Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt: LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua quá trình gần 4 năm được đào tạo chính quy tại Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh-Viện Đại Học Mở Hà Nội, em đã được các thầy cô truyền đạt cho một lượng kiến thức vô cùng bổ ích và cần thiết về nghiệp vụ chuyên ngành tài chính kế toán để có thể trở thành một nhà kế toán tương lai.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của nền kinh tế đều đòi hỏi có đội ngũ nhân viên không chỉ giỏi về lý thuyết mà cần được thực hành, trải nghiệm thực tế. Để có được kiến thức gắn liền với thực tế, ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty chè Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập. thực hiện theo đúng yêu cầu và mục tiêu đào tạo Viện ta cũng giành kỳ cuối để các sinh viên đi thực tập thực tế tại các công ty trước khi hoàn thiện tôt nghiệp khoá đào tạo.
Thực tập được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thực tập tổng quan là giai đoạn đầu giúp chúng em hiểu được tình hình thực tế của doanh nghiệp mình thực tập nhằm gắn liền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp với thực tế cuộc sống để củng cố kiến thức đã đực học trong trường với phương châm “học đi đôi với hành”.
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, được sự đồng ý và giúp đỡ của ban lãnh đạo tổng công ty, phòng kế toán, phòng tổ chức pháp chế, phòng kỹ thuật và một số phòng có liên quan em đã tìm hiểu được sâu hơn về tổng công ty chè Việt Nam. Em xin được báo cáo tổng quan về “Tổng công ty chè Việt Nam”.
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
PHẦN I
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ
TỔNG CÔNG TY CHỀ VIỆT NAM
1. Tên doanh nghiệp:
- Tên Tiếng Việt: Tổng công ty chè Việt Nam
- Tên Tiếng Anh: The Vietnam National Tea Corporation
- Tên viết tắt : vinatea
2. Ban lãnh đạo:
- Ông: Vũ NGọc Tự - Chủ Tịch hội đồng quản trị
- Ông: Nguyễn Thiện Toàn - Tổng giám đốc
- Bà: Trần Thị Hoa - Trưởng ban kiểm soát
3. Địa chỉ:
* Trụ sở chính:
- Số 92, Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
Tel: (84-4) 622990/6227038 Fax: (84-4) 622991
Email: info@vinatea.com.vn Website: www.vinatea.com.vn
* Chi nhánh:
- Chi nhánh chè Hải Phòng:
Địa chỉ: 341 Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng
- Chi nhánh chè Sài Gòn
Địa chỉ: 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành Phố Hồ Chí Minh
* Văn phòng đại diện tại Cộng Hoà Liên Bang Nga:
Địa chỉ: 121069 Bolsaia Nikíkaia, Com 4646/1E. Matxcova. RUS
4. Cơ sở pháp lý của Tổng công ty:
Tổng công ty chè Việt Nam là một công ty nhà nước, được thành lập theo quyết định thành lập công ty nhà nước số 394NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 và số 2374/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 13/09/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vốn điều lệ: 227.734.998.133 đồng VN
5. Loại hình:
Tổng công ty chè Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế. Nhà nước giao vốn, doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao. Đây chính là công ty cấp quốc gia, công ty chè lớn nhất Việt Nam, là đối tác quan trọng ở Việt Nam cho các khách hang nước ngoài.
Trong việc nhận thức về môi trường đầu tư thì Tổng công ty cũng đã thành lập các liên doanh, hợp tác với các hang nước ngoài. Đồng thời công ty cũng cổ phần hoá một số doanh nghiệp cho phu hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế như Kim Anh, Trần Phú, Quân Chu, Nghĩa Lộ…
Việc thành lập công ty chè Việt Nam đã tạo nên một sức mạnh mới đó là tập trung hoạt động, tập trung vốn, được quyền quản lý nhất là về giá cả để đảm bảo sức cạng tranh chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
6. Nhiệm vụ của Tổng công ty:
Tổng công ty chè Việt Nam được nhà nước giao vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng cong ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, chịu trách nhiệm trước nhà nước về số vốn đó.
Tổng công ty với chức năng tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư phát triển các vùng chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao, tham gia các mối quan hệ hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè góp phần xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần cải tạo môi trường sinh thái.
Tổng công ty là một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dung phục vụ công nghệ chế biến chè đồng thời tổ chức và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè để từng bước đưa công nghệ chế biến chè ở Việt Nam tiến kịp trình độ thế giới.
Tổng công ty tham gia nghiên cứu giống chè mới, quy trình canh tác, thu hoạch chè và công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất và chất lướngản phẩm chè đồng thời đa dạng mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùg trong và ngoài nước.
7. Lịch sử phát triển của Tổng công ty qua các thời kỳ:
Tổng công ty chè Việt Nam mà tiền than là liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp Chè Việt Nam. Trong quá trình hoạt động phát triển Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè tại Việt Nam. Tổng công ty được thành lập theo quyết định số 394NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995và số 2374/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 13/09/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế Tổng công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ các nhà máy và liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam.
Năm 1974, Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè được thành lập là sự hợp nhất của các nhà máy chế biến chè xuất khẩu của trung ương và một số xí nghiệp chè Hương ở Miền Bắc. Liên hiệp được hình thành với trọng tâm nhiệm vụ là chế biến chè theo kế hoạch nhà nước giao. Đây chính là quá trình vận động liên kết trong ngành chè theo chiều ngang.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả 2 Nam, Bắc bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước, tình hình sản xuất của cả nước nói chung và ngành chè nói riêng hết sức khó khăn. Những mâu thuẫn nảy sinh giữa kinh tế Trung ương và địa phương, giữa các ngành, giữa quản lý kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ với nhau trong sản xuất nguyên liệu và công nghiệp chế biến chè. Tình hình náy đã làm cho chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất.
Đứng trước tình hình đó, năm 1979, Chính Phủ đã đưa ra liên tục các QĐ số 75(tháng3/1979), QĐ số 224(tháng 6/1979) về việc thống nhất tổ chức quản lý ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng và chế biến, giao cho các nông trường chè của Bộ Nông Nghiệp và của đia phương quản lý cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm thống nhất quản lý. Trên cơ sở đó, năm 1980, Liên hiệp các xí nghiệp Công-Nông nghiệp che Việt Nam(Liên hiệp) được thành lập.
Trong giai đoạn đầu, Liên hiệp được tổ chức theo quy mô quản lý ngành dọc, các cơ sở sản xuất được chia thành 3 loại xí nghiệp chủ yếu sau:
- Xí nghiệp liên hợp công nghiệp-Nông nghiệp: Đây là những xí nghiệp lớn có quy mô lớn vùng hoặc liên vùng bao gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè (có 2 xí nghiệp):
+ Xí nghiẹp Liên hiệp chè Trần Phú (huyện Văn Chấn-Yên Bái): gồm 4 nông trường và 3 xí nghiệp, sản lượng 70 tấn búp tươi/ngày.
+ Xí nghiệp chè Sông Lô (huyện Yên Sơn-Tuyên Quang): gồm 2 nông trường và 3 xí nghiệp, tổng công suất 73.5 tấn/ngày.
Hai xí nghiệp này chiếm 1/3 tổng sản lượng chè của toàn Liên hiệp, là 2 đơn vị xuất khẩu chủ lực của ngành chè lúc đó.
- Các xí nghiệp công nông nghiệp: Gồm 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến. Hình thành ở một số vùng: Quân Chu (Bắc Thái), Tân Trào ( Sơn Dương-Hà Tuyên), Biển Hồ (Gia Lai).
- Các xí nghiệp trực thuộc: Gồm các nông trường, xí nghiệp chế biến chè Hương và chè xuất khẩu.
