Báo cáo Thực tập tại Tổng Cục thống kê vụ dân số & lao động

Phần I Tổ chức bộ máy - chức năng - nhiệm vụ của tổng cục thống kê vụ dân số và lao động I. Sơ lược về lịch sử hình thành tổng cục thống kê Ngày 20/2/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 695/TTg thành lập Cục Thống kê Trung ương trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 29/9/1961, Chính phủ ra Nghị định số 131/CP quyết định thành lập Tổng cục Thống kê trực thuộc Chính phủ và định danh này tồn tại cho đến nay. II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của tổng cục thống

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Cục thống kê vụ dân số & lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kê hiện nay. a. Chức năng Tổng cục thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thống kê trong phạm vi cả nước và cung cấp thông tin bằng số về tình hình kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của Chính phủ. b. Nhiệm vụ, quyền hạn 1. Xây dựng trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy khác về thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản nói trên sau khi đã được Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành. 2. Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thống kê và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt. 3. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê để thực hiện thống nhất trong cả nước. 4. Tổ chức thu thập, xử lý phân tích và công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội và cung cấp các số liệu đó theo quy định của Chính phủ. 5. Phối hợp và giúp đỡ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xác định nội dung và phương pháp thu thập số liệu thống kê chuyên ngành. 6. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác thống kê, xúc tiến hợp tác quốc tế vễ lĩnh vực thống kê theo quy định của Chính phủ. Tổ chức việc đào tạo, bồi thường nghiệp vụ thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê. 7. Thanh tra, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế và xã hội trong việc chấp hành luật pháp về công tác thống kê. 8. Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của toàn ngành thống kê (từ trung ương đến cơ sở) theo quy định của Chính phủ. c. Tổ chức bộ máy - Tổng cục Thống kê do Tổng cục trưởng phụ trách, giúp việc tổng cục trưởng có các Phó tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng, các phó tổng cục trưởng do thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của ngành thống kê. Các phó tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng về các lĩnh vực được phân công. - Tổng cục Thống kê được tổ chức và quản lý theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, cơ cấu tổ chức gồm có: Các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước - Vụ tổng hợp và Thông tin - Vụ Hệ thống Tài chính Quốc gia - Vụ Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản - Vụ Công nghiệp - Vụ xây dựng, Giao thông và Bưu Điện - Vụ Thương mại và Giá cả - Vụ Dân số và Lao động - Vụ Xã hội và Môi trường - Vụ Phương pháp, Chế độ Thống kê - Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo - Thanh tra - Văn Phòng - Vụ kế hoạch và Tài chính - 61 Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cục quản lý cả biên chế làm thống kê ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục: - Viện Nghiên cứu Khoa học Thống kê - Trung tâm Tính toán Thống kê - Trường Cán bộ Thống kê Trung ương I - Trường Trung học thống kê II - Tạp chí con số và Sự kiện Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng cục - Nhà xuất bản Thống kê - Công ty sản xuất và dịch vụ Tổng hợp. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Trưởng Lê Mạnh Hùng Phó Tổng cục trưởng Vụ TM & Giá cả Vụ công nghiệp Vụ TH & Thông tin Vụ hệ thống HKQG Vụ xã hội & Môi trường Vụ dân số và lao động Vụ XD, GT & Bưu điện Văn phòng Vụ tổ chức Cán bộ & ĐT Thanh tra Vụ nông, LN & TSản Vụ PPCP Thống kê TT Tính toán Thống kê Tạp chí con số & sự kiện Trường Cán bộ thống kê TW1 Trường Trung học thống kê II Viện nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản Thống kê Công ty phát hành Biểu mẫu Thống kê Vụ kế hoạch Tài Chính Chính phủ 61 Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục 603 Phòng Thống kê các quận huyện và thị xã trực thuộc các cục Thống kê III. Chức năng nhiệm vụ vụ dân số - lao động 1. Chức năng, nhiệm vụ tổng quát: Giúp lãnh đạo Tổng cục quản lý và chỉ đạo công tác thống kê dân số, lao động, xã hội, lao động và thu nhập của khu vực nhà nước trong phạm vi cả nước. 2. Nhiệm vụ cụ thể: - Tổ chức thu thập, chỉnh lý, tổng hợp và hệ thống hoá các nguồn tin để làm báo cáo thống kê về tình hình phát triển dân số và lao động theo chế độ hiện hành. - Lập phương án và tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê định kỳ và hàng năm theo từng lĩnh vực mà chế độ báo cáo thống kê định kỳ chưa áp dụng được, nhằm hoàn chỉnh, đồng bộ hoá số liệu thống kê thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách. - Nghiên cứu và tiến hành các công việc chuẩn bị Tổng điều tra dân số. - Làm số liệu lịch sử hàng năm và nhiều năm, biên soạn và xuất bản các cuốn số liệu hoặc niên giám thống kê và dân số - lao động. - Lập các bảng cân đối lao động xã hội. Dự báo dân số và lao động ngắn hạn và dài hạn. - Làm các báo cáo phân tích tổng hợp, chuyên đề và dự báo tình hình về các lĩnh vực dân số và lao động. - Cung cấp số liệu cho Vụ Tổng hợp và thông tin, các đơn vị trong ngành và các đối tượng khác trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị theo quy chế của Tổng cục và pháp lệnh về giữ gìn bí mật quốc gia của nhà nước, đảm bảo chất lượng và tính thống nhất các nguồn số liệu thống kê dân số và lao động. - Hướng dẫn, giúp đỡ và thường xuyên kiểm tra đôn đốc các địa phương, các Bộ ngành thực hiện đúng chế độ báo cáo và điều tra thống kê, chấp hành nghiêm pháp lệnh kế toán thống kê thuộc phạm vi đơn vị phụ trách. - Chủ trì và phối hợp với Vụ phương pháp chế độ nghiên cứu xây dựng, cải tiến, hoàn thiện đúng chế độ báo cáo, điều tra phân tích thống kê dân số, lao động xã hội, lao động và thu nhập trong khu vực nhà nước (bao gồm xây dựng hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo định kỳ và các phương án điều tra). - Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê dân số và lao động, chuẩn bị chương trình, nội dung thực hiện các kế hoạch hợp tác quốc tế đã được ký kết. - Phối hợp với Thanh tra Tổng cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ ở một số đơn vị trọng điểm theo chương trình công tác thanh tra hàng năm. II. Những thôn tin cơ bản giới thiệu về Vụ dân số và lao động 1. Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích và công bố các số liệu thống kê về kinh tế và xã hội. Các lĩnh vực thống kê chủ yếu, hiện nay gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, xây dựng cơ bản - giao thông vận tải và bưu điện, thương mại và giá cả, tài khoản quốc gia, dân số và lao động, xã hội và môi trường. 2. Vụ Dân số và Lao động là một trong các Vụ nghiệp vụ Tổng cục Thống kê có nhiệm vụ thu thập, xử lý và phân tích các số liệu thống kê về dân số và lao động. Hiện tại, vụ có 19 cán bộ (xem phụ lục 1). 3. Thống kê dân số và lao động là một trong những lĩnh vực thống kê được hình thành rất sớm ở Tổng cục Thống kê (từ năm 1965). Vụ có một bề dày kinh nghiệm về thu thập, xử lý và phân tích các số liệu liên quan đến dân số và lao động, đặc biệt kinh nghiệm và năng lực trong tổ chức và thực hiện các cuộc tổng điều tra và điều tra về dân số. 4. Về tổ chức các cuộc tổng điều tra: Đã tổ chức thành công các cuộc tổng điều tra dân số: toàn miền Bắc lần thứ năm 1960, toàn Bắc lần thứ hai năm 1974, toàn miền Nam từ năm 1976, cả nước lần thứ năm 1975, cả nước lần thứ hai năm 1989 và cả nước gần đây nhất là năm 1999. Thành công của các cuộc tổng điều tra này, đặc biệt là hai