MỤC LỤC
Nền tảng Vinaconex
SỨ MỆNH
Phấn đấu xây dựng VINACONEX trở thành tập đoàn kinh tế đa doanh hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển đất nước
GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VINACONEX
Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VINACONEX;
Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, là văn hóa của VINAC
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ONEX;
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu của khách hàng;
Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và tăng trưởng;
Trách nhiệm với xã hội là mục tiêu hàng đầu của VINACONEX.
NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG
Khách hàng là trung tâm của mọi công việc, là đối tượng phục vụ quan trọng nhất;
Chất lượng, thời gian giao nhận sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng là ưu tiên số 1;
Quan hệ hợp tác rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực;
Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng cải tiến và đổi mới mọi mặt là vấn đề cốt yếu để thành công;
Đoàn kết mọi người cùng nhau hợp tác trong mọi công việc là cách làm việc chung của cán bộ công nhân viên của VINACONEX. VINACONEX là một tập thể thống nhất, mọi người tin tưởng và tôn trọng.
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty CP VINACONEX:
1.1 Vài nét về Tổng công ty CP VINACONEX
Quá trình thành lập và phát triển:
Sinh ra trong thời kỳ đổi mới và dưới ánh sáng đường lối đổi mới của đảng, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- VINACONEX không ngừng phát triển cùng với sự phát triển kỳ diệu của đất nước. Đến nay, VINACONEX đã trở thành một trong những công ty đa doanh vững mạnh hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, đã khẳng định được năng lực, uy tín, vị thế trong trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt.
Quá trình hoạt động và trưởng thành gần 20 năm qua của tổng công ty là quá trình phát triển đi lên của một doanh nghiệp nhà nước từ xuất phát điểm là một đơn vị rất nhỏ bé không được cấp vốn, không có tài sản, với hoàn cảnh khách quan và chủ quan đầy khó khăn phức tạp. Trong một thời gian ngắn từ ngày đầu thành lập, vượt qua những thử thách gay go ác liệt, trụ vững trước sự thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhanh chóng chọn được mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, nắm bắt và tận dụng được thời cơ và điều kiện khách quan, vừa thay đổi và ổn định tổ chức và phương thức hoạt động, nắm bắt và tận dụng được thời cơ và điều kiện khách quan và nỗ lực chủ quan, vừa thay đổi và ổn định tổ chức vừa triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh đạt nhiều thành quả ngày càng cao.
Trải qua gần hai thập kỷ phát triển và trưởng thành, Tổng công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển với chức năng chính là: Kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư- thiết kế- khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Được thành lập ngày 27/09/1988, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX), tiền thân là công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài (có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở nước ngoài), và sau đó tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam được thành lập, đã xác định mục tiêu đa doanh, đa lĩnh vực và đa sản phẩm là mục tiêu lâu dài. Tổng công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc với hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước cũng như ở nước ngoài.
Để tận dụng được tiềm năng của thị trường vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực sản xuất cũng như mở rộng quy mô, VINACONEX đã mạnh dạn đi đầu trong việc Cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu. Ngày 01/12/2006 được coi là 1 dấu ấn quan trọng cuat VINACONEX khi tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần. Đây là 1 bước ngoặt ý nghĩa, đánh dấu 1 sự phát triển mới trong quá trình xây dựng tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh doanhhàng đầu Việt Nam và khu vực.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, VINACONEX luôn coi trọng và xác định chữ tín với khác hàng là yếu tố vô cung quan trọng. Nhờ đó, đến nay, thương hiệu của VINACONEX đã được biết đến rộng rãi trên thương trường, được khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng và đặt niềm tin khi thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh.
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Mô hình tổ chức của toàn tổng công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Các Phòng, Ban chức năng của tổng công ty
Các đơn vị có phần vốn góp chi phối của tổng công ty
Các công ty liên kết
Các đơn vị SXKD hạch toán phụ thuộc và các trường đào tạo
hình 1: mô hình tổ chức của TCT
Ngày 5/10/2006 Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 1384/QĐ- BXD phê duyệt phương án cổ phần hoá Tổng công ty VINACONEX . Theo phương án được duyệt, VINACONEX được phép giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX là Công ty mẹ của tổ hợp công ty Mẹ- Công ty Con, hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005, với vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng trong năm 2006 và đã tăng lên 2.000 và 3.000 tỷ vào tháng 7 năm 2008. Trong đó, tỷ trọng cổ phần nhà nước chiếm 63.35%, các cổ đông khác chiếm 36.65% vốn điều lệ. Mô hình hình cổ phần hoá đã thu hút có hiệu quả nguồn vốn xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời phát huy cao độ trí tuệ xã hội, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá trong quản lý.
