Báo cáo Thực tập tại tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị: LỜI MỞ ĐẦU Đối với mỗi sinh viên nói chung và sinh viên khoa kế toán nói riêng ngoài kiến thức được học trong giảng đường đại học rất cần có kiến thức thực tế để khi ra trường mỗi sinh viên có thể nhanh chóng làm quen và thích nghi với môi trường làm việc mới, tránh tình trạng lý thuyết tốt nhưng ra thực tế lại không biết cách vận dụng vì thế quá trình thực tập là hết sức cần thiết giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc trong các công ty cũng như hiểu hơn về công tác kế toán thực tế đ... Ebook Báo cáo Thực tập tại tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang được áp dụng. Với mong muốn đó em đã chọn đơn vị thực tập là Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị vì đây là một tổng công ty lớn đang hoạt động rất có hiệu quả đặc biệt với tổ chức bộ máy kế toán hoàn chỉnh với rất nhiều các phần hành khác nhau qua đó sẽ giúp em tiếp cận và có cái nhìn sâu sắc hơn về công tác kế toán tại công ty cũng như nắm chắc được kiến thức đã học. I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 1.Quá trình hình thành phát triển của tổng công ty: Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.Tiền thân của tổng công ty là công ty san nền thuộc sở xây dựng Hà Nội được thành lập ngày 6/10/1971.Ban đầu chỉ là một công trường nền đất bé nhỏ với lực lượng 100 cán bộ công nhân viên chủ yếu là lao động thủ công với những công cụ thô sơ, thực hiện những công việc chính được giao là đào hố, đắp nền ở các công trường như công trường hồ Bẩy Mẫu, Kim Liên, Trung Tự…tạo mặt bằng xây dựng các tiểu khu nhà ở Hà Nội. Trong khoảng thời gian đó, công ty luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, Sở xây dựng Hà Nội, bộ máy quản lý của công ty dần được thay đổi, củng cố.Đầu những năm 80, cùng với nhiệm vụ chính là san nền, công ty được giao thêm chức năng làm đường giao thông nội bộ, phương tiện thiết bị được bổ xung ngày càng nhiều.Đến năm 1996, tổng số thiết bị của công ty đã lên đến con số 216 đồng thời cũng tiếp nhận 200 cán bộ công nhân viên từ công ty xây dựng cầu đường bổ sung về.Tháng 7/1987, 199 người thuộc xí nghiệp thi công cơ giới xây dựng thuộc Sở xây dựng Hà Nội được sát nhập với công ty san nền theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội.Năng lực sản xuất của công ty do vậy được nâng cao và tổng số cán bộ công nhân viên thời kỳ này đạt xấp xỉ 900 người, biên chế thành 7 phòng ban và 9 đơn vị sản xuất trực thuộc.Đây cũng là thời điểm các cơ sở sản xuất kinh doanh đang thực hiện bước chuyển dần từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN, tự chủ, tự lo tìm nguồn việc cho cán bộ công nhân viên. Khoảng thời gian 1988 – 1990 là những năm tháng khó khăn nhất của công ty với một tổ chức có biên chế lớn, chỉ thi công chuyên sâu về san nền cộng với chất lượng thiết bị máy móc lạc hậu, cũ nát, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do khối lượng được giao theo kế hoạch bao cấp hàng năm không còn và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động.Tuy vậy công ty thường xuyên hoàn thành đạt và vượt kế hoạch được giao, thực hiện đầy đủ chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước hàng năm. Giai đoạn 1991 – 2001 có thể nói là giai đoạn công ty tự khẳng định mình với sức vươn mạnh mẽ, giành thế chủ động, đứng vững và phát triển trong kinh tế thị trường.Ngày 13/4/1990 theo quyết định số 1740/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội đổi tên công ty san nền thành công ty xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng và cho phép công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới.Ngày 05/01/1996 theo quyết định số 47/QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội cho phép đổi tên thành công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Trên cơ sở quy tụ các công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh (chủ yếu là các công ty xây dựng thuộc sở xây dựng Hà Nội), Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC đã được thành lập theo quyết định số 111/2004/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong đó công ty được chỉ định là công ty mẹ. 2.Những khó khăn thuận lợi và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty: Sau những lần được đổi tên và bổ xung nhiều ngành sản xuất kinh doanh mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị được thừa hưởng nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, của thủ đô trên tất cả các lĩnh vực.