Phần I
Khái quát về Sở giao dịch- I ngân hàng NHCT-VN
I. Qúa trình hình thành và phát triển của SGD-I
Sở giao dịch I NHCT-VN là một chi nhánh NHTM lớn, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT-VN, được thành lập lại theo quyết định 134-HĐQT về việc sắp xếp lại tổ chức và hoạt động kinh doanh của SGD-I. Trong những năm: từ 1988 đến tháng 7 năm 1993, Sở giao dịch có tên là trung tâm giao dịch NHCT thành phố. Sau pháp lệnh ngân hàng, thực hiện điều lệ của NHCT-VN ngày 1/7/1993, Trung tâm giao dịc
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h NHCT thành phố được giải thể và đổi thành Sở giao dịch NHCT-VN như ngày nay. Sở giao dịch I: có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng khác.
SGD-I, một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT, thực hiện đầy đủ các mặt hoạt động như một NHTM, mặt khác có một vai trò quan trọng hơn các chi nhánh khác - Là đơn vị luôn có nguồn vốn lớn bình quân chiếm 20% của toàn hệ thống nên có nhiều lợi thế như chủ động hoạt động đầu tư, cho vay và có hoạt động hạch toán nội bộ lớn nhất trong toàn hệ thống. Đây là nơi đầu tiên nhận các quyết định, chỉ thị, thực hiện thí điểm các chủ trương chính sách của NHCT-VN, đồng thời được NHCT-VN uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard.
Các sản phẩm dịch vụ tiêu biểu
Những năm đầu thành lập SGD-I cũng như toàn hệ thống của NHCT-VN mới chỉ có một số sản phẩm mang tính truyền thống, chủ yếu là huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế bằng VNĐ trung và dài hạn, đến nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm mới về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như: huy động và cho vay ngoại tệ, mua bán kinh doanh ngoại tệ, thực hiện dịch vụ kiều hối và thanh toán xuất nhập khẩu, các chương trình tín dụng tài trợ uỷ thác, mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, bảo lãnh, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, chuyển tiền kiều hối, séc du lịch, thanh toán qua mạng điện tử…
Hệ thống thanh toán của SGD-I cũng ngày càng hoàn thiện và phát triển, thực hiện việc áp dụng công nghệ tin học trong thanh toán, tham gia hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), thanh toán song tiền…hệ thống thanh toán bằng máy tính và thiết bị thông tin đầu tiên ở Việt Nam – 1992. là một chi nhánh của NHCT-VN nên SGD-I đã áp dụng các công nghệ như :
Hệ thống máy chủ Mini song hành đầu tiên được sử dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam – 1994.
Hệ thống mạng: WAN- UNIX – ORACTLE toàn quốc đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam – 1995.
Hệ thống gửi tiết kiệm một nơi lấy ra ở nhiều nơi đầu tiên của các ngân hàng Việt Nam – 1994.
Mạng lưới TTQT lớn nhất ở Việt Nam được triển khai vào ngày khai trương hệ thống SWIFT – 06/03/1995.
Hệ thống thanh toán điện tử với cơ sở dữ liệu tập trung tại trung ương đầu tiên của Việt Nam 1/7/1996.
Hệ thống kế toán giao dịch – tiết kiệm đã được ứng dụng bởi kỹ thuật máy tính và triển khai thống nhất từ 1992.
Trong những năm qua, SGD-I đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc, sáng tạo theo nội dung Luật NHNN và Luật các TCTD, Nghị định của Chính phủ, các chủ trương, chế độ, chính sách của ngành Ngân hàng và của NHCT-VN.
SGD-I luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, đổi mới phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng với phương châm:
“ Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp.”
II. Nghiã vụ và quyền hạn:
Nghĩa vụ:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển các nguồn vốn và các nguồn lực của NHCT-VN.
Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của NHCT-VN.
Quyền hạn:
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước và qui định của NHCT-VN.
Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT-VN.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo qui định của NHCT-VN.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc.
Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng, đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
Theo dõi kiểm tra kho ấn chỉ của NHCT-VN, đảm nhận xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh NHCT phía Bắc.Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHCT-VN giao.
phần II
Tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch- i
Với 279 cán bộ, trong đó 70% là cán bộ có trình độ Đại học và Cao đẳng, SGD-I có 11 phòng bao gồm: 9 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch và 1 tổ nghiệp vụ bảo hiểm nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành của Ban giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc.
