Báo cáo Thực tập tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) VN

BÁO CÁO TỔNG HỢP 1. Khái quát về SGD I - NHĐT&PTVN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………..... 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Giao Dịch……………………………… 1.3. Cơ cấu tổ chức………………………………………………………........ 1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban………………………………… 1.5. Sản phẩm dịch vụ chính………………………………………………..... 1.6. Các hoạt động nghiệp vụ của Sở giao dịch trong thời gian qua…………. 1.6.1. Hoạt động huy động vốn……………………………………......... 1.6.2. Hoạt động cho vay………………………………………….......

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở Giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.... 1.6.3. Hoạt động dịch vụ…………………………………………............ 1.6.4. Các hoạt động khác………………………………………….......... 1.7. Định hướng phát triển của sở giao dịch trong thời gian tới…………....... 1.7.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng của sở giao dịch trong thời gian tới. ………………………………………………………….......... a. Chuyển dịch cở cấu cho vay - một chiến lược quan trọng của các Ngân hàng thương mại…………………………………………......... b. Mở rộng về đối tượng cho vay………………………………….......... c. Mở rộng về quy mô khoản vay…………………………………..…… d. Mở rộng theo phương thức cho vay……………………………..…… e. Mở rộng theo hình thức cho vay…………………………………........ f. Đảm bảo an toàn vốn - một yêu cầu trong công tác mở rộng tín dụng Danh Mục Từ Viết Tắt * NHĐT&PTVN:………. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. * SGD…………………... Sở giao dịch. * NHNNVN…………….. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. * NHNNVN…………….. Ngân hàng nhà nước. * CBCNV……………….. Cán bộ công nhân viên. BÁO CÁO TỔNG HỢP 1. Khái quát về SGD I - NHĐT&PTVN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN ), có lịch sử hình thành phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của NHĐT&PTVN. Ngân hàng ĐT&PTVN là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, với 100 chi nhánh tại các thành phố lớn , với hơn 4500 cán bộ, có quan hệ với 500 ngân hàng trong và ngoài nước. NHĐT&PTVN với hơn 45 năm hình thành và phát triển đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế nhà nước cũng như sự phát triển của hệ thống ngân hàng. NHĐT&PTVN với tư cách là một ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước giao phó. Vì vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngân hàng đã có những bước thay đổi có tính chất lịch sử nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ được giao đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Ngày 26/04/1957 Thủ tướng chính phủ kí NĐ177-TTG thành lập “ Ngân hàng kiến thiết Việt Nam” trực thuộc bộ tài chín. Ngân hàng ra đời với nhiệm vụ cơ bản là thanh toán và quản lý nguồn vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản đồng thời cấp phát vốn cho xây dựng đầu tư cơ bản theo kế hoạch của nhà nước nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và hỗ trợ cho công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Trong thời kỳ đầu thành lập ngân hàng nặng về kiểm soát và thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay, nặng về đánh giá trước và trong khi cung ứng vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn. Ngày 24/06/1981 Chính phủ ra QĐ 259-CP về việc chuyển ngân hàng kiến thiết Việt Nam thành “ Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam” trực thuộc NHNNVN có trụ sở tại 53 Quang Trung và hiện nay ở 191 đường Bà Triệu-HBT-HN. Ngân hàng ra đời với nhiệm vụ chủ yếu là thu hút, quản lý các nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản của các tổ chức. Cho vay và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động xây dựng cơ bản, quản lý vốn tự có. Với chức năng là trung tâm thanh toán và quản lý tiền mặt, kiểm soát chi quỹ lương trong xây dựng cơ bản, kiểm tra cơ quan tổ chức sử dụng nguồn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Ngày 14/11/1990 Thủ tướng ra QĐ 401-CT thành lập ngân hàng ĐT&PTVN thay cho Ngân hàng Đầu tư và xây dựng. Với nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước, đồng thời tiếp nhận vốn từ ngân sách nhà nước, cho vay các dự án kinh tế phát triển, kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Sở Giao dịch được thành lập theo Quyết định số 572 TCCB/ ĐT ngày 26/12/1990 của Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước về tổ chức bộ máy của NHĐT&PTVN và Quyết Định số 76 QĐ/TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN. Theo các Quyết định này, Sở Giao dịch là đơn vị trực thuộc, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Trụ sở đặt tại 191 Đường Bà Triệu-Hai Bà Trưng- Hà nội. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Sở Giao dịch trải qua hai thời kỳ: - Thời kỳ từ 1991 – 1995: Nhiệm vụ chính trong thời kỳ này là cấp phát vốn ngân sách cho đầu tư XDCB. Trong giai đoạn này ngân hàng đã thực hiện cấp phát vốn cho nhiều dự án như: Các dự án về bưu điện, đường sắt, chè, cà phê… với số tiền lên đến hàng trăm ty đồng. Không những thế ngân hàng còn cho vay đối với các đơn vị thiết kế thi công, xây dựng… - Thời kỳ từ 2000 đến nay: Năm 2000 các chỉ tiêu đề ra không còn nhưng một số dự án lớn vẫn còn kéo dài trong đó có nhiều dự án mang tính bao cấp chỉ thị. Chỉ đến năm 2001 sở mới chính thức hạch toán độc lập. Ngoài ra dưới sự chỉ đạo của Hội Sở Chính, SGD đã trực tiếp xây dựng, phát triển, cũng như chia sẻ thị trường và nguồn nhân lực để thành lập nên các chi nhánh cấp I trực thuộc Hội Sở Chính như: chi nhánh Bắc Hà Nội (cuối 2002), chi nhánh Hà Thành(T9/2003), chi nhánh Đông Đô(31/7/2004). Ngày 19/01/2005 SGD chuyển về toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, Hà Nội. Trong những ngày đầu mới thành lập sở giao dịch chỉ có hai phòng và một tổ nghiệp vụ trong quá trình phát triển ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô cũng như chất lượng hoạt động của mình đến nay ngân hàng có tới 15 phòng nghiệp vụ với hơn 300 cán bộ, với tổng tài sản chiếm khoảng 10% tổng tài sản của hệ thống. SGD phải làm tất cả các nhiệm vụ mà trung ương giao, cũng như phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo ngân hàng đầu tư và phát triển giao như: bảo toàn và phát triển nguồn vốn cũng như các nguồn lực của ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh đề ra., thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm với hoạt động kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của toàn ngành và của chính ngân hàng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngân hàng luôn làm tròn nhiệm vụ mà đảng và nhà nước và nhân dân giao cho. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, NHĐT&PTVN luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong trong thực thi chính sách tiền tệ của quốc gia. Trong quá trình hoạt động ngân hàng luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Giai đoạn hiện nay, ngân hàng xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với khách hàng, ngân hàng luôn nêu cao phương châm hoạt động “ hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ hợp tác cùng phát triển, cùng chia sẻ kinh nghiệm khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng. Chính vì lẽ đó, ngân hàng luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn những nhưu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Với cam kết “ cung cấp nhưng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”, trong hơn 3 năm trở lại đây ngân hàng được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiền tệ ngân hàng luôn duy trì sự phối hợp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bè bạn trong nước và quốc tế theo tinh thần hợp tác phát triển cùng có lợi. Là thành viên tích cực của cộng đồng ngân hàng quan tâm đến cộng đồng, tham gia vào các chương trình từ thiện, xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quỹ bảo trợ trẻ em việt nam, chương trình khuyến học quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu gia cam… Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công ngân hàng thực hiện phương trâm “ mỗi cán bộ NH ĐT&PTVN phải là một lợi thế cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Vì vậy ngân hàng luôn đảm bảo những lợi ích tối đa cho cán bộ để họ yên tâm cống hiến cho công việc đạt hiệu quả cao nhất. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Giao Dịch. Theo Quyết định số 76 QĐ/TCCB, Sở Giao dịch được quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của NHĐT&PTVN và các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHĐT&PTVN để thực hiện các nhiệm vụ được giao. a. Sở Giao dịch có nghĩa vụ: - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác của NHĐT&PTVN. - Hoàn trả đầy đủ và đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận. - Các khoản nợ, phí thu, phí trả trong bảng tổng kết tài sản trong phạm vi số vốn do Sở Giao dịch quản lý. - Hoàn trả các khoản tín dụng do Sở Giao dịch trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được SGD bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. - Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thống NHĐT&PTVN như hệ thống ATM, HomeBanking. b. Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ sau: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, dân cư trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Ngân hàng. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của NHNN và NHĐT&PTVN. - Chiết khấu thưng phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của NHNN và NHĐT&PTVN. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHĐT&PTVN. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ Ngân hàng khác. - Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý. - Thực hiện nguyên tắc an toàn kho quỹ, bảo hiểm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng. Đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời. - Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán. Cất trữ, quản lý, bảo quản, quản lý chứng khoán và các giấy tờ có giá, các tài sản quý cho khách hàng theo quy định của NHNN và NHĐT&PTVN. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHĐT&PTVN giao. 1.3. Cơ cấu tổ chức. a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD I NHĐT&PTVN. BAN GIÁM ĐỐC Phòng nguồn vốn kinh doanh Phòng quản lý khách hàng Phòng tín dụng 1,2,3 Phòng thanh toán quốc tế Phòng điện toán Phòng giao dịch 1,2,3 Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính kho quỹ Phòng tổ chức cán bộ Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kế hoạch nguồn vốn Quỹ tiết kiệm Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch được trình bày qua sơ đồ sau: Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 5 Phó Giám đốc. Đội ngũ cán bộ tăng nhanh về số lượng, đến nay lên tới trên 300 người, tăng 2% so với cuối năm trước, Số cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 82%, trên Đại học chiếm 10%, còn lại là các thành phần khác. Độ tuổi bình quân của các cán bộ, nhân viên là 27.5 tuổi. Đã có hơn 2155 lượt cán bộ được đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao. Từ ngày thành lập tới nay sở giao dịch đã có 6 giám đốc trong đó có 3 đã trở thành phó tổng giám đốc, hàng trăm trưởng phòng, phó phòng. SGD có 15 phòng, được tổ chức và sắp xếp theo Quyết định số 210 QĐ/TCCT ngày 18/12/1998 của Tổng Giám đốc NHĐT&PTVN, về việc thành lập bộ máy của Sở Giao dịch như sơ đồ trên. Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của SGD.Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tích chất tương đối các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau. Nói tóm lại, mỗi phòng trong SGD là độc lập tưng đối, chuyên môn hoá trong lĩnh vực của mình để thực hiện tham mưu cho ban Giám đốc các kế hoạch và chính sách kinh doanh của từng lĩnh vực, nghiệp vụ. Các phòng thống nhất với nhau qua mục đích chung đó là cùng đóng góp vào quá trình tối đa hoá lợi nhuận cho Sở giao dịch và hoàn thành tốt các nhiệm vụ NHĐT&PT VN giao. 1.