cuộc tổng điều tra năm 1989 và 1999, phản ánh sự trưởng thành về năng lực chuyên môn của Vụ. 5. Về tổ chức các cuộc điều tra mau về dân số. Ngoài các cuộc điều tra mẫu hàng năm về biến động dân số, Vụ Dân số - lao động đã tiến hành công cuộc Điều tra Nhân khẩu năm 1997 (VNDHS - II) và hiện đang triển khai thực hiện cuộc Điều tra Nhân khẩu học và sức khoẻ năm 2002 (VNDHS - III). Một trong những mục đích chính của việc tiến hành hai cuộc điều tra VNDHS - II và VNDHS III là nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án sức khoẻ gia đình cho chương trình dân số quốc gia 1997 - 2002. 6. Về khả năng nghiên cứu và phân tích. Dựa trên nguồn số liệu phong phú mà các cuộc tổng điều tra và điều tra mẫu đưa lại. Vụ Dân số - Lao động đã phối hợp với các đơn vị nghiên cứu khác tiến hành các phân tích chung và phân tích saau, cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Từ các kết quả nghiên cứu đó, nhiều ấn phẩm đã được xuất bản và công bố (xem phụ lục 2). 7. Về khả năng cộng tác và phối hợp: Trong tổ chức các cuộc tổng điều tra và điều tra mẫu cũng như tiến hành các phân tích và xuất bản các ấn phẩm, Vụ dân số - Lao động đã cộng tác và phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức và cơ quan đơn vị cả trong và ngoài nước. Trong số những đơn vị mà Vụ đã phối hợp, ở ngoài nước trước hết phải kể đến UNFPA - nhà tài trợ và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất cho công tác thống kê dân số trong hơn hai thập kỷ qua; ở trong nước là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Lao động. Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Viện xã hội học. 8. Về đội ngũ cán bộ:Trong số cán bộ hiện nay (phụ lục 1), số có trình độ đại học trở lên là 18 người, chiếm 95%, trong đó có 1 thạc sĩ được đào tạo về nhân khẩ học tại úc, 4 người được đào tạo về thiết kế mẫu ở Caleuta ấn Độ, 1 người được đào tạo phân tích nhân khẩu học tại Philipin. Số cán bộ còn lại đã được tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn tại úc, Thái Lan và Việt Nam. Đến nay, 50% số cán bộ của Vụ đã tham gia các seminars/workshops quốc tế. 9. Tổng cục Thống kê là cơ quan tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, ngoài lực lượng cán bộ của Vụ Dân số - Lao động ở cấp Trung ương, còn có một đội ngũ cán bộ chuyên trách thống kê dân số ở địa phương mà phần đông trong số họ đã được đào tạo cơ bản thông qua các dự án của UNFPA. Danh sách các cán bộ công nhân viên Vụ Dân số - Lao động STT Họ và tên Giới tính Năm sinh Trình độ chuyên môn 1 Đồng Bá Hướng Nam 1951 Thạc sĩ về nhân khẩu học 2 Nguyễn Văn Phái Nam 1949 Cử nhân về nhân khẩu học 3 Hoàng Xuyên Nam 1950 Cử nhân toán - dân số 4 Nguyễn Đức Tùng Nam 1949 Cử nhân kinh tế 5 Nguyễn Hữu Bá Nam 1948 Cử nhân kinh tế - dân số 6 Nguyễn Văn Minh Nam 1947 Cử nhân máy tính 7 Phạm Thị Minh Hiền Nữ 1974 Cử nhân kinh tế 8 Lê Thị Hằng Nữ 1951 Trung cấp thống kê 9 Hồ Thị Khánh Nữ 1949 Cử nhân toán - dân số 10 Lê Thị Rôm Nữ 1950 Cử nhân toán kinh tế 11 Tô Thị Oanh Nữ 1950 Cử nhân kinh tế 12 Trịnh Thị The Nữ 1949 Cử nhân về nhân chủng học 13 Lê Thanh Huyền Nữ 1971 Cử nhân kinh tế 14 Lê thành Sơn Nam 1947 Cử nhân kinh tế 15 Nguyễn Quang Tại Nam 1949 Cử nhân kinh tế 16 Mai Văn Cầm Nam 1954 Cử nhân toán - máy tính 17 Phan Đắc Lộc Nam 1952 Cử nhân toán - lý thuyết mẫu 18 Đỗ Bích Ngọ Nữ 1954 Cử nhân kinh tế 19 Nguyễn Tuấn Anh Nam 1973 Cử nhân kinh tế Phần II Tổng kết công tác năm 2002 và đánh giá kết quả thực hiện I. Kết quả thực hiện kế hoạch công tác năm 2002 1. Công tác số liệu và báo cáo - Lập các báo cáo về dân số và biến động dân số: chính thức năm 2001, ước tính dân số trung bình năm 2002 cho cả nước chia theo thành thị/ nông thôn, và cùng và các tỉnh, thành phố; - Làm báo cáo lao động và thu nhập khu vực nhà nước: chính thức năm 2001, 6 tháng đầu năm 2002, ước tính 6 tháng đầu năm và cả năm 2002; - Làm báo cáo điều phối lao động: chính thức năm 2001, ước tính 6 