Phòng giao dịch được thành lập vào tháng 4/2002 tại địa điểm 104 Trần Hưng Đạo, Ngoài ra Sở còn có 8 quỹ tiết kiệm nằm dưới sự quản lý của phòng nguồn vốn và cân đối tổng hợp, trong đó quỹ tiết kiệm số 5 đóng tại Sở, với tổng số vốn huy động khoảng hơn 3000 tỷ thì 70% trong số đó thuộc quỹ tiết kiệm số 5.
I. Nhiệm vụ của các phòng ban:
1. Phòng nguồn vốn và cân đối tổng hợp:
Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng VNĐ và ngoại tệ theo hướng dẫn của tổng giám đốc NHCT-VN.
Trực tiếp điều hành lao động tại các quỹ tiết kiệm của SGD-I, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, tiền bạc của cơ quan và của nhà nước tại các quỹ tiết kiệm theo đúng chế độ hiện hành của tổng giám đốc NHCT-VN.
Lập kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích báo cáo mọi tình hình hoạt động của SGD-I theo yêu cầu của giám đốc SGD-I, giám đốc ngân hàng nhà nước Hà Nội, tổng giám đốc NHCT-VN.
Tổng hợp báo cáo vấn đề liên quan đến công tác thi đua khen thưởng của SGD theo đúng cơ chế hiện hành của tổng giám đốc NHCT-VN.
2. Phòng kinh doanh:
Thực hiện cho vay, thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo đúng cơ chế tín dụng của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCT-VN.
Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp để tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng thanh toán mua hàng trả chậm theo đúng hướng dẫn của NHCT-VN.
Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá trị theo qui định của thống đốc ngân hàng nhà nước và tổng giám đốc NHCT-VN.
Nghiên cứu đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh doanh tại Sở, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mới phát sinh để báo cáo Tổng giám đốc NHCT-VN xem xét giải quyết.
Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn tại Sở, cung cấp kịp thời có chất lượng các báo cáo thông tin về cung cấp kịp thời có chất lượng các báo cáo thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo SGD-I và các cơ quan hữu quan theo quy định của tổng giám đốc NHCT-VN, làm một số việc khác do giám đốc SGD-I giao.
Trong thời gian qua Sở đã thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt với đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu, sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn tín dụng để mở rộng cho vay làm hàng xuất khẩu…
Hiện nay phòng kinh doanh nói riêng và SGD-I nói chung đang thực hiện mục tiêu ngày càng nâng cao và đảm bảo chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng thẩm định và kiểm soát tốt trước, trong và sau khi cho vay.
3. Phòng kế toán tài chính:
Thực hiện mở tài khoản và giao dịch với khách theo đúng quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước và tổng giám đốc NHCT-VN, hạch toán kịp thời, chính xác mọi hoạt động về vốn, tài sản của khách và ngân hàng tại Sở.
Thực hiện công tác thanh toán qua ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân kịp thời chính xác.
Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng qui định các hồ sơ vay vốn của khách hàng. Phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ kịp thời đúng chế độ các món đã cho vay.
Tính và thu lãi cho vay phí dịch vụ, trả tiền lãi tiền gửi cho khách đầy đủ kịp thời, đúng chế độ quy định.
Tổ chức hạch toán, mua bán ngoại tệ bằng VNĐ, kế toán quản lý tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc NHCT-VN.
Tham mưu cho giám đốc trích lập, hạch toán sử dụng các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng phù hợp với chế độ của nhà nước và quy định của Ngân hàng nhà nước, NHCT-VN.
4. Phòng kinh tế đối ngoại:
Xây dựng giá mua, bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tín dụng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc NHCT-VN.
Hạch toán kịp thời, chính xác các nhiệm vụ thanh toán, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ phát sinh tại SGD-I.
Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng qui định các hồ sơ vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng, phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ và lãi kịp thời.
Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế, làm các dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCT-VN.
Lập các báo biểu kế toán, báo cáo nhiệm vụ và cung cấp số liệu liên quan theo yêu cầu của Giám đốc SGD-I và các qui định của Tổng giám đốc NHCT-VN.
Hiện nay, phòng kinh tế đối ngoại đã có nhiều tiến bộ trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, các nghiệp vụ thu hút vốn ngoại tệ từ hoạt động TTQT ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như : hoạt động tín dụng, thanh toán L/C nhập khẩu, bảo lãnh, chuyển tiền thanh toán cho các đối tác nước ngoài…nghiệp vụ thanh toán cũng được cải thiện hơn do trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngày một nâng cao, cùng với sự trợ giúp của các công nghệ ngân hàng đã giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
5. Phòng tài chính cán bộ – lao động tiền lương:
Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của SGD-I theo đúng quy chế.
