Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần VINAFCO

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHI TIẾT LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi đất nước ta ước vào công cuộc đổi mới chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng làm lên những bước ngoặt cho sự phát triển , đổi mới của đất nước đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế . Để gặt hái được điều đó là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng cộng sản VIỆT NAM cùng sự lỗ lực không ngừng của nhân dân của các cơ quan đoàn thể các tổ chức kinh té xã hội , trong đó nổi bật lên là khối các doanh nghiệp nhà nước . Các doanh nghiệp nhà nước đó

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần VINAFCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân , trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò đầu tàu tuy nhiên khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thành phần doanh nghiệp nhà nước lại thể hiện sự trì trệ chậm đổi mới vì thế Đảng và nhà nước đã ra đường lối cổ phần hoá các doanh nghiệp này nhằm thay đổi cung cách quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh . không lằm ngoài số đó công ty dịch vụ vận tải trung ương- một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải được thành lập năm 1987 nay là Tổng công ty VINAFCO cũng tiến hành cổ phần hoá vào năm 2001 . Khởi đầu với bao khó khăn trồng chất như thiếu vốn thiếu nhân lực đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo có đủ năng lực …lại lằm trong hoàn cảnh đất nước vừa mới bước sang thời kì đổi mới , nhưng với chiến lược đúng đắn cùng với sự cố gắng không ngừng của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên của công ty đã dần đưa công ty từ một công ty nhỏ bé phải phụ thuộc nhiều vào nhà nước dần trở thành một công ty lớn mạnh và ngày một khẳng định vị trí , uy tín trên thị trường với bằng chứng là ngày nay VINAFCO là tổng công ty vận tải lớn nhất cả nước chiếm 25-30% thị phần nội địa về lĩnh vực vận tải đường biển ,container . trong chương trình thực tập của nhà trờng đề ra em đã chọn Tổng công ty cổ phần vinafco Để giới thiệu trong bài báo cáo tổng hợp này .Dù đã cố gắng để hoàn thiện tốt hơn nhưng em không thể tránh khỏi ngững sai xót , nên em rất mong thầy tiếp tục chỉ bảo để em hoàn thiện những bài viết sau . Em xin chân thành cảm ơn! ChươngI : Tổng quan về Tổng công ty Cổ phầnVINAFCO 1. Thông tin chung về Tổng công ty cổ phần VINAFCO 1.1. Giới thiệu về Tổng Công ty -Tên Công ty:Tổng Công ty Cổ phần VINAFCO -Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION -Tên viết tắt: VINAFCO -Vốn điều lệ hiện tại: 51.222.610.000 đ.ng (Năm mươi mốt tỷ hai trăm hai mươi hai triệu sáu trăm mươi nghìn đồng - Theo Công văn xác nhận số 559/TVKT ngày 10/11/2005 của Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC) -Trụ sở chính: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.` -Điện thoại: (84-4) 7684464/7684469 -Fax: (84-4) 7684465 -Website: www.vinafco.net - Email: vinafco@vnn.vn - Giấy phép thành lập: Quyết định số 211/2001/QĐ-BGTVT ngày 18/01/2001 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển Công ty Dịch vụ vận tải TW thành Tổng Công ty cổ phần. - Giấy CNĐKKD: Số 0103000245 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 28/10/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. - Ngành nghề kinh doanh: + Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường sông, ôtô trong và ngoài nước; +Đại lý vận tải hàng hoá; + Kinh doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàng: than, thạch cao, apatite, quặng các loại, cát, xi perit, đá vôi, gỗ, muối; + Giao nhận kho vận quốc tế; + Dịch vụ vận tải quốc tế, trong đó có vạn tải hàng hoá quá cảnh; + Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hàng hải; + Nhận uỷ thác đại