Bước sang năm 1986, Đảng và nhà nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong xu hướng ấy ngành chè cũng có sự đổi mới tích cực. Cuối năm 1988, liên hiệp giải thể 2 xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp đồng thời tổ chức mô hình sản xuất thống nhất là xí nghiệp công nông nghiệp với quy mô 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến và các đợn vị dịch vụ. Các xí nghiệp này thực hiện sản xuất và chế biến chè thành phẩm. Mặc dù thị trường truyền thống về chè của liên hiệp đã mất do những biến động về chính trị đầu thập niên 90, nhưng thay vào đó là những thị trường mới như: Đài Loan, Irac, Singapo, Pháp…với giá xuất khẩu từ 700 đến 800 USD/tấn. Tính đến năm 1994 kim ngạch xuất khẩu chè đã đạt tới 18.295USD. Đến năm 1995, toàn liên hiệpvcó 21 xí nghiệp công nông nghiệp và 15 đơn vị dịch vụ.
Tháng 12/1995 theo quyết định số 394NN-TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sắp xếp, tổ chức lại Liên hiệp các xí nghiệp công-nông nghiệp chè Việt Nam thành Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA). Cũng thời kỳ này thực hiện đường lối hợp tác quốc tế, VINATEA đã tổ chức đưa một số công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính Phủ, từ năm 1999, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quyết định chuyển một số công ty của VINATEA thành công ty cổ phần và giữ cổ phần chi phối tại 3 công ty.
Thực hiện chương trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp của Chính Phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có quyết định số 2374/QĐ-BNN/ĐMDN ngày 13/09/2005 về việc chuyển tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
VINATEA hiện có:
- 25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung, ổn định.
- 02 trung tâm đóng gói và tinh chế chè.
- 02 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.
- 01 Viện nghiên cứu chè.
- 01 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
- 02 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông và thuỷ lợi.
- 03 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
- 01 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga.
- 02 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến và xuất khẩu chè.
PHẦN II
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1. Sản phẩm chủ yếu của tổng công ty chè Việt Nam là:
VINATEA sản xuất các mặt hàng chè là chè đen, chè xanh và chè nội tiêu trong đó chè đen là sản phẩm sản xuất chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất.
2. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty:
Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 5 năm (2003 - 2007)
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2003
2004
2005
2006
2007
A
B
C
1
2
3
4
5
I
Giá trị tổng sản lượng
1000đ
90,438,794
92,738,071
97,716,163
101,511,720
5,640,400
Giá trị công nghiệp
1000đ
24,125,930
36,625,034
23,066,943
33,494,500
Giá trị nông nghiệp
1000đ
3,015,963
2,505,933
3,017,220
3,017,220
Giá trị XDCB
1000đ
63,296,901
53,607,104
71,622,000
65,000,000
II
Nguyên liệu
tấn
7,585
8,349
6,622
8,860
1,500
Búp tươi tự sản xuất
tấn
