Báo cáo Thực tập tại tỉnh Bắc Ninh

Lời nói đầu Ngày nay trên Thế giới, khoa học kỹ thuật đang trên đà phát triển như vũ bão. Việc áp dụng những thành tựu đó vào trong đời sống của con người là một đòi hỏi mang tính khách quan. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành khoa học đó. Trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, CNTT đang dần trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn mang tính tất yếu của xu thế “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” trong thời đại mới – thời đại của sự bùng nổ và phát trển C

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NTT. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tin học hoá, xử lý tự động càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên,Tin học phát triển ở nước ta chưa sâu. Song nó đã được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống, các hoạt động xã hội, kinh tế, kỹ thuật. CNTT có một vai trò vô cùng to lớn, góp phần tạo ra những lợi ích không nhỏ, có thể xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, sự phát triển không ngừng của CNTT trên Thế giới đã góp phần tạo nền tảng và thế tiến cho Tin học ở nước ta. Vài năm trở lại đây, đất nước rất quan tam đến ngành khoa học này. Đến nay, Tin học đã từng bước và dần được phổ cập cho học sinh, sinh viên. Hiện nay có rất nhiều Công ty chuên lắp ráp các trang thiết bị phần cứng máy tính nên sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt trên thị trường. Tuy vậy, chương trình phần mềm cũng đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng phát huy những thế mạnh của nó vào ứng dụngcủa đời sống. Bản thân em là một sinh viên tại chức theo chuyên ngành Tin học. Với vốn kiến thức đã tích luỹ về các môn như: Phân tích thiết kế hệ thống, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và các ngôn ngữ lập trình khác, dưới sự dạy dỗ của các thầy cô trong trường. Qua sự tìm hiểu và khảo sát, em đã xây dựng đề tài “Quản lý nhân sự” ở trường THPT Lê Văn Hưu làm chuyên đề báo cáo thực tập tôt nghiệp cho mình. Vì thời gian có hạn và đây là một đề tài lớn nên em chỉ có thể trình bày được những nội dung sau: Chương I: Phần mở đầu. Chương II: Nhiệm vụ, vai trò cùng các đặc tả của bài toán. Chương III: Phân tích và thiết kế hệ thống Quản lý nhân sự tại trường THPT Lê Văn Hưu. Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2009. Sinh viên Nguyễn Thị Huệ Chương I: Mở đầu I - Lý do chọn đề tài Việc áp dụng CNTT trên thế giới vào các lĩnh vực của đời sống con người ngày càng trở nên cần thiết. Cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật tiên tiến, của công nghệ chế tạo các thiết bị máy tính thì việc sản phẩm phàn mềm ra đời mang tính chất quyết định đối với việc áp dụng vào các ngành khoa học. ở Việt Nam hiện nay, các ngành khoa học đang trên đà phát triển. Vấn đề tự động hóa trong các lĩnh vực như: Xã hội, Kinh tế, Trường học, Xí nghiệp, vv... là việc làm rất thiết thực. Là một sinh viên tại chức, vừa học vừa làm nên lượng kiến thức không được nhiều. Với vốn kiến thức đã học, em xin góp một phần nhỏ bé sự hiểu biết của mình vào công tác Quản lý nhân sự của một trường học. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành Tin học đang phát triển rất mạnh, nhưng để đưa nó vào ứng dụng trong đời sống nói chung và trong Trường học nói riêng còn gặp nhiều bất cập. Theo khảo sát, Trường TPT Lê Văn Hưu đã có trang thiết bị máy tính. Song công tác quản lý vẫn còn tốn nhiều thời gian và công sức. Nhằm giúp cho ban lãnh đạo và bộ phận quản lý có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy em chọn đề tài “Quản lý nhân sự” tại Trường THPT Lê Văn Hưu làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghệp cho mình. II - Mục đích nghiên cứu * Nhằm đưa những ứng dụng Tin học vào trong công tác quản lý, cụ thể là xây dựng hệ thống thông tin “Quản lý nhân sự” trên máy tính. * Giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. * Có thể chỉnh sửa, thêm bớt hoặc bổ sung các thông tin liên quan đến đối tượng quản lý. III - Đối tượng nghiên cứu * Hồ sơ cán bộ giáo viên trong trường THP Lê Văn Hưu. * Phương pháp quản lý nân sự trong trường. chương II Nhiệm vụ, vai trò cùng các đặc tả của bài toán Nhiệm vụ và vai trò của bài toán: I- Nhiệm vụ cơ bản của bài toán: Bài toán quản lý CBGV có nhiệm vụ quản lý, theo dõi quá trình làm việc của các CBGV trong trường cùng các hoạt động khác có liên quan đến công việc đó. Bài toán bao gồm: - Đầu vào: + Các thông tin về hồ sơ của CBGV. + Các thông tin về quá trình quản lý của từng CBGV. + Chỉnh sửa đổi mức lương của từng CBGV( ngạch, bậc lương, hệ số lương). + Chỉnh sửa, bổ sung các thông tin liên quan đến CBGV. - Đầu ra: + Tìm kiếm, tra cứu các thông tin cần thiết về CBGV theo yêu cầu của cấp trên. + Các báo biểu, mẫu biểu theo định kỳ của cấp trên vào cuối tháng, cuối kỳ. + Báo cáo chi tiết thông tin về CBGV trong trường. + Danh sách những CBGV được khen thưởng, kỷ luật. + Số liệu thống kê về nhân sự, về số cán bộ cử đi công tác. + In ấn dưới dạng danh sách hoặc mẫu biểu lý lịch CBGV. II- Vai trò của bài toán: Để đảm bảo và tiện lợi cho quá trình hoạt động chung của Nhà trường có hiệu quả thì việc quản lý CBGV đòi hỏi phải thường xuyên và chính xác. Vị trí của bài toán này trong việc quản lý CBGV của Nhà trường được xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý, vì vậy cần phải đưa tin học vào trong các lĩnh vực quản lý trong Nhà trường, giúp cho việc đièu hành chung trong Nhà trường ngày một hiệu quả hơn. B- Đặc tả các yêu cầu của bài toán: I/ Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Trường THPT Lê Văn Hưu Huỵện Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hoá. 1. Chức năng: Trường THPT Lê Văn Hưu là một cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh. Trường chịu sự lãnh đạo và hướng dẫn về chuyên môn của Sở GD&ĐT. Có chức năng giúp Sở GD&ĐT trong việc quản lý, giảng dạy. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội nhằm thực hiện luật và các chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về giáo dục. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên; sự lãnh đạo của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh và phối hợp với các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục của tỉnh. 2. Nhiện vụ và quyền hạn: - Trình Sở GD&ĐT, UBND tỉnh về phương hướng, kế hoạch, các chương trình giáo dục năm. - Tổ chức rhực hiện các chương trình, kế hoạch đã đề ra nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. - Tổ chức khen thưởng đối với những CBGV có thành tích tốt trong sự nghiệp giáo dục, đồng thời xử lý, kỷ luật đối với những CBGV vi phạm quy chế ngành. - Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các CBGV để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. 