Tuyển dụng lao động, điều động bố trí cán bộ vào các vị trí công tác phù hợp với năng lực phẩm chất cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
Lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo về cơ sở, phối hợp với các phòng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch.
Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quĩ tiền lương theo quí – năm, giải quyết kịp thời về quyền lợi tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách khác cho cán bộ theo đúng quy định của nhà nước hiện hành.
6. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán tất cả hoạt động kinh doanh tại SGD-I, báo cáo kết quả kiểm, kiểm toán với Giám đốc SGD-I và Tổng giám đốc NHCT-VN, kiến nghị những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về cơ chế.
Làm đầu mối tiếp các đoàn kiểm tra kiểm toán làm việc tại SGD-I.
Giúp đỡ giải quyết các đơn thư khiếu nại của khách hàng và của cán bộ nhân viên Sở SGD-I theo đúng thẩm quyền và qui định pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc NHCT-VN theo qui định.
7. Phòng ngân quỹ:
Thực hiện thu chi tiền mặt ngân phiếu kịp thời chính xác.
Tổ chức điều chỉnh tiền giữa quỹ nghiệp vụ Sở I và ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội, an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi tại SGD-I.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định về an toàn kho quỹ.
Thực hiện bảo quản nhập xuất các loại ấn chỉ quan trọng và quản lý các hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố theo đúng chế độ qui định.
Thực hiện mua tiền mặt thu đổi séc du lịch thanh toán viza.
Thực hiện chi tiết quỹ giao nhận tiền mặt ngân phiếu thanh toán với các quỹ tiết kiệm an toàn chính xác.
8. Phòng điện toán:
Triển khai và phát triển các phần mềm ứng dụng của NHCT-VN về khai thác thông tin phục vụ cho công tác kinh doanh tại SGD-I, cung cấp các thông tin kịp thời chính xác cho ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ để điều hành kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn bí mật về số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh của SGD-I theo đúng qui định của ngân hàng nhà nước và NHCT-VN.
9. Phòng hành chính:
Thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ hoạt động kinh doanh, theo dõi quản lý bảo dưỡng sửa chữa tài sản, công cụ lao động, phối hợp với phòng kế toán tài chính lập kế hoạch mua sắm sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo đúng qui định của nhà nước và NHCT-VN, tổ chức công tác văn thư lưu trữ theo đúng qui định của nhà nước và NHCT-VN, tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, xây dựng nội qui bảo vệ cơ quan.
Giám đốc
Phó giám đốc I
Phó giám đốc III
Phòng tài chính cán bộ lao động tiền lương
Phòng kế toán tài chính
Phòngkinh tế đối ngoại
Phòng nguồn vốn và cân đối tổng hợp
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng ngân quỹ
Phòng điện toán
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh
Tổ nghiệp vụ bảo hiểm
Quỹ tiết kiệm số
I
Quỹ tiết kiệm số VIII
Quỹ tiết kiệm số
II
Quỹ tiết kiệm số
III
Quỹ tiết kiệm số
IV
Quỹ tiết kiệm số
V
Quỹ tiết kiệm số
VI
Quỹ tiết kiệm số VII
Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I NHCT-VN
Phó giám đốc II
Phòng giao dịch
phần iii
Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch
Từ khi thành lập đến nay, SGD-I luôn là một trong những chi nhánh đứng đầu trong hệ thống các chi nhánh NHCT-VN. Do SGD-I vừa là chi nhánh trực tiếp kinh doanh vừa làm đầu mối một số công việc cho các chi nhánh NHCT phía Bắc. Với các ưu thế về địa lý, cơ sở vật chất, cán bộ, bề dày hoạt động mà SGD-I luôn nổi trội hơn các chi nhánh khác và chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống NHCT-VN. Trong các năm gần đây, SGD-I luôn đứng đầu về nguồn vốn huy động cũng như về lợi nhuận hạch toán trong hệ thống NHCT-VN.
