Báo cáo Thực tập tại Sở nông nghiệp Hải Phòng

Báo cáo thực tập tổng hợp Phần I. Tổng quan về Sở nông nghiệp Hải Phòng I. Quá trình hình thành và phát triển của Sở nông nghiệp Hải Phòng. Sở nông nghiệp Hải Phòng( 3/1970-10/1971). Để giảm bớt các chỉ đạo nông lâm nghiệp trực thuộc Uỷ ban thành phố, Sở nông nghiệp Hải Phòng được thành lập( QĐ 286/UB) trên cơ sở hợp nhất Ty nông nghiệp , Ty cơ điện, Công ty trồng rừng và nuôi ong…với chức năng nhiệm vụ giúp Uỷ ban hành chính thành phố nghiên cứu, tổ chức chỉ đạo sản xuất nông lâm ngư nghiệp

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở nông nghiệp Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT, đào tạo cán bộ, cung ứng vật tư kĩ thuật, quản lí quốc doanh nông nghiệp. Về tổ chức, không tổ chức tổng hợp Uỷ ban nông nghiệp và cũng không chuyên sâu chia nhỏ như ty nông nghiệp mà bao gồm các phòng hành chính, tổ chức, tổng hợp kế hoạch, trồng trọt , chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản và ban kiểm soát cơ bản. Trực thuộc Sở có các đơn vị sự nghiệp khoa học các trạm, trại thí nghiệm kinh doanh dịch vụ( gắn thu bù chi); các đơn vị hạch toán độc lập; công ty, nông trường thuộc quyền quản lí trước kia của Ty nông nghiệp, Ty cơ điện, Công ty trồng rừng nuôi ong… Uỷ ban nông nghiệp thành phố( 10/1971- 1/1976). Thực hiện chủ trương tổ chức lại sản xuất, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN, phương hướng tập trung, chuyên canh, thâm canh, mở thêm vùng kinh tế mới, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính… Ngành nông nghiệp đã được tổ chức lại: ở Trung ương là Uỷ ban nông nghiệp Trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố là Uỷ ban nông nghiệp thành phố, ở huyện là Uỷ ban nông nghiệp huyện. Uỷ ban nông nghiệp thành phố thay mặt Uỷ ban hành chính thành phố chỉ đạo các lĩnh vực nông nghiệp. Về công tác nghiệp vụ chuyên môn nhận thêm nhiệm vụ quy, kế hoạch nông nghiệp, hướng dẫn xây dựng đồng ruộng tưới tiêu khoa học và nuôi cá nước ngọt( những phần việc của Uỷ ban Kế hoạch, Sở thuỷ lợi, Sở thuỷ sản bàn giao sang). Lãnh đạo Uỷ ban nông nghiệp thành phố là một đồng chí phó bí thư Thành uỷ. Cán bộ công nhân viên chức trên 120 người. Về tổ chức Đảng có Đảng uỷ, Uỷ ban nông nghiệp trực thuộc Đảng uỷ khối nông nghiệp. Uỷ ban nông nghiệp huyện có các phòng trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, quản lí và trường sơ cấp kĩ thuật nông nghiệp huyện. Uỷ ban nông nghiệp thành phố đã qui tụ được các ngành của thành phố, tập trung sức đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp; Củng cố và mở rộng các công trình thuỷ lợi, xây dựng mở rộng các nông trường, xí nghiệp, trạm trại… hình thành hệ thống cây giống, con giống; các công ty dịch vụ cơ khí, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, các trạm trại bảo vệ thực vật và thú y. Đắp đê lấn biển, xây dựng vùng cói Trấn Dương…Để có nhiều nông sản thực phẩm phục vụ cho đời sống và xuất khẩu, đã xây dựng và thực hiện chính sách gia công, đối lưu lương thực sản xuất rau, thịt lợn…với các HTX và hộ xã viên. Sở nông nghiệp Hải Phòng 1976-1986: Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành nông nghiệp được tổ chức lại: ở Trung ương là Bộ nông nghiệp và các địa phương và các Ty, Sở nông nghiệp. Bộ máy văn phòng Sở nông nghiệp tinh giảm gọn nhẹ, số cán bộ công nhân viên chức giảm từ 80 xuống còn 63. Lãnh đạo Sở và các phòng ban, giám đốc các công ty, xí nghiệp, trại, trạm, trường… đa số là các kĩ sư kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí… Nhiệm vụ của Sở nông nghiệp – cơ quan tham mưu giúp Thành uỷ, UBND thành phố về lĩnh vực nông nghiệp , đã được phân định rõ trách nhiệm với các ngành liên quan: Uỷ ban khoa học, Sở ngoại thương, Sở lương thực, Ban kinh tế thành uỷ… Thời kì này, ngành nông nghiệp có những biến động lớn: do những khó khăn của đất nước sau chiến tranh, sản xuất các ngành sút kém…trong nông nghiệp, vì các yếu kém trong