3. Cơ cấu tổ chức của trường THPT Lê Văn Hưu: Ban Giám Hiệu P.Bảo vệ P.Tổ chức Các Tổ CM P.Tài vụ P.Hành chính Tổ Văn Tổ T.Dục + GDCD Tổ Sử + Địa Tổ Tin + Ngoại ngữ Tổ Hoá +Sinh Tổ Lý+ KTCN Tổ Toán Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tận tuỵ với các thế hệ học trò. Tổng số cán bộ, giáo viên trong trường là 89 đồng chí, trong đó: Ban giám hiệu: 3 đồng chí. Phòng hành chính: 3 đồng chí. Phòng tài vụ: 2 đồng chí. Phòng Tổ chức: 3 đồng chí. Phòng bảo vệ: 2 đồng chí. Có các tổ chuyên môn: * Toán: 14 đồng chí. * Lý + KTCN: 9 đồng chí. * Hoá + Sinh: 11 đồng chí. * Tin + Ngoại ngữ: 12 đồng chí. * Văn: 11 đồng chí. * Sử + Địa: 9 đồng chí. * Thể dục + GDCD: 10 đồng chí. Nhiều Giáo viên có trình độ Đại học trở lên, trong đó: - Có 5 đồng chí tốt nghiệp Thạc sỹ trở lên. - Có 77 đồng chí tốt nghiệp Đại học. - Còn lại tốt nghiệp Cao đẳng. Ban giám hiệu quản lý các tổ chuyên môn thông qua phòng Tổ chức. Và học sinh được quản lý thông qua GVCN của từng lớp. *Nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu quản lý của Nhà trường: - Hiệu trưởng: Điều hành quản lý chung mọi hoạt động của Nhà trường. - Phó hiệu trưởng: Điều hành hoạt động chung của Nhà trường khi Hiệu trưởng đi vắng hoặc được Hiệu trưởng uỷ quyền. - Phòng Tổ chức: + Làm đầu mối, chủ trì việc đề xuất các phương án quy hoạch, xây dựng, kiện toàn và phát triển bộ máy, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cũng như các mối quan hệ giữa các đơn vị, tổ chức trong trường . Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện công tác xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức của trường. + Tham mưu cho Hiệu trưởng và làm đầu mối, chủ trì việc lập kế hoạch về nhu cầu nhân lực, chỉ tiêu định biên nhân lực của trường để báo cáo Sở GD&ĐT phê duyệt; Xây dựng và trình Hiệu trưởng quyết định phương án phân phối chỉ tiêu định biên nhân lực đó được cấp trên phê duyệt; Chuẩn bị văn bản và thủ tục để Hiệu trưởng ký các Hợp đồng làm việc, Hợp đồng lao động, Hợp đồng kiêm nhiệm với cán bộ viên chức và người lao động. + Tham mưu để Hiệu trưởng quyết định về các tiêu chí, tiêu chuẩn và triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, viên chức hằng năm; Tổ chức và quản lý công tác thi đua trong Nhà trường. Chủ trì việc tổ chức đánh giá, xét duyệt nâng bậc lương, phụ cấp, xét đề nghị kéo dài thời gian công tác đối với cán bộ viên chức đến tuổi nghỉ hưu theo quy định trình Hiệu trưởng quyết định. + Thực hiện quy trình đề nghị công nhận chức danh Giáo viên giỏi cấp Huyện, Tỉnh theo quy định. + Quản lý toàn diện và thống nhất hồ sơ, lý lịch cán bộ giáo viên và người lao động khác trong toàn trường theo quy định chung; Cập nhật thông tin cán bộ trên website của trường; Xác nhận lý lịch và chữ ký cán bộ, giáo viên. + Tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng quyết định việc cụ thể hoá và thực hiện các chế độ chính sách theo quy định chung cho cán bộ giáo viên, viên chức và người lao động nói chung của Nhà trường; Làm đầu mối, chủ trì việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ đặc biệt, thu hút, động viên, khuyến khích phù hợp đối với cán bọ giáo viên, viên chức, phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển Nhà trường. + Thực hiện các thủ tục: thành lập/giải thể các bộ phận, đơn vị trong trường; điều động/ thuyên chuyển cán bộ; cử cán bộ, giáo viên, viên chức của trường đi học tập, công tác ở trong nước và nước ngoài; bổ nhiệm/miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo đơn vị; thu nhận cán bộ, viên chức vào làm việc tại trường; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức và người lao động trong trường. + Tuyên truyền, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của trường, truyền thống của Nhà trường tới cán bộ, viên chức toàn trường. + Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ. - Phòng hành chính: + Tiếp nhận xử lý, quản lý và tổ chức lưu trữ công văn đi, đến theo đúng quy trình. + Chủ trì quản lý và điều hành, vận hành thống nhất hệ thống phần mềm điều hành tác nghiệp của Nhà trường; Quản lý toàn diện và thống nhất website và thông tin trên website của Nhà trường. + Kiểm tra về thể thức trình bày và nội dung các văn bản ban hành trước khi cấp số và đóng dấu;  Theo dõi, giám sát, phát hiện và kịp thời thực hiện biện pháp chấn chỉnh các sai sót trong thủ tục hành chính trong trường. Quản lý và sử dụng con dấu của trường theo quy định của Nhà nước. + Phân phối báo chí và các phương tiện thông tin khác cho các đơn vị trong trường. + Cấp giấy giới thiệu, công lệnh đi đường cho giáo viên, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng. Ký xác nhận giấy đi đường cho khách đến công tác và lưu trú tại trường. + Phối hợp với các đơn vị trong trường theo dõi, đôn đốc thực hiện quy chế làm việc và các chủ trương kế hoạch công tác của Hiệu trưởng. +Tổ chức công tác lễ tân, các cuộc họp của ban giám hiệu, các hội nghị do Phòng Tổ chức – Hành chính được giao làm đầu mối. Quản lý, sử dụng và trang trí các phòng họp, tổ chức tiếp khách, hướng dẫn khách đến làm việc với Nhà trường. + Làm thư ký các hội nghị giao ban; Soạn thảo và ký các thông báo kết luận của Hiệu trưởng tại Hội nghị giao ban gửi các phòng ban; Giám sát tình hình thực hiện các kết luận giao ban. + Quản lý, điều hành phương tiện giao thông vận tải của trường phục vụ các chuyến đi công tác của trường. - Phòng tài vụ: + Công cụ quản lý, điều hành và là phương tiện hữu hiệu của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát thực hiện dự toán ngân sách. + Cung cấp đầy đủ, toàn diện và chính xác số liệu để giúp ban Giám hiệu ra các quyết định chỉ đạo, quản lý, điều hành phù hợp. + Tổ chức lập dự toán thu, chi trong phạm vi ngân sách quản lý, thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được Sở GD & ĐT giao cho Trường và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền. + Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao, nộp đầy đủ đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật. Chi đúng đối tượng, đúng mục đích và tiết kiệm. Quản lý sử dụng tài sản của Nhà nước trong toàn Trường theo đúng chế độ quy định. + Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật + Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo đúng quy định hiện hành. + Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện các nghiệp vụ thu, chi phục vụ công tác đào tạo đúng quy định. II. Đặc tả của bài toán: Trường THPT Lê Vă Hưu là cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước; việc quản lý cán bộ công nhân viên cũng như quản lý hồ sơ cán bộ giáo viên đang được lưu trữ với số lượng không nhỏ. Nếu làm thủ công thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể đến sự thiếu chính xác và đầy đủ của thông tin cần tìm kiếm. Vì vậy bài toán đặt ra là: cho phép người dùng lựa chọn và tra cứu, bổ sung hoặc loại bỏ thông tin về cán bộ giáo viên trong trường một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Để hiểu rõ việc quản lý thì mỗi phân tích viên cần phải khảo sát và nắm được những thông tin sau: 1. Quản lý cán bộ giáo viên: Để quản lý từng cán bộ giáo viên trong trường, trước hết phải nắm được lý lịch của mỗi người , ngoài ra cần phải hiểu thêm các thông tin khác để quản lý. Những thông tin cần quản lý bao gồm: - Mã cán bộ. - Họ và tên. - Giới tính. - Ngày sinh. - Nơi sinh. - Dân tộc, Tôn giáo. - Quê quán. - Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Nơi ở hiện nay. - Số CMND, Điện thoại. - Trình độ văn hoá. - Trình độ chuyên môn. - Trình độ Ngoại ngữ - Ngày ký hợp đồng. - Ngày vào biên chế. - Công việc hiện nay. - Chức vụ hiện nay. - Ngày bổ nhiệm. - Lương cơ bản. - Hệ số phụ cấp chức vụ. - Mã ngạch công chức. - Bậc công chức. - BHXH. - Ngày vào Đoàn TNCSHCM - Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam. - Quá trình công tác ở nước ngoài. - Các quan hệ nhân thân. - Khen thưởng. - Kỷ luật. - Quá trình công tác. Trong lý lịch, quản lý các thông tin một cách cụ thể hơn: - Điện thoại: Quản lý tất cả các số điện thoại của CBGV. - Chính trị: Sơ cấp, Trung cấp, hay Cao cấp. - Đoàn viên thì chỉ quản lý “có” hay “không”. - Đảng viên thì quản lý: Ngày vào Đảng, nơi vào Đảng, chức vụ Đảng. - Chuyên môn: Quản lý tất cả các chuyên môn mà cán bộ giáo viên đã được đào tạo bao gồm: Ngành đào tạo? Chuyên môn? Nơi đào tạo (Trường nào)? , thời gian đào tạo? Hình thức đào tạo? Năm tốt nghiệp? Văn bằng hay chứng chỉ được cấp? - Ngoại ngữ: Quản lý trình độ tất cả các ngoại ngữ mà cán bộ giáo viên biết. - Quá trình công tác ở nước ngoài: Để quản lý những chuyến đi nước ngoài của CBGV. Nếu CBGV nào đi thì quản lý: Thời gian, lý do, tên nước đi. - Quan hệ thân nhân: bao gồm cha, mẹ đẻ, vợ (chồng), anh chị em ruột, con đẻ: Họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, cơ quan, chức vụ, nơi ở của từng người. Nếu cha mẹ, vợ (chồng), anh chị em ruột của công chức không làm việc tại cơ quan nào, không có chức vụ gì thì phần cơ quan, chức vụ ghi “không”. Nếu cha, mẹ chết thì nghề nghiệp ghi “chết”. - Khen thưởng, kỷ luật: Ngày, hình thức, cấp, lý do khen thưởng, kỷ luật. Ngày xoá kỷ luật. Và một số thông tin khác liên quan đến các đơn vị tổ chức trong trường như: - Mã tổ bộ môn, phòng ban. - Tên tổ bộ môn, phòng ban. - Tên tổ trưởng. Một số thông tin liên quan đến lương của CBGV: - Mã ngạch. - Bậc lương. - Hệ số lương. - BHXH. - Lương cơ bản. - Tổng lương. 2. Công cụ tác nghiệp và lưu trữ hồ sơ: Khi một GV được điều về công tác, mỗi người phải khai một bộ hồ sơ (Hồ sơ lý lịch) bao gồm các thông tin về : cá nhân, quá trình học tập, công tác, thông tin gia đình. Các thông tin này được nhập vào máy để quản lý. Bộ hồ sơ được viết trên giấy thì lưu vào tủ hồ sơ. Mỗi lần có yêu cầu truy lục hồ sơ cá nhân hoặc thống kê theo một tiêu chí nào đó theo yêu cầu của cấp trên thì phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ hoặc lấy thông tin từ nơi lưu trữ, quản lý (máy tính). chương iii phân tích và thiết kế hệ thống quản lý nhân sự tại trường THPT Lê Văn hưu I – Phân tích hệ thống Để mô hình bài toán gần gũi với người sử dụng và qua khảo sát tại trường THPT Lê Văn Hưu ta xây dựng đầu vào và đầu ra của bài toán như sau: Hệ THốNG Thông tin vào Thông tin ra Thông tin đầu vào, đầu ra và các thông tin cần quản lý của bài toán đã được trình bày