1. Về nguồn vốn:
Kể từ khi thành lập cho đến nay, qua hơn 10 năm hoạt động, Sở giao dịch đã gây dựng được uy tín lớn trong dân cư và có quan hệ mật thiết lâu dài với nhiều doanh nghiệp lớn. Nguồn vốn huy động tăng trung bình hàng năm từ 25% đến 27%, riêng năm 1998, mặc dù chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu á nhưng nguồn vốn huy động của SGD-I vẫn tiếp tục tăng 40,4% so với năm 1997, con số 5.572 tỷ đồng ( cả VNĐ và ngoại tệ trao đổi) là cao nhất so với các chi nhánh trong hệ thống NHCT-VN và cả so với các chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội. Nguồn vốn của Sở GD - I hiện nay là 14000 tỷ VNĐ. Trong đó thu nhập chủ yếu của Sở là từ việc chuyển vốn ( tiền gửi), từ các hoạt động tín dụng và từ các loại dịch vụ khác ( chiếm khoảng 5%).
Đặc biệt nguồn vốn bằng ngoại tệ huy động được có xu hướng tăng nhanh trong tổng nguồn vốn huy động của Sở, cụ thể là:
Năm 1998 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 20,3% tổng nguồn vốn huy động, năm 1999 là 22,8%, năm 2000 là 25% và đến năm 2001 con số này là 23%. Nguồn vốn ngoại tệ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại, đặc biệt là công tác cho vay và kinh doanh ngoại tệ của SGD-I. Ta có thể thấy rõ hơn điều này thông qua bảng đánh giá tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của Sở GD-I dưới đây:
Tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động của Sở GD-I
đơn vị : Triệu đồng
Năm
1998
1999
2000
2001
ồ nguồn vốn huy động
6.498
7.779
9.262
11.587
ồ ngoại tệ huy động tính theo VNĐ
1.320
1.778
2.319
2.647
Tỷ trọng huy động ngoại tệ (%)
20,3
22,8
25
23
Với nguồn vốn dồi dào, SGD-I đã tong bước chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, thoát khỏi sự lệ thuộc vào NHCT-VN.
Có được những kết quả trên là do SGD-I chú trọng vào công tác huy động vốn. SGD-I liên tục đa dạng hoá, cải tiến hình thức huy động vốn, tạo ra các tiện ích cho người gửi tiền, lãi suất luôn linh hoạt, uyển chuyển theo kịp với thị trường, có nhiều hình thức ưu đãi thu hút khách hàng như ưu đãi lãi suất cho các khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi cao… Nhờ biết khai thác những lợi thế đặc biệt thuận lợi đó, nguồn vốn huy động của SGD-I ngày càng tăng trưởng nhanh, ổn định cả nội tệ và ngoại tệ, không những SGD-I luôn chủ động về nguồn vốn mà còn thường xuyên gửi về NHCT-VN để điều hoà vốn cho các chi nhánh thiếu trong hệ thống, giúp cho NHCT-VN có điều kiện để tham gia thị trường vốn. Qua đó ta có thể thấy được vai trò quan trong của SGD-I trong hệ thống của NHCT-VN.
2. Sử dụng vốn:
Trong hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư và cho vay không ngừng được mở rộng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và đổi mới kinh tế Hà Nội. Tính đến 31/12/2001 dư nợ cho vay của SGD-I đạt 1.497.004, tăng 30,67% so với cùng kỳ năm 2000.
Ngoài cho vay phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, SGD-I dần mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu, thâm nhập thị trường quốc tế, thực hiện các chương trình ưu đãi tín dụng tạo việc làm, tín dụng sinh viên…
Đặc biệt trong cho vay xuất nhập khẩu thì chủ yếu cho vay nhập khẩu, các khách hàng làm hàng xuất khẩu tại SGD-I hầu như không có hoặc có với doanh số xuất khẩu rất thấp ( chưa đến 1 triệu USD 1 năm). Trong khi nguồn vốn tăng nhanh như đã nói trên ( trung bình 15% đến 30% năm) thì việc cho vay tại SGD-I tăng chậm trung bình khoảng 8% không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. Đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ tăng nhanh thì dư nợ bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm qua các năm: dư nợ ngoại tệ đến 31/12/2001 chỉ bằng 88.42% so với cùng kỳ năm 2000. Hiện nay dư nợ tại Sở GDI- NHCT-VN là 2050 tỷ trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty Bưu chính Viễn thông khoảng700 tỷ, Tổng công ty Điện lực khoảng 400 tỷ, ngoài ra còn một số công ty khác như Liên hiệp Đường sắt VN, Công ty Thực phẩm miền bắc… Trong số dư nợ trên thì doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 20%. Nợ quá hạn khoảng 60 tỷ, trong đó chủ yếu là hai doanh nghiệp nhà nước lớn kể trên và dự án cho vay từ nguồn vốn Đài Loan khoảng 15 tỷ, đây được coi là món tồn đọng, rất khó đòi và khó xử lý. Vì vậy phương châm hoạt động của SGD-I trong những năm tiếp theo là dư nợ không cần tăng nhưng nếu tăng phải đảm bảo chất lượng tín dụng.
