Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty dệt may Việt Nam

Mục lục Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dệt May nói riêng đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, việc nhập khẩu công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại để đầu tư sản xuất hàng hoá, sản phẩm mang tính cạnh tranh cao là vô cùng cần thiết bên cạnh việc nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng mà trong nước chưa đáp ứng được. Với chính sách đổi mới gần 20 năm qua đã tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội của đấ

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nước. Nền kinh tế đang chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất để xuất khẩu .Nhiều mặt hàng trong nước sản xuất với số lượng lớn và đã giành được vị trí đàng kể trên thị trường thế giới như dệt may , giầy dép ,thuỷ sản ,than đá ,gạo ,cà phê vv. Kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như bến cảng , sân bay , đường xá , kho tàng , viễn thông .. đã và đang được nâng cấp không những giúp cho việc lưu thông hàng hoá giữa các vùng trong nước phát triển nhanh chóng ,mà còn góp phần cải thiện đáng kể trong việc mở rộng giao thương với các nước trên thế giới. Hàng hoá việt nam sản xuất đã đã có mặt ở tất cả các châu lục, tập trung nhất là các trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của thế giới như : nhật , mỹ ,và liên hiệp châu âu . Ra đời từ năm 1958 , với 1200 doânh nghiệp , 2 triệu lao động ngành dệt may Việt Nam là một ngành mũi nhọn trong xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước . Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới , nhiều doanh nghiệp ttrong ngành đã xây dựng được thương hiệu mạnh , có chỗ đứng vững chắc trên thương trường và ngành dệt may cũng là ngành có nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 900 , SA8000; nhiều mặt hàng của ngành được bình chọn là "hàng việt nam chất lượng cao". Ban xuất nhập khẩu dệt may là một ban thuộc Tổng Công ty được hình thành từ năm 1977 với những hoạt động ban đầu rất đơn sơ và đến năm 2007 được cổ phần hóa. Việc ra đời Công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Dệt may là hoàn toàn hợp lý với xu thế chung của thế giới , đẩy mạnh xuất nhập khẩu của đất nước. Trong thời gian thực tập ở công ty em đã cố gắng tìm hiểu về công ty , về lịch sử hình thành ,về tình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của công ty . Bản báo cáo thực tập tổng hợp này em xin nêu rõ những nét chung nhất về những vấn đề đó. Bài viết gồm 5 phần: Lịch sử hình thành phát triển cuả công ty. Đặc điểm kinh doanh của công ty Các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu Kết quả kinh doanh cỉa doanh nghiệp qua các giai đoạn Nhận xét và đánh giá, đề xuất Do thời gian và trình độ có hạn nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu xót , kính mong cô giáo hết sức giúp đỡ em để bài viết được hoàn thiện . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ , hướng dẫn của cô. I,Lịch sử hình thành phát triển của công ty 1. Sự hình thành Tổng công ty dệt may Việt nam ra đời năm 1958 là một trong những tổng công ty lớn nhất của việt nam. Ban xuất khẩu được thành lập ở tổng công ty năm 1977 và tổng công ty có tên gọi là tổng ty xuất nhập khẩu dệt việt nam, viết tắt là TEXTIMEX. TEXTIMEX năm 1986 tách thành hai: một là tổng công ty xuất nhập khẩu dệt( TEXTIMEX) và một là tổng công ty sản xuất khẩu may việt nam (CONFECTIMEX). Hai công ty trên hợp lại thành tổng công ty dệt may việt nam vào năm 1995 và viết tắt là VINATEX. Khi mới thành lập tổng công ty có 5 ban chính, bao gồm: Ban tổ chức - hành chính. Ban kỹ thuật – đầu tư. Ban xuất nhập khẩu. Ban kế hoạch – thị trường. Đến ngày 08 tháng 06 năm 2000, ban xuất khẩu được tách ra và lập thành công ty riêng, lấy tên là công ty xuất nhập khẩu dệt may theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 37/2000/QD-BCN của bộ công nghiệp. Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may được chuyển đổi sang tên cổ phần hòa theo quyết định số 2414/QD-BCN ngày 12/7/2007 của bộ công nghiệp. tiền thân là công ty sản xuất- xuất khập khẩu dệt may thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị là : công ty xuất khẩu dệt may và công ty dịch vụ thương mại số 1 Tên công ty : công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may Tên tiểng anh: TEXTILE- GARMENT IMPORT AND PRODUCTION JONT STOCK CORPORATION Tên giao dịch: VINATEXIMEX Trụ sở chính đặt tại: số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội. 2, Chức năng nhiệm vụ chính của công ty - Công ty có nhiệm vụ tự chủ trong kinh doanh, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với tổng công ty. - Có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh và phải kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và phải phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của công ty đặt ra và của công ty giao. - Phải tiến hành xây dựng chiến lược phát triển sao cho phù hợp với nhiệm vụ của tổng công ty giao và nhu cầu thị trường. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động, luật công đoàn đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty. - Thực hiện đúng các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do tổng công ty và các cơ quan chức năng khác của nhà nước quy định. - Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính ( nếu có) trực tiếp cho nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật. - Có trách nhiệm nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do tổng công ty giao. 3,Chức năng kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất( trừ hóa chất nhà nước cấm), thuốc nhuộm, bông, xơ , tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len thảm, đay tơ, tơ tằmvà các sản phẩm của ngành dệt may. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu: hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải sản( trừ loại lâm sản nhà nước cấm), thủ công mỹ nghệ, ôtô, xe máy phương tiện vận tải, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác, sắt thép, gỗ, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh; trang thiết bị văn phòng; thiết bị tạo mẫu thời trang, vật liệu điện, điện tử, cao su, đồ nhựa, trang thiết bị bảo hộ lao động; - Kinh doanh: văn phòng phẩm, nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại, phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp, dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường, phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại màu; - Sản xuất, kinh doanh, sữa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp, thi công lắp đặt hệ t hống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cầu, thang máy, tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy( không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); - Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học; - Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, ủy thác mua bán xăng dầu; - Dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng, cho thuê văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước và quốc tế( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường). - Kinh doanh xuất nhập khẩu: máy móc, thiết bị ngành y tế, xi măng, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ ngành nhựa; - Kinh doanh phân bón, vật tư, máy móc, thiết bị ngành nông nghiệp( không bao gồm thuốc bảo vệ thực vất); - Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất chế biến thủy hải sản; - Kinh doanh chế phẩm thủy hảia sản; - Kinh doanh xăng dầu; - Kinh doanh vật liệu xây dựng; - Dịch vụ làm thủ tục hải quan; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh./ Quy mô về vốn: - Vốn điều lệ : 35 000 000 000 đồng( ba mươi lăm tỷ đồng) - Cổ phiếu phiếu phát hành lần đầu là 35000000000 đồng, tương ứng với 3500000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10000 đồng, trong đó: + Cổ phần do tập đoàn dệt may năm giữ : 2275000 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ; + Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 278100 cổ phần, chiếm 7,95% vốn điều lệ; + Cổ phần bán đấu giá công khai : 946900 cổ phần, chiếm 27,05% vốn điều lệ. Quy mô lao động: Tổng lao động đến thời điểm cổ phần hóa : 188 người; Tổng số lao động chuyển sang công ty cổ phần : 137 người Tổng số lao động dôi dư: 36 người. trong đó, theo nghị đinh 41/2002- ND- CP: 15 người, theo bộ lao động : 21 người. Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống của cán bộ cả về vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, năm 2008 là 4.200.000đ/tháng. Vào những ngày 8/3 và 20/10 hàng năm công ty tổ chức tặng quà cho nữ cán bộ công nhân viên. Hàng năm công ty thường xuyên tổ chức tham quan nghỉ mát, biểu diễn văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. 4. Mô hình tổ chức của công ty hiện tại với chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Mô hình tổ chức: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: - Ban giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân có quyền lực cao nhất trong công ty và phải chịu trách nhiệm trước tổng công ty về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý. - Phòng tổ chức hành chính: Giúp công ty quản lý nhân sự, sắp xếp hoạt động trong công ty. Quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty về các khoản như lương, thưởng và các kỳ nghỉ mát, nghỉ phép của họ. truyền đạt các thông tin trong nội bộ của công ty tới mọi cá nhân một cách đầy đủ và kịp thời. có kế hoạch bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt trong công ty, cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cũng như tuyển chọn thêm người cho các phong ban. Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ tham mưu tham gia và xây dựng theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của tổng công ty và nhà nước giao. Thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, xúc tiến các mối quan hệ đối ngoại nhà cung cấp, cập nhập đầy đủ thông tin về thị trường và theo dõi thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn các mặt công tác về tài chính, kế toán giúp công ty chủ động về nguồn vốn để phục vụ cho các phòng. Lập báo cáo các thống kê theo định kỳ nộp cho các cơ quan chủ quản, thực hiện đầy đủ mọi quy định của nhà nước về công tác tài chính. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất khẩu dệt may I, II , phòng kinh doanh vật tư đều có các chức năng nhiệm vụ tương tụ như nhau khác ở đối tượng kinh doanh bao gồm: các nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh những mặt hàng riêng và chúng thường gắn liền với tên của phòng. Chẳng hạn phòng kinh doanh vật tư luôn kinh doanh các mặt hàng các loại vật tư ngành dệt may hoặc của một số ngành khác, phòng xuất nhập khẩu dệt may I,II kinh doanh các sản phẩm nguyên vật liệu liên quan đến ngành dệt may, nhập khẩu các loại hàng hóa ngoài ngành dệt may và kinh doanh nội địa khá nhiều. tuy nhiên các phòng này đều phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về công việc mà mình được giao. II. Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp: 1, Đặc điểm về sản phẩm Theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì công ty kinh doanh những mặt hàng chủ yếu sau: Hoạt động thương mại, sản xuất nhập khẩu, kinh doanh, thiết kế mẫu, kinh doanh tổng hợp phục vụ trong và ngoài ngành dệt may. Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao vận hàng hóa, họa sĩ thiết kế và công nhận có tay nghề cao Xuất khẩu: + Xuất khẩu các hàng dệt may, các chủng loại xơ sợi, vải hàng may mặc, dệt kim , chỉ khâu, khăn bông… + Xuất nhập khẩu hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, ôtô, xe máy, các mặt hàng tiêu dùng khác… + Xuất khẩu các loại trang thiết bị văn phòng, thiết bị tạo mẫu thời trang. + Hàng dệt may, khăn bông, hàng thủ công mỹ nghệ: thảm len, cói + Xuất khẩu cà phê Nhập khẩu: + Bông xơ + Nhập khẩu thiết bị máy móc cho ngành dệt may và các ngành công nghiệp + Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho ngành xây dựng... + Nhập khẩu hóa chất thuốc nhuộm Kinh doanh nội địa: sợi, chỉ các loại, hàng thời trang, quần áo bảo hộ lao động, phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước, các đơn vị trong ngành xây dựng, giao thông vận tải và một số ngành khác… Kinh doanh kho vân, kho ngoại quan, ủy thác trong việc mua bán xăng dầu… Kinh doanh nội địa và xuất khẩu các loại sắt thép, vật tư, máy móc, thiết bị, các loại gỗ và đồ gỗ khác… Tham gia một số dự án trong và ngoài ngành dệt may. Ngoài ra công ty còn cung cấp các loai dịch vụ phục vụ cho ngành dệt may và sản xuất giầy, đó là làm đại lý bảo hành cho các nhãn hiệu máy móc nổi tiếng như JUKI, KAISAI, CAD-CAM… của Nhật, Đức, Pháp, Mỹ... 2, Khu vực kinh doanh và khách hàng - Xuất khẩu: + Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, Châu Âu.. + Kkhăn bông sang Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc… + Hàng thủ công mỹ nghệ : thảm len, cói… sang thị trường Argentina, Meixco, Ucraina + Cà phê sang thị trường Đức, Thụy Sĩ… Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 9,0 triệu USD/năm Nhập khẩu: + Bông xơ từ châu phi, Mỹ , Autralia, Uzebekistan. + Hóa chất thuốc nhuộm từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Kim ngạch nhập khẩu bình quân 27,0 triệu USD/năm. Kinh doanh nội địa, các đại lý: Thiết bị máy bay cho công ty Juki( singapore) Thiết bị là ép cho công ty Veit( Đức), nồi hơi… Nguyên liệu Malt bia cho hãng Weyermann Đức tại Việt Nam Công ty đã lập được chi nhánh ở khắp mọi nơi trên đất nước, thuận tiện cho việc vận chuyển và nhận hàng ở khắp các cảng biển. Công ty có một hệ thống riêng các cửa hàng chuyên giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty còn đặt các gian hàng ở các siêu thị và do chính nhân viên của công ty trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm của công ty Công ty áp dụng công nghệ bán buôn cho các tỉnh thành khác trong nước cũng như ngoài nước. 3. Cạnh tranh a, Trong nước: Với dân số khoảng 80 triệu người vào năm 2000 và khoảng 88 triệu vào năm 2005, việt nam được coi là một thị trường lớn đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may trong nước, đây là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn lại đang phát triển. Với tốc độ phát triển cao và có nhu cầu ngày càng nhiều về hàng may mặc, song hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nói riêng cũng như toàn ngành dệt may nói chung lại đang gặp khó khăn rất nhiều trên thị trường này. Thị trường nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức để mặc cho sản phẩm của nước ngoài thao túng. Trong những năm qua doanh thu từ thị trường nội địa của công ty rất nhỏ bé chủ yếu là từ việc gia công sản xuất mặt hàng đồng phục cho các cơ quan, nhà máy… bán hàng tồn kho… Mặc dù chính phủ có nhiều biện pháp chống buôn lậu nhưng hiện nay trên thị trường nội địa hàng dệt may việt nam cũng như của công ty đang bị sức ép lớn của hàng may Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động với lợi thế được nhà nước ưu tiên về thuế, giá thuê đất, trình độ trang thiết bị, kinh nghiệm thương trường, tiềm năng tài chính… đang trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty. Ngoài ra, trên thị trường dệt may hiện nay có rất nhiều công ty có quy mô không phải nhỏ như: công ty may 10, công ty dệt Hà Nam, công ty dệt lụa Nam Định, công ty dệt thắng lợi, công ty dệt việt thắng… b, Quốc tế Thách thức của quá trình hội nhập khu vực và thế giới ngày càng lớn, trong khi một số thị trường xuất khẩu tiềm năng như( mỹ,SNG, đông âu…) chưa khai thông được những ách tắc vốn có, các thị trường hạn ngạch EU và canada ngày càng thu hẹp do xu hướng tự do và cạnh tranh ngày càng đến gần. khu vực châu Á ít nhiều còn chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, sức mua còn hạn chế, giá thành vẫn chưa cao. Các thị trường phi hạn ngạch bị cạnh tranh quyết liệt về cả giá nên giá giảm nhiều, doanh thu và lợi nhuận cũng giảm. do Trung Quốc bắt đầu gia nhập WTO nên hàng xuất nhập khẩu của công ty cũng có nguy cơ bị cạnh tranh lớn trên thị trường nước ngoài. 