Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - Vietnam Airlines

Chương 1: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) I. Khái quát sự ra đời, phát triển của Vietnam Airlines Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên Hà Nội, VIỆT NAM Số đăng ký KD: 106000844 cấp ngày 26/1/2007 tại Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội Mã số thuế: 0100107518 Thời kỳ đầu tiên Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thàn

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Tiến trình phát triển Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới  -  Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay. Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực. Hãng hàng không đẳng cấp thế giới Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 23 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA),  Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Hướng tới tương lai Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, k‎ý một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020. Ban Lãnh Đạo Lãnh đạo Tổng công ty hàng không Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị:    Ông Nguyễn Sỹ Hưng Tổng giám đốc:                        Ông Phạm Ngọc Minh Phó Tổng giám đốc :               Ông Nguyễn Văn Hưng Ông Phạm Viết Thanh Ông Phan Xuân Đức Ông Dương Trí Thành Ông Trịnh Hồng Quang Tình hình tài chính Vietnam Airlines do chính phủ Việt Nam sở hữu, hãng còn có công ty con là Công ty Bay dịch vụ Việt Nam VASCO. Hãng đã từng nắm giữ đến 86% cổ phần của hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines. Vietnam Airlines tăng trưởng tốt với số lượng hành khách tăng 37% mỗi năm cho đến 1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những yếu tố tiêu cực khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của hãng. Tuy vậy, hãng vẫn có lợi nhuận trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong hai năm 1996 và 1997, hãng thông báo lợi nhuận hơn 100 triệu USD mỗi năm. Năm 1998, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn khoảng 7 triệu USD. Lợi nhuận tăng lên 59 triệu USD vào năm 1999. Sau vụ tấn công 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ, trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu nhập từ vận tải hành khách của Vietnam Airlines lại tăng đột ngột. Hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu hành khách trong năm 2002, tăng 18% so với năm trước. Vận chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là năm 2002, lợi nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Bất chấp sự bùng phát của dịch SARS, hãng thông báo lợi nhuận 26,2 triệu USD trong năm 2003. Trong vòng 11 tháng đầu năm 2005, hãng vận chuyển 6,8 triệu lượt khách với thu nhập gần 1,37 tỷ USD. Năm 2007, hãng đã vận chuyển 8,1 triệu hành khách. Tình hình tài chính của Vietnam Airlines tăng trưởng khá tốt. Hãng đang có kế hoạch tăng số máy bay và số điểm đến trong những năm sắp tới. Vietnam Airlines nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa đối với hãng vì hai phần ba thu nhập của hãng là từ hành khách quốc tế. Biểu tượng Bông Sen Vàng Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Hoa Sen một hình tượng có nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng. II. Chức năng, nhiệm vụ và những lĩnh vực hoạt động của Vietnam Airlines * Tổng công ty có chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải Hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tàu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài. * Thực hiện công tác chính trị: tổng công ty có các chuyên cơ phục vụ Đảng và Nhà nước trong các chuyến ngoại giao, ngoài ra Vietnam Airlines còn có trách nhiệm mở các đường bay liên quan đến những mục đích chính trị mà không hề có lợi nhuận( tiêu biểu là đường bay đi Điện Biên). * Tổng công ty có nhiệm vụ quản lý các công ty thành viên để phục vụ cho việc khai thác dịch vụ vận chuyển đường không của mình (Công ty In Hàng Không, Công ty Hóa nhựa Hàng Không…). III. Tổ chức bộ máy quản lý và các mối quan hệ trong quá trình hoạt động của Vietnam Airlines Giới thiệu sơ qua các khối cơ quan chính của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam - Khối kĩ thuật: gồm ban kĩ thuật, ban quản lý vật tư và các xưởng sửa chữa. - Khối khai thác: Đoàn bay, Đoàn tiếp viên, Điều hành bay. - Khối thương mại: ban tiếp thị hành khách, ban kế hoạch- tiếp thị hang hóa, ban kế hoạch thị trường. - Khối tài chính: ban tài chính kế toán, ban kế hoạch đầu tư. - Khối dịch vụ: ban dịch vụ thị trường. Các công ty thành viên Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài NIAGS buiding Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng DIAGS Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất TIAGS Công ty bay dịch vụ Hàng không VASCO Viện khoa học Hàng không Công ty TNHH xăng dầu Hàng không VINAPCO Công ty liên doanh TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất SGNCTVN, SGNCDVN, SGNCEVN Công ty Cổ phần suất ăn Hàng không Nội Bài HANHHVN Công ty Cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài HANFDVN Công ty Cổ phần cung ứng Xuất-nhập khẩu lao động ALSIMEXCO Công ty Cổ phần in Hàng không Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài NASCO Công ty Cổ phần Xuất-Nhập khẩu Hàng không AIRIMEX Công ty Cổ phần công trình Hàng không ACCCTHK Công ty tư vấn xây dựng & Dịch vụ Hàng không Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng MASCO Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Hàng không Công ty Liên doanh TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất TSC Công ty Liên doanh TNHH Giao nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh VINAKO Công ty Liên doanh Sản xuất bữa ăn trên máy bay VAC Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng không APLACO Công ty Cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng không AIRSERCO Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines và mối quan hệ trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam Hoạt động của doanh nghiệp là một ngành dịch vụ đặc biệt. Doanh nghiệp hoạt động ở một phạm vi rộng lớn trên cả lãnh thổ Việt Nam và toàn thế giới. Là một ngành có trình độ khoa học kĩ thuật tương đối tiên tiến. So với các ngành khác thì yêu cầu về vốn là lớn: một chiếc máy bay hiện đại giờ đây có giá trung bình xấp xỉ 100 triệu USD, ngoài ra chi phí để đào tạo nguồn nhân lực( phi công) cũng rất cao do phải gửi ra nước ngoài đào tạo. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời, sản phẩm của ngành không thể tích trữ và lưu kho được. Hàng hóa của ngành là một loại hang hóa đắt và xa xỉ. Yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ trong mọi vấn đề, đặc biệt là an toàn và an ninh bay. Nếu xảy ra tai nạn bay thì sẽ có thiệt hại lớn ko chỉ về kinh tế mà còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị. Đối tác hàng không Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlines đã, đang và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với liên minh các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Thông qua các quan hệ hợp tác này, Vietnam Airlines sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hành khách đi đến các điểm đến trên toàn thế giới. Code Share Partners American Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita  -  Chicago, Narita  - Dallas Fort Worth, Narita  -  New York, Paris  -  Dallas Fort Worth, Paris  -  Chicago, Paris  -  Boston, Paris  -  Miami, Paris - New York, Frankfurt - Dallas Fort Worth, Frankfurt - Chicago, Dallas Fort Worth - Washington, Dallas Fort Worth - Oklahoma, Dallas Fort Worth - Boston, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas Fort Worth - Denver, Dallas Fort Worth - Miami, Dallas Fort Worth - Atlanta. Japan Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Hà Nội - Narita, Tp. Hồ Chí Minh - Narita, Sapporo - Osaka, Osaka - Haneda, Fukuoka - Miyazaki, Hà Nội - Nagoya, Tp. Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh - Fukuoka. Korean Air Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Siem Reap. China Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei - Los Angeles, Taipei - San Francisco, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh - Taipei. Cathay Pacific Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Hong Kong, Hà Nội - Hong Kong. Qantas Airways Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne. [ China Southern Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Canton, Hà Nội - Canton. Philippines Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Manila. Mandarin Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Taichung - Tp. Hồ Chí Minh. Lao Airlines Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Vientiane, Hà Nội - Luang Prabang Vasco Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Chu Lai, Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Tp. Hồ Chí Minh - Ca Mau II. Phân tích thực trạng hoạt động hiện nay của Vietnam Airlines 1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI 1.1. Tình hình thế giới Năm 2008, tác động cộng hưởng của khủng hoảng thị trường tài chính; giá dầu, giá hàng hoá tăng mạnh và sự đóng băng của thị trường bất động sản ở nhiều quốc gia đã gây bất lợi tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và đẩy lạm phát tăng cao ở quy mô toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008. Theo đó, IMF dự báo kinh tế thế giới năm 2008 chỉ tăng 3,7%, giảm 1,3 điểm so với mức tăng trưởng năm 2007. Nguồn: Báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của IMF (tháng 11) Năm 2008 cũng là năm đầy khó khăn đối với ngành hàng không thế giới. Giá nhiên liệu tăng cao đột biến (kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 9, có lúc đỉnh điểm lên tới mức 147 USD/thùng dầu thô vào tháng 7) khiến chi phí đầu vào tăng cao. Hàng loạt các hãng hàng không trên thế giới đã bị phá sản hoặc phải giảm quy mô khai thác. Các hãng hàng không lớn trong khu vực Đông Nam Á như Thai Airway, Malaysia Airlines cũng lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt vào những tháng cuối năm đã làm cho nhu cầu đi lại của hành khách bị ảnh hưởng đáng kể. Theo IATA, khách luân chuyển quốc tế trong tháng 9/2008 giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2007 (tháng giảm đầu tiên từ dịch SARS 2003). Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm mạnh 6,8% (chỉ sau khu vực châu Phi). Với những diễn biến trên, IATA dự báo ngành hàng không thế giới sẽ lỗ khoảng trên 5 tỷ USD. 1.2.Tình hình Việt Nam Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng rất khó khăn, biểu hiện là lạm phát ở mức rất cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại (6,5%); tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu quan trọng như xuất khẩu đạt trên 65 tỷ USD, tăng gần 34%, là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua; vốn đăng ký đầu tư nước ngoài ước đạt 60 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007 Nguồn: Báo cáo của TTg Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội tháng 10/2008 ; lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục gia tăng (ước đạt 4,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008, tăng 9% so với năm 2007). Không nằm ngoài tác động từ suy thoái kinh tế, giá nhiên liệu tăng, thị trường hàng không Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vẫn tăng trưởng, song tốc độ giảm dần qua các tháng 8,9,10; trong đó, bị ảnh hưởng đặc biệt rõ nét là thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Nam Á và thị trường nội địa. Cùng với cạnh tranh trên các đường bay quốc tế, mức độ cạnh tranh trên các đường bay nội địa cũng gia tăng với việc xuất hiện các hãng hàng không nội địa mới. Tuy nhiên, ngành hàng không Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ như cho phép tăng mức giá trần vé hạng phổ thông trên đường bay Hà Nội-Tp Hồ Chí Minh, giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay (trong giai đoạn giá nhiên liệu tăng cao) và cho phép thu phụ thu nhiên liệu nội địa. Như vậy, môi trường sản xuất kinh doanh năm 2008 của VN rất khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ…VN đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mục tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2008. 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008 2.1. Kết quả khai thác Bảng 1. Kết quả khai thác năm 2008 Chỉ tiêu Ðơn vị 2008 So KH (%) So 2007 (%) Tổng thị trường Khách Lượt khách 16,273,657 100.6 115.2 - Quốc tế 9,385,471 101.5 110.9 - Nội địa 6,888,187 99.3 121.7 VN Khách Lượt khách 8,764,569 97.9% 110,6% - Quốc tế 3,499,992 102.2% 107,4% - Nội địa 5,264,577 95.2% 112,9% Khách luân chuyển 1000 khách km 14,741,366 99.9% 109.5% - Quốc tế 10,510,169 101.4% 107.8% - Nội địa 4,231,197 96.3% 114.0% Thị phần % 53.9% -1.46 -0.82 - Quốc tế 37.3% 0.25 0.59 - Nội địa 76.4% -3.14 -5.22 Nguồn: Số liệu nóng Ban KHTT Mạng đường bay Quốc tế Tổng khách vận chuyển trên mạng đường bay quốc tế năm 2008 ước đạt trên 9 triệu lượt khách, tăng 11%; các đường bay Đông Dương tăng trưởng 12%; thị trường Châu Âu khoảng 12% (tăng mạnh nhất là thị trường Nga); thị trường Đông Bắc Á chỉ tăng 4,7% (năm 2007 tăng 13,5% so 2006); thị trường Úc chỉ tăng trưởng gần 3% (năm 2007 tăng 42% so 2006) . VN vận chuyển gần 3,5 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với năm 2007; các đường bay Đông Dương 18%; các đường bay Châu Âu tăng 15%, ghế suất trung bình gần 85%, chiếm 76% thị phần trên đường bay thẳng do lợi thế là hãng bay thẳng duy nhất đi/đến Pháp và Đức (cả AF và LH đều khai thác 01 điểm dừng tại BKK). Thị trường Đông Bắc Á tăng trưởng 13% so với 2007. Trên mạng bay Đông Nam Á, mặc dù VN liên tục có những biện pháp về thị trường cũng như điều chỉnh các mức giá bán linh hoạt nhưng sự tham gia mạnh mẽ của các hãng hàng không giá rẻ đã ảnh hưởng lớn tới kết quả khai thác của VN, tổng khách VN vận chuyển chỉ đạt 98% so với năm 2007. Bảng 2. Kết quả vận chuyển trên các đường bay quốc tế (OFOD theo khu vực) năm 2008 Khu vực Tổng thị trường VN Thị phần Lượt khách So 2007 (%) Lượt khách So 2007 (%) (%) Đông Bắc Á 4,373,108 105% 1,554,761 113% 36% Đông Nam Á 3,217,314 120% 482,866 98% 15% Châu Âu 587,567 112% 444,262 115% 76% Đông Dương 838,572 112% 789,817 118% 94% Châu Úc 254,797 103% 199,388 109% 78% Bắc Mỹ 28,897 95% 28,897 Trung Đông 85,216 143% Tổng 9,385,471 111% 3,499,992 107,4% 37,3% Nguồn: Số liệu nóng Ban KHTT (không có số liệu khai thác đi/đến SFO của UA) Mạng đường bay nội địa Đường bay trục Tổng khách thị trường đường bay trục đạt hơn 4,2 triệu lượt khách, tăng 18% so với năm 2007. Trong đó, VN vận chuyển gần 3,1 triệu lượt khách (tăng 4%); ghế suất trung bình đạt 83%, (giảm 3 điểm); thị phần đạt 74% (giảm 2 điểm). Nguyên nhân chính là do đối thủ Jetstar Pacific (JP) liên tục tăng tần suất trên HAN-SGN (7-9 chuyến/ngày), SGN-DAD (3 chuyến/ngày) và mở đường bay HAN-DAD từ tháng 6/2008. Ngoài ra, từ 25/11/2008 có thêm sự tham gia của hãng hàng không mới Indochina Airlines (VP) trên 2 đường bay HAN-SGN và SGN-DAD. Bảng 3. Kết quả vận chuyển trên các đường bay nội địa (OFOD) năm 2008 Nhóm đường bay Tổng thị trường Vietnam Airlines Cộng Ghế suất Thị phần Khách Tỷ trọng Khách So 2007 HAN-SGN 2,687,341 39% 1,933,616 14.8% 86,3% 72.0% H/S-DAD 1,540,063 22% 1,183,433 13.8% 79,7% 76.8% Du lịch 1,620,364 24% 1,440,942 10.5% 77,3% 88.9% Địa phương 1,040,418 15% 706,585 18.7% 80,0% 67.9% Tổng 6,888,187 100% 5,264,577 13.9% 82.8% 76.4% Nguồn: Số liệu nóng Ban KHTT Đường bay du lịch Tổng khách vận chuyển trên các đường bay du lịch đạt hơn 1,6 triệu lượt khách, tăng 22% so với năm 2007. Trong đó, VN vận chuyển gần 1,4 triệu lượt khách, tăng 11% so với năm 2007, thấp hơn mức tăng trưởng chung của tổng thị trường. Nguyên nhân do cạnh tranh gia tăng với JP (JP mở đường bay HAN-NHA từ tháng 6/2008), suy thoái kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu khách đi du lịch từ các thị trường quốc tế và cả trong nước. Đường bay địa phương Tổng khách vận chuyển trên các đường bay địa phương đạt hơn 1 triệu lượt khách, tăng 39% so với năm 2007. Trong đó, VN vận chuyển 707 nghìn lượt khách, tăng 19% so với năm 2007. Ghế suất trung bình trên các đường bay địa phương đạt 80%. JP gia tăng cạnh tranh trên đường SGN-VII và SGN-HPH. Với chính sách giá rẻ của JP, cùng với thị trường khách nhạy cảm về giá, thị phần của VN liên tục giảm trên hai đường bay này. 2.2. Hợp tác thương mại quốc tế Trong năm 2008, VN đã tiến hành đàm phán, ký kết và triển khai thành công hai hợp tác: chuyển đổi từ hợp tác liên doanh sang liên danh linh hoạt trên đường bay HAN-HKG và liên danh trao đổi chỗ VN-AE trên đường bay SGN-RMQ từ LBMĐ 2008. Ngoài ra, VN và CZ bổ sung thêm chặng bay HAN-PEK trong hợp tác liên danh mua bán chỗ mềm VN/CZ. 2.3. Chất lượng sản phẩm lịch bay Bảng 4. Tình hình cung ứng năm 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 So KH (%) So 2007 (%) Số chuyến bay Chuyến 1 chiều 60.045 89,5 108 Ghế luân chuyển - Quốc tế - Nội địa 1000 ghế.km 19.302.252 14.190.315 5.111.937 99,6 101,4 95,0 108 106 117 Ghế suất VN - Quốc tế - Nội địa % 76,4 74,0 82,8 -0,6 -1 -0,8 0,8 1,5 -2,0 Nguồn: Số liệu nóng Ban KHTT Đội bay năm 2008 được bổ sung thêm 02 máy bay A321 sở hữu của VN. Đến