Báo cáo Thực tập tại Trạm Biến áp Núi 1 tỉnh Thanh Hóa

Phần I Trạm biến áp núi một tỉnh thanh hoá 1. Trạm biến áp: Trạm biến áp 110KV - Núi Một là một trong những trạm biến áp có quy mô lớn của quốc gia, trạm nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hoá. Trạm vừa là một trạm biến áp phân phối cung cấp điện cho tỉnh Thanh Hoá, vừa là trạm biến áp trung gian, nối liền mạch vòng đường dây 220KV từ Hoà Bình về được hạ xuống 110KV ở trạm trung gian 220KV - Ba Chè (Thanh Hoá) và đường dây 110KV từ nhà máy điện Ninh Bình về. Trạm được k

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Trạm Biến áp Núi 1 tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hởi công xây dựng vào năm 1972 do Trung Quốc đảm nhận và được vào vận hành vào năm 1976. Là một trạm quan trọng của hệ thống lưới điện miền Bắc không những cung cấp điện cho tỉnh Thanh Hoá mà còn cung cấp điện cho Ninh Bình khi nhà máy điện Ninh Bình bị sự cố và cũng như có thể đưa điện từ nhà máy điện Nhinh Bình về để cung cấp cho nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Trạm còn là một trạm biến áp 110KV có công suất lớn của quốc gia (56MVA) trong tương lai gần trạm sẽ nâng công suất lên 80MVA. 2. Sơ đồ nguyên lý trạm biến áp phân phối Núi Một: ( như hình vẽ trang bên ) 3. Các thiết bị trong trạm phân phối Núi Một: Hiện nay trạm phân phối Núi Một sử dụng hai máy biến áp ba dây cuốn loại SFS20000-110TH do Trung Quốc chế tạo và một máy biến áp do Liên Xô chế tạo loại ba pha dây cuốn T TH. Với hai máy biến áp tự dùng SJ-75/10TH 3.1. Máy cắt phía 10KV: a.Phía 10KV của trạm có hai máy cắt tổng 931 và 932 loại SN3-10 TH còn lại 6 máy cắt phụ tải loại SN10-10 TH và một máy cắt nối loại 8BK-20. Máy cắt nối thuộc loại máy cắt không khí, còn các máy cắt tổng và phụ tải thuộc loại máy cắt ít dầu. Các thông số kỹ thuật: Điện áp định mức:10KV. Điện áp cho phép lớn nhất : 11,5KV. Dòng điện định mức: 2000A. Dòng điện đi qua cực đạivới gía trị hiệu dụng:45KA. Dòng điện ổnt định nhiệt: 1 gy: 45,5KA. 5 gy: 30 KA 10 gy: 21KA. Dòng điện cắt: 29KA. Công suất cắt: 500MVA. Thời gian đóng không dầu: 0,5 gy.a Thời gian cắt không dầu: 0,14 gy. b. Các thông số của cuộn đóng và cuộn cắt: *Cuộn đóng: Với điện áp 220V DC. Dòng điện: 97A. *Cuộn cắt: Với điện áp 220V DC và dòng điện 2,5A. Theo quy định số lần cắt ngắn mạch của máy cắt 10KV khi dung lượng cắt bằng 100% dung lượng định mức thì số lần cắt là 3 lần, còn khi dung lượng cắt là 70% dung lượng định mức thì số lần cắt là 8 lần. 3.2. Máy cắt phía 35KV: a.Máy 35KV dùng ở trạm cũng là loại máy cắt ít dầu: Ký hiệu máy cắt là SW2-35 TH. Với các thông số kỹ thuật sau: Điện áp định mức là 35KV. Điện áp cho phép lớn nhất là 40,5KV. Dòng điện định mức là 1000A. Dòng điện cắt định mức là 16,5KA, Dung lượng cắt: 1000MVA. Dòng điện giới hạn hiệu dụng: 26KA. Dòng điện giới hạn cực đại: 45KA. Dòng điện ổn định nhiệt: 1 gy: 26KA 5 gy: 17KA Trọng lượng máy cắt: 750kg Trọng lượng dầu 96kg. b. Số liệu động cơ tích năng: Điện áp một chiều là:220V Công suất là 0,6KW. Tốc độ là 1500vòng/phút. c. Thông số cuộn đóng và cuộn cắt: *Cuộn đóng: Điện áp 220V DC. Dòng điện : 0,96A Số vòng: 4800vòng. Tiết diện dây điện từ: 0,25mm2. *Cuộn cắt: Điện áp;220V Dc. Dòng điện: 1,25A. Số vòng: 2800vòng. Tiết diện dây điện từ: 0,15mm2. Số lần cắtngắn mạch cho phép khi dung lượng cắt nhỏ hơn hoặc bằng 50% dung lượng định mức với dầu Trung Quốc cách điện 35KV là 10 lần, còn khi dung lưọng cắt bằng 100% định