4, Các đặc điểm khác a, Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các phòng ban đều được trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết cho nhân viên và cán bộ, hàng năm công ty vẫn giành ra một khoản chi phí đáng kể cho việc thay thế các thiết bị cũ, các phòng luôn luôn sạch sẽ thoáng mát đảm bảo cho sức khỏe của cán bộ làm việc. b, Công nghệ sản xuất: Thị trường luôn luôn đòi hỏi các sản phẩm phải đa dạng phong phú, vì vậy trang thiết bị của công ty cũng không ngừng được cải tiến, các công nghệ sản xuất thường xuyên nhập từ các nước các nước có công nghệ cao, nổi tiếng trên thế giới như của Nhật, Đức, Pháp, Mỹ III, Các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu: 1,Công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường kinh doanh, mặt hàng kinh doanh Thị trường xuất khẩu dệt may của công ty khá đa dạng và phong phú như: Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc… trong đó nhật bản và EU là hai thị trường lớn nhất của công ty( kim ngạch xuất khẩu của công ty sang nhật bản chiếm hơn 50% và sang EU chiếm khoảng 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu). với thị trường nhật bản đây là một thị trường nhập khẩu lớn có sức tiêu thụ mạnh. Mặc dù trong thời gian gần đây do khung hoảng kinh tế nên sức tiêu thụ của thị trường này có giảm sút nhưng tương lai đây vẫn là một thị trường chủ yếu của công ty. Còn thị trường EU tuy đây là một thị trường được quản lý bằng hạn ngạch hàng hóa muốn xâm nhập vào được thị trường này đều phải có quota nhưng nhờ có hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa việt nam va EU đã được ký kết nên việc xuất khẩu hàng dệt may của công ty vào thị trường này cũng gặp nhiều thuận lợi. kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng dần trong các năm qua, hứa hẹn một thị trường có nhiều triển vọng và công ty cũng đã lập ra một bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường này. Trong tương lai, Mỹ và các nước Đông Âu sẽ là những thị trường mới với những hướng phát triền cho xuất khẩu hàng dệt may của công ty. Mỹ là một thị trường rộng lớn, người dân việt nam cư trú ở đó cũng khá đông, đặc biệt là khi hiệp đinh thương mại việt mỹ được ký kết và có hiệu lực sẽ tạo ra một tiền đề vững chắc cho hướng phát triển của công ty vào thị trường này. Công tác nghiên cứu thị trường được công ty chú trọng, không ngừng phát triển thị trường, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Thị trường đầu ra và thị trường đầu vào được phối hợp một cách nhịp nhàng để tìm kiếm nhà cung ứng và tìm kiếm khách hàng. Thị trường trong nước cũng được công ty chú trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Công ty đã mở nhiều đại lý, cửa hàng ở khắp nơi trên cả nước và do chính nhân viên của công ty bán hàng phục vụ người tiêu dùng. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng để cải tiến sản phẩm với mẫu mã chất lượng tốt nhất. công việc này được phòng nghiên cứu thị trường phối hợp với phòng thiết kế tạo mẫu để nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất 2, Công tác xây dựng chiến lược và lập kế hoạch Trên cơ sở kế hoạch đã được tổng hợp công ty giao và kế hoạch hàng tháng các phòng báo cáo về, kịp thời phân bổ kế hoạch theo từng phòng, theo dõi việc kinh doanh, bảng biểu thống kê đã hoàn chỉnh, thực hiện đúng thời gian các báo cáo định kì và báo cáo đột xuất. cập nhập thông tin về hội chợ xúc tiến thương mại, về các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu, đảm bảo tốt việc giao nhận hàng trong kho. Công ty định hướng kinh doanh cho năm trước mắt và tiếp theo đinh hướng cho tương lai của công ty, xác định đúng đắn chỉ tiêu cụ thể, hệ thống biểu