tháng đầu năm và cả năm 2002; - Thực hiện việc cung cấp số liệu và đánh giá tình hình phục vụ cho các đợt họp báo và làm các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng cục và Vụ Tổng hợp. 2. Công tác điều tra 2.1. Công tác điều tra chọn mẫu biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2002 - Biên soạn và xuất bản cuốn sách đánh giá phân tích và công bố số liệu (gần 300 trang) " Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2001: Những kết quả chủ yếu" để cung cấp cho các cấp, các ngành sản xuất. - Kết hợp đánh giá, rút kinh nghiệm công tác điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/7/2001 với tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho cuộc điều tra 1/4/2002. - Thiết kế sơ bộ và hoàn thiện thiết kế phiếu điều tra, phương án điều tra, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý công tác điều tra. - Viết kế hoạch xử lý, thiết kế hệ thống biểu tổng hợp kèm theo hướng dẫn tổng hợp chi tiết và hướng dẫn quy trình xử lý kết quả điều tra, thiết kế và hướng dẫn quy trình hiệu đích và ước lượng số liệu điều tra. - Phối hợp với các Cục Thống kê tỉnh/ thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác điều tra tại địa bàn. - Tổ chức kiểm tra chất lượng phiếu điều tra, đánh giá sai số điều tra và ước lượng kết quả. - Hiệu đính, kiểm tra hệ thống biểu đầu ra: gửi toàn bộ kết quả điều tra cho các tỉnh, thành phố. 2.2. Điều tra lao động và việc làm 1/7/2002: Phối hợp với Bộ Lao động - TBXH thực hiện cuộc điều tra này theo Quyết định số 27/2001/ QĐ - TTg của thủ tướng Chính phủ, bao gồm: tham gia thiết kế mẫu, thiết kế phiếu điều tra, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát chất lượng điều tra và suy rộng kết quả điều tra. 2.3. Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ (VNDHS - III): Thực hiện quyết định của Tổng cục Trưởng TCTK, vụ Dân số và Lao động đã triển khai một số bước sau đây của cuộc điều tra VNDHS - III: - Thiết kế sơ bộ, tổ chức điều tra thí điểm và hoàn thiện thiết kế 3 loại phiếu điều tra, các sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ (3 loại phiếu) và sổ tay Đội Trưởg và Hiệu đính viên. Tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra tại Hà Nội và Đà Lạt. - Tổ chức 8 đội điều tra thực địa, tổ chức bộ máy giám sát chất lượng tại chỗ (đội trưởng, hiệu đính viên) và tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát công tác điều tra tại địa bàn). - Tổ chức công tác nhập tin 3 loại phiếu điều tra gắn với công tác kiểm toán chất lượng phiếu, thông báo kịp thời các dạng sai sót tính được từ chương trình kiểm tra nhập tin để các đội rút kinh nghiệm kịp thời. Đến nay, công tác nhập tin và kiểm sửa thông tin đã xong, đang biên soạn Báo cáo sơ bộ (sớm 2 tháng so với kế hoạch). 3. Công tác phương pháp chế độ: Hoàn thành và đang trình lãnh đạo Tổng cục tập dự thảo lần cuối chế độ báo cáo thống kê định kỳ cải tiến về dân số và lao động, bao gồm: - Hệ thống biểu tổng hợp - Bản hướng dẫn tổng hợp (khái niệm/định nghĩa từng chỉ tiêu, nguồn số liệu để lập biểu, phương pháp tính và ghi biểu). - Quyết định của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo định kỳ về lao động của các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và hiệp hội. Tờ trình Lãnh đoạn Tổng cục về việc ban hành chế độ báo cáo định kỳ thống kê dân số và lao động áp dụng với Cục thống kê các tỉnh, thành phố. Đây là lần đầu tiên ban hành một chế độ báo cáo khá đầy đủ về dân số và lao động xã hội, bao gồm cả nguồn lao động và lực lượng lao động xã hội. Chế độ báo cáo định kỳ về lao động lần này đã quán triệt nguyên tắc thống kê lao động xã hội theo nơi làm việc, tức là gắn phân bố lao động với sử dụng lao động nhằm đánh giá phân tích hiệu quả sử dụng lao động cho các cấp quản lý và sử dụng lao động. 4. Hoạt động dự án: - Làm việc với các cơ quan điều phối của Chính phủ và các tổ chức quốc tế liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện dự án chu kỳ 5: VIE / 97/P14, VIE/98/033; làm các thủ tục kết thúc dự án Chu kỳ 5 của UNFPA. - Hoàn thiện văn bản và ký kết chính thức Tiểu dự án VIE/01/P12/TK thuộc chu kỳ 6 của UNFPA. - Xuất bản tài liệu về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt nam, cung cấp rộng rãi cho các nhà sử dụng. - Xuất bản chuyên khảo " Lao động và việc làm" dựa trên những số liệu của cuộc TĐTDS và nhà ở 1999. 