Báo cáo Thực tập tại trạm y tế xã Vũ Vân – Vũ Thư - Thái Bình

Lời nói đầu Sau một thời gian thực tập thực tế tại trạm y tế xã (Từ 1/8 – 15/9) em thấy: Trạm y tế xã là đơn vị nhỏ hoạt động ở nông thôn, là một tổ chức y tế cơ sở của hệ thống mạng lưới chăm sóc sức khoẻ quốc gia, chịu sự quản lí hành chính Nhà nước đó là UBND xã và chịu sự quản lí kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ của trung tâm y tế. Đây là nơi thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Chăm sóc sức khoẻ là vấn đề được đặt lên hàng đầu cùng với chức năng và nhiệm vụ

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại trạm y tế xã Vũ Vân – Vũ Thư - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của trạm y tế là: Phải tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các đoàn thể, nhân dân tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khỏe bản thân và tích cực tham gia các hoạt động y tế cộng đồng. Nước ta vấn đề chăm sóc sức khoẻ đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Vì vậy phải chăm lo cho những người nghèo cũng được khám chữa bệnh và đúng với lương tâm trách nhiệm người thầy thuốc “Lương y như từ mẫu”. Trong thời đại hiện nay để đạt được những thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và toàn xã hội thì ngành y tế nước ta phải phát triển toàn diện về nhiều mặt nhất là hai ngành Y và Dược là hai ngành mũi nhọn. Như chúng ta đã biết thuốc là một yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng đối với đời sống của mỗi con người chúng ta. Vậy thuốc được định nghĩa như thế nào? “Thuốc là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vât, khoáng vật hay sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chuẩn đoán, phục hồi hoặc nâng cao sức khoẻ, làm giảm cảm giác, làm ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ hay thay đổi hình dáng cơ thể…”. Nguyên liệu dùng làm thuốc bao gồm: Tất cả các chất tham gia trực tiếp vào thầnh phần công thức của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Trong buôn bán kinh doanh thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Do đó môn học giúp chúng ta hiểu biết về thuốc và cách sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Khi đưa thuốc đến tay người bệnh, mà không chỉ học trên sách vở, giảng đường mà còn trên thực tế, tại các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý, trạm y tế. Trên lý thuyết thì vẫn chưa đủ, mà còn phải thực hành, thực tế để nâng cao kiến thức cho bản thân. Đi thực tập, thực tế tại cơ sở rất quan trọng, nó sẽ giúp ta tăng cường quản lý, sử dụng thuốc, nguyên tắc chuyên môn cho phù hợp với và đáp ứng với yêu cầu công tác chữa bệnh nâng cao chất lượng phục hồi cho người bệnh sống sót. Đi thực tế, thực tập tại trạm y tế xã Vũ Vân – Vũ Thư - Thái Bình. Trong thời gian thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các cô, các chú trong trạm y tế. Những người đã hướng dẫn em trong thời gian tại trạm y tế, đó là những kiến thức rất bổ ích, là hành trang vững bước, bước vào nghề sau này trong công tác về chuyên môn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường và các cô, các chú tại trạm y tế xã Vũ Vân – Vũ Thư – Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em được học hỏi nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ và trưởng thành trong cuộc sống công tác sau này. Phần 1 Công tác thực tập, thực tế tại trạm y tế xã Vũ Vân – Vũ Thư – Thái Bình I. Một vài nét về cơ sở của trạm y tế Trạm y tế là nơi chịu trách nhiệm phân phối và cấp phát thuốc đến nhân dân trong xã, và là nơi chuyên bán lẻ thuốc phòng và chữa bệnh cho con người. 