mẫu, các kế hoạch hoạt động trong ngày, trong tuần, trong tháng của bộ máy toàn công ty. Công tác xây dựng chiến lược và lập kế hoạch của công ty bám sát tình hình thực tế, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp và có tính khả thi. Công ty đặt ra kế hoạch năm 2009, doanh thu các mặt hàng như sau: Bảng 1: Mặt hàng Số lượng Trị giá(đv tỷ đổng) Bông 10853 tấn 309,5 Sợi các loại 4022 tấn 140,9 Xơ các loại 3291 tấn 87,5 Hạt nhựa 5392 tấn 121,5 Thép 3291 tấn 40.2 Khăn bông XK 2779425 tá 51,2 Quần áo các loại 419019 chiếc 25,5 Thiết kế 131,5 ( nguồn: theo số liệu phòng kế hoạch ) 3, Công tác mua hàng: Công tác mua hàng được công ty triển khai và thực hiện đúng với kế hoạch đặt ra. Sau khi nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào, công ty chọn nhà cung ứng phù hợp với mục tiêu và khả năng chi trả. Do chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu trong nước( chỉ đáp ứng được khoảng 10%) nên 90% nguyên phụ liệu cho ngành dệt và ngành may mặc là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đặc thù của công ty là các mặt hàng may mặc chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua hình thức gia công vì vậy chỉ sử dụng một phần nhỏ nguồng nguyên liệu sẵn có ở trong nước. mặt khác, trong những năm gần đây, do nhu cầu về đổi mới trang thiết bị máy móc của ngành dệt may của các doanh nghiệp trong nước nên công ty cũng không ngừng nhập khẩu trang thiết bị máy móc .. từ nước ngoài về bán cho các doanh nghiệp dệt may để tiến hành hiện đại hóa ngành dệt may. Do vậy, kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên trong những năm qua. 4, Công tác bán hàng: Trong quá kinh doanh xuất khẩu các phòng đã năng động tìm kiếm khai thác nhiều chủng loại hàng khác nhau, sản xuất mặt hàng mới hoặc làm theo yêu cầu mẫu mã của khách để không ngừng đáp ứng nhu cầu hàng ngày càng tăng. Trên thực tế năm 2008, do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn triển khai các đơn hàng đã kí, trước tình hình đó Ban lãnh đạo công ty đã cùng với các phòng kinh doanh suy nghĩ tìm ra những biện pháp tích cực nhất và không kể ngày lễ, ngày nghỉ, vùng xa để đi khảo sát thực tế sản xuất, tìm kiếm các đơn vị sản xuất có khả năng làm hàng để kí hợp đồng, chính vì vậy mà các đơn hàng của công ty đã được thực hiện suôn sẻ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên công ty đã duy trì giữ được khách hàng cũ và tìm thêm được nhiều khách hàng mới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. *Về mặt hàng may mặc xuất khẩu: Hạn nghạch EU đã được thả nổi nhưng với sự cố gắng của tập thể phòng Xuất May đã tự mình chèo chống, chịu khó quan hệ tìm nguồn để đáp ứng số lượng hàng đã kí và đã duy trì được hệ thống khách hàng vững chắc và dữ mối quan hệ với khách nước ngoài, ngoài khách hàng cũ đã tìm tthêm được 8 khách hàng mới : ở các nước Mỹ, Hàn quốc, Canada và một số hãng tại EU. Như chúng ta đã biết việc làm gia công rất nhiều thủ tục và vất vả nhưng theo chủ trương của Nhà nước, chúng ta vẫn phải làm vì nó vẫn thu được những mặt lợi cho doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho xã hội. * Về mặt hàng dét : Khăn bông là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty cũng luôn ỏ trong tình trạng cạnh tranh quyết liệt, khách hàng nước ngoài liên tiếp ép giá, trong nước các đơn vị sản xuất cắt giảm sản xuất, khó khăn chồng chất, nhưng phòng xuất Dệt dưới sự điều hành sát sao của Giám đốc và sự phối hợp với phòng kinh doanh vật tư đã chủ động được nguyên iệu làm hàng với giá cạnh tranh để xuất khẩu cho những đơn hàng đã kí nên đã thu hút được các khách hàng cũ và tìm thêm nhiều khách hàng mới Mặt hàng khăn bông xuất khẩu năm 2008 đạt 2526750 chiếc. Đặc biệt là mặt hàng dệt kim,một thời gian dài gần như không có khách và phát triển chậm chạp nhưng với ý trí quyết tâm khôi phục mặt hàng này, phòng Xuất dệt đã vượt qua nhiều trở ngại tìm tới các đơn vị sản xuất tư nhân ở xa cử người bám sát và