LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập nền tế kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường đầy năng động với tốc độ phát triển ngày càng cao và bền vững. Khi trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để vươn lên khẳng định uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế. Trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã trưởng thành, đứng vững trong nền kinh tế thị trường và hoàn t
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành tốt nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Tổng Công ty còn có vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp khác trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong sự phấn đấu nỗ lực chung của toàn Tổng Công ty không thể không kể đến sự phấn đấu và hiệu quả đạt được của công tác kế toán, thể hiện là công cụ quản lý sắc bén trong hạch toán kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, em đã có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý cũng như thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty. Điều đó giúp em hiểu sâu hơn về những kiến thức đã được học ở trường và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp.
Trong qua trình tìm hiểu thực tế tại Tổng Công ty, em đã tìm hiểu được đặc điểm các phần hành kế toán và nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác kế toán với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng Kế toán tài chính, phòng Tổ chức cán bộ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội và cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này!
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan chung về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
Phần II: Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Phần III: Đánh giá và kiến nghị sơ bộ về Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/08/2004 của UBND thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế :HANOI TRADE CORPORATION
Tên viết tắt :HAPRO
Trụ sở giao dịch :Số 38-40 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại :38267984
Fax : 844-4-8267983
Email : Hap@fpt.vn
Website : www.hapro-vn.com
Tiền thân của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là Công ty SX-XNK Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon) được thành lập vào đầu năm 1999. Từ đó đến nay, công ty đã trải qua ba lần sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và ba lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần.
Lần thứ nhất sáp nhập vào năm 1999: Thực hiện chủ trương sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 02/01/1999, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 07/QĐ-UB sáp nhập chi nhánh Công ty SX-XNK Tổng hợp Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Xí nghiệp phụ tùng xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân, đổi tên thành Công ty SX-XNK Nam Hà Nội (Haprosimex Saigon).
Haprosimex Saigon là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành. Haprosimex Saigon có nhiệm vụ: sản xuất kinh doanh hàng nội thất, gia công các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Sản xuất thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, hải sản, khoáng sản…; nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; tổ chức dịch vụ giao thông vận chuyện hàng hóa trong và ngoài nước…
Lần thứ hai sáp nhập công ty vào năm 2000: Theo đề nghị của Haprosimex Saigon và Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa, ngày 12/12/2000, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 6908/QĐ-UB sáp nhập Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa vào Công ty SX-XNK Nam Hà Nội và đổi tên thành Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội, vẫn lấy tên là Haprosimex Saigon.
Sau khi sáp nhập Haprosimex Saigon có thêm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát trên chuỗi của hàng Hapro Bốn mùa.
Lần thứ ba sáp nhập công ty vào năm 2002: Ngày 20/03/2002 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 1757/QĐ-UB sáp nhập Xí nghiệp Giống cây trồng Toàn Thắng thuộc Công ty giống cây trồng Hà Nội – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào Công ty SX-DV & XNK Nam Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng khu sản xuất, chế biến thực phẩm liên hợp.
Ngoài ba lần sáp nhập, Tổng công ty còn ba lần nhận giao vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần Simex, công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, công ty cổ phần Thăng Long, trong đó Haprosimex Saigon giữ cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Simex và công ty cổ phần Sứ Bát Tràng:
Ngày 10/12/2002 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 8513/QĐ-UB giao phần vốn 7,8 tỷ đồng (61,2%) tại công ty cổ phần Simex.
Ngày 22/07/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định 4201/QĐ-UB giao 1,22 tỷ đồng (64,5%) tại công ty cổ phần Sứ Bát Tràng.
Ngày 23/10/2003 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 6359/QĐ-UB giao phần vốn 7,2 tỷ đồng (40%) tại công ty cổ phần Thăng Long.
Sau ba lần sáp nhập công ty và ba lần nhận giao vốn Haprosimex Saigon đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô lớn và lĩnh vực hoạt động phong phú đang dạng. Bên cạnh đó, đất nước đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi ngành Thương mại cần có sự tổ chức một cách khoa học và hiệu quả để đảm bảo tính cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/9/2004 theo quyết định phê duyệt Đề án thành lập Tổng Công ty Thương mại Hà Nội số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 125/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 23 đơn vị thành viên, trong đó các công ty con là các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần và các công ty liên doanh liên kết. Công ty mẹ trực tiếp tổ chức các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các phần vốn đầu tư vào các công ty con, công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết theo quy đinh của pháp luật.