lý giao nhận, nhận uỷ thác vận tải hàng không; + Kinh dqcoanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản các loại hàng hoá; + Kinh doanh kho bãi, bãi container và thu gom hàng hoá; + Dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông vận tải và tàu biển cho các hãng tàu; + Nhận uỷ thác xuất nhập khẩuu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá cho các chủ hàng; + Kinh doanh dịch vụ mặt hàng phân bón các loại, khí NH3 hoá lỏng, klinke; + Kinh doanh nhập khẩu phương tiện thiết bị giao thông vận tải; + Kinh doanh cung ứng mặt hàng lương thực (ngô, sán, thức ăn gia súc...); + Sản xuất, chế biến và kinh doanh sắt thép xây dựng; + Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; + Buôn bán thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng; + Buôn bán lắp đặt bảo hành máy thiết bị bưu chính viễn thông (điện thoại, điện thoại di động, tổng đài); + Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá; + Khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm); + Cho thuê văn phòng và các dịch vụ cho thuê văn phòng. TổngCông ty Cổ phần VINAFCO được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghia Việt Nam khoá X kì họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999. Các hoạt động của Tổng Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Tổng Công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua ngày 28 tháng 02 năm 2005. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Gần 20 năm đã trôi qua, cái tên Công ty dịch vụ vận tải TW trực thuộc Bộ Giao thông vận tải- một đơn vị kinh tế quốc doanh nay là Tổng công ty cổ phần VINAFCO đã vượt qua biết bao khó khăn, thăng trầm để tồn tại và phát triển vững chắc. Một đơn vị kinh doanh ra đời với hai bàn tay trắng, qua nhiều năm đã biến không thành có, từ ít thành có nhiều một cách toàn diện, đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng và hy vọng. Sau thời gian dài phấn đấu gian khổ ấy, nay nhìn lại chính mình để đề ra chiến lược, chiến thuật cho phù hợp nhằm phát triển toàn diện hơn nữa, chắc chắn hơn nữa, nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Sau khi giải phóng Miền nam thong nhất đất nước nhu cầu vận tải tăng lớn, lúc này các chủ hàng tập trung lo SXKD. Nhất là nhu cầu vận chuyển đường dài các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, phân bón, than đá và các hàng tiêu dùng khác cần tiếp chuyển qua nhiều loại phương tiện khác nhau để đưa hàng hoá từ Bắc vào nam và từ các tỉnh đồng bằng, thành phố đến các vùng xa xôi như Tây nguyên, Tây bắc rất cấp bách. Đặc biệt việc điều động nhiều máy biến thế loại nặng từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc để nhanh chóng phục hồi mạng lưới điện chung. Trước thực tế đó, năm 1976 Bộ đã thành lập 3 công ty đại lý vận tải trực thuộc Bộ với các tên gọi: - Công ty đại lý vận tải Hà nội (phạm vi hoạt dộng ở các tỉnh phía Bắc) - Công ty đại lý vận tải Đà Nẵng (phạm vi hoạt động các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên) - Công ty đại lý vận tải miền Nam ( phạm vi hoạt động từ Thuận Hải trở vào Đến năm 1978 Bộ lại quyết định đổi tên các công ty trên thành các Công ty đạilý vận tải khu vực 1.2.3. Tiếp đó một số Công ty đại lý vận tải thuộc các Sở giao thong vận tải các tỉnh cũng lân lượt ra ssời. Do nhu cầu cần rút nhanh hàng hoá nhập khẩu vào các cảng biển nên đến năm 1983 Bộ chuyển các công ty đại lý vận tải khu vực 1.2.3 về trực thuộc Tổng cục đường biển. Tuy có nhiều thay đổi về tổ chức đại lý vận tải và nhiều đơn vị vận tải TƯ và địa phương hoạt động nhưng cũng chưa giúp Bộ rút ra được một mô hình về tổ chức hệ thống đại lý vận tải của toàn ngành. Thực trạng ấy cùng với việc thực hiện chủ trương đổi mới quản lý kinh tế của Nhà nước, của Ngành nên Bộ quyết định thành lập Công ty dịch vụ vận tải TW trực thuộc Bộ có trụ sở tại Hà Nội với ý định Công ty này sẽ nhận được sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ để vừa nghiên cứu nhằm tìm ra một mô hình tổ chức(đại lý vận tải) dịch vụ vận tải thích hợp cho toàn ngành. Mặt khác Công ty này tiếp nhận một số cán bộ do giảm nhẹ biên chế từ các Vụ tham mưu của Bộ chuyển qua. Thế là ngày 16/12/1987 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ký quyết định số 2339AQĐ/TCCB thành lập Công ty dịc vụ vận tải TW trực thuộc Bộ với các nhiệm vụ cơ bản: Liên doanh liên kết trên cơ sở hợp đồng kinh tế với các tổ chức vận tải, các chủ hàng, các ga, cảng, các tổ chức dịch vụ giao nhận, kho bãi của TW và địa phương để thực hiện liên hiệp vận chuyển hàng hoá từ kho hàng cơ sở và ngược lại. Nhận uỷ thác của chủ hàng và các chủ phương tiện tổ chức thực hiện các dịch vụ vận tải hàng hoá Bắc Nam, hàng nặng, thiết bị toàn bộ, dịch vụ giao nhận, xếp dỡ, đóng gói, bảo quản và bãi gửi hàng trong quá trình tiếp nhận, vận tải và giao thẳng tới đích. Đồng thời Bộ cũng ra quyết định đổi tên các công ty đại lý vận tải khu vực 1,2,3 thành các Công ty dịch vụ vận tải khu vực 1,2,3 và chuyển từ trực thuộc Tổng cục đường biển về trực thuộc Bộ.. Khi đó nổi lên biết bao khó khăn , song cái khó khăn bao trùm nhất là một Công ty sinh ra nhưng không có một đồng vốn, không có tài sản, không có cơ sở vật chất, chỉ có những tờ giấy quyết định thành lập Công ty, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng và các quyết định điều động cán bộ khác. Từ khi thành lập cho đến năm 1992, Công ty đã nhanh chóng phát triển với quy mô, thành lập thêm Xí nghiệp trực thuộc, đầu tư mua thêm tàu biển. Năm 1993, toàn quốc thực hiện buớc chuyển mình về quản lý. Năm 1995, Bộ Giao thông vận tải thành lập Tổng Công ty Dịch vụ vận tải trong đó Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương là thành viên của Tổng Công ty. Năm 1997, Bộ Giao thông vận tải giải thể Tổng Công ty Dịch vụ vận tải và Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương trở về trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Trong giai đoạn 1993 - 1997, Công ty đã liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thụy Sỹ, liên doanh với Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) và 2 đối tác của Nhật mới thành lập Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (DRACO). Giai đoạn 1998 - 2000, Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt truớc hệ thống các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển nhanh, đa dạng và chất lượng ngày càng cao. Trước tình hình đó, Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất, nhanh chóng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư của Công ty lên tới hơn 58 tỷ đồng để tài trợ cho dây chuyền vận chuyển Amoniac (NH3), đầu tư thêm kho bãi, mua máy cắt phôi, dàn cán thép, mua tàu chở container... Năm 2001, thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ. là cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương cũng chính thức chuyển sang Tổng công ty cổ phần theo Quyết định số 211/2001/QĐ/BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương thành Công ty cổ phần, với tên đầy đủ là Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Trung ương, gọi tắt là Tổng Công ty Cổ phần VINAFCO. TổngCông ty Cổ phần khi mới thành lập có vốn điều lệ là 7,23 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước là 1,8 tỷ đồng. Sau gần 5 năm hoạt động,Tổng Công ty đã liên tục tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua các năm; giá trị đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng tăng và đời sống người lao động liên tục được cải thiện. Từ khi thành lập đến nay,Tổng Công ty đã được nhiều thành tích, được nhiều bằng khen của Bộ Giao thông vận tải, của Chính phủ : - Ngoài ra có rất nhiều cá nhân được nhận