cuối năm 2008, đội bay của VN có tổng số 50 máy bay (10 B777, 4 A330, 10 A320, 14 A321, 10 AT7, 2 F70). Theo số liệu của Ban Điều hành bay, chất lượng lịch bay năm 2008 tăng so với năm 2007. Hệ số tin cậy khai thác đạt 87%, tăng 5 điểm so với năm 2007, mức cao nhất từ năm 2000 đến nay. Nguyên nhân là do số chuyến bay chậm giảm mạnh cả về số tuyệt đối (2.201 chuyến, tương đương 23%) và giảm về tỷ trọng so với số chuyến bay kế hoạch (5%). Đồ thị 1: Tỷ lệ chuyến bay huỷ, tăng, chậm giờ trong tổng số chuyến bay thực hiện * Nguồn: Ban ĐHB (số liệu tính đến ngày 30/12/08) Đồ thị 2: Hệ số tin cậy khai thác * Nguồn: Ban ĐHB (số liệu tính đến ngày 30/12/08) Theo số liệu thống kê, tỷ lệ chuyến bay chậm do nguyên nhân phục vụ mặt đất năm nay đã giảm 9% so với năm 2007. Tiếp theo là hai nguyên nhân làm chậm chuyến bay là lý do kỹ thuật giảm 19% và chặng trước giảm 32% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ các chuyến bay bị huỷ vì lý do kỹ thuật vẫn tăng so với năm trước (xem bảng 6). Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ổn định của lịch bay trong năm 2008 gồm: - Kỹ thuật: Số ngày dừng khai thác của các loại máy bay để làm công tác kỹ thuật theo kế hoạch cũng như bất thường tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng đến lịch khai thác của VN. Thống kê có 504 chuyến bay huỷ và 1647 chuyến bay chậm vì lý do kỹ thuật. Tổng số ngày dừng khai thác của các loại máy bay (không tính dừng theo kế hoạch dài ngày): B777 619 ngày (gần tương đương 1,7 máy bay); A330 284 ngày (tương đương với 0,8 máy bay); A321/320 863 ngày (tương đương với 2,4 máy bay); AT7 441 ngày (tương đương với 1,2 máy bay); F70 98 ngày. - Thời tiết: Thời tiết xấu đã hạn chế khai thác tới các sân bay Điện Biên, Hải Phòng, Vinh, Cam Ranh, Phú Quốc. Thống kê có 130 chuyến bay bị huỷ, 234 chuyến bay chậm. Bảng 5. Tình hình khai thác năm 2008 So với 2007 Chỉ tiêu 2008 Số chuyến % 1.      Số chuyến bay kế hoạch 68297 10433 18% 2.      Số chuyến bay thực hiện 67108 9952 17% 3.      Số chuyến bay huỷ 2082 293 16% 4.      Số chuyến bay tăng 893 -188 -17% 5.      Số chuyến bay chậm 7391 -2201 -23% Nguồn: Ban ĐHB (từ 1/1/08 đến 30/12/08) Bảng 6. Tỷ lệ các nguyên nhân chậm, huỷ chuyến bay trong năm 2008 Nguyên nhân Huỷ chuyến Chậm chuyến Số chuyến % 2007(%) Số chuyến % 2007 (%) 1. Do kỹ thuật 504 24,2 33 1647 22 -19 2. Do thương mại 1026 49,3 13 0 0 0 3. Thời tiết 130 6,2 13 234 3 13 4. Tổ bay 63 3,0 -25 398 5 -13 5. Phục vụ mặt đất 0 0 0 788 11 -9 6. Nhà chức trách 0 0 0 332 4 25 7. Chặng trước 0 0 0 3475 47 -32 8. Lý do khai thác 65 3,1 76 74 1 -19 9. VIP 12 0,6 -52 0 0 0 10. Khác 282 13,5 18 443 6 -24 Tổng 2082 100 16 7391 100 -23 Nguồn: Ban ĐHB ( từ 1/1/08 đến 30/12/08) Đồ thị 3: Thống kê dừng bay vì lý do kỹ thuật và định kỳ trong năm 2008 2.4. Công tác quảng cáo 2.4.1. Chiến lược quảng cáo Tập trung khai thác các điểm mạnh của Vietnam Airlines như ưu thế về đường bay thẳng tới Châu Âu, Úc, mạng bay Đông Dương, dịch vụ hạng C… Cân đối cơ cấu giữa quảng cáo chiến lược và quảng cáo chiến thuật, tăng cường hỗ trợ trực tiếp công tác bán tại các thị trường trọng điểm, cụ thể: Duy trì và giữ vững các thị trường trọng điểm: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường Đông Bắc Á Củng cố và tiếp tục mở rộng thị trường Pháp Phát động nguồn khách du lịch từ các thị trường Đức, Nga Tăng cường và củng cố vị thế của VNA đối với thị trường Việt Nam: thực hiện các chiến dịch