Theo chủ trương đổi mới của đảng và chính phủ, Tổng công ty VINACONEX cũng đã tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên, ngoài ra, Tổng công ty còn thành lập mới nhiều Công ty cổ phần và Công ty TNHH.
Sau cổ phần hoá, Tổng công ty đã hoạt động dưới hình thức một Tổng công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con, trong đó:
- Tổng công ty cổ phần VINACONEX đóng vai trò là công ty mẹ vừa thực hiện chức năng kinh doanh độc lập vừa thực hiện chức năng đầu tư vốn cho các công ty con.
- Các Công ty do Tổng công ty cổ phần VINACONEX nắm cổ phần chi phối sẽ đóng vai trò là các công ty con chịu sự chi phối của các công ty mẹ trong một số lĩnh vực nhất định và được quyền chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Các công ty do Tổng công ty cổ phần VINACONEX nắm cổ phần không chi phối sẽ đóng vai trò là các công ty liên kết, quan hệ với công ty mẹ bình đẳng và cùng có lợi. Công ty liên kết tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Để mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con được phát triển bền vững, bên cạnh việc xác định tôn chỉ hoạt động xây dựng các mục tiêu chiến lược, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của tổng công ty thì việc xác định cơ cấu tổ chức tối ưu để nâng cao tính tương thích trên thị trường, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp bao gồm việc chuyển đổi hình thức hoạt động với một cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với đặc điểm của Tổng công ty.
1.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban
Ban phát triển nhân lực
Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc tổng công ty trong việc điều hành các giao dịch nội bộ của tổng công ty trong công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển chung trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của tổng công ty và các công ty con.
Phối hợp với các công ty con và công ty liên kết giải quyết các vấn đề trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực theo quy chế phân cấp giữa tổng công ty và các đơn vị.
Đại diện tổng công ty trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, định hướng của tổng công ty trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty con nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm xảy ra, đồng thời có biện pháp tổ chức và xây dựng hệ thống quản lý thống nhất trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực từ tổng công ty đến các đơn vị thành viên.
Các chức năng khác khi được lãnh đạo tổng công ty giao.
Nhiệm vụ:
Công tác tổ chức: Chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng đề án, phương án sắp xếp tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của tổng công ty; xây dựng các quy chế, quy định nội bộ trong lĩnh vực tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mô hình tổ chức của tổng công ty.
Công tác cán bộ: Xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt của tổng công ty theo yêu cầu nhiệm vụ; đề xuất với lãnh đạo tổng công ty phương án sắp xếp, bố trí nhân sự trong tổng công ty; chủ trì thực hiện công tác kiểm tra, nhận xét, đánh giá cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của tổng công ty.
Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng tổng định biên lao động và phương án bổ sung nhân lực hàng năm, xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong từng thời kỳ; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực theo kế hoạch hàng năm và theo định hướng phát triển của tổng công ty.
Công tác quản lý tiền lương và thực hiện chế độ chính sách: Quản lý quỹ tiền lương của tổng công ty; thực hiện nâng bậc, nâng ngạch lương hàng năm đối với cán bộ công nhân viên, trực tiếp giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động…
Công tác thống kê báo cáo, tổng hợp, lưu trữ và phát hành văn bản: Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo kết quả đăng ký định mức lao động, tăng giảm lao động, chất lượng lao động, tiền lương và thu nhập của người lao động; hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp các báo cáo thống kê định kỳ của các đơn vị thành viên trong công tác tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực…
Công tác thanh tra kiểm tra: Phối hợp với công đoàn, ban thanh tra tổng công ty và các bộ phận có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các đơn vị thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tổ chức – lao động – đào tạo – phát triển nguồn nhân lực.
Ban đối ngoại – pháp chế:
Chức năng:
Tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong công tác pháp chế, đối ngoại, quan hệ công chúng và các công việc khác khi được lãnh đạo tổng công ty giao.