Từ những ngày đầu thành lập đến nay, Tổng công ty thương mại Hà Nội đã có nhiều nỗ lực không ngừng để vươn lên, phát huy tối đa nguồn nội lực để khẳng định vị thế và uy tín của mình trong các lĩnh vực hoạt động đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Điều đó thể hiện ở chỗ kết quả hoạt động của Tổng Công ty liên tục tăng ở mức cao.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội từ chỗ doanh thu chỉ ở mức 1872,8 tỷ đồng vào năm 2004, đến năm 2008 đã tăng lên 2242,788 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty năm 2004 chỉ có 9,077 triệu USD đến năm 2008 đã tăng lên 81,2 triệu USD. Hiện nay, Tổng Công ty đã giao dịch với hơn 70 quốc gia, đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Tổng Công ty luôn đảm bảo việc làm ổn định cho lao động, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Dưới đây là một số chỉ tiêu tài chính thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội trong hai năm gần đây:
Biểu số 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
+/-
%
1.Tổng Tài sản
759959
987947
+ 227988
30
2.Nguồn vốn CSH
244159
301780
+ 57621
23,59
3.DT bán hàng thuần
1968266
2242788
+ 274522
13,9
4.LN thuần từ HĐSXKD
10327
9765
562
5,44
5.Tổng LN trước thuế
11440
10430
1010
8,83
6.Thuế TNDN phải nộp
3203,2
2920,4
282,8
8,83
7.LN sau thuế
8236,8
7509,6
727,2
8,83
8.Thu nhập BQ 1LĐ/tháng
2,534
2,792
+ 0,258
10,18
9.Tỷ suất LNST/Tổng TS
1,083
0,760
0,323
29,82
10.Tỷ suất LNST/Vốn CSH
3,37
2,48
0,89
26,4
11.Tỷ suất LNST/DT
0,418
0,334
0,084
20
Qua các chỉ tiêu tài chính hai năm 2007 và 2008 thể hiện ở Biểu số 1.1 ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Tổng Tài sản Tổng công ty năm 2008 tăng 30% so với năm 2007 là do Tổng công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ để mở rộng sản xuất. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính năm 2008 của Tổng công ty rất ổn định. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác bao gồm: Vốn CSH, Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 cũng tăng so với năm 2007, đời sống người lao động không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu LNTT và LNST năm 2008 đều giảm so với năm 2007 mặc dù năm 2008 doanh thu bán hàng thuần tăng 13,9% so với năm 2007. Sở dĩ như vậy là vì năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế biến động lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đền tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Thời tiết những tháng đầu năm rét đậm kéo dài, cuối năm lại hứng chịu đợt mưa lớn những ngày đầu tháng 11 khiến thị trường chao đảo. Việc thu mua nguồn nông sản, thực phẩm tươi sống gặp rất nhiều khó khăn, giá thu mua đắt do nguồn hàng khan hiếm. Điều này làm cho Giá vốn hàng bán tăng cao so với năm 2007. Bên cạnh đó các chi phí bán hàng cũng tăng do việc vận chuyển hàng hóa không thuận lợi, hàng hóa bị hư hỏng nhiều sau trận mưa kỷ lục. Tất cả những nhân tố khách quan trên khiến cho LNTT năm 2008 giảm so với năm 2007 cho dù Doanh thu bán hàng thuần tăng. Đây cũng là tình hình chung của tất cả các doanh nghiệp trong năm 2008.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, đứng đầu là Hội đồng quản trị. Do vậy, bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý Tổng công ty Thương mại Hà Nội
HỘI ĐỔNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÁC PHÓ TGĐ
CÔNG TY TRỰC THUỘC
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ
ĐẠI DIỆN VỐN TẠI DN KHÁC
ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
ĐƠN VỊ NGHIỆP VỤ
Trong đó:
Công ty trực thuộc gồm: Công ty Bách hóa Hà Nội, Công ty siêu thị Hà Nội.
Đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác.
Đơn vị quản lý gồm: Phòng tổ chức cán bộ; Văn phòng Tổng Công ty; Phòng kế toán tài chính; Phòng kế hoạch và phát triển; Phòng đối ngoại; Phòng quảng cáo, tiếp thị và quản lý thương mại.
Đơn vị sản xuất gồm: Xí nghiệp Toàn Thắng; Xí nghiệp gốm Chu Đậu; Xí nghiệp sắt mỹ nghệ xuất khẩu Bình Dương; Xí nghiệp rượu Hapro; Nhà máy mỳ Hapro; Xí nghiệp dịch vụ kho hàng Dị Sử.