mức thì số lần cắt là 5 lần. 3.3. Máy cắt phía 110KV: a. Hiện nay máy cắt phía 110KV của trạm biến áp phân phối Núi Một là loại máy cắt ít dầu kiểu SW4-110: Điện áp định mức là 110KV. Điện áp cho phép lớn nhất là 126KV. Dòng điện định mức 1000A. Dòng điện cắt lớn nhất là 18,4KA. Dung lượng cắt mạch định mức là 350MVA. Dung lượng cắt lần hai sau khi tự đọng đóng là 300MVA. Dòng điện đi qua cực đại : Giá trị hiệu dụng: 32KA. Giá trị cao nhất :55KA. Dòng điện ổn định nhiệt: 1 gy 32 KA. 5 gy 21KA. 10 gy 14,8 KA. Trọng lượng một pha là 1000kg. Trọng lượng dầu một pha là 120kg. Tổng 3 pha không có truyền động là 3350kg. b.Số liệu kỹ thuật động cơ một chiều: Điện áp một chiều: 220V. Công suất: 1,1KW. c. Cuộn đóng và cuộn cắt: *Cuộn đóng: Điện áp 220V DC. Dòng điện là 5A, số vòng là 4400 vòng. Tiết diện dây điện từ là 0,25mm2. *Cuộn cắt: Điện áp 220V DC. Cường độ 5A. Số vòng là 3800 vòng. Tiết diện dây điện từ là 0,25 mm2. 3.4.Máy biến áp : a. Thông số của hai máy biến áp tự dùng cung cấp điện cho trạm : Ký hiệu: SJ-75/10 TH Dung lượng : 75KVA. Điện áp sơ cấp: 10000V. Điện áp thứ cấp: 400/200V. Tổ nối day: Y/Y0-12. Số pha: Ba pha. Tần số: 50Hz. Dòng điện định mức phía sơ cấp: 4,55A. Dòng điện định mức phía thứ cấp: 108A. b. Những hiện tượng không bình thường và xử lý: -Máy bị rò dầu -Mức dầu hạ thấp. -Tiếng kêu không bình thường. -Dầu có hiện tượng biến màu thì cần tìm biện pháp khắc phục, nếu mức dầu tăng cao thì cần kiểm tra đồng hồ nhiệt xem có làm việc chính xác không. -Kiểm tra phụ tải: Nếu quá tải thì cần phaỉ cắt những phụ tải không quan trọng trước và kiểm tra hệ thống làm mát. c.Hai máy biến áp 1T và 2T do Trung Quốc chế tạo: Ký hiệu : SFS20000-110TH, với dung lượng 20000KVA. Điện áp: 110+2x2,5% phía 110KV 38,5+2x2,5% phía 35KV 11KV phía 10KV Tổ đấu dây: Y0/Y0/12-11 Điện áp ngắn mạch: Cao áp – trung áp 10,5% Cao áp – hạ áp 17,7% Trung áp – hạ áp 6,38% Số pha: Ba pha Tần số : 50Hz Phương thức làm mát : Cách tản nhiệt đối lưu dầu, quạt gió cưỡng bức. Điều kiện sử dụng: Đặt ngoài trời. Dung lượng định mức: 20000-20000-20000KVA Dung lượng khi không chạy quạt: 13000-13000-13000KVA. Nấc phân áp 110KV: Nấc Điện áp (KV) Dòng(A) Đầu dây nối Pha1 Pha2 Pha3 1 115 100 A2-A3 B2-B3 C2-C3 2 112,75 102,5 A3-A4 B3-B4 C3-C4 3 110 105 A4-A5 B4-B5 C4-C5 4 107,25 107,5 A5-A6 B5-B6 C5-C6 5 104,5 110,5 A6-A7 B6-B7 C6-C7 Nấc phân áp phía 35KV: Nấc Điện áp (KV) Dòng(A) Đầu dây nối Pha1 Pha2 Pha3 1 40,42 286 Am2-Am3 Bm2-Bm3 Cm2-Cm3 2 39,46 292,5 Am3-Am4 Bm3-Bm4 Cm3-Cm4 3 38,5 300 Am4-Am5 Bm4-Bm5 Cm4-Cm5 4 37,54 308 Am5-Am6 Bm5-Bm6 Cm5-Cm6 5 36,58 315,5 Am6-Am7 Bm6-Bm7 Cm6-Cm7 Điện áp, cường độ phía 10KV: Điện áp 11000V. Dòng 1050A. d. Hiện nay do nhu cầu tăng phụ tải vì vậy trạm phân phối Núi Một đã lắp đặt thêm máy biến áp 3T với công suất 16000KVA loại T TH do Liên Xô chế tạo. 3.5. Quy trình thao tác và vận hành máy biến áp: a.Đưa máy biến áp vào vận hành : -Chất lượng vệ sinh phải đảm bảo. -Không có vật lạ để lại máy. -Sứ cao, trung ,hạ nguyên lành. -Dầu trong sứ đầy đủ, vệ sinh sạch -Các mối nối bắt chặt ,tiếp xúc tốt -Kính phòng nổ nguyên lành, kín. -Hạt chống ẩm trắng xanh. -Mức dầu trong bình dầu phụ đầy đủ. -Các van dầu ở vị trí mở. -Xả hơi rơ le hơi. -Vị trí phân áp phía 110KV của 3 pha giống nhau. -Vị trí phân áp phía 35KV của 3 pha giống nhau. -Xả hơi của sứ 35Kv và 110KV. -Hệ thống làm mát tốt, chạy thử quạt. -Mạch bảo vệ, tín hiệu, điều khiển tốt, thử đóng cắt bằng bảo vệ. -Không