chiếm tỷ trọng lớn tại các NH. - Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy theo quy định của mỗi nước. Hình thức tín dụng này được cung cấp để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, cải tạo mở rộng, hiện đại hóa công nghệ... Nếu xét mục đích cho vay, gồm: - Tín dụng NK: Các NH có thể cấp tín dụng cho các NNK với thời hạn ngắn, trung, dài hạn, tùy thuộc vào đối tượng NK. Nếu NK hàng nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng NH sẽ cấp tín dụng ngắn hạn. Nếu NK máy móc, thiết bị thì NH sẽ cấp tín dụng trung hoặc dài hạn, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa NK. Có thể nói, tín dụng NK là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho NNK. Đối với NNK có uy tín, quan hệ tín dụng sòng phẳng, các NHTM có thể cho họ hưởng một số ưu đãi về tín dụng như thấu chi trong trường hợp cần vốn ngay. Các hình thức cấp tín dụng NK + Bảo lãnh thanh toán hàng NK như phát hành bảo lãnh (L/G), bảo lãnh séc, kỳ phiếu. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia TMQT, tránh được các rủi ro có thể phát sinh trong các giao dịch không thường xuyên đòi hỏi phải có bảo lãnh của bên thứ 3 cam kết bồi thường thiệt hại do đối tác gây ra. + Ký chấp nhận trả tiền hối phiếu kỳ hạn của NH. Trong một số trường hợp, do cạnh tranh gay gắt trên thị trường XK nên có thể NXK phải mời chào các điều khoản thanh toán ưu đãi. Bằng cách “chấp nhận” hối phiếu, NH tạo ra một cam kết vô điều kiện sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu số tiền đã định vào ngày quy định cụ thể trên hối phiếu. Do đó, chính NH đã thay thế cấp tín dụng cho người đi vay, và trong quá trình đó NH tạo ra một công cụ lưu thông có thể mua bán tự do. Kỳ hạn tài trợ tùy thuộc quan hệ giữa hai bên mua - bán hoặc toàn bộ thời gian cần thiết để xử lý các hàng hóa được tài trợ. - Tín dụng XK: Tùy theo tính chất hàng hóa, mặt hàng XK mà tín dụng XK được cấp theo các thời hạn khác nhau. Xét về góc độ nghiệp vụ kỹ thuật, tài trợ XK của NH thường đựợc chia làm hai loại theo công đoạn quá trình sản xuất và lưu thông của NXK + Tài trợ XK trước khi giao hàng: Mục đích của loại tài trợ này là nhằm tài trợ như cầu vốn lưu động cho NXK để thực hiện đơn đặt hàng của NNK nước ngoài. Thời hạn tín dụng này thường là ngắn hạn hoặc trung hạn. NXK cần tài trợ trước khi giao hàng vì: Cần vốn bổ sung vốn lưu động để thu mua nguyên vật liệu (đầu vào), sản xuất, chế biến hàng XK. “Đặt cọc” đảm bảo thực hiên hợp đồng XK (Perforrmance Bond - P/G), nếu trong hợp đồng yêu cầu phải phát hành bằng P/B. Để trang trải phần vốn lưu động tăng thêm do sản phẩm dở dang hoặc dự trữ thành phẩm XK. + Tài trợ XK sau khai giao hàng: Các loại hình tài trợ cho NXK sau khi giao hàng bao gồm các công cụ phát sinh sau khi giao hàng hóa đã được gửi cho NNK nước ngoài. Sau khi giao hàng mà chưa được thanh toán, NXK cần NH tài trợ để có vốn tiếp tục quá trình tái sản xuất của mình. Các khoản thu sau khi giao hàng thường gồm: Hối phiếu chưa thanh toán; Kỳ phiếu chưa thanh toán; Séc chưa thanh toán; Hóa đơn thương mại. Do vậy, các hình thức tài trợ của NH cho NXK khi giao hàng thường gồm: cho vay cầm cố (hối phiếu, kỳ phiếu, hóa đơn thuộc bộ chứng từ gửi hàng); chiết khấu (hối phiếu, kỳ phiếu, hóa đơn thuộc bộ chứng từ gửi hàng). 1.2.2. Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ ( L/C ) Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. * Một số hình thức tài trợ của NHTM Phát hành thư tín dụng Khi NH đồng ý mở L/C theo yêu cầu của NNK nghĩa là NH đã cam kết thanh toán cho NXK nước ngoài nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Đưa ra cam kết như vậy, NH đã chấp nhận rủi ro về phía mình vì nếu NNK không có khả năng thanh toán, NH vẫn phải trả số tiền quy định trong L/C cho phía nước ngoài để đảm bảo uy tín. Việc ký quỹ mở L/C là cần thiết để hạn chế rủi ro mà NH phải gánh chịu khi mở L/C cho khách hàng, nhất là đối với những L/C trả chậm đồng thời để đảm bảo rằng khách hàng có năng lực nhất định về vốn và ràng buộc việc thanh toán. NH thường tiến hành phân loại khách hàng và quyết định mức ký quỹ hợp lý. Xác nhận thư tín dụng: Trong thực tế uy tín của NHPH vẫn chưa đủ cho NXK tin tưởng hoặc cũng có khi NXK cảm thấy lo ngại về rủi ro quốc gia của NNK và NHPH. Khi ấy NXK có thể yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán của một NH khác, thường là một NH có uy tín cao, có hiệu lực pháp lý tương đương với cam kết thanh toán của NHPH L/C. Cam kết thanh toán thứ 2 dựa theo L/C phát hành này biểu hiện trong thực tế qua nghiệp vụ tài trợ xác nhận L/C của NH ở nước XK. Về thực chất việc ký xác nhận vào L/C phát hành của NH ở nước XK là một nghiệp vụ bảo lãnh cho uy tín thanh toán của NHPH, nghĩa là thuộc dạng tài trợ liên NH. Do nghiệp vụ xác nhận L/C tạo nên một cam kết thanh toán của NH có hiệu lực tương đương cam kết của NHPH nên mức phí xác nhận cũng được ngang bằng với phí phát hành L/C. NH xác nhận đã đảm nhận trước NXK tất cả rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của NNK, của NHPH và cả rủi ro quốc gia của NNK. Sự phụ thuộc của các bên tham gia cơ chế TDCT vừa là ưu thế nổi bật của cơ chế này vừa là một cơ sở sản sinh rủi ro dây chuyền đáng lo ngại. Chính vì thế, NH cần thiết phải hết sức tỉnh táo và dè dặt trong việc xem xét yêu cầu của NXK cũng như của NHPH về việc tài trợ xác nhận L/C. Trong thực tế, NH xác nhận thường có mối quan hệ đại lý với NHPH và có thể cấp cho NHPH một hạn mức tín dụng nhất định. Một số NH xác nhận cũng áp dụng những biện pháp đảm bảo an toàn khác trong xác nhận L/C chẳng hạn như đòi hỏi NHPH ký quỹ một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C trước khi thực hiện tài trợ xác nhận. Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo L/C: Nếu trong hợp đồng ngoại thương quy định phương thức thanh toán dùng L/C trả chậm thì sau khi giao hàng NXK phải mất một thời gian mới có thể nhận được tiền hàng của NNK. Nhưng trong khoảng thời gian đó NXK lại cần vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Khi đó NXK có thể đem bộ chứng từ gửi hàng đến xin chiết khấu tại NH. Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức NH tài trợ cho NXK qua việc mua lại trước thời hạn thanh toán bộ chứng từ hoàn hảo do NXK xuất trình. Có hai hình thức chiết khấu: - Chiết khấu miễn truy đòi: Là hình thức chiết khấu theo đó NXK bán hẳn bộ chứng từ gửi hàng cho NH, nhận tiền và không còn trách nhiệm gì về việc hoàn trả tiền. Trách nhiệm thu tiền từ phiá nước ngoài và việc sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc về NH. - Chiết khấu có truy đòi: Là hình thức NXK bán bộ chứng từ cho NH nhưng vẫn chịu trách nhiệm về bộ chứng từ gửi hàng trong trường hợp NH không đòi được tiền từ NNK. Về bản chất, chiết khấu có truy đòi là việc NH cho vay trên cơ sở bộ chứng từ do NXK xuất trình, thời gian cho vay đựoc tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền từ NNK, lãi được tính bằng lãi chiết khấu tính theo ngày. Tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt (1) Tài trợ trên cơ sở L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): NHPH L/C thực hiện việc trả tiền, hoặc cam kết trả tiền sau, hoặc chiết khấu, cho người hưởng lợi thứ hai theo yêu cầu của người hưởng lợi đầu tiên nếu người hưởng lợi thứ hai thực hiện đầy đủ những điều quy định trong L/C. Người hưởng lợi đầu tiên không cần đi vay vốn hoặc dùng vốn của mình để mua hàng của nhà cung ứng mà chỉ cần thực hiện việc chuyển nhượng L/C một lần duy nhất với chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. (2) Tài trợ trên cơ sở L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Đây là loại hình tài trợ mà NH thực hiện việc phát hành một L/C không hủy ngang có đặc điểm sau khi L/C sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện với số lần tuần hoàn được quy định trước. Việc tài trợ tuần hoàn này giúp cho người hưởng lợi tài trợ giảm bớt chi phí và thủ tục mà vẫn đạt được hiệu quả cao. (3) Tài trợ trên cơ sở L/C đối ứng (Reciprocal L/C): L/C đối ứng là một L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi có một L/C đối ứng với nó được mở ra. NH cấp tín dụng cho NNK chỉ cam kết trả tiền cho NXK với điều kiện NXK phải mở một L/C khác tương ứng cho NNK hưởng. Tài trợ đói ứng bằng L/C thường được sử dụng phổ biến trong phương thức hàng đổi hàng và gia công chế biến hàng XK. (4) Tài trợ trên cơ sở L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): L/C điều khoản đỏ là một loại L/C đặc biệt thuộc loại không thể hủy ngang, được phát hành với một điều khoản trong nội dung của nó cho phép NH thông báo ứng trước cho NXK một phần hoặc toàn bộ giá trị L/C trước ngày giao hàng theo các điều khoản quy định cụ thể. Chi phí tài trợ do NXK chịu, song trách nhiệm tài trợ lại thuộc về NHPH theo các điều kiện quy định trong L/C. (5) Tài trợ trên cơ sở L/C giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do NNK mở cho mình hưởng, NXK dùng chính L/C này (gọi là L/C gốc) để thế chấp mở một L/C khác (gọi là L/C giáp lưng) cho người hưởng lợi khác với nội dung như L/C gốc. Việc tài trợ bằng L/C giáp lưng thường được sử dụng trong phương thức mua bán qua trung gian, khi đó người trung gian được hưởng lợi tín dụng thông quan thế chấp L/C gốc mà không cần phải nộp tiền ký quỹ để mở L/C sau. (6) Tài trợ trên cơ sở L/C dự phòng (Stand by credits): Để đảm bảo quyền lơi cho NNK, NH của NXK sẽ phát hành L/C dự phòng trong đó cam kết sẽ thanh toán lại các khoản tín dụng mà NNK đã cấp cho NXK khi NXK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy đinh trong L/C. L/C dự phòng ra đời được coi là Bảo lãnh thư để phân biệt với L/C truyền thống. L/C dự phòng được áp dụng theo UCP600 hoặc ISBP681. 