Báo cáo Thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân ODA: Viện trợ phát triển chính thức FDI: Đầu tư trực tiếp NGO: Viện trợ phi chính phủ nước ngoài KH: Kế hoạch GDP: Tổng sản phẩm quốc nội KTXH: Kinh tế xã hội CN- TM- DV: Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ DN: Doanh nghiệp ĐTNN: Đầu tư nước ngoài WTO: Tổ chức thương mại thế giới CBCC, VC: Cán bộ công chức, viên chức LỜI MỞ ĐẦU Bốn năm học ngồi trên ghế nhà trường mỗi sinh viên được trang bị

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầy đủ kiến thức về mặt lý thuyết và thực tập là khoảng thời gian rất tốt để sinh viên vận dụng những gì mình đã học vào trong công việc thực tế. Thực tập được coi là bước đệm rất tốt giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hình thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết các vấn đề chuyên môn mà thực tế đòi hỏi. Thực tập còn giúp sinh viên phát hiện các kiến thức còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện. Thực tập tốt nghiệp được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là thực tập tổng hợp và giai đoạn 2 là thực tập chuyên đề. Được sự đồng ý nhất trí của khoa và nhà trường em đã về Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội thực tập Đơn vị thực tập: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Phòng: Đầu tư nước ngoài. Địa chỉ: 16 Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 04 38256637. Email: sokhdthanoi@hapi.gov.vn Website: www.hapi.gov.vn Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội em đã hoàn thành Báo cáo thực tâp tổng hợp, nhưng do giới hạn về thông tin nên Báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng Đầu tư nước ngoài; em cũng gửi lời cảm ơn thầy TS Phạm Văn Hùng đã hướng dẫn em để em có thể hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Bố cục Báo cáo chia làm 4 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và phòng Đầu tư nước ngoài. Phần 2: Tình hình hoạt động của Sở giai đoạn 2007-2009 và phương hướng, nhiệm vụ giải quyết trong năm 2010. Phần 3: Chuyên đề: Hoàn thành cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội. Phần I: Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và phòng Đầu tư nước ngoài. I. Giới thiệu chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội gắn liền với 60 năm phát triển của ngành kế hoạch cả nước và sự phát triển toàn diện của Thủ đô 50 năm qua. Tiền thân là Ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội, được thành lập ngày 8/10/1955, đầu năm 1958 đổi thành Ủy ban Kế hoạch nhà nước. Năm 1996 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được thành lập trên cở sở tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch và Sở Kinh tế Đối ngoại Thành phố. Ngay từ ngày đầu thành lập, các thế hệ cán bộ ngành kế hoạch của Thủ đô luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị được giao, phấn đấu đáp ứng các yêu cầu của lãnh đạo Thành phố trong công tác tham mưu tổng hợp, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển; đề xuất nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp khơi dậy và phát huy các tiềm năng, nguồn lực, góp phần quan trọng xây dựng Thủ đô văn hiến anh hùng.         Sự phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư gắn liền với công cuộc đổi mới của đất nước và Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với các ngành các cấp, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã có những chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thành công quá trình đổi mới công tác Kế hoạch, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của Thủ đô và của ngành Kế hoạch, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển của Thủ đô và của ngành kế hoạch cả nước. Có thể chia quá trình phát triển ngành Kế hoạch Hà Nội làm 3 giai đoạn: 1.1 Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XHCN và đấu tranh thống nhất đất nước ( 1955 – 1975 )   Trong giai đoạn này, Thủ đô mới được giải phóng. Thành phố thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Trong tình hình cơ sở hạ tầng nhỏ bé, lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trong, ngành kế hoạch đã xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho chế độ CNXH còn non trẻ và là giai đoạn bước đầu kế hoạch hóa nền kinh tế Thủ đô. Kết thúc kế hoạch 5 năm đầu tiên, kinh tế - xã hội Thủ đô có bước phát triển khá, hình thành nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng, thanh toán được nạn mù chữ, đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Thời kỳ đấu tranh tiến tới thống nhất đất nước ( 1966 - 1975), Hà nội cũng như cả nước vừa là hậu phương vừa là tiền phương của cuộc chiến đấu. Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt này với tinh thần: " Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu một người", cán bộ công nhân viên ngành kế hoạch đã nắm vững đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước và Thành phố điều hành tập trung đảm bảo cung cấp đều, đầy đủ lương thực thực phẩm cho nhân dân, chú trọng xây dựng vành đai thực phẩm và phát triển công nghiệp địa phương đáp ứng kịp thời các yêu cầu cụ thể cho sản xuất và chiến đấu phục vụ hậu phương và tiền phương theo tình hình cách mạng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ xây dựng Thủ đô và đấu tranh thống nhất đất nước. 1.2 Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hòa bình và thống nhất đất nước ( 1976 – 1985 ). Trong giai đoạn này Thủ đô Hà Nội có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên việc duy trì cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp cao độ của nền kinh tế hiện vật quá dài làm cho tình hình kinh tế - xã hội ngày càng gặp nhiều khó khăn. Mặt khác trong giai đoạn này Thủ đô Hà Nội có những khó khăn khách quan như tác động hậu quả của chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, Hà Nội và cả nước bị cấm vận về kinh tế, các thế lực thù địch bao vây, phá hoại gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong bối cảnh đó, ngành Kế hoạch đã chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng tham mưu với các cấp lãnh đạo kịp thời khắc phục những hậu quả của chiến tranh, giải quyết các cân đối hiện vật, đảm bảo nhu cầu vật tư, thiết bị cơ bản của nền kinh tế, bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu theo tiêu chuẩn định lượng cho nhu cầu cơ bản trong đời sống nhân dân. Thực hiện phát triển văn hóa giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và cộng đồng, thực hiện các chính sách xã hội. Xây dựng và quản lý đô thị, từng bước giải quyết các nhu cầu dân sinh bức xúc về nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội. 1.3 Giai đoạn 25 năm đổi mới ( 1986- 2010 ): xóa bỏ cơ chế bao cấp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành Kế hoạch Thủ đô đã không ngừng đổi mới, tham mưu đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và biện pháp xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô. Vai trò của công tác kế hoạch và đầu tư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô ngày càng được khẳng định. Nội dung đổi mới cơ bản được thể hiện trong việc chuyển từ kế hoạch hiện vật mang tính chất hành chính mệnh lệnh, bao cấp cao độ sang kế hoạch định hướng gắn với cơ chế thị trường và sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Ngành Kế hoạch Thủ đô đã tập trung nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và 14 quy hoạch phát triển kinh tế quận huyện, thẩm định các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn của Thủ đô; coi trọng công tác dự báo kế hoạch và xây dựng cơ chế chính sách, gắn chặt kế hoạch kinh tế - xã hội với giải  pháp về đầu tư xây dựng trên  địa bàn, chủ động tham mưu huy động các nguồn lực và đề xuất cơ  chế điều hành kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch góp phần thúc đẩy phát triển Thủ đô nhanh và toàn diện. Từ năm 1986 sau khi xóa bỏ chế độ bào cấp chuyển sang chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước GDP của Thủ đô không ngừng tăng lên, các mặt văn hóa, giáo dục có tiến bộ rõ nét, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang sạch đẹp và đổi mới, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung, chất lượng, hiệu quả, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị Trung ương và Thành phố hoàn thành  tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả cụ thể trên các mặt công tác như sau: Tổng hợp xây dựng và giao kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư XDCB của Thành phố đảm bảo kịp thời chất lượng với tư duy không ngừng đổi mới. Phối hợp các ngành, các cấp để phát huy các nguồn lực, bảo đảm vốn đầu tư cho nhu cầu dân sinh bức xúc và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Các công trình trọng điểm, các công trình phục vụ Seagames 22, các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lịch sử,... được triển khai bảo đảm tiến độ, hiệu quả; tập trung giải quyết các cơ chế đặc thù triển khai nhanh thủ tục đảm bảo khởi công các công trình lớn như cầu Vĩnh Tuy, Đường 5 kéo dài, cầu Nhật Tân, các khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp...Phối hợp tổ chức xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách Thành phố hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Chủ trì tổng hợp các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, sáu tháng và cả năm, đề xuất kịp thời các giải pháp phục vụ công tác chỉ đạo,  điều hành của Thành phố. Triển khai tham mưu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2010; xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội  của 14 quận, huyện; tổ chức thẩm định và trình duyệt nhiều quy hoạch ngành. Từ năm 2000- 2005, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã cùng các ngành triển khai trên 170 quy hoạch, góp phần định hướng phát triển và làm căn cứ triển khai các dự án đầu tư của các quận, huyện cũng như các ngành, lĩnh vực đạt kết quả.Thực hiện tốt chức năng cơ quan đầu mối quản lý, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng (thẩm định, quy chế đấu thầu, giám sát, đánh giá đầu tư, tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm...). Nghiên cứu triển khai trong toàn ngành Kế hoạch Đầu tư Thành phố những nội dung mới về quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của Nhà nước. Trong 5 năm 2001-2005 tổ chức thẩm định, trình duyệt hàng ngàn dự án đầu tư, trong đó nhiều dự án trọng điểm quy mô lớn hàng nghìn tỷ đồng có vai trò quan trọng phát triển hạ tầng khu đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội củaThủ đô.Tích cực tham gia các Chương trình công tác của Thành ủy, Quận, Huyện uỷ. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực 2 Chương trình (Chương trình 11/Ctr -TU Nâng cao hiệu quả đầu tư - phát triển một số ngành dịch vụ - chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình 13/Ctr-TU Tiếp tục củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực); Tham gia xây dựng và là thường trực của đề án "Nâng cao hiệu quả kinh tế trong hai năm 2004-2005",  tham gia tích cực các đề án "Cải cách hành chính" và "Cải thiện môi trường xã hội" của Thành phố. Trong các năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Phòng Kế hoạch kinh tế chủ trì hàng chục đề tài khoa học cấp Thành phố đạt hiệu quả, chủ động cung cấp các thông tin, dự báo định hướng phát triển dài hạn, ngắn hạn làm căn cứ xây dựng kế hoạch có cơ sở khoa học. Chủ trì nghiên cứu xây dựng trình UBND Thành phố các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, triển khai thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Thủ đô, Nghị quyết XIII Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố; xây dựng quy định về cải cách hành chính và phân cấp trong quản lý đầu tư XDCB, về quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, về hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, quy định lựa chọn chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới... Tổ chức thực hiện tốt chức năng đầu mối quản lý nhà nước về vốn vay viện trợ chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thẩm định kịp thời các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để huy động các nguồn lực đầu tư theo thẩm quyền; triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố; xây dựng các dự án kêu gọi vốn ODA và FDI; quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau đầu tư, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp. Đến nay (8/2005) trên địa bàn thành phố có khoảng 550 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 8,5 tỷ USD, đóng góp 37% giá trị sản xuất công nghiệp; 7,7% ngân sách; thu hút khoảng 4 vạn lao động.  Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác Đăng ký kinh doanh và công tác thi hành Luật Doanh nghiệp. Triển khai đăng ký kinh doanh và quản lý sau đăng ký kinh doanh của trên 3 vạn doanh nghiệp và hàng chục vạn hộ kinh doanh đã được đăng ký. Thẩm định trình UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Ngành Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thường trực theo dõi nội dung hợp tác giữa Hà Nội với các Thành phố lớn Châu Á và các địa phương trong cả nước. Nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ và phối hợp được triển khai đem lại hiệu quả thiết thực. Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với các tổ chức quốc tế, cơ quan trong nước xây dựng và triển khai dự án "Hà Nội hướng tới tương lai"; "Chương trình tổng thể phát triển Thành phố Hà Nội"; tích cực tham mưu cho Thành phố đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai kinh tế; phối hợp tích cực và chủ động với các cơ quan Trung ương và Thành phố trong công tác chuẩn bị và tổ chức góp phần vào thành công của các sự kiện văn hóa - thể thao lớn (Seagames 22, Hội nghị các Thành phố lớn Châu Á, Liên hoan Du lịch quốc tế, Paragames2, ASEM5 ...), tạo ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế. Ngành Kế hoạch và Đầu tư còn tham gia tích cực các hoạt động khác như: Chương trình mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, Đề án 112 của Chính phủ; triển khai cải cách hành chính, 99% các thủ tục hành chính, các công việc được tiến hành qua cơ chế "một cửa". Hệ thống văn bản được chuẩn hoá và triển khai trên mạng nội bộ, góp phần tích cực vào việc xử lý nhanh, trực tiếp, đồng thời tiết kiệm được chi phí in ấn... Cơ bản đã rút ngắn thời gian và đơn giản hoá quy trình xử lý thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban và cá nhân trong Sở. Những kết quả đạt được nêu trên chỉ là những nét chính yếu trong những thành quả toàn diện của ngành kế hoạch trong 50 năm qua nhưng vô cùng quan trọng khẳng định bước trưởng thành và lớn mạnh sau nhiều giai đoạn phát triển, ghi những dấu mốc lịch sử làm tiền đề cho những bước phát triển nhanh chóng tiếp theo. Đạt được những kết quả trên có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và lãnh đạo các Sở ngành, quận huyện; Sự đổi mới phương pháp lãnh đạo, điều hành và làm việc trong ngành Kế hoạch và Đầu tư Thành phố; Cán bộ trong hệ thống ngành kế hoạch có khoảng 600 người, không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết, trí tuệ tập thể, chủ động khắc phục khó khăn, tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới nghiệp vụ, liên tục tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức để phát triển (tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, khoảng 25% cán bộ, công chức có học vị tiến sĩ, thạc sĩ). Hiện nay ngành Kế hoạch và Đầu tư đang chuyển mạnh từ cách làm việc bị động sang phương thức chủ động; từ cách giải quyết từng kiến nghị cụ thể, riêng lẻ của nhà đầu tư sang xây dựng cơ chế, quy chế trình lãnh đạo các cấp ban hành để thu hút các nguồn lực xây dựng và phát triển Thủ đô; công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo đã có bước chuyển mạnh sang đôn đốc điều hành công việc để đảm bảo hiệu quả, tiến độ, chúù trọng xây dựng các khung cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm: Khu đô thị Bắc sông Hồng, các tuyến xe điện thí điểm... Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành đồng bộ các quy chế, quy định, quy trình để quản lý, giải quyết các công việc nghiệp vụ trong nội bộ cơ quan. Đổi mới phong cách làm việc theo phương châm giải quyết việc nhanh chóng, đúng luật, hiệu quả. Với những thành tích đạt được, Ngành Kế hoạch và Đầu tư được lãnh đạo các cấp nhiều lần và nhiều năm khen thưởng. Sở Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ tặng cờ thi đua đã có thành tích xuất sắc hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư, nhiều năm liền được UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen, tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Các tập thể phòng, ban và nhiều cá nhân được khen thưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố; Được nhà nước tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba và 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; Sở được Lãnh đạo Thành phố tặng bức trướng "Trí tuệ - Đổi mới - Phát triển" nhân dịp 45 năm thành lập Ngành. Nhìn lại 50 năm xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn và rất ấn tượng: giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người tăng 37 lần, sản lượng điện bình quân đầu người tăng 23 lần, diện tích nhà xây mới tăng 95 lần, số bác sỹ tăng 39 lần, số giáo viên phổ thông tăng 37 lần... Mặc dù chỉ chiếm 3,7% về dân số và 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội hiện nay đóng góp khoảng 8% vào GDP cả nước, 10,1% giá trị sản xuất công nghiệp, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 10,8% vốn đầu tư xã hội và 14,5% thu ngân sách quốc gia; Mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều có những bước phát triển vượt bậc, mức sống của nhân dân Thủ đô tăng lên rõ rệt, bộ mặt đô thị đã thay đổi và ngày càng khang trang, sạch sẽ; thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt 1.500 USD. Trong những thành quả đó có sự nỗ lực phấn đấu  không mệt mỏi và góp sức quan trọng của ngành Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội 2.1 Vị trí, chức năng Đến cuối năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư có 15 phòng chuyên môn và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số công chức, viên chức, hợp đồng lao động là 234 người trong đó có 107 cán bộ nữ chiến 44%, CBCC, VC có trình độ đại học và trên đại học chiếm 92,24%, có 127 đảng viên chiếm 52%. Độ tuổi bình quân của CBCC, VC, hợp đồng lao động trong Sở là 37 tuổi. Theo quyết định số 37/2008/QĐ- UBND ngày 17/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về vị trí, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội như sau:  Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thức hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội: a) Trình UBND thành phố: a.1) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của Nhà nước, của thành phố và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; a.2) Dự thảo quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các sở, Ban, ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định; a.3) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; tham gia góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện; b) Trình Chủ tịch UBND thành phố: b.1) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật; b.2) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; c) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch vè đầu tư ở địa phương, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô; d) Về quy hoạch và kế hoạch; d.1) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, tổng hợp kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt; d.2) Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị; trình UBND thành phố cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của thành phố như tái chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư nước ngoài; d.3) Tổng hợp kiến nghị của Sở, Ban, ngành và lập báo cáo trình UBND thành phố về danh mục các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố cần lập quy hoạch, trình UBND thành phố xem xét, quyết định; d.4) Trình UBND thành phố quyết định danh sách hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, Hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu, trình UBND thành