Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội: MỤC LỤC
Lời nói đầu:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong những năm qua ngành công nghiệp Dệt May đã đạt được những thành tựu đáng kể. Liên tục trong nhiều năm, công nghiệp Dệt May luôn là ngành có giá trị xuất khẩu cao, mang lại ngoại tệ nhiều cho đất nước, đồng thời là ngành thu hút được nhiều lao động, khoảng 2 triệu người, góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm…Là một thành viên trực thuộc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Hà nội góp phần không... Ebook Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ vào sự phát triển chung của toàn ngành. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty dệt may Hà nội không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Mai Xuân Được và sự giúp đỡ của phòng kinh doanh cùng các phòng ban khác trong Tổng công ty dệt may Hà nội, sau một thời gian thực tập ở Tổng công ty, tôi đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Qua đó tôi đã có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dệt May Hà nội. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế và thời gian có hạn, tôi không tránh khỏi thiếu sót trong báo cáo của mình, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Hà Nội tháng 01/2008
I/ Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty dệt may Hà Nội.
Tên đầy đủ: Tổng công ty dệt may Hà Nội.
Tên giao dịch: Hanosimex.
Trụ sở chính: Số 1 Mai Động – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Điện thoại: 8621463 – 8622335
Fax: 84 – 4 – 8622334
- E-mail: hanosimex @hn.vnn.vn
hanosimex@fpt.vn
- Webside: www.hanosimex.com.vn
Tổng công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động được chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Tiền thân của Tổng công ty Dệt May Hà Nội là Nhà máy sợi Hà nội, được khởi công xây dựng từ tháng 2/1979.
+ Đến ngày 21/11/1984 Nhà máy sợi chính thức được hoàn thành.
+ Sau một thời gian phát triển, tháng 6/1995 nhà máy đổi tên thành xí nghiệp thành công Hà nội,.
+ Năm 1999 chuyển đổi tên thành công ty Dệt May Hà nội.
+Tháng 3/2007 Công ty Dệt May Hà nội đổi tên thành Tổng công ty Dệt May Hà nội.
Hiện nay, Tổng công ty Dệt May Hà nội gồm các đơn vị thành viên sau:
Nhà máy dệt Demin.
Nhà máy may 1.
Nhà máy may 2.
Công ty may thời trang.
Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex.
Công ty Cổ phần Dệt Hoàng Thị Loan.
Công ty Cổ phần Thương mại Hải phòng Hanosimex.
Công ty Cổ phần Yên Mỹ.
Công ty Cổ phần may Đông mỹ.
Công ty Cổ phần Thương mại Hải phòng.
Công ty Cổ phần Thương mại Coffee Indochina.
Siêu thị Vinatex Hà đông…
Với mục tiêu coi chất lượng là ưu tiên hàng đầu, cùng với thiết bị - công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, lực lượng công nhân lành nghề, sản phẩm của Tổng công ty luôn đạt chất lượng cao, đạt được nhiều bằng khen và huy chương tại các hội chợ triển lãm.
II/ Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội.
2.1.Đặc điểm máy móc, thiết bị.
Với 2 nhà máy Sợi 1 và 2 được trang bị hoàn toàn bằng thiết bị của các nước như Italia, Đức, Bỉ, Hàn Quốc…sản xuất từ các năm 1982 đến những năm 1990, do đó giá trị còn lại của máy móc thiết bị khoảng 73%. So với thế giới thì máy móc thiết bị của Tổng công ty Dệt May Hà nội còn nhiều hạn chế nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì hệ thống máy móc thiết bị này là tương đối hiện đại.
Các loại máy móc mà công ty dùng để sản xuất những sản phẩm chủ yếu trong những năm gần đây:
Tên máy
Năm sử dụng
Số lượng
Công suất
Nước sản xuất
Máy cắt
1980
815
70%
Tiệp khắc, TQ…
Máy may
1990
800
65%
Nhật Bản
Máy thêu
1990
820
60%
Nhật Bản
Máy xử lý
1989
20
70%
Hàn Quốc
Máy dệt
1989
320
60%
Nhật Bản
Ngoài ra, Tổng công ty Dệt May Hà nội còn có thiết bị động lực, khí nén, lò hơi, hệ thống xử lý nước thải…và hệ thống thiết bị phụ trợ phục vụ cho các hoạt động của nhà máy.