1.2.3. Tài trợ trên cơ sở phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khâu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu Để được tài trợ nhờ thu hàng xuất, khách hàng phải gửi thư yêu cầu được tài trợ cho NH. Nhìn chung, cho đến nay, các NH thường chỉ tài trợ nhờ thu hàng xuất dưới hình thức chiết khấu truy đòi, với điều kiện bảo lưu “cho phép truy đòi”. Sau đó, NH sẽ gửi bộ chứng từ này để thu nợ tiền hàng từ NNK và số tiền thanh toán cuối cùng khi về đến NH tài trợ được xem như nguồn hoàn trả vốn tài trợ đã ứng trước, còn phần lãi tài trợ sẽ được tính theo kỳ hạn thực tế. Căn cứ vào mức độ rủi ro giảm dần, có 3 hình thức tài trợ - Tài trợ chứng từ nhờ thu XK: Sau khi quyết định làm NH gửi nhờ thu, NH có thể xem xét tài trợ cho bộ chứng từ nhờ thu XK. NH thỏa thuận về việc tài trợ với NXK, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo đảm thích hợp. NH thường xem xét các nội dung sau trước khi tài trợ: bảo đảm thu nhập từ bộ chứng từ nhờ thu; quyền truy đòi đối với NXK; chứng từ được trao theo điều kiện D/P hay D/A; hệ số tín nhiệm của người mua; rủi ro quốc gia. - Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất có bảo hiểm XK: Một trong những công cụ cạnh tranh của NXK đó là cho phép NNK trả sau và được NH tài trợ cho bộ nhờ thu thanh toán sau. Tuy nhiên, trong một số trường hơp, để được NH tài trợ phải có bảo hiểm XK. Chính phủ các nước rất muốn tăng cường XK, chính vì vậy ở hầu hết các nước, chính phủ thường cung cấp dịch vụ bảo hiểm XK thông qua các tổ chức của chính phủ. - Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu có bảo lãnh của NH NNK: Khi bộ chứng từ nhờ thu XK được bảo lãnh thanh toán bởi NH NNK, nghĩa là NH phát hành thư bảo lãnh cam kết trả tiền hối phiếu (hoặc kỳ phiếu) không được người trả tiền thanh toán. Như vậy rủi ro tài trợ nhờ thu lúc này phụ thuộc vào NH NNK, chứ không phải là NNK. Để quyết định tài trợ hay không, NH cần kiểm tra kỹ chữ ký hậu; thẩm định chữ ký; đánh giá rủi ro NH và quốc gia; xác nhận bằng telex. Tài trợ bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu: Với điều kiện thanh toán D/P, NNK phải thanh toán nhờ thu mới nhận được hàng hóa để bán cho bên thứ ba; do đó, NNK có thể cần một khoản tài trợ (tài trợ bắc cầu) để thanh toán hối phiếu AT SIGHT cho đến khi có thu nhập từ bán hàng. Cơ sở bảo đảm để NH tài trợ cho NNK là thế chấp hàng hóa hoăc/và thu nhập từ bán hàng. Nguyên tắc cơ bản trong tài trợ nhờ thu NK là: - Khoản tiền ứng trước cho NNK không được chuyển trực tiếp cho NNK mà chuyển trả trực tiếp cho NH gửi nhờ thu, và tiếp đó là cho NXK. - Bảo đảm bằng bộ chứng từ NK: NNK cam kết thế chấp bộ chứng từ nhờ thu (trong đó có chứng từ vận tải sở hữu hàng hóa) cho NH. Tuy nhiên, NNK chỉ có thể thế chấp vận đơn cho NH nếu B/L ghi đích danh NNK hoặc “theo lệnh NXK và được NNK ký hậu ở mặc sau B/L” (consignee: Tên NNK hoặc To order of NXK). Phương thức nhờ thu chỉ được sử dụng khi hai bên mua bán tin tưởng lẫn nhau, có uy tín. Do vậy khi bộ chứng từ nhờ thu gửi đến NH nhận nhờ thu, nếu NNK từ chối nhận bộ chứng từ thì NH nhận nhờ thu sẽ gửi trả bộ chứng từ nhờ thu cho NH gửi nhờ thu. Để được NH tài trợ nhờ thu NK, NNK cần: là khách hàng loại A, nghĩa là có quan hệ tín dụng sòng phẳng, uy tín, có số dư tiền gửi luôn duy trì ở mức cao, là khách hàng phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố tại NH, là có bảo lãnh từ bên thứ ba – cam kết trả thay nếu NNK không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định. 1.2.4. Tài trợ trên cơ sở hối phiếu: Chiết khấu hối phiếu: Chiết khấu hối phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho NH để nhận một số tiền bằng mệnh giá của hối phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và phí chiết khấu. Lãi suất chiết khấu này thường thấp hơn lãi vay NH ngắn hạn thông thường. Thực chất là các NHTM mua các hối phiếu thương mại chưa đến hạn thanh toán. Thông qua lọai hình tài trợ này, NH cung ứng khoản vốn cho các NXK để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đây là khoản vốn mà n._.hà sản xuất cần bù đắp, vì trước đó họ đã cung ứng khoản tín dụng thương mại (bán chịu hàng hóa) cho NNK. Để được NH xem xét tài trợ chiết khấu, hối phiếu trả chậm này phải được NNK ký chấp nhận lên bề mặt hối phiếu, thừa nhận món nợ phải trả (giá trị hối phiếu) cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Tài trợ chiết khấu hối phiếu trong ngoại thương thường được áp dụng cho các giao dịch XNK thanh toán bằng phương thức ghi sổ hoặc nhờ thu. Kỹ thuật tài trợ chiết khấu hối phiếu khá đơn giản. NH mua lại quyền sở hữu giá trị hối phiếu khi đến hạn thanh toán từ người thụ hưởng hợp pháp thể hiện trên bề mặt hối phiếu. Đối với NH tài trợ, việc chiết khấu hối phiếu tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của con nợ chấp nhận hối phiếu tức là NNK nước ngoài. Chính vì vậy mà NH thường áp dụng lãi suất chiết khấu ở mức cao, và luôn phòng chống rủi ro không thu hồi được khi đáo hạn bằng cách bảo lưu “quyền truy đòi” đối với NXK đã chuyển nhượng quyền thụ hưởng giá trị hối phiếu. Chấp nhận hối phiếu: Chấp nhận hối phiếu của NH là khoản tín dụng mà NH ký chấp nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng chính là NNK và khoản vay chỉ là hình thức, một sự đảm bảo về tài chính; thực chất NH chưa phải xuất tiền thực sự cho người vay. Tuy nhiên, khi đến hạn mà NNK không có khả năng thanh toán thì NH (người đừng ra chấp nhận hối phiếu) phải trả thay. Chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên bán thiếu tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua, họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một NH đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát. Nếu NH đồng ý cũng có nghĩa là NH đã chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho bên mua để thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn. Với sự chấp nhận của NH, NXK trên cơ sở đó có đựoc sự đảm bảo một cách chắc chắn về khả năng thanh toán và họ có thể đem hối phiếu chiết khấu tại bất cứ NH nào. Ở nghiệp vụ này NH phải sử dụng vốn của mình, phải chịu mọi rủi ro và tổn thất xảy ra với hối phiếu do vậy NH thường thu phí chấp nhận cao. Nếu NNK chuyển vốn đến cho NH trả tiền thì họ phải trả thủ tục phí chấp nhận còn nếu NH dùng vốn của mình trả tiền thì NNK còn phải trả lãi vốn vay. 1.2.5. Bảo lãnh ngân hàng Khái niệm: - Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh NH là một hình thức “tín dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các NH. - Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “ Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng, được thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với một bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngana hàng số tiền đã được trả thay”. - Trong TMQT, bảo lãnh NH được xem là loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngừa những tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh do có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. Các bên tham gia: Người bảo lãnh - Guarantor: Là người phát hành thư bảo lãnh, thường là NH, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là NH. NHBL phải là NH có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận. NH bảo lãnh có khi chỉ là một NH phục vụ cho người xin bảo lãnh (trong trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai NH tham gia; trong đó có một NH phục vụ cho người xin bảo lãnh và một NH phục vụ cho người thụ hưởng (trong trường hợp bảo lãnh gián tiếp). Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãn - The principal: Là người yêu cầu để được NH bảo lãnh. Người xin bảo lãnh có thể là: NXK (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng), NNK (trong trường hợp bảo lãnh thanh toán), người đi vay, người mua hàng trả chậm (trường hợp bảo lãnh thanh toán), người tham gia dự thầu (trường hợp bảo lãnh dự thầu). Người thụ hưởng (người nhận bảo lãnh) - The Benificiary: Là NNK (trường hợp bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh tiền đặt cọc, tiền ứng trước), NXK (trường hợp bảo lãnh thanh toán), người chủ thầu (trường hợp bảo lãnh dự thầu)… Một số hình thức bảo lãnh của NH thường gặp trong ngoại thương: - Bảo lãnh dự thầu: Trong TMQT, đầu thầu thường được sử dụng để tìm được nguồn cung cấp tối ưu nhất. Thông thường, đó là những hợp đồng lớn và đặc biệt là những hợp đồng xây dựng, thiết kế, hay cung cấp thiết bị . Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho chủ thầu do những vi phạm của người dự thầu gây ra nhu: rút đơn thầu, trúng thầu nhưng bỏ không ký tiếp hợp đồng cung ứng, bổ sung thêm các điều kiện ký hợp đồng so với bản dự thầu… Bảo lãnh dự thầu có tác dụng để cho bên chủ thầu thấy đơn dự thầu là một đề nghị nghiêm túc và bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng nếu trúng thầu. Bảo lãnh dự thầu là một hình thức tài trợ của NH hàm ý khẳng định năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh; ngoài ra, nếu trúng thầu NH sẽ cấp tiếp các bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước tiền hàng. Thời hạn bảo lãnh dự thầu kết thúc trong trường hợp: người dự thầu trúng thầu và đã ký được bảo lãnh thực hiện hợp đồng; người dự thầu không trúng thầu. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: đây là loại bảo lãnh được thực hiện rộng rãi và thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt bảo lãnh dự thầu. Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là tạo nghĩa vụ cho NXK phải thực hiện đúng những điều đã ký kết trong hợp đồng; và phải bồi thường cho NNK trong trường hợp NXK vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàng chậm, không đúng chất lượng, số lượng… Mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường từ 5 – 10% giá trị hợp đồng. Hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hóa. Đây chính là một hình thức tài trợ của NH vì NH đã lấy uy tín của mình để cam kết với NNK là sẽ bồi thường mọi thiệt hại cho NNK nếu NXK vi phạm hợp đồng đã ký kết. - Bảo lãnh ứng trước tiền hàng hay đặt cọc: Khi ký kết hợp đồng có giá trị lớn, thông thường người bán yêu cầu người mua ứng trước một phần tiền nhằm tài trợ cho người bán thực hiện hợp đồng; đồng thời người mua cũng yêu cầu người bán đề nghị NHPH bảo lãnh khoản tiền đặt đọc đó. Mục đích của bảo lãnh ứng trước tiền hàng nhằm đảm bảo cho NNK được nhận lại số tiền đã đặt cọc trong trường hợp NXK không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa là không giao hàng đúng như hợp đồng quy định. Bảo lãnh tiền đặt cọc có hiệu lực khi người bán sử dụng khoản tiền này và hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền (nếu có). - Bảo lãnh thanh toán: Thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm. Quan hệ giữa NXK và NNK thực chất là quan hệ tín dụng thương mại. Để bảo vệ mình trước những rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh thanh toán của NH. Do vậy, bảo lãnh thanh toán chính là một hình thức tài trợ của NH cho người mua. Hiện nay, đây là loại bảo lãnh phổ biển các nước đang phát triển và có thể được sử dụng thay thế cho các phương thức TDCT. - Bảo lãnh nhận hàng: Thông thường người mua luôn muốn nhận được vận đơn nhận hàng khi phương tiện vận tải chuyển hàng đến cảng đích. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu hàng về trước khi NH nhận được bộ chứng từ và khách hàng cũng chưa nhận được B/L thì để tránh các rủi ro như phí lưu kho bãi, chi phí cơ hội, tổn thất, người mua sẽ yêu cầu NH của mình phát hành một cam kết (thay thế cho B/L) với hãng vận tải để nhận hàng. Cam kết này là một bảo lãnh nhận hàng của NH. Bằng việc ký kết trên bảo lãnh nhận hàng, NH đã cam kết thực hiện chuyển giao vận đơn cho công ty vận tải. Do vậy, bảo lãnh nhận hàng cũng chính là một trong những hình thức tài trợ của NH cho người mua vì khách hàng đã dùng chữ tín của mình cam kết với hãng vận tải sẽ chịu trách nhiệm với lô hàng, và người mua chưa phải trả tiền lô hàng cho NXK đã nhận được hàng hóa. 1.2.6. Bao thanh toán: Bao thanh toán trong hoạt động Thương mại quốc tế là một hình thức trài trợ Thương mại quốc tế trong đó ngân hàng thực hiện việc mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán của người xuất lhẩu để trở thành chủ nợ trực tiếp, đứng ra đòi tiền của người nhập khẩu. Theo nguyên tắc, để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán thì cần phải có sự tham gia của ba bên, bao gồm (i) bên bao thanh toán, tức là bên mua lại các khoản nợ; (ii) NXK, tức là bên bán các khoản nợ; (iii) NNK, tức bên phải thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, trên thực tế để đảm bảo thuận tiện cho hoạt động thu nơ, bên bao thanh toán luôn cần có mối quan hệ giao dịch với một bên thứ tư, đó là tổ chức bao thanh toán tại nước NK để trao đổi thông tin và những điều kiện làm cơ sở đảm bảo an toàn nghiệp vụ. Các loại hình bao thanh toán: ( 1 ) Bao thanh toán tương đối (Factoring): Factoring là việc mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn tại một mức chiết khấu nhất định; nó là một công cụ tài chính cung cấp cho người bán bốn dịch vụ cơ bản: (i) tài trợ vốn ngắn hạn, (ii) dịch vụ thu hộ tiền từ người mua, (iii) dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng; và (iv) dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng. Theo quy chế họat động Bao thanh toán do NHNN ban hành theo QĐ số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004: Factoring là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng ”. Đặc điểm của Factoring: (i) Là hợp đồng mua, bán các khoản thu chưa đến hạn, Nhà Factor tài trợ cho người bán bằng cách ứng trước tiền, (ii) Nhà Factor cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng và tiến hành thu nợ khi đến hạn, (iii) Nhà Factor (chứ không phải người bán) đảm nhận rủi ro tín dụng (do đặc thù của nghiệp vụ Factoring chủ yếu là miễn truy đòi, nên mọi rủi ro trong thanh toán do nhà Factor chịu). Xét từ góc độ tài trợ, có thể hiểu factoring là dạng tài trợ bằng việc mua lại các khoản phải thu ngắn hạn từ NXK. Với tính năng và đặc thù như vậy, factoring có thể giúp các NXK vừa nhận được tiền hàng ngay sau khi giao hàng, không phải bận tâm đến rủi ro thanh toán từ phía bên mua, lại vừa tiết giảm được khối lượng công việc ghi chép sổ sách và theo dõi quá trình thu nợ người nước ngoài. Nhà Factor sẽ dành lấy quyền đòi tiền từ NNK với chi phí và rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trước. Trong giao dịch factoring thường có 3 chủ thể chính tham gia là: NXK; nhà tài trợ factoring ở nước nhà XK (nhà Factor XK); và NNK nước ngoài. Phạm vi áp dụng của tài trợ Factoring: Nhìn chung, tài trợ factoring đặc biệt thích hợp với các giao dịch XK áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ, cho phép người mua hưởng tín dụng cung ứng hoặc gặp khó khăn trong việc thu nợ tiền hàng từ người mua nước ngoài. Tài trợ factoring cũng có những rủi ro vì: do cam kết thanh toán nên mọi rủi ro không thanh toán từ phía NNK do nhà Factor gánh chịu, và vì vậy lãi suất tài trợ factoring thường cao hơn lãi suất thị trường. NGƯỜI XK NGƯỜI NK BÊN BAO THANH TOÁN( NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI) NGÂN HÀNG BẢO LÃNH (1) (2) (4) (3) (5) Sơ đồ 1.1: Giao dịch factoring ( 1 ) Thỏa thuận thương mại giữa NXK và NNK, trong đó quy định rõ định kỳ cung ứng thường xuyên. ( 2 ) Người XK bán các khoản phải thu cho bên bao thanh toán, ở đây là NHTM, NH chấp nhận bao thanh toán và thu phí. ( 3 ) NH thực hiện ủy nhiệm thu cho tổ chức bao thanh toán ở nước NNK. ( 4 ) Tổ chức bao thanh toán ở nước NNK theo ủy nhiệm thu tiến hành thu tiền từ NNK và được NNK thanh toán. ( 5 ) Tổ chức bao thanh toán ở nước NNK hoàn thanh toán lại cho NH. Các phương thức factoring chủ yếu: - Factoring kỳ hạn: Nhà Factor XK không thanh toán tiền cho NXK tại thời điểm mua các khoản phải thu, mà hai bên thỏa thuận kỳ hạn thanh toán bình quân cho các khoản phải thu. - Factoring thông thường: Ngoài hai chức năng là quản lý và đảm nhận rủi ro thanh toán trong factoring thông thường, nhà Factor XK còn thực hiện chức năng tài trợ ứng trước cho NXK một phần giá trị khoản phải thu theo một tỷ lệ nhất định (thường là 75 – 85%). Khoản tài trợ ứng trước này được tính lãi theo số ngày tài trợ thực tế, với mức lãi suất thường cao hơn mức lãi suất thị trường. Sau một thời hạn thỏa thuận, nhà Factor sẽ chuyển trả phần còn lại sau khi đã trừ chi phí và lãi tài trợ. - Factoring kỳ hạn có truy đòi: Dạng tài trợ này giống tài trợ khoản phải thu của các NHTM. Theo đó, nhà Factor XK không mua đứt khoản phải thu mà chỉ dựa vào đó để tài trợ NXK với điều kiện là có truy đòi, tức là NXK phải hoàn trả nợ vay cho nhà Factor nếu không thu được tiền bán hàng. Như vậy, nhà Factor XK thực hiện hai chức năng là : Tài trợ và cung ứng dịch vụ thu nợ cho NXK. (2) Bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting): Forfiaiting là dịch vụ tài trợ xuất khẩu thông qua việc chiết khấu các khoản phải thu xuất khẩu bằng hối phiếu, kỳ phiếu và các công cụ chuyển nhượng khác với điều kiện miễn truy đòi người bán, tại một mức lãi suất cố định và đến 100% trị giá của hợp đồng. Thực chất hoạt động forfaiting là sử dụng các quỹ của thị trường mở để cấp tín dụng cho các nhà cung cấp hàng hóa với một lãi suất cố định nhằm tài trợ cho các công trình hoặc XK hàng hóa, tư liệu sản xuất với thời hạn thanh toán trong tương lai. Trong giao dịch forfaiting thường có 4 bên liên quan: NXK, NNK, NH bảo lãnh thường ở nước NK và nhà forfaiter. NNK trả cho NXK những kỳ phiếu có kỳ hạn 5 – 7 năm đã được NH của NNK đứng ra bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh này là không thể hủy ngang vô điều kiện và có thể chuyển nhượng. NXK bán các kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán cho nhà Forfaiter sẽ nhờ NHBL thu tiền từ NNK, nếu NNK không thanh toán được thì sẽ đòi tiền NHBL thanh toán kỳ phiếu đó. Nhà Forfaiter có thể bán các kỳ phiếu đó trên thị trường tín dụng thứ cấp. Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting) NGƯỜI XK NGƯỜI NK BÊN BAO THANH TOÁN(NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI) NGÂN HÀNG BẢO LÃNH (1) (2) (3) (4) (1) Thỏa thuận thương mại (hợp đồng kinh tế) giữa NXK và NNK. (2) NNK làm đề nghị bảo lãnh tới NHBL và được chấp nhận. (3) Bên bao thanh toán (NHTM) nhận được đảm bảo thanh toán từ NHBL. (4) Hợp đồng bao thanh toán đươc ký kết giữa NXK và NHTM, sau đó NH thực hiện cấp tín dụng bao thanh toán cho NXK. Nhà Forfaiter cấp tín dụng này theo nguyên tắc không hoàn lại, như vậy NXK không phải gánh chịu những rủi ro trong thanh toán mà chuyển những rủi ro này cho bên mua kỳ phiếu (tổ chức Forfaiter) ngay cả khi NNK hoặc NHBL phá sản. Forfaiting là một loại tài trợ có lợi cho NXK. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu forfaiting có thể rất lớn (có thể 7- 10% /năm), và NNK có thể trả cho NH các bảo lãnh phí cao từ 2- 3%/ năm và đặt cọc bảo lãnh ít nhất là 10% trong suốt thời hạn của kỳ phiếu. 1.2.7. Tín dụng thuê mua tài chính quốc tế : Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam thì: “ Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng”. Trong hợp đồng thuê mua tài chính quốc tế điểm quan trọng là quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản của công ty cho thuê được tách khỏi việc sử dụng về mặt kinh tế của tài sản đó, do bên đi thuê nắm giữ. Công ty cho thuê tập trung xem xét khả năng tạo ra số thu đủ chi trả tiền thuê của bên đi thuê mà không dựa vào lịch sử tín dụng, tài sản hay số vốn của bên đi thuê. Thỏa thuận loại này rất phù hợp với các DN vừa, nhỏ mới được thành lập chưa có báo cáo tài chính trong nhiều năm hoặc có quan hệ tín dụng tại NH. Tài sản thế chấp đảm bảo cho giao dịch này chính là tài sản cho thuê. Thực chất hoạt động thuê mua tài chính là một hoạt động tài trợ trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê đã được hai bên thoả thuận và không đựoc hủy bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Sơ đồ 1.3: Quy trình cho thuê tài chính NHÀ CUNG CẤP (2) (1) (4) (3) KHÁCH HÀNG THUÊ BÊN CHO THUÊ (NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI) ( 1 ) Khách hàng làm đơn gửi NHyêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi phân tích dự án và tình hình tài chính của khách hàng, NH tiến hành ký hợp đồng cho thuê tài chính với khách hàng ( 2 ) NH thực hiện việc tìm kiếm nhà cung cấp hoặc khách hàng thuê sẽ chỉ định nhà cung cấp để NH tiến hành ký hợp đồng mua với nhà cung cấp. ( 3 ) Khách hàng thuê có thể tiếp xúc với nhà cung cấp để nêu yêu cầu về quy cách, chất lượng tài sản thuê, nhận tài sản thuê, nhà cung cấp có thể phải cam kết bảo hành cho khách thuê. ( 4 ) NH kiểm soát tình hình sử dụng thuê của khách hàng, tiến hành thu tiền thuê hoặc thu hồi tài sản nếu khách hàng thuê vi phạm hợp đồng. Các loại thuê mua tài chính: Có hai loại thuê mua tài chính: Thuê mua tài chính (Financial lease) và thuê mua vận hành (Operaring lease). Trong thỏa thuận thuê mua cả hai loại hình thuê mua này đều thể hiện quyền sở hữu thiết bị đều thuộc người cho thuê. Nguời đi thuê với việc trả tiền thuê thiết bị, được quyền sử dụng nhưng không có quyền sở hữu thiết bị đó. - Thuê mua tài chính: Là một loại tín dụng trung và dài hạn tài trợ gần hoặc 100% vốn tín dụng đựoc cấp dưới dạng tài sản. Bên thuê trả nợ thuê bằng hoặc gần bằng toàn bộ giá trị tài sản cộng lãi suất trong khoảng thời gian bằng hoặc gần bằng thời gian hữu dụng của tài sản đó và chịu mọi chi phí vận hành bảo dưỡng và bảo hành tài sản trong suốt thời hạn thuê. - Thuê mua vận hành: Là một hợp đồng thuê (hoặc sử dụng). Thực chất là nhũng khoản thuê mà người cho thuê vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản khi hết hạn thuê chứ không dự kiến chuyển giao tài sản cho người thuê như trong cho thuê tài chính. Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành, hưởng mọi lợi ích từ tài sản như gia tăng giá trị, sự giảm thuê hay chính sách ưu đãi của nhà nước. Thời hạn cho thuê hoạt động thường ngắn hơn nhiều so với thời hạn hữu dụng của tài sản đó, đồng thời tiền thuê trong thuê hoạt động nhỏ hơn nhiều so với toàn bộ giá trị tài sản thuê. Nghiệp vụ tín dụng thuê mua mang lai cho DN nhiều lợi ích: - Đáp ứng nhu cầu vốn cho DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ đang gặp khó khăn vì vốn đầu tư quá lớn so với khả năng tài chính của họ. Hơn nữa khi DN không hội đủ các điều kiện vay vốn trung và dài hạn của NH, thuê mua là một giải pháp ứng cứu. - Tín dụng thuê mua giúp DN lựa chọn những máy móc thiết bị thích hợp với khả năng và nhu cầu đồng thời có điều kiện đổi mới thiết bị cho dù chi phí thuê mua có thể cao hơn lãi vay NH nhưng DN lại không cần phải có bảo đảm vì bản thân tài sản cho thuê đã là một bảo đảm. - Tiền thuê là những khoản nhất định quy định trước trong hợp đồng, DN có thể tính vào giá thành sản phẩm mà không lo biến động. - DN có thể dùng thu nhập khai thác từ chính tài sản đi thuê để trả tiền thuê cho tài sản. Phương thức này ưu việt hơn đi vay nợ vì tránh dược sự biến động của lãi suất và sự thay đổi chính sách của NH. 1.3. NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG 1.3.1. Việc hỗ trợ tài chính phải dựa trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng: Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong công tác tín dụng nói chung và tín dụng XNK nói riêng. Nguyên tắc này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quyết định tín dụng cũng như những rủi ro mà NH gặp phải. Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ khách hàng theo các mục: - Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, của dự án. - Đánh giá tình hình tài chính, công nợ của khách hàng. - Tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ vay của khách hàng. 1.3.2. Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam kết: Để thực hiện nguyên tắc này NH và khách hàng phải thỏa thuận với nhau về số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay. Việc định kỳ hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, tiêu thụ hàng. 1.3.3. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi vay vốn, có hiệu quả kinh tế: Khi cho khách hàng vay phải nắm rõ khách hàng vay để làm gì. Trong quá trình cho vay NH sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu không đúng mục đích sẽ thu hồi nợ trước hạn. việc sử dụng vốn vay phải được thẩm định là có hiệu quả kinh tế để đảm bảo nguồn thu nợ gốc và lãi. 1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG - Hiệu quả KT - XH về hoạt động tài trợ TMQT của NH được đánh giá chủ yếu qua hai chỉ tiêu về sử dụng vốn tài trợ và đánh giá DN sử dụng vốn tài trợ: + Chỉ tiêu sử dụng nguồn vốn tài trợ TMQT của NH để thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK, góp phần làm tăng tốc độ CNH-HĐH, chuyển dịch cơ câu nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. + Chỉ tiêu đánh giá DN sử dụng vốn tài trợ TMQT của NH đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có lãi, trả được nợ vay NH tăng thu nhập cho người lao động, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước. - Hiệu quả kinh doanh về hoạt động tài trợ TMQT của NH thể hiện bằng hệ thống chỉ tiêu: lợi nhuận, nợ quá hạn. + Chỉ tiêu nợ quá hạn: là chỉ tiêu thể hiện chất lượng hoạt động tài trợ TMQT của NH. Nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng đầu tư của NH, nó có tác động trực tiếp đến thu nhập và bảo toàn vốn của NH. hoạt động tín dụng cũng như hoạt động tài trợ TMQT được coi là có hiệu quả nếu tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ thấp. + Chỉ tiêu lợi nhuận: phản ánh trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức, khả năng huy động vốn và sử dụng các nguồn nhân lực, trí lực vào hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận tương đối là tỷ lệ % giữa tổng lợi nhuận với vốn đầu tư, vốn tự có. Căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân xã hội, NH và chủ đầu tư có thể quyết định có nên đầu tư cho dự án hoặc DN hay không. Lợi nhuận tuyệt đối là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được lượng hóa dưới dạng tiền tệ. Chỉ tiêu này cho biết số tiền lợi nhuận gộp hoặc lợi nhuận ròng thu được từ dự án đầu tư sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận, chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động tài trợ TMQT. Khoá luận đã khái quát được các vấn đề: khái niệm, vai trò, quy trình và công cụ, đồng thời cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT tại NHTM. Đây là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank được trình bày ở chương 2, để từ đó tìm ra những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động tài trợ TMQT tại NH. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TECHCOMBANK 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK 2.1.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Techcombank NHTMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập ngày 27 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn là 20 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau 2 năm kể từ ngày thành lập, năm 1995 Techcombank đã tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Cũng trong năm này, Techcombank thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techocmbank tại các đô thị lớn. Liên tục trong các năm sau, Techcombank tiếp tục tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động với việc thành lập các phòng giao dịch, chi nhánh, không ngừng tăng số lượng cán bộ nhân viên. Sau chặng đuờng 15 năm liên tục phát triển, Techcombank đã chuyển hội sở chính về 70-72 Bà Triệu với số vốn điều lệ đến thời điểm này lên đến hơn 2700 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của Techcombank trong nhiều năm qua luôn đạt từ 30% trở lên. Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 39558 tỷ đồng. Techcombank hiện nay đã có 130 điểm giao dich tại 26 tỉnh thành trên cả nước, trở thành NHTMCP có mạng lưới giao dịch đứng đầu khu vực miền Bắc và đứng thứ hai trên cả nước sau Sacombank. Tổng số cán bộ công nhân viên lên đến 2.900 người. Một số thành công mà Techcombank đạt được: - Năm 2005: Thẻ F@stAccess của Techcombank được bình chọn nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt do Hội các nhà DN trẻ Việt Nam và Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng. - Năm 2006: là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s, vinh dự nhận cúp Vàng “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn Việt Nam chứng nhận, nhận danh hiệu “NH có thành tích xuất sắc trong hoạt động TTQT năm 2005” do Wichovia và Citi bank trao tặng, được The Banks of New Yorks trao chứng nhận chất lượng chuyển tiền bằng điện Swift, là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. - Năm 2007: đã được bộ Công Thương chọn làm NH đầu tiên được trở thành thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) từ tháng 7/2007, nhận giải thưởng “TTQT xuất sắc năm 2006” do Citibank trao tặng, nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006”, là NH Việt Năm đầu tiên và duy nhất được Financial Insights (một chi nhánh của công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới IDC trực thuộc tập đoàn IDC) trao tặng giải thưởng về công nghệ NH, công nhận những thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. Hiện nay, Techcombank là thành viên của: Hiệp hội NH Việt Nam, Hiệp hội NH Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Tổ chức thẻ quốc tế Master Card Techcombank hiện đang phục vụ hơn 13000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, 200000 khách hàng dân cư và các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn. Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng và hoạt động với phương châm “ Sáng tạo giá trị, chia sẻ thành công”, Techcombank luôn kịp thời nắm bắt những biến động của thị trường để có hình thức huy động vốn thích hợp, tạo nên nguồn vốn liên tục tăng trưởng đáp ứng nhanh chóng cho các nhu cầu vốn cần thiết cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của các khách hàng cá nhân. Về hợp tác quốc tế, Techcombank đã có mạng lưới ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia với trên 400 ngân hàng và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Hiện tại, Techcombank đang tiếp tục trao đổi với nhiều NH nước ngoài để thiết lập hoặc tiếp tục nâng hạn mức xác nhận L/C, hạn mức FX và các khoản tài trợ thương mại khác theo mô hình TFFP của ADB… Nhiều NH hàng đầu trên thế giới cũng đang có những bước tiếp cận và tăng cường quan hệ với Techcombank Về hợp tác quốc tế, Techcombank đã có mạng lưới NHĐL tại gần 100 quốc gia với trên 400 NH và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới. Hiện tại, Techcombank đang tiếp tục trao đổi với nhiều NH nước ngoài để thiết lập hoặc tiếp tục nâng hạn mức xác nhận L/C, hạn mức FX và các khoản tài trợ thương mại khác theo mô hình TFFP của ADB… Nhiều NH hàng đầu trên thế giới cũng đang có những bước tiếp cận và tăng cường quan hệ với Techcombank. *Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Hội đồng tín dụng UB Quản lý TSN,TSC Văn phòng hội đòng quản trị UB Quản lý rủi ro Các ban và phòng chức năng Trung tâm GD CN cấp 1 Tổ chức Phòng GD Phòng GD CN cấp 2 Phòng GD CN cấp 3 Ban kiểm soát UB chính sách tiền lương 2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Techcombank 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành Nh bán lẻ, Techcombank không nằm ngoài xu thế đó. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động phong phú, các mức lãi suất hấp dẫn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để khẳng định mình và đứng vững, Techcombank luôn đặt huy động vốn lên hàng đầu để dáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng. Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank ( Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn 5150 6920 9259 14637 34586 - Dân cư 957 2129 3892 6684.5 14332 - Các TCKT 1646 2414 2407 2881.5 10057.3 - Các TCTD 2547 2377 2960 5071 10196.7 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2007 tại Techcombank) Tổng nguồn vốn huy động tại Techcombank liên tục tăng trong những năm qua, từ con số khiêm tốn năm 2003 là 5150 tỷ đồng, vốn huy động của NH đó tăng xấp xỉ 7 lần, đạt 34586 tỷ đồng năm 2007. Dựa vào bảng số liệu về tổng nguồn vốn huy động của Techcombank các năm, ta nhận thấy nguồn vốn tăng trưởng cao qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, thể hiện ở: năm 2004 tổng nguồn vốn huy động tăng thêm 1770 tỷ đồng so với năm 2003 (tức là bằng 134.36% so với năm 2003), năm 2005 tăng 2339 tỷ đồng so với 2004 (tương đương tăng 33.8% so với năm 2004), năm 2006 tăng 5378 tỷ đồng so với năm 2005 (gấp 1,58 lần so với năm 2005);và năm 2007 có thể coi là năm phát triển vượt bậc của Techcombank với tổng nguồn vốn huy động lên đến 34586 tỷ đồng (huy động từ dân cư tăng lên 2 lần, huy động từ các TCKT tăng lên 3 lần), lớn hơn rất nhiều so với con số 14637 tỷ đồng của năm 2006, hoàn thành 122% kế hoạch đề ra. Để có được nguốn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, Techcombank đã không ngừng nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp như: đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm (tiết kiệm Bảo gia, tiết kiệm định kỳ “Vì tương lai”, tiết kiệm Đa năng, tiết kiệm Giáo dục…); triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng; mở tộng các dịch vụ tài khoản: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi chuyên dùng; tăng cường quảng cáo tiếp thị; đưa ra nhiều mức._., nhiều NH nước ngoài đã tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các NH nội địa, thay vì chỉ dừng lại ở những hoạt động phục vụ cho các công ty của nước họ đầu tư tại Việt Nam như trước đây. Thị phần dư nợ cho vay và huy động vốn của các chi nhánh NH nước ngoài cũng tăng khá mạnh trong năng 2007: riêng thành phố Hồ Chí Minh, thị phần dư nợ cho vay tăng từ 12% của những năm trước lên đến 19% hiện nay, còn thị phần huy động vốn từ 12% lên gần 16%. Ngoài hoạt động cho vay và đầu tư, các chi nhánh NH nước ngoài còn chiếm thị phần khác lớn trong lĩnh vực TTQT, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Căn cứ vào tăng trưởng XK cao, các luông chu chuyển vốn quốc tế, TTQT và lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng, thì thấy sẽ có một cuộc đổ bộ của các NH nước ngoài vaò Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, các NHTM đang phải đối mặt trước nguy cơ bị mất thị phần ngay trên sân nhà, trong đó hoạt động tài trợ TMQT là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất. Tóm lại, cần khẳng định rằng, giữa các nghiệp vụ tài trợ TMQT có tính liên thông và có cự gắn kết chặt chẽ với các họat động của NH. Nguồn tài trợ cho các DN lớn sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH. Do vậy, Techcombank cần chú ý tới huy động nguồn ngoại tệ tiết kiệm từ dân cư, thúc đẩy hoạt động tài trợ XK, xong chính việc phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa các hoạt động tài trợ cũng như uy tín trên thị trường quốc tế là tiền đề để tăng thị phần hoạt động, từ đó tăng quy mô nguồn vốn. 3.2.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank Với phương châm đa dạng hóa và ngày càng nâng câo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ NH để đáp ứng nhu cầu ngày một tốt hơn các DN, nhà đầu tư, Techcombank đã đề ra phương hướng phát triển hoạt động tài trợ TMQT trong các năm tới như sau: - Tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là vốn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu tài trợ TMQT, kết hợp với tăng trưởng dư nợ tín dụng XNK. - Nâng cao các hình thức tài trợ TMQT, chú trọng nghiệp vụ bảo lãnh, TDCT, cho thuê tài chính, chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán, đảm bảo cạnh tranh về mức phí, lãi suất chiết khấu với các NH khác trong nước. - Nâng cao thị phần hoạt động về tài trợ TMQT tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu vực đô thị, chú ý tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - Tập trung đầu tư các DN có nguồn thu ngoại tệ từ hàng XK để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa XNK như hiện nay. - Nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tài trợ TMQT, chú trọng thẩm định dự án, tín dụng và bảo lãnh quốc tế, đảm bảo đạt trình độ ngang bằng với các NH nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chủ động giứoi thiệu các loại hình tài trợ TMQT mới cho khách hàng. - Tiếp tục tuyển chọn và đào tạo các chuyên viên khách hàng DN có đủ trình độ chuyên môn, cáo trách nhiệm cao trong công việc và thái độ phục vụ khách hàng tốt. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT CỦA TECHCOMBANK 3.3.1. Giải pháp từ phía ngân hàng 3.3.1.1. Tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ Để phát triển nghiệp vụ tài trợ TMQT, và có thể cạnh tranh khi hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, NH phải nâng cao được vị thế thông qua cải thiện năng lực tài chính, thể hiện ở các chỉ số tài chính (vốn tự có, lợi nhuận ròng, chỉ số tương thích vốn, nợ quá hạn, tỷ lệ thanh khoản...) Muốn thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT thì NH cần có đủ vốn huy động từ bên ngoài, nhất là vốn ngoại tệ để tài trợ cho các DN kinh doanh XNK. Do vậy, NH phải thực hiện các giải pháp sau: + Đa dạng hoá các hình thức HĐV, đặc biệt là trong nước, tăng cường huy động vốn trung, dài hạn từ nước ngoài để đầu tư cho các dự án lớn. + Đa dạng hoá các dịch vụ NH, phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng để phát triển nguồn vốn vãng lai. Bên cạnh đó để phát triển nguồn vốn ngoại tệ thì cần thực hiện: + Đẩy mạnh dịch vụ chi trả kiều hối + Mở rộng màng lưới dịch vụ thu đổi ngoại tệ và séc du lịch nhằm tăng nguồn ngoại tệ, đồng thời quảng bá thương hiệu + Thực hiện chính sách ưu đãi đối với DN có nguồn thu ngoại tệ. + Tập trung tiếp cận thu hút các dự án ODA, các dự án của WB, AFD, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ra nước ngoài. + Đổi mới công nghệ thực hiện các dự án thu hút nguồn vốn ngoại tệ. 3.3.1.2. Đa dạng hoá hoạt động tài trợ TMQT Đề có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường khốc liệt, NH phải nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ, hoàn thiện các hình thức tài trợ hiện có và phát triển ngày càng đa dạng hơn các hình thức tài trợ thương mại khác để đáp ứng nhu cầu, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức tài trợ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho khách hàng. Cùng với các hình thức tài trợ TMQT truyền thống, NH cần triển khai cập nhật các hình thức mới như: + Nghiệp vụ vay vốn nước ngoài thông qua hình thức thanh toán L/C trả ngay, chiết khấu chứng từ nhận nợ, chiết khấu hối phiếu của L/C trả chậm. + Tập trung khai thác khách hàng XK: nghiên cứu giải pháp tiện ích trong thanh toán hàng XK + Cấp tín dụng thương mại ngắn hạn thông qua NH NK có uy tín. + Tổ chức khảo sát hoạt động thanh toán XNK các khu vực trên cả nước. + Tài trợ thanh toán hàng đổi hàng: thúc đẩy hình thức tài trợ thương mại thông qua hình thức phát hành bảo lãnh đối ứng. 3.3.1.3. Xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại Để tăng thị phần trong hoạt động tài trợ TMQT và chiếm lĩnh thị trường, NH cần xây dựng chiến lược dài hạn nhằm phát triển hoạt động tài trợ TMQT, cụ thể: + Nghiên cứu động cơ của khách hàng trong việc lựa chọn tài trợ TMQT của NH trên cơ sở Hồ sơ khách hàng. + Nghiên cứu thị trường, những nhận tố ảnh hưởng để đề ra những chính sách đúng đắn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với từng lĩnh vực để định hướng cho cơ cấu tài trợ XNK của NH. 3.3.1.4. Xây dựng chu kỳ kinh doanh nghiệp vụ NH quốc tế khép kín Trong hoạt động NH đối ngoại gắn chặt với hoạt động TMQT, hơn nữa một thương vụ cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, làm phát sinh những loại hình nghiệp vụ quốc tế tương ứng. Vì vậy, NH phải xây dựng một dịch vụ hoàn hảo và hiệu quả, nâng cao khả năng phòng chống rủi ro và thu hút được nhiều khách hàng truyền thống đồng thời làm tăng phí dịch vụ và hoa hồng cho NH. 3.3.1.5. Xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện tốt chính sách khách hàng Khách hàng là người đảm bảo sự tồn tại của NH. Vì thế cần phải xây dựng các chính sách, đề xuất các biện pháp nhằm tiếp cần, thu hút các khách hàng lớn, uy tín, có tiềm năng và có hiệu quả. Để xây dựng chiến lược khách hàng, NH cần phải tại ra uy tín về đảm bảo an toàn tín dụng, hấp dẫn về lợi ích vật chất, ưu đãi về phí, lãi suất cho vay...mặt khác cần chú ý: + Củng cố và phát triển các khách hàng truyền thống + Phát triển các khách hàng mới, thực hiện tốt công tác tiếp thị + Mở rộng và phát triển mạng lưới NH đại lý ở nước ngoài để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, thông tin của khách hàng ở nước ngoài. 3.3.1.6. Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi đưa ra quyết định tài trợ Một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ TMQT của Techcombank là do công tác thẩm định dự án còn hạn chế. Do vậy NH cần làm tốt các nội dung chủ yếu sau: - Xác định yêu cầu của công tác thẩm định dự án tài trợ TMQT: + Xem xét mục tiêu, yêu cầu của DN cần tài trợ có phù hợp với hoạt động kinh doanh của NH hay không + Đứng trên giác độ người tài trợ vốn để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của từng dự án. + Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia từng ngành nghề chuyên sau để nâng cao chất lượng thẩm định. + Đối với các dự án tài trọ vốn dài hạn, cần tiến hành thẩm định thường xuyên, liên tục, toàn diện trong suốt quá trình tài trợ vốn. + Công tác thẩm định phải được chuẩn hoá, phù hợp với tình hình thực tế phát triển KT - XH của đất nước trong từng thời kỳ. + Thu thập, xử lý và cập nhật tất cả các thông tin có liên quan đến dự án, nhất là thông tin về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, tổng hợp, phân tích tổng kết thực tiễn của cán bộ thẩm định. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tài trợ + Củng cố kiện toàn về công tác tổ chức thẩm định dự án tài trợ + Thực hiện tốt quy trình thẩm định + Thu thập thông tin từ nhiều nguồn để đối chiếu, xử lý thông tin, phân tích cặn cẽ trước khi đưa ra quyết định. + Xem xét các yếu tố rủi ro như lạm phát, tỷ giá hối đoái... 3.3.1.7. Tăng cường quản lý rủi ro để phát triển an toàn nâng cao uy tín Rút kinh nghiệm từ những sai sót nảy sinh trong thời gian qua, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của NH trong tài trợ thương mại, để có thể rmở rộng sản phẩm dịch vụ cần phải: * Chủ động tham gia quản lý rủi ro các dự án tài trợ TMQT Quản lý rủi ro bao gồm các biện pháp tác động đến quá trình hoạt động của dự án nhằm nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiều đã đề ra. Quản lý tài sản hình thành từ vốn tài trợ từ NH + Xây dựng kho tàng đủ tiêu chuẩn để quản lý vật tư, hàng hoá hình thành từ vốn tài trợ của NH + Hệ thống kho quỹ két sắt an toàn để thu nhận các tài sản cầm cố của người cần tài trợ + Bảo hiểm hàng hoá, tài sản để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng. Quản lý rủi ro đối với lãi suất với lãi suất,tỷ giá cần triển khai các nghiệp vụ + Hợp đồng mua bán kỳ hạn + Nghiệp vụ SWAP về tỷ giá và lãi suất Quản lý việc sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ phục vụ tài trợ TMQT Việc sử dụng ngoại tệ đựơc thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn và nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ, khoản tài trợ, và dựa trên nguyên tắc: + Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK. + Trong thẩm định dự án tài trợ phải đánh giá khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ của DN. + Lập kế hoạch số ngoại tệ cần sử dụng trongtháng kế tiếp để đảm bảo có đủ ngoại tệ thanh toán khi đến hạn * Tăng cường năng lực quản lý, điều hành đối với các cấp lãnh đạo Lựa chọn, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, tập trung đào tạo ngoại ngữ, kiến thức kinh tế thị trườngđáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. 100% cán bộ lãnh đạo phục trách tài trợ TMQT được trang bị kiến thức quản lý rủi ro các nghiệp vụ tài trợ TMQT, kinh doanh ngoại tệ. * Hợp tác với các NH nước ngoài tổ chức Hội nghị tập huấn các chuyên đề Bảo lãnh, Hối phiếu, TTQT, Phòng chống gian lận, lừa đảo, rửa tiền. 3.3.1.8. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát Tổ chức theo dõi các khoản đã thực hiện tài trợ nhằm thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài hoặc thu hồi vốn của NH. Cần ban hành và thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, kiểm sáot các hoạt động tài trợ TMQT: + KIểm tra, rà soát lại những khoản nợ cho vay bắt buộc, phân tích rõ nguyên nhân, đề ra các biện pháp cụ thể đối với những món nợ vay bắt buộc còn vật tư hàng hoá, phải đôn đốc các đơn vị tiêu thụ hàng trả nợ cho NH. + Đối với những món hàng nợ vay bắt buộc còn tại sản thế chấp, phải tiến hành phát mại, đấu giá công khai để thu hồi nợ. + Đối với những khách hàng không trả nợ cho NH, phải tìm mọi cách đôn đốc để thu hồi nộ. + Những món nợ khó đòi khách hàng không trả nợ được, phải thông báo ngay với cơ quan pháp luật để thu hồi, phát mại tài sản, sau khi thu nợ vay của NH phần còn lại phải trả khách hàng. 3.3.1.9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tài trợ TMQT, đặc biệt phải mở rộng mạng lưới NH đại lý, quản lý chặt chẽ, không ngừng củng cố + Thực hiện đánh giá công tác NH đại lý trong thời gian qua để có những định hướng rõ ràng trong việc phát triển quan hệ với từng NH, từng thị trường, từng khu vực. + Mở rộng mạng lưới NH đại lý theo hướng lựa chọn các NH nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng mối quan hệ. Để làm được điều này, quy mô NH phải đủ lớn để tạo uy tín trên thưong trường, trên cơ sở đó hình thành các mối quan hệ NH đại lý trong các dich vụ NH quốc tế. Xây dựng mối quan hệ NH đại lý rất hữu ích vì chi phí thâm nhập thị truờng nước ngoài thấp; lựa chọn NH thứ ba xác nhận uy tín của NH; cung cấp thôngtin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoài trong các thương vụ và các giao dịch có liên quan. Mặt khác, thông qua NH đại lý, có thể tận dụng được hạn mức tín dụng, hạn mức xác định L/C, hạn mức thanh toán, ký kết hiệp định khung vay vốn trung và dài hạn đối với dự án NK máy móc thiết bị; đồng thời có thể tận dụng được bộ máy quản lý của các NH đại lý để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình. + Rà soát lại công tác quản lý chữ ký ra nước ngoài đảm bảo chặt chẽ. + Xây dựng hạn mức tín dụng đối với các NH mà Techcombank đang có quạn hệ tiền gửi giúp ban lãnh đạo điều hành hoạt động kinh doanh an toàn, linh hoạt, thích ứng với các thay đổi trên thị trường. 