sản xuất nên đã xuất khẩu được một lượng hàng lớn với hai hình thức gia công và bán FOB Công ty đánh gia cao về mặt hàng dệt kim phòng Xuất Dệt đã đạt được ngoài các mặt hàng chủ lực ,phòng Xuất Dệt đã cố gắng đẩy mạnh kinh doanh nội địađể có thể cung cấp bông cho đơn vị sản xuất lấy hàng xuất khẩu với giá cạnh tranh . Bên cạnh các đơn hàng lớn về khăn, dệt kim, anh em trong phòng không quản khó khăn trong việc khai thác thêm nhiều mặt hàng để xuất khẩu như hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu den, mây tre , mặc dù trị giá không lớn nhưng cũng nhưng cũng góp phần tăng doanh thu. Nhìn chung trong năm qua công tác kinh doanh xuất khẩu của công ty đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, mạnh dạn tiếp cậnvới phương thức kimh doanh mới và có hướng đi đúng đắn nên chúng ta đã hoàn thànhvượt mức kim ngạch xuất khẩu Tổng công ty giao và được Tổng công ty đánh giá là một trong những công ty phụ thuộc có kim nghạch xuất khẩu cao nhất. 5, Các nghiệp vụ hỗ trợ kinh doanh: a, Định giá kinh doanh Công ty sử dụng chính sách giá cạnh tranh vì trên thị trường hiện nay công ty đang phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. mặt khác mặt hàng của công ty cũng có chỗ đứng trên thị trường và có uy tín đối với người tiêu dùng. Vì vậy công ty sử dụng chính sách giá này rất hợp lý vì vừa giữ lại vừa có thể mở rộng thị trường của công ty cả trong và ngoài nước. Về các mặt hàng chủ yếu của công ty là hàng may mặc, công ty sử dụng chính sách giá rất khác nhau, giá ở hệ thống các siêu thị cũng như các cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm của công ty là giá bán lẻ và nó được quy định cùng một giá do công ty đề ra, mặt khác, giá do các đơn đặt hàng,hoặc giao với khối lượng lớn thì công ty lại sử dụng chính sách bán buôn. b, Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại hỗn hợp: Công ty thường xuyên tham gia các hội trợ triển lãm cũng như tạo điều kiện cho cán bộ các phòng đi nước ngoài tham gia các hội trợ để có cơ hội tìm kiếm thêm khách hàng, giới thiệu mặt và ký kết các hợp đồng. Ngoài ra công ty thực hiện các hoạt động quảng cáo bằng việc cho ra đời các catalogue và tờ rơi quảng cáo các mặt hàng kinh doanh của từng phòng. Cử cán bộ đi giới thiệu, chào hàng nhất là những mặt hàng mới kinh doanh của công ty tới khách hàng cũ và những đối tượng có thể trở thành khách hàng. Để phục vụ cho việc chào hàng được thuận tiện công ty đã thành lập một bộ phận chuyên thiết kế và sản xuất các mẫu quần áo. Từ những mẫu này sau khi chào hàng nếu được chấp nhận và đặt hàng thì công ty sẽ đặt lại các công ty sản xuất khác sản xuất theo đúng những mẫu đó và sẽ xuất bán đi. IV, Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các giai đoạn: 1, Kết quả thực hiện các đơn vị trong tập đoàn dệt may việt nam: a, Nhận định tình hình dệt may Diễn biến về giá Giá cả nguyên liệu biến động lớn : đầu năm hầu hết các nguyên liệu vật tư đầu vào ngành dệt may đều tăng nhanh nhưng đến thời điểm hiện tại đã giảm mạnh đã để lại hậu quả tương đối lớn: giá bông cấp 1: 11 tháng đầu năm doanh nghiệp phải nhập trên dưới 1,7 USD/kg tăng 28% so với năm 2007. nhưng từ tháng 11 đến nay bông giao dịch trên thị trường giá giảm mạnh nằm trong khởng giá bông cấp 1 là 1.25USD/kg như vậy giảm 30%. Với nguyên liệu bông các doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước, hàng nhập về trong tháng 10, 11 giá 1.7USD/kg làm giá thành sợi Ne 32/1 cotton khoảng 40500đ/kg trong khi đó giá bán trong tháng 11( chưa VAT) là 36.500đ/kg nên mỗi kg sợi các doanh nhiệp đã lỗ 4.000đ/kg. mặt khác giá sợi lại tiếp tục trong xu thế đi xuống. giá mặt hàng xo cũng diễn biến tương tự. Đây chính là biểu hiện của tình trạng giảm phát Diễn biiến về tỷ giá đồng ÚD trong quý I và quý II năm 2008 ttheo hai chiều hướng trái ngược nhau. Cụ thể: năm 2007 tỷ giá trung bình là 16000 VNĐ/USD, quý I/2008 tỷ giá trung bình là 15500VNĐ/USD, và đến quý II/2008 thì tăng đột