bằng khen của Bộ Giao thông vận tải, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty 1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổng công ty Ban Tổng Giám đóc Ban Kiểm Soát Phòng tổng hợp Độc lập CT THHH Tiếp vận XN Vận tải biển Phòng TCKT Khối SXKD Khối tham mưu Phụ thuộc Hội Đồng Quản Trị Phòng HC-QT Nhà máy thép Phòng KDTBVT CT THHH VNC Sài Gòn Trung tâm TM và Vận tải quốc tế Chi nhánh Hải Phòng Phòng kinh tế Liên Doanh CT THHH Tiếp vận Thăng long CT CP Khoáng sản Chi nhánh Nha Trang Đại diện Quy Nhơn CT CP Khoáng sản Xây dựng Tân Uyên Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty hiện tại gồm 7 đơn vị thành viên, trong đó có 2 đơn vị hạch toán độc lập, 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc ,1 liên doanh và 1 công ty liên kết. Trụ sở chính của Tổng Công ty: có văn phòng làm việc của Ban Tổng Giám đốc Công ty và các phòng, ban nghiệp vụ gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Kinh tế, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Hành chính - Quản trị. Địa chỉ: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 7684464 Website: www.vinafco.net Các đơn vị hạch toán độc lập: - Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO Công ty TNHH VINAFCO Sài Gòn Các đơn vị hạch toán phụ thuộc: - Trung tâm Thương mại và Vận tải quốc tế - Nhà máy Thép VINAFCO - Phòng Kinh tế - Xí nghiệp vận tải biển - Chi nhánh Hải Phòng - Chi nhánh Nha Trang Liên doanh và góp cổ phần: - Công ty Liên doanh tiếp vận Thăng Long DRACO là liên doanh 4 bên giữa VINAFCO, HANEL và 2 bên của Nhật là SUMITOMO và SUZUYO. - Công ty Cổ phần Khoáng sản VINAFCO. Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. 1.3.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đê liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiẹm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là nguời điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm truớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 3 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau: Phòng Tổng hợp: Theo dõi 2 mảng hoạt động chính là Thị trường kế hoạch đầu tư (Nghiên cứu thị trường đối với lĩnh vực kinh doanh mới, kể cả thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch hàng năm; lập các dự án đầu tư và thẩm định các dự án do đơn vị gửi lên; theo dõi các hợp đồng kinh tế; xây dựng và quảng bá thương hiệu...) và Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương (Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức của Công ty cho phù hợp; xây dựng quy hoạch cán bộ và các quy định có liên quan; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của Công ty; theo dõi công tác tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, thanh tra). Phòng Kế toán - Tài chính: có chức năng chính là kế toán thanh toán; kế toán chuyên quản các đơn vị thành viên; kế toán tổng hợp; tìm nguồn vốn, cân đối nguồn vốn phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh; quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và phân tích tài chính, hoạch định kế hoạch tài chính; tham mưu về các hợp đồng vay vốn và theo dõi triển khai các hợp đồng này; quản lý kho bãi; kiểm toán nội bộ; kiểm tra các đơn vị thành viên; tìm hiểu và là đầu mối cung cấp thông tin để đưa Công ty tiếp cận với thị trường chứng khoán; Phòng Hành chính quản trị: có chức năng theo dõi các vấn đề về hồ sơ cán bộ; giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động; văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy; quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn phòng; và các nhiệm vụ khác về các thủ tục hành chính của Công ty. Các đơn vị thành viên : - Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO : Kinh doanh kho bãi (cho thuê kho, bãi); phân phối hàng hoá; vận tải ô tô (đội xe gồm 9 chiếc); dịch vụ vận