Với mỗi doanh nghiệp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của năm nay sẽ là hướng phát triển mới của năm sau hơn nữa là định hướng phát triển và dự báo dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp nước ta nói chung hay Công ty dệt Minh Khai nói riêng thì việc báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm là rất quan trọng nó sẽ quyết định tới việc tồn tại và phát triển của Công ty.
Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tại Công ty và những kiến thức tích luỹ được ở nhà trường đã gi
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp cho tôi viết báo cáo thực tập tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai trong những năm gần đây.
Trong bản báo cáo bao gồm các nội dung sau:
PhầnI: Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt Minh Khai.
1.Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty dệt may Việt Nam
2.Sự ra đời và phát triển của Công ty dệt Minh Khai.
3.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty.
4.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm gần đây.
II. Chính sách marketing của Công ty dệt Minh Khai.
1. Chính sách sản phẩm.
2. Chính sách giá.
3. Chính sách phân phối.
4. Xúc tiến hỗn hợp.
Phần II: Một số ý kiến của cá nhân về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai.
Phần III: Kết luận.
Có được nội dung và sự thành công của báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các phòng ban Công ty dệt Minh Khai và thầy giáo hướng dẫn thực tập Vũ Huy Thông đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành.
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để tôi có điều kiện hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình.
Phần I: Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt Minh Khai.
1. Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Ngành dệt may đã có những thành tựu đáng kể như sử dụng nhiều lao động, giải quyết việc làm và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tính đến năm 2000 giá trị hàng dệt may xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD, năm 2001 đạt 2,1 tỷ USD và năm 2002 hàng dệt may xuất khẩu lên tới 3,2 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu dệt may tăng mạnh trong 2 năm vừa qua đã cho thấy ngành dệt may nước ta ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định. Ngoài ra, ngành dệt may hiện nay đang có gần 90 vạn lao động làm việc chiếm tới 20% tổng số lao động công nghiệp của cả nước là một ngành giải quyết một số lượng lớn lao động phổ thông của nước ta. Đứng trước những thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ và Châu âu nhưng thị trường trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa biết tận dụng những ưu thế để phát triển như dân số nước ta 77 triệu dân là thị trường có nhu cầu hết sức đa dạng và sức mua lớn. Có thể nói rằng những khó khăn mà ngành dệt may nước ta đang gặp phải hiện nay là thiếu những nhà cung ứng trên thị trường và sản phẩm chưa đa dạng cho nhiều đối tượng tiêu dùng, các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc đặt hàng cho các nước nhập khẩu mà không tập trung phát triển thị trường trong nước. Hiện nay, các xí nghiệp dệt may lớn ở Trung ương và địa phương đều đang cố gắng giành những năng lực tốt nhất cho hàng dệt may xuất khẩu, phần nào không xuất được thì để lại tiêu dùng trong nước. Vì vậy mà hàng hoá không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và họ phải tìm đến những nhà sản xuất cung ứng khác như: Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành dệt may Việt nam hiện nay. Do đó, để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa thì ngành dệt may Việt Nam đã và đang có những hướng chiến lược phát triển mới, những mục tiêu kinh doanh sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.
Sự phát triển không ngừng và những thành công nối tiếp nhau trong những năm vừa qua của ngành dệt may Việt Nam là cả một quá trình phát triển hơn 110 năm từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống sang một nền sản xuất mới với nhiều máy móc thiết bị hiện đại và chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng thị trường mở cửa. Bắt đầu từ ĐH VI của Đảng năm 1986 với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thực sự mang lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới. Sau một thời gian dài với những biến động của thị trường Liên Xô và Đông Âu sụp đổ kèm theo sự tan rã của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã làm cho việc xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đứng trước những khó khăn và thử thách lớn. Hàng loạt các xí nghiệp phải cắt giảm sản xuất, thất nghiệp gia tăng, hàng hoá sản xuất không được tiêu thụ do mất thị trường. Đứng trước những khó khăn như vậy nhưng ngành dệt may không chịu đứng im và đến ngày 29/4/1995 Thủ tướng CP đã ký quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam với tên giao dịch Việt Nam National Textile and Garment Coporation (VINATEX) với 55 đơn vị thành viên trong đó có 15 công ty may, 21 công ty dệt, 3 công ty len và nhuộm, 1 viện mẫu thời trang, 1 viện kinh tế kỹ thuật may, 3 trường đào tạo và một số đơn vị khác. Tổng công ty thực hiện chức năng kinh doanh hàng dệt, may mặc từ đầu tư sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, sản phẩm dệt may và các hàng hoá có liên quan đến ngành Dệt May. Ngoài một số chức năng trên, Tổng công ty còn thực hiện những nhiệm vụ như nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, quản lý hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng, ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước. Sau gần 10 năm thành lập cho đến nay đã có hơn 64 đơn vị thành viên và nhiều thành tựu đáng kể.
Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp là 4.880,9 tỷ đồng, doanh thu 5.864,6 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu 529,6 tỷ đồng. Đến năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11%, doanh thu tăng 10% và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15%. Năm 2002 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Nhờ những thuận lợi trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay như khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (APEC) và khối kinh tế thế giới (WTO) mà ngành dệt may đã có những chiến lược mới phát triển mới trong xu thế thương mại hoá toàn cầu. Tổng công ty dệt may dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp đã xây dựng bản quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may trong những năm tới với các quan điểm chủ đạo như:
Ngành dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một ngành trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại đất nước.
Chú trọng đa dạng hoá sản phẩm coi trọng thị trường nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Giải quyết việc làm cho lao động phổ thông.
Cùng với sự phát triển ngành dệt may Việt Nam ngày càng vững mạnh thì một trong những đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty dệt may là Công ty dệt Minh Khai Hà Nội cũng đang từng bước xây dựng hướng phát triển mới cho công ty mình nói riêng và ngành dệt may nói chung.
Sự ra đời và phát triển của Công ty dệt Minh Khai.
Là một đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà nội, Công ty dệt Minh Khai ( tên trước đây khi thành lập là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay) được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960 đầu những năm 1970. Năm 1974, công ty cơ bản được xây dựng xong và sản xuất hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước giao. Ngày 4/11/1993 UBND Thành phố Hà nội đã ra quyết định số 5934/QĐUB thành lập Công ty dệt Minh Khai.
Tên giao dịch là: Minh Khai Textile Company.
Tên viết tắt: MIKHATEX
Địa chỉ: 423 Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Nhiệm vụ sản xuất chính của công ty là sản xuất các sản phẩm dệt thoi, dệt kim, sản phẩm may mặc và sản phẩm liên doanh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Trong thời gian mới thành lập việc sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, máy móc thiết bị do Trung Quốc viện trợ chưa đồng bộ. Thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi của Trung Quốc, tài sản cố định khi thành lập chỉ có gần 3 triệu đồng (lúc bấy giờ) cho nên Công ty phải vừa sản xuất vừa phải tìm kiếm những thông số kỹ thuật của thiết bị để vận hành đươc. Một trong những khó khăn trong thời kỳ này phải kể đến là đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật thiêú trình độ chuyên môn tay nghề kém. Mặt khác, công ty mới đưa được hơn 100 máy dệt đi vào hoạt động sản xuất số cán bộ công nhân viên có 415 người do vậy kết quả hoạt động của công ty mới chỉ đạt được:
Giá trị tổng sản lượng : xấp xỉ 2.5 triệu đồng.
Sản phẩm chủ yếu : xấp xỉ 2 triệu khăn các loại.
Tuy nhiên công ty cũng sớm thoát ra khỏi tình trạng bế tắc này và từng bước đi vào ổn định sản xuất trong những năm tiếp theo.