Đó là sự ổn định chính trị xã hội, là sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu và mức tăng trưởng liên tục, tăng cường mức đầu tư cải tạo, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng thành phố theo hướng đồng bộ hiện đại, quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín của thủ đô được nâng cao trên trường quốc tế…Bên cạnh đó là những thuận lợi do chính tập thể cán bộ công nhân viên tạo nên sau 20 năm xây dựng, trưởng thành.Đó là sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo công ty, là đội ngũ quản lý các phòng, ban, xí nghiệp nhiệt tình sáng tạo, tâm huyết với sự nghiệp của công ty, là đội ngũ công nhân có tay nghề cao và kỷ luật lao động tốt. Song song với những thuận lợi cơ bản trên, công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách lớn bao gồm cả những vấn đề nội tại của công ty cũng như những nhân tố bất lợi từ bên ngoài bắt nguồn từ những khó khăn vốn có cũng như những điểm mới phát sinh của nền kinh tế xã hội.Trong những năm đầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng về mặt pháp lý, thị trường Việt Nam chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa có thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán, thị trường kinh doanh bất động sản…Năm 1996 bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của khu vực Đông Nam Á và lan ra cả châu lục đã có tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Cùng với những khó khăn khách quan là những yếu kém chủ quan của công ty, đó là cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của công ty chậm sửa đổi, không tạo được hành lang pháp lý thông thoáng mà chặt chẽ, không đáp ứng được nhu cầu khắc nghiệt của thị trường.Cán bộ chuyên gia làm A và làm B còn thiếu và yếu, bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả… Trước những khó khăn, thuận lợi trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, bộ xây dựng và trực tiếp là sở xây dựng Hà Nội, sự giúp đỡ của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, các bạn hành, khách hàng…toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã đoàn kết nhất trí xung quanh Đảng uỷ, Ban giám đốc công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên ba ngành nghề chính : tư vấn đầu tư, đầu tư xây dựng và thi công xây lắp. Về tư vấn đầu tư: ngoài việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng của công ty như: Khu đô thị Trung Yên, Nhà 21 tầng Huỳnh Thúc Kháng…Công ty đã ký và thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn đầu tư cho các công trình đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh như khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư của Đài Loan, Khu siêu thị Bourbon, tư vấn xin giấy phép hợp đồng hợp tác kinh doanh cho công ty bất động sản Úc tại Việt Nam. Về đầu tư xây dựng:Xác định việc lập và thực hiện các dự án đầu tư góp phần phát triển đô thị theo quy hoạch xây dựng của thành phố, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho công ty chuyển dần từ vai trò làm thuê sang làm chủ là định hướng sản xuất kinh doanh lâu dài của công ty.Bằng thực tế thành công trong việc tạo lập những mặt bằng xây dựng đầu tiên của thành phố có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gồm: nền, đường, cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, trường học, vườn hoa, cây xanh để xây dựng nhà ở và kinh doanh nhà tại khu A Nam Thành Công, khu nhà bán Yên Hoà đã tạo tiền đề thuận lợi cho công ty vươn lên lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, xây dựng các khu đô thị mới có quy mô lớn hơn nhiều về diện tích đất đai và vốn đầu như: dự án khu phố mới Trung Yên với diện tích 37,05ha, vốn đầu tư riêng phần hạ tầng là 281 tỷ đồng, liên doanh với tập đoàn Ciputra(Indonesia) đầu tư xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long với diện tích 392 ha và tổng mức đầu tư 2,1 tỷ USD, dự án nhà ở cao tầng kết hợp nhà ở văn phòng và dịch vụ tại 27 Huỳnh Thúc Kháng _ một trong những công trình nhà ở có chiều cao và chất lượng chung cư cao nhất ở Hà Nội thời điểm này.Ngoài ra công ty còn liên doanh, thực hiện tiếp nhiều dự án đầu tư xây dựng khác. Về thi công xây lắp công trình:để nâng cao năng lực thi công xây lắp công trình công