1. Cơ sở - Đạt tiêu chuẩn về cấp nhà nước theo qui định. - Cơ sở riêng biệt, các khoa phòng cao ráo, sạch sẽ. - Có biện pháp đảm bảo an toàn. - Có đầy đủ điều kiện ánh sáng, thông gió để quản lý thuốc. 2. Trang thiết bị - Có tủ quầy đựng thuốc, tủ quầy đẹp, chắc chắn. - Có đầy đủ sổ sách và hoá đơn chứng từ và con dấu. 3. Người điều trị - Mặc trang phục chuyên môn sạch sẽ. - Có đầy đủ sức khoẻ, không đa mắc bệnh truyền nhiễm. - Không đang bị kỷ luật trong hành nghề Dược, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề Dược do Sở y tế cấp. II. Nhiệm vụ của trạm y tế Để thực hiện tốt được mục tiêu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình “Chăm sóc sức khoẻ” hiện nay. - Như chúng ta đã biết trạm y tế xã - phường là một đơn vị y tế cơ sở của mạng lưới chăm sóc sức khoẻ Quốc gia, là thành phẩm của bệnh viện huyện, là đơn vị khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân, là đơn vị gần dân nhất – tiếp xúc với nhân dân, đơn vị tuyên truyền cho công tác chăm sóc sức khỏe – giáo dục sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. - Nắm được những biến động về dân số “Số người sinh, người tử, trẻ em dưới 3 tuổi và đặc biệt là một tuổi”, số phụ nữ có chồng trong diện sinh đẻ, các bệnh dịch, các tai nạn xã hội và yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân trong cộng động để có biện pháp phòng ngừa. - Quản lý và điều hành hoạt động của y tế thôn, thực hiện tốt công tác và kế hoạch của y tế Quốc gia. - Thực hiện tốt vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh, không có thiên tai, lũ lụt xẩy ra, tiêm chủng mở rộng, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các bệnh xã hội, đỡ đẻ cho các ca bình thường, khám chữa bệnh thông thường, phát hiện bệnh nhân bất thường để gửi lên tuyến trên. Kịp thời áp dụng các biện pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. - Tổ chức quầy thuốc, đảm bảo có đầy đủ thuốc để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. - Thống kê báo cáo tình hình hoạt động của trạm y tế xã theo quy định của trạm y tế huyện. * Bộ máy tổ chức của trạm y tế gồm 5 người: (1) Y sỹ: Ngô Văn Nhân – Trạm trưởng phụ trách chung. (2) Bác sỹ điều trị: Nguyễn Trịnh – Phụ trách bệnh xã hội. (3) Y sỹ: Ngô Thị Tâm – Phụ trách phòng dịch. (4) Y sỹ: Nguyễn Thị Phiến – Nữ hộ sinh. (5) Dược tá: Nguyễn Thị Hoài - Phụ trách quầy Dược trạm. Với đời sống nhân dân còn khó khăn và trình độ còn thấp nên vấn đề sức khoẻ y tế còn gặp nhiều khó khăn. Hàng năm ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, trạm đang từng bước khắc phục mọi vấn đề bằng nguồn lực từ nhân dân và đưa chương trình y tế cộng đồng tới từng hộ dân. III. Công tác khám chữa bệnh - Bác sỹ, y tá, y sỹ khám xét bệnh, kê đơn từng loại bệnh, từng trường hợp mà quyết định đưa lên tuyến trên khi nhân dân đến khám. Sự nhiệt tình của cán bộ trạm là niềm tin cho nhân dân nên số lượng người tới khám ngày càng đông, khám xong được cấp phát thuốc theo đơn. Thuốc được sử dụng tại trạm y tế bao gồm các loại thuốc nằm trong danh mục các loại thuốc thiết yếu do Bộ y tế ban hành. - Tham gia, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho người dân…Trước tiên là một người trong nghề Y, Dược cần phải hướng dẫn tuyên truyền cách sử dụng thuốc và bảo quản thuốc giúp người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cao trong điều trị tránh những tai biến do thuốc gây ra. Nâng cao tinh thần và trách nhiệm của mình khi hướng dẫn người dân sử dụng thuốc. Phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho từng cá nhân, từng gia đình trong