Trong những năm 1981-1989, công ty bước vào một thời kỳ phát triển ổn định và hưng thịnh. Trong những năm này, công ty được thành phố đầu tư thêm một dây chuyền dệt kim đan dọc để dệt các loại vải tuyn, vải ren, vải valide..., công ty lại tập trung đầu tư theo chiều sâu đồng bộ hoá dây truyền sản xuất, đưa khâu đầu tiên của dây truyền đi vào hoạt động, chấm dứt sản xuất thủ công. Công ty quan tâm đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, các biện pháp cải tiến về kinh tế, kỹ thuật được đề xuất và áp dụng đã làm cho tốc độ tăng trưởng về tổng khối lượng sản phẩm của công ty luôn được duy trì ở mức cao. Cũng trong thời gian này, công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất kinh doanh, từ sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước sang phục vụ cho xuất khẩu trên cả hai loại thị trường: các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa.
Những năm đầu của thập kỷ 90, nền kinh tế nước ta chuyển sang chế độ quản ký mới, đất nước gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới gặp nhiều biến động đã gây ảnh hưởng rất lớn. Công ty lại bước vào một thời kỳ khó khăn và thách thức mới. Quan hệ bạn hàng của thị trường Liên xô và các nước Đông Âu làm cho công ty mất đi một thị trường rộng lớn, vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu nghiêm trọng, máy móc thiết bị đầu tư giai đoạn trước đã cũ và bắt đầu lạc hậu, công ty chưa quen với cách thức quản lý mới sau nhiều năm đã quá quen với cơ chế bao cấp cũ... cho nên hoạt động của công ty trở nên hết sức khó khăn và bế tắc. Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự giúp đỡ của các đơn vị bạn, cùng với tinh thần năng động , sáng tạo nỗ lực cao, công ty đã từng bước giải quyết các vấn đề về thị trường, công nhân ,tiền vốn và từng bước làm quen với cơ chế quản lý mới.
Trong những năm trở lại đây, trên cơ sở giải quyết tốt những vấn đề đã nêu, Công ty Minh Khai lại đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, hiện đại hoá máy móc, thiết bị, cải tiến dây truyền sản xuất, cải tiến cách tổ chức quản lý và khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính.
Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, với xu hướng ngày một tăng, công ty đã bảo toàn và phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh, chăm lo tốt đời sống của cán bộ công nhân viên. Đó cũng chính là một hướng phát triển tích cực của công ty dệt Minh Khai- một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả.
3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty dệt Minh Khai.
3.1 Đặc điểm máy móc thiết bị.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty dệt Minh Khai đã được Nhà nước đầu tư thiết bị khá hiện đại và đồng bộ từ Trung Quốc và một số nước XHCN khác; CHDC Đức, Ba lan... để sản xuất các loại khăn mặt , khăn tắm, khăn ăn... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
thiết bị của Công ty trong ngày đầu thành lập
TT
chủng loại
Số lượng
nhãn hiệu
nơi sản xuất
Máy dệt thoi
230
1511B,1511S
Trung quốc
Máy may công nghiệp
40
Đức
Máy mắc
7
Máy L
Trung quốc
Máy xe
3
Trung quốc
Máy đậu
3
Trung quốc
Máy đánh ống
12
Trung quốc
Máy suốt
9
Trung quốc
Máy vắt ly tâm
5
Trung quốc
Máy giặt xoáy
1
Trung quốc
Máy giặt bằng
1
Trung quốc
Máy BC 3
2
BC3
Ba lan
Máy sấy quăn sợi
1
Đức
Tổng số
314