ty đã đầu tư 20 tỷ đồng mua sắm máy móc thiết bị thi công.Công ty đã thắng thầu và tìm kiêm được hàng trăm công trình xây dựng trong và ngoài địa bàn Hà Nội như: san nền và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Sài Đồng B, Trung tâm thương mai dịch vụ DEAHA, Đại sứ quán Nhật Bản, khu công nghiệp kỹ thuật NOMURA(Hải Phòng ), khu di dân Thủ Lệ… Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề trên đã đem lại kết quả là giá trị sản lượng, doanh thu hàng năm tăng từ 15-22%, trích nộp ngân sách nhà nước vượt chỉ tiêu ít nhất là 1,349 tỷ đồng, có năm lên tới 9,271 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của công ty đến năm 2000 đã có 24,618 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng từ 10-20% Năm 2004 toàn Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị gồm Công ty mẹ và 19 Công ty thành viên đã hoàn thành các chỉ tiêu SXKD được giao với: Tổng giá trị sản lượng: 1.670,57 tỷ đồng đạt 103,88% so với kế hoạch năm 2004 Nộp ngân sách : 48,54 tỷ đồng đạt 118,87% so với KH 2004 M2 sàn nhà ở: 106.796 m2 đạt 148,98% so với KH 2004 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ năm 2004 TT Chỉ tiêu ĐVT KH giao năm 2004 TH năm 2004 Tỷ lệ TH/KH đạt(%) So với năm 2003 (%) 1 Giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh Tỷ đồng 320 340,858 106,5 123,5 2 Giá trị doanh thu Tỷ đồng 386,545 160,4 3 Sản lượng xây lắp và SXVLXD (-Xây lắp: 224 tỷ đồng -SX VLXD:16tỷ đồng Tỷ đồng 240 240 139 4 Kinh doanh khu đô thị và nhà bán Tỷ đồng 101 101 5 Xây dựng nhà ở M2 25.000 26.500 106 48,2 6 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đồng 12,8 19,1 149 138,3 Trong đó: -Xí nghiệp xây dựng số 1 thực hiện 83,9 tỷ đồng đạt 102% kế hoạch -Xí nghiệp xây dựng số 2 thực hiện 80,5 tỷ đồng đạt 115% kế hoạch -Xí nghiệp xây dựng số 4 thực hiện 43,6 tỷ đồng đạt 109% kế hoạch -Xí nghiệp công trình 1 thực hiện 25,6 tỷ đồng - Xí nghiệp cơ giới công trình2 thực hiện 20,3 tỷ đồng Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2005 TT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2005 TH năm 2005 TH/KH năm 2005 So với năm 2004 1 Tổng giá trị sản lượng Tỷ đồng 1.874 1.886 100,6 113,5 2 Doanh thu thực hiện Tỷ đồng 1.500 1.582 105,3 126,25 3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 45 61,83 137,4 112,36 4 M2 sàn nhà M2 139.300 139.914 100,44 131,01 Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2006 TT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2006 TH năm 2006 TH/KH năm 2006 So với năm 2005 1 Tổng giá trị sản lượng Tỷ đồng 2.416,74 2.681,8 110,97 115,01 2 Doanh thu Tỷ đồng 2.088,52 2.373,88 113,66 117,11 3 M2 nhà ở M2 101.500 133.000 131,07 85,9 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 160,38 213,2 132,96 182,15 Bảng phân tích một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tổng công ty Giai đoạn 2003 – 2004 (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Vốn đầu tư 196.500 280.159 520.972 700.000 Doanh thu 241.020 386.545 1511.888 2100.000 Đóng góp NSNN 20.884 22.923 80.602 79.794 Số lượng CNV (người) 369 520 6.856 6.429 Thu nhập bình quân 2,4 3,6 1,766 1,800 Tham gia các hoạt động XH, từ thiện 68,6 338,6 133,38 II.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Chức năng, nhiệm vụ của tổng công ty: Lập dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư nhóm A, B, C theo sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thành phố. Nhận thầu thi công, xử lý nền móng công trình và xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm: san nền, làm đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện… Được huy động vốn đầu tư để chuẩn bị trước các công trình, các khu đô thị mới theo quy hoạch và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố như: giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế, thi công san nền, thoát nước, làm đường nội bộ, cấp nước ban đầu và nguồn điện phục vụ công tác thi công Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở… Thi công xây dựng công trình thủy lợi, bưu điện… Kinh doanh nhà. Khai thác và kinh doanh cát xây dựng Sản xuất, kinh doanh vật liệu và trang thiết bị nội thất ngành xây dựng. Được phép liên doanh,liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Tư vấn đầu tư xây dựng. Tư vấn thiết kế công trình. Được phép kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ chuyên ngành xây dựng. Kinh