5. Công tác nghiên cứu khoa học Tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp tổng cục (1,5 năm)" Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê về lao động xã hội" hầu hết các bộ nghiệp vụ của bộ phận lao động đã tham gia vào việc nghiên cứu chuyên đề, sẽ tổ chức các cuộc hội thảo để hoàn thiện chuyên đề và nghiệm thu phần từ cuối tháng 12 năm 2002. 6. Công tác phối hợp liên ngành: Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục, Vụ Dân số - Lao động đã thực hiện một số công tác phối hợp liên ngành sau đây: (1) Trình lãnh đạo Tổng cục ký và gửi công văn số 389/TCKT - DSLĐ ngày 14/6/2002 (kèm theo dự thảo tờ trình, quyết định và thông tư) yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin với Bộ Tư pháp, Toà án Nhân dân tối cao và Uỷ ban Quốc gia Dân số KHHGĐ về việc khai thác các hệ thống đăng ký dân số hiện hành phục vụ làm báo cáo định kỳ về các chỉ tiêu: dân số và biến động dân số, số người kết hôn và ly hôn hàng năm, số người sử dụng các biện pháp tránh thai vv... (2) Phối hợp công tác với Uỷ ban quốc gia Dân số - KHHGĐ * Lãnh đạo 2 ngành đã ký ban hành " hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 03/TTLT/TCTK - UBQGDS ngày 22/3/1999" về việc cung cấp thông tin giữa 2 Ngành, trong đó Uỷ ban QGDS - KHHGĐ đã và tiếp tục cấp cho ngành Thống kê biểu số liệu báo cáo quý và cả năm tổng hợp từ " chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số" theo các chỉ tiêu sau đây: - Tổng số và cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi: - Các chỉ tiêu biến động về hôn nhân ( trong đó có kết hôn và ly hôn), di dân; - Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai; - Các chỉ tiêu tổng hợp về dân số và kế hoạch hoá gia đình * Đồng thời, Lãnh đạo Vụ dân số - Lao động đã gửi Công văn số 594/TCTK - DSLĐ về hướng dẫn các Cục Thống kê tổ chức theo dõi, kiểm tram, đôn đốc thu thập và làm báo cáo về Tổng cục các biểu số liệu theo nội dung trên. Đến nay nhiều Cục Thống kê đã gửi báo cáo này về Vụ Dân số - Lao động. (3) Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về" Thẩm định số liệu dân số - KHHGĐ" Để từng bước tăng cường, củng cố hệ thống ghi chép ban đầu về dân số - KHHGĐ, phục vụ cho việc khai thác số liệu của các ngành, các cấp, căn cứ văn bản " Hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 03/TTLT/TCTK/UBQGDS ngày 22/3/1999" đã được Lãnh đạo 2 Ngành ký ban hành, Vụ Dân số - Lao động đã phối hợp với Vụ kế hoạch và Chính sách thuộc Uỷ ban QGDS - KHHGĐ đưa ra cơ chế phối hợp liên ngành về điều tra thẩm định số liệu dân số - KHHGĐ. Đến nay, Lãnh đạo Tổng cục đã ký và gửi 2 ngành kế hoạch triển khai thực hiện, 2 đơn vị hữu quan đã ký hợp đồng trách nhiệm, đã hoàn thành việc thiết kế mẫu, cơ bản danh sách và hướng dẫn thực hiện cho cuộc thẩm định này (sẽ được thực hiện từ tháng 4/2003). II. Đánh giá kết quả thực hiện Trong qua trình thực hiện chương trình công tác, có thể rút ra một số ưu điểm tồn tại thiếu sót và nguyên nhân sau đây. A. Ưu điểm: 1. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ, có kế hoạch cụ thể cho cả năm và 6 tháng một, từng bộ phận công tác lại cụ thể hoá thành chương trình công tác từng quý - tháng nên lãnh đạo Vụ và từng cán bộ luôn chủ động, các công việc được bố trí phù hợp với điều kiện công tác của Vụ. Nhìn chung, các mặt công tác năm 2002 của Vụ đã được thực hiện tốt và đúng kế hoạch. 