còn rò rỉ dầu. -Đo điện trở cách điện giữa các cuộn dây với đất, giữa các cuộn dây với nhau, thông mạch bộ phân áp. b. Chế độ kiểm tra trong vận hành: Cần kiểm tra mức dầu, màu dầu, độ rò rỉ dầu, các mối nối, ti sứ. Kiểm tra hê thống làm mát, vặn chặt cầu chì của động cơ quạt, kiểm tra phát nóng và tiếng kêu của động cơ. Kiểm tra mức dầu trong rơ le hơi và hơi trong rơ le. Kiểm tra chất lượng sứ, sự phóng điện mức dầu. Kiểm tra tiếng kêu của máy ống phòng nổ, kín, không bị nứt kính. Kiểm tra hạt chông ẩm của bộ thở. d. Những hiện tượng phải tách máy biến áp: -Máy có tiếng kêu lớn không đều, có tiếng phóng điện bên trong hoặc tiếng nổ, máy bị rung mạnh. -Máy phát nóng bất thường liên tục trong điều kiện phụ tải và làm mát bình thường. -Dầu tràn ra ngoài bình dầu phụ hoặc vỡ kính phòng nổ. -Mức dầu hạ thấp dưới vạch quy định ở bình dầu phụ và còn tiếp tục hạ thấp nhanh. -Màu sắc của bình dầu bị thay đổi đột ngột. -Sứ bị vỡ, rạn nứt hoặc bị phóng bề mặt. -Trong dầu có nhiều than, nước, chất hữu cơ. e.Bảo vệ máy biến áp : *Khi bảo vệ tác động các cắt các máy ngắt ra khỏi lứới điện, nhân viên vận hành cần phải xem xét loại bảo vệ gì tác động. Như ta biết rằng bảo vệ so lệch máy biến áp nhằm chống ngắn mạch giữa các pha trong máy biến áp và các đầu dây dẫn điện vào, ra ở phía cao, trung, hạ áp. Phạm vi bảo vệ được giới hạn bởi vị trí đặt của máy biến dòng điện ở 3 phía . -Khi bảo vệ tác đọng cần phải giữ nguyên con bài so lệch và giải trừ các máy cắt về vị trí cắt. -Nếu sự cố do bên ngoài thì tìm biện pháp khắc phục, cần phải khôi phục lại và cho phếp nâng con bài lên. -Nếu không tìm ra nguyên nhân bên ngoài thì cần phải tách máy biến áp . *Bảo vệ hơi trong máy biến áp: Tác dụng là chống giữa các vòng dây của một pha trong máy biến áp, tác động cả ba phía. +Xử lý, bảo vệ: -Kiểm tra máy cắt đã cắt. -Cắt cầu dao của máy biến áp và kéo máy cắt tổng 35 ra khỏi vị trí sửa chữa. -Kiểm tra nhiệt độ dầu. -Kiểm tra hơi của rơ le. -Kiểm tra cáp thứ cấp. +Nếu nguyên nhân ở bên ngoài cho xử lý và khôi phục lại điện . +Nếu không tìm ra nguyên nhân ở bên ngoài thì cần phải tách máy. *Bảo vệ quá dòng điện kết hợp điện áp thấp phía 110KV nhằm mục đích chống ngắn mạch phía 110KV ngoài phạm vi so lệch và dự phòng cho so lệch.Bảo vệ tác động máy ngắt phía 110KV. -Xử lý: Kiểm tra phía 110KV, nếu như hỏng thì cho khắc phục. *Bảo vệ quá dòng và cho kết hợp U2 và U thấp phía 35KV là bảo vệ dự phòng khi bảo vệ một đường dây 35KV từ chối. -Cấp một: Cắt máy ngắt 300. -Cấp hai: Cắt máy ngắt tổng 35KV. +Xử lý: -Kiểm tra vườn trạm 35KV. -Kiểm tra máy cắt. -Tìm rõ nguyên nhân cho khắc phục. Nếu không tìm được nguyên nhân thì chờ lệnh đóng điện của A1 hoặc B9. *Bảo vệ quá dòng thứ tự không kết hợp 3U0 phía 110KV. Tác dụng là chống ngắn mạch một phía 110KV/ *Bảo vệ quá dòng phía 10KV. Là bảo vệ dự phòng chống ngắn mạch phía 10KV ngoài phạm vi so lệch. +Cần xử lý: -Kiểm tra thanh cái 10KV. -Nếu không rõ nguyên nhân thì cho tách hết phụ tải. -Kiểm tra máy cắt tổng 10KV -Báo cáo điều độ sở và chờ lệnh đóng điện . 