doanh, dịch vụ vận tải hàng hoá. Được phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động Sơ đồ tổ chức bộ máy của tổng công ty I.Khối xây lắp Cty xây dựng dân dụng Hà Nội Cty CP đầu tư và xây dựng số 1 HN Cty CP xây dựng số 5 Hà Nội Cty xây dựng công nghiệp Cty CP XD lắp máy điện nước Hà Nội Cty CP XD và phát triến CT hạ tầng Cty CP XL và kinh doanh thiết bị Hà Nội Cty CP đầu tư và XD đô thị Hà Nội Cty CP xây lắp giao thông công chính Cty CP XL và kinh doanh thiết bị Hà Nội Cty CP đầu tư và XD đô thị Hà Nội CÁC DOANH NGHIỆP- CÔNG TY LIÊN KẾT Cty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long Cty phát triển Hà Nội_ Cali hữu hạn Cty liên doanh TNHH phát triển Nội Bài Cty TNHH tháp trung tâm Hà Nội Cty TNHH CP tôn AUSNAM Ban kiểm soát Các phó tổng giám đốc Tổng giám đốc Hội đồng quản trị II.Khối sản xuất vật liệu xây dựng: Cty CP khoá Việt-Tiệp Cty CP Cầu Đuống Cty CP Đại La Cty CP vật liệu và XD Phúc Thịnh Cty CP đầu tư và bê tông Thịnh Liệt Cty CP bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy Cty CP VLXD và XNK Hồng Hà Cty sản xuất công nghiệp và xây lắp HN Cty CP xi măng Kiện Khê III.Khối tư vấn Cty CP tư vấn đầu tư và xây dựng-CDCC Cty CP tư vấn đầu tư và xây dựng HN- UAC Cty CP tư vấn và đầu tư xây dựng CCIC-Hà Nội KHỐI PHÒNG BAN Phòng tổ chức quản trị hành chính Phòng kế hoạch-tổng hợp Phòng tài chính- kế toán Phòng kỹ thuật- công nghệ Ban quản lý dự án Trung Yên Trung tâm chuẩn bị quỹ đất Ban quản lý dự án II Ban quản lý dự án III Văn phòng Đảng uỷ- Công đoàn CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3 Xí nghiệp xây dựng số 4 Xí nghiệp xây dựng số 6 Xí nghiệp xây dựng số 9 XN cơ giới công trình 2 XN sản xuất và kinh doanh VLXD Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại & XK lao động Tổng công ty mẹ-Tổng Công ty-UDIC 2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban trong tổng công ty: Toàn tổng công ty có 10 phòng ban thực hiện các nhiệm vụ được giao, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Phòng tổ chức quản trị hành chính: Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - Quản trị - Hành chính: Phòng Tổ chức Quản trị Hành Chính Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có chức năng tham mưu giúp Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty trong lĩnh vực sắp xếp, cải tiến tổ chức, quản lý bồi dưỡng và quy hoạch các bộ, thực hiện chế độ, chính sách Nhà nước đối với người lao động, quản lý hành chính và văn phòng Tổng Công ty đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển của Tổng Công ty. Phòng Tổ chức Quản trị hành chính - Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có những nhiệm vụ cụ thể sau: 1 - Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sản xuất. Phương án sắp xếp cán bộ cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Tiến hành làm các thủ tục về thành lập, sát nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp các đơn vị trực thuộc theo pháp luật quy định. - Xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ, đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc phạm vi quản lý. 2 - Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Tổng Công ty. -Giải quyết các thủ tục chế độ chính sách khi cử người đi học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức. - Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên chức Tổng Công ty. 3 - Xây dựng  các định mức đơn giá về lao động lập và quản lý quỹ lương và các quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ.Tổng hợp báo cáo quỹ lương toàn Tổng Công ty. 4 - Tham mưu cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của luật lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tai nạn lao động.Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tai nạn lao động, hưu trí, nghỉ mất sức, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho CBCNV Tổng Công ty. 5 - Là thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng, Hội đồng kỷ luật của Tổng Công ty, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.Theo dõi, nhận xét CBCNV Công ty Mẹ để đề xuất việc xét nâng lương, thi nâng bậc hàng năm. 6 - Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ Tổng Công ty, theo dõi, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo, thường trực trong công tác tiếp công dân, thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng Nhà