2. Công tác điều tra thường xuyên được chuẩn bị kỹ, tổ chức chỉ đạo chặt chẽ nên chất lượng có chiều hướng tiến bộ hơn sơ với năm trước (số liệu"thô" về sinh và chết cao hơn so với cuộc điều tra năm 2001). Trước khi triển khai cuộc điều tra mới, Vụ đã chú ý đánh giá tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc điều tra năm trước, góp phần chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện cho cuộc điều tra năm sau. Công tác điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ (VNDHS - III) đã được chuẩn bị khá tốt, tổ chức điều tra thí điểm kỹ lưỡng nên đã kịp thời rút kinh nghiệm hoàn thiện thiết kế. Công tác tổ chứ chỉ đạo, kiểm tra giám sát lần này được thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc hơn, vì thế các chỉ tiêu đánh giá qua kết quả nhập tin cho thấy chất lượng tăng nhanh qua mỗi tuần điều tra. 3. Lần đầu tiên giao cho các tỉnh/ thành phố thực hiện việc nhập tin kết quả điều tra biến động dân số - KHHGĐ, mặc dù còn có một số hạn chế ở một số ít tỉnh, song đã giúp cho các tỉnh/thành phố rút ra những kinh nghiệm tốt trong việc kiểm tra chất lượng phiếu và tổ chức nhập tin, rút ngắn được thời gian xử lý, phát huy vai trò của mạng GSO net trong việc hướng dẫnvà chuyển tải chương trình nhập tin, được các tỉnh/ thành phố đồng tình ủng hộ. 4. Tiếp tục phát huy dàn mẫu TĐTDS 1999 cho việc thiết kế mẫu và ướ lượng mẫu các cuộc điều tra của Vụ dân số - Lao động, Vụ xã hội - Môi trường và của Bộ Lao động - TBXH. Những tồn tại và nguyên nhân: 1. Về chất lượng điều tra BDDS - KHHGĐ 1/4/2002: Mặc dù công tác thiết kế và tổ chức điều tra đã được chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và chất lượng điều tra có khá hơn so với năm 2001, song chất lượng điều tra còn thấp ở khá nhiều địa phương ( như tỷ lệ sinh, chết, tỷ lệ nạo thai/ hút điều hoà kinh nguyệt vẫn còn rất thấp và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai rất cao so với thực tế ở nhiều tỉnh), chứng tỏ công tác kiểm tra giám sát điều tra vẫn chưa được thực hiện đầy đủ ở một số địa phương. Ngoài nguyên nhân chủ quan, dẫn đến phải thiết kế mẫu nhỏ không đủ đại diện cho một số chỉ tiêu nhạy cảm, như số lượng về tỷ lệ chết nói chung và đối với trẻ sơ sinh nói riêng, số lượng tỷ lệ nạo phá thai/hút ĐHKN, số người di cư giữa các tỉnh vv...(Vấn đề này Vụ đã báo cáo Tổng cục trong dịp tổng kết năm 2001). 2. Công tác xử lý, tổng hợp kết quả điều tra BĐDS- KHHGĐ 1/4/2002 Tiến độ còn chậm so với phương án điều tra, chất lượng chưa thật cao. Một phần vì đây là lần đầu tiên được giao nhập tin nên các tỉnh/ thành phố còn thiếukinh nghiệm, lúng túng, một phần vì Trung tâm tính toán Trung ương chưa có đủ cán bộ giám sát và trực tiếp kiểm tra chất lượng nhập tin của các tỉnh. Khâu tổng hợp số liệu đầu ra cũng còn lúng túng và sai sót, phải sửa vài lần một số biểu. 3. Báo cáo chính thức về lao động thu nhập và điều phối lao động Tuy về cơ bản có đáp ứng được yêu cầu về thời gian và số liệu so với quy định, song số liệu còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, nội dung phân tích, đánh giá tình hình còn sơ sài, chưa phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý của các cấp, các ngành. 4. Về cải tiến chế độ báo cáo Việc cung cấp số liệu về lực lượng lao động, đánh giá thực trạng lao động xã hội cấp tỉnh trong một số năm qua còn nhiều bất cập chủ yếu do Vụ Dân số - Lao động không chủ động được việc đề ra các chỉ tiêu điều tra (đầu vào) và xử lý kết quả (điều tra) của cuộc điều tra lao động và việc làm (do Bộ Lao động - TBXH chủ trì), chưa chủ động đối với các khâu tổ chức và giám sát chất lượng điều tra. Chế độ báo cáo cải tiến vừa được hoàn chỉnh lần cuối và đang trình tổng cục, nên chưa được lãnh đạo Tổng cục phê chuẩn chính thức. Việc tổ chức thực hiện công việc này còn lúng túng, chưa đặt đúng tầm và chưa tích cực, nhất là sau khi đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo Tổng cục từ tháng 7/2002. Công tác chỉ đạo của lãnh đạo vụ chưa sát sao, chưa chủ động hợp tác với các Vụ hữu quan trong việc nghiên cứu