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. - Ban giám đốc SGD: chịu trách nhiệm trước đảng uỷ hội đồng quản trị và tổng giám đốc của NHĐT&PTVN và mọi hoạt động của SGD theo nghĩa vụ và quyền hạn được quy định, giám đốc chịu sự quản lý nhà nước về thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng nhân dân, có trách nhiệm thực hiện các quyết định của thống đốc NHNNVN. - Phòng giao dịch: trực thuộc sở giao dịch, trực tiếp nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư thực hiện nghĩa vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng khác. - Phòng nguồn vốn kinh doanh: Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của sở giao dịch để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật, và thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh theo phân công của hội sở chính. - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: có chức năng thực hiện công việc kiểm tra kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo chấp hành đúng pháp luật và các quyết định của ngân hàng. Phản ánh đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quý, năm, báo cáo kịp thời các biểu hiện sai phạm, những rủi ro tiềm ẩn, những rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đặc biệt là rủi ro tín dụng. - Phòng thanh toán quốc tế: là trung tâm thanh toán đối ngoại của SGD trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế của sở cũng như của chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp đồng thời là trung tâm chuyển tiếp cho các chi nhánh trong hệ thống. - Phòng điện toán: có chức năng thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của SGD, tham mưu cho giám đốc về chiến lược phát triển công nghệ thông tin cơ sở. - Phòng kế hoạch tài chính: Nhiệm vụ chính là thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời mọi hoạt độngkinh doanh và các nhiệm vụ phát sinh tại sở giao dịch cũng như tại hội sở chính. Là đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của SGD. Thực hiện các chỉ tiêu tài chính tại hội sở chính và kiểm tra giám sát việc thực hiện tại các đơn vị trực thuộc SGD theo các văn bản quy định của bộ tài chính và ngành. - Phòng giao dịch khách hàng: là đầu mối tổ chức và thực hiện chính sách khách hàng của SGD với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xác định thị phần của SGD để tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, định hướng phát triển trên nền khách hàng bền vững nhằm phục vụ kinh doanh của sở. - Phòng tín dụng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng VND và ngoại tệ. Hiện nay sở giao dịch có 3 phòng tín dụng đó là phòng tind dụng 1,2,3. - Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ quản lý và đào tạo cán bộ trong ngân hàng cũng như thực hiện tuyển dụng cán bộ mới vào làm việc tại ngân hàng. Đồng thời thực hiện đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ đang làm việc tại ngân hàng trên cơ sở đánh giá cho điểm. 1.5. Sản phẩm dịch vụ chính. Hiện nay sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất phong phú và đa dạng, chất lượng tốt được khách hàng tin dùng. Các sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng bao gồm: - Tín dụng: bao gồm bảo lãnh: dự thầu, thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trước, bảo hiểm chất lượng sản phẩm, nộp thuế, mua thiết bị trả chậm, vay vốn nước ngoài, thanh toán, đối ứng. tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay ngân hàng không ngừng đa dạng hoá sản phẩm tín dụng của mình như: cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất, cho vay hỗ trợ trong khi chờ thanh toán, cho vay đối ứng bằng tiền gửi, cho vay tài trợ cho xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay mua nhà mua ôtô, đồng tài trợ… - Huy động vốn: bao gồm tiết kiệm thông thường, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang. - Dịch vụ: bao gồm dịch vụ thanh toán quốc tế: LC hàng nhập, LC hàng xuất, nhờ thu, chuyển tiền, chiết khấu, kí hậu đơn, bảo lãnh nhận hàng. Các dịch vụ khác: dịch vụ ATM, homebanking, thanh toán trong nước, trả lương tự động, thấu chi, thu chi hộ, thu đổi ngoại tệ tiền mặt, giữ hộ tài sản, dịch vụ ngân quỹ, chuyển kiều hối… Trong thời gian vừa qua ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt tiêu biểu như việc cung cấp các dịch vụ cho ASEM 5 năm 2004, và APEC năm 2006. - Cơ cấu dịch vụ tại sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam như sau: + Hoạt động thanh toán chiếm 40% trong tổng số. + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chiếm 10%. + Hoạt động bảo lãnh chiếm 36%. + Các dịch vụ khác chiếm 14%. 