Báo cáo Thực tập tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank)

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank): ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank)

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. NHTMCP NT VN: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần 3. NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh 4. NHTMNN: Ngân hàng thương mại nhà nước 5. NHTM: Ngân hàng thương mại 6. NHNN: Ngân hàng nhà nước 7. PGD: Phòng giao dịch 8. SGD: Sở giao dịch 9. TK: Tài khoản 10. TW: Trung ương 11. XNK: Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số thứ tự Tên bảng Trang 1 Bảng 1 - Mô hình tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại thương 2007. 9 2 Bảng 2: Hoạt động huy động vốn của SGD NHTMCP NT VN, Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD NHNT VN năm 2006, 2007 và 2008. 18 LỜI MỞ ĐẦU Lý luận và thực tiễn là hai phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Việc học tập trong nhà trường nhằm tiếp thu các lý thuyết cơ bản để vận dụng vào thực tế. Quá trình thực tập tại cơ sở thực tế là điều kiện để chúng em các sinh viên năm cuối có cơ hội làm quen với môi trường làm việc. Trong quá trình thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam em đã có cơ hội được khảo sát các hoạt động kinh doanh chung của Sở và các phòng ban cụ thể. Qua đó em nhận thấy các vấn đề nổi bật của từng phòng ban để tập trung nghiên cứu, tìm và kiến nghị một số giải pháp đóng góp với ngân hàng trong thời gian thực tập còn lại. Sau đây em xin trình bày những ghi chép của em về cơ sở thực tập của mình. Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN Chương 2: Hoạt động cơ bản của Sở giao dịch NH TMCP Ngoại thương VN Chương 3: Định hướng phát triển của Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương VN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (NHNT) được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hàng trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Tại thời điểm này, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm …), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) … Bên cạnh đó, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Trong thời gian 1964 - 1975 NHNTVN đã thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chủ yếu là: phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và đóng góp một phần hết sức quan trọng cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam qua việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu chuyển tiền phục vụ cho việc mua sắm vũ khí, đạn dược, thuốc men cũng như lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam. Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong cả nước gồm 02 cấp: NHNN là cấp quản lý và các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc, gồm Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Với 02 pháp lệnh Ngân hàng được ban hành, Ngân hàng Ngoại thương từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Ngày 21/9/1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90,91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 2/6/2008, theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần lấy tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam. Trải qua 45 năm hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước. Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Mới đây, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất tại Việt Nam năm 2008”, Vietcombank cũng được nhận giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2008” theo bình chọn của độc giả tạp chí Trade Finance (thuộc tập đoàn Euromoney Institutional Investor Group) thông qua cuộc khảo sát hàng năm “Giải thưởng toàn cầu cho Ngân hàng tốt nhất” của tạp chí này. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Năm 1991, Sở giao dịch (SGD) NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành lập, SGD là đơn vị phụ thuộc NHNT TW (Hội sở chính), thực hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng của mình. Ngày 20/1/2001, NHNT VN khai trương toà nhà VCB Tower tại địa chỉ số 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. NHNT TW (Hội sở chính) và SGD NHNT TW được đặt tại Trụ sở này. SGD đã thành lập thêm mạng lưới các phòng giao dịch trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay đã có 21 phòng giao dịch; tăng thời gian giao dịch tại các phòng giao dịch này để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng được thuận lợi hơn. Cùng với toàn bộ hệ thống NHNT VN, SGD thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ mới, đi đầu trong ngành ngân hàng như: thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCarrd, thẻ tín dụng Vietcombank VISA, thẻ Amex; triển khai hệ thống dịch vụ VCB Online và hệ thống giao dịch tự động (Connect 24), dịch vụ thương mại điện tử “Vietcombank Cyber Bill Payment” (V-CBP); chấp nhận giao dịch thẻ VISA, thẻ MasterCard trên hệ thống giao dịch tự động VCB-ATM; thực hiện các nghiệp vụ như quyền chọn (Option), bao thanh toán (Factoring), triển khai hoạt động bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng … Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, trong đó có NHNT VN. Xác định chiến lược kinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá đi đôi với việc phát triển và chuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng ban. Ngày 28/12/2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng Quản trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách khỏi Hội Sở chính, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng. Sở giao dịch trở thành một chi nhánh được thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng của NHNT VN. Sở giao dịch cùng các chi nhánh trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các Tổng công ty sẽ do Hội sở chính quản lý, còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác: doanh nghiệp, cá nhân sẽ do Sở giao dịch thực hiện. Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình. Bên cạnh hoạt động như một Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống VCB về quy mô huy động vốn, ngay cả trong những thời điểm̀ công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. SGD cũng là một trong hai đơn vị có đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của VCB. 1.2 Cơ cấu tổ chức tại SGD NHNT VN 1.2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNT VN Sau 45 năm hoạt động, NHNT đã phát triển thành một ngân hàng đa năng với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên nhiều địa bàn, lĩnh vực, bao gồm: 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 60 chi nhánh và 197 Phòng giao dịch trên toàn quốc 3 Công ty con ở trong nước: Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing) Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) Mạng lưới tại nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam - Hongkong (Vinafico) VP đại diện ở Singapore 3 Công ty liên doanh: Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) Ngân hàng liên doanh Shihan Vina Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành Hoạt động của NHNT còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số cán bộ thực tế đến ngày 31/12/2008 của VCB là 8.944 người. Hiện nay Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Hoà Bình (bổ nhiệm ngày 23/5/2008) và tổng giám đốc NHTMCP Ngoại thương VN là ông Nguyễn Phước Thanh (bổ nhiệm ngày 23/5/2008). Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1: Mô hình tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT HĐQT UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO KIỂM TOÁN NỘI BỘ TỔNG GIÁM ĐỐC HĐTD TW ALCO PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ TTCB & Đào tạo Kế toán Tài chính Trung tâm Tin học Vốn Quản lý Thẻ Quản lý Rủi ro Quan hệ khách hàng Văn phòng Kế toán Hội sở Qlý các Đề án cnghệ Kinh doanh Ngoại tệ Chính sách & SP bán lẻ Công nợ Đầu tư dự án Các phòng ban hỗ trợ khác DVụ Tkhoản KH Quản lý vốn & KDoanh Cphần Thông tin Tín dụng Kiêm tra Nội bộ Bao Thanh toán Chính sách Tín dụng Thanh toán Liên NH Kế toán Quốc tế Quan hệ NH đại lý Tổng hợp Thanh toán Quản lý Nợ Ké toán KD vốn Quản lý Ngân quỹ Tài trợ Thương mại Quản trị Pháp chế Trung tâm Thanh toán Tổng hợp & PTích Ktế Quản lý XDCB Thông tin Tuyên truyền Ban thi đua Các công ty liên doanh Các đơn vị ở nước ngoài Các công ty con trong nước Sở giao dịch & 60 chi nhánh Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNT VN Lãnh đạo SGD NHNT VN gồm có 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ. Hiện tại SGD có khoảng gần 700 nhân viên, với 42 phòng chức năng trong đó có 5 phòng chuyên môn, 18 phòng nghiệp vụ đặt tại trụ sở và 15 phòng giao dịch được đặt tại các địa điểm trên khắp Tp. Hà Nội. Cơ cấu chức năng các phòng ban: gồm 5 nhóm 1.2.2.1 Nhóm hỗ trợ - Phòng quản lý nhân sự: thực hiện công tác tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ tại SGD. - Phòng kế toán tài chính: triển khai thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại SGD. - Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật; quy chế, quy định của NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SGD để bảo vệ lợi ích các bên tham gia (Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng của SGD). - Phòng hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính, quản trị tại SGD. Nghiên cứu, xây dựng, mở rộng phát triển mạng lưới của SGD trên địa bàn hà nội và các vùng lân cận theo phương hướng kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề ra cho từng giai đoạn cụ thể. - Phòng tin học: quản lý duy trì hệ thống công nghệ thông tin trong kinh doanh của SGD đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định. 1.2.2.2 Nhóm Tín dụng - Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện công tác phát triển và quan hệ với các khách hàng có quan hệ tín dụng ngắn hạn với ngân hàng là doanh nghiệp. - Phòng Quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD) :dựa trên những thông tin do phòng quan hệ khách hàng thu thập và cung cấp, phòng sẽ thực hiện thẩm định đánh giá mức độ rủi ro từ đó có quyết định cho vay hay không, xây dựng chính sách QLRRTD, quản lý danh mục đầu tư… - Phòng quản lý nợ: quản lý theo dõi, phát hiện xử lý dấu hiệu rủi ro các khoản nợ vay, … Ba phòng trên là các phòng nghiệp vụ thực hiện cấp tín dụng theo mô thức quản lý mới: tín dụng qua 3 phòng; có chức năng triển khai nghiệp vụ tín dụng đối với những phương án khách hàng của đối tượng khách hàng là các tổ chức theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN. - Phòng đầu tư dự án: thực hiện cấp tín dụng trung và dài hạn cho các khách hàng tại SGD. - Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: triển khai nhiệm vụ cho vay trả góp, tiêu dùng với đối tượng khách hàng là thể nhân (trừ các nghiệp vụ tín dụng thông qua thanh toán thẻ). - Phòng tín dụng cho DN nhỏ và vừa: thực hiện triển khai nghiệp vụ cho vay đối với những phương án kinh doanh của đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.2.3 Nhóm thanh toán - Phòng thanh toán nhập khẩu: thực hiện công tác thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ đối ngoại liên quan đến nhập khẩu tại SGD. - Phòng thanh toán xuất khẩu: có chức năng thực hiện toàn bộ công tác thanh toán hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ đối ngoại của các đơn vị trong nước với nước ngoài qua SGD. - Phòng Bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và táI bảo lãnh của SGD đối với khách hàng. - Phòng vay nợ viện trợ: có chức năng quản lý và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay viện trợ ODA. 1.2.2.4 Nhóm kinh doanh dịch vụ - Phòng thanh toán thẻ: thực hiện việc phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ Vietcombank tại SGD. - Phòng Hối đoái: có chức năng phục vụ các đối tượng khách hàng là cá nhân bao gồm: Quản lý hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng; Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại với khách hàng là cá nhân; Thực hiện các chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá nhân, quản lý các chứng từ có giá phục vụ cho nghiệp vụ của phòng. - Phòng tiết kiệm: thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ tại SGD. - Phòng ngân quỹ: có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ. - Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: thực hiện quản trị và điều hành lãi suất tỷ giá, phí, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD. - Phòng khách hàng đặc biệt: chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng chính sách đối với khách hàng thể nhân và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của SGD (là các khách hàng thể nhân có số dư tiền gửi lớn, hoặc cán bộ cao cấp Nhà nước, lãnh đạo các bộ ngành …). - Phòng kế toán giao dịch: có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức (cư trú và không cư trú) có quan hệ với SGD. - Tổ quản lý quỹ ATM: có chức năng cung ứng các dịch vụ, làm đầu mối xử lý các sự cố hoặc đề xuất xử lý các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM của SGD. - Tổ phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ: có chức năng nghiên cứu việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, mở rộng phát triển mạng lưới bán lẻ. 1.2.2.5 Các phòng giao dịch (PGD) Các PGD là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt động trên địa bàn TP.Hà Nội chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của Giám đốc SGD; có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các phàp nhân. Giữa các phòng ban của SGD có quan hệ mật thiết với nhau. Phòng tham mưu hỗ trợ các phòng khác hoạt động liên tục liền mạch, Phòng nghiệp vụ phải phối hợp phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi trôi chảy, có tổ chức. Mặc dù độc lập thực hiện nghiệp vụ của phòng mình nhưng giữa các phòng nghiệp vụ này vẫn có sự liên hệ phối hợp làm việc với nhau, quy trình làm việc trong nội bộ SGD được tiến hành chính xác như một dây chuyền mà mỗi phòng ban là một mắt xích. Các phòng giao dịch tuy được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt động lại liên quan mật thiết với phòng Ngân quỹ, các phòng Hành chính Quản trị. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Nếu như năm 2007, kinh tế Việt Nam có diễn biến khá thuận lợi, đạt tốc độ tăng trưởng 8.44%, hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, đồng thời sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, tuy nhiên ngân hàng cũng phải đối mặt với vô vàn thách nhức như thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động bất thường, cũng như tình trạng lạm phát cao xuất hiện. Trong bối cảnh ấy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn duy trì được vị trí ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động hiệu quả nhất. Tổng tài sản của NHNT đạt 197.408 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2006. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2007 đạt 4.136 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế của NHNT là 2.407 tỷ đồng. Bước sang năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương đã trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt nam. Sự kiện này là dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng Ngoại thương, đồng nghĩa với việc NHNT đang chuyển mình hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng cho việc hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới. Trong năm 2008, ngành ngân hàng nói chung và NHTMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng trải qua nhiều biến động khó khăn. Trước tiên là phải đối mặt với lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng. Đồng thời cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình trong nước có nhiều yếu tố bất lợi. Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu tác động nhiều nhất do các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc thua lỗ, thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản thiếu ổn định, tình hình lãi suất, thanh khoản biến động bất thường, thị trường chứng khoán mất điểm tới 70%-80%. Ngoài ra, NH NT còn phải đối mặt với sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước (thể hiện qua sự liên minh giữa các ngân hàng) và các ngân hàng nước ngoài với lợi thế là vốn lớn, có tiềm lực tài chính và quản lý. Tuy nhiên năm vừa qua NHTMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn đã nỗ lực hoàn thành thắng lợi ở một số chỉ tiêu kinh doanh, đồng thời được vinh dự đón nhận Giải thưởng và Cúp Vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”. Tính đến cuối năm 2008, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 1.215 tỷ đồng. Tổng tài sản của Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 220.000 tỉ đồng, cao hơn 20.000 tỉ đồng so với chỉ tiêu điều chỉnh đã được Đại hội cổ đông thông qua. 2.1.1 Huy động vốn Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương - ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn ngoại tệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đến cuối năm 2008, Ngân hàng ngoại thương đã thu hút được 157.493 tỷ đồng từ khách hàng, tăng 24% so với năm 2007. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn huy động được 2.922 tỷ đồng từ việc phát hành giấy tờ có giá. Vốn chủ sở hữu của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cuối năm 2008 đạt 13.316 tỷ đồng, duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức hợp lý. 2.1.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng. Tỷ trọng sử dụng vốn cho tín dụng giảm từ 56% cuối năm 2007 xuống 49% năm 2008. Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng cuối năm 2008 đạt 111.642 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2007. Chỉ tiêu nợ xấu có xu hướng tăng lên so với năm 2007, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 là 4.6%, một phần là do sự sửa đổi chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước, một phần là do tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp đặc biệt trong năm 2008 - năm của rất nhiều những biến động. Công tác trích lập sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo tính lành mạnh của hoạt động cho vay; chất lượng tín dụng được chú ý, quan tâm. 2.1.3 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh vốn Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục khẳng định vị trí là ngân hàng thanh toán xuất nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam với doanh số được duy trì ở mức cao, chiếm 25% thị phần thanh toán XNK cả nước. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng Ngoại thương đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh tỷ giá mua, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống một cách hợp lý để hạn chế rủi ro. 2.1.4 Hoạt động khác Là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ nói chung và lĩnh vực thẻ ghi nợ nội địa nói riêng, đến nay, Vietcombank hiện đang phục vụ hơn 3 triệu khách hàng trên toàn quốc với mạng lưới máy ATM rộng lớn lên đến 1,250 máy. Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, không chỉ dừng lại việc mở rộng mạng lưới ATM của riêng mình, trong năm 2008, Vietcombank đã kết nối thành công với liên minh thẻ Banknet và Smartlink giúp khách hàng của Vietcombank ngoài việc sử dụng thẻ tại hệ thống ATM của Vietcombank mà còn có thể sử dụng thẻ để rút tiền và truy vấn số dư tài khoản tại hệ thống ATM của các ngân hàng khác. Hoạt động của liên minh thẻ Vietcombank luôn được duy trì ổn định, đảm bảo độ an toàn và tin cậy cao cho các giao dịch thẻ. Về hệ thống chi nhánh và các phòng giao dịch, Ngân hàng ngoại thương đã hoàn thành được chỉ tiêu 60 chi nhánh vào cuối năm 2008, tăng số phòng giao dịch lên 197 PGD, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng mạnh. Về hoạt động phát triển nhân sự, các khoá đào tạo nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như đào toạ nghiệp vụ chuyên sau thường xuyên được Ngân hàng chú trọng. Đội ngũ lao động tại Ngân hàng Ngoại thương giảm gần 400 người so với năm 2007, tuy nhiên việc cơ cấu lại tổ chức nhằm hướng hoạt động của Ngân hàng hướng tới chú trọng hiệu quả và chất lượng. 2.2 Hoạt động cơ bản của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Từ đầu năm 2006, SGD tách ra hoạt động độc lập, bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa ra thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên TW (Hội sở chính) quản lý khiên cho xuất phát điểm của SGD tính đến cuối năm 2005 là thấp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế trong năm 2008 không mấy khả quan, đồng thời sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngoài nước gia tăng chính là lực cản đối với hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Tuy nhiên, SGD vẫn là một trong những chi nhánh lớn nhất trong hệ thống NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, với hệ thống 15 phòng giao dịch và khoảng 144 máy ATM được đặt tại các điểm giao dịch thuận tiện, đảm bảo cung cấp đến khách hàng những dịch vụ hiện đại, tiện ích cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đồng thời SGD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động huy động vốn và thanh toán xuất nhập khẩu cũng như đóng góp lớn cho lợi nhuận của toàn ngân hàng. 2.2.1 Hoạt động cơ bản Với hoạt động kinh doanh đa dạng, SGD Vietcombank hiện cung ứng tất cả các dịch vụ liên quan đến tiền tệ, ngân hàng và nhiều hoạt động khác theo Luật các TCTD, bao gồm: Hoạt động huy động vốn - Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kì hạn và có kì hạn). - Nhận tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. - Nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hoạt động sử dụng vốn - Cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế và cá nhân. - Cho vay chiết khấu. Hoạt động dịch vụ - Hoạt động vay nợ, viện trợ. - Hoạt động chuyển tiền. - Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. - Hoạt động nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn … - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Hoạt động kinh doanh Thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ ghi nợ … - Hoạt động bảo lãnh và tái bảo lãnh. 