trong Chương II. II – Thiết kế hệ thống Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng: Như ta đã biết, biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) là một loại biểu đồ diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng và quan hệ duy nhất giữa các chức năng; diễn tả bởi các cung nối liền các nút là quan hệ bao hàm. Biểu đồ phân cấp chức năng là mô hình chức năng trong bước đầu việc phân tích. Và nó được sử dụng nhằm cụ thể hoá các chức năng của bài toán cũng như tiến trình luồng dữ liệu. Từ kết quả trong quá trình khảo sát hiện trạng tại trường THPT Lê Văn Hưu, ta có biểu đồ phân cấp chức năng như sau: Quản lý nhân sự Xử lý Tìm kiếm Thống kê Cập nhật DS khen thưởng, kỷ luật Khen thưởng, kỷ luật Theo mã CB HSơ CBGV Theo tổ bộ môn, p.ban DS cán bộ Đảng viên Tổ, P.Ban Lương Lương Theo họ và tên DS cán bộ đến tuổi nghỉ hưu Trình độ chuyên môn Bổ sung Theo chức vụ Theo nghành đào tạo Lương QT công tác Theo giới tính Hình1: Biểu đồ phân cấp chức năng 1.1. Chức năng cập nhật Chức năng này nhằm giải quyết việc truy cập thông tin từ hệ thống quản lý nhân sự trong Nhà trường. Nó cho phép ta tra cứu ngay trên cơ sở dữ liệu đã có, các thông tin này được truy xuất từ bảng và thông qua mã của chúng. - Cập nhật hồ sơ cán bộ bao gồm: + Họ và tên + Giới tính + Ngày sinh + Nơi sinh + Quê quán + Nơi đăng ký HKTT + Nơi ở hiện nay + Số CMND + Điện thoại + Dân tộc; Tôn giáo + Đoàn thể tham gia ( Đoàn, Đảng viên) + Ngày vào Đảng + Trình độ văn hoá + Trình độ chuyên môn + Trình độ Ngoại ngữ + Quá trình học tập và công tác + Khen thưởng, kỷ luật + Các quan hệ nhân thân - Cập nhật Tổ, phòng ban: CBGV được phân làm việc ở Tổ, phòng ban nào thì cập nhật vào tổ, phòng ban đó. - Cập nhật lương: Lương của các CBGV có thể thay đổi về: + Lương cơ bản. + Mã ngạch. + Bậc lương. + Hệ số lương. + BHXH. Thêm, bớt; bổ sung các vấn đề liên quan đến CBGV. Như vậy, với các dữ liệu đã cập nhật ở trên, để đáp ứng những nhu cầu đã đặt ra ta phải xử lý các dữ liệu này; để việc quản lý trong trường được thuận lợi và đỡ phức tạp. 1.2. Chức năng tìm kiếm Giúp cho việc tìm kiếm thông tin về cán bộ giáo viên một cách nhanh chóng và chính xác. Nó cho ta hàng loạt các thông tin cần thiết chỉ thông qua một thao tác ngắn gọn và dễ thực hiện. Sau đay là một số chức năng tìm kiếm quan trọng: - Tìm kiếm theo Mã CB. - Tìm kiếm theo tổ bộ môn, phòng ban. - Tìm kiếm theo Họ và tên. - Tìm kiếm theo chức vụ. - Tìm kiếm theo ngành đào tao. - Tìm kiếm theo giới tính. 1.3. Chức năng xử lý Theo dõi các thông tin liên quan đến CBGV để xét khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, trình độ chuyên môn và QT công tác của từng CBGV để xét nghỉ hưu. 1.4. Chức năng Thống kê Khi ban giám hiệu yêu cầu thống kê, bộ phận quản lý lấy dữ liệu đã cập nhật được ở trên để đưa ra các bảng báo cáo khái quát hoặc chi tiết về nội dung cụ thể nào đó về CBGV. Nội dung thống kê bao gồm: - Thống kê DS khen thưởng, kỷ luật. - Thống kê DS cán bộ Đảng viên. - Thống kê DS CBGV đến tuổi nghỉ hưu. - Thống kê Lương. 2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 4. Biểu đồ dữ liệu mức dưới đỉmh 4.1. Biểu đồ mức dưới đỉnh của chức năng cập nhật 4.2. Biểu đồ mức dưới đỉnh của chức năng xử lý 4.3 Biểu đồ mức dưới đỉnh của chức năng tìm kiếm 4.4 Biểu đồ mức dưới đỉnh của chức năng thống kê ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22095.doc
Tài liệu liên quan