nước đến thanh tra, kiểm tra Tổng Công ty những lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng. 7- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện tốt các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương...theo quy định của pháp luật, quy chế và điều lệ của Tổng Công ty. 8 - Tổ chức khám bệnh định kỳ hàng năm, mua bảo hiểm y tế cho CBCNV Tổng Công ty. Theo dõi công tác dân quân tự vệ của Tổng Công ty. 9 - Quản lý con dấu, đóng dấu văn bản của Tổng Công ty theo quy định về quản lý và sử dụng con dấu của Bộ Công an. - Vào sổ văn bản đi và chuyển phát văn bản của Tổng Công ty đến nơi nhận. - Đóng dấu, vào sổ văn bản đến và lưu trữ.Chuyển văn bản đến cho Hội đồng Quản trị hoặc Tổng Giám đốc Công ty, chuyển đến các phòng chức năng xử lý, lưu trữ. 10 - Quản lý điều hành cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Tổng Công ty.Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm việc theo yêu cầu của Tổng Công ty. Kiểm tra, thống kê tài sản của Tổng Công ty theo định kỳ hàng năm. 11 - Điều phối xe ô tô phục vụ cán bộ Tổng Công ty đi công tác. Chuẩn bị cơ sở vật chất và tổ chức khánh tiết các ngày lễ, đại hội, hội nghị, cuộc họp, khởi công, khánh thành công trình của Tổng Công ty.  Mua sắm văn phòng phẩm phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ. 12 - Thường trực, bảo vệ cơ quan, cơ sở vật chất, kho tàng, văn phòng Tổng Công ty.Phối hợp với chính quyền và công an địa phương trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.  Đảm bảo hệ thống điện thoại, liên lạc, cấp điện, nước phục vụ văn phòng Tổng Công ty. 13 - Lập các báo cáo thống kê liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng theo định kỳ tháng, quý, năm gửi các cơ quan cấp trên theo yêu cầu. 14 - Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng. 15 - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.Quản lý hồ sơ cán bộ,CNVC đang công tác tại Tổng Công ty theo quy định. Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật chất lượng các công trình tổng thầu, nhận thầu của Tổng Công ty, quản lý thiết bị thi công của Tổng Công ty.  Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có những nhiệm vụ cụ thể sau: 1 - Công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh: - Xây dựng kế hoạch năm để trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt, kế hoạch quý trình Hội đồng Quản trị Tổng Công ty phê duyệt. - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của Tổng Công ty và các Công ty thành viên để báo cáo Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Tổng Công ty. -Căn cứ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng giai đoạn và định hướng phát triển của Tổng Công ty, hướng dẫn các công ty thành viên xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổng hợp tình hình giao kế hoạch sản xuất kinh doanh chung trình Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty phê duyệt. 2 -Công tác quản lý kỹ thuật,chất lượng xây lắp công trình tổng thầu, nhận thầu của Tổng Công ty. - Tiếp nhận, quản lý hồ sơ thiết kế công trình, hạng mục công trình tổng thầu, nhận thầu của Tổng Công ty để giao cho đơn vị thi công. -Kiểm tra dự toán thi công công trình, hạng mục công trình, lập hợp đồng thi công công trình, hạng mục công tình, trình Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. -Duyệt, Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc lập biện pháp thi công biện pháp an toàn và thực hiện tiến độ thi công các công trình. -Tham gia xử lý các vấn đề kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công. -Phổ biến những quy định, quy phạm của Nhà nước, của Bộ xây dựng và Tổng Công ty về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tư vấn cho Tổng Công ty việc thành lập Hội đồng nghiệm thu và là thường trực Hội đồng nghiệm thu trong quá trình thi công xây lắp đối với công trình tổng thầu, nhận thầu của Tổng Công ty. -Kiểm tra xác nhận khối lượng thi công  hoàn thành.Kiểm tra xác nhận hồ sơ thanh quyết toán công trình, hạng mục công trình. -Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. 