Khi nền kinh tế có sự chuyển biến, công ty chuyển hướng sản xuất sang phục vụ nhu cầu xuất khẩu là chính. Lúc này, thiết bị đựơc đầu tư khi mới thành lập đã lạc hậu do đó công ty đã tiến hành mua sắm, lắp đặt một số máy móc mới để thay thế dần dần máy móc cũ. Máy mới như máy văng sấy, máy dệt kim đan dọc để sản xuất các loại sản phẩm tuyn, máy Zackin, máy hồ, máy mắc của Nhật, máy nhuộm cao cấp của Đức, máy dệt khổ rộng và nồi hơi 6T/h của Trung quốc... bằng vốn vay và vốn tự bổ sung trị giá trên 20 tỷ đồng. Cho đến nay, công ty đã có một số máy móc khá lớn và hiện đại, cụ thể:
Danh mục toàn bộ thiết bị
TT
tên thiết bị
số lượng
nhãn hiệu
nước sản xuất
Máy dệt thoi cũ
200
Trung quốc
Máy dệt thoi mới
56
Trung quốc
Máy dệt ATM
20
Liên xô
Máy dệt VIMATEX
4
Italia
Máy hồ
1
Nhật
Máy mắc
1
Nhật
Máy mắc
3
Trung quốc
Máy suốt
8
Trung quốc
Máy xe
1
Trung quốc
Máy đậu
1
Trung quốc
Máy đánh ống
1
Trung quốc
Máy đảo
1
Trung quốc
Máy văng sấy định hình
1
6593
Đức
Máysấy rung
1
Đức
Máy sấy thùng quay
1
Đài loan
Máy nhuộm
3
Đức
Máy BC3
3
BC3
Ba lan
Máy nấu áp lực
3
Trung quốc
Máy giặt xoắn
1
Trung quốc
Máy giặt bằng
1
Trung quốc
Máy vắt ly tâm
3
Trung quốc
Máy đánh ống xốp
2
Đức
Máy sấy nhanh
1
Đức
Máy nhuộm thí nghiệm
1
Đức
Máy xén lông
1
Đài loan
Máy bơm giếng
1
Trung quốc
Nồi hơi 4T/h
1
Trung quốc
Nồi hơi 6T/h
1
Trung quốc
Máy may Misijuki
40
Misijuki
Nhật
Máy Juki
30
Juki
Nhật
Máy giặt
12
Đức
Máy dệt TEXTIMA
18
TEXTIMA
Đức
Máy ép kiện
1
Trung quốc
Máy ép kiện
1
Đài loan
Máy mắc 142
2
142
Đức
Máy COTEX
18
COTEX
Đức
Máy kiểm vải
1
Máy tiện
3
Máy khoan
2
Tổng cộng
450
Hiện nay, thiết bị của công ty không được đồng bộ nhưng hầu hết là máy trung bình và khá hiện đại rất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của công ty. Do đó, nó đem lại năng suất cao và tạo sự tăng trưởng mạnh về kinh tế đồng thời nó cũng là những tiền đề vật chất, kỹ thuật quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Hàng tháng phòng kỹ thuật của công ty đều có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị cho từng phân xưởng theo các chế độ sau:
+ Tiểu tu : 3 tháng/lần
+ Trung tu : 6 tháng/lần
+ Đại tu : 1 năm/lần
Giữa các phân xưởng đều có các tổ kỹ thuật bảo dưỡng để thực hiện các kế hoạch của phòng kỹ thuật dưới sự giám sát của các cán bộ kỹ thuật đồng thời với sự kiểm tra của cán bộ theo dõi hàng ngày.
* Các hình thức tổ chức sản xuất, bố trí sắp xếp dây truyền công nghệ.
sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty
Cơ cấu sản xuất của Công ty
PX. Dệt thoi
PX. Dệt kim
PX. Tẩy nhuộm
PX. Hoàn chỉnh
PX. Dệt thoi
Kho thành phẩm
Kho trung gian
Trên sơ đồ trên, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được chia làm 4 phân xưởng.
Phân xưởng dệt thoi: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt và suốt sợi ngang, đưa vào máy dệt để dệt thành khăn bán thành phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất khăn bông.
Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên máy dệt thành vải tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn.
Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn nấu, tẩy, nhuộm, sấy khô và định hình các loại khăn, sợi và vải màn tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng khăn bông, vải tuyn.
Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt, may, kiểm đóng gói, đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểu các loại màn tuyn, vải nối vòng theo quy trình công nghệ sản xuất các loại mặt hàng.
Về dây truyền công nghệ sản xuất trong những năm trở lại đây, chất lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty luôn đạt ở mức độ rất cao cho nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng theo đó mà tăng trưởng đáng kể.
Sản phẩm loại 1: Chiếm 87% tổng sản phẩm sản xuất ra.
Sản phẩm loại 2: Chiếm 9% tổng sản phẩm sản xuất ra.