phố quyết định; tham gia góp ý kiến đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố; d.5) Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm từ các Sở, ngành UBND cấp huyện, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố; đ) Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố khi cần thiết; e) Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố và kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; g) Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được UBND thành phố giao; h) Về đầu tư trong nước và nước ngoài: h.1) Trình và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chương trình hợp tác đầu tư cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; h.2) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu; bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, phân bố và tổng hợp danh mục dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý; h.3) Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định nguồn vốn và phương án phân bổ vốn sự nghiệp đầu tư. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước; h.4) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giúp UBND thành phố giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu, các chương trình dự án khác do thành phố quản lý; h.5) Thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố và các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện; h.6) Chủ trì, tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư vốn trong nước và nước ngoài, trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định; h.7) Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của phát luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài; h.8) Xây dựng chương trình, đề án xúc tiến đầu tư, trình UBND thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn sau khi chương trình, đề án được phê duyệt; i) Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO): i.1) Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của thành phố Hà Nội; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về việc sử dụng nguồn ODA và NGO; i.2) Là cơ quan đầu mối điều phối, quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách của thành phố Hà Nội hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài; i.3) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA và NGO; là đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị UBND thành phố quyết định về các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các chương trình, dự án ODA và NGO có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị; định kỳ tổng hợp báo cáo về việc sử dụng ODA và NGO theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố; k) Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư: k.1) Chủ trì thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền; k.3) Chịu trách nhiệm thường xuyên thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thành phố; k.4) Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các cấp, các đơn vị trực thuộc, các dự án được UNBD thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới; l) Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất: l.1) Phối hợp với các Sỏ, Ban, ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND thành phố trình Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; l.2) Phối hợp với Sở Công thương trình UBND thành phố quy hoạch phát triển và cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố; m) Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã: m.1) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành của thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước theo phân cấp của UBND thành phố; xây dựng cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phàn kinh tế trên địa bàn thành phố; tổng hợp tình hình phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố; m.2) Tổ chức thự hiện công tác đăng ký kinh doanh đối với các đối tượng trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý các vi phạm sau đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước và thành phố; m.3) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đề xuất mô hình quản lý, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố; tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn; n) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ké hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiêm tra việc tổ chức thực hiện; o) Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố; p) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao; q) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cùa đơn vụ sự nghiệp công lập thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật; r) Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định; s) Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện chương trình cải cách hành chính đối với các lĩnh vực hoạt động của Sở theo mục tiêu và nội dung cải cách hành chính của Trung ương và thành phố t) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư thành phố; u) Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31498.doc
Tài liệu liên quan