3 - Quản lý thiết bị xe máy thi công: -Đề xuất và lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị xe máy thi công của Tổng Công ty. -Theo dõi kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị xe máy của Tổng Công ty. Xây dựng định mức sử dụng nhiên liệu, tiền lương cho các thiết bị xe máy. -Xử lý các văn bản có liên quan đến thiết bị xe máy thi công của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty báo cáo Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. -Nghiên cứu những tiến bộ về thiết bị, máy thi công của nghành xây dựng đề xuất việc áp dụng cho Tổng Công ty trình Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. -Tham gia xử lý tai nạn, hỏng hóc xe máy thi công của Công ty Mẹ. -Tổng hợp tình hình về thiết bị, xe máy thi công của toàn Tổng Công ty trình Tổng Giám đốc Tổng Công ty theo quy định.Theo dõi và quản lý các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị của các Công ty thành viên. 4 - Công tác khác: - Lập báo cáo thống kê định kỳ tháng, quý , năm theo chức năng nhiệm vụ gửi các cơ quan cấp trên theo quy định - Hướng dẫn, lập hồ sơ đấu thầu và tham gia đấu thầu các công trình, hạng mục công trình do Tổng Công ty tham gia. -Tổ chức giảng dạy lý thuyết, đào tạo bậc thợ, tổ chức thi nâng bậc thợ hàng năm trong Tổng Công ty. -Soạn thảo các văn bản thuộc chức năng nhiệm vụ của Phòng. Phòng đầu tư phát triển: chức năng và nhiệm vụ của phòng đầu tư phát triển: Phòng đầu tư phát triển - Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có chức năng tham mưu giúp hội đồng Quản trị Tổng Công ty, Tổng Giám đốc Tổng Công ty trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các dự án đầu tư phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp. Phòng đầu tư phát triển - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có những nhiệm vụ cụ thể sau: 1 - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tìm kiếm, khai thác các dự án về nhà ở, đất ở, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, trình Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. 2 - Chuẩn bị các điều kiện để Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty tiếp xúc, đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước về hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết. 3 - Triển khai các công tác chuẩn bị đầu tư dự án bao gồm: - Xin thỏa thuận, giới thiệu địa điểm của dự án. - Tổ chức đo đạc, điều tra, khảo sát khu vực có dự án đầu tư. - Tổ chức lập thiết kế quy hoạch chi tiết khu vực dự án. - Tổ chức lập báo cáo dự án tiền khả thi, dự án khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xin cấp đất , tiếp nhận mốc giới dự án, giao đơn vị quản lý theo quyết định của Tổng Giám đốc Tổng Công ty. 4 - Chỉ đạo các ban quản lý dự án, các đơn vị thành viên khai thác, phát triển các dự án thành phần trong các dự án của tổng công ty theo trình tự, thủ tục quy định bao gồm: -Xin thỏa thuận, giới thiệu địa điểm của dự án. -Tổ chức đo đạc, điều tra, khảo sát khu vực có dự án đầu tư. -Tổ chức thiết lập thiết kế quy hoạch chi tiết khu vực dự án. Tổ chức lập báo cáo dự án tiền khả thi, dự án khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Xin cấp đất, tiếp nhận mốc giới dự án, giao đơn vị quản lý theo quyết định của Tổng Giám đốc Tổng Công ty. 4 - Chỉ đạo các ban quản lý dự án, các đơn vị thanh viên khai thác, phát triển các dự án thành phần trong các dự án của Tổng Công ty theo trình tự, thủ tục quy định bao gồm: a - Công tác quản lý các dự án do Tổng Công ty thực hiện: - Kiểm tra giám sát việc thực hiện đầu tư và khai thác dự án của Tổng Công ty. - Phối hợp với các Ban quản lý dự án đôn đốc thực hiện dự án đầu tư, khai thác đầu tư. - Phối hợp với ban quản lý dự án quản lý chất lượng, kỹ thuật thi công công trình, hạng mục công trình trong các dự án. - Phối hợp với các ban quản lý dự án tổ chức kiểm tra, nghiệm thu theo giai đoạn thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ công trình, hạng mục công trình, bàn giao đưa vào sử dụng. b - Công tác mời thầu, chọn thầu, chỉ định thầu: - Phối hợp với các ban quản lý dự án tổ chức lập hồ sơ mời thầu các công trình, hạng mục công trình trong các dự án của Tổng Công ty. - Tham gia hội đồng chọn thầu, chỉ định thầu các công trình, hạng mục công trình trong các dự án của Tổng Công ty. - Phối hợp với các ban quản lý dự án lập các Hợp đồng thi công các công trình, hạng mục công trình trong các dự án của Tổng Công ty trình Tổng Giám Đốc Tổng Công ty quyết định. c - Công tác khác: - Phối hợp với các Ban quản lý dự án các đơn vị, các cơ quan liên quan xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. -Phối hợp với các Ban quản lý dự án các đơn vị, cơ quan liên quan, tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. 