Sản phẩm loại 3: Chiếm 4% tổng sản phẩm sản xuất ra.
Sau đây là dây chuyền công nghệ sản xuất khăn và vải tuyn.
Dây truyền công nghệ sản xuất khăn
Sợi mộc
Đánh suốt
Dệt
Mắc
Hồ
Kiểu bán thành phẩm
nấu, tẩy, nhuộm
Sấy
May
Kiểu thành phẩm
Đóng kiện
Dây truyền công nghệ sản xuất vải tuyn
Sợi Petex
Dệt kim
Văng
Cắt may
Kho
Nhuộm
Văng
Cắt may
Kho
Trong nhiều năm qua, hàng chục đề tài tiến bộ khoa học kỹ thuật, hàng loạt công trình mới được xây dựng, lắp đặt và đưa vào hoạt động có hiệu quả nhằm đổi mới, nâng cao công nghệ, chất lượng sản phẩm tạo nên sự phát triển nhảy vọt trong sản xuất.
Về việc bố trí thiết bị công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất chính, thiết bị được bố trí như sau:
Phân xưởng tẩy nhuộm:
Máy nhuộm vải cao cấp
Máy nhuộm sợi bôbin
Máy đánh ống xốp
Nồi nấu cao cấp
Máy sấy rung
Máy sấy văng
Phân xưởng dệt thoi:
Máy dệt thoi
Máy dệt kiếm
Hệ thống máy mắc đồng loại và máy hồ dồn
Máy đánh ống sợi côn
Lò hơi 4 tấn và 6 tấn để cung cấp nhiệt cho các máy hơi
Phân xưởng dệt kim
Máy dệt kim đan dọc
Máy mắc sợi cho dệt kim
Máy đo gấp
Phân xưởng hoàn thành:
Máy may công nghiệp
3.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để tổ chức được một bộ máy quản lý tốt, gọn nhẹ đó là điều không phải dễ.
Là một doanh nghiệp nhà nước, bộ máy quản lý của dệt Minh Khai theo hình thức trực tuyến tham mưu. Ban giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo, giúp ban giám đốc là các phòng ban chức năng và nghiệp vụ.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Pgđ sản xuất
Phòng kế hoạch
Pgđ kỹ thuật
Phòng kỹ thuật
Phòng tàI vụ
Phòng tổ chức
Phòng hành chính
PX.tẩy nhuộm
Px. Hoàn thành
Px. Dệt thoi
Px. Dệt kim
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
ơ Ban giám đốc là cơ quan đầu não của công ty chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là nơi đưa ra những định hướng phát triển tới sự tồn tại của công ty.
Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho công nhân viên chức, phụ trách chung về các vấn đề đối nội, đối ngoại, thực hiện các chức năng:
+ Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.
+ Lập kế hoach tổng thể dài hạn, ngắn hạn.
+Đầu tư xây dựng cơ bản.
Phó giám đốc: Là người giúp đỡ Giám đốc theo các trách nhiệm được giao.
+ Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ quản lý điều hành sản xuất, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch, chỉ đạo tác nghiệp ở phân xưởng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý nguồn cung cấp (điên, than, nước) xây dựng các định mức đầu tư, quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
Phòng kế hoạch thị trường với chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp coi thị trường là vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển.Vì vậy, phòng thị trường của công ty thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Phân bổ kế hoạch hàng tháng, quý cho các phân xưởng.
Xây dựng kế hoạch khai thác, khả năng hợp tác sản xuất với bên ngoài.
Chỉ đạo xây dựng, kí kết và theo dõi thực hiện hợp đồng kinh tế, các hợp đồng gia công có liên quan tới sản xuất.
Nghiên cứu khảo sát thị trường, đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại trên cơ sở pháp luật hiện hành về công tác xuất nhập khẩu.
Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ quản lý và sử dụng vật tư trong công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp nhận thông tin qua điện thoại, fax, thư tín.
Tổ chức mọi hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Phòng kỹ thuật:
Chức năng: Tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác quản lý sử dụng kế hoạch và biện pháp dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm mới.