1,959
1,580
2,000
2,000
Búp tươi thu mua
tấn
5,625
6,769
4,622
6,860
1,500
III
Sản phẩm sản xuất ra
tấn
2,286
3,325
2,096
3,050
512
Chè đen
tấn
2,119
3,241
1,828
2,570
500
Chè xanh
tấn
99
16
200
435
Chè nội tiêu
tấn
67
68
68
45
12
IV
Xuất nhập khẩu
1
Sản phẩm xuất khẩu
- Chè
tấn
6,716
17,589
12,359
10,800
11,300
- Nông sản khác
tấn
319
2
Kim ngạch XNK
USD
16,505,558
31,037,761
25,329,544
23,990,500
25,044,500
- Kim ngạch XK
USD
7,053,353
18,085,760
14,052,061
12,390,500
13,054,500
- Kim ngạch NK
USD
9,452,206
12,952,001
11,277,483
11,600,000
11,990,000
V
Doanh thu
1000đ
384,715,554
648,032,920
533,466,058
501,660,656
414,727,000
- Doanh thu từ chè Xk
1000đ
99,788,959
271,066,961
204,188,297
193,547,769
208,872,000
- Doanh thu từ chè nội địa
1000đ
33,001,426
53,251,895
34,580,592
41,253,000
870,000
- Doanh thu NK
1000đ
165,304,589
209,829,458
189,950,184
193,339,887
200,285,000
- Doanh thu xây lắp
1000đ
52,439,924
41,105,517
81,815,100
70,000,000
- Doanh thu KDTM khác
1000đ
34,480,656
72,779,089
22,931,885
3,520,000
4,700,000
VI
Lợi nhuận
1000đ
8,213,026
-44,252
1,878,537
3,590,685
3,570,000
VII
Nộp ngân sách
1000đ
33,380,389
28,944,447
17,942,510
16,822,800
9,580,000
(Nguồn: Bộ phận kế toán Tổng công ty)
PHẦN II
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1. Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất chè
Tổng công ty chè Việt nam sản xuất một số mặt hang chè trong đó có chè đen và chè xanh là hai sản phẩm chủ yếu. Quy trình sản xuất được thể hiện ở hai sơ đồ sau:
Bảo quản
Phân loại
Bảo quản
Nguyên liệu
Héo
Vò
Lên men
Nguyên liệu
Diệt men
Vò
Làm khô
Sấy
Phân loại
Quy trình chế biến chè đen Quy trình chế biến chè xanh
* Nguyên liệu
- Nguyên liệu để chế biến chè là các đọt chè tươi một tôm 2-3 lá non. Búp chè tươi không bị dập nát, ngốt, ôi và nhiễm mùi lạ. nguyên liệu được chứa trong các sọt chuyên dung để chuyển đến phòng cân nhận của nhà máy chè. Chè khi vận chuyển, không bị nén ép, khối lượng không lớn hơn 15kg/sọt, xe ô tô hoặc công nông chở h àng khoảng 1 tấn/xe, phải làm giàn trên xe, phải có mái để che nắng, mưa. Tránh chồng đống, làm dập nát, bốc nóng nguyên liệu, để lẫn các loại chè với nhau. Khi về đến nhà máy phải xuống chè nhanh và kịp thời.
- Tại phòng cân nhận tiến hành cân khối lượng chè và lấy mẫu trung bình để tiến hành phân tích:
+ Xác định tỷ lệ bánh tẻ theo TCVN 1054-86
+ Đánh giá phẩm cấp nguyên liệu theo TCVN 2843-79
+ Xác định nước mặt ngoài lá theo TCVN 1054-86
Các số liệu cân và phân tích cần phải được ghi đầy đủ vào sổ sách và lý lịch sản xuất sau đó làm héo nếu nguyên liệu đó dung để sản xuất chè đen còn sản xuất chè xanh thì chỉ cần làm héo sơ bộ.
- Héo sơ bộ làm giảm tối đa lượng nước ngoài măt lá gây cản trở quá trình diệt men vì tiếp xúc nhiệt bị ngăn cách, làm dịu vị chè do sự phân giải một số chất có phân tử lớn thành những phân tử nhỏ hơn có lợi cho hương vị chè bằng cách rải chè lên máng héo thành một lớp dày từ 12-15cm, phòng làm héo phải thoáng gió tự nhiên, khi chè bị ướt thì phải thổi gió mát để chè mau khô hơn. Thời gian héo từ 2-4 giờ, 2 giờ đảo trở một lần.