đến 17500 VNĐ và hiện tại có thời điểm là 18050VNĐ. Cả hai chiều hướng đều gây khó khăn cho các doanh nghiệp và nguy cơ ngừng trệ sản xuất và gây cho nhiều doanh nghiêp. Ảnh hưởng trong quý I/2008: do tỷ giá đồng USD bị giảm sút quá nhanh nên các ngân hàng hạn chế mua vào USD, cho nên USD thu được xuất khẩu dệt may kho chuyển đổi ra VNĐ dẫn tới việc thanh toán các khoản chi trong nước, đặc biệt là tiền lương cho người lao động gặp khó khăn. Trong khi giá cả đầu vào như: xăng dầu, than và các nguyên liệu, vật tư khác tăng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp dệt may hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, một số đơn vị bị thua lỗ. Ảnh hưởng trong quý I/2008 : Do tỷ giá đồng USD bị giảm sút quá nhanh nên ccs ngân hàng hạn chế mua vào USD, cho nên USD thu được từ xuất khẩu dệt may khó chuyển đổi ra VNĐ dẫn tới việc thanh toán các khoản chi phí trong nước, đặc biệt là tiền lương cho người lao động gặp khó khăn. Trong khi giá cả đầu vào như : xăng dầu, than và các nguyên liệu, vật tư khác tăng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp dệt may hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, một số đơn vị bị thua lỗ Ảnh hưởng trong quý II/2008 : Bước sang quý II/2008 thì tỷ giá đồng USD tăng vọt, dẫn đến nguyên liệu phải nhập khẩu trong ngành Dệt như: Bông, Xơ, chất trợ, hóa chất thuốc nhuộm quy đổi ra VNĐ tăng rất cao, dẫn đến giá thành phẩm sợi ,vải tăng đột biến không đủ sức cạnh tranh thị trường quốc tế vầ trong nước, hạn chế sức mua, sản phẩm sản xuất ra tồn kho ứ đọng. Do tỷ giá USD tăng cao, nên có trường hợp doanh nghiệp cần USD để trả nợ ngân hàng hoặc thanh toán L/c đến hạn thì phải mua USD của ngân hàng bán ra với giá cao hơn nhiều lần so với tỷ giá niêm yết của ngân hàng, ví dụ: tỷ giá ngân hàng niêm yết la 16,250Đ/USD nhưng thực chất bán ra lên đến trên dưới 18000Đ/USD, dưới hình thức chuyển đổi qua đồng ngoại tệ khác. Quý III/2008 tỷ giá đồng USD tương đối ổn định, thì đến thời điểm cuối năm đồng USD lại có biểu hiện tăng giá. Ngoài ra tỷ giá đồng EUR do biến động lên xuống thất thường và khó lường b, Kết quả thực hiện các đơn vị trong tập đoàn dệt may Việt Nam Mặc dù bị những áp lực lớn như đã nêu ở trên làm ảnh hưởng đến quá trình SXKD, năm 2008 các doanh nghiệp đã chủ động tìm cho mình hướng đi, giải pháp phù hợp, đảm bảo mức độ tăng trưởng các chỉ tiêu chính của toàn tập đoàn: Về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 (ước tính bao gồm cả các đơn vị tập đoàn không giữ cổ phần chi phối và liên doanh liên kết): gía trị sản xuất công nghiệp thực hiện:14.380 tỷ đồng. Tổng doanh thu :22.756 tỷ đồng. Kim ngạch XK: 1.590 triệu USD. Về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 (ước tính bao gồm các đơn vị Tập đoàn giữ cổ phần chi phôi trên 51%) : 7.390 tỷ đồng đạt 96% so với thực hiện năm 2007. Tông doanh thu đạt 13.814,3 tỷ đồng tăng 4% so với thực hiên năm 2007. Kim ngạch XK đạt 498,4 triệu USD đạt 110% so với thực hiên năm 2007 2, Kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty: Doanh thu : - Thực hiện năm 2008 đạt : 915 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch tập đoàn giao, bằng 100,3% so với kế hoạch công ty, tăng 16% so với thực hiện năm 2007. Trong đó các mặt hàng đặt doanh thu cao như: Bảng 2: (nguồn: phòng kế hoạch thị trường) Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Số lượng Trị giá( đv: tỷ đồng) Số lượng Trị giá( đv: tỷ đồng) bông 8288 tấn 236,3 9867tấn 281,3 Sợi các loại 3071 tấn 107,6 3657 tấn 128,1 Xơ các loại 2513 tấn 66,8 2992 tấn 79,6 Hạt nhựa 4118 tấn 92,82 4902tấn 110,5 Thép 2513 tấn 30,6 2992 tấn 36,5 Khăn bông XK 2122470 tá 39,1 2526750 tá 46,5 Quần áo các loại 319979 chiếc 19,5 380927 chiếc 23,2 Thiết bị 100,5 119,6 Kim ngạch xuất khẩu năm 2007: 5.226.521 USD; năm 2008: 6.222.048USD. Kim ngạch nhập khẩu năm 2007: 27.662.339; năm 2008._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22780.doc
Tài liệu liên quan