khai thác các nguồn thông tin hiện có và sắp ban hành của Ngành, chưa phối hợp tốt với các Vụ để xây dựng " Chế độ báo cáo của các đơn vị cơ sở". Tóm lạiu, năm 2002 Vụ Dân số - Lao động đã hoàn thành chương trình công tác đã đề ra, thực hiện tốt một số việc lớn ngoài kế hoạch (như thiết kế - tổ chức thực hiện cuộc điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ lần thứ 3, ban hành và triển khai 6 biểu báo cáo chuyên ngành dân số - KHHGĐ). Trong năm 2003 lại có thêm nhiều nhiệm vụ lớn, phức tạp hơn (như tổ chức thực hiện Tiểu dự án VIE/01/TK và tổ chức thực hiện một số nghiên cứu phối hợp liên ngành, mở rộng phạm vi và nội dung Điều tra BĐDS -KHHGĐ và nguồn lao động). Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2003 rất nặng nề, cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu. Phần III Những công tác trọng tâm năm 2003 và kiến nghị 1. Thiết kế và thực hiện cuộc điều tra Biến động dân số - KHHGĐ và Nguồn lao động 1/4/2003. Đánh giá thực trạng 1.1. Về chất lượng số liệu sinh và chết Bên cạnh chất lượng điều tra về sinh nhìn chung đạt chất lượng khá cao, thì mức độ về chết vẫn còn cao một cách phổ biến. Chất lượng thấp về số liệu điều tra tử vong trong nhiều cuộc điều tra vừa qua phản ánh cả sai số mẫu và sai số phi mẫu đều cao. * Về sai số phi mẫu: Điều tra viêdn thương ngại hỏi kỹ các câu hỏi về chết, không theo đúng quy định phỏng vấn. Trong số người chết đã bị bỏ sót thì tập trung chủ yếu ở các độ tuổi trẻ em (dưới 5 tuổi), đặc biệt là số trẻ chết sơ sinh (12 tháng tuổi), kéo theo bỏ sót số trường hợp sinh tương ứng. Về sai số mẫu: Theo lý thuyết và kinh nghiệm chọn mẫu về biến động dân số, mẫu phải được thiết kế sao cho thu được ít nhất là 250 - 300 trường hợp chết trong một mẫu tỉnh/thành phố (yêu cầu đại diện cho cấp tỉnh). Số liệu tổng hợp cho thấy: Đối với tổng số người chết và tổng số chết sơ sinh đều không đủ đại diện cho cấp tỉnh: Tương tự, đối với khu vực thành thị, mẫu điều tra cả chỉ tiêu sinh và chết đều không đủ đại diện thậm chí cho cấp vùng. 1.2. Yêu cầu lồng ghép các chỉ tiêu về lao động xã hội Trước yêu cầu bức xúc về số liệu, Vụ dân số - Lao động đã trình Tổng cục cho phép lồng ghép thêm các chỉ tiêu về nguồn lao động xã hội vào cuộc Điều tra BĐDS - KHHGĐ hàng năm vì mấy lý do: (1) Tăng hiệu quả của cuộc điều tra do thu thập thêm một nguồn số liệu có giá trị (do áp dụng được yêu cầu số liệu bức xúc của các cấp, các ngành), đảm bảo mức độ tin cậy (do mẫu đủ lớn) và đồng bộ về các nội dung thông tin: (2) Nguồn số liệu này còn cho phép làm căn cứ kiểm định cơ cấu của nguồn số liệu lao động thu thập từ nhiều nguồn khác nhau hiện nay của Tổng cục, khắc phục khả năng trùng/sót của các nguồn đó; (3) Cho phép Vụ dân số - Lao động và các địa phương không chỉ lập các báo cáo về lực lượng lao động mà còn lập bảng cân đối các nguồn lao động xã hội. Giải pháp: - Tăng cỡ mẫu khoảng 5 địa bàn/1 tỉnh nhằm đảm bảo tính đại diện cho các chỉ tiêu nhạy cảm có số lượng nhỏ (như: số chết sơ sinh, số người di cư, cơ cấu các nguồn lao động, cơ cấu lực lượng lao động theo ngành KTQD và nơi làm việc.....) - Với yêu cầu tăng cỡ mẫu và lồng ghép thêm các chỉ tiêu về các nguồn lao động xã hội.... Theo dự toán, kinh phí sau lồng ghép cũng chỉ tăng khoảng 400 triệu đồng. 2. Nghiên cứu đổi mới chương trình thu thập thông tin về lao động 2.1. Tham gia điều tra lao động và việc làm 1/7/2003 Ngoài những công việc đã làm lâu nay, tăng cường hơn nữa cho các khía cạnh sau đây. - Để xuất thêm các chỉ tiêu phục vụ cho lập bảng cân đối các nguồn lao động xã hội, chú ý thiết kế và tổng hợp tách số liệu theo nơi sử dụng lao động; - Tăng cường hơn nữa cho khâu kiểm tra giám sát, ước lượng và phân tích đánh giá kết quả đầu ra. - Thiết kế và sử dụng câu hỏi "địa chỉ nơi làm việc" để tổng hợp số liệu lao động theo nơi làm việc. 2.2. Nghiên cứu đề xuất với Tổng cục một số cải tiến nội dung và phương pháp thống kê lao động xã hội