Nhiệm vụ:
Công tác pháp chế: Tư vấn cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc về toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty; hệ thống hóa các văn bản pháp luật…
Công tác đối ngoại: Tham mưu cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc các vấn đề về định hướng hoạt động đối ngoại, mở rộng, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, hợp tác với các đối tác nước ngoài; chủ trì triển khai hoạt động kinh tế đối ngoại của tổng công ty…
Công tác quan hệ công chúng: tham mưu cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến định hướng, chiến lược phát triển quan hệ với công chúng và cổ đông; tham gia xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các buổi họp báo, gặp gỡ của tổng công ty; quản lý nội dung website, bảo về và phát triển thương hiệu của tổng công ty…
Ban tài chính – kế hoạch:
Chức năng:
Là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với chiến lược phát triển của tổng công ty trong từng thời kỳ.
Là đầu mối thu xếp, huy động vốn cho các dự án đầu tư; theo dõi và giám sát việc các nguồn vốn đàu tư vào các dự án của tổng công ty.
Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong hoạt động đầu tư tài chính
Là đơn vị chủ trì tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính của tổng công ty.
Nhiệm vụ:
Công tác kế hoạch, thống kê: Tham gia cùng các ban của tổng công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên; lập báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ…
Công tác tài chính dự án, đầu tư phát triển: Tham gia và chỉ đạo công tác quyết toán tài chính các dự án đàu tư hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng; là đầu mối xây dựng phương án tài chính, thu xếp các nguồn vốn…
Công tác đầu tư tài chính: Quản lý các chứng từ có giá liên quan đến vốn góp của tổng công ty vào các công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết; thực hiện các thủ tục quản lý chứng khoán lưu ký, chi trả cổ tức, thu nhận vốn góp…
Công tác kế toán và quản lý chi tiêu của tổng công ty: Tổ chức hạch toán kế toán cảu tổng công ty; tổ chức quản lý theo dõi và chỉ đạo hoạt động tài chính kế toán, nghĩa vụ thuế tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, lập báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn tổng công ty…
Ban đầu tư:
Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định rõ mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập trung nhân lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của tổng công ty.
Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác đầu tư nhằm từng bước đưa mọi hoạt động đầu tư của tổng công ty hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Tham gia trong việc định hướng hoạt động cho các công ty con và công ty thành viên liên kết (nếu có).
Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có).
Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có).
Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư.
Theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư.
Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Ban xây dựng:
Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc về các lĩnh vực liên quan đén hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp của tổng công ty.
Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Nhiệm vụ:
Đảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án, nâng cao vai trò quản lý, điều hành của tổng công ty.
Thực hiện công tác tìm kiếm, lựa chọn những công nghệ kỹ thuật phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện công tác tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu.
Chủ trì giám sát, đôn đốc công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Ban giám sát kinh tế - tài chính:
Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và các công ty con.
Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Nhiệm vụ:
Trình lãnh đạo tổng công ty ban hành các quyết định, chỉ thị… về lĩnh vực kiểm tra giám sát việc tuân thủ chế độ chính sách nhà nước tại công ty mẹ và các công ty con.
Tiến hành kiểm tra giám sát việc tuân thủ chế độ chính sách của nhà nước và tổng công ty tại các công ty con.
Kiểm tra việc ký kết và thực hiện các hợ đồng kinh tế.
Kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ.
Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Văn phòng tổng công ty:
Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tổng công ty trong công tác hành chính, công nghệ thông tin, báo chí, quản trị hậu cần, thi đua khen thưởng, bảo vệ - quân sự.
Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
Nhiệm vụ:
Công tác hành chính: Thư ký giúp việc cho ban tổng giám đốc, chủ trì hoặc phối hợp với các bộ phận trong việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu cho lãnh đạo tổng công ty đi công tác; tiếp nhận và xử lý công văn đi, đến theo lưu trình…
Lĩnh vực công nghệ thông tin và báo chí: Quản lý các thiết bị thông tin, tin học phục vụ công việc của cơ quan tổng công ty; khai thác hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý…
Lĩnh vực thi đua và khen thưởng: tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát động, theo dõi, đoàn kết, khen thưởng phong trào thi đua yêu nước, phối hợp tham gia hội chợ, triển lãm…
Lĩnh vực quản trị hậu cần: Quản lý tài sản; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, phục vụ tiếp khách, phân công lái xe đưa đón lãnh đạo tổng công ty, thực hiện công tác thăm hỏi…
Công tác bảo vệ - quân sự: Thường trực tuần tra, canh gác, bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy…
Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.
1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty
Các hoạt động kinh doanh chính:
Từ một công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia nước ngoài, VINACONEX hiện là một tổng công ty lớn với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, giáo dục đào tạo và nhiều lĩnh vực khác.
Phương hướng cơ bản và lâu dài của VINACONEX trong hoạt động sản xuất kinh doanh là thực hiện đa doanh, đa dạng hoá ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trong đó đầu tư và kinh doanh bất động sản tiếp tục là thế mạnh, là lĩnh vực then chốt tạo đà cho VINACONEX đầu tư mạnh vào các dự án công nghiệp khác, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng trong lĩnh vực tài chính, VINACONEX sẽ thành lập các mô hình tài chính phù hợp nhằm thu hút, quản lý các nguồn vốn phục vụ cho phát triển và tăng cường mở rộng đầu tư vào thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán.
Với các sản phẩm được đa dạng hoá dựa trên một cơ cấu hợp lý, hoạt động đầu tư được đẩy mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu lao động được nâng cao cùng quá trình cổ phần hoá vững mạnh, VINACONEX đang phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Mô hình các lĩnh vực hoạt động chính của VINACONEX:
VINACONEX
Đầu tư và kinh doanh bất động sản
Kinh doanh thương mại, du lịch và siêu thị
Tư vấn và thiết kế
Xuất nhập khẩu
Xây lắp công trình
Giáo dục
đào tạo
Xuất khẩu lao động
Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng
Đầu tư
tài chính
hình 2: Mô hình sản xuất kinh doanh của TCT
Về đầu tư và kinh doanh bất động sản:
Kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng mang lại hiệu quả cao và được VINACONEX xác định là lĩnh vực kinh doạnh trọng yếu, nhất là đối với một doanh nghiệp có năng lực về xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng. Hiện nay VINACONEX đang tập trung triển khai hàng loạt các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác.
Về xây lắp công trình:
VINACONEX đang được biết đến là một nhà thầu xây lắp hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam với năng lực thực hiện các dự án lớn như xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, thuỷ lợi…dưới các hình thức nhận thầu, tổng thầu xây lắp, tổng thầu EPC. Đây là lĩnh vực hoạt động then chốt, sẽ luôn được VINACONEX tăng cường về nguồn lực, đổi mới công nghệ, thiết bị để đảm nhận các dự án quy mô lớn và phức tạp hơn…
Về tư vấn, thiết kế:
Tư vấn thiết kế là một trong những lĩnh vực hoạt động còn mới của VINACONEX. Nhận thưc được trình độ và năng lực tư vấn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chậm sau hàng chục năm so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, VINACONEX luôn tìm tòi và đưa ra những ý tưởng để các sản phẩm của mình có thể bắt kịp xùng với xu hướng phát triển chung hiện nay. Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu… do VINACONEX đề xuất đều hướng tới mục tiêu chung phát triển bền vững, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cuộc sống, mang hơi thở thời đại nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc…
Về sản xuất công nghiệp:
Gắn kết giữa kinh doanh bất động sản- tư vấn thiết kế và xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng là lĩnh vực hoạt động trọng tâm trong các lĩnh vực hoạt động của VINACONEX. Các sản phẩm công nghiệp và vật liệu xây dựng của công ty là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống xã hội, hàm chứa yếu tố công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và mang tính cạnh tranh trên thị trường …
Về xuất khẩu lao động:
Với kinh nghiệm là đơn vị hàng đầu trong xuất khẩu lao động, VINACONEX đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, mang lại lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp. Với đội ngũ kỹ sư và công nhân có chất lượng cao kết hợp với việc quản lý có hiệu quả lực lượng lao động và chuyên gia sang làm việc ở nước ngoài, uy tín của VINACONEX trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao và được các đối tác đánh giá là địa chỉ đáng tin cậy…
Về xuất nhập khẩu:
Trong lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư ngành xây dựng, từ lâu Tổng công ty CP VINACONEX đã là một nhà cung cấp có uy tín cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, đặc biệt là những dây chuyền đồng bộ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị vật tư chuyên ngành cấp thoát nước và xử lý môi trường. Hiện nay, VINACONEX còn mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các hoạt động hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