Dưới đây là bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của SGD-I
bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của SGD - I
đơn vị : triệu VNĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Tổng thu
459.652
405.195
572.972
Tổng chi
339.441
280.512
458.253
Lãi hạch toán nội bộ
120.209
vượt 20%
so với kế hoạch
124.683
vượt 18%
so với kế hoạch
114.719
vượt 9,2%
so với kế hoạch
Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của SGD-I đã cho thấy sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Sở trong những năm gần đây, điều này được thể hiện rõ qua chỉ tiêu lãi hạch toán nội bộ qua các năm từ năm 1999 đến năm 2001 đều vượt mức kế hoạch, tương ứng là 20%, 18% và 9,2% so với mức kế hoạch đặt ra . những kết quả trên đạt được, chính là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ của Sở giao dịch I, sự tiến bộ trong công tác quản lý và các hoạt động nghiệp vụ khác.
phần IV
Một số ưu điểm, khó khăn tồn tại và phương hướng phát triển.
1.Những kết quả đạt được:
Trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu hướng liên kết khu vực, môi trường kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHCT-VN nói riêng trở nên cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Nhận thức được xu thế phát triển tất yếu, không bỏ lỡ cơ hội và tạo nên thế cân bằng ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm qua SGD-I luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của NHCT-VN giao, nộp đủ ngân sách nhà nước, có lợi nhuận đứng đầu trong các chi nhánh trong hệ thống. SGD-I cũng đã chú trọng khơi tăng nguồn vốn. Tổng doanh số cho vay và tổng doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, đặc biệt là dư nợ bình quân tăng qua các năm, từ 1.016.265 (trVNĐ) năm 1999 đến 1.253.561 năm 2000 và đến năm 2001 con số này là 1.323.924(trVNĐ). Điều này chứng tỏ hiệu quả của hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Sở GD - I ngày càng được nâng cao. Ban lãnh đạo NHCT-VN đã có những quyết định kịp thời và phù hợp trong việc phát triển các nghiệp vụ về kinh doanh đối ngoại trong đó có thanh toán quốc tế (TTQT). Bên cạnh đó các nghiệp vụ thu hút vốn ngoại tệ từ hoạt động TTQT ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như hoạt động tín dụng, thanh toán L/C nhập khẩu, bảo lãnh, chuyển tiền thanh toán cho các đối tác nước ngoài….Từ đó tạo điều kiện tăng khả năng thu tiền hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho khách hàng, tăng uy tín của SGD-I trong việc thực hiện tốt quá trình thanh toán, tạo điều kiện tăng nhanh vòng quay luân chuyển vốn, giúp doanh nghiệp có thêm khả năng đầu tư vào các thương vụ khác nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp cũng như tăng các khoản thu nhập từ các khoản phí dịch vụ cho chính bản thân SGD-I NHCT-VN. Hơn thế nữa trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình xử lý nghiệp vụ tại phòng TTQT tại Sở GD cũng đã được ưu tiên đúng mức.
- Với việc tham gia là thành viên chính thức của hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và mạng TTQT nội bộ (IBS), mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu, song trên thực tế SGD-I NHCT-VN có khả năng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và giảm bớt được thời gian chờ đợi của khách hàng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh hoạt động ngân hàng như hiện nay.
- Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm các nghiệp vụ của SGD-I là những cán bộ được tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm túc, có khả năng xử lý công việc độc lập, có khả năng tiếp thu các kiến thức mới, có trình độ cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Ban lãnh đạo luôn quan tâm tạo điều kiện với nhiều hình thức để cán bộ nâng cao trình độ, khả năng của mình sẵn sàng đảm đương tốt công việc được giao.