Nhiệm vụ:
Quản lý quy trình công nghệ: xây dựng và quản lý dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ, theo dõi kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy trình, quy phạm đã đề ra.
Xây dựng, điều chỉnh mức tiêu hao vật tư hàng tháng, có báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện định mức toàn công ty.
Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường kì của máy móc thiết bị, tham gia giải quyết các sự cố về kỹ thuật vượt quá khả năng của phân xưởng.
Phối hợp với phòng tổ chức huấn luyện công nhân viên quy trình kỹ thuật sản xuất, bổ túc nâng cao tay nghề.
Xác định chất lượng xuất khẩu các lô hàng, giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
Phòng tài vụ:
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc quản lý các mặt hàng về tài chính.
Nhiệm vụ:
Lập và thực hiện các kế hoạch về kế toán,thống kê, tài chính.
Theo dõi kịp thời, liên tục và có hệ thống các số liệu về số lương, tài sản, tiền vốn và quỹ công ty.
Tính toán các khoản chi phí để lập biểu giá thành thực hiện. Tính lỗ lãi các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ hiện hành.
Quyết toán tài chính, lập báo cáo hàng tháng, kì theo quy định.
Phòng tổ chức bảo vệ:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức lao động như: tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, tiến hành chiêu sinh đào tạo lao động mới, thực hiện công tác bảo vệ ở công ty.
Nhiệm vụ:
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty, quản lý phân xưởng.
Xây dựng quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ phận phòng ban, phân xưởng; bổ sung nhiệm vụ cho các đơn vị trong từng giai đoạn.
Giúp Đảng uỷ, giám đốc trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và nhận xét cán bộ hàng năm.
Xây dựng định mức lao động, định biên cán bộ quản lý.
Làm thường trực các hợp đồng tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ở công ty.
Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
Tổ chức bảo vệ tuần tra, canh gác phòng cháy, quân sự.
Phòng hành chính y tế:
Chức năng: Giúp giám đốc về công tác quản trị, hành chính và công tác y tế, chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên.
Nhiệm vụ:
Gồm các công tác văn thư lưu trữ , cấp phát văn phòng phẩm, tiếp khách đến giao dịch, mua bán cấp phát vật có giá trị nhỏ, vệ sinh nơi làm việc, quản lý sức khoẻ, tổ chức khám chữa bệnh, làm các thủ tục bảo hiểm y tế, tổ chức nhà ăn tập thể, nhà trẻ.
Đó là những chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban trong công ty. Trên cơ sơ những chức năng nhiệm vụ đó, các phòng ban sẽ tiến hành tổ chức quản lý và phân công người lao động thực hiện các công việc cụ thể. Tuy nhiên hàng năm, công ty đều tiến hành các hoạt động rà soát lại các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban để tiến hành sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu thay đổi của công việc. Nếu hoạt động nào có sự chồng chéo, công ty sẽ điều chỉnh để phân rõ trách nhiệm của từng phòng ban, phân xưởng; nếu hoạt động nào có sự liên quan đến nhau thì công ty cũng quy định phần nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm quản lý về mặt trách nhiệm.
3.3 Đặc điểm về vốn sản xuất, cơ cấu vốn
Những ngày đầu mới thành lập, công ty dệt Minh Khai được cấp một lượng tài sản cố định (TSCĐ) trị giá 3 triệu đồng (lúc bấy giờ) từ ngân sách Nhà nước. Cho nên năm 1992, khi có quyết định thành lập lại nhà máy, công ty dệt Minh Khai đã có nguồn vốn kinh doanh là: 10.845.000.000 đồng.
Bao gồm: Vốn cố định : 9.026.000.000 đồng
Vốn lưu động : 1.759.000.000 đồng
Vốn khác : 61.000.000 đồng
Trong đó: Vốn ngân sách cấp : 8.653.000.000 đồng
Vốn DN tự bổ sung : 710.000.000 đồng
Vốn vay : 1.483.000.000 đồng
Đến năm 1993, UBND Thành phố Hà nội ra quyết định thành lập công ty dệt Minh Khai từ nhà máy dệt Minh Khai, thì công ty có tổng số vốn kinh doanh là: 11.627.605.125 đồng.