tải; kinh doanh thương mại với các mặt hàng nông sản, cát; - Công ty TNHH VINAFCO Sài Gòn: Vận tải ô tô (đội xe gồm 11 chiếc); kinh doanh than đá, amoniac; dịch vụ vận tải và đại lý cho các forwarder; - Trung tâm Thương mại và Vận tải quốc tế: dịch vụ vận tải; kinh doanh thương mại đối với mặt hàng bột đá nhưng không đáng kể; - Nhà máy Thép VINAFCO: Sản xuất thép xây dựng (thép thanh và thép tròn trơn cơ khí); - Phòng Kinh tế: Vận chuyển phân lân, amoniac; - Xí nghiệp vận tải biển: Dịch vụ vận chuyển Bắc Nam với 2 tàu VINAFCO 18 và VINAFCO 25; vận chuyển từ kho đến kho; - Chi nhánh Hải Phòng: Giao nhận sản phẩm phân lân; kinh doanh dịch vụ vận tải (các mặt hàng Apatite, than đá, container); vận tải ô tô (đội xe gồm 3 đầu kéo và 5 rơ moóc); kinh doanh kho bãi. - Chi nhánh Nha Trang và đại diện Quy Nhơn: Giao nhận phân lân, khai thác các dịch vụ vận tải và đại lý phân bón. Danh sách công ty mẹ và công ty con phát hành Hiện nay, Công ty Cổ phần VINAFCO đang góp vốn vào 1 công ty liên doanh và 1 công ty liên kết, cơ cấu góp vốn cụ thể như sau: Công ty số vốn góp góp VNC vốn điều lệ %vốn điều lệ Công ty tiếp vận Thăng Long(DRACO) 1 triệu USD 4 triệu USD 25% Công ty cổ phần khoáng sản VINAFCO 2500000000 đồng 5000000000 đồng 50% CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG - Địa chỉ : E - 4A Thăng Long Industrial Park, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam - Điện thoại: (84-4) 8812488 - Fax: (84 – 4) 8812489 - Website: - Giấy phép đầu tư số: 1709/GP ngày 19/10/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Giấy phép đầu tư sửa đổi ngày 02/07/2002 của UBND Thành phố Hà Nội số 1709/GPĐC1-BKH-HN. - Thời điểm bắt đầu hoạt động: Tháng 12 năm 1996 - Các bên tham gia liên doanh: Bên Việt Nam: _ Công ty Dịch vụ vận tải trung ương (nay là Công ty Cổ phần VINAFCO). _ Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel Corporation). Bên nước ngoài: _ Suzuyo & Co., Ltd; trụ sở đăng ký tại 11-1, Irifune-cho, Shimizu City, Shizuoka 424, Nhật Bản. _ Sumitomo Corporation; trụ sở đăng ký t.i 1-8-11, Harumi, Chuo-ku, Tokyo 104-8610, Nhật Bản. - Vốn đầu tư của Công ty Liên doanh: 9.290.000 USD - Vốn pháp định: 4.000.000 USD Trong đó vốn góp của các bên như sau: - VINAFCO: 1.000.000 USD chiếm 25% vốn pháp định. - Công ty Điện tử Hà Nội: 920.000 USD, chiếm 23% vốn pháp định. - Công ty Suzuyo & Co., Ltd : 1.000.000 USD, chiếm 25% vốn pháp định. - Công ty Sumitomo Corporation: 1.080.000 USD, chiếm 27% vốn pháp định. - Lĩnh vực hoạt động: + Dịch vụ vận tải nội địa bao gồm: vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển, đường thuỷ, vận chuyển hàng container, hàng siêu trường, siêu trọng; + Dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ (kho tới kho), bao gồm hoạt động đại lý giao nhận; + Xây dựng, điều hành trung tâm tiếp vận/kho ngoại quan; + Điều hành kho bãi Container, xếp dỡ; + Làm thủ tục hải quan; + Vận tải, lắp đặt máy móc, thiết bị; + Dịch vụ tập hợp các lô hàng nhỏ để gửi đi; + Dịch vụ tư vấn XNK, thủ tục đầu tư nước ngoài; + Dịch vụ giao nhận kịp thời, quản lý kho hàng. CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VINAFCO - Trụ sở chính: Xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; - Điện thoại: (84-38) 888495 - Ngành nghề: Khai thác, chế biến khoáng sản (đá xây dựng, đá trắng siêu mịn, đá ốp lát, quặng thiếc, chì...); sản xuất mua bán sơn, matít, vận chuyển hàng hoá đường bộ, thương mại, xuất nhập khẩu. - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng - Hoạt dộng kinh doanhO.T Đ.NG KINH DOANH Các mảng hoạt động chính của Công ty gồm: + Vận tải hàng hoá bằng đường biển; + Dịch vụ vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế; + Kinh doanh kho bãi, trung tâm phân phối hàng hoá; + Sản xuất, kinh doanh thép xây dựng; + Kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong các hoạt động nói trên, hoạt động dịch vụ vận tải và vận tải hàng hoá bằng đường biển vốn là hoạt động trọng điểm của Công ty, chiếm khoảng 70% doanh thu và 75% lợi nhuận của toàn Công ty. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thép xây dựng cũng là hoạt động mang lại tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận khá cao cho Công ty. Trong 2 năm 2003, 2004, doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thép đều chiếm khoảng 20% đến 25% doanh thu và khoảng 15% lợi nhuận của toàn Công ty. Hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải là hoạt động truyền thống của Công ty, thương hiệu VINAFCO đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Với cơ sở vật chất hoàn chỉnh, bao gồm đội tàu biển, hệ thống bồn chứa, các trung tâm phân phối với hơn 30.000 m2 kho bãi, phương tiện bốc xếp cơ giới và lực lượng vận tải đường bộ, VINAFCO có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu khác nhau về vận tải, giao nhận, phân phối và thương mại của các khách hang trong và ngoài nước 1.4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Tổng công ty 1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của tổng công ty là các hoạt động dịch vụ : Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường sông, ôtô trong và ngoài nước; Kinh doanh vật tư và dịch vụ các mặt hàng: than, thạch cao, apatite, quặng các loại, cát, xi perit, đá vôi, gỗ, muối; Giao nhận kho vận quốc tế; Dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông vận tải và tàu biển cho các hãng tàu; Khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm); Buôn bán thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng; Buôn bán lắp đặt bảo hành máy thiết bị bưu chính viễn thông (điện thoại, điện thoại di động, tổng đài). Các sản phẩm chủ yếu mang tính chất vô hình, khó lắm bắt, các hang hoá được công ty nhận và giao tận tay các khách hàng khi có nhu cầu từ phía bên nhận và bên giao. 1.4.2. Nguyên vật liệu 1.4.2.1. Nguồn nguyên vật liệu Các hoạt động vận tải, vận tải đa phương thức đều là các hoạt động dịch vụ, ngoài ra Công ty có kinh doanh thương mại một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do đó chỉ có sản xuất thép là hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất của Công ty. Đối với Nhà máy thép, chủ yếu phải nhập khâu phôi nguyên liệu để cán thành các loại thép thanh và thép tròn trơn cơ khí. Nguồn phôi nguyên liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Ucraina với kích cỡ 60x60mm đến 65x65mm, dài 1,2-1,5m. Phôi nhập khẩu được cắt phân đoạn bằng máy cắt phôi tự thiết kế và chế tạo trong nước. Phôi thép CT5 (5SP/PS) của Nga tương đương ký hiệu RB 300 của Việt Nam hay SD 295 của JIS Nhật Bản. Phôi thép CT3 (3SP/PS) của Nga tương đương RB 240 của Việt Nam hay SR 235 của JIS của Nhật Bản. 1.4.2.2. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu Do 100% nguồn phôi thép nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ Nga và Ucraina, do đó sự ổn định nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước xuất khẩu này. Mặt khác, có thể thấy rằng đây là 2 nước sản xuất được phôi với công suất từ quặng thép, vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy thép là ổn định không chỉ về khối lượng mà ổn định cả về chất lượng. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập AFTA, AFTA , WTO sế giúp các nhà sản xuất tại các nước thành viên trong khối có thể nhập khâu được nguyên liệu tù các nước thành viên khác với giá rẻ hơn, và đây cũng là một nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong tương lai. Việc đa dạng hoá các nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần tăng sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào, khi một nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng có thể bù đắp bằng một nguồn cung cấp khác và không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. 