5 - Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình hạng mục công trình thuộc các dự án do Tổng Công ty làm chủ đầu tư gồm: - Kiểm tra tổng dự toán, dự toán thiết kế. - Kiểm tra, thẩm định dự toán thi công, quyết toán thi công công trình. - Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung thiết kế công trình, hạng mục công trình cho phù hợp. 6 - Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị thành viên Tổng Công ty trong công tác nghiên cứu đầu tư, phát triển dự án. 7 - Tham gia, thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển nhà ở và đô  thị. 8 - Tổng hợp tình hình đầu tư, phát triển dự án trong toàn Tổng Công ty báo cáo Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty theo quy định. 9 - Soạn thảo các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng. 10 - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng. 11 - Xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, đề xuất nhân sự cho các ban quản lý dự án của Tổng Công ty trình Tổng Giám đốc Tổng Công ty, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Phòng tài chính kế toán Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế toán: Phòng Tài Chính - Kế toán Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có chức năng tham mưu giúp Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc công ty trong lĩnh vực hạch toán kinh tế, nguồn vốn đầu tư và kế toán thống kê toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Phòng tài chính - kế toán Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị có những nhiệm vụ cụ thể sau: 1 - Tổ chức, chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty Mẹ và các Công ty thành viên theo chế độ, chính sách, pháp luật Nhà nước theo điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. 2 - Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, năm năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, trình Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty phê duyệt. 3 - Đề xuất các phương án sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn Nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do UDIC quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn của UDIC. 4 - Làm các thủ tục huy động các loại nguồn vốn, vay tín dụng, vay ngân hàng, các tổ chức tài chính khác...Chuẩn bị đầy đủ vốn đầu tư theo kế hoạch, tiến độ đầu tư cho các dự án, công trình của Tổng Công ty. 5 - Lập báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, định kỳ.Tổng hợp báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng cho các cấp lãnh đạo theo tháng, quý, năm. 6 - Nộp thuế và các khoản phải đóng góp khác của Tổng Công ty (UDIC) cho ngân sách Nhà nước. 7 - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, đề xuất phương án hỗ trợ bằng biện pháp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ và các Công ty trực thuộc. 8 - Đề xuất phương án nhượng ban, cho thuê, thế chấp, cầm cố, thanh lý tài sản của Tổng Công ty. 9 - Mở sổ sách kế toán, thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán, kiểm toán của Nhà nước. 10 - Khấu hao tài sản cố định, đề xuất trích lập các quỹ trình Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. 11 - Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các Hợp đồng kinh tế của Tổng Công ty, đề xuất phương án thu hồi và xử lý những khoản nợ tồn đọng, dây dưa, khó đòi. 12 - Phối hợp với các phòng chức năng khác của  Tổng Công ty xây dựng hình thức kinh doanh, đơn giá sản phẩm trình Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty phê duyệt. 13 - Tổ chức kiểm kê tài sản Tổng Công ty sau khi kết thúc năm kế hoạch, phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ sách kế toán. 14 - Tổ chức kiểm kê đánh giá lại tài sản Tổng Công ty trong trường hợp cần thiết. 15 - Thường xuyên kiểm tra công tác tài chính, kế toán, kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, kiểm tra việc chấp hành quy chế tài chính của Tổng Công ty và các Công ty thành viên. 16 - Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong toàn Tổng Công ty, kiểm tra, xem xét báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán tài chính của các Công ty thành viên. 17 - Thực hiện sự kiểm tra, thanh tra, kiể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12719.doc
Tài liệu liên quan