3.3.1.10. Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời cho công tác thẩm định dự án Trong thời đại đa dạng thông tin như hiện nay, cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ chính xác kịp thời thông tin để phục vụ công tác thẩm định là khá phức tạp và vô cùng cần thiết. Vì vậy cần thiết lập hệ thống thông tin để đảm bảo: + Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại sẽ giúp công tác thẩm định dự án tài trợ đạt chất lượng tốt hơn , các công việc đánh giá và kết luận thẩm định, phù hợp với tình hình thực tế. + Thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý và đánh giá được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Để cập nhật thông tin kịp thời cần thu thập từ nhiều nguồn kể cả những thông tin trái ngược nhau để phân tích đánh giá. Các nguồn thông tin có thể và cần thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu thập từ bên ngoài. + Đổi mới trang thiết bị tin học theo hướng hiện đại. Mạnh dạn đầu tư hệ thông trang thiết bị, công nghệ thẩm định hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện địa để có thể truy cập, xử lý thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả. 3.3.1.11. Đầu tư thích đáng cho công nghệ NH Trước những sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, NH cần đẩy mạnh tiến độ áp dụng công nghệ tin học vào hoạt động NH để thực sự phục vụ tốt cho cho hoạt động tài trợ TMQT tại NH Techcombank Thực tế chứng minh trình đọ công nghệ đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý rủi ro và triển khai các sản phẩm mới của NH. Mặt khác, công nghệ là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển, là điều kiện để hội nhập vào cộng đồng NH quốc tế. Để nâng cao chất lượng dịch vụ hiệ đại hoá công nghệ NH cần: + Chọn lựa hệ thống công nghệ hiện đại đáp ứng những thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh và quản lý điều hành. + Tập trung đầu tư hiện đại hoá công nghệ NH ở trình độ quốc tế + Nâng cấp hệ thống tin học, hoàn thiện mạng giao dịch trực tuyến. + Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tinhọc trong các nghiệp vụ NH, đầu tư phần mềm tiện ích, đào tạo cán bộ đủ năng lực tiếp nhận kỹ thuật mới. 3.3.1.12. Tổ chức nâng cao bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đảm bảo đủ năng lực và có tính chuyên nghiệp cao Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công của mọi hoạt động, vì vậy NH cần tập trung vào chiến lược con người, dựa trên những nội dung cơ bản sau: + Công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức quy luật thị trường, luật và thông lệ quốc té cho cán bộ nhận viên. + Công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ để trẻ hóa đội hình + Quy hoạch các cấp cần phải trang bị kiến thức cơ bản theo hình thức đào tạo tập trung hoặc đào tạo định hướng + Tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ tiếp tục học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Có chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi. + Có chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệp, ý thức và tinh thần vươn lên tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Tổ chức các đợt thi đua và tổ chức khen thưởng từng đợt. + Cán bộ cử đi học phải có báo cáo, thu hoạch, trao đổi những kiến thức đã nắm được cho những cán bộ khác + Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến cho cán bộ trong toàn hệ thống 3.1.1.13. Hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, quản lý điều hành Văn bản ban hành có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Để hoàn thành hệ thống văn bản NH cần; - Thực hiện đúng quy trình soạn thảo văn bản: - Thường xuyên tổ chức hệ thống và rà soát các văn bản đã ban hành kịp thời điều chỉnh và đình chỉ các văn bản không còn đúng thiếu thực tiễn. - Chỉnh sửa các cơ chế, nghiệp vụ phù hợp với mô hình quản lý mới 3.1.1.14. Phát triển hoạt động Marketing Trước sức ép cạnh tranh theo yêu cầu hội nhập kinhtế quốc tế, không NHTM nào lại không quan tâm đến tăng cường các hoạt động marketing. Techcombank cũng cần có những biện pháp phát triển sau: + Trên sơ sở xây dựng một chính sách khách hàng và chính sách sản phẩm phù hờp, NH cần thường xuyên duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể vừa đưa ra được thông tin của NH vừa có thể thu thập thông tin từ phía DN, nắm được nhu cầu cảu họ và tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó + Tăng cướng thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh nhằm nâng cao giá trị thương hiệu thông qua các kênh truyền thông + Mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng giao dịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ phù hợp, hữu ích. 3.3.2. Giải pháp về phía khách hàng 3.3.2.1. Từng bước thiết lập mối quan hệ DN và NH trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự án Thực tiễn hoạt động XNK cho thấy, việc thực hiện các hợp đồng XNK thường kéo dài đòi hỏi vốn lớn. DN XNK nhiều khi không đủ vốn để thực hiện hợp đồng. Sự liên kết chặt chẽ giữa DN và NH sẽ là cho việc thựuc hiện hợp đồng dễ dàng hơn. Việc thiết lập được mối quan hệ mặt thiết này sẽ giúp các DN XNK chủ động về nguồn vốn. Mỗi khi phát sinh những khó khăn, rủi ro trong quá trình XK, cả hai phía phải phối hợp hành động kịp thời. 3.3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ Cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý hoạt động XNK cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời đào tạo mới đội ngũ kế cận. Bởi lẽ con người là nhân tố quyết định trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Để làm được điều này cán bộ nghiệp vụ XNK phải: am hiểu sâu sắc về tình hình thị trường trong và ngoài nước có kiến thức về KDQT, luật pháp và tập quán buôn bán; giỏi ngoại ngữ; có đầu óc thực tiễn, biết tính toán không chỉ lợi ích của DN và cả của nền kinh tế; biết cách đàm phán, thương thuyết và có tình thần hợp tác. Bên cạnh đó vốn kiến thức về tài chính ngân hàng cũnghết sức cần thiết trong quá trình đàm phán, xây dựng một hợp đồng ngoại thương cũng như lựa chọn phương thức tài trợ phù hợp từ phía ngân hàng. 3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa vè mặt tài chính - Mỗi DN XNK phải xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dìa cụ thể trên năng lực và cơ hội của chính mình. - Tăng cường thu thập thông tin nhiều chiều về thị trường đầu vào như: vốn, lao động, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, thôngtin về chính sách và quy định của nhà nước cũng như thông tin về thị trường đầu ra để thực hiên nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt, quyết định đầu tư đúng đắn. - Tích cự đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc. Đây có thể nói là một khâu rất yếu ở hầu hết các DN vốn ít, chậm chạp trong việc nắm bắt thông tin... Với trình độ công nghệ kém phát triển các DN rất khó có thể nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Mở rộng khả năng liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Đây là một trong hững điểm yếu cố hữu và chưa có biện pháp xử lý hiệu quả của các DN Việt nam. Trong liên kết quốc tế có rất ít DN nước ta tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia. Trong nước, mối liên kết khu vực, ngành hàng theo từng cụm công nghiệp chưa hhình thành. Các khu công nghiệp được hình thành chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là tạo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết DN. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ Hoạt động NH nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng chỉ an toàn và hiệu quả khi nó có một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ và nhất quán. Bởi lẽ hoạt động NH đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có mối quan hệ với tất cả các ngành, các thành phần kinh tế nên ngoài các nguồn luật điều chỉnh về NH thì luật pháp và quy định của các ngành có sự ảnh hưởng nhất định đến hoạt động NH. Do đó, để mở rộng hoạt động tín dụng XNK thì Chính phủ phải có các biện pháp đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan: các NHTM, Bộ thương mại, Cục hải quan, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam,…nhằm tạo sự nhất quán cho việc áp dụng và thi hành quy chế, văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo dựng và duy trì sự ổn định môi trường kinh tê- chính trị- xã hội, có các chính sách đầu tư, hỗ trợ các DN XNK, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động tài trợ TMQT và hoạt động XNK của DN. 