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động huy động vốn Tình hình hoạt động huy động vốn của SGD được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Hoạt động huy động vốn của SGD NHTMCP NT VN Tỷ giá: 16.482; Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn 28.697,95 36.095,56 37.992,83 40.806,56 Huy động vốn từ khách hàng 28.697,16 34.761,88 37.992,83 39.500,75 Tỉ lệ ~ 100% 96,3% 100% 96,8% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD NHNT VN năm 2006, 2007 và tháng 11/2008) Tính đến cuối năm 2008, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế quy VND của Sở giao dịch đạt 39.500 tỷ (chiếm 96,8% tổng nguồn vốn), tăng 1.500 tỷ so với năm 2007, đạt 100,06% chỉ tiêu huy động vốn TW giao. Nguồn huy động có kỳ hạn chiếm 75,83% tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, vốn huy động ngoại tệ chiếm 45,28% tổng nguồn vốn. Sở giao dịch đã có nhiều hình thức quảng bá tăng cường huy động vốn như khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có quà tặng … đồng thời không ngừng củng cố và phát huy thương hiệu VCB uy tín đối với khách hàng. Thị phần huy động đã giảm chút ít do sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức khác. Hoạt động tín dụng Dư nợ tín dụng với khách hàng đến 31/12/2008 ước đạt 4.677 tỷ đồng, chiếm 11,84% tổng nguồn vốn huy động, tăng 30,53% so với cuối năm 2007, trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 1607,77 tỷ đồng và 185,89 triệu USD. Tỷ trọng SMEs (doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong tổng danh mục tín dụng của Vietcombank  đạt khoảng 39,47%, bên cạnh đó SGD còn áp dụng lãi suất ưu đãi đối với SMEs nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách hàng hiệu quả này. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của SGD. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng của SGD trên 30% là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của SGD lớn (70%) nên dư nợ cho vay không ổn định do vốn lưu động thường luân chuyển nhanh. Cho vay ngắn hạn chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại, trong đó 80% doanh số cho vay có mục đích là kinh doanh hàng nhập khẩu nên chủ yếu vay bằng ngoại tệ, khoảng 20% là cho vay cá nhân bao gồm cho vay thế chấp BĐS, giấy tờ có giá và cho vay cán bộ công nhân viên. Đối với cho vay trung dài hạn, SGD đã tiến hành phân quyền quản lý và sử dụng giới hạn tín dụng đối với doanh nghiệp nhằm giúp rút ngắn thời gian,tăng cường hiệu quả trong giao dịch tài trợ thương mại cho khách hàng. Đồng thời SGD đã thành lập bộ phận chuyên trách thẩm định giá tài sản và xây dựng quy trình thẩm định giá tài sản. SGD cũng đã hoàn thiện mẫu Hợp đồng cấp tín dụng tổng thể đối với các khách hàng đang vay vốn tại SGD và đưa vào triển khai thực hiện trong năm 2008. SGD xây dựng giới hạn tín dụng cho các doanh nghiệp, thực hiện rà soát để chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp định kỳ và quản lý danh mục tín dụng Hoạt động khác - Hoạt động vay nợ, viện trợ §Ó thùc hiÖn rót vèn, gi¶i ng©n vµ tr¶ nî c¸c kho¶n vay ODA, c¸c tµi chøng tõ ®· xö lý bao gåm: Chøng tõ nhËp khÈu, Chøng tõ xuÊt khÈu (vèn JBIC), §iÖn tr¶ nî vµ h¹ch to¸n xuÊt ngo¹i b¶ng ®Ó gi¶m nî, NhËp ngo¹i b¶ng ®Ó nhËn vay vµ lËp kÕ ho¹ch tr¶ nî, Cho vay chiÕt khÊu chøng tõ. Doanh sè thanh to¸n b»ng nguån vay nî ODA ®¹t 768 triÖu USD cã gi¶m ®«i chót so víi n¨m tr­íc do: nhiÒu hiÖp ®Þnh ký vay vµo n¨m 2007, 2008 ®· cã hiÖu lùc sö dông vèn nh­ng ch­a thùc hiÖn rót vèn ®­îc, bªn c¹nh ®ã c«ng t¸c triÓn khai rót vèn vay mÊt nhiÒu thêi gian, dÉn ®Õn chËm më L/C, gi¶i ng©n chËm, nhiÒu hiÖp ®Þnh vay ®· ph¶i gia h¹n thêi h¹n rót vèn vµ sö dông vèn vay v× tiÕn ®é thi c«ng dù ¸n chËm. Doanh sè nhËn viÖn trî vµ sö dông viÖn trî cña c¸c kho¶n viÖn trî ChÝnh phñ tÝnh ®Õn th¸ng 11/2008 gi¶m nhÑ so víi cuèi n¨m 2007, ®¸p øng ®óng yªu cÇu gi¶i ng©n cña c¸c dù ¸n vµ thùc hiÖn ®óng c¬ chÕ qu¶n lý do Bé Tµi chÝnh ban hµnh. - Hoạt động chuyển tiền NghiÖp vô thanh to¸n chuyÓn tiÒn t¨ng ®¸ng kÓ, ngµy cµng ®­îc ¸p dông nhiÒu vµ lµ mét trong c¸c ph­¬ng thøc rót vèn gi¶i ng©n nguån vay ChÝnh phñ, ODA. Ap dông ph­¬ng thøc chuyÓn tiÒn ®· t¹o cho ng©n hµng cã c¬ héi kinh doanh ngo¹i tÖ, thu ®­îc nhiÒu lîi nhuËn, t¨ng nguån ngo¹i tÖ æn ®Þnh hµng th¸ng cho ng©n hµng. NghiÖp vô chuyÓn tiÒn ngµy cµng ¸p dông nhiÒu, giao diÖn thanh to¸n réng tõ TW ®Õn c¸c tØnh, thµnh phè, huyÖn,... tõ thµnh thÞ, n«ng th«n ®Õn miÒn vïng nói vµ nh©n lùc kh«ng ®ñ, song nghiÖp vô vÉn ®­îc thùc hiÖn tèt, an toµn, nhanh chãng, ®¸p øng ®­îc yªu cÇu cña kh¸ch hµng HiÖn nay, vÒ triÓn khai ph­¬ng thøc rót vèn theo th­ b¶o l·nh ng©n hµng, chØ tÝnh riªng sè d­ c¸c tµi kho¶n tiÒn ®ång theo nghiÖp vô nµy do phßng vay nî viÖn trî gi¶i ng©n vÒ vµ phong to¶ ë ng©n hµng ®Ó thanh to¸n cho c¸c nhµ thÇu sè d­ ®Õn thêi ®iÓm 11/2008 lµ h¬n 110 tû VND vµ sè d­ nµy còng lµ mét nguån tiÒn göi kh«ng kú h¹n cña c¸c tæ chøc kinh tÕ t¹i SGD, mang l¹i nhiÒu lîi nhuËn cho SGD trong viÖc sö dông nguån tiÒn víi l·i suÊt thÊp, gãp phÇn kh«ng nhá vµo c«ng t¸c huy ®éng vèn cña SGD. - Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007 tuy nhiên ho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22543.doc
Tài liệu liên quan