- Mặc dù với thời gian hoạt động trong lĩnh vực TTQT còn mới mẻ, trong điều kiện hoạt động kinh doanh ngân hàng với môi trường cạnh tranh cực kỳ gay gắt và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần…nhưng SGD-I đã nhanh chóng vươn lên cạnh tranh trên thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế. Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng luôn trong xu hướng tăng lên, đạt được điều đó là nhờ sự cố gắng phấn đấu vươn lên, chiếm lĩnh thị trường trong hoạt động xuất nhập khẩu, với đóng góp đó SGD-I đã cùng với các chi nhánh khác trong NHCT-VN đưa thị phần của NHCT-VN đứng thứ hai trong bốn NHTM Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và chỉ xếp thứ hai sau Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – một ngân hàng có bề dày truyền thống về hoạt động TTQT.
2. Một số khó khăn tồn tại:
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục như:
Nguồn vốn huy động tuy tăng nhanh nhưng cơ cấu chưa hợp lý, nhất là nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp; Dư nợ đầu tư, cho vay chưa phù hợp với nguồn vốn, mới đạt 19,2% tổng nguồn vốn huy động; Trình độ cán bộ và công nghệ thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập; Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được với yêu cầu của một ngân hàng hiện đại.
Công tác điều tra, theo dõi, diễn biến thị trường để nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu của khách hàng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, việc chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư vốn, tiếp cận với khách hàng đã có nhưng chưa mạnh để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách.
Cơ cấu nợ đã từng bước được điều chỉnh theo hướng tăng dần dư nợ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng tỉ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi chậm, do gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Các doanh nghiệp quốc doanh không có tài sản thế chấp.
Hoạt động dịch vụ được tăng cường nhưng chưa đa dạng, phong phú. Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập còn thấp, chủ yếu vẫn là khoản thu từ hoạt động tín dụng đầu tư.
Một số nguyên nhân gây ra những khó khăn tồn tại ở trên là: nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở đây chưa tốt, chưa tích cực trong tiếp thị, quảng cáo cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về cơ sở vật chất chưa cao. Thêm vào đó các biện pháp chỉ đạo đôi khi còn mang tính chất giải quyết tình huống… đã dẫn đến việc khách hàng chưa am hiểu hết về các dịch vụ của SGD-I từ đó làm hạn chế hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại đây.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2003
Bước vào năm 2003, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2002; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp kinh doanh của NHCT-VN, Sở giao dịch I đề ra nhiệm vụ kinh doanh năm 2003, cụ thể như sau:
Nguồn vốn huy động tăng 5% - 10% so với năm 2002
Dư nợ cho vay tăng 15% - 20% so với năm 2002
Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 5% so với kế hoạch
Nợ quá hạn dưới 3% tổng dư nợ
Xử lý nợ tồn đọng cũ 5 tỷ đồng
4. Các biện pháp cụ thể:
Để có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong năm 2003 này, Sở giao dịch I cần phải :
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, trong đó chú trọng huy động vốn tại chỗ, mở thêm từ 1 đến 2 quỹ tiết kiệm hoặc phòng giao dịch ở địa bàn có môi trường kinh doanh, dân cư đông nhằm chiếm lĩnh thị trường huy động vốn. Có phương án linh hoạt về chính sách lãi suất và kỳ hạn thích hợp để đàm phán thu hút vốn, nhất là đối với các đơn vị có số dư tiền gửi lớn, đặc biệt là chính sách ưu đãi các dịch vụ tiện ích đối với khách hàng.
Chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD của khách hàng. Tiếp tục củng cố quan hệ bạn hàng truyền thống, đặc biệt là các tổng công ty 90, 91. Tăng cường cập nhật thông tin, nắm bắt kịp thời tình hình biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, cũng như tình hình SXKD của từng khách hàng ( thông qua các hình thức phân tích, đánh giá, phân loại nợ vay…) để chủ động áp dụng các chính sách cho vay đúng hướng, hạn chế yếu tố rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo vốn vay an toàn và phát huy được hiệu quả kinh tế. Muốn vậy Sở đặc biệt phải chú trọng vào việc nâng cao chất lượng thẩm định bằng cách đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
Tiếp tục bám sát chương trình cơ cấu lại nợ theo chủ trương của NHNN và hướng dẫn của NHCT-VN, đồng thời thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, phấn đấu hạ tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 31/12/2003 xuống dưới 3% tổng dư nợ.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Trong năm 2003, sẽ triển khai áp dụng mạng dịch vụ thanh toán
“ home banking - ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động thanh toán với khách hàng” đối với các Tổng công ty và một số doanh nghiệp có doanh số hoạt động vay vốn và thanh toán lớn
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tiến trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ kiểm soát, tín dụng và kinh doanh đối ngoại, nhằm nâng cao năng lực trình độ của cán bộ một cách toàn diện, bắt kịp tiến trình hội nhập vưói Ngân hàng khu vực và thế giới.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các mặt nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, phúc tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, chính sách, chế độ và tuân thủ quy trình nghiệp vụ của CBNV, đảm bảo kinh doanh an toàn, có hiệu quả.