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước - Hoàn thiện luật NHNN và luật các TCTD. Trước tình hình hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động tài trợ TMQT ở Việt Nam được sử dụng khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Sự tác động của NHNN là rất cần thiết cho sự phát triển dịch vụ NH phục vụ cho hoạt động XNK ở Việt Nam. Do đó, các giải phát nhằm nâng cao hoạt động động tài trợ TMQT đòi hỏi phải có sự tham gia của NHNN Việt Nam, như: Tiếp tục xay dựng các văn bản dưới luật để triển khai thực hiện có hiệu quả luật NHNN Việt Nam và luật các TCTD, nhất là lĩnh vực tài trợ TMQT, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này; NHNN cần phải có các chính sách hỗ trợ các NHTM tạo lập nguồn vốn tìa chính bên cạnh việc tọa lập từ tích lũy nội bộ nhằm đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ của các NHTM Việt Nam. - Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH. Thị trường ngọai tệ liên NH không chỉ là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá mà còn là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng haọt động kinh doanh đối ngoại nói chúng và hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Muốn hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH, NHNN cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý tình trạng ngoại hối của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia thì trường ngoại tệ liên NH, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn,... - Công tác điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với thực tế. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố nhạy cảm, nó không những ảnh hưởng tới lĩnh vự XNK mà còn tác động tới các hoạt động khác của đời sống kinh tế, xã hội. Việc lựac chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà nước là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của đất nước ta hiện nay, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa với những bước đi thích hợp; đồng thời NHNN cần hỗ trợ các NHTM thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các tín hiệu thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách tỷ giá tại các NHTM. - Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng(CIC). Hiện nay thông tin tín dụng chưa bao gômg toàn bộ thông tin của DN trong nền kinh tế mà chỉ tổng hợp thông tin trong phạm ngành NH. Lý luận và thực tiễn đều chỉ rằng ở các nước phát triển đều có một hệ thống thông tin tín dụng tổng hợp. Việc thu thập, xử lý kịp thời thông tin và chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của DN trong nước và ngoài nước là vô cùng quan trọng. Để công tác phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, NHNN cần trang bị các thiết bị thông tin hiện đậu cho trung tâm để có thể thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Cần phải có cơ chế khuyên khích và bắt buộc đối với các TCTD về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình hình dư nợ của các DN tịa TCTD,... 3.4.3. Kiến nghị đối với Techcombank - Mở rộng quan hệ đại lý với các NH đại lý ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi khách hàng và rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán. Techcombank hiện đang có quan hệ đại lý với nhiều NH đại lý tại nhiều quốc gia khác nhau, tuy nhiên cần mở rộng hơn nữa để thuận tiện cho việc thanh toán hàng hóa của khách hàng. Khi có quan hệ với nhiều NH đại lý, uy tín của Techcombank cũng được nâng cao và có được nhiều thuận tiện khi thực hiện thanh toán cho các đối tác nước ngoài theo yêu cầu khách hàng trong nước. Hơn nữa, khi Techcombank cần tìm hiểu một khách hàng hoặc một đối tác nước ngoài có thể nhờ sự trợ giupa từ phía NH có quan hệ đại lý ở nước đó. - Cần chú trọng hơn tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ để hỗ trợ thích hợp với nhu cầu của mình. Hiện nay Techcombank thực hiện quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính, các chinh nhánh được áp dụng trạng thái ngoại tệ cuối ngày căn cứ vào doanh số thanh toán thống kê hàng tháng. Tuy nhiên trong thời gian qua, nguồn ngoại tệ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, do tỷ giá thường xuyên biến động nên Techcombank chưa có biện pháp hỗ trợ đủ cho các chi nhánh khi có nhu cầu thanh toán nên không đáp ừng đủ nguồn ngoại tệ cho thị trường làm mất đi một lượng khách hàng tiềm năng. - Techcombank cần tổ chức thu thập thông tin về nội bộ khách hàng, NH đại lý, tình hình kinh tế, rủi ro tại các thị trường để phòng tránh rủi ro trong tài trợ. - Cần nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ trong lĩnh vực tài trợ TMQT. - Tiếp tục mở rộng các hình thức tài trợ TMQT, tập trung khai thác đồng đều ở hình thức tài trợ. Tăng cường hoạt động Marketing, đưa sản phẩm thông tin về sản phẩm đến tận tay khách hàng để khách hàng có thêm nhiều sự chọng lựa tốt hơn. Bên cạnh đó, Nh muốn đạt được mục tiêu hoạt động đề ra phải luôn lấy con người làm trọng tâm, cần áp dụng các chính sách tiền lương, tiền thưởng theo chất lượng và hiệu quả kinh doanh tạo sự ổn định về nhân sự trong giao đoạn khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng hiện nay; đồng thời có các hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời khuyến khích động viên mỗi cá nhân, phòng ban có thành tốt trong công tác, qua đó khích lệ họ làm việc tốt hơn, cống hiến hết sức mình cho sự lớn mạnh và phát triển của NH. Đấy chính là cơ sở và động lực cho Techcombank thúc đẩy hoạt động Nh nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở đưa ra những lý luận liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu tại chương 1; phân tích đánh giá thực trạng tài trợ TMQT tại Techcombank tại chương 2; chương 3 của khoá luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nào vào việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank, trên cơ sở đó Techcombank có thể hạn chế những rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính và uy tín. KẾT LUẬN Trong thời đại quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay, nhu cầu về các dịch vụ tài chính quốc tế đang tăng mạnh trên khắp thế giới. Cùng với khuynh hướng này là các quá trình tự do hóa tài chính, dỡ bỏ hàng rào thuế thương mại và xu thế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế đang lan nhanh. Hoạt động TMQT từ trước đến nay luôn là một trong những lĩnh vực hoạt động then chốt của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong xu thế hội nhập, mở cửa như ngày nay, khi tham gia vào hoạt động TMQT, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển, tiếp thu những thành tựu mới của các quốc gia khác, tạo thuận lợi cho các DN XNK trong nước có điều kiện phát triển, Tuy nhiên các DN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do thiếu vốn, kinh nghiệm, uy tín,… Vì vậy các DN XNK luôn cần đến sự tài trợ của các NHTM. Tài trợ TMQT được coi là một trong những thế mạnh của Techcombank, hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài trợ TMQT vẫn còn nhiều tồn tại. Chính vì vậy, Techcombank cần nhận thức rõ về thế mạnh và điểm yếu của mình đế nhanh chóng hoàn thiện và phát triển các hoạt động nói chung và tài trợ TMQT nói riêng. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, khoá luận đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau: Về cơ sở lý luận, khoá luận đã tổng hợp, hệ thống hoá các lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ TMQT, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ TMQT tại các NHTM . Về cơ sở thực tiễn, khoá luận đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank trong thời gian qua, đồng thời phân tích cụ thể những nguyên nhân chính gây cản trở đến hoạt động tài trợ TMQT tại NH. Trên cơ sở đó, khoá luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị vào việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank để Techcombank có thể hạn chế những rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính và uy tín. Hy vọng rằng khoá luận này có thể đóng góp một phần nào đó vào việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại Techcombank. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, hiểu biết và kinh nghiệm, nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, em rất mong nhận đượcý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Giao dịch factoring 22 Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting) 23 Sơ đồ 1.3: Quy trình cho thuê tài chính 25 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức và quản lý của Techcombank 32 Bảng số 2.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank 33 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2003 - 2007 tại Techcombank 34 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính của Techcombank 2005-2007 36 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán L/C nhập và thanh toán L/C 43 Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/C trả chậm 43 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán L/C và thanh toán L/C xuất 44 Bảng 2.7: Doanh số hoạt động nhờ thu 47 Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh NH 48 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7674.doc
Tài liệu liên quan