Hàng năm Tổng công ty Dệt May Hà nội vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hơn 10 năm qua, công ty đã đầu tư 554 tỷ đồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như dây chuyền chải thô CX – 4000 của Italia, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp…
Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp của Đài Loan, Nhật Bản… Trong khâu may đầu tư gần 500 máy khâu, máy sén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền may quần Jeans… Giá trị đầu tư của nhà máy trong những năm gần đây vào công nghệ máy móc thiết bị được thể hiện ở bảng sau:
Bảng giá trị đầu tư của Tổng công ty Dệt May Hà nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Giá trị đầu tư
2003
105.2
2004
125.7
2005
156.3
2006
165.8
2007
185.6
Nguồn: phòng đầu tư
2.2.Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Các nguyên vật liệu sử dụng:
Nguyên vật liệu chính để sản xuất của Tổng công ty là bông và xơ. Trong đó:
- Nguyên liệu bông: Trong nước chiếm khoảng 13%, còn lại là nhập khẩu.
- Nguyên liệu xơ: Chủ yếu nhập từ các nguồn như Hàn Quốc, Đài Loan..
Ngoài các nguyên liệu chính, công ty còn nhập khẩu một số nguyên liệu khác như hóa chất, thuốc nhuộm và các chất phụ gia khác.
2.3 Đặc điểm về nguồn vốn:
Bảng tổng số vốn và cơ cấu vốn của Tổng công ty Dệt May Hà nội.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006 (5)
2007(6)
(6)/(5)%
Tổng số vốn
198000
210000
218000
223850
231400
106.85%
Vốn lưu động
133500
79600
84500
88400
89500
101.24%
Vốn cố định
64500
130400
133500
135450
141900
104.76%
% Vốn LĐ
67,42%
37,90%
38,76%
39,49%
63,07%
%Vốn CĐ
32,58%
62,10%
61,24%
60,51%
36,93%
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán.
Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tổn vốn của Tổng công ty Dệt May Hà nội qua các năm đều tăng. Năm 2007 tăng 6.85%, tương ứng với số tiền là 7550 triệu đồng. Trong đó vốn lưu động tăng 1.24%, tương ứng với số tiền là 1100 triệu đồng, vốn cố định tăng 4.76% tương ứng với số tiền là 6450 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả hơn so với những năm trước đây. Nguồn vốn cố định của công ty tương đối lớn sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Điều này còn do công ty trong những năm qua đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng lực của máy móc thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
2.4. Đặc điểm lao động.
Hiện nay công ty có trình độ lao động đông đảo và có trình độ cao. Số lượng lao động luôn ổn định trong các năm gần đây. Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày nay.
Số lượng lao động trong những năm qua:
Đơn vị: Người
Lao động bình quân
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Khu vực Hà nội
3116
3550
3715
3800
3869
3956
Khu vực Hà Đông
658
773
656
669
685
698
Khu vực Vinh
598
566
633
649
349
375
Khu vực Đông Mỹ
280
299
377
356
354
361
Tổng số lao động
4652
4988
5381
5474
5257
5400
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Ngoài số lượng lao động đông đảo, công ty còn có một thế mạnh vô cùng to lớn so với các doanh nghiệp khác là trong doanh nghiệp có số lượng lao động có trình độ tay nghề cao, ngoài những lao động trực tiếp tham gia sản xuất còn có một lực lượng đông đảo lao động gián tiếp tham gia có hiệu quả công tác điều hành sản xuất, hoạch định chiến lược có trình độ cao.
2.5. Đặc điểm sản phẩm.
Tổng công ty có nhiều loại sản phẩm, bao gồm các sản phẩm dưới dạng nguyên liệu sản xuất như: các loại sợi cotton, sợi Peco, PE với các chỉ số khác nhau…Mặt hàng quan trọng khác của Tổng công ty là các sản phẩm hàng tiêu dùng như sản phẩm dệt kim, khăn, vải Denim…
- Sản phẩm sợi:
Công ty có sản lượng trên 1500 tấn mỗi năm với nhiều chủng loại sợi như cotton, sợi PE… Sản phẩm sợi là sản phẩm truyền thồng và chiếm tỷ trọng chủ yếu của Tổng công ty dệt may Hà nội. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là bông xơ. Sản phẩm sợi được bán cho các công ty sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Các loại sợi của Tổng công ty có chất lượng cao và đạt các chỉ tiêu chất lượng như: Chỉ số rộng ( từ Ne 06 đến Ne 60 ), độ đều cao, điểm dày – mỏng kết hợp ở mức độ cho phép.
Một số sản phẩm sợi chủ yếu của Tổng công ty dệt may Hà nội là: Ne30 ( 63/35), Ne 45 (65/35), Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne20 cotton, Ne 45(83/17), Ne20 CK…
- Sản phẩm dệt kim:
Gồm các sản phẩm như vải dệt kim các loại: RIB, Lacost,Single,Interlok… Sản lượng hàng dệt kim khoảng 500 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như quần áo cho người lớn, trẻ em với sản lượng khoảng trên 8 triệu sản phẩm mỗi năm. Trong số đó có hơn 7 triệu sản phẩm xuất khẩu mỗi năm. Đặc điểm của hàng dệt kim là vải dệt kim có độ co dãn cao, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạn nhuộm khá phức tạp. Sản phẩm dệt kim của công ty có 3 chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (poloshirt), áo dệt kim cổ bo ( T – shirt + Hineck), quần áo thể thao.
Sản phẩm dệt kim của công ty có chất lượng khá tốt so với các sản phẩm dệt kim trong nước. Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài, sản phẩm của công ty chỉ đạt chất lượng trung bình.
- Sản phẩm khăn:
Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 800 tấn mỗi năm. Đây là sản phẩm Tổng công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc.
- Sản phẩm lều bạt du lịch:
Đây là sản phẩm mới của Tổng công ty Dệt May Hà nội đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao. Chất lượng may gia công của sản phẩm này tốt, tuy nhiên năng suất chưa cao. Hiện nay sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu.
2.6. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.
2.6.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty:
Trong tổng ty dệt may Hà nội, bộ phận sản xuất chính là các nhà máy may và dệt vải. Bộ phận sản xuất phụ trợ là các nhà máy sợi, dệt nhuộm. Bên cạnh đó tổng công ty còn có các bộ phận sản xuất phụ, đó là các phân xưởng sản xuất tận dụng các loại nguyên vật liệu với sản phẩm như khăn, lều du lịch, mũ ở các nhà máy may. Bộ phận sản xuất là nhà máy cơ khí, hệ thống cơ sở hạ tầng và bộ phận vận chuyển nội bộ, vận tải bên ngoài công ty.
Hoạt động của tổng công ty được tổ chức theo mô hình: Nhà máy – phân xưởng – nơi làm việc.
Về mặt không gian, tại các nhà máy và một số trung tâm, tiểu ban các bộ phận sản xuất được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng. Mỗi phân xưởng chỉ chế tạo một loại sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định cho sản phẩm.
Quá trình chế biến kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi sản xuất ra sản phẩm đều ở trong cùng phân xưởng. Quãng đường đi của sản phẩm kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc được rút ngắn nhất, sử dụng ít phương tiện vận chuyển, kho, diện tích sản xuất.
Quá trình tổ chức sản xuất của công ty bao gồm: sợi – dệt – may.
Các bộ phận trong tổng công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được mô tả theo sơ đồ sản xuất: nguyên vật liệu từ kho được đưa đến các nhà máy sợi, từ đó sợi lại được đưa đến các nhà máy dệt để tạo sản phẩm vải, sau đó được đưa đến các nhà máy may để tạo thành phẩm. Sau khi được kiểm tra chất lượng, sản phẩm đạt chất lượng sẽ được nhập kho và sau đó sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ - đây là quá trình sản xuất chính.
Trong quá trình sản xuất này, mỗi công đoạn đều có bán thành phẩm được công ty xuất bán phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên cũng có trường hợp quá trình sản xuất không diễn ra theo sơ đồ sản xuất trên khi sản phẩm dệt và sợi được nhập từ bên ngoài.
Hoạt động sản xuất của Tổng công ty diễn ra dưới sự cung cấp phụ tùng thiết bị của nhà máy cơ khí động lực. Mối quan hệ giữa các bộ phận hiện nay đã khá cân đối, tuy nhiên không gian tổ chức sản xuất phân tán cũng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, lưu thông, đôi khi còn không kịp thời trong quá trình chuyển tiếp sản phẩm.
2.6.2. Bộ máy quản trị của Tổng công ty.
Tổng công ty dệt may Hà nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty dệt may Hà nội:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc điều hành sợi
Phó tổng giám đốc - điều hành dệt
Phó tổng giám đốc - điều hành
Phó tổng giám đốc điều hành XNK
Phó tổng giám đốc - điều hành tiêu thụ nội địa
Phó tổng giám đốc - Điều hành QTNS và hành chính
Trung tâm KT chất lượng sản phẩm
Phòng KTĐT
Phòng Kế hoạch thị trường
Phòng KTTC
Phòng XNK
Phòng Thương mại
Nhà máy dệt Demin
Trung tâm dệt kim PN
Trung tâm cơ khí TĐH
CT CP Dệt Hà Đông HANOSIMEX
TT TN & KTCLSP
Nhà máy may 1
Nhà máy may 2
Nhà máy may 3
May thời trang
Siêu thị VINATEX Hà Đông
Chi nhánh TP
Công ty cổ phần Yên Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ
CTCPT M HP (May HP)
Phòng Nhân sự
2.7. Định hướng, mục tiêu chung đến năm 2010 của Tổng công ty Dệt May Hà nội.
Với mục tiêu “ Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”. Tổng công ty Dệt May Hà nội đã và đang cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp và sử dụng lao động một cách hợp lý, dần dần thâm nhập vào thị trường quốc tế và tạo niềm tin cho khách hàng. Xác định các mặt hàng chủ lực là sợi, dệt kim, vải Denim, khai thác triệt để thế mạnh sản phẩm sợi, tăng cường công suất sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, Theo dự đoán tốc độ tăng trưởng của sản phẩm sợi trong giai đoạn 2005 – 2010 là từ 5% - 7% với công suất trung bình của các nhà máy sẽ tăng lên khoảng 4500 tấn/năm.
Mục tiêu của Tổng công ty Dệt May Hà nội đến năm 2010 là:
* Chi phí sản xuất may thấp, giảm từ 500 – 1000đ/ sp may/năm.
Các biện pháp được áp dùng là:
+ Đổi mới công nghệ may.
+ Giảm lượng bông xơ tồn kho (nhập nguyên vật liệu xuống 1 tuần/1lần đối với bông xo thường dùng)
+ Tận dụng vải thừa may quần áo trẻ em, mũ, khăn.
+ Giảm tỷ lệ tái chế (giảm từ 2% so với các mức hiện tại; tái chế sau may từ 4% xuống 2%, trước bao gói từ 7% xuống 5%, sau bao gói từ 3% xuống 1%)
*Phân phối thay đổi, dự tính tăng lợi nhuận lên 5 tỷ đồng đến năm 2010. Biện pháp đặt ra là:
+ Tăng kênh trực tiếp đối với bạn hàng truyền thống, người bán lẻ.
+ Tăng kênh tiếp giáp đối với hàng dệt kim tới các khu vực miền Trung và miền Nam.
+ Phân phối qua Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Việt Kiều ở nước ngoài.
* Chất lượng sản phẩm dự tính tăng lợi nhuận từ 7 – 10 tỷ đồng nhờ:
+ Thiết kế nhiều loại sản phẩm dệt kim, sợi.
+ Cải tiến kiểu dáng các sản phẩm dệt kim cho đa dạng.
+ Giảm tỷ lệ lỗi ở các lô hàng theo đơn hàng.
* Chiến lược đối với từng khách hàng nhằm thu hút 4% thị phần ( đối với các sản phẩm dệt kim và sản phẩm sợi).
+ Thu nhập cao: Thiên về kiểu dáng thời trang.
+ Thu nhập trung bình: Thiên về độ bền của vải và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã.
+ Thu nhập thấp: Giá rẻ, chất lượng bình thường.
*Tận dụng tối đa công suất máy móc, nâng từ 75% lên 80%-85% bằng cách:
+ Đầu tư nâng cao cải tiến hệ thống máy móc hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường.
+ Nâng cao chất lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý; vi tính hóa toàn bộ thiết bị dây chuyền; tăng nồng độ chất xám trong đội ngũ lao động thay vì chủ yếu công nhân bậc3,4,5 mà sẽ là bậc 4,5 là chủ yếu; tăng cường lao động có trình độ Đại học và trên Đại học.
III. Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua:
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Tổng doanh thu
Trong đó: DTXK
Trđ
Trđ
866079
555763
1126590
796386
1324565
1048932
2. Chi phí
Trđ
669178
862832
966388
3. Lợi nhuận trước thuế
Trđ
196901
263758
358177
4. Thuế TN phải nộp
Trđ
741
1037
1461
5. Lợi nhuận sau thuế
Trđ
196160
262721
356716
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Biều đồ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội luôn tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Cụ thể: doanh thu năm 2006 tăng 260511 trđ so với năm 2004, với tỷ lệ tăng 30,08%. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 197975 trđ với tỷ lệ tăng 17,57%. Doanh thu của công ty tăng là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng sợi, dệt, may qua các năm đều tăng. Trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2005 là 64,17%, năm 2006 là 70,69%, năm 2007 là 79,19% và đều tăng qua các năm ( năm 2006 tăng 43,3% so vớiư năm 2005, năm 2007 tăng 31,71% so với năm 2006).
Chi phí qua các năm cũng tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 193654 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 28,94%, năm 2007 tăng 103556 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng 12%. Điều này là hợp lý vì trong những năm gần đây công ty đang đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất ở các khâu: sợi, dệt, may. Mặt khác chi phí tăng còn do chi phí bán hàng được công ty đầu tư tương đối nhiều để tăng doanh số bán hàng. Xét về tổng thể tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng chi phí tương đối tốt.
Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì lợi nhuận trước thuế hàng năm cũng tăng lên. Cụ thể lả năm 2006 tăng 66857 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,95%. Năm 2007 lợi nhuận tăng lên 94419 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,8%.
Sau khi nộp thuế cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm là: năm 2005 là 196190 triệu đồng, năm 2006 là 262721 triệu đồng, năm 2007 là 356716 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể là năm 2006 tăng 66561 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,93%, năm 2006 tăng 93995 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,78%.
Xét về tổng thể ta thấy tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí. Điều này chứng tỏ trong thời gian qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả. Công ty nên phát huy điểm này trong thời gian tới.
3.2. Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
Năm
2005
2006
2007
Tỷ suất lợi nhuận
22,65
23,32
26,93
Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty đều tăng qua các năm. Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận cao hơn năm 2005 và 2006 lần lượt là 4,28 và 3,61. Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao. Năm 2007, công ty cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 26,93 đồng lợi nhuận. Đây là một con số tương đối cao, đặc biệt là đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may.
IV. Một số hoạt động quản trị chủ yếu của công ty.
4.1. Hoạt động Marketing.
4.1.1. Thị trường.
Thị trường của Tổng công ty Dệt May Hà nội có thể chia ra làm 2 khu vực chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, trong đó thị trường xuất khẩu đang được tập trung tăng cường.
Trong khu vực thị trường nội địa, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Nam. Các sản phẩm mũi nhọn như: sợi, sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn, mũ. Bạn hàng chủ yếu của Tổng công ty Dệt May Hà nội là các công ty dệt vải, các Công ty TNHH, tư nhân. Với việc đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ mới, đặc biệt là việc mới xây dựng công ty Dệt – Nhuộm tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối. Tổng công ty đang mở rộng thị trường ở miền Bắc và thị trường tiềm năng ở miền Trung. Hiện nay, Tổng công ty đang thâm nhập hướng vào sản xuất các loại đồ Jeans với hy vọng mở rộng thị phần tại thị trường này.
Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng công ty đang cố gắng đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật. Bạn hàng trên các thị trường này chiếm 85% sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty Dệt May Hà nội cũng đang mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Á – vốn là một thị trường tiềm năng. Hiện nay Tổng công ty đã có thêm một số bạn hàng mới như Resources, Lifung, sanmar, Vinatex Hồng Công ký hợp đồng mua sản phẩm cung ứng trên nhiều thị trường có sức mua lớn của thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm dệt kim, sợi, khăn, mũ. Trong đó sản phẩm dệt kim có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, sau đó là sợi và cuối cùng là khăn bông. Ngoài ra còn có một số sản phẩm xuất khẩu khác.
4.1.2. Biện pháp xúc tiến,quảng cáo.
Các hình thức công ty đã áp dụng trong chính sách xúc tiến bán hàng là: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, chào hàng trực tiếp, marketing trực tiếp.
Hiện nay công ty đang tăng cường thực hiện các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện như: báo, tạp chí kinh tế, catalogue thương mại, internet để quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty. Hàng năm công ty đã chi cho hoạt động này khoảng 400 triệu. Tuy nhiên hình thức này vẫn chưa đem lại doanh số bán hàng cao. Vì thế công ty đã có dự định trong các năm tới sẽ thực hiện biện pháp quảng cáo mạnh hơn như: quảng bá sản phẩm bằng cách giới thiệu hoặc tài trợ cho các chương trình thời trang để tìm kiếm khách hàng mới. Tuy biện pháp này có hiệu quả cao song chi phí rất tốn kém.
Đối với sản phẩm sợi, đây không phải là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp mà là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Dệt. Do đó Tổng công ty đã hướng vào các doanh nghiệp, đồng thời nêu được ưu điểm của sản phẩm sợi trong công ty với đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã tiến hành in catalogue giới thiệu thông tin một cách đầy đủ hơn về mặt hàng sợi mà công ty sản xuất, gửi tới các đối tượng và đối tác trong ngành dệt.
Đối với sản phẩm Dệt kim, khăn bông… là những sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Vì vậy nhiệm vụ quảng cáo là phải làm sao để nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty trở nên quen thuộc với khách hàng. Do vậy Tông công ty đã tham gia các hội trợ triễn lãm, tổ chức các hội chợ khách hàng hàng năm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Hiện nay Tổng công ty đã có hệ thống xe tải nhỏ để chuyên chở hàng hóa cho khách hàng ở gần, còn đối với khách hàng ở xa, Tổng công ty đã thiết lập mối quan hệ với ngành đường sắt…Tuy vậy, Tổng công ty Dệt May Hà nội cũng đã mở nhiều đại lý bán hàng ở các tỉnh. Vào những dịp đặc biệt Tổng công ty có thể bán hàng khuyến mại, tặng quà tham gia tài chợ cho các hoạt động như thể thao, trình diễn thời trang…Trong đợt Tết Nguyên Đán vừa rồi công ty đã đưa ra chính sách bán hàng kèm quà tặng ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty tại địa bàn Hà nội.
4.1.3. Hoạt động định vị, tìm kiếm thị trường và dự báo nhu cầu khách hàng.
Tổng công ty đã đưa ra những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Tổng công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ gắn bó với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước.
Để xây dựng và thực hiện tốt chính sách sản phẩm, Tổng công ty đã dự báo được nhu cầu tiêu dùng, phân tích được thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường. Đồng thời Tổng công ty đã làm chủ và dự đoán được trước những thay đổi của thị trường đó để sẵn sàng thích nghi với nó. Từ yêu cầu này, trước khi thâm nhập thị trường nước ngoài công ty luôn phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường đó. Đồng thời công ty cũng đã có chính sách giá cả hợp lý, chính sách phân phối sản phẩm khoa học, chính sách xúc tiến bán hàng hiệu quả. Các chính sách này trong hoạt động marketing được xây dựng và thực hiện sẽ là điều kiện tốt để Tổng công ty Dệt May Hà nội thâm nhập thị trường nước ngoài.
Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin hiện nay, công ty đã khai thác tích cực lợi thế của internet để quảng cáo, chào bán các mặt hàng may. Đây cũng là một trong các biện pháp tăng cường xuất khẩu trực tiếp của công ty. Công ty đã thiết kế trang web: www.hanosimex.com để thuận tiện cho việc giới thiệu các mặt hàng của công ty. Nhờ trang web này mà công ty có thêm nhiều giao dịch với khách hàng, đặc biệt khách hàng ở thị trường xuất khẩu, và nhờ đó, nhiều hợp đồng được ký kết. Mặt khác giao dịch qua internet cũng giúp cho công ty giảm nhiều chi phí và thời gian đàm phán, tăng hiệu quả kinh doanh.
Để thực hiện tốt chính sách xúc tiến bán hàng, công ty đã đặc biệt đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Công ty còn trang bị kiến thức về pháp luật, tiếng anh, tin học cho các cán bộ nhân viên phòng thương mại và xuất nhập khẩu bằng việc khuyến khích cán bộ tham gia các lóp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học ở các trung tâm có uy tín và đào tạo có chất lượng và cấp 100% học phí. Cán bộ nhân viên ở hai phòng này thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường và các đối tác mà mình đảm nhận.
Tuy nhiên hiện nay công tác Marketing của công ty còn yếu kém trong nhiều khâu. Các hoạt động marketing chưa được tổ chức một cách có quy mô, nhất là với các thị trường nước ngoài. Trong hoạt động marketing, công tác dự báo thị trường của công ty còn rời rạc, hiệu quả chưa cao, vì thế ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để từ đó có những đối sách thích hợp, xác định chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng và có hiệu quả sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động mở rộng thị trường của công ty. Hiện nay bộ phận thị trường mới làm công tác tiêu thụ chủ yếu dựa trên mối quan hệ làm ăn cũ mà chưa đặt các văn phòng đại diện trong và ngoài nước nhằm nghiên cứu đặc điểm của từng thị trường. Vì thế công ty chưa tìm kiếm được nhiều thị trường xuất khẩu mới.
4.1.4. Chính sách sản phẩm.
Chính sách sản phẩm là chính sách quan trọng hàng đầu trong chiến lược marketing hiện nay của công ty. Từ những thông tin tìm hiều về thị trường, công ty thiết kế và tạo mẫu về kiểu dáng quấn áo, sử dụng chất liệu phù hợp. Sau đó công ty cho sản xuất thử mỗi lô tối đa là 6300 sản phẩm để chà hàng hoặc công ty tung ra thị trường những loại sản phẩm này để tìm thông tin phản hồi từ phía khách hàng thông qua các nhân viên tiếp thị có kinh nghiệm. Từ đố dựa vào khr năng tiêu thụ sản phẩm trên thị rường Hoa Kỳ,công ty sẽ quyết định sản xuất tiếp hay không và nếu tiếp tục sản xuất thì với số lượng là bao nhiêu.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường công ty áp dụng các phương thức thiết kế mẫu sau:
- Thiết kế mẫu mới:
- Sao chép sản phẩm của các hãng nổi tiếng tại thị trường xuất khẩu
- Nghiên cứu thời trang trên thế giới:
4.1.5. Chính sách giá của công ty
Trong cơ chế thị trường hiện nay, giá sản phẩm làm một trong các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty đã luôn đưa ra mức giá phù hợp cho từng loại mặt hàng để thu được doanh số bán hàng lớn.
Hiện nay giá bán sản phẩm của công ty tương đối cao so với giá bán sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trong nước. Tại thị trường xuất khẩu, chất lượng sản phẩm của công ty chỉ đạt trung bình nên giá lại là một ưu thế cạnh tranh của công ty hiện tại cũng như trong tương lai.
Do chủng loại sản phẩm may của công ty đa dạng nên có nhiều phương pháp xây dựng giá bán sản phẩm. Hầu hết các phương pháp định giá bán đều dựa vào các bước sau:
+ Xác định mục tiêu đặt giá
+ Xác định nhu cầu đối với sản phẩm
+ xác định chi phí
+ Dự đoán giá bán sản phẩm củ đối thủ cạnh tranh
+ Lựa chọn phương pháp đặt giá thường là:
Giá bán = giá thành + thuế + lợi nhuận mong đợi
Mặc dù giá bán sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà nội bị chi phối và kiểm soát bởi khung giá của Bộ tài chính nhưng công ty có thể áp dụng các phương pháp định giá linh hoạt theo hệ số cho từng thời kỳ nhất định. Đồng thời công ty có thể sử dụng một số chiến lược giá như sau:
- Chiến lược ổn định giá: Sử dụng hình thức này, công ty mong muốn duy trì mức giá hiện nay đang bán để áp dụng được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu, giữ vững uy tín cho sản phẩm của công ty.
- Chiến lược giảm giá: Vào các ngày lễ, tết, có ý nghĩa trong sinh hoạt chính trị, văn hóa, kinh tế của đất nước như ngày 2/9, 30/4…Công ty chủ trương hình thức giảm giá từ 3- 5%, tức là hạ thấp mức giá bán nhằm lôi kéo sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm của mình.
- Chiến lược phân biệt giá: Công ty sử dụng chiên lược này theo khối lượng mua hàng và phương thức thanh toán: Khách hàng nào mua số lượng nhiều trên 50.000 sản phẩm dệt kim, khăn sẽ được chiết khấu 0.05% trên 100 tấn sơn sẽ được chiết khấu 0,01% theo giá bán ra, hay thanh toán nhanh trả ngay bằng tiền mặt sẽ được trừ 1.5% số tiền phải thanh toán. Ngoài ra đối với những nhóm khách hàng khác nhau như: khách quen, các đơn vị, kinh tế thuộc tổ chức trường học… công ty sẽ bán với mức giá thấp hơn mức thông thường hoặc có thể trả chậm nhưng phải đặt cọc trước. Việc làm giá phân biệt thể hiện sự phản ứng linh hoạt trong những điều kiện khác nhau. Mục tiêu của hình thức này nhằm kích thích vào nhu cầu tất cả các nhóm khách hàng có đặc điểm khác nhau để phát triển và mở rộng thị trường.
Bảng giá bán một số sản phẩm quần áo xuất khẩu:
Đơn vị: USD
Tên sản phẩm
Giá bán
Ghi chú
Áo polo shirt ngắn tay nam
3,5
Áo polo shirt ngắn tay nữ
3
Áo polo shirt dài tay nam
4
Áo polo shirt dài tay nữ
3,5
Áo polo shirt ngắn tay trẻ em
2
Áo polo shirt dài tay trẻ em
2,5-3
Theo cỡ
Áo T-shirt ngắn tay nam
3
Áo T-shirt ngắn tay nữ
3
Áo Hi-neck nữ
4,5
Áo Hi-neck nam
5
Bộ thể thao người lớn
10-12
Theo cỡ
Bộ thể thao trẻ em
8-11
Theo cỡ
Quần áo xuân thu người lớn
3-5
Theo cỡ
Quần áo xuân thu trẻ em
2-4
Theo cỡ
4.2. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực:
4.2.1. Số lượng và chất lượng:
* Cơ cấu lao động:
- Theo giới tính:
Với đặc tính của một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sợi và dệt may, nguồn lực lao động của công ty dệt may Hà nội có đặc thù theo ngành và có những đặc điểm riêng biệt:
Lực lượng lao động đông đảo có tới 70% là nữ, là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp như: may, sợi, dệt. Đây cũng là đặc điểm chung của ngành Dệt May nói chung.
- Cơ cấu theo độ tuổi:
Là một công ty có truyền thống sản xuất kinh doanh và đã thành lập lâu năm nên độ tuổi trung bình của nguồn lực lao động trong công ty có sự phân biệt khá rõ nét
Thống kê nhân lực lao động của Tổng công ty Dệt May Hà nội năm 2007:
- Phân theo độ tuổi:
Nội dung
Tổng
<30
31-40
40-50
>50
Tổng CBNV
1.CB quản lý
2. CB kỹ thuật
3. Mỹ thuật CN
4. Ngành khác
5. Công nhân
5400
323
448
35
73
4566
2179
48
156
25
14
2030
1890
160
191
10
34
1597
1122
87
77
-
24
927
66
28
24
-
1
12
- Phân theo trình độ:
Nội dung
Tổng số
Trên ĐH
ĐH
CĐ
Trung cấp
Khác
1. CB quản lý
2. CB kỹ thuật
3.Mỹ thuật CN
4. Ngành khác
323
448
35
3
5
4
-
-
254
36
20
30
8
49
2
11
2
192
2
9
44
167
11
23
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết nguồn lao động của công ty đều ở độ tuổi trẻ, có 2179 người dưới 30 tuổi, 1890 người ở độ tuổi 30-40, còn lại 1122 người ở độ tuổi 40-50 và trên 50 thì chỉ có 66 người. Đạt được điều này là do công ty trong những năm gần đây có chính sách trẻ hóa đội ngũ lao động, nhằm tăng khả năng sáng tạo và phát triển, đồng thời giúp cho quá trình đào tạo của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Việc có một đội ngũ lao động trẻ sẽ giúp việc tiếp thu các công nghệ mới được tốt._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11735.doc