1.4.2. Trình độ công nghệ Hiện nay, các máy móc, phương tiện chủ yếu của Tổng Công ty là dây chuyền sản xuất thép, 2 tàu VINAFCO 18 và VINAFCO 25, đội xe và các rơ moóc vận tải, hệ thống container... Dây chuyền cán thép là dây chuyền của Đài Loan do các chuyên gia kỹ thuật ngành cán thép nhiều kinh nghiệm quản lý, thường xuyên được cải tiến nâng cao tính năng công nghệ và chất lượng sản phẩm.Công nghệ cán thép đang sử dụng hiện nay là công nghệ bán thủ công với máy cán bố trí ngang gồm 1 giá cán thô với đường kính trục công tác F370, 2 giá cán trung gian F310 và 1 giá cán tinh F280. Cùng với các giá cán có bố trí 1 sàn làm nguội và 1 máy cắt sản phẩm. Dây chuyền cán thép hình còn mang tính chất thủ công kết hợp cơ khí hoá, nhưng có thể đáp ứng cán được nhiều loại sản phẩm khác nhau, với công suất khoảng 30 đến 40 nghìn tấn/năm tức là chỉ ở mức trung bình, trong đó khoảng 70% đến 80% công suất là sản xuất thép xây dựng còn khoảng 20% đến 30% là sản xuất thép tròn trơn cơ khí. Trục cán được chế tạo từ gang hợp kim với công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản cho phép cán hàng trăm tấn trên một vách sản phẩm, đảm bảo độ ổn định về kích thước, hình dáng, màu sắc và độ bóng. Về quy mô, sản lượng thép mà nhà máy sản xuất là không đáng kể so với thị trường thép cả nước (khoảng 3 triệu tấn/năm). Hiện nay, Công ty đang trong giai đoạn di dời nhà máy thép về Quất Động, Thường Tín, Hà Tây và đầu tư dây chuyền sản xuất thép với công suất lớn hơn. Công ty sẽ đầu tư dây chuyền cán thép hình bán tự động với tổng công suất khoảng 50 nghìn tấn/năm. Tàu VINAFCO 18 với trọng tải 240 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng 23 tỷ đồng. Tàu 18 đã được 19 tuổi, trọng tải còn hơi thấp nhưng vừa qua đã được Công ty đầu tư, bảo dưỡng, đã dần đáp ứng được tối đa lịch tàu. Tàu VINAFCO 25 với trọng tải 252 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng 23 tỷ đồng. Tàu 25 mới 10 tuổi nên các điều kiện kỹ thuật đều tốt. Trong thời gian gần đây, với cố gắng của đội ngũ khai thác, 2 tàu của Công ty đều hoạt động gần đạt tới trọng tải tối đa. Công ty cũng đặt ra kế hoạch nâng cấp và đổi mới đội tàu, đầu tư mua tàu với trọng tải lớn và hiện đại hơn để tăng khả năng cạnh tranh MỘT SỐ MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHÍNH (thời điểm 30/06/2005) STTTTTT TÊN TÀI SẢN NGUYÊN GIÁ Khấu hao luỹ kế giá trị còn lại %còn lại 1 Cầu trục 5 tấn 112,305,000 101,428,000 10,877,000 9.69% 2 Dàn cán tinh 149,917,289 127,106,000 22,811,289 15.22% 3 Dàn cán thô 440,759,122 269,368,000 171,391,122 38.89% 4 Lò nung dầu FO 378,581,728 361,923,000 16,658,728 4.40% 5 Máy tiện trục cán 135,000,000 69,750,000 65,250,000 48.33% 6 Máy xung GS 430A+ZNC60A 164,842,857 43,968,000 120,874,857 73.33% 7 Ô tô HYUNDAI XG30 29V-4603 702,570,631 81,966,570 620,604,061 88.33% 8 Ô tô TOYOTA VOIS1.5 29V-2666 375,025,909 35,716,752 339,309,157 90.48% 9 Container TEC AX 2029901 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% 10 Container TEC AX 2029902 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% 11 Container TEC AX 2029903 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% 12 Container TEC AX 2029904 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% 13 Container TEC AX 2029905 214,412,930 208,290,826 6,122,104 2.86% Chú ý: Một số máy móc thiết bị sẽ được trình bày ở phần mục lục 1.4.2. Nguyên vật liệu Các hoạt động vận tải, vận tải đa phương thức đều là các hoạt động dịch vụ, ngoài ra Công ty có kinh doanh thương mại một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do đó chỉ có sản xuất thép là hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất của Công ty. Đối với Nhà máy thép, chủ yếu phải nhập khâu