Trước những yêu cầu bức xúc về việc áp dụng số liệu thống kê lao động xã hội, năm 2003, kết hợp với đề tài nghiên cứu khoa học đã đăng ký, Vụ Dân số - Lao động sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề: hệ thống chỉ tiêu và khái niệm, các nguồn số liệu và phương pháp thu thập chúng; kinh nghiệm của các nước và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về những vấn đề này, những đề nghị áp dụng vào nước ta trong thời kỳ 2003 - 2010 (theo đề án phát triển Ngành thống kê đến năm 2010). Đề nghị: Tổng cục tăng thêm kinh phí và tạo điều kiện cho Vụ dân số - Lao động có cơ hội tiếp cận quốc tế thống kê và phân tích số liệu về lao động xã hội. 3. Tiến hành các hoạt động của Tiểu dự án VIE/01/P12 - TK: Tiểu dự án này đã được ký kết từ tháng 12 năm 2002 và tiếp tục kéo dài trong 3 năm tới (2003 - 2005) Nội dung tiểu dự án lần này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, có sự phối hợp giữ Vụ dân số - Lao động với các đơn vị trong và ngoài ngành thống kê. Tuy nhiên, năm 2004 Vụ dân số - Lao động phải tiến hành vào cùng một thời điểm (1/4) hai cuộc điều tra mẫu: (1) Điều tra biến động dân số - KHHGĐ và Nguồn lao động, và (2) Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ. Mặc dù năm 2004 Vụ Dân số - Lao động phải thực hiện rất nhiều hoạt động của Tiểu dự án VIE/01/P12/TK, nhưng để bảo đảm yêu cầu số liệu cơ bản về dân số - KHHGĐ của các tỉnh/ thành phố, đề nghị tổng cục cho phép Vụ dân số - Lao động, ngay từ bước thiết kế sơ bộ của Tiểu dự án vào đầu năm 2003, chủ động lồng ghép 2 cuộc điều tra vào một "Mẫu lồng" như sau: - Mẫu lớn (khoảng 350.000 hộ). Là mẫu điều tra BĐDS - KHHGĐ và Nguồn lao động hàng năm, đại diện cho cấp tỉnh/thành phố. Mẫu này do các tỉnh/ thành phố thực hiện theo kinh phí thường xuyên của tổng cục. -Mẫu con (khoảng 10.000 hộ). Là mẫu chỉ đại diện cho toàn quốc và một số vùng lớn, dùng cho cuộc " Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 2004". Mẫu này do các đội điều tra giữa kỳ thực hiện. Vụ dân số và lao động phấn đấu, đoàn kết nhất trí để thực hiện tốt chương trình công tác năm 2003. Vụ dân số và lao động IV. Chương trình công tác năm 2003 STT Nội dung công, việc Thời gian thực hiện Người thực hiện (1) (2) (3) (4) I. Chế độ báo cáo và cung cấp số liệu 1 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ năm và 6 tháng theo chế độ, các báo cáo ước tính về dân số và BĐ DS, báo cáo chuyên ngành dân số, điều phối LĐXH, lao động & thu nhập khu vực nhà nước, lao động xã hội 6 tháng /năm theo chế độ Cán bộ theo dõi từng báo cáo 2 Hệ thống hoá và cung cấp số liệu phục vụ công tác làm báo cáo số liệu theo yêu cầu Tổng cục Theo yêu cầu đột xuất Cán bộ theo dõi từng báo cáo II Công tác điều tra 3 Điều tra Biến động dân số - KHHGĐ và nguồn lao động 1/4/2003 3.1. Hoàn thiện và xuất bản báo cáo Điều tra BĐ DS - KHHGĐ 1/4/2002 Tháng 1 - 2 Hướng, Phái, Ba, Tùng, Cầm, Hiền 3.2. Thiết kế sơ bộ và hoàn thiện thiết kế Tháng 1 - 2 Lộc, Ba, Tùng, The, Tại 3.3. Tập huấn, triển khai điều tra Tháng 3 - 5 Xuyên, Ba, Tùng 3.4. Thiết kế và giải thích hệ biểu tổng hợp; kiểm tra ghi mã số, hiệu đính, suy rộng và đánh giá, ước lượng kết quả điều tra Tháng 2- 3 Hiền, Cầm, Lộc, The, Tại 3.5. Kiểm tra, góp ý với TTTT để hoàn chỉnh các biểu tổng hợp kết quả Tháng 8 - 10 Tùng, Ba, Cầm, Hiền, The, Tại 3.6. Đánh giá, phân tích, biên soạn báo có kết quả điều tra Tháng 9 - 12 Tùng, Ba, Lộc, The, Tại 3.7. Thiết kế sơ bộ điều tra BĐ DS - KHHGĐ và nguồn lao động 1/4/2004 Tháng 12 Lộc, Ba, Tùng,The, Tại 4. Thẩm định số liệu ghi chép dân số ban đầu 4.1. Thiết kế sơ bộ và hoàn thiện thiết kế Tháng 1 Lộc ` 4.2. Giải thích, hướng dẫn cho cấp tỉnh Tháng 3 Lộc 4.3. Viết báo cáo đánh giá kết quả thẩm định Tháng 6 - 7 Lộc Chương trình công tác 2003 (tiếp theo) STT Nội dung công, việc Thời gian thực hiện Người thực hiện (1) (2) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC172.doc
Tài liệu liên quan