Trong đó: Vốn cố định : 7.789.826.926 đồng
Vốn lưu động : 3.058.512.667 đồng
Vốn khác : 779.265.532 đồng
Trước đây, khi còn được ngân sách Nhà nước cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty ít chú ý đến việc bảo toàn và phát triển vốn. Nhưng đến nay, nguồn vốn cấp của ngân sách Nhà nước không còn nữa thì công ty tự mình huy động vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của mình.
Trong 2 năm 2000 và 2001, cơ cấu nguồn vốn của công ty đã có nhiều thay đổi từ khi mới thành lập được thể hiện trong 2 bảng sau:
Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2000
TT
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ trọng
I
Nguồn vốn nợ phải trả
17.461.012.936
53,5%
1. Nợ vay ngắn hạn
17.461.012.936
53,5%
Vay ngắn hạn
4.387.896.764
13,4%
Nợ dài hạn đến hạn trả
5.018.253.449
15,4%
Phải trả cho người bán
2.531.377.696
7,8%
Người mua trả tiền trước
796.800
0,002%
Thuế và các khoản phải nộp
369.255.326
1,1%
Phải trả cho cán bộ công nhân viên
4.075.027.578
12,5%
Các khoản phải trả phải nộp khác
1.078.405.323
3,3%
2. Nợ dài hạn
0
3. Nợ khác
II
Nguồn vốn chủ
15.169.305.901
46,5%
1. Vốn quỹ
15.169.305.901
46,5%
Vốn kinh doanh
14.752.960.283
45,2%
Quỹ đầu tư phát triển
22.913.289
0,07%
Quỹ dự phòng tài chính
14.185.819
0,04%
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
7.092.954
0,02%
Lãi chưa phân phối
278.163.534
0,9%
Quỹ khen thưởng phúc lợi
93.989.959
0,3%
Tổng số
32.630.318.837
100%
Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2001
TT
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ trọng
I
Nguồn vốn nợ phải trả
20.558.100.289
56,8%
1. Nợ vay ngắn hạn
16.705.124.393
46,1%
Vay ngắn hạn
3.168.443.784
8,8%
Nợ dài hạn đến hạn trả
Phải trả cho người bán
8.442.421.719
23,3%
Người mua trả tiền trước
118.525.111
0,3%
Thuế và các khoản phải nộp
4.101.427.478
11,3%
Phải trả cho cán bộ công nhân viên
804.306.301
2,2%
Các khoản phải trả phải nộp khác
3.852.975.896
10,6%
2. Nợ dài hạn
3.852.975.896
10,6%
3. Nợ khác
II
Nguồn vốn chủ
15.672.602.335
43,3%
1. Vốn quỹ
15.672.602.335
43,3%
Vốn kinh doanh
14.752.960.335
40,7%
Quỹ đầu tư phát triển
124.003.117
0,3%
Quỹ dự phòng tài chính
24.294.873
0,1%
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
234.026.436
0,6%
Lãi chưa phân phối
405.759.697
1,1%
Quỹ khen thưởng phúc lợi
131.557.929
0,4%
Tổng số
36.203.702.624
100%
Qua số liệu trên ta thấy, so với năm 2000 tổng số nguồn vốn năm 2001 của công ty đã tăng lên: 3.573.383.378,7 đồng.
Lãi chưa phân phối của năm 2001 chiếm tỷ trọng 1,1% so với tổng số, tăng thêm 127.596.164 đồng so với năm 2000.
Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư hiện đại hoá dây chuyền để mở rộng sản xuất. Năm 2000, công ty không tiến hành hoạt động vay vốn của ngân hàng, nhưng đến năm 2001 công ty đã vay 3.852.975.896 đồng chiếm 10,6% so với tổng số để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn việc trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ sự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm... cũng đã được công ty quan tâm chú trọng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:
Quỹ đầu tư phát triển: năm 2000 là 22.913.289 đồng chiếm 0,07% thì đến năm 2001 là 124.003.117 đồng chiếm 0,3% tức là tăng 102.089.828 đồng.