Về đầu tư tài chính:
VINACONEX đang mở rộng đầu tư tài chính, tham gia thị trường vốn, thị trường tiền tệ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước và các cổ đông, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. Định hướng mang tính chiến lược trong lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ làm động lực thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Các lĩnh vực khác:
Luôn kiên trì với phương châm hoạt động đa doanh, đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và sản phẩm, Tổng công ty đã không ngừng mở rộng các ngành nghề kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo, bóng đá, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thuê bảo vệ, dịch vụ đô thị…
Chương 2: Những khó khăn và thách thức trong quá trình đầu tư của Tổng công ty VINACONEX
2.1 Tình hình hoạt động đầu tư của Tổng công ty trong những năm gần đây
Công tác đầu tư bắt đầu được chú trọng từ năm 1996. Thực hiện phương châm đa doanh đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong trong kết cấu sản phẩm, công tác đầu tư đã được chú trọng cả trong đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng. Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thông qua các hoạt động đầu tư và cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã từng bước phát triển. Nhà máy bê tông Xuân Mai được tách ra khỏi công ty xây dựng số 1 để trực thuộc Tổng Công Ty đã thoát ra khỏi tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, mạnh dạn áp dụng công nghệ mới để chuẩn bị cho ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ngành sản xuất bê tông bằng các trạm trộn bê tông hiện đại, đồng bộ từ khâu sản xuất vận chuyển và bơm bê tông kết hợp với hệ thống ván khuôn thép hiện đại cho ra những sản phẩm bê tông tai chỗ được đánh giá cao tại các công trình Đại sứ quán Úc, khách sạn Melia, Guoman Hotel, Tháp Hà Nội Tower, Hoàng viên Quảng Bá…
Sau thành công của dự án đầu tư công trình H2 tại số 2 Láng Hạ, Tổng công ty đã xúc tiến đầu tư các dự án Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính, các dự án đầu tư nhà điều hành sản xuất của công ty Xây dựng số 3, công y xây dựng số 1…và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khác về năng lực thiết bị. Thông qua hoạt động đầu tư của giai đoạn này năng lực sản xuất của Tổng công ty đã tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện để Tổng Công ty đứng vững và phát triển vững trên thương trường.
Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư được phát triển mạnh từ năm 1999. sau khi có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước, Tổng Công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm tạo ra cơ sở sản xuất mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có một số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà máy nước Dung Quất giai đoạn I công suất 15.000m3/ ngày tại Quảng Ngãi (1999), trung tâm thương mại Tràng Tiền cuối năm 2001… Đến nay, Tổng Công ty đã triển khai và và chuẩn bị triển khai đầu tư hàng loạt các dự án với tổng vốn đầu tư cho đên 2010 lên đến hàng tỉ USD. Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở vật chất cho Tổng Công ty thực hiện hoài bão của mình.
Tóm tắt các lĩnh vực đầu tư của VINACONEX:
· Phát triển đô thị mới và bất động sản
· Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp.
· Đầu tư sản xuất công nghiệp:
Xi măng
Kính dán cao cấp
Gạch ốp lát cao cấp
Cấu kiện bê tông dự ứng lực cao cấp
Sản phẩm trang trí nội thất
Đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác
Thuỷ điện
Nhiệt điện
Năng lượng gió
Cấp nước sạch
Sản xuất nhôm định hình, thép
Đường ống và phụ kiện ngành nước
Hàng tiêu dùng.
Với quá trình 20 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty VINACONEX hiện là Tổng công ty đa doanh, đa ngành với chức năng chính là xây lắp, tư vấn đầu tư, thết kế, khảo sát quy hoạch, kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệpvà vật liệu xây dựng, giáo dục đào tạo, xuất khẩu lao động và chuyên gia ra nước ngoài…đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm chuyển đổi cơ cấu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hướng tới một tập đoàn kinh tế mạnh.