Đơn vị nghiệp vụ gồm: Trung tâm thương mại dịch vụ Bốn mùa; Trung tâm nhập khẩu vật tư thiết bị; Trung tâm xuất khẩu nông sản thực phẩm; Trung tâm kinh doanh hàng miễn thuế; Trung tâm kinh doanh hàng tiêu dùng; Trung tâm du lịch lữ hành Hapro.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị:
HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty, HĐQT có quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, quyền lợi của Tổng Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Tổng Công ty (UBND TP Hà Nội).
HĐQT chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu và pháp luật về mọi hoạt động của Tổng Công ty.
HĐQT có nhiệm vụ kiểm tra giám sát Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty con; Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội một số quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do HĐQT lập ra để kiểm tra giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ Tổng Công ty, Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, quyết định của chủ tịch HĐQT.
Ban kiểm soát gồm Trưởng ban là thành viên HĐQT và một thành viên khác do HĐQT bổ nhiệm.
Thành viên ban kiểm soát là những người có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, có trình độ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính – kế toán, kiểm toán hoặc chuyên môn nghiệp vụ.
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT.
Tổng Giám đốc:
Tổng Giám đốc do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm, phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND, Hội đồng quản trị về hoạt động của Tổng Công ty.
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động của Tổng Công ty theo những mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của HĐQT phù hợp với điều lệ của công ty; Chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các phó Tổng Giám đốc:
Phó Tổng Giám đốc do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT Tổng Công ty.
Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc, thay mặt Tổng Giám đốc điều hành Tổng Công ty theo phân công và ủy quyền được giao; Chịu trách nhiệm trước UBND, HĐQT, TGĐ và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT Tổng công ty.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng Công ty; giúp Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát tài chính tại Tổng Công ty theo quy định của pháp luật về kế toán tài chính; chịu trách nhiệm trước UBND, HĐQT, TGĐ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc được ủy quyền.
Phòng tổ chức cán bộ
Thực hiện chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo Tổng Công ty về công tác tổ chức cán bộ; công tác tuyển dụng; công tác đào tạo và phát triển; công tác tiền lương, khen thưởng, kỷ luật; giải quyết chính sách cho người lao động; quản lý hồ sơ nhân sự; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, công tác vệ sinh an toàn lao động, bảo hộ lao động; giải quyết các khiếu nại trong phạm vi quyền hạn.
Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng Công ty về các chiến lược phát triển nguồn nhân lực và tư vấn trong nội bộ Tổng công ty như quản lý nhân lực, tuyển dụng lao động, tổ chức bộ máy.
Văn phòng Tổng Công ty
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng Công ty thực hiện quản lý công tác hành chính, bảo vệ an ninh trật tự; xây dựng kế hoạch hướng dẫn kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác an ninh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy tại Tổng Công ty.
Tổ chức thực hiện và điều hành công tác lưu trữ bảo mật; mua sắm trang thiết bị, tài sản; quản lý phương tiện làm việc; chuẩn bị các hội thảo, hội nghị của Tổng Công ty; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên.
Phòng Kế toán – Tài chính
Thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo thực hiện quản lý các lĩnh vực tài chính, kế toán, tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội bộ, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn phục vụ tốt nhu cầu SXKD có hiệu quả tại công ty mẹ.
Tổng hợp, lập và gửi báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo quy định; quản lý các nguồn vốn đầu tư, cân đối tạo nguồn vốn phục vụ kế hoạch đầu tư của Tổng Công ty; tổ chức việc theo dõi, đánh giá và phân tích hoạt động tài chính của Tổng Công ty.
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện chính sách chế độ tài chính kế toán hiện hành; quản lý việc sử dụng vốn trong các công ty cổ phần, liên doanh và hình thức đầu tư dài hạn khác mà Tổng Công ty đã đầu tư hoặc góp vốn.
Phòng kế hoạch và phát triển:
Tham mưu cho ban lãnh đạo Tổng Công ty xây dựng kế hoạch phát triển Tổng Công ty theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước; xây dựng các phương án đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác; Lập các kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm các ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ và các công ty con.
Xây dựng các phương án phối hợp kinh doanh giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty con với nhau; Theo dõi, đôn đốc và lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch dài hạn, báo cáo định kỳ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế thương mại thủ đô.