Quỹ dự phòng tài chính năm 2000 là 14.185.891 đồng chiếm 0,04% đến năm 2001 là 24.294.873 đồng chiếm 0,1% tức là tăng thêm 10.108.982 đồng.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: năm 2000 là 7.092.954 đồng đến năm 2001 là 234.026.436 đồng chiếm 0,6% tức là tăng thêm 226.933.482 đồng
Đây chính là những hoạt động nhằm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động của công ty chắc chắn những năm tiếp theo, các hoạt động đó sẽ vẫn được tiếp tục phát triển và sẽ thu được những kết quả tốt.
3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới. Chất lượng của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu (NVL) dùng để sản xuất ra nó.
NVL của công ty dệt Minh Khai bao gồm: NVL chính và NVL phụ.
NVL chính dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất của công ty là sợi bông thô 100% và sợi 100% colieste. NVL cung cấp cho nhà máy có các đặc tính kỹ thuật như sau:
Chỉ số Nm : 34/1, 54/2
Độ bền của NVl : với chỉ số Nm 34/1 là 350CN
: với chỉ số Nm 54/2 là 380CN
Nguồn cung cấp NVL cho công ty được thiết lập trực tiếp từ các doanh nghiệp dệt trong nước như: Công ty dệt 8/3, Công ty dệt Hà nội, Công ty dệt Huế, Công ty dệt Nha trang,... hoặc từ một số nước như; ấn độ, Paskistan... Nói chung, hoạt động mua và vận chuyển NVL của công ty khá thuận lợi và dễ dàng từ trong và ngoài nước.
Trong hoạt động mua NVL, để đạt được hiệu quả tối ưu công ty tiến hành cân đối số lượng và nguồn mua trong từng tháng. Dựa vào giá cả và chi phí mua NVL, công ty sẽ quyết định phương thức mua phù hợp. Nếu thời điểm giá cả NVL trên thị trường thế giới và trong nước bằng nhau công ty sẽ quyết định mua trong nước là chủ yếu nhằm tiết kiệm chi phí và giảm việc sử dụng ngoại tệ. Còn nếu giá trên thị trường thế giới thấp hơn giá cả trong nước và phần chênh lệch lớn hơn phần chi phí bỏ ra, công ty sẽ quyết định mua từ nước ngoài.
NVL phụ gia của công ty dùng trong quá trình sản xuất là các loại hoá chất tẩy, nhuộm và một số phụ gia khác. Hoá chất tẩy, nhuộm cung cấp cho công ty dưới 2 dạng: hoàn nguyên và hoạt tính.
Nguồn cung cấp hoá chất chủ yếu của công ty là từ hãng hoá chất CIBA-Đức. Do mua từ nước ngoài điều kiện mua bán, vận chuyển khó khăn, gía cao và tiêu tốn ngoại tệ nên trong tương lai công ty sẽ tiến hành tìm kiếm một số đối tác trong nước để loại bỏ các yếu tố bất lợi nói trên.
NVL chính và phụ sau khi mua về công ty sẽ tiến hành nhập kho và bảo quản tại nơi khô ráo tránh nơi ẩm mốc, thiếu ánh sáng và ảnh hưởng tới chất lượng NVL. Để quản lý tốt công ty ban hành quy định và kiểm tra các chế độ thực hiện các định mức kỹ thuật của NVL cũng như quá trình bảo quản NVL. Trong quá trình thực hiện, nếu cá nhân hay tập thể nào tiết kiệm được NVL thì công ty sẽ trích thưởng bằng 50% tổng số NVL tiết kiệm được.
Cứ 6 tháng 1 lần, công ty sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng NVl trong kho cũng như hệ thống kho tàng xây dựng đã lâu, diện tích cũ nát và hư hỏng nhiều nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc bảo quản NVL.Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhà máy đang cho xây dựng sửa chữa nâng cấp một số kho nhằm bảo quản NVL và sản phẩm được tốt hơn.
3.5 Đặc điểm về lao động của công ty dệt Minh khai
Nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng thể trong quá trình sản xuấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25180.doc