1.6. Các hoạt động nghiệp vụ của Sở giao dịch trong thời gian qua. 1.6.1. Hoạt động huy động vốn Trong năm 2005 số dư huy động đạt 741887 triệu đồng, Sở Giao Dịch đã cố gắng duy trì và giữ vững được vốn với doanh số giao dịch lớn hàng ngày, huy động vốn bình quân đầu người của sở lớn hơn so với toàn ngành. Không ngừng tiếp cận, mở rộng số khách hàng có tiềm năng tiền gửi thanh toán để khai thác kênh huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp, ổn định cơ cấu và hạ giá thành đầu vào. Bên cạnh công tác chủ động duy trì thị phần và mở rộng khách hàng, sở thực hiện tốt công tác huy động chứng chỉ tiền gửi ,triển khai sản phẩm mới nâng tổng số khách hàng lên hơn 23000 thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính vì vậy đến 31/12/2007 sở giao dịch đã huy động được hơn 1960000 triệu đồng. Có thể nói rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng lớn năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng gần gấp 3 lần nguồn vốn huy động năm 2005, Qua đó có thể thấy được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng cao, được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 1: Huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 I. Huy động 741887 1380576 1961549 1. Tiền gửi không kì hạn 103822 205576 524608 2. TG chuyên dùng của CN và TCKT 104 95228 285342 3. TG < 12 tháng của CN và TCKT 176569 382143 490501 4. TG > 12 tháng của CN và TCKT 242290 379918 478243 5. Kì phiếu ngắn hạn 114412 108375 138412 6. Kì phiếu dài hạn 31311 38753 1961 7. Tiết kiêm tích luỹ 204 1998 197 8. Chứng chỉ tiền gửi 70104 44875 40135 9. Trái phiếu 3071 51710 2150 - Bằng VND 452258 886512 1366.24 - Bằng ngoại tệ 289629 494064 595525 ( Báo cáo tín dụng 2005-2007 ) Tấc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng giảm năm 2006 so với 2005 mức tăng trưởng đạt 118.61% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2007 so với 2006 nhưng xét về quy mô thì năm 2007 so với năm 2006 có quy mô tăng lớn hơn so với quy mô tăng trưởng của năm 2006 so với 2005. Để đạt được mức tăng trưởng này ngân hàng đã có những chính sách khuyến khích các cá nhân và các tổ chức kinh tế gửi tiền như chính sách lãi suất bậc thang hay áp dụng các hình thức khuyến mại với giải thưởng hấp dẫn khi cá nhân tổ chức gửi tiền vào ngân hàng. Tấc độ tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây: Bảng 2: Tấc độ tăng trưởng nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Chênh lệch Tăng(%) Chênh lệch Tăng(%) Tiền gửi ngắn hạn 468415 118.61 575541 66.66 Tiền gửi trung và dài hạn 170274 49.07 5432 1.05 Tổng 638698 167.67 580973 67.71 ( Báo cáo tín dụng 2005-2007 ) 1.6.2. Hoạt động cho vay. Trong những năm vừa qua ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau thông qua hoạt động huy động vốn này ngân hàng đã thực hiện hoạt động cho vay nhằm thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay, và các khoản phí mà người vay phải trả cho ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng thông qua việc mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng quy mô cho vay, mở rộng hình thức cho vay… thông qua những chính sách đó mà hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng tăng về quy mô cũng như doanh số, được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 3 Hoạt động cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 1. Cho vay ngắn hạn 191850 782118 1059057 - VND 151430 299826 510007 - Ngoại tệ 40402 482292 549049 2. Cho vay trung và dài hạn 41286 141408 301518 - VND 38214 130111 292626 - Ngoại tệ 3072 11297 8892 ( Báo cáo tín dụng 2005-2007 ) Qua bảng trên ta có thể thấy rằng hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng gia tăng về doanh số, năm 2005 ngân hàng đã thực hiện cho vay với nền kinh tế là 191850 triệu đồng, đến 2006 tăng hơn 3 lần so với 2005, đến 2007 tăng hơn 5 lần so với 2005 và doanh số đạt hơn 1000000 triệu đồng. Có thể thấy rằng hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng gia tăng về doanh số đồng nghĩa với việc ngân hàng đã huy động có hiệu quả nguồn của nền kinh tế. Chất lượng tín dụng của Sở Giao Dịch là tốt vì qua các năm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ liên tục giảm và nằm trong giới hạn cho phép, cho thấy công tác thu nợ đạt được kết quả tốt và hoàn thành kế hoạch được giao. Trong cơ cấu tín dụng, các khoản tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cho vