DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCT Tổng công ty
TCT ĐTPTHTĐT Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
Udic Tên viết tắt tiếng Anh của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
TGĐ Tổng giám đốc
SXKD Sản xuất kinh doanh
CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức
HĐQT Hội đồng quản trị
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Lời mở đầu
Nhằm thực hiện tốt kế hoạch chung của nhà trường về thực tập cuối khoá của K47 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được sự cho phép của nhà trường của khoa Kinh
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế và Quản lý Nguồn nhân lực cùng với sự đồng ý của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị tác giả đã về phòng Tổ chức Quản trị Hành chính của Tổng công ty để thực tập.
Trong quá trình thực tập này, thông qua những cuộc phỏng vấn người lao động, một số tài liệu của các phòng, ban, xí nghiệp, một số bài báo điện tử…tác giả đã có được những cái nhìn sâu rộng hơn, rõ nét hơn về những đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như tổ chức bộ máy của công ty. Sau đây, tác giả xin phép được trình bày bản báo cáo tổng hợp về kết quả đã đạt được của Tổng công ty giai đoạn 2005 – 2008. Hy vọng bản báo cáo sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu và có cái nhìn khái quát về Tổng công ty.
Trong quá trình hoàn thành báo cáo do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Nội dung của bài báo cáo gồm có 5 phần chính:
Phần 1: Một vài nét khái quát về Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị
Phần 2: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phần 3: Đánh giá cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của phòng Tổ chức Quản trị Hành chính
Phần 4: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng lao động của Tổng công ty
Phần 5: Phương hướng, mục tiêu giai đoạn tới và đề xuất kiến nghị
PHẦN I: MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
Trong nhiều năm gần đây, TCT ĐTPTHTĐT luôn là doanh nghiệp hàng đầu của Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, có năng lực cao trong việc làm chủ các dự án khu đô thị mới, là doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh. UDIC luôn đạt được tốc độ phát triển cao và bền vững bình quân 20 – 25%/năm. Các công trình và dự án của tổng công ty luôn luôn đạt yêu cầu cao về chất lượng, thẩm mỹ.
UDIC được thành lập theo quyết định số 111/2004/QĐ- UB ngày 20/07/2004 do Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội – Nguyễn Quốc Triệu ký. Là tổng công ty Nhà nước đựoc tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó, công ty mẹ trực tiếp SXKD, quản lý, chi phối và liên kết các hoạt động của công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả SXKD của UDIC và các công ty thành viên.
Sau đây là một số thông tin giới thiệu về TCT
Tên tiếng Việt: Tổng công ty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị
Tên tiếng Anh: Urban Infrastructure Development Investment Corporation
Tên viết tắt: UDIC
Tổng giám đốc: Ks. Nguyễn Minh Quang
Địa chỉ: 27 Huỳnh Thúc Kháng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.37731544 - 04.37731541
Fax: 04.37731544
Email: udic@hn.vnn.vn
Website: www.udic.com.vn
Vốn điều lệ của TCT là 3,276 tỷ đồng.
Số đăng ký kinh doanh: 0106000369
Tài khoản tại Ngân hàng thương mại Quân đội Hà Nội.
Số tài khoản: 0100106232.
Logo của TCT:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, tiền thân là Công ty San nền thuộc Sở Xây dựng Hà Nội có truyền thống gần 40 năm. Có được vị trí và uy tín như ngày nay Udic đã trải qua các giai đoạn lịch sử như sau:
Giai đoạn 1 (1971 - 1987) : Khởi nguồn là Công ty San nền được thành lập ngày 06/10/1971 thực hiện những công việc được Sở Xây dựng Hà Nội giao là đào hố, đắp nền ở các công trường: hồ Bảy Mẫu, Kim Liên, Trung Tự…Đầu những năm 80, cùng với nhiệm vụ chính là san nền, Công ty được giao thêm chức năng làm đường giao thông nội bộ, phương tiện thiết bị xe, máy được bổ sung càng nhiều. Tháng 7/1987 Xí nghiệp Cơ giới thuộc Sở Xây dựng Hà Nội được sáp nhập với Công ty San nền làm cho năng lực sản xuất của Công ty được nâng cao.
Giai đoạn 2 (1988 - 1990): là những năm tháng khó khăn nhất của Công ty. Với một tổ chức có biên chế lớn, thi công chuyên sâu về san nền với chất lượng thiết bị xe, máy thô sơ. Công ty gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm do khối lượng công việc được giao theo kế hoạch bao cấp hàng năm không còn và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông người lao động.
Giai đoạn 3 (1991 - 2001): là giai đoạn Công ty tự khẳng định mình, đứng vững và phát triển trong kinh tế thị trường.
Ngày 13/04/1990, Quyết định số 1740/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đổi tên Công ty San nền thành Công ty Xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng và cho phép Công ty hoạt động SXKD nhiều ngành nghề mới.
Ngày 05/01/1996, Quyết định số 47/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cho phép đổi tên Công ty thành Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và bổ sung nhiều ngành nghề mới.
Sau 2 lần được được đổi tên, Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SXKD trên 3 ngành nghề chính: tư vấn đầu tư, đầu tư xây dựng và thi công xây lắp. Công ty đã thực hiện công việc tư vấn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng như: Khu đô thị Trung Yên, Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Nhà 21 tầng 27 Huỳnh Thúc Kháng. Ngoài ra, Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng đầu tư xây dựng cho các công trình nước ngoài, liên doanh như Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư của Đài Loan, Khu siêu thị Bourbon…
Giai đoạn 4 (2002 – 2005): là giai đoạn có bước phát triển nhảy vọt. Công ty đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Ngày 20/07/2004 Công ty đã được chọn làm Công ty mẹ để hình thành Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ đã thực hiện 12 dự án đầu tư thiết bị thi công hiện đại đã tạo được 3 ngành nghề mới: sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng, xử lý móng sâu, thi công nhà cao tầng.
Giai đoạn 5 (2006 đến nay): TCT ĐTPTHTĐT được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty San nền và các công ty thành viên. Công ty thực hiện các dự án đầu tư thiết bị công nghệ, xây dựng các công trình. Hiện nay, TCT đã mở rộng ngành nghề và thị trường, chủ động tìm kiếm việc làm và khách hàng, triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Công ty mẹ và công ty Sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội đang hoàn thiện các thủ tục để cổ phần hóa trong năm 2010.
LĨNH VỰC KINH DOANH
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 111/2004/QĐ-UB, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:
Tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển chung của Thành phố.
Xây dựng định hướng chiến lược SXKD, kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; SXKD các chủng loại vật liệu xây dựng.
Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; Tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đầu tư, xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường…), công nghiệp, điện (đường dây và trạm biến áp đến 110 KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao; Trang trí nội, ngoại thất công trình.
SXKD vật liệu xây dựng nung và không nung, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại bê tông thương phẩm; Chuyển giao công nghệ, xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất vật liệu xây dựng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng.
Xuất khẩu lao động.
Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, vận tải, du lịch, kho hàng,dịch vụ quảng cáo.
Thi công và khai thác mỏ khoáng sản.
Trong số các ngành nghề trên thì doanh thu ngành đầu tư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của TCT.
1.4 GIỚI THIỆU CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
Là một TCT lớn trong ngành tư vấn đầu tư xây dựng thì công xây lắp, TCT ĐTPTHTĐT hoạt động chủ yếu vẫn là tư vấn đầu tư xây dựng các loại công trình, dự án trong và ngoài nước chiếm hơn 40% doanh thu của TCT. Một số công trình và dự án tiêu biểu đã và đang được TCT thực hiện gồm có:
Dự án xây dựng Tổ hợp nhà cao tầng 27 Huỳnh Thúc Kháng
Dự án nhà ở cao tầng kết hợp văn phòng và dịch vụ tại 27 Huỳnh Thúc Kháng là một trong những công trình nhà ở có chiều cao và tiện nghi bậc nhất Hà Nội ở thời điểm này.
1.4.2. Khu đô thị mới Nam Thăng Long
Đây là công trình xây dựng được liên doanh với tập đoàn Ciputra ( Indonesia) đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Nam Thăng Long với diện tích 392 ha và tổng mức đầu tư 2.1 tỷ USD. Khu đô thị Nam Thăng Long là một khu đô mới đầu tiên do nhà đầu tư Inđônêxia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội. Khu đô thị Nam Thăng Long được đánh giá là đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1.4.3. Khu phố mới Trung Yên
Là một trong những công trình tiêu biểu, dự án Khu phố mới Trung Yên với diện tích 37.05 ha, vốn đầu tư riêng phần hạ tầng là 281 tỷ đồng.
1.4.4 Công trình: Nhà 4F Khu Đô Thị Trung Yên
1.4.5 Công trình: Số 5 Nguyễn Chí Thanh
Có thể nói đây là những công trình, dự án trọng điểm với số vốn rất lớn vì thế nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của TCT. TCT luôn chú trọng đến việc đổi mới, nâng cao quy trình công nghệ thi công để các công trình luôn hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng được giao, qua đó nâng cao uy tín của TCT trên thị trường.
GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Quá trình triển khai thi công công trình bao gồm 14 giai đoạn như sau:
Bắt đầu:
Là giai đoạn tiếp nhận thông báo trúng thầu, giao thầu từ Chủ đầu tư. Soạn thảo các quyết định giao việc, sau đó trình TGĐ phê duyệt. Giai đoạn này do phòng Kế hoạch thực hiện.
Xem xét của Nhà thầu chính:
Là giai đoạn phân công trách nhiệm, kiểm tra tài liệu, hồ sơ thiết kế. Giai đoạn này do nhà thầu chính thực hiện và phòng Kế hoạch kiểm tra.
Biện pháp tổ chức thi công công trình:
Tổ chức kế hoạch, tiến độ thi công. Tổng mặt bằng xây dựng, xây dựng các biểu thống kê. Đưa ra các giải pháp tổ chức, quản lý, kỹ thuật, chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường…Sau đó trình TGĐ phê duyệt. Giai đoạn này do các nhà thầu chính, các đơn vị được giao phối hợp. Phòng Kỹ thuật – công nghệ kiểm tra.
Lựa chọn đơn vị tham gia thi công:
Lập kế hoạch lựa chọn, lựa chọn đơn vị tham gia thi công. Lập danh sách đơn vị chính thức tham gia thi công, sau đó trình phê duyệt lên TGĐ. Giai đoạn này do các nhà thầu chính, các đơn vị được giao phối hợp thực hiện.
Ký kết hợp đồng:
Là giai đoạn thương thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng thi công. Giai đoạn này do đơn vị thi công, phòng chức năng và TGĐ thực hiện.
Xem xét của nhà thầu phụ:
Đây là giai đoạn phân công trách nhiệm cho các đơn vị thi công. Kiểm tra tài liệu, hồ sơ, mặt bằng. Nhà thầu phụ là đơn vị thực hiện, nhà thầu chính là đơn vị là đơn vị kiểm tra.
Biện pháp tổ chức thi công chi tiết:
Giai đoạn này thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công phần việc nhận thầu. Tổ chức nguồn lực, mặt bằng thi công, kế hoạch vật tư, các bản vẽ biện pháp thi công, kỹ thuật an toàn. Sau đó, trình phê duyệt. Nhà thầu phụ thực hiện, nhà thầu chính và phòng Kỹ thuật – công nghệ kiểm tra.
Chuẩn bị thi công:
Là giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công, chuẩn bị nguồn lực. Phổ biến thủ tục, quy định về kỹ thuật, chất lượng, an toàn. Chuẩn bị cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ thi công. Nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị thi công thực hiện.
Công tác vật tư, vật liệu:
Giai đoạn này nhằm cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị…vật tư đầu vào. Xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng.
Triển khai hợp đồng thi công:
Tiến hành thi công và nghiệm thu từng công việc, hạng mục, bộ phận theo các công trình thi công tương ứng.
Nghiệm thu hoàn thành công trình:
Là giai đoạn kiểm tra các điều kiện đưa công trình vào sử dụng, đánh giá chất lượng, kiểm tra sự phù hợp của công trình với hồ sơ thiết kế, dự toán.
Bàn giao công trình:
Là giai đoạn bàn giao bộ phận, bàn giao toàn bộ công trình đã thi công. Lập hồ sơ hoàn công công trình: phần hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng.
Quyết toán, thanh lý hợp đồng:
Tổng hợp tài liệu, chứng từ, văn bản. Lập hồ sơ hoàn công, hoàn chỉnh công trình.
Kết thúc:
Lập báo cáo tổng kết, họp tổng kết quá trình thi công công trình.
Bắt đầu
Sơ đồ 1: Tóm tắt quy trình triển khai thi công công trình. Nguồn: Phòng Kỹ thuật – công nghệ
Xem xét của Nhà thầu chính
Biện pháp tổ chức thi công công trình
Lựa chọn đơn vị tham gia thi công
Ký kết hợp đồng
Xem xét của nhà thầu phụ
Biện pháp tổ chức thi công chi tiết
Chuẩn bị thi công
Công tác vật tư, vật liệu
Triển khai thi công hợp đồng
Nghiệm thu hoàn thành công trình
thành công trình
Bàn giao công trình
Quyết toán thanh lý hợp đồng
Kết thúc
PHẦN 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN
2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TCT
Theo quyết định số 111/2004/QĐ-UB, Udic được tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, với TCT ĐTPTHTĐT đồng thời giữ vai trò là công ty mẹ bao gồm 22 công ty con và 5 công ty liên kết.
Mô hình tổ chức của TCT có ưu điểm về cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức. Công ty mẹ giữ vai trò chủ đạo tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả SXKD cao. Công ty mẹ có lợi ích kinh tế từ hoạt động của các công ty con và có quyền chi phối đối với các quyết định có liên quan đến hoạt động của các công ty con tùy theo vốn Nhà nước mà công ty mẹ nắm giữ. Các công ty con đều có tư cách pháp nhân có con dấu riêng, có quyền tự chủ trong các hoạt động của mình và về mặt pháp lý công ty mẹ sẽ không phải chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của các công ty con.
2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY MẸ
TCT có bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong cơ cấu trực tuyến – chức năng này, mối quan hệ quản lý từ TGĐ đến các bộ phận , xí nghiệp, trung tâm là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các phòng, ban theo từng chức năng, nhiệm vụ riêng biệt để hỗ trợ cho TGĐ trong các lĩnh vực như : Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, quản lý nhân sự, tài chính – kế toán, quản lý kỹ thuật công nghệ, xây dựng kế hoach…
Ưu điểm lớn nhất của mô hình tổ chức này là chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng. Trong đó mỗi một phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, được chuyên môn hóa theo nghành nghề do đó phát huy được sức mạnh khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng .Mô hình tổ chức này đã tạo ra nhiều thuận lợi trong việc quản lý cho ban lãnh đạo của công ty.
2.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN LÃNH ĐẠO
2.3.1 Hội đồng quản trị
Là đại diện quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Là đại diện phần vốn của Nhà nước tại các công ty con. HĐQT có nhiệm vụ quyết định các chiến lược lâu dài của tổ chức, có trách nhiệm giám sát TGĐ điều hành và những người quản lý khác.
2.3.2 Ban kiểm soát
Là cơ quan do HĐQT bầu ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty mẹ, quyết định của chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và TGĐ.
2.3.3 Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm TGĐ và các phó TGĐ. Chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động hàng ngày của công ty mẹ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trong đó TGĐ là người điều hành và có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty mẹ và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó TGĐ là người giúp việc cho TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được TGĐ ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.
2.4 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, BAN
2.4.1 Phòng Tổ chức quản trị hành chính
Tham mưu giúp việc cho HĐQT, TGĐ,TCT trong lĩnh vực sắp xếp, cải tiến tổ chức, quy hoạch và sử dụng cán bộ; công tác đào tạo tuyển dụng, thực hiện chế độ, chính sách Nhà nước đối với người lao đông, quản lý hành chính và văn phòng TCT đáp ứng yêu cầu ổn đinh và phát triển của TCT.
2.4.2 Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Tham mưu giúp việc cho HĐQT, TGĐ,TCT trong lĩnh vực SXKD, quản lý kỹ thuật chất lượng các công trình tổng thầu, nhận thầu của TCT .
2.4.3 Phòng Đầu tư phát triển
Tham mưu giúp việc cho HĐQT, TGĐ,TCT trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý về đầu tư xây dựng của TCT với tư cách chủ quản đầu tư đối với các dự án đầu tư của công ty thành viên và tư cách chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư của công ty mẹ. Trực tiếp tham mưu về các lĩnh vực : nghiên cứu và phát triển các dự án đầu tư xây dựng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; khu đô thị mới; khu công nghiệp và phụ trợ; công trình hạ tầng…; xây dựng các công trình và kế hoạch quảng cáo, khuyến mại, tổ chức kinh doanh bất động sản tại các dự án đầu tư xây dựng của công ty mẹ theo đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thi trường để thực hiện chiến lược SXKD của TCT.
2.4.4 Phòng Tài chính- Kế toán
Tham mưu giúp việc cho HĐQT, TGĐ,TCT trong lĩnh vực hạch toán kế toán thống kê, bảo đảm các nguồn vốn cho các hoạt động SXKD của TCT.
2.4.5 Phòng Kỹ thuật - công nghệ
Tham mưu giúp việc cho HĐQT, TGĐ,TCT trong lĩnh vực quản lý hoạt động khoa học kỹ thuật – công nghệ, công tác đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và công tác an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt trong toàn TCT
2.4.6 Ban Quản lý dự án
Giúp HĐQT,TGĐ, TCT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng do công ty mẹ làm chủ đầu tư. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và TGĐ TCT về quyền hạn và nhiệm vụ trong những dự án được giao.
2.5 CHỨC NĂNG CỦA CÁC XÍ NGHIỆP, TRUNG TÂM
2.5.1 Xí nghiệp thi công
Thực hiện các công đoạn trong quá trình xây dựng nhà ở, các khu công nghiệp, khu đô thị mới, công trình hạ tầng, công trình công nghiệp, công trình dân dụng.
2.5.2 Xí nghiệp SXKD vật liệu
Sản xuất và cung cấp các chủng loại vật liệu nung và không nung, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại, bêtông thương phẩm, vật tư máy móc…
2.5.3 Trung tâm chuẩn bị quỹ đất
Triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án phát triển, khu công nghiệp, khu phụ trợ phục vụ khu công nghiệp do công ty mẹ làm chủ đầu tư khi chưa giao cho Ban quản lý thực hiện.
2.5.4 Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng
Tổ chức đo đạc, điều tra, khảo sát hiện trạng; lập, thẩm định và trình duyệt quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng khu vực dự án.
2.5.5 Trung tâm Thương mại và xuất khẩu lao động
Trung tâm đã đào tạo và cung ứng được số lượng lớn lao động sang làm việc có thời hạn tại các thị trường Đài Loan, Malaysia, Brunei, Trung Đông…theo các ngành nghề như lao động nhà máy, công nhân xây dựng, nhân viên trong các ngành dịch vụ, giúp việc gia đình, hộ lý thợ hàn, thợ tiện, thợ đường ống,… Hiện Trung tâm đang triển khai khai thác các đơn hàng tại thị trường Nhật bản, Nga, Libi.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TỔ CHỨC QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH
3.1 ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG
Phòng được tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng. Trong đó, trưởng phòng trực tiếp phụ trách điều hành quản lý toàn bộ các công việc của phòng, công tác tổ chức hành chính, lĩnh vực đào tạo tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực, tiền lương. Những lĩnh vực còn lại do 3 phó phòng đảm nhiệm và báo cáo với trưởng phòng.
Sơ đồ 3: Sơ đồ phòng Tổ chức Quản trị Hành chính Nguồn: Phòng tổ chức quản trị hành chính (2007)
Hành chính – Bảo vệ - Y tế
Tiền lương
Quản lý xe con
Trưởng phòng
Phó phòng
Phó phòng
Phó phòng
Cơ cấu lao động trong phòng có sự cân bằng giữa số lao động nam và lao động nữ. Những công việc như quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý các trang thiết bị của khối văn phòng, công tác bảo vệ được giao cho lao động nam đảm nhiệm. Còn lại những công việc như quản lý, lưu trữ văn thư, quản lý tiền lương, quản lý photo, fax, công tác vệ sinh văn phòng được giao cho lao động nữ đảm nhiệm. Điều này phù hợp với đặc điểm nổi bật của lao động nữ thường đòi hỏi sự cẩn thận. Theo độ tuổi lao động, cơ cấu trong phòng được phân bố tương đối đồng đều, không có lao động ngoài độ tuổi lao động. Trong đó, trưởng phòng và 3 phó phòng là những người có độ tuổi trên 45 giàu kinh nghiệm quản lý. Lực lượng lao động kế cận trong phòng là những nhân viên trẻ, năng động. Thâm niên công tác của người lao động trong phòng chủ yếu từ 5 – 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất (60%). Lực lượng lao động trong phòng Tổ chức quản trị hành chính là lực lượng trẻ, có trình độ.
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính. (2007)
.
Chỉ tiêu
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
10
100
Theo giới tính
- Nam
- Nữ
5
5
50
50
Theo tuổi
- Nhỏ hơn 30
- 31 - 45
- 46 - 55
1
5
4
10
50
40
Theo trình độ chuyên môn
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Phổ thông
5
2
1
2
50
20
10
20
Theo thâm niên
- Dưới 5 năm
- Từ 5 – 10 năm
- Trên 20 năm
2
6
2
20
60
20
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG
Phòng TC QTHC có trách nhiệm giúp cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong công ty. Chịu trách nhiệm trước hết về việc giúp cho công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh qua việc thiết kế các chương trình nguồn nhân lực.
Công tác quản lý, sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với tình hình phát triển SXKD của TCT. Từ đó xây dựng phương án về quy hoạch đội ngũ cán bộ, lực lượng công nhân kỹ thuật của TCT và Công ty mẹ, đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc phạm vi quản lý theo nhiệm vụ cụ thể.
Phòng tiến hành lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm, cử người đi học, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân kỹ thuật, CBCNVC nhằm phát triển nguồn nhân lực của TCT.
Xây dựng các định mức đơn giá về lao động, lập và quản lý quỹ lương, các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của Nhà nước và thông qua hiệu quả SXKD của Công ty mẹ.
Phòng thực hiện đầy đủ, đúng chế độ các chính sách về BHXH đối với người lao động, đảm bảo quyền lợi cho CBCNVC . Thường xuyên quan tâm đến công tác từ thiện, chăm sóc các gia đình chính sách và công tác xã hội thông qua tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên.
Là phòng thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ của Nhà Nước về các vấn đề liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động. Xây dựng các chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ TCT, theo dõi, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiến hành xử lý kỷ luật lao động, tranh chấp lao động theo đúng quy định của Nhà nước và TCT.
Hằng năm phòng tổ chức khám sức khỏe định kỳ, mua BHYT cho CBCNVC TCT.
Là thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng, Hội đồng kỷ luật của TCT, thường xuyên thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Theo dõi, nhận xét CBCNVC công ty mẹ để đề xuất việc xét nâng lương, thi nâng bậc hàng năm.
Phòng phối hợp cùng phụ trách với các bộ phận tiến hành đánh giá chất lượng người lao động phục vụ cho nhu cầu sử dụng lao động có hiệu quả của trong toàn TCT.
Bên cạnh đó, phòng còn quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc công ty mẹ, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm việc trình TGĐ phê duyệt. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản, các trang thiết bị làm việc của văn phòng TCT định kỳ hàng năm theo quy định. Quản lý và điều phối xe ôtô con phục vụ cán bộ đi công tác, bảo vệ cơ sở vật chất của TCT.
Nhìn chung, tất cả các hoạt động của phòng được tổ chức và hoàn thành khá tốt. Tuy nhiên, công tác định mức đơn giá về lao động chưa rõ ràng, phòng còn kiêm quá nhiều công việc không thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý tổ chức và phân công công việc cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả công việc được giao.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA TCT
4.1 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
4.1.1 Sản lượng và doanh thu
Cùng với sự phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, UDIC vẫn luôn giữ vững được sự tăng trưởng ổn định và bền vững, công ty luôn là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm trung bình đạt 25 - 30% (2005-2008). Các công trình, dự án đã và đang được thi công luôn được hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. UDIC luôn nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
Doanh thu trong 4 năm (2005 – 2008) tăng trưởng với mức cao, trung bình đạt 27%/năm. Riêng năm 2005, doanh thu TCT thực hiện đạt 1582 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2004, trong đó công ty mẹ đạt 340 tỷ đồng. Có được kết quả này là do năm 2005 là năm đầu tiên TCT ĐTPTHTĐT chính thức được đi vào hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
4.1.2 Lợi nhuận và chi phí
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổng công ty tăng dần qua các năm (2006 – 2008). Mặc dù năm 2008 giá nguyên vật liệu tăng 12.17% so với các năm nhưng TCT vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng (lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế đều tăng). Điều này chứng tỏ TCT hoạt động SXKD có hiệu quả.
4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Trong 3 năm 2006 – 2008, ROE của công ty mẹ giảm dần (từ 23% năm 2006 xuống còn 15% trong năm 2008), nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty mẹ tăng dần qua các năm nhưng mức tăng chưa cao bằng mức tăng của vốn chủ sở hữu.
Bảng 2: Số liệu tài chính năm 2006 - 2008 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán. Số liệu tài chính TCT ĐTPTHTĐT (2006 – 2008).
Đơn vị: Tỷ đồng
2006
2007
2008
Báo cáo kết quả kinh doanh
Giá trị sản lượng
470.77
532.79
746.18
Tổng doanh thu
432.39
480.75
621.24
Lợi nhuận trước thuế
80.072
98.112
124
Lợi nhuận sau thuế
49.703
63.591
75.761
Bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản
225.34
348.37
564.77
Vốn chủ sở hữu
212.59
290.31
492.8
Tổng nợ phải trả
12.756
58.062
71.973
Khả năng sinh lợi
Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
0.11
0.13
0.12
ROA
0.22
0.18
0.13
ROE
0.23
0.22
0.15
Rủi ro tài chính
Tổng Nợ/Tổng tài sản
0.056
0.17
0.12
Tổng Nợ/Vốn chủ sở hữu
0.06
0.2
0.14
4.1.4 Rủi ro tài chính
Các hệ số rủi ro tài chính của tổng công ty biến động qua các năm, trong 2 năm 2007, 2008 các hệ số này cao hơn nhiều lần so với năm 2006. Điều đó là do công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ. Tuy nhiên chúng vẫn ở mức thấp, chứng tỏ rủi ro của công ty không lớn.
4.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY MẸ (2006 – 2008)
4.2.1 Quy mô, cơ cấu lao động của công ty mẹ
Nhìn chung quy mô lao động của công ty mẹ trong giai đoạn 2006 – 2008 biến động không lớn, bình quân 11%/năm. Đặc biệt năm 2008 tăng 116 lao động. Nguyên nhân là do công ty mẹ không ngừng đa dạng ngành nghề kinh doanh, sự tăng trưởng về quy mô và hình thức đầu tư, nhận thầu nhiều công trình, dự án.
Do tính chất ngành nghề kinh doanh, hoạt động SXKD nên công ty chủ yếu sử dụng lao động nam chiếm khoảng 83% trong tổng số lao động, lao động nữ chỉ chiếm 17%.
Bên cạnh đó trình độ chuyên môn lao động không ngừng được cải thiện chứng tỏ công tác tuyển dụng và đào tạo có hiệu quả. Năm 2008 tổng số cán bộ công nhân viên là 1655 người, trong đó lao động ký hợp đồng có thời hạn là 840 người, lao động hợp đồng thời vụ là 815 người. Sở dĩ số lao động thời vụ tăng cao là do trong năm 2008 công ty mẹ nhận nhiều dự án đầu tư, nhiều công trình xây dựng. Tính đến hết tháng 11/2008 tổng số lao động tuyển mới của công ty mẹ là 197 người. Lao động qua đào tạo, bồi dưỡng của công ty mẹ tăng, tổng số người được đào tạo bồi dưỡng của công ty mẹ là 204 người, trong đó công nhân là 99 người. Tỷ trọng lao động trực tiếp có xu hướng giảm, còn lao động gián tiếp có xu hướng tăng lên, nhưng chúng vẫn xấp xỉ nhau. Do tính chất ngành nghề kinh doanh nên tỷ trọng lao động trực tiếp có giảm nhưng không giảm nhiều.
Bảng 3: Cơ cấu lao động của công ty mẹ Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính. Tổng hợp số liệu về cơ cấu lao động Udic 2006 - 2008
Năm
2006
2007
2008
Chỉ tiêu
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số lao động
632
100
724
100
840
100
Theo giới tính
-Nữ
-Nam
110
522
17.4
82.6
129
595
17.81
82.19
143
697
17.02
82.98
Theo chức năng:
-Lao động trực tiếp
-Lao động gián tiếp
297
335
46.99
53.01
363
361
50.14
49.86
416
424
49.52
50.48
Theo trình độ chuyên môn:
-Trên đại học
-Đại học
-Cao đẳng
-Trung cấp
-Công nhân kỹ thuật
-Phổ thông
6
231
24
36
119
216
0.95
36.55
3.79
5.69
18.82
34.2
6
281
30
46
123
238
0.83
39.81
4.14
6.35
16.98
32.89
8
305
37
66
153
271
0.95
36.31
4.4
7.86
18.21
32.27
4.2.2 Năng suất lao động
Qua 3 năm 2006 – 2008 quỹ lương của Udic không ngừng tăng lên, bình quân tăng 18.45%/năm phù hợp với sự gia tăng của số lượng lao động. So với mặt bằng chung của toàn xã hội thu nhập bình quân của người lao động ở Udic được đánh giá là ở mức hợp lý. Trung bình mỗi năm thu nhập của người lao động tăng 2.7%. Trong đó tiền lương của công nhân sản xuất chiếm 48.88% tổng quỹ lương của cả công ty.
Bảng 3: Năng suất lao động Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Quỹ lương
Trđ
27302
32145
38304
2
Số lao động
Người
632
724
840
3
Số CNSX
Người
297
363
416
4
TLBQ năm/LĐ
trđ/người
43.2
44.4
45.6
5
TLBQ tháng/LĐ
trđ/người
3.6
3.7
3.8
6
TL của CNSX
Trđ
12830
16117
18969
PHẦN 5: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN TỚI, VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
5.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN TỚI
Trong giai đoạn tới, UDIC phấn đấu duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý. Tích cực mở rộng ngành nghề và thị trường, chủ động tìm kiếm việc làm và khai thác, đổi mới công tác quản lý, điều hành SXKD, triển khai đầu tư kinh doanh có chọn lọc và bước đi thích hợp, tiếp tục xây dựng thương hiệu UDIC. Điều này góp phần vào mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, xây dựng tại thị trường Việt Nam.
Tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TCT theo mô hình công ty mẹ - công ty con, sửa đổi Điều lệ hoạt động, Quy chế tài chính theo Luật D._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22394.doc