công tác quản lí của HTX nông nghiệp, đã thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, vai trò của HTX nông nghiệp giảm dần. Vì những thiên tai và thất bát mùa màng, lương thực khó khăn, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi quốc doanh bị ảnh hưởng lớn, phải dần dần thu hẹp quy mô sản xuất…cùng với việc xây dựng cấp huyện thành cấp kế hoạch, ngân sách, nhiều tổ chức mới ra đời: công ty vật tư nông nghiệp cấp III, công ty bảo hiểm cây trồng và công ty bảo hiểm con vật nuôi. Việc nghiên cứu, chỉ đạo nông nghiệp tập trung theo hướng tìm tòi các hình thức tổ chức quản lý và phát triển cây lương thực, những lĩnh vực khác hạn chế nhiều. Sở nông lâm nghiệp Hải Phòng(1986-1995). Tháng 6-1986 Uỷ ban hành chính thành phố có quyết định 510 chuyển Sở nông nghiệp Hải Phòng thành Sở nông lâm nghiệp Hải Phòng, đồng thời với việc tổ chức Liên hiệp các Xí nghiệp chăn nuôi và Liên hiệp các Xí nghiệp cây trồng,(hai tổ chức này tồn tại được trên 1,5 năm thì giải thể). Thời kì này, trong nông nghiệp hộ xã viên được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ. HTX nông nghiệp từ vai trò quản lí điều hành chuyển sang làm dịch vụ cho hộ xã viên. Với quyết định 217/HĐBT về quyền tự chủ trong kinh doanh của các quốc doanh thì nhiệm vụ chủ yếu của Sở nông lâm nghiệp là quản lí Nhà nước chuyên ngành( không can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của các đơn vị quốc doanh nông lâm nghiệp) và khuyến nông( chuyển giao kĩ thuật cho hộ xã viên và HTX). Biên chế cán bộ công nhân viên chức Sở giảm từ 63 người xuống còn 35 người. Chỉ còn các phòng Trồng trọt, Hành chính, Tổ chức, Tài vụ, Ban thanh tra. Một số phòng ban khác chuyển sang hình thức chuyên viên: chuyên viên chăn nuôi, lâm nghiệp, kế hoạch, cơ khí…về Đảng có Ban cán sự Đảng của Sở trực thuộc Đảng uỷ khối Dân chính thành phố. Từ năm 1993, chương trình cấp II hóa giống lúa và thâm canh cây lương thực đạt kết quả rất tốt. Sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục, năng suất tăng không ngừng, nhờ đó chăn nuôi, ngành nghề cũng có điều kiện phát triển, bộ mặt nông thôn có sự đổi mới, đời sống nông dân được cải thiện… Những đơn vị thuộc Sở quản lí bao gồm: • Những đơn vị quản lí Nhà nước chuyên ngành: Chi cục bảo vệ thực vật, Thú y, Kiểm lâm nhân dân, di dân xây dựng vùng kinh tế mới. • Các đơn vị sự nghiệp khoa học: trường trung học và dạy nghề nông nghiệp, Trung tâm nước sạch và môi trường. Trung tâm đất mặn phèn, Trung tâm khuyến nông. • Các đơn vị kinh doanh-dịch vụ( 13 đơn vị công ty, nông trường, xí nghiệp). Năm 1992, thành phố giải thể Liên hiệp Lương thực Hải Phòng và thành lập Công ty Lương thực Hải Phòng thuộc Sở nông lâm nghiệp. Sở nông nghiệp Hải Phòng( từ 1995 đến nay) Sở đã tăng cường đẩy mạnh hoạt đông và đã thu được nhiều kết quả về cả sản xuất nông nghiệp và thực hiện chức năng quản lí. Đã tiến hành cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo đúng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Trên cơ sở đó, nền nông nghiệp của địa phương cũng có nét đổi sắc. II. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của sở nông nghiệp Hải Phòng. 1. Cơ cấu tổ chức 1.1. Tổ chức bộ máy khi mới thành lập Sở: Lãnh đạo Sở gồm có : Giám đốc và một số Phó giám đốc. Các phòng chức năng giúp việc (có 12 phòng): Văn phòng, Tổ chức_cán bộ, Tài chính_kế toán, Kế hoạch_đầu tư, Trồng trọt_ lâm nghiệp,Chăn nuôi, Chính sách NN_PTNT, Chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn, Thuỷ lợi và XDCB,Thuỷ nông, Đê điều . Các chi cục nhà nước chuyên ngành có 4 đơn vị: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Di dân và Phát triển vùng kinh tế mới, Chi cục Kiểm lâm. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc ( 4 đơn vị ): Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn(NSH_VSMTNT), Ban quản lý dự án khu vực các công trình thủy lợi ( nay là Ban quản lý dự án các công trình Trung tâm cải tạo đất mặn phèn. Ngoài ra còn có Trường trung học Nông nghiệp PTNT cũng là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp nông thôn. Biên chế của Cơ quan sở và các đơn vị trực thuộc được Uỷ ban nhân dân thành phố giao hàng năm. Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở: Thời điểm thành lập có 20 đơn vi. 1.2. Tổ chức bộ máy trong quá trình hoạt động: a, Diễn biến: Từ khi thành lập (1996 ) đến nay tổ chức bộ máy của Sở có một số thay đổi: Lãnh đạo Sở : Từ khi mới hợp nhất có 7 nay còn 4. Giám đốc Sở qua các thời kỳ như sau: Đồng chí Trần Trọng Sót_ Từ 1996 đến 1998 Đồng chí Nguyễn Trí Thăng_ Từ 1998 đến 2004 Đồng chí Đỗ Trung Thoại_ Từ 2004 trở đi. - Các phòng chức năng thuộc Sở: Chuyển phòng đê điều thành Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều, còn lại 11 phòng. - Các Chi cục nhà nước chuyên ngành: Tăng thêm một chi cục mới đưa tổng số Chi cục lên 5 đơn vị. - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc : Đã chuyển giao đi 2 đơn vị và thành lập thêm một trung tâm mới : Chuyển giao Trung tâm cải tạo đất mặn phèn sang cho Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam quản lý; Chuyển giao trường Trung học Nông nghiệp PTNT sang trường Cao đẳng Cộng Đồng Hải Phòng (2002); thành lập Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Hiện còn 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở. - Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc: Từ 1996 đến nay đã tiến hành sắp xếp lại một sốdoanh nghiệp, kết quả: Giải thể một đơn vị: Công ty Lâm nghiệp_ nuôi ong Sáp nhập 2 đơn vị vào doanh nghiệp khác: Xí nghiệp giống lúa Vĩnh Bảo và công ty giống cây trồng; Xí nghiệp gia cầm thành…Vụ kỹ thuật nông nghiệp . Hợp nhất 2 doanh nghiệp thành công ty mới: Công ty chăn nuôi. Chuyển giao cho ngành khác một đơn vị: Công ty xây dựng công trình nông nghiệp _PTNT. Thí điểm bán đấu giá doanh nghiệp nhà nước được một đơn vị: Công ty Cơ khí Nông nghiệp . Thực hiên cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cho 8 đơn vị trực thuộc Sở. Hiện còn một nông trường (đang thực hiện khoán kinh doanh cho tập thể người lao động) và 5 công ty khai thác thủy lợi hoạt động công ích. b. Tổ chức bộ máy hiện tại. * Lãnh đạo Sở :4 đồng chí. Giám đốc Sở: Đỗ Trung Thoại. * Các phòng chức năng thuộc Sở: Gồm 11 phòng: - Văn phòng Sở.- Phòng chăn nuôi - Phòng tổ chức cán bộ.- Phòng trồng trọt. - Thanh tra Sở.- Phòng chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn - Phòng kế hoạch_đầu tư.- Phòng chính sách NN-PTNN. - Phòng thẩm định XDCB.- Phòng thủy nông. - Phòng tài chính- Kế toán. * Các chi cục quản lý nhà nước chuyên ngành có 5 chi cục : - Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều. - Chi cục Bảo vệ thực vật. - Chi cục Thú y - Chi cục Kiểm lâm - Chi cục Di dân và phát triển vùng kinh tế mới; *Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có 4 đơn vị: Trung tâm khuyến nông Trung tâm phát triển Nông_ Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Ban quản lý dự án các công trình nông nghiệp và PTNT Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc còn lại là: Nông trường Quý Cao Công ty khai thác công trình thủy lợi Đa Độ Công ty khai thác công trình thủy lợi An Hải Công ty khai thác công trình thủy lợi Vĩnh Bảo Công ty khai thác công trình thủy lợi Tiên Lãng Công ty khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên c, Phương hướng tổ chức sắp xếp bộ máy theo Thông tư 11/ TTLT-BNN-BNV. Các phòng thuộc Sở : gồm văn phòng, thanh tra và 5 phòng chuyên môn. Các chi cụcQLNN chuyên ngành: 4 chi cục (không kể chi cục kiểm lâm) 2. Chức năng nhiệm vụ . Theo quyết định thành lập . Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 07 LB/TT ngày 24/4/1996 của Liên bộ: Bộ NN-PTNT và Bộ Tài Chính, Uỷ ban Nhân dân thành phố đã có quyết định số2383/QĐ-TCCQ ngày 11/10/1996 về việc thành lập Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hải Phòng, trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Sở Nông –Lâm nghiệp và Sở thủy lợi. Quyết định này bao gồm : 2.1. Chức năng Sở nông nghiệp và PTNT là cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố. 2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng a. Trình UBND thành phố về chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm…chỉ đạo thực hiện sau khi được phê duyệt về các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và phát triển ngành nghề nông thôn . Quản lý tài nguyên nước, quản lý việc xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi, công tác phòng chống lụt bão, quản lý khai thác và phát triển các dòng sông, quản lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn . Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác chế biến lâm sản. Quản lý nhà nước các hoạt động dịch vụ thuộc ngành. b. Chủ trì, phối hợp với các ngành, cấp chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn. c. Tổ chức và thực hiện các công tác: khuyến nông, lâm nghiệp, công tác thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, lâo động, dân cư, phát triển vùng kinh tế mới, bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông trên địa bàn. d. Thống nhất quản lý công tác giống cây, con. Tổ chức quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành hàng hóa nông, lâm sản. Quản lý công tác an toàn các công trình đê đập, an toàn lương thực, phong chống thiên tai và dịch bệnh…thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật. e. Thực hiện nhiệm vụ thường trực ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố. f. Thực hiện công tác thanh tra nhà nước và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. g. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành theo uỷ quyền của UBND thành phố. h. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao. Nhiệm vụ cụ thể được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07LB/TT Khái quát về phòng chính sách NN-PTNT của Sở nông nghiệp Hải Phòng Trước đây có tên là Ban chỉ đạo HTX nông nghiệp của Sở nông nghiệp Hải Phòng. Trong thời gian sắp tới, phòng sẽ sáp nhập với Chi cục di dân, trở thành một phòng trực thuộc Sở. Hiện tại, phòng có 2 cán bộ công chức, đó là: Trưởng phòng: Bùi Xuân Trường Cán bộ: Đoàn Năng Dược Chức năng của phòng: Chỉ đạo công tác triển khai thực hiện các thông tư, nghị định của chính phủ, các quyết định của UBND thành phố, các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Đề ra các phương hướng và chỉ đạo phát triển các HTX trên địa bàn. III. Kết quả hoạt động của Sở nông nghiệp trong những năm qua Kết quả chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và quy mô sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. 1.1. Về trồng trọt Năm 2004, diện tích cấy lúa 2 vụ giảm nhiều, toàn ngành giảm 2280ha. Do được chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu các trà lúa theo hướng: mở rộng trà lúa xuân muộn vụ đông xuân, giảm nhanh trà lúa xuân sớm gồm những giống có năng suất thấp như: Xi 23,8865, Tép lai…Trong vụ mùa: tập trung chỉ đạo thực hiện giảm diện tích trà lúa chính vụ gồm những giống lúa cao cây, dễ đổ, năng suất thấp như: Mộc Tuyền, Hồng Kông…thay thế bằng các giống lúa ngắn ngày cứng cây thuộc trà mùa sớm và mùa trung; kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: cấy đúng thời vụ, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, chống hạn và tiêu úng kịp thời nên đã giành được 2 mùa lúa bội thu . Riêng năm 2005, diện tích cấy lúa 2 vụ tiếp tục giảm, còn 88.339 ha( giảm 1552 so 2004). Trong đó diện tích lúa đông xuân 43.107ha, giảm 867ha; lúa mùa 45.323 ha, giảm 865ha. Nguyên nhân giảm diện tích là do các đại phương đã chuyển một số diện tích cấy lúa sang xây dựng khu dân cư, công trình công cộng, chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng khác để thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất lúa cả năm 2004 là 11,24tấn/ha, năm 2005, do ảnh hưởng của bão và sâu bệnh, năng suất lúa vụ mùa giảm nhiều, mặc dù vụ đông xuân đạt năng suất cao, nên năng suất lúa cả năm cũng chỉ đạt 10,4tấn/ha, bằng 92,47% so với năm 2004. Tuy nhiên do tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất nên sản lượng lúa đạt chất lượng cao cả năm tăng 3000tấn so với năm 2004. Vì vậy, giá trị sản xuất lúa không giảm nhiều. Năm 2006, chương trình cánh đồng thu nhập cao trên 50 triệu đồng/ha/năm đang mang lại hiệu quả bước đầu, toàn thành phố có trên 400 cánh đồng với diện tích trên 6000ha đạt tiêu chí thu nhập cao, tăng 20% so với năm 2005… 1.2. Về chăn nuôi Tích cực chuyển mạnh sang hình thức chăn nuôi công nghiệp: quy mô trang trại và gia trại sản xuất hàng hóa tập trung tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Số trang trại chăn nuôi phát triển nhanh: đến cuối năm 2004, toàn thành đã có 253 trang trại chăn nuôi, trong đó 131 trang trại nuôi lợn, 101 trang trại nuôi gà,13 trang trại bò, 6 trang trại nuôi dê, 3 trang trại nuôi đà điểu. Do chuyển phương thức chăn nuôi, đàn gia súc tiếp tục phát triển, đàn gia súc từng bước phục hồi và phát triển. Trong chăn nuôi xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn như: xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hịêp( An Lão),… Kết quả kiểm kê: 1-10-2004: tổng đàn lợn 593.500 con, tổng đàn lợn nái 96.559 con, tổng đàn bò 12.300 con, tổng đàn trâu 11.000 con, giảm do cơ giới được mở rộng, nhu cầu nuôi trâu để cày kéo giảm nên trâu già yếu, thải loại không được nuôi bổ xung, tổng đàn gia cầm là 4,6 triệu con. 1-10-2005: tổng đàn lợn là 618.000 con, đạt kế hoạch, tổng đàn bò 14.000 con. Do cơ giới tiếp tục được mở rộng, đàn trâu tiếp tục giảm, còn 10.150 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2002 là 57.059tấn, năm 2004 là 69.054tấn, năm 2005 là 77.097tấn. Năm 2006, chăn nuôi quy mô trang trại phát triển mạnh nhất từ trước tới nay. Toàn thành phố có 372 trang trại chăn nuôi, tăng 46% so với năm 2005: 249 trang trại nuôi lợn, 87 trang trại nuôi gà, 36 trang trại nuôi bò,dê và các loại gia súc khác. Ngoài ra còn có hàng ngàn hộ chăn nuôi tập trung, quy mô nuôi thường xưyên 500-600 con gà/lứa, 30-50 con lợn/ lứa. 2. Kết quả chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh-dịch vụ trong các doanh nghiệp. Hưởng ứng chủ trương của thành phố, ngành nông nghiệp và PTNT đã tập trung cao cho công tác sắp xếp lại doanh nghiệp, tăng cường sự chỉ đạo, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ đạt hiệu quả cao, đồng thời thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Năm 2002, sau khi hợp nhất giống lợn ngoại với nông trường Thành Tô thành công ty chăn nuôi Hải Phòng, sáp nhập xí nghiệp gia cầm vào công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; chuyển công ty xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT sang trực thuộc Sở Địa chính-nhà đất, ngành nông nghiệp và PTNT còn 15 doanh nghiệp trực thuộc Sở. Năm 2004, đã hoàn thành cổ phần hóa xí nghiệp chế biến lương thực thành công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ Duyên Hải-Hải Phòng. Năm 2005, hoàn thành cổ phần hóa các công ty: công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, công ty tư vấn đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT, công ty vật tư nông nghiệp, công ty giống cây trồng và công ty xây dựng thuỷ lợi. năm 2006, hoàn thành cổ phần hóa công ty chăn nuôi. Nhìn chung các doanh nghiệp chuyển sang cổ phần đều ổn định và tiếp tục sản xuất kinh doanh, bảo đảm cung ứng kịp thời, đáp ứng các nhu cầu sản xuất nông nghiệp các vật tư kỹ thuật chuyên ngành như: phân bón, thuốc trừ sâu…với chất lượng tốt, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn , đặc biệt là các công trình tu bổ đê điều, khắc phục các tuyến đê bị hư hại trong các trận bão. Điển hình là công ty xây dựng thuỷ lợi: Năm 2004, đạt tổng sản lượng 100,65 tỷ đồng, đạt 134% kế hoạch, doanh thu 81 tỷ đồng, nộp ngân sách 2.397 triệu đồng, tạo đủ việc làm cho 450 