phôi nguyên liệu để cán thành các loại thép thanh và thép tròn trơn cơ khí. Nguồn phôi nguyên liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Ucraina với kích cỡ 60x60mm đến 65x65mm, dài 1,2-1,5m. Phôi nhập khẩu được cắt phân đoạn bằng máy cắt phôi tự thiết kế và chế tạo trong nước. Phôi thép CT5 (5SP/PS) của Nga tương đương ký hiệu RB 300 của Việt Nam hay SD 295 của JIS Nhật Bản. Phôi thép CT3 (3SP/PS) của Nga tương đương RB 240 của Việt Nam hay SR 235 của JIS của Nhật Bản. Do 100% nguồn phôi thép nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ Nga và Ucraina, do đó sự ổn định nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước xuất khẩu này. Mặt khác, có thể thấy rằng đây là 2 nước sản xuất được phôi với công suất từ quặng thép, vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy thép là ổn định không chỉ về khối lượng mà ổn định cả về chất lượng. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập AFTA, AFTA , WTO sế giúp các nhà sản xuất tại các nước thành viên trong khối có thể nhập khâu được nguyên liệu tù các nước thành viên khác với giá rẻ hơn, và đây cũng là một nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong tương lai. Việc đa dạng hoá các nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần tăng sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào, khi một nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng có thể bù đắp bằng một nguồn cung cấp khác và không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty. 1.4.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển ngành nghề kinh doanh mới Trên cơ sở phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ, Công ty có cơ hội huy động thêm nguồn vốn để mở rộng chức năng, lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động chủ đạo và vẫn là thế mạnh của Công ty là hoạt động vận tải và dịch vụ vận tải. Sản xuất thép cũng là hoạt động Công ty chú trọng phát triển, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và không ngừng nâng cao chất lượng. 1.4.4.1.Khai thác khoáng sản: Khoáng sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Hiện nay, thông qua hoạt động vận tải và thương mại, Công ty đã nắm được một thị trường khá lớn liên quan đến lĩnh vực này, đặc biệt là các khách hàng liên quan đến mặt hàng bột đá vôi trắng (CaCO3) nói chung và bột đá siêu mịn nói riêng. Khả năng thành công khi Công ty đầu tư vào lĩnh vực này là khá cao do: - Đã nắm được một phần thị trường đầu ra, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài với quy mô đủ lớn để cho phép Công ty đầu tư khai thác, chế biến. - Nhu cầu của thị trường liên tục tăng nhanh. Sản xuất trong nước đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Một lượng khá lớn bột đá, đặc biệt là loại bột siêu mịn và bột tráng phủ vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. - Nguồn nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nước ta với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, đủ điều kiện cho phép khai thác và chế biến trong hàng chục năm tiếp theo. Hiện nay, Công ty đã góp khoảng 2,5 tỷ đồng tiền mặt thành lập Công ty Cổ phần Khoáng sản VINAFCO với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng, đặt tại Nghệ An. Vị trí công ty đặt tại Nghệ An là một nhân tố thuận lợi vì trên thị trường hiện nay, sản phẩm đá trắng (cả dạng bột và dạng cục) phần lớn đều được khai thác từ Yên Bái. Hiện nay, các nhà máy chế biến bột đá tại Yên Bái hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu từ Yên Bái đều chạy hết công suất vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, theo các tài liệu nghiên cứu địa chất, Nghệ An cũng là một địa phương có thế mạnh về mặt hàng này. Tuy nhiên, ngành khai thác và chế biến đá trắng tại khu vực Nghệ A._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26329.doc