* Héo chè
Làm biến đổi sâu sắc thành phần hoá học búp chè, phân giải các chất có phân tử lớn thành các chất có phân tử nhỏ, có lợi cho chất lượng chè. Làm chè đọt tươi đi mất một lượng nược nhất định, mất đi lực trương, tạo ra tính đàn hồi, mềm dẻo, dai hơn. Làm thay đổi tính chất vật lý búp chè, kích thích các men oxy hoá hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn sau. Chè phải được làm héo đồng đều. Chè héo tốt có tỉ lệ héo đúng mức trên 80%. Tuỳ điều kiện thời tiết chất lượng nguyên liệu mà điều chỉnh nhiệt độ héo từ 35-480C. Nhiệt độ héo tốt là 38-420C. Tiến hành làm héo bằng máy hoặc héo hộc. Thời gian héo từ 6-8 giờ (thậm chí 12-16 giờ)
* Diệt men
Đình chỉ sự hoạt động của các men peroxydaza và polyphenoloxydaza, không để các chất trong chè biến đổi do tác dụng của men làm giảm mùi hăng ngái tạo lên hương thơm mới do tác dụng của nhiệt và ẩm ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn, làm giảm 25-30% lượng nước trong chè để đót chè trở lên mềm dẻo khi vò không bị nát vụn, không bị tróc sơ cẫng và dễ dàng xoắn chặt bằng 1 trong 3 phương pháp sao và xào, chần hoặc hấp.
* Vò chè
- Đối với chè đen vò là làm dập và phá vỡ cấu trúc tế bào lá làm dịch ép của tế bào trào lên trên mặt lá tạo điều kiện cho men oxy hoá hoạt động tạo lên đặc tính riêng của chè đen. Vò chè được tiến hành từng đợt tuỳ vào chất lượng nguyên liệu và điều kiện khí hậu mà lập chế độ vò phù hợp với năng suất máy sấy.
- Đối với chè xanh vò là làm dập và phá vỡ một phần cấu trúc tế bào lá để các chất thoát ra ngoài mặt lá, khi pha chè bằng nước sôi các chất hoà tan tan nhanh chóng trong nước pha. Làm cho chè xoăn chặt, gọn đẹp, dễ bảo quản phân loại cho các giai đoạn sau. Chè xanh được tiến hành vò làm hai lần mỗi lần 25-30 phút.
* Lên men
- Lên men là giai đoạn cuối cùng với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, oxy của không khí thích hợp nhất cho men oxy hoá hoạt động tạo những biến đổi hoá học cần thiết và quyết định chất lượng, hương vị đặc biệt của chè đen thành phẩm. Lên men được tiến hành trong phòng men hoặc trên hộc sử dụng hai loại men oxy hoá Tanin chè là Peroxydaza và polyphenoloxydaza.
* Làm khô
- Làm khô chè xanh là làm giảm đáng kể một lượng nước để chè không bị hâm nóng trong điều kiện ẩm dễ bị đỏ nước và chè có vị nồng. Tạo hương thơm cho chè xanh bằng sự kết hợp hài hoà giữa nhiệt độ và độ ẩm để tiếp tục chuyển hoá các chất sau khi đã diệt men tốt. Cố định hình dáng màu sắc cánh chè giảm thuỷ đến mức quy định để bảo quản.
* Sấy chè
- Mục đích chính của sấy chè đen là dùng nhiệt độ cao để diệt men, đình chỉ quá trình lên men và làm bay hơi lượng ẩm dư trong chè. Sấy làm khô chè đến độ ẩm quy định từ 3-5%, cố định hình dáng, tạo điều kiện vận chuyển, bảo quản dễ dàng. Sấy tạo hương thơm mới, làm mất màu đồng đỏ chuyển sang màu đen bong cho sản phẩm chè
* Phân loại
Sản phẩm chè tạo ra sẽ được phân loại dựa váo các thông số kỹ thuật theo quy định của từng loại chè tạo ra các sản phẩm chè theo tiêu chuẩn về ngoại hình, chất lượng cho từng loại.