lớn, tập trung quảng cáo hình ảnh về thế mạnh vượt trội, khẳng định ưu thế và vị trí chủ đạo của hãng hàng không Quốc gia; đồng thời tăng cường các hoạt động PR để xây dựng hình ảnh Vietnam Airlines thân thiện, gần gũi với cộng đồng. 2.4.2. Quảng cáo quốc tế a. Thực hiện ngân sách Tổng ngân sách quảng cáo quốc tế, tính đến 31/12/2008, thực hiện được 97 % kế hoạch ngân sách điều chỉnh (do đã hoàn thành việc lựa chọn đại lý và triển khai đồng bộ các hoạt động quảng cáo tại các thị trường trọng điểm Pháp, Đức, Nhật và khu vực châu Á Thái Bình Dương). b. Quảng cáo chiến lược tại các thị trường trọng điểm Nhật Bản: Ngân sách thực hiện đạt 96 % kế hoạch. Pháp: Ngân sách thực hiện đạt 100% kế hoạch. Đức: Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch Nga: Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch Thị trường offlines: Ngân sách thực hiện đạt 47 % kế hoạch (do cắt giảm và tiết kiệm ngân sách) Australia: Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch Mỹ : Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch Hàn Quốc: Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch bổ sung Đài Loan: Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch Campuchia : Ngân sách thực hiện đạt 93 % kế hoạch Lào : Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch Châu Á – TBD: Ngân sách thực hiện đạt 100 % kế hoạch d. Press tour - Tổ chức thành công 18 đoàn Presstour: Nhật (4 đoàn), Hàn Quốc (3 đoàn), Đức (3 đoàn), Pháp (3 đoàn), Úc (2 đoàn), Đài Loan (1 đoàn), Anh (1 đoàn), Việt Nam (1 đoàn) vào Việt Nam để viết bài quảng bá về các điểm đến du lịch Việt nam cũng như dịch vụ của Vietnam Airlines với 126 lượt phóng viên, đồng thời triển khai thoả thuận khung với một số đối tác khách sạn trong việc cùng hỗ trợ các đoàn presstour, FAM tour. Nhờ đó, Vietnam Airlines đã xây dựng tốt quan hệ với báo giới và thông qua báo giới để xây dựng quan niệm đúng đắn của hành khách trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như sự phát triển nhanh chóng của HKVN trên cơ sở tiết kiệm tối đa chi phí. e. Roadshow Phối hợp với Ban TTHK tổ chức giải golf Vietnam Airlines Invitational 2008 Đón khách thứ 8 triệu của VNA, khai trương đường bay HAN-VHD, HAN-NGO, lễ ký biên bản ghi nhớ tài trợ Miss World 2010 Phối hợp với VPCN Nhật tham gia Hội chợ Tour Expo tại Osaka; tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Tokyo, Lễ hội Asian Month tại Fukuoka Tổ chức Vietnam Airlines Classics, Vietnam Airlines Concert để gây quỹ học bổng VNA 2.4.3. Quảng cáo tại thị trường Việt Nam a. Thực hiện ngân sách Tổng ngân sách quảng cáo tại thị trường Việt Nam đã thực hiện trong năm 2008 đạt 95% kế hoạch. b. Thực hiên chuyên môn nghiệp vụ: Thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch “Hiểu đúng - chấp nhận” với thông điệp “nhẹ nhàng như mây” với slogan mới “Cùng non sông cất cánh”. Quảng cáo biển bảng tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Quảng cáo thế mạnh của VNA (đội bay, mạng bay, hạng C) và phát động du lịch. Ký hợp đồng khung trên cơ sở xác định trước tần suất trên các kênh truyền hình VTV & HTV, đầu báo lớn trên toàn quốc, địa phương, internet. Thực hiện quảng cáo phục vụ công tác bán tại thị trường trên cơ sở đề nghị và phối hợp với Ban TTHK, các VPKV: “đa dạng hóa giá vé nội địa”, “Niềm vui sum họp”, “Khám phá Bắc Kinh”, “Du lịch Nhật Bản”, “Khuyến mại mùa thu”, “Free & Easy’, “Mở đường bay Đồng Hới, Cần Thơ”…, quảng cáo các chương trình