Thực hiện phương châm đa doanh đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thay đổi vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường hướng tới tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hàng loạt các dự án đầu tư đã được Tổng công ty từng bước thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh doanh, thay đổi vị thế và sức cạnh tranh trên thương trường hướng tới tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hàng loạt các dự án đầu tư đã được tổng công ty đã và đang triển khai với tổng vốn đầu tư lên tới hàng ngàn tỉ đồng như: dự án xi măng Cẩm Phả công suất 6000 tấn clinker/ ngày, với tổng mức đầu tư là 380 triệu USD; dự án cấp nước Sông Đà giai đoạn 1công suất: 300.000m3/ngày với tổng mức đầu tư là 62.4 triệu USD; dự án cấp thuỷ điện, nhiệt điện, dự án đường cao tốc Láng Hoà Lạc; các dự án khu công nghiệp như Bắc Phú Cát, khu công nghiệp CNC Hoà Lạc, dự án khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị mới Thảo Điền, dự án Cái Giá Cát Bà, dự án Đông Nam Trần Duy Hưng NO5… Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp bằng việc tăng cường công tác đầu tư, một loạt các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Một số các sản phẩm được biết đến như: Kính dán cao cấp, đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông dự ứng lực, xi măng, sản xuất nhôm định hình, đường ống và các phụ kiện ngành nước, thuỷ điện, cấp nước,…và tới đây sẽ có sản phẩm cửa cuốn, cửa chống cháy lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tông công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt. Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở cho Tổng công ty thực hiện hoài bão của mình.
Bên cạnh lĩnh vực xây lắp và đầu tư, các lĩnh vực như xuất khẩu lao động, Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá cũng được tổng công ty quan tâm và phát triển. Một mạng lưới khách sạn, trung tâm thương mại đã được triển khai và đã đưa vào sử dụng như: Trung tâm thương mại Tràng Tiền, Trung tâm thương mại Thanh Hoá, Trung tâm thương mại Hà Đông, khách sạn Suối Mơ, khách sạn Hà Đông, khách sạn Suối Mơ, khách sạn Holiday View…
Hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây lắp, xuất khẩu lao động, thương mại và đầu tư đã thực sự là động lực cho phát triển, tạo cơ sở vật chất, nâng cao giá trị thương hiệu, tạo đà cho Tổng công ty phát triển sang giai đoạn mới. VINACONEX luôn luôn nhận thức được rằng điều kiện quan trọng để phát triển ổn định, bền vững là phải gắn liền giữa phát triển quy mô, chất lượng hoạt động, sản xuất kinh doanh với quá trình đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
Tổng công ty CP VINACONEX tiếp tục xác định ngành xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liẹu xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động là các lĩnh vực then chốt. Lĩnh vực xây lắp tiếp tục là thế mạnh và là cơ sở cho VINACONEX chủ động trong việc đầu tư vào các dự án công nghiệp và hỗ trợ mạnh mẽ cho việc kinh doanh bất động sản. Tổng công ty chủ trương xây dựng một hệ thống quản lý xây lắp từ công ty Mẹ đến các công ty Con, tạo mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty để thực hiện dự án quy mô lớn. VINACONEX không chỉ là nhà thầu xây dựng hàng đầu của Việt nam mà còn là một trong những nhà thầu có tầm cỡ khu vực để thực hiện các dự án lớn. VINACONEX không chỉ là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà còn là nhà đầu tư, quản lý bất động sản của các khu đô thị cao cấp mang tầm cỡ quốc tế…Lĩnh vực đầu tư tài chính cũng được Tổng Công ty xác định là lĩnh vực quan trọng, xây dựng một công ty tài chính của Tổng Công ty để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng và tham gia vào thị trường tiền tệ. Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế nước ngoài, các nhà đầu tư quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sớm hội nhập vào thị truờng quốc tế và khu vực.
Thành tựu công ty đã đạt được:
Tình hình tài chính Tổng Công ty trước cổ phần hoá
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001- 2005
TT
Chỉ tiêu
Đvt
2001
2002
2003
2004
2005
1
Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
100.961
118.876
490.052
615.919
1.072.522
2
Nợ vay ngắn hạn
Nt
168.264
913.894
1.071.530
1.379.121
1.603.281
Trong đó Nợ quá hạn
Nt
0
0
0
0
0
3
Nợ vay dài hạn
Nt
300.099
539.232
446.773
446.773
1.071.293
Trong đó Nợ quá hạn
Nt
0
0
0
0
0
4
Tổng số lao động
Người
1.789
2.258
1.082
791
810
5
Tổng quỹ lương
1.000 Đồng
26.835
34.818
24.033
22.951
30.977
6
Thu nhập b._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22880.doc