cộng đồng. Dự báo phòng dịch tại địa phương. Thực hiện các chương trình y tế của ngành đề ra, thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường. Vì vậy trong ngành y, Dược mọi người cũng như bản thân mình tham gia đầy đủ và tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, hiệu quả kinh tế là điều mà những người dân và người bệnh mong muốn. 1. Công tác bảo quản thuốc và cách sắp xếp thuốc tại trạm y tế - Tại quầy thuốc có đầy đủ trang thiết bị như: tủ quầy, khay đếm thuốc. Trang thiết bị bảo quản theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn thuốc. - Tủ thuốc có ngăn riêng để bảo quản các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc. Bên ngoài các ngăn đựng thuốc có gắn các ký hiệu theo quy định. Ngoài ra các thuốc về đường hô hấp, tim mạch, tai mũi họng, kháng sinh, các bệnh ngoài da,…Để ngăn riêng bên ngoài có gắn nhãn để thuận tiện cho việc cung cấp thuốc. Thuốc còn được sắp xếp theo hạn dùng, hạn ngắn nhất được xếp ngoài cùng, các tủ, giá đựng thuốc được bày sạch sẽ. Khi thuốc hết hạn dùng phải được huỷ bỏ ngay. 2. Nguồn thuốc Như chúng ta đã biết thuốc là loại hàng hoá đặc biệt không thể thiếu nên trạm y tế phải cung cấp đầy đủ và kịp thời nhất là các loại thuốc thiết yếu. Thuốc của trạm y tế đa số là các loại thuốc tân dược tại công ty Dược Sở Vật Tư y tế - Thái Bình nhập từ các công ty Dược phẩm trong nước như: Hà Nội, TW 5, TW2, Huế, Hà Tây, Hậu Giang, Bình Định và một số hãng nước ngoài như: Đài Loan, ấn Độ,…với giá cả phải chăng. Phần 2 Danh mục thuốc thiết yếu có trong tủ thuốc và danh mục thuốc cấp cứu phục vụ công tác phòng chống bão lụt, thảm họa đối với tuyến xã I. Các sắp xếp, bảo quản thuốc trong tủ thuốc theo từng nhóm riêng - Thuốc hạ nhiệt giảm đau: Aspirin; Decolegen; Paracetmol,.. - Thuốc hạ nhiệt giảm đau, chống viêm: Diclophenac; Ibupophen; Indometacin,… - Thuốc ho: Tecpincodein; Romilar,.. - Thuốc chữa hen: Sabutamol; Theophylin,.. - Thuốc tra mắt: Cloramphenicol; Natriclorid; Sunfaxybum,.. - Thuốc nhỏ mũi: Sunfarin; Naphazolin,.. - Thuốc chữa bệnh dạ dầy: Kavet; Cimetidin; Omepazon, viên nghệ mật ong, - Thuốc chữa bệnh đường ruột: Becberin; Motilium-M; Oresol; Klion,.. - Thuốc trị giun sán: Mebendazol; Albenderol,… - Thuốc sát trùng ngoài da: Cồn 70; Oxy già; Kentax,.. - Thuốc bồi dưỡng cơ thể: Booming; Hontamin,.. - Các Vitamin: VitaminB6; VitaminB1; VitaminB12; VitaminPP; Vitamin3B,.. - Thuốc chống dị ứng: Prometharin; Cloramphenamin; Dimdrol;.. - Thuốc chữa bệnh phụ nữ: Nystatin; Klion; Gricin - Thuốc an thần: Seduxen; Rotunda - Nhóm cấp cứu ban đầu: Uabain; Sparten; Furosemit; Atrobin; Lidocain - Thuốc kháng sinh: Ampicilli; Amoxillin; Cefalexin; Penicilin; Gentemicin; Lincomicin;.. - Thuốc chống sốc phản vệ: Adrenalin 0.1gam; Depersolon 30mg; Canxiclorua… - Thuốc nhuận tẩy chống nôn: Theophilin; Sabutamol,… - Các dụng cụ y tế: Bông; băng dính; gạc; dây truyền, bơm tiêm,.. * Đặc biệt còn có một số thuốc của chương trình phòng chống động kinh, tâm thần: Aminazin; Vacdelan * Thuốc phòng chống sốt rét: Artesunat; Cloroquin; Qulin; Primaquin,.. * Thuốc trị lao: Isoniazid; Streptomycin; Nifampycin; Pyrazynamid Ngoài ra trong tủ thuốc còn có một số loại thuốc Đông y chữa bệnh phụ nữ: Cao ích mẫu; dạ hương. - Thuốc chữa ho hen: Bổ phế chỉ thái lộ - Thuốc chữa phong thấp: Phong tê thấp bà giằng. II. Danh mục thuốc I. Thuốc hạ sốt - Giảm đau - Chống viêm STT Tên thuốc Dạng thuốc- hàm lượng Cách dùng Liều dùng 1 Ibuprofen Viên nén 200mg; 400mg Uống sau bữa ăn 400mg/lần 2 AcidAcetylsalycilic Viên nén 0,1;0,3;0,5g Uống sau bữa ăn 0,3-0,5g/lần Viên