khuyến mại của FFP. 2.4.4. Hoạt động quan hệ công chúng - Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin, bài viết, thông cáo báo chí, phát biểu, trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo TCT cho báo chí trong và ngoài nước - Tổ chức các buổi gặp gỡ giữa đại diện VNA với phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trong nước, trao đổi và cập nhật thông tin và hoạt động của VNA - Thực hiện các hoạt động PR hỗ trợ tích cực cho chính sách bán và xây dựng hình ảnh của TCTy 2.4.5. Hoạt động tài trợ và xây dựng chuyên mục HK Thực hiện các chương trình tài trợ Festival Huế, liên đoàn bóng chuyền, Hiệp hội golf Việt Nam, Dàn nhạc giao hưởng, Trí tuệ VN, Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, Ana Mandara; Hoa hâu hoàn vũ quốc tế, hoa hậu du lịch; hội thượng đỉnh phụ nữ quốc tế, cánh diều vàng; sự kiện 35 năm quan hệ Việt Nhật, tuần văn hóa tại Malaysia, Nhật, giải tenis VCCI, chương trình hỗ trợ UB người Việt ở nước ngoài… Xây dựng truyên mục hàng không trên sóng VOV, chương trình “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” trên VTV1, “Hành trình theo chân Bác” trên HTV7 Cung cấp thông tin và phối hợp sản xuất chương trình Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn (VTV1); xây dựng chuyên mục về VNA trên kênh VOV1 (Đài Tiếng nói Việt Nam) và Tạp chí Du lịch Khám phá (Tổng cục Du lịch). 2.4.6. Sản xuất ấn phẩm, vật phẩm QC Quán triệt tinh thần tiết kiệm, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng và thực hiện các công việc đảm bảo đáp tốt nhất ứng nhu cầu thị trường với chất lượng cao, các sản phẩm có một diện mạo mới, tránh lối mòn trong sáng tạo. Đã hoàn thành 84% kế hoạch ngân sách. Phim truyền hình: Sản xuất mẫu quảng cáo Tết 2009, SX phim giới thiệu điểm đến PEK, SIN, hoàn thành phần hậu kỳ cho 4 phim điểm đến NGO, FUK, SEL, PUS. Thực hiện lồng lại tiếng cho các mẫu quảng cáo được đánh giá chất lượng cao là mẫu Hoa Sen, Việt Nam – Điểm đến với thông điệp phù hợp cho giai đoạn hiện nay. Mẫu quảng cáo báo chí: sản xuất nhiều mẫu quảng cáo khuyến mại Campuchia, Nhật Bản, nội địa, mở đường bay mới HAN-NGO, Đồng Hới, Cần Thơ, tăng chuyến Bắc Kinh và các chương trình “đa dạng hóa giá vé nội địa”, “Niềm vui xum họp”, “Khuyến mại mùa thu”, “Free & Easy’, mẫu quảng cáo tết 2009. Hoàn thành Slogan cho thị trường nội địa Việt Nam. Ấn phẩm: thiết kế thực đơn trên máy bay, thiết kế sách Công ty, thiết kế tờ tin FFP, lịch năm mới, lịch bay. Vật phẩm: sản xuất poster siêu nhẹ, mô hình tiếp viên, mô hình máy bay, bản đồ. Bổ sung tư liệu ảnh: bộ phong cảnh Việt Nam, ảnh điểm đến quốc tế. Phối hợp với Công ty Kubo Design xây dựng dự án hoàn chỉnh chương trình logo của VNA ứng dụng cho các đơn vị thành viên, liên doanh, liên kết. Hỗ trợ các thị trường trong việc cung cấp tư liệu hình ảnh, đóng góp chỉnh sửa các mẫu quảng cáo tại thị trường một cách kịp thời. 2.4.7. Xây dựng và quản trị website - Quản trị website thông tin - Tham gia tổ đề án xây dựng website thương mại điện tử, biên tập và hoan thiên toàn bộ nội dung website mới 2.5. Thông tin phản hồi Đánh giá của khách hàng qua kênh Điều tra thị trường Bảng so sánh chất lượng dịch vụ năm 2008 với năm 2007 Dịch vụ Đường bay 2007 2008 Tăng/giảm ĐCBV qua điện thoại Nội địa 5.83 5.88 0.05 Quốc tế 5.8 5.78 -0.02 ĐCBV tại phòng vé Nội địa 5.84 5.77 -0.07 Quốc tế 5.84 5.93 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22876.doc
Tài liệu liên quan