3.6.Quy trình thao tác và vận hành máy cắt: a.Nội dung kiểm tra: -Tiếp xúc các má dao, ngầm tiếp xúc. -Mức dầu, màu dầu, hiện tượng rò rỉ dầu. -Sứ cách điện , hiện tượng phóng điện. -Tiếng phóng điện bên trong. -Hàng rào, cửa tủ phải được đóng chắc chắn. -Mỗi năm phải đại tu máy cắt một lần, 6 tháng phải kiểm tra máy cắt một lần. b.Nội dung đại tu máy cắt: -Đại tu buồng dập hồ quang. -Tiếp điểm tĩnh, động. -Sứ cách điện. -Đại tu phần cơ khí và truyền động. 3.7.Cuộn dập hồ quang: a.Hiện nay trạm đang dùng hai cuộn dập hồ quang được nối vào trung tính hai máy biến áp 1T và 2T phía 35KV với các thông số kỹ thuật sau: +Cuộn 1L kiểu: BT550/35 TH. Dung lượng 550KVA. Điện áp dây 38,5KV. +Cuộn 2L kiểu: 3POM 350/35 TH. Dung lượng 550KVA. Điện áp 35KV. b.Các quá trình thao tác vận hành và xử lý sự cố đối với cuộn dập hồ quang: +Khi hệ thống 35KV đang có chạm đất thì cấm thao tác đóng cắt các cuộn dập hồ quang . +Khi thao tác đóng cắt cần kiểm tra : -Đồng hồ vol kế . -kiểm tra không có chạm đất phía 35kv . -Không có tiếng rung trong cuộn dập hồ quang . -Trạng thái bên ngoài của cuộn dập hồ quang bình thường . +Khi hệ thống 35kv có chạm đất : -Cần kiểm tra nhiệt độ dầu không quá 32oC. -kiểm tra trị số ở đồng hồ tự ghi . -theo dõi thời gian chạm đất . Xử lý chạm đất cho phép không quá trong 2 giờ và khẩn chương tách điểm chạm đất +Tín hiệu khi chạm đất : -điện thế vol kế 1 pha chỉ số không . -điện thế 2 pha còn lại tăng lên điện thế dây . -đèn báo tín hiệu chạm đất . -cuộn dập hồ quang kêu . Khi sự cố chạm đất xảy ra ta cần xử lý sự cố như sau: -Lần lượt cắt các phụ tải đường dây 35kv từ không quan trọng đến quan trọng . -Nếu đường dây 372 nối với nhà máy thuỷ điện Bàn Thạch không bị chạm đất thì việc đóng lại cần qua điều độ sở . Trường hợp 2 tuyến dây chạm đất 1 pha thì cần phải cắt toàn bộ và đóng lại lần lượt để phát hiện sự cố .Khi cắt hết phụ tải mà vẫn còn sự cố thì kiểm tra trạm phân phối 35kv. 3.8.Tụ bù trong trạm phân phối : ở trạm phân phối Núi Một hiện nay có hai bộ tụ bù công suất phản kháng, mỗi bộ có 12 tụ với công suất mỗi tụ là 300KVAR. Tụ bù trong trạm đựơc mắc hình sao phía 10KV và có trung tính nối đất. +Các thoa tác vận hành tụ như sau: Khi điện áp lưới điện nhỏ hơn 10,5Kv thì cho phép đóng tụ, còn khi điện áp lớn hơn 10,5 KV thì phải cắt tụ ra. Nhiệt đọ môi trường trong nhà tụ phải nhỏ hơn 400C. Khi đóng tụ và trong thời gian làm việc phải chạy quạt thông gió. +Kiểm tra tụ: Mỗi ca cần phải kiểm tra tụ một lần bao gồm: -Nhiệt độ môi trường. -Hình dáng bên ngoài tụ không có biểu hiện phình to. -Hệ thống thanh cái, cầu chì. Hàng năm cần phải kiểm tra tụ một lần.Đo kích thước ngang của tụ, tình trạng nguyên lành của cầu chì. Thời gian cho phép lưu lại trong nhà tụ không quá 10 phút. 3.9 Hệ thống Rơ le bảo vệ: Hiện nay trạm phân phối Núi Một dùng chủ yếu các dạng bảo vệ sau: +Phía 110kv : -Bảo vệ quá dòng điện. -Bảo vệ thứ tự không -Bảo vệ so lệch máy biến áp . -Bảo vệ hơi máy biến áp . +-Phía 35kv : -Bảo vệ quá dòng điện . -Bảo vệ khoảng cách . +Phía 10kv : Sử dụng bảo vệ quá dòng điện . Tất cả các bảo vệ rơ le hiện đang sử dụng trong trạm là loại rơ le cơ. Mới đây trạm đã thay thế một bộ bảo vệ rơ le số của hãng Siemens. 3.10.Xử lý khi cháy nổ: a.Khi sự cố phòng điều khiển: -Tách điện tự dùng bằng cách cắt A41, A42 cắt dao ắc quy khi cần thiết. -Dùng bình bọt CO2 để dập lửa. -Cô lập điểm cháy. -Kiểm tra lại mạch điện thứ cấp của máy biến điện áp 110KV, 35KV,10KV. -Khôi phục lại điện một chiều cho bảo vệ điều khiển và điện tự dùng xoay chiều. b.