* Bảo quản
Chè thành phẩm sẽ được đóng bao vào từng loại theo đúng quy định về an toàn sẩn phẩm. Các loại chè được để riêng từng khu trong kho tiện cho xử lý khi cần thiết. Không để nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm chè bảo quản gây nên biến chất chè. Kho bảo quản chè phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng khí, không có mùi lạ. Nhiệt độ không khí trong kho không được quá cao, độ ẩm tương đối không dưới 60%. Nếu có điều kiện thì nên điều hoà không khí trong kho. Phải trang bị đủ thiết bị và điều kiện phòng chống cháy nổ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
- Phương pháp sản xuất:
Sản xuất trên dây chuyền đồng bộ được nhập khẩu từ các nước như Liên Xô, Ấn Độ…đáp ứng tốt yêu cầu về thông số kỹ thuật sản xuất chè.
- Trang thiết bị:
Là dây chuyển được Tổng công ty nhập khẩu đồng bộ và được lắp giáp bởi các chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra Tổng công ty còn đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350-500 tấn/năm để có đủ khả năng chế tạo phụ tùng và phần lớn thiết bị lẻ phục vụ cho việc sửa chữa nâng cấp các nhà máy cũ. Tổ chức chế tạo theo hình thức chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong đó có nhà máy cơ khí là trung tâm và các nhà máy khác làm vệ tinh để giảm giá thành và nhâng cao chất lượng chế tạo phụ tùng và thiết bị lẻ. Tổ chức hợp tác để thiết kế, chế tạo theo mẫu các dây chuyền phù hợp với điều kiện nước ta, tiến tới có thể chế tạo hoàn toàn trong nước vào năm 2010.
- Bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng…
Với quy mô sản xuất lớn hàng triệu tấn một năm thì yêu cầu nhà xưởng phải rộng rãi, Thoáng mát để đáp ứng được mặt bằng sản xuất, đặt dây chuyển máy móc, nhà kho, bến bãi đạt tiêu chuẩn để sản xuất chè. Đặc biệt khu bao gói sản phẩm phải thoáng mát có cửa kính và lưới chắn côn trùng xâm nhập vào sản phẩm. Có hệ thống cứu hoả tiện sử dụng và ứng cứu khi cần thiết tại các khu vực sản xuất, các kho, các văn phòng, nhà xưởng…theo quy định.
- An toàn lao động:
Tổng công ty luôn đặt an toàn lao động lên hang đầu. Các công nhân vận hành trực tiếp được đào tạo các khoá an toàn lao động do Tổng công ty tổ chức. Toàn thể cán bộ công nhân viên được phổ biến tuân theo nội quy an toàn lao động, dược trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động ở các điểm cần thiết. Các thiết bị có nguy cơ mất an toàn lao động phải được kiểm tra thường xuyên và được kiểm định định kỳ bởi cơ quan kiểm định có thẩm quyền theo quy định của nhà nước.
PHẦN IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT
CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1. Tổ chức sản xuất:
- Sản xuất sản phẩm theo dây chuyền khép kín, liên tục với công suất lớn. Năm 2007, Tổng công ty đã sản xuất ra 512 tấn tổng sản lượng thành phẩm từ 1500 tấn búp chè tươi. Tổng công ty sản xuất 3 loại sản phẩm là chè đen, chè xanh và chè nội tiêu với khối lượng lớn.
- Chu kỳ sản xuất: nối liền các công đoạn thời gian để hoàn thành tạo ra sản phẩm từ khi cho nguyên liệu vào là từ 30-40 giờ tuỳ vào chất lượng nguyên liệu, thời tiết và thời điểm thu hoạch nguyên liệu cùng phương pháp sản xuất mà nhà máy áp dụng.
2. Kết cấu sản xuất Tổng công ty chè Việt Nam
- Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận sản xuất chính được thực hiện trên dây chuyền công nghệ tiên tến, đồng bộ.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho bộ phận sản xuất chính như điện, nước, các chất men oxy hoá…
- Sản xuất phụ thuộc: Là bộ phận sản xuất phân bón lỏng hữu cơ, được sản xuất từ sản phẩm phụ của công đoạn lên men và thu hồi.
- Bộ phận cung cấp: là các đội thu mua nguyên liệu chè từ các nông trường, thực hiện nhiệm vụ thu mua đáp ứng nhu cầu các nhà máy sản xuất cần chuyển cho đội vận chuyển.
- Bộ phận vận chuyển: vận chuyển nguyên liệu và giao hang cho các đại lý, các địa điểm tiêu thụ hàng.
PHẦN V
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
P. kế hoạch đầu tư
P.kế toán tài chính
P.kỹ thuật
P. KCS
P.tổ chức pháp chế
Văn phòng
P. kinh doanh 1,2,3
XN tinh chế chè Kim Anh
XN cơ khí Mai Đình
Cty chè Việt Cương
Cty TM&DV Hồng Trà
Cty chè Sài Gòn
CN XNK chè Hải Phòng
Cty TM Hương Trà
Cty KDTM Nam Sơn
TT PHCN& ĐTBNN Đồ Sơn
CÔNG TY LIÊN KẾT
- Cty CP chè Kim Anh - Cty CP xây lắp VTKT
- Cty CP chè Hà Tĩnh - Cty CP KD Thái BD
- Cty CP chè Quân Chu - Cty LD chè Phú Đa
- Cty CP chè Thái Nghuyên - Cty CPCK Biển Việt
- Cty CP chè Bắc Sơn - Cty CP Long Phú
- Cty CP cơ khí chè - Cty LDKS Indochine
CÔNG TY CON
1. Cty TNHH NN 1TV 2. Cty cổ phần (>51%)
- Cty chè Mộc Châu - Cty CP chè Nghĩa Lộ
- Cty chè Sông Cầu - Cty CP chè Trần Phú
- Cty chè Long Phú - Cty CP chè Liên Sơn
3. Cty 100% vốn tại NN
- Cty chè Ba Đình (LB Nga)
Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước nên mô hình tổ chức quản lý được quy định trong Luật Doanh nghiệp và đã được cụ thể hoá trong điều lệ của tổ chức và hoạt động của Tổng công ty chè Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 543 NN-TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Tổng công ty chịu sự quản lý của nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của tổng công ty chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ theo những quy định của nhà nước.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của các thành viên hội đồng quản trị được quy định tại điều 32 luật doanh nghiệp nhà nước.
Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó chủ tịch hội đồng quản trị, một thành viên kiêm tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế-kỹ thuật, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.
Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm tổng giám đốc Tổng công ty, nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị là 5 năm. Những vấn đề khác có liên quan đến hội đồng quản trị được trình bỳ trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty.
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát gồm 5 thành viên trong đó 1 thành viên hội đồng quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu và một thành viên dô tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.
Thành viên ban kiểm soát là người không phải vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, em ruột của chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công tyhoắc giữ bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Tổng công ty hoặc giữ bất cứ nhiệm vụ nào trong các doanh nghiẹp khác cùng ngành kinh tế kỹ thuật với Tổng công ty.
Thành viên ban liểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Nhiệm kỳ của thành viên ban kiểm soát là 5 năm, thành viên ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại trong quá trình công tác không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.
Thành viên ban liểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do hội đồng quản trị quyết định theo chế độ của nhà nước. Nhiệm vụ của ban kiểm soát được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
* Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhận của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp lật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng giám đốc được ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
* Phó Tổng giám đốc
Các Phó Tổng giám đốc là những người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công củaTổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
* Kế toán trưởng
Kế toán trưởng của Tổng công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty có các quyền và nhiệm vụ theo pháp luật.
* Văn phòng, các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty
Có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong điều hành quản lý công việc. Quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ phối hợp công tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao bao gồm:
+ Phòng kế hoạch đầu tư + Phòng KCS
+ Phòng kế toán tài chính + 3 Phòng kinh doanh
+ Phòng tổ chức pháp chế + Văn phòng
+ Phòng kỹ thuật
* Các đơn vị thành viên
Tổng công ty có các công ty thành viên hoạch toán độc lập, công ty hoạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Tổng công ty giao vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên trên cơ sở số vốn và nguồn lực nhà nước giao cho Tổng công ty phù phân chia hợp với nhiệm vụ kinh doanh của các đơn vị thành viên và phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nước về hiệu quả số vốn và các nguồn lực được giao.