nén bao phin 1g/lần 3 Paracetamol Viên nén 0,1- 0,3g Uống 0,2-0,5g/lần Thuốc đạn 60,150mg Nạp hậu môn 0,5g/lần 4 Indometacin Viên nén 25mg Uống sau khi ăn no 50-150mg/ngày Thuốc đạn 50,100mg Nạp hậu môn 1 viên trước khi ngủ Thuốc nhỏ mắt 0,1% Nhỏ trước và sau mổ II. Thuốc chống nhiễm khuẩn 1 Ampicilin Viên nén 0,25g;0,5g Uống 0,5g/lần Tiêm 0,5g;1g Tiêm 0,5g/lần 2 Amoxycilin Viên nén, viên nang trụ Uống 0,25-0,5g/lần 3 Cephalexin Viên nang0,25g;0,5g Uống 1- 4g/ngày 4 Cloxacilin Lọ tiêm 0,25g; 0,5g Tiêm 0,25-0,5g/lần 5 Cephaclor Viêm nang250,375mg Uống 250mg/lần 6 Gentamycin ống tiêm 40, 80mg Tiêm 2-3mg/kg tt 7 Lincomycin Viên nang 0,25; 0,5g Uống trước ăn 1h 1,5-2g/ngày ống tiêm, lọ tiêm Tiêm 600mg/lần III. Thuốc chống dị ứng 1 Clorpheniramin Viên nén 2,4,8 mg Uống 4 mg/ lần ống tiêm 1 ml = 5mg Tiêm 1 ống/ lần 2 Alimemazin Viên nén 5 mg Uống 5 – 40 mg/ngày ống tiêm 5 ml = 25mg Tiêm 1 – 2 ống/1-2h IV. Thuốc chữa ho, hen, phế quản 1 Terpincodein Viên nén, viên nang 0,15g; 0,01g Uống 1 viên/ lần 2 Theophylin Viên nén 100mg; 125mg Uống 0,1g-0,2g/lần ống tiêm = 208 mg Tiêm bắp 1-2 ống/ ngày 3 Aminophylin Viên nén 100mg, 150mg, 200mg Uống sau ăn 0,1-0,2g/lần ống tiêm 2ml = 0,48g Tiêm bắp 1/2- 1 ống/lần 4 Dextromethorphan Viên nén 10- 30mg Uống 10- 30mg/ lần V. Thuốc nhuận tẩy- chống nôn- chống co thắt 1 Magnesulfat Gói bột 30g Uống 15- 30g/ ngày ống tiêm 5ml, 10ml Tiêm bắp, tĩnh mạch 1-2 ống/ ngày 2 Natrisulphat Gói bột 10g Uống 5-10g/lần 3 Bisacodyl Viên nén 5 mg; 10mg Uống 5-15mg/lần Thuốc đạn 10mg Nạp hậu môn 1-2 viên 4 Atropinsulphat Viên nén 0,25 mg, 0,5 mg Uống 0,25-1 mg/ngày ống tiêm 1ml = 0,25 mg; 0,5 mg Tiêm dưới da 0,25-0,5 mg/ngày 5 Papaverin ống tiêm 1ml = 0,04g Tiêm dưới da 1-2 ống/ ngày Viên nén 0,02g; 0, 04g Uống 0,04g/lần VI. Thuốc chưa dạ dày – gan- mật 1 Cimetidin Viên nén 200mg; 300mg; 400mg Uống 200 - 400mg/lần ống tiêm 2ml = 200mg Tiêm bắp 1ống/lần 2 Omeprazol Viêm nang trụ 20mg Uống 1 viên/ngày Lọ tiêm 20mg Tiêm 1 ống/lần 3 Maalox Viên nén 0,4 g Uống 2-4 viên/lần 4 Actiso Viên bọc đường 1,2g; 0,25g Uống 2-4viên/lần ống tiêm 5ml Tiêm 1-2 ống/ngày VII. Vitamin 1 VitaminB1 Viên nén 100; 250mg Uống 5-10viên0,01g ống tiêm 1ml = 0,025g Tiêm bắp 1-2ống/ngày 2 VitaminB6 Viên nén 0,025;0,125g Uống 0,05 – 0,1g/ngày 1ml = 0,25g Tiêm bắp 0,05 – 0,1g/ngày 3 VitaminB2 Viên nén 5mg ; 10mg Uống 5 – 30mg/ngày ống tiêm 1ml = 10mg Tiêm bắp 5 – 30mg/ngày 4 VitaminE Viên 10 ; 50; 100mg Uống 10 – 100mg/ngày ống tiêm 1ml=30mg,100mg Tiêm bắp 30 – 100mg/tuần 5 VitaminC 50;100;500mg Uống 0,5 – 1g/ngày ống tiêm Tiêm bắp 0,1-0,5g/ngày 6 VitaminPP Viên nén5;10;50mg Uống 5-20mg/ngày ống tiêm 1ml Tiêm bắp 1-4ống/tiêm ngày VIII. Thuốc tim mạch – lợi tiểu 1 Digoxin Viên nén 0,25mg Uống 2 – 4 viên/ngày ống tiêm 2ml = 0,5mg Tiêm 1 – 2 ống/ngày 2 Uabain ống tiêm 1ml =0,25mg Tiêm tỉnh mạch 4 ống/ngày 3 Furosemid Viên nén 20; 40mg Uống 20 – 60mg/ngày ống tiêm 2ml = 20mg Viêm tĩnh mạch 1- 3ống/ngày 4 Nifedipin Viên 5mg; 10; 20mg Uống 10mg/lần 5 Atenolol Viên nén 50; 100mg Uống 100mg/2lần ống tiêm 10ml = 5mg Tiêm tĩnh mạch 1ống/5phút 6 Methyldopa Viên nén 250; 500mg Uống 250mg/lần IX. Thuốc Tai – Mũi – Họng – Mắt 1 Sulfarin 1% Nhỏ 1- 2 giọt/ lần 2 Naphazolin 0,5 % - 1% Nhỏ 1 – 2 giọt/lần 3 Glyxerinborat Rà miệng, bôi họng. 3- 4 lần/ ngày 4 Cloramphenicol 0,4 ống lọ 8ml Nhỏ 1 – 2 giọt/lần 5 Gentamycin 3% lọ 5 ml Nhỏ 1 – 2 giọt/lần X. Thuốc trị nấm và bệnh ngoại da. 1 Dung dịch ASA Lọ 30 ml Bôi 2 – 3 lần/ ngày 2 BSI Lọ 30 ml Bôi 2 – 3 lần/ ngày 3 Dep Lọ 30 ml, Kem 8g Bôi 2 – 3 lần/ ngày 4 Crysophanic 5% Bôi 2 – 3 lần/ lần 