lao động với mức lương 1,45 triệu đồng/người/tháng. Được ngành xét đề nghị UBND thành phố tặng danh hiệu 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố. Năm 2005, công ty đạt tổng giá trị sản lượng 92.735 triệu đồng, đạt 124% kế hoạch, nộp ngân sách 4447 triệu đồng, đạt 222% kế hoạch, bảo đảm việc làm cho 240 lao động, với thu nhập bình quân 2,214 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đều hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch được giao, đã làm tốt công tác quản lí khai thác công trình, bảo đảm đủ nguồn nước tưới an toàn cho lúa, rau màu và cung cấp nguồn nước cho các nhà máy nước phục vụ dân sinh kinh tế của thành phố. 3. Kết quả thực hiện chức năng quản lí nhà nước và các hoạt động sự nghiệp khoa học. 3.1. Thực hiện chức năng quản lí nhà nước. a. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành. • Đã hoàn thành quy hoạch phát triển lâm nghiệp. • Đã hoàn thành rà soát quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010, hoàn thành quy hoạch phát triển trang bị cơ điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đến 2010 được UBND thành phố ra quyết định phê duỵêt. Sở nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và tham mưu cho UBND thành phố ban hành được nhiều văn bản quản lí nhà nước quan trọng : • Hoàn thành chương trình giống cây trồng vật nuôi đến năm 2010. • Dự án đầu tư xây dựng vườn ươm giống cây ăn quả, giống cây lâm nghiệp và khảo nghiệm giống cây ăn quả của trung tâm phát triển lâm nghiệp. • Chương trình thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành Trung ương Đảng bộ thành phố về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010”. • Tổng kết 5 năm thực hiện Luật HTX, phương hướng củng cố, phát triển HTX thời kì 2002-2005 trên địa bàn thành phố Hải Phòng. • Tổng kết và xây dựng chương trình phát triển kinh tế trang trại ở Hải Phòng theo nghị quyết 03 của chính phủ. • Tổng kết quản lí sử dụng đất trong các doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông nghiệp và PTNT. • Lập phương án trình UBND thành phố ban hành QĐ số 2226/QĐ-UB ngày 11-8-2004 quy định mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước tại Hải Phòng theo Nghị định số 143 NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ, đồng thoìư xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định của UBND thành phố. • Xây dựng định mức KTKT trong công tác quản lí khai thác công trình thuỷ lợi làm cơ sở để quản lí hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ nông. Đồng thời xây dựng định mức thu chi thuỷ lợi phí, cấp bù cho các doanh nghiệp thuỷ nông theo cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp hoạt động công ích. • Tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 1490 QĐ-UB ngày 20-5-2004 về chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi gia cầm sau dịch cúm gia cầm và Quyết định phân bổ nguồn kinh phí do Trung ương hỗ trợ để phục vụ hiệu quả úng lụt vụ mùa 3004. • Tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 1522/QĐ-UB ngày 13-7-2005 quyết định mức thu tiền nước từ công trình thuỷ lợi cấp cho công ty cấp nước Hải Phòng, đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quyết định. Đã xây dựng dịnh mức KTKT trong công tác quản kí công trình thuỷ lợi để tham mưu cho UBND thành phố ban hành quyết định số 1532/QĐ-UB ngày 13-7-2005 ban hành định mức KT-KT trong công tác quản lí khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Riêng năm 2006: Đã hoàn thành, trình và đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch vườn quốc gia Cát Bà. Trình UBND thành phố ra quyết định phê duyệt đề án “Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn Hải Phòng đến năm 2010”. Đang hoàn thiện, bổ sung đề án “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hải Phòng đến năm 2020” để trình thành phố phê duyệt. Trong năm hoàn thiện 4 đề án, 7 chương trình nhằm đẩy mạnh chương trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Hoàn thiện báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 11 của Thành uỷ Hải Phòng về “Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn”. Tham mưu cho UBND thành phố ban hành quyết định số 1809/ QĐ-UBND ngày 14/8/2006 về hỗ trợ nông dân vay vốn xây dựng 110 chuồng trại chăn nuôi gà công nghiệp gia công. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2006-2010. Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 80/2002/ QĐ-TTg về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng trên địa bàn thành phố. Xây dựng chương trình UBND thành phố phê duyệt định mức chi phí tiền nước thô cấp cho công nghiệp và sinh hoạt. Đang xây dựng chương trình ứng dụng tin học trong quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi. b. Công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định Trong các năm gần đây, cơ sở đã thực hiện được nhiều cuộc thanh tra kinh tế, xã hội bao gồm: • Thanh tra thu lợi phí và các nguồn ngân sách cấp cho công tác thuỷ nông tại công ty khai thác công trình thuỷ lợi Vĩnh Bảo, công trình thuỷ lợi Tiên Lãng. • Thanh tra thực hiện di dân và phát triển vùng kinh tế mới. • Thanh tra diện rộng về sản xuất kinh doanh các loại phân bón, các loại giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố. • Thanh tra việc chấp hành pháp lệnh kế toán, thống kê lại chi cục thú y. • Việc thực hiện pháp lệnh cán bộ công chức, Bộ luật lao động, cơ chế chính sách. Năm 2005, qua thanh tra đã phát hiện sai phạm về kinh tế là 232,6 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 5,6 triệu, chấn chỉnh công tác chi 227 triệu đồng. Năm 2006: Đã tiến hành 5 cuộc thanh tra, kiểm tra 176 đơn vị, cá nhân thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước của Sở như: sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống con vật nuôi, xây dựng cơ bản công trình đê bê tông…Qua thanh tra, phát hiện sai phạm về kinh tế là 10.6 triệu đồng, kiến nghị và thu hồi 10,6 triệu, xử lí 32 trường hợp vi phạm. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra 130 lượt cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lí kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện 30 cơ sở sai phạm, xử phạt 1,8 triệu đồng nộp ngân sách, nộp bổ sung cơ sở. Thanh tra chuyên ngành thú y đã tiến hành thanh tra vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm tại 84 cơ sở và 135 quầy sạp, tiến hành xử lí 14 trường hợp vi phạm, xử phạt theo Luật định 2,5 triệu đồng nộp ngân sách. Tổ chức thẩm định nhanh, kịp thời 260 chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi…bảo đảm các chương trình thực hiện đúng tiến độ. d. Công tác tổ chức cán bộ. Trong các năm vừa qua, Sở đã hoàn thành công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp trong ngành theo kế hoạch của thành phố. Đã thực hiện chuyển nông trường Quý Cao thành doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi nhiều công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên; xây dựng các đề án thành lập 3 trung tâm: trung tâm tư vấn khai thác thuỷ lợi, trung tâm giống và phát triển nông- lâm nghiệp công nghệ cao; trung tâm kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa nông sản. Đã xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở nông nghiệp và PTNT theo thông tư 11/2004/TTLB của Liên Bộ nông nghiệp và PTNT và bộ nội vụ. Tất cả các cán bộ lãnh đạo thuộc diện Sở quản lí trở lên đã được thực hiện bổ nhiệm có thời hạn. 3.2. Chỉ đạo thực hiện công tác đê điều, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, giảm nhẹ thiên tai. a. Về công tác đê điều. Năm 2004: Thực hiện đắp đê 272.453m3, làm kè 14.270m3, xây mới 8 cống. Các hạng mục đê, kè, cống đều đã thực hiện đạt 100% kế hoạch, đê hoàn thành trước 30/5, cống xong trước 30-4. Tổng chiều dài kênh được kiên cố là 21.146km với tổng vốn đầu tư là 23.917,09 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách và vốn vay là 17500 triệu