Củng cố đoàn kết nội bộ, phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn với các đoàn thể quần chúng. Phát động các phong trào thi đua có nội dung gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Tạo mọi điều kiện cho các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT, tự vệ… hoạt động, nhằm khơi dậy khí thế và động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2003.
Phần I 1
Khái quát về Sở giao dịch- I ngân hàng NHCT-VN 1
I. Qúa trình hình thành và phát triển của SGD-I 1
Các sản phẩm dịch vụ tiêu biểu 1
II. Nghiã vụ và quyền hạn: 2
1. Nghĩa vụ: 2
2. Quyền hạn: 3
phần II 4
Tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch- i 4
I. Nhiệm vụ của các phòng ban: 4
1. Phòng nguồn vốn và cân đối tổng hợp: 4
2. Phòng kinh doanh: 5
3. Phòng kế toán tài chính: 5
4. Phòng kinh tế đối ngoại: 6
5. Phòng tài chính cán bộ – lao động tiền lương: 7
6. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: 7
7. Phòng ngân quỹ: 7
8. Phòng điện toán: 8
9. Phòng hành chính: 8
phần iii 10
Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch 10
1. Về nguồn vốn: 10
2. Sử dụng vốn: 11
phần IV 14
Một số ưu điểm, khó khăn tồn tại và phương hướng phát triển. 14
1.Những kết quả đạt được: 14
2. Một số khó khăn tồn tại: 15
3. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2003 16
4. Các biện pháp cụ thể: 17
III. Phân theo kỳ hạn 20
B/ Phân theo TPKT 21
Biểu I
Tình hình huy động vốn của sở giao dịch I - NHCTVN
Tỷ đồng
1999
2000
2001
Chỉ tiêu
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
N vốn huy động
7.779
9.262
11.587
I. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi DN
4.979
64
6.256
67,5
8.113
70
1.3:-VNĐ
-Ntệ quy VNĐ
4.947
32
99
6.235
21
99,6
8.066
47
99,4
1.4: K kỳ hạn
Có kỳ hạn
4.119
860
82,7
5.190
1.066
83
6.829
1.284
84,2
2. Tiền gửi dân cư
2.563
33
2.977
32
3.09
29,4
2.1: - VNĐ
- Ttệ quy VNĐ
816
1.747
31,8
68,2
700
2.277
23,5
76,5
810
2.599
24
76
2.2: K kỳ hạn
Có kỳ hạn
46
2.517
98,2
46
2.930
98,5
73
3.336
97,8
3. Tiền gửi khác
237
3
30
64.849
II. Phân theo loại TG
-VNĐ
6.001
77,2
6.943
75
8.940
77
-Ntệ quy VNĐ
1.778
22,8
2.319
25
2.467
23
III. Phân theo kỳ hạn
-Không kỳ hạn
4.165
53,5
5.236
56,5
6.903
5,6
-Có kỳ hạn
3.614
46,
4.026
43,5
4.684
40,4
Biểu II
hoạt động tín dụng của sở giao dịch I – NHCTVN
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
VNĐ
Ngoại tệ
quy VNĐ
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệ quy VNĐ
Tổng số
VNĐ
Ngoại tệ quy VNĐ
Tổng số
I. Tổng dư nợ cho vay
890.765
216.842
1.107.607
849.168
397.393
1.246.561
1.145.621
351.383
1.497.004
A/ Phân theo thời hạn
T. đó:-Ngắn hạn
264.799
83.166
347.966
241.226
113.981
355.207
352.982
122.028
475.010
- Trung và dài hạn
600.776
94.671
695.447
582.824
254.077
836.901
766.130
204.870
971.000
B/ Phân theo TPKT
- Kinh tế quốc doanh
818.731
164.593
983.323
780.813
359.705
1.170.518
1.031.077
324.147
1.355.224
- Kinh tế ngoài Qdoanh
72.034
52.249
124.284
68.355
37.688
106.043
1._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC134.doc