5 Betometason Viên nén 0,25; 0,5; 0,1g Uống 3 – 4 mg/ ngày Thuốc mỡ; 0,1 % Bôi 3 – 4 lần/ ngày XI. Thuốc mê và thuốc tê 1 Thiopental Thuốc bột 0,25; 0,5; 0,1g Tiêm 1,5g 2 Ketamin Lọ 500 mg; 200 mg Viên 1 – 4,5 mg/ kgtt 3 Lidocain ống 2 ml; 10 ml Tiêm 10 ml 4 Novocain ẩng 1 – 2 – 5 % Gây tê 1 – 2% 5 Fentanyl ẩng 2ml; 10ml Tiêm tĩnh mạch 0,1 – 0,2 mg XII. An thần – Tâm thần – chống co giật 1 Diazepam Viên nén 2 – 5 – 10mg Uống 5 – 10mg/ ngày 2 Sulpirid ống tiêm 2ml = 10 mg Tiêm bắp 1 ống/ 1 lần Viên nang Uống 50 – 100 mg/ lần 3 Haroperidol Viên nén 1- 1,5 mg Uống 0,5 – 5mg/ lần ống tiêm 1ml = 5 mg Tiêm bắp 2 – 5 mg/ lần XIII. Dung dịch điều chỉnh nước chất Điện Giải 1 Natriclorid 0,9% ống tiêm 5; 10; 20ml Tiêm tĩnh mạch 200-500ml/ngày 2 Glucose 5% Chai 250ml; 500ml Truyền, nhỏ giọt 200-500ml/ngày 3 Ringerlactat Chai 500ml Tiêm truyền tĩnh mạch 4 Calciclorid ống tiêm Tiêm tĩnh mạch 1 ống/lần 5 Natrihidrocarbonat 1,4% Chai 500ml Tiêm truyền 500 – 1000ml/ngày 6 Kaliclorid Viên 0,6g; 1g Uống 2 – 12g/ngày XIV. Thuốc chữa Lao - Phong 1 Isoniazid Viên nén 50; 150mg Uống 5mg/kgtt/ngày 2 Streptomycinsulfat Lọ bột để tiêm 1g Tiêm bắp 0,5 – 2g/ngày 3 Rifampycin Viên 150; 300; 400mg Uống 8 – 12mg/kgtt 4 Ethambutol Viên nén 100; 250; 400mg Uống 25mg/kgtt/ngày 5 Rimactazid Viên nén 300; 150mg Uống 2viên/lần XV. Sát trùng – Tẩy uế 1 Cồn Etylic Chất lỏng 95 độ Rửa vết thương 2 Cồn Iod 5 % Lọ 30ml Rửa vết thương 3 Oxy già Lọ 3% Sát khuẩn, tảy uế 4 CloraminB Viên nén 0,05 – 10mg Rửa vết thương 1 – 2% XVI. Các loại Vac Xin – Huyết thanh 1 Vacxin sởi Lọ 20 liều Tiêm dưới da 0,5ml/mũi 2 Vacxin bại liệt Lọ 5 – 10 – 100 liều Uống 2 giọt 3 Vacxin Bạc hầu – ho gà - uốn ván Lọ 20 liều Tiêm trong da 0,1ml/mũi 6 Chống độc tố uốn ván Uống 1500UI; 10000UI Tiêm 1500 – 3000UI XVII. Thuốc chống sốt rét 1 Quinin Viên nén 0,25; 0,3g Uống 4 viên/ngày/2lần 2 Cloroquin Viên nén 0,1; 0,25g Uống 4 viên/2lần 3 Primaquin Viên nén 7,5mg Uống 2 viên/ngày XVIII. Thuốc cầm máu sau khi đẻ 1 Oxytoxin ống 5UI/ml Tiêm XIX. Thuốc tránh thai 1 Ethinglestradiol Viên 0,03; 0,15mg Uống 2 Norethisterone Viên 0,05mg; 0,1mg Uống 3 Levonorgestrel Viên 0,03mg Uống IV. Tình hình cơ cấu bệnh tật tại địa phương Tại địa phương những bệnh thường gặp chủ yếu là dịch cảm cúm, dịch tiêu chảy về mùa hè, bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ về mùa đông, còn lại là một số ca sinh nở của các bà mẹ. Vì vậy, thuốc ở đây chủ yếu được dùng là thuốc kháng sinh và đường tiêu hoá, thuốc về bệnh hô hấp, dịch truyền và thuốc về bệnh phụ nữ. Vì trung tâm y tế huyện đóng xa địa bàn nên việc cung ứng thuốc tại cộng đồng bị hạn chế dù ở thuốc ở trạm là khá phổ biến nhưng nhu cầu dùng thuốc của dân ngày càng được nâng cao mà trạm lại đang trên đà phát triển y tế dự phòng. Số thuốc mua vào trong tháng là: 5triệu Số thuốc bán ra trong tháng là: 4triệu + Số thuốc bảo hiểm y tế. Để chăm sóc sức khoẻ và phục vụ cho người dân được tốt hơn trạm y tế đã tìm hiểu nhu cầu về thuốc của người dân bằng việc dựa vào số liệu thống kê giá trị thuốc, số liệu thuốc và chủng loại thuốc bán ra trong 1 năm với số lượng thuốc dùng trong 1 năm xấp xỉ 60 triệu đồng. Trong đó: Thuốc kháng sinh chiếm tới 60%. Hạ sốt – Giảm đau – Chống viêm 10%. Hô hấp 5%. Tiêu hoá 2%. Tĩnh mạch 2%. Mắt, tai, mũi, họng 5%. Vitamin và thuốc bổ: 10% Phụ khoa 2%. Thuốc khác 4% Trạm nắm bắt được các nhu cầu đó của người dân nên đã đáp ứng đầy đủ các loại cần thiết và kịp thời cho nhân dân. Ngoài ra còn có các cán bộ y tế thôn, xóm họ là những người chăm sóc sức khoẻ tại nhà, họ đã thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ vận động nhân dân thực hiện kế hoạch vệ sinh phòng bệnh, tham gia công tác tiêm chủng mở rộng phòng chống dịch bệnh. Vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình và báo cáo tình hình dịch bệnh thôn, xóm lên cấp trên. Do đó cơ cấu bệnh tật tại địa phương cụ thể trong 1 tháng như sau: Viêm phổi: 50 trường hợp. Viêm phế quản: 4o trường hợp. Viêm tai mũi họng: 60 trường hợp. Tiêu chảy: 40 trường hợp. Sản khoa: 40 trường hợp. Da liều: 15 trường hợp. Dị ứng: 60 trường hợp. Mắt: 70 trường hợp. Răng hàm mặt: 20 trường hợp. Viêm dạ dày: 50 trường hợp. Viêm đại tràng: 70 trường hợp. Bệnh thấp khớp: 50 trường hợp. Tai nạn giao thông: 10 trường hợp. Tai nạn khác: 5 trường hợp. Dựa vào cơ cấu bệnh tật tại địa phương và nhu cầu dùng thuốc tại trạm y tế xã. Vậy bản dự trù thuốc trong 1 năm tại trạm y tế xã là: STT Tên thuốc Hàm lượng Dạng thuốc Số lượng 1 Amoxicilin 0,25g; 0,5g Hộp 10 vỉ, 10 viên/ vỉ 40 hộp 2 Cefalexin 0,25g; 0,5g Hộp 10vỉ, 10 viên/ vỉ 40 hộp 3 Gentamycin 80mg Hộp 50 lọ 10 hộp 40mg Hộp 5 lọ 20 hộp 4 Ampicilin 0,25g; 0,5g Hộp 50 vỉ, 10 viên/vỉ 50 hộp 5 Cloroxit O,25g Lọ 400-500 viên nén 10 lọ 6 Erythromycin 0,25g Hộp 10 vỉ, 10 viên/ vỉ 20 hộp 7 Lincomycin 0,5g; 0,6g Hộp 10 vỉ, 10 viên/ vỉ 20 hộp 8 Penicilin 1 000 000 UI Hộp 10 vỉ 40 hộp 400 000 UI Lọ 40 viên nén 10 lọ 9 Tetracylin 0,25g Lọ 400 viên nén 10 lọ 0,5g Hộp 10 vỉ, 10 viên/ vỉ 30 lọ 10 Aspirin pH 8 Hộp 10 vỉ, 10 viên/ vỉ 20 hộp 11 Paracetamol 0,1g; 0,5g Hộp 10 vỉ, 10 viên/ vỉ 50 hộp Lọ 500 viên nén 5 lọ 12 Cimenizin Vỉ 25 viên 50 vỉ 13 Stepsil Hộp 24 viên 20 lọ 14 Berberin Lọ 100 viên nén 50 lọ 15 Orezol Hộp 100 gói 8 hộp 16 Fugaca Hộp 1 viên 50 hộp 17 Dầu gan cá Lọ 100 viên 40 lọ 18 Vitamin B1 Lọ 100 viên nén 10 lọ 19 Quả núi Lọ 1 viên 40 lọ 20 Vitamin C ống tiêm 100 ống, 1 ml/ ống 10 lọ Lọ 1 000 viên nén 10 hộp 21 Papaverin Lọ 100 viên nén 10 lọ 22 Polydexa 100 viên nén 30 lọ 23 Oxygià Hộp 40 lọ 10 hộp 24 Thử thai Túi 10 que 15 túi 25 Bơm tiêm 50ml Hộp100 cái 5 hộp 26 Natricolorit 0,9% Lọ nước 20 lọ 27 Cồn ASA, BSI 30ml Hộp 50 lọ 50 hộp 28 DEP 30 ml Hộp 30 lọ 2 hộp 29 Alverin Lọ 100 viên nén 5 lọ 30 Vitamin 3B Hộp 5 vỉ, 20 viên/ vỉ 10 vỉ 31 Salbutamol 4mg Hộp 5 vỉ, 10 viên/ vỉ 70 hộp 32 Sorbitol Hộp 20 gói 20 hộp 33 Vitamin C- sủi Lọ 20 viên 10 lọ 34 Vitamin B6 Lọ 1000 viên 5 lọ Trên đây là bản dự trù cơ sở qua những thuốc cần thiết và thiết yếu cho các bệnh thường gặp ở địa phương. Còn lại là các loại thuốc khác mà em không thể liệt kê hết và cùng với dụng cụ y tế: bông, băng, gạc… Bên cạnh tủ thuuốc tây trạm y tế còn có 1 vườn thuốc nam xanh tốt với một số loại cây chữa các bệnh thông thường: cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy, ho… được cán bộ y tế chăm sócthường xuyên và tu bổ. Vườn cây thuốc nam cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều loại được trồng và được phân chia làm nhiều loại cây thuốc: bạc hà, cam thảo, ích mẫu, ngải cứu nghệ vàng… IV. Các loại sổ sách Bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ bằng công tác khám bệnh thì việc ghi chép sổ sách báo cáo cũng rất quan trọng bởi vì nó là nguồn thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ giúp cho cán bộ y tế, cán bộ quản ký đua ra những quyết định đúng đắn để xây dựng và điều chỉnhkế hoạch y tế. Ngoài ra còn có thể theo dõi được người bệnh, tìm hiểu sức khoẻ và bệnh tật tại cộng đồng, phát hiện nhanh chóng các dịch bệnh với một số lượng cụ thể. Trong quá trình thực tập em đã được cán bộ y tế hướng dẫn ghi chép và cấp phát mẫu báo cáo của trạm y tế và thuốc y cụ thể theo quy định. Khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân có phiếu cấp thuốc ghi đầy đủ và rõ ràng như: -Tên, tuổi - Địa chỉ - Giới tính: nam ; nữ - Căn bệnh -Người nhận thuốc - Các thuốc cấp - Người phát thuốc Ngày…tháng …nam Y, bác sĩ điều trị A. Tại trạm gồm có các loại sổ sách sau: - Danh mục thuốc có ở trạm - Sổ theo dõi trực trạm - Sổ khám chữa bệnh hàng ngày - Sổ cấp phát thuốc và mua vào - Sổ tổng kết kinh phí trạm hàng tháng. Các loại sổ trên phải ghi rõ ràng, có dấu của trạm, hàng tháng phảI có báo cáo để trình lên trên. Phần 3 quá trình thực tập Trong quá trình học tập ở trên sách vởvà giảng đường em đã được các thầy, cô truyền đạt những kiến thức rất bổ ích đó là biết về thuốc, biết cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Ngoài ra em còn được đi thực tế tại trạm y tế xã Vũ Vân, được sự giúp đỡ của các cô, các chú em đã học hỏi được rất nhiều và em đã nắm bắt được những điêu căn bản về tủ thuốc cơ sở của trạm.Song song với điều đó là việc học tập và mở rộng về mọi công tác mà cán bộ cở sở phải làm. Bên cạnh đó em còn được trạm y tế giới thiệu đén các trung tâm y tế huyện, đến các hiệu thuốc. Những kiến thức quý báu ấy đã giúp cho em những kinh nghiệm được học hỏi ở các cô, các chú đó là hành trang để cho em bước vào nghề sau này sẽ vững vàng hơn. Trong thời gian em được thực tập tại trạm y tế xã Vũ Vân ( từ ngày 1/8_ 15/9) sau khi kết thúc đợt thực tập em đã nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy, quy định của trạm y tế, chịu sự phân công công việc và hướng dẫn của trạm trưởng, chịu sự quản lý của tram y tế và thời gian học tập, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp tủ thuốc gọn gàng, ngăn nắp từng nhóm, từng loại thuốc. Quá trình thực tập thực tế tại trạm với sự cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ của cán bổtạm em đã khẳng định được vai trò của một người Dược tá trong tương lai. Với tinh thần học hỏi và sự hăng say của tuổi trẻ, đợt thực tập này em đã tham gia phong tra phong trào của trạm y tế như: Phong trào toạ đàm về y tế công cộng của trung tâm y tế huyện tổ chức Tham gia công tác y tế dự phòng bằng băng rôn, khẩu hiệu, toạ đàm giáo dục, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tư vấn giáo dục về sức khoẻ, về sủ dụng thuốc hợp lý và an toàn. Tham gia tu bổ vườn cây thuốc nam Ngoài ra đến nay em đã nắm bắt được cơ bản về lý thuyết và thực hành của một sốthuốc như: tính chất, công dụng, cách dùng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định, bảo quản, các trường hợp cần thiết. Ví dụ: Thuốc chữa bệnh đường ruột, tá tràng cẩn thận khi dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Em đã được học rất nhiều loại thuốc, ngoài những thuốc mà em đã dược học tại trường em còn biết thêm một số loại thuốc khác không có trong lý thuyết. Ví dụ: Thuốc bổ hontamin, thuốc hoàn thập toàn đại bổ, hoàn phong thấp. Ngoài những kiến thức cơ bản em đã được học trên lý thuyết, việc cọ sát với thuốc đã giúp em rất nhiều trong việc giao tiếp, ứng xử với khách hàng trong buôn bán của các Cô, các Chú trong trạm y tế. Em đã được rất nhiều và biết thêm những thao tác của những người làm công tác Dược như cách sắp xếp thuốc theo từng nhóm. Ví dụ: Nhóm chữa bệnh dạ dày, thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc bổ, vitamin B1, vitamin B2; vitamin PP. Cách sử dụng của chúng và những chú ý đặc biệt khi dùng cho từng thể trạng của cơ thể. Ví dụ: Ho long đườm, Aspirin pH8 phải thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh. Người bán phải theo đơn và hướng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc để hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Tóm lại: việc chăm sóc sức khoẻ và giải quyết vấn đề bệnh tật phải theo quan điểm dự phòng, cần phải được đáp ứng vào trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống hàng ngày. Việc kết hợp y học hiên đại và y học cổ truyền đẻ chữa bệnh là xu thế tối ưu để đạt được phương pháp chữa bện hữu hiệu. Trong xã hội sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng mà đi đầu là cán bộ y tế theo đường lối của Đảng do dân, vì dân. Việc đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ y tế tư nhân, phòng khám tư nhân được mở ra để phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nhưng y tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và làm nòng cốt. Đây là một xu thế phát triển tốt ma nước ta nên mở rộng. Trong thời gian thực tập tại trạm y tế Xã từ ngày 1/8 đến 15/ 9/2006. tuy thời gian không dài nhưng em đã học hỏi được nhiều qua những thao tác của người làm công tác Dược như cách săp xếp thuốc. Ngoài việc biết thêm các tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc em càng hiểu thêm về đạo dức hành nghề Dược và trách nhiệm của người thầy thuốc qua sự tận tuỵ của các Cô và các Chú trong trạm y tế Xã. Làm một người thầy thuốc cần phải thực hiện như lời Bác dạy: “Lương y như từ mẫu”. Những lời dạy của Bác cũng như những đạo lý của một lượng y làm cho em càng hiểu thêm những điều mà một người Dược tá nói riêng, những người làm trong ngành Dược nói chung trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là: Luôn đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh. Luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho người bệnh. Phải trung thực thật thà, đoàn kết, kính trọng bậc thầy, kính trọng các đồng nghiệp, tích cực học hỏi và trao dồi đạo đức để nâng cao trình độ. Phải tỉ mỉ, chính xác khi hành nghề không vì mục đích và lợi nhuận mà ảnh hưởng đến lợi ích, sức khoẻ của người bệnh. Tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy chế và chế độ chuyên môn. Biết được phương pháp trình bày sắp xếp một tủ thuốc đó là: Phân theo nhóm điều trị, dễ thấy, dễ lấy, trách nhầm lẫn và xoay nhán ra ngoài Tham gia một số công việc như đếm thuốc, lấy một số thuốc khách yêu cầu mà mình biết, sắp xếp tủ thuốc gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh vào cuối ngày, kiểm tra hàng hoá báo cáo với trạm trưởng. Vậy với tư cách là một cán bộ y tế em mong rằng các trạm y tế cơ sở sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất và cán bộ trong ngành nhất là tủ thuốc để để đáp ứng được nhu cầu khám chũa bệnh và cấp phát thuốc một cách đầy đủ và tốt hơn cho nhân dân. Tuy thời gian học, thực hành và thực tập thực tế còn ít nên em mới chỉ nắm bắt được một số loại thuốc thông thường. Nhưng em vẫn mong rằng trong tương lai không xa những người Dược tá như chúng em sẽ là những viên gạch hồngng xây đắp cho ngôi nhà ngành Dược có những bước tiến xa hơn trong con đường hội nhập Quốc tế và trong khu vực phát triển một cách lớn mạnh, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ theo xu hướng phát triển của thời đại và để chuyên ngành Dượcngày càng phát triển trở thành mũi nhọn trong công cuộc vì sức khoẻ loài người. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo và các Cô, các Chú đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua, để em hoàn thành tốt đợt học tập, thực tập này! Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 15 tháng 9 năm 2006. Người viết bản báo cáo Hồ Thị Kim Loan Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC250.doc
Tài liệu liên quan