Đối với trường hợp máy biến áp tự dùng: Hai máy biến áp tự dùng 41T và 42T vận hành để cung cấp điện sinh hoạt, chiếu sáng cho toàn trạm đặc biệt là vấn đề chiếu sáng sự cố hoặc dùng để biến đổi thành điện một chiều phục vụ cho đolường và bảo vệ trong trạm . Do vậy bảo vệ hai máy biến áp này cũng rất quan trọng. Khi xảy ra sự cố thì cần thao tác như sau: -Cắt cầu dao 941-1 hoặc 942-2 khi sự cố máy 41T hoặc 42T. -Dùng bình dập lửa ở máy. -Dùng cát dập lửa ở bệ máy. c.Trường hợp các máy biến điện áp, các máy BI bị cháy: -Cách ly điểm cháy bằng các cầu dao, máy cắt thích hợp. -Dập lửa bằng cát hay bình bọt. -Kiểm tra vệ sinh xung quanh vị trí bị cháy để khôi phục lại điện. d.Trường hợp cháy hầm cát 10KV : -Cắt máy cắt 931 hoặc 932 tương ứng với các cầu dao 931-1 hoặc 932-2. Sau đó cắt máy cắt 900 và hai cầu dao 900-1 và 900-2. -Dùng cát hay bình bọt CO2 để dập lửa. -Kiểm tra hệ thống 10KV, cách ly điểm hư hỏng. Vệ sinh sứ, máy cắt và cắt các máy cắt phụ tải, khôi phục điện 10KV. e.Trường hợp cháy máy biến áp 1T hoặc 2T: -Nhanh chóng cắt các máy cắt ba phía. -Cắt các cầu dao 131-1, 931-1. -Xả bớt dầu của máy xuống dưới mức cháy. -Dùng bình bọt để dập lửa ở máy. -Dùng cáp dập lửa ở bệ máy, hố xả dầu. 4. Biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến thế: + Vào trạm làm việc, thăm quan đều phảI tôn trọng nội quy trạm. Những người vào lần đầu tiên phải đựoc hướng dẫn tỉ mỉ. + Những công nhân vào trạm làm việc nhất thiết phảI có từ bậc 2 an toàn, người nhóm trưởng phảI có bậc 3 an toàn trở lên, người vào trạm một mình phải có bậc 5 an toàn. +Khoảng cách an toàn khi công tác khong có rào chắn phải đảm bảo : Điện áp 110KV tối thiểu là 1,5m. Điện áp 35kV tối thiểu là 1m. Điện áp 10KV và 6KV tối thiểu là 0,7m. Điện hạ thế không tới gần hơn 0,3m. Điều này chỉ áp dụng với các công việc tiểu tu , quan sát trong vận hành. +Khi thiết bị cao thế trong trạm bị sự cố thì phải đứng cách xa thiết bị đó 5m nếu đặt trong nhà, 10m nếu đặt ngoài trời. Chỉ được phép đến gần khi biết chắc chắn thiét bị hoàn toàn không còn có điện. Khi có giông sét phải ngừng mọi công tác đang làm trong trạm, ngoài trời. 4.2.Điều khiển cầu dao cắt điện: + Đóng cắt cầu dao cao thế phải có hai người thực hiện theo một phiếu thao tác, phiếu này phải có chữ ký của người đã được giám đốc uỷ nhiệm. + Đến nơi thao tác phải : Tên thực tế treo lên cầu dao có đúng với tên ghi trong phiếu không. Các dụng cụ an toàn như sào, ghế cách điện có còn tốt không. + Người thao tác phải có bậc 3 an toàn trở lên, người giám sát phải có trình độ an toàn bậc 4 trở lên. + Nững người được chỉ định thường trực trạm biến thế cũng không được phếp thao tác một mình theo lệnh bằng điện thoại của trưởng ca vận hành. + Đối lưới điện từ 3KV đến 35KV ở trong nhà và lưới 110KV ở ngoài trời thì trang bị an toàn phải có: -Sào cách điện. -Găng cách điện. -ủng cách điện. + Đối với lưới điện từ 3KV đến 35KV ở ngoài trời thì trang bị an toàn giống như trên nhưng phải có thêm ghế cách điện. + Tất cả những trang bị kể trên đều phải có điện áp phù hợp với điịen áp cần thao tác. +Trời mưa to nước chảy thành dòng trên các thiết bị an toàn thì không được thao tác ngoài trời. 4.3.Làm việc với tụ điện và bảo vệ tụ điện: + Đóng và cắt các tụ điện cao thế do hai nhân viên có trình độ bậc 3 thi hành, nghiêm cấm dùng cầu dao cách ly để đóng và cắt các tụ điện cao thế. Cấm lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành. + Khi máy ngắt bảo vệ cho bộ tụ điện làm việc hoặc cầu trì bảo vệ bị cháy thì chỉ được phép đóng lại khi đã tìm được nguyên nhân và sửa chữa. + Trường hợp cắt tụ điện để sửa chữa nhất thiết phải phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện là 25mm2 tối đa là 250mm2 thanh này phải được ghép chặt vào mỏ sào cách điện. 4.4.Công việc