Phòng đối ngoại
Chức năng tham mưu cho TGĐ trong việc xúc tiến, quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng Công ty gồm hai lĩnh vực đối ngoại trong nước và nước ngoài: Thiết lập, duy trì, phát triển và khai thác các mối quan hệ, các mối liên hệ với các Bộ, Ban, Ngành Trung ương; các Sở, Ban, Ngành địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty; xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ với tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, các đối tác nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, thúc đẩy xuất nhập khẩu, đầu tư và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Mở rộng môi trường giao dịch nhằm thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của Tổng Công ty.
Đánh giá hiệu quả công tác đối ngoại đối với mọi hoạt động của Tổng Công ty theo yêu cầu đột xuất và định kỳ.
Phòng quảng cáo, tiếp thị và quản lý thương mại
Xây dựng, thiết kế biển hiệu, bao bì, nhãn mác, lôgô của các sản phẩm của Tổng Công ty; tổ chức theo dõi, thực hiện việc in ấn, phát hành các ấn phẩm,
Xây dựng, thiết kế biển hiệu, bao bì, nhãn mác, lôgô của các sản phẩm của Tổng Công ty; tổ chức theo dõi, thực hiện việc in ấn, phát hành các ấn phẩm.
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty
Chức năng:
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội có chức năng thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
Tổng Công ty giữ vai trò chủ đạo, tập trung chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại Thủ đô trong từng giai đoạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội và các công ty con.
Kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty, điều lệ của các công ty con và các đơn vị phụ thuộc đã được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là xuất nhập khẩu và dịch vụ, sản xuất chế biến hàng nông, lâm, hải sản, thực phẩm. Ngoài ra Tổng Công ty Thương mại Hà Nội còn thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực tài chính, công nghiệp, du lịch, xây dựng phát triển nhà, đô thị phục vụ nhiệm vụ phát triển thương mại và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thủ đô.
Nhiệm vụ:
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội có những nhiệm vụ sau:
Lập, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bằng vốn ngân sách nhà nước cấp, vốn vay, vốn huy động của Tổng Công ty.
Tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành thương mại theo hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố cũng như của Chính phủ.
Trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản, hóa chất…phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết với các đối tượng nước ngoài và các thành phần kinh tế trong nước xây dựng và tổ chức mạng lưới kinh doanh như các trung tâm thương mại, các siêu thị và hệ thống cửa hàng…
Đầu tư, liên doanh liên kết, xây dựng các khu công nghiệp chế biến thực phẩm và nông sản, các nhà máy tổ chức thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa để sản xuất và xuất khẩu, góp phần điều tiết, bình ổn giá cả thị trường, đẩy manh hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố và các tỉnh trong cả nước.
Tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại và các dịch vụ thương mại, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, kinh doanh khách sạn du lịch, vận chuyển hàng hóa, thương mại, kinh doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Đầu tư kinh doanh tài chính, kinh doanh các dịch vụ khác.
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng trong và ngoài nước phục cho các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty cho nhu cầu của xã hội và xuất khẩu lao động.
Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là đơn vị hoạt động chuyên về kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu tổng hợp, sản phẩm của Tổng Công ty rất đa dạng và được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Xuất khẩu:
Thực phẩm chế biến và đồ uống: các loại rau củ quả đóng hộp, rượu thảo mộc, cà phê bột …
Nông sản: gạo, lạc nhân, sắn lát và tinh bột sắn, chè, cà phê, hạt tiêu, hoa hồi, quế, nghệ nhộng, hành đỏ …
Thủ công mỹ nghệ: các mặt hàng mây tre đan, mành trúc, gốm sứ …
Nhập khẩu:
Thiết bị máy móc, vật tư phục vụ sản xuất
Các mặt hàng gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước
Thương mại: Tổ chức kinh doanh bán buôn bán lẻ tại hệ thống các trung tâm thương mại, các siêu thị và các của hàng tự chọn mang thương hiệu Hapro Mart.
Dịch vụ: Xuất nhập khẩu, ăn uống, giải khát, du lịch lữ hành, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thực phẩm, khu đô thị.
Sản xuất:
Các sản phẩm gốm sứ, thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm chế biến chất lượng cao từ thịt, thủy hải sản, rau củ quả, đồ uống có cồn và đồ uống không cồn.
Đầu tư: Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nhà ở và các dây chuyền sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng…
Trong tất cả các lĩnh vực trên thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực chủ đạo của công ty mẹ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Thị trường hoạt động:
Thị trường nội địa:
Tổng Công ty đã có các đại lý bán hàng tại 16 tỉnh thành trong cả nước. Mạng lưới tiêu thụ nội địa được tổ chức khoa học và rộng khắp chủ yếu hướng tới các thị trường đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng …Ở các thị trường này, tổng công ty tập trung cung cấp các mặt hàng như quần áo, các dịch vụ làm đẹp, ăn uống, du lịch, khách sạn. Đặc biệt là chuỗi siêu thị mang thương hiệu Hapro Mart cung cấp các mặt hàng gia dụng và thực phẩm thiết yếu cho người dân đô thị.