Các đơn vị thành viên có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng phù hợp với phương thức hoạch toán của mình.
Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hoạch toán độc lập và doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty có quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Các điều lệ và quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp với pháp luật và điều lệ của Tổng công ty.
Các doanh nghiệp hoạch toán độc lập hang tháng, quý phải báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch, 6 tháng và hàng năm phải lập báo cáo quyết toán tài chính gửi về Tổng công ty và cơ quan tài chính theo quy định.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tổng công ty là tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị thành viên hoạch toán độc lập và từ phần hoạch toán tập trung của Tổng công ty.
Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành của Tổng công ty được huy động từ các đơn vị thành viên và một phần từ kinh doanh trức tiếp của Tổng công ty. Các doanh nghiệp thành viên được hoạch toán khoản kinh phí này vào trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thong.
Tổng công ty được quyền trích tối đa là 10% các quỹ của các đơn vị thành viên để lập các quỹ của Tổng công ty.
PHẦN VI
KHẢO SÁT PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào
* Yếu tố đối tượng lao động (nghuyên vật liệu và năng lượng)
- Các nguyên vật liệu cần dùng:
+ Búp chè tươi
+ Men oxy hoá Tanin chè: Peroxydara và Polyphenoloxydara
- Các nhiên liệu và năng lượng:
+ Điện
+ Nước
+ Nhiệt năng: Than đá (than cám, than ron)
- nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng lượng: mua tại các doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương.
- Số lượng và chất lượng nguyên vật liệu của tổng công ty hang năm tuy thuộc vào số lượng sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Chất lượng nguyên liệu:
Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu chè tươi được quy định cụ thể trong TCVN 2843-79, gồm:
+ Đọt chè đem phân loại là đọt chè non có búp (tôm) hoặc không có búp (đọt mù) có lẫn bánh tè hái ở cây chè.
+ Căn cứ vào hàm lượng bánh tẻ được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 1053-71. Hàm lượng bánh tẻ càng thấp chứng tỏ nguyên liệu càng non và ngược lại.
+ Mọi lô chè đọt tươi khi giao nhận phải tươi, sạch, không bị dập nát, ôi ngốt.
+ Trước khi giao nhận, trong lô chè nếu có nước bám vào mặt ngoài thì phải trừ bớt lượng nước ấy. Phương pháp xác định theo TCVN 1054-71.
* Yếu tố lao động
- Cơ cấu lao động trong Tổng công ty
Tại Tổng công ty chè Việt Nam có 850 cán bộ công nhân viên, đó là những người lao động được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm trong công việc. Sự phân công lao động tại Tổng công ty chè căn cứ vào năng lực và trình độ của người lao động tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hoà đồng, giúp đỡ lẫn nhau.
Người lao động tại Tổng công ty chè được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tính sang tạo cũng như khả năng khác. Họ được trang bị theo đúng tiêu chuẩn bảo hộ lao động và được trả lương theo đúng khả năng của mình.
Tổng công ty tuyển dụng và sử dụng người lao động theo đúng luật lao động của nhà nước Việt Nam. Tổng công ty tôn trọng quyền tự do dân chủ của người lao động trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty, chính vì vậy mà người lao động có tổ chức đại hội đại biểu của riêng mình theo định kỳ.
Đại hội đại biểu công nhân viên chức của Tổng công ty lá hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý công ty. Đại hội đại biểu công nhân có các quyền sau:
+ Tham gia thảo luận, xây dựng thảo ước lao động tập thể để người đại diện tập thể lao động thương lượng và ký kết với Tổng giám đốc.
+ Thảo luận và thông qua quy chế s._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12642.doc