đồng. Năm 2005: Đắp đê 301.735m3, gia cố mặt đê 2.215m3, làm kè 22000m3, xây mới 6 cống, lấp 4 cống cũ, tu bổ đê 204.470m3, tu bổ kè 16.700m3, xử lí 10 cống xung yếu. Các hạng mục đê, kè, cống đều đã thực hiện đạt 100% kế hoạch, bảo đảm tiến độ quy định để chủ động phòng chống bão lũ. Tổng chiều dài kênh được kiên cố là 48,344km, đưa tổng chiều dài kênh được kiên cố từ năm 2000 lên 463,69km, tổng vốn đầu tư từ năm 2000 đến 2005 đạt 138.986,5 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách cấp là 100.926,32 triệu, vốn huy động là 38.060,18 triệu. Năm 2006: Thực hiện tu bổ đê điều thường xuyên, khối lượng đắp đê 562.964m3, bê tông làm cống và mặt đê 5756m3, đá làm đê và mang cống 23.768m3, làm mới 5 cống, lấp 13 cống. Kiên cố hóa 96km kênh, đạt 102,1% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư là 39.165,95 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách 28.500 triệu, huy động 10.655,95 triệu. b. Công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi, quản lí bảo vệ rừng - Chi cục bảo vệ thực vật đã liên tục bám sát đồng ruộng, điều tra theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu bệnh, dự tính dự báo chính xác thời gian phát sinh, phát triển, phạm vi gây hại để chỉ đạo phòng trừ kịp thời. - Chi cục thú y đã làm tốt công tác điều tra, xây dựng vùng trọng tâm, trọng điểm, vùng dịch và vùng có nguy cơ xảy ra dịch để tổ chức công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất. Đã khống chế được dịch lở mồm, long móng ở gia súc và dịch cúm gia cầm. - Công tác quản lí, bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực: lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ban ngành và chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai tốt chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16-5-2003 của TTCP về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án nuôi trồng thuỷ sản. Kết hợp công tác quản lí, bảo vệ rừng ngập mặn, đề xuất các hình thức xử lí các hộ đắp đầm trái phép tại khu vực bãi triều phường Tràng Cát. 4. Một số hạn chế, yếu kém. - Tuy đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo và tập trung đầu tư song tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn còn chậm. Chất lượng sản phẩm và năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, giá thành sản phẩm cao đã hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây là khó khăn lớn nhất trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất nhìn chung còn phân tán, chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn để áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật thâm canh và công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. - Vấn đề gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm chưa được giải quyết tốt. Việc triển khai thực hiện Quyết định của TTCP về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng còn hạn chế. Sự gắn kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước trong sản xuất; chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa tốt, chưa có nhiều doanh nghiệp kí hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. - Hoạt động quản lí nhà nước trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi và PTNT chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương nên tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra chưa được xử lí thoả đáng, trên lĩnh vực vi phạm pháp lệnh bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng. - Nội vụ cơ quan còn nhiều tồn tại: Đi sớm, về muộn, chưa tận dụng được thời gian nghiên cứu, công tác…phong cách công tác chậm đổi mới, hiệu quả công tác của một số cán bộ công chức chưa cao. - Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chưa được quy định cụ thể, chồng chéo. 5. Nguyên nhân Nhìn chung thời tiết không có thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: vụ đông xuân rét đậm,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC820.doc
Tài liệu liên quan