làm trên các cầu dao cách ly, máy ngắt có bộ phận điều khiển từ xa: + Khi làm việc trên cầu dao cách ly có bộ phận truyền động điều khiển từ xa cần áp dụng những biện pháp sau: Phải có phiếu công tác. Phải mắc đủ số lượng dây tiếp điện và treo đủ số biển cấm cần thiết. + Làm việc trên máy ngắt thì biện pháp an toàn là: Phải có lệnh cho phép máy cắt tách khỏi vận hành Phải có phiếu công tác. Phải gỡ cầu chì mạch điểu khiển máy cắt. Phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt. + Cấm làm việc ở các máy cắt đang vận hành bình thường. + Không được lau chùi máy nén khí cũng như sửa chữa nhỏ lúc máy đang làm việc. 4.5.Biện pháp an toàn khi tiếp xúc với thiết bị điện: + Những công việc cho ơhép mở cửa lưới an toàn khi thiết bị vẫn mang điện là: Lấy mẫu đầu máy biến áp. Tiến hành lọc dầu ở những máy biến áp lớn đang vận hành Kiểm tra nhiệt độ các mối nối. Lau chùi sứ cách điện từ 35kV trở xuống. Kiểm tra độ rung của thanh cái bằng sào thao tác. Làm những công việc trên cần có phiếu thao tác, phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Phần II Trạm truyền tải Ba La 1.Giới thiệu về trạm Ba La: Trạm truyền tải Ba La là cầu nối quan trọng của lưới điện Miền Bắc. Nó nối giữa nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và các nơi tiêu thụ, ngoài ra nó còn được khép vòng với nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và Phả lại. Đây là trạm biến áp truyền tải với các thiết bị phân phối ngoài trời ở trạm được chia làm hai cấp điện áp, cấp 110KV và cấp 220KV. 2.Các thiết bị : Trước đây tai trạm Ba La ngươi ta sử dụng hai máy biến áp 3AT và 4AT với công suất là 125MVA, song do nhu cầu phụ tải tăng cao trong những năm gần đây nên hai máy biến áp trên luôn bị qúa tải. Để chống quá tải người ta đã thay hai máy biến áp 3A T và 4A T bằng hai máy biến áp tự ngẫu, mỗi máy có công suất 250MVA. Đồng thời các máy cắt cũng được thay bằng máy cắt không khí. Hai máy biến áp mới có điện áp các phía 230/121/11KV với điều áp dưới tải và tổ nối dây là Y/Δ11. Các thiết bị phía 110KV: Bao gồm hai máy biến áp tự ngẫu 1A T và 2A T với công suất 25 MVA, các cấp điện áp :115/38,5/ 6,3 KV ,tổ nối dây:Y/Δ/Δ11 ,tổn thất ngắn mạch :130-133-176 KW,tổn thất không tải : 36 KW . Tất cả các máy biến áp đều có điều áp dưới tải .Hiện nay các máy cắt SF6 đã được thay thế cho các máy cắt không khí trước kia .Ngoài ra trong trạm còn sử dụng các thiết bị như :BU, BI, chống sét , các loại rơle .. Đặc biệt các thiết bị đo lường , bảo vệ trong trạm đã được thế bởi các thiết bị số . 3. Các lộ đường dây xuất tuyến từ trạm : *Cấp điện áp 220KV: -Lộ 271 đi Ninh Bình . -Lộ 272 đi Phả Lại . -Lộ 273 đi Mai Động . -Lộ 274 đi Chèm . -Lộ 275 và 276 đi Hoà Bình . *Cấp điện áp 110KV: -Lộ 171 đi Ninh Bình. -Lộ 172 đi Chèm. -Lộ 175 và 176 đi Mai Động. -Hai lộ đi Thượng Đình và Sơn Tây. Sơ đồ nối điện chính của trạm được vẽ như hình. Phần III Nhà máy điện Phả Lại I.Giới thiệu nhà máy điện Phả Lại : Hiện nay, ngay cạnh nhà máy Phả Lại đang thi công xây dựng nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại 2 với hai tổ máy , mỗi tổ máy có công suất lắp đặt là 300MW.Vậy tổng công suất thiết kế của nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại 2 là 600MW. Do vậy trong những năm sắp tới tại nơi đây sẽ có hai nhà máy nhiệt điện với tổng công suất trên 1000MW cung cấp lượng điện năng lớn cho lưới điện quốc gia và trong những năm sắp tới sẽ dần nâng cấp sửa chữa nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1. Ngày 28-10-1983 tổ máy số 1 của nhiệt điện Phả Lại được hoà vào lưới điện quốc gia cho đến ngày 29-11- 1986 tổ máy thứ tư là tổ máy cuối cùng của mhà máy cũng được hoà vào lưới điện quốc gia. II.Các thông số kỹ thuật và các thiết bị trong nhà máy: 1.Máy phát điện: Kiểu: TBF-120-2T3 Công suất 120MW Điện áp đầu cực máy phát là 10,5 KV. Tua bin: Kiểu: K-100-90-7 Công suất định mức: 110MW. áp suất hơi nước 90 at. Nhiệt độ hơi nước 5350C. Lò hơi: Kiểu:BKZ-220-100-100. Năng suất hơi 220 T/h áp lực hơi 100 at Nhiệt độ hơi quá nhiệt 5400C Hiệu suất lò hơi: 86,05% ống khói: ống khói của nhà máy cao 200m với đường kính miệng thoát 7,2m Máy kích thích: Tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại sử dụng hệ thống một máy kích thích chính và một máy kích thích phụ cho một máy phát. Thông số của máy kích thích chính: Ký hiệu BT 490- 3000 T3 Sđm = 490KW Uđm= 310V Iđm =1930A Số vòng quay 3000vòng /phút. Rôto của máy kích thích chính được nối cùng trục với rôto của máy phát điện. Máy kích thích chính được làm mát bằng không khí theo chu trình kín . Máy kích thích phụ Ký hiệu PP-30-400T3 với rôto là nam châm vĩnh cửu với các thông số sau: Sđm= 30KW Uđm= 400V Iđm =54A Sơ đồ kích thích máy phát bao gồm máy kích thích chính và máy kích thích phụ cùng đặt trên trục của máy phát. Để có nguồn DC từ máy kích thích thì nhà máy sử dụng bộ chỉnh lưu. Ngoài hệ thống máy kích thích nối đồng trục với máy phát điẹn thì hiện nay nhà máy còn sử dụng hệ thống kích thích dự phòng. Hệ thống kích thích dự phòng được sử dụng khi hệ thống kích thích chính bị hư hỏng hoặc khi đại tu. Hệ thống kích thích dự phòng bao gồm: Máy phát điện một chiều Động cơ điện không đồng bộ ba pha. Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng để kéo máy phát điện một chiều. Hệ thống làm mát: Máy phát điện được làm mát bởi khí hiđrô. Các cuôn dây của stato được làm mát gián tiếp còn cuộn rôto và lõi stato được làm mát trực tiếp. Khí hiđrô được tuần hoàn trong máy phát điện do hệ thống quạt thông gió lắp ở trục của rôto và nó được làm mát do các bộ làm mát lắp ở vỏ máy phát điện sự tuần hoàn của nước trong các bộ làm mát được thực hiện bằng các bơm nước lắp đặt ở ngoài máy phát điện. Để dẫn nhiệt ở máy phát điện ra ngoài thì ở trong vỏ máy phát điện lắp bộ làm mát bằng khí hiđrô. Các máy biến áp: Để liên lạc giữa hai cấp điện áp tại trạm biến áp của nhà máy 110KV và 220KV thì người ta sử dụng máy biến áp tự ngẫu loại AT TH-250000/220/110 với các thông số kỹ thuật sau: Sđm =250MVA Điện áp định mức : Cuộn cao áp: 230KV Cuộn trung áp: 121KV Cuộn hạ áp: 10,5KV Dòng điện định mức: Cuộn cao áp: 628A Cuộn trung áp: 1193A Cuộn hạ áp: 6870A Điện áp ngắn mạch: UNC-T% = 11% UNC-H% = 32% UNT-H% =20% Dòng không tải: Ikt = 0,5%. Công suất không tải: 145KW Điều chỉnh điện áp được thực hiện ở phía trung áp. Đối với tổ máy phát 3 và 4 dùng loại máy biến áp hai dây cuốn ký hiệu T - 125000/220-73T1 nối trực tiếp lên hệ thống thanh cái 220KV, với các thông số kỹ thuật sau: Công suất định mức: Sđm= 125MVA Điện áp định mức: Uđm= 242/10,5KV Dòng điện định mức: Iđm= 299/6270A Điện áp ngắn mạch: UN%=11,5% Công suất ngắn mạch: PN=390KW Dòng điện không tải: IO%=0,5% Công suất không tải: PO=135KW Với tổ nối dây: YO/D11 Máy biến áp tự dùng cung cấp cho phụ tải 0,4KV: Để cung cấp điện cho phụ tải tự dùng khối máy phát 1 và 2 thì người ta dùng máy biến thế kiểu: TH3-630/10-73T3 với thông số kỹ thuật sau: Công