Hệ thống chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapro Mart đã phát triển gồm 17 siêu thị và cửa hàng tiện ích trong đó 46 cửa hàng chuyên kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Bắc Cạn, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên…Hệ thống này bước đầu đã tạo được uy tín với người tiêu dùng trong cả nước. Ngoài ra, Tổng Công ty cũng hình thành mối liên kết với các công ty bán lẻ lớn trong cả nước, xây dựng và phát triển cơ chế liên kết giữa Tổng Công ty với các vùng nguyên liệu nhằm ổn định thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là tạo nguồn cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và của hàng chuyên kinh doanh.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã và đang có quan hệ với hơn 100 làng nghề và đã khôi phục được nhiều làng nghề thất truyền.
Thị trường xuất nhập khẩu:
Tổng Công ty đã giao dịch với hơn 70 quốc gia, đã và đang xuất khẩu sang 60 quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong đó các thị trường xuất khẩu chủ lực bao gồm: EU, Mỹ, Nga, Ấn Độ, khu vực Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…Các mặt hàng chính bao gồm nông sản, thực phẩm sơ chế và tinh chế, đồ thủ công mỹ nghệ.
Tổng Công ty đã và đang làm ăn với hơn 2000 khách hàng quốc tế ở khắp các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
Vượt qua mọi khó khăn của thị trường, Tổng Công ty Thương mại Há Nội đã có được quan hệ bạn hàng bền vững với các DN Ai Cập. Hơn nữa, Hapro còn là một trong những doanh nghiệp phát triển hàng thủ công mỹ nghệ vào châu Âu qua hội chợ Frankfurt – Đức. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho thương mại Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh là đa ngành nghề, địa bàn hoạt động kinh doanh rộng nên Tổng Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Theo mô hình này, ở đơn vị tổ chức kế toán riêng được thành lập phòng kế toán cơ sở để thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh tại đơn vị mình và định kỳ lập báo cáo tài chính để gửi phòng kế toán tài chính Tổng Công ty. Còn ở cơ sở không tổ chức hạch toán riêng thì phòng kế toán Tổng Công ty bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán, thu nhận và kiểm tra chứng từ để cuối kỳ kế toán gửi các chứng từ về phòng kế toán Tổng Công ty.
Sơ đồ 1.2: Bộ máy kế toán Tổng Công ty Thương mại Hà Nội
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG
PHÓ PHÒNG
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền mặt
Kế toán hàng hóa
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Nhân viên kế toán tại các ĐV trực thuộc
Kế toán thuế
Với số lượng 12 người, công tác kế toán tại phòng Kế toán Tài chính Tổng Công ty Thương mại Hà Nội được phân công như sau:
Về công tác quản lý
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chung về tổ chức và điều hành mọi công việc trong phòng, những công việc chung có tính chất toàn công ty. Theo dõi và chỉ đạo trực tiếp bộ phận thanh toán tiền mặt và tiền quỹ, ngân hàng; xem xét những vấn đề về chế độ kế toán tài chính, báo cáo quyết toán, xây dựng kế hoạch tài chính; đề xuất ý kiến tham mưu giúp lãnh đạo Tổng Công ty về vần đề huy động vốn, quản lý tài chính; ký duyệt chứng từ thanh toán.
Phó phòng (2 phó phòng): làm các công việc về báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán tài chính, báo cáo quyết toán, xây dựng kế hoạch tài chính; Thực hiện các công việc được phân công và xử lý các công việc được ủy nhiệm khi kế toán trưởng đi vắng.
Kế toán tổng hợp: do một kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp: kiểm tra các bộ phận nghiệp vụ về tính chính xác trong hạch toán, kiểm tra sổ chi tiết các tài khoản, thực hiện kết chuyển và phân bổ chi phí; Theo dõi công nợ nội bộ, theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ; kiểm tra, đối chiếu số liệu các phần việc chi tiết với số liệu tổng hợp; lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về công tác nghiệp vụ:
Kế toán ngân hàng: do 3 kế toán viên đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ: lập kế hoạch vay vốn, trả nợ vay từng thời kỳ; lập và theo dõi các hợp đồng vay, hạn trả nợ vay định kỳ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng, các nghiệp vụ mở L/C; lập hồ sơ trả lãi tiền vay; theo dõi và tính toán chi phí lãi vay định kỳ.
Kế toán tiền mặt: do 2 kế toán viên đảm nhận thực hiện các công việc sau: lập phiếu thu chi quỹ tiền mặt; hạch toán chứng từ ngân hàng; theo dõi các khoản thu chi, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên và hoàn thu tạm ứng theo quy định; lưu giữ các hợp đồng kinh tế có liên quan.
Kế toán thuế: do 1 nhân viên kế toán đảm nhận thực hiện các công việc lập báo cáo thuế GTGT đầu vào của chi phí hàng tháng và tập hợp hồ sơ chứng từ liên quan cho bộ hồ sơ hoàn thuế định kỳ; lưu giữ các hợp đồng kinh tế có liên quan.
Kế toán hàng hóa (hàng hóa – vật tư – công cụ dụng cụ): do 1 kế toán viên đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, ghi chép phản ánh đầy đủ các số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của vật tư hàng hóa. Tính toán trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa, công cụ nhập, xuất kho, trị giá vốn hàng tiêu thụ. Theo dõi các khoản nợ phải trả, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Thủ quỹ: (1 thủ quỹ) Thủ quỹ có nhiệm vụ lập thủ tục rút, gửi tiền vào tài khoản tiền gửi, tiền vay, thu chi quỹ tiền mặt theo dõi thu chi tạm ứng; hàng ngày đối chiếu chứng từ tồn quỹ tiền mặt; lưu trữ và quản lý hồ sơ.
Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán.
Tổng Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán Fast 2006 trong công tác kế toán. Phần mềm kế toán này được xây dựng theo chế độ kế toán của nhà nước và được chia thành 11 phân hệ nghiệp vụ sau: Hệ thống, Kế toán tổng hợp, Kế toán tiền mặt tiền gửi và tiền vay, Kế toán bán hàng và công nợ phải thu, Kế toán mua hàng và công nợ phải trả, Kế toán hàng tồn kho, Kế toán chi phí và tính giá thành, Kế toán tài sản cố định, Kế toán hàng tồn kho, Kế toán công cụ dụng cụ, Kế toán thuế và Kế toán đơn vị chủ đầu tư.
Các loại sổ áp dụng trong công ty gồm:
Nhật ký chứng từ số 1,2,3,5,7…
Bảng kê số 1,2,5…
Sổ cái các tài khoản 131, 331, 511…
Sổ chi tiết: Ghi Có TK 111, 112
Sổ chi tiết: Ghi Nợ TK 111, 112
Quy trình ghi sổ kế toán:
Hàng ngày, kế toán viên căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ kế toán. Đồng thời, xác định các tài khoản ghi Nợ và các tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các phân hệ và bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Fast Accounting 2006.
Các thông tin sau khi đã được nhập, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu vào các bảng kê số 1,2,5,9,10,… và các nhật ký chứng từ số 1,2,3,5,8.. Số liệu tổng hợp của các bảng kê sau khi khóa sổ cuối tháng, cuối quý sẽ được dùng để ghi vào nhật ký chứng từ sau đó ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện hoàn toàn tự động theo phần mềm kế toán được lập trình và luôn đảm bảo tính chính xác theo các dữ liệu đã được nhập trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán hoặc tại bất cứ thời điểm nào, kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ hay khóa sổ và lập báo cáo kế toán. Các bút toán phân bổ, điều chỉnh hay kết chuyển đều được thực hiện tự động. Sau khi in các báo cáo, kế toán có thể đối chiếu số liệu trên sổ kế toán và số liệu trên các báo cáo. Các thao tác in báo cáo kế toán phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Cuối quý và cuối năm các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán thủ công được ghi bằng tay.
Sơ đồ 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ kế toán
Nhập dữ liệu vào máy
Nhật ký – Chứng từ
Sổ cái tài khoản
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản
Sổ,thẻ chi tiết tài khoản
Bảng kê
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu,kiểm tra:
Đặc điểm kinh tế tài chính khác.
Chính sách kế toán áp dụng tại Tổng Công ty:
Chế độ kế toán áp dụng: theo chế độ kế toán doanh nghiệp Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: được xác định theo từng quý, mỗi quý phòng kế toán tài chính Tổng công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập báo cáo theo quy định.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán theo đồng Việt Nam, tỉ giá qui đổi ngoại tệ theo tỉ giá của ngân hàng N._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32348.doc