suất định mức: Sđm= 630KVA Điện áp định mức cuộn cao: UđmC= 6KV Điện áp định mức cuộn hạ: UđmH= 0,4KV Dòng điện định mức cuộn cao: IđmC= 60,6A Dòng điện định mức cuộn hạ: IđmH= 910A Sơ đồ nối dây: D/YO-11 Điện năng cung cấp cho phụ tải tự dùng khối máy phát 3 và máy phát 4 sử dụng loại máy biến áp : - Ký hiệu : TC 3A –630/ 10 T3 - Công suất định mức: Sđm = 630 KVA - Điện áp định mức : Uđm = 6,3/ 0,4 KV . - Dòng điện định mức : Iđm =57,7 A - Bên cao áp . - Dòng điện định mức: Iđm =909 A - Bên hạ áp . - Tổ nối dây : D/YO - 11 Các máy biến áp được sử dụng ở nhà máy được tính toán để có thể làm việc được ở nhiệt độ không khí làm mát từ – 100C đến 500C. Nhiệt độ trung bình cả năm của không khí nhỏ hơn 270C và độ ẩm tương đối trung bình các tháng của không khí là 90% khi nhiệt độ là 270C. Máy biến áp tự dùng cấp 6,3 KV: Phụ tải tự dùng ở nhà máy nhiệt điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hoạt động và sản xuất điện năng của toàn nhà máy. Lượng điện tự dùng trong nhà máy chiếm khoảng 10,5% công suất của toàn nhà máy. Các máy biến áp tự dùng cho cấp 6,3KV được chọn cùng một loại và để hạn chế dòng ngắn mạch thì máy biến áp được chọn là máy biến áp phân chia. Các thông số kỹ thuật : - Ký hiệu : TP HC-25 000/10 T1. - Công suất định mức : Sđm =25000 KVA. - Công suất hai cuộn hạ : SđmH1 = SđmH2 = 12500KVA. - Điện áp cuộn cao: Uđm =10,5KV. - Điện áp cuộn hạ: Uđm= 6,3KV. - Dòng điện định mức cao áp: IđmC = 1375A. - Dòng điện định mức hạ áp: IđmH = 1145A. - Dòng điện không tải: IO = 0,65%. - Công suất không tải: PO= 28,3KW. Ngoài các máy biến áp tự dùng chính, ở nhà máy còn sử dụng hệ thống dự phòng cho phụ tải tự dùng lấy từ thanh cái 110KV thông qua máy biến áp: TP HC-32000/110. Vậy hệ thống điện tự dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại đảm bảo độ tin cậy cao kể cả khi sự cố và sửa chữa các thiết bị trong hệ thống tự dùng. Máy cắt trong nhà máy nhiệt điện Phả Lại: Máy cắt được sử dụng trong trạm 110KV và 220KV của nhà máy là loại máy cắt khí do Nga chế tạo dùng ngoài trời có khí hậu nhiệt đới ẩm từ -100C đến 500C. Máy cắt được thiết kế sử dụng cho cấp điện áp từ 110KV đến 750KV số lượng buồng dập hồ quang của mỗi cực, của mỗi pha phụ thuộc vào cấp điện áp của lưới: Cấp 110KV có một buồng dập. Cấp 220KV có 2 buồng dập. Cấp 750KV có 8 buồng dập. Máy cắt gồm 3 cực và một tủ phân phối chung có thể điều khiển máy cắt đóng, cắt theo từng cực hoặc đóng, cắt cả một lúc 3 cực. Các thông số kỹ thuật: Thông số Loại máy BBbT-110b BBbT-220b Điện áp định mức (KV) Điện áp làm việc max (KV) Dòng điện cắt định mức (KA) Dòng điện định mức (A) áp lực định mức của khí nén trong buồng dập hồ quang. Thời gian cắt ngắn mạch (s) Thời gian cắt riêng (s) Thời gian đóng (s) 110 126 31,5 1600 20 Ê 0,25 0,044+ 0,005 Ê 0,2 220 252 31,5 1600 20 Ê 0,25 0,06+0,005 Ê 0,2 III. Sơ đồ nối điện chính của nhà máy nhiệt điện Phả Lại: Hệ thống điện tự dùng được lấy từ đầu cực máy phát qua máy biến áp phân chia mỗi tổ máy đều có một máy biến áp tự dùng và được điều áp dưới tải. Các tuyến đường dây xuất tuyến từ nhà máy: Phía điện áp 220KV: Lộ 1: Đi Bắc Giang. Lộ 2: Đi trạm 110/6. Lộ 3 & 4: Đi Uông Bí. Lộ 5 & 6: Đi Hà Đông 1 & Hà Đông 2. Lộ 7 & 8: Đi Đông Anh 1 & Đông Anh 2. Phía điện áp 110KV: Lộ 1,2,3: Đến hệ thống dự phòng. Lộ 4: Đi Hải Phòng. Lộ 5 & 6: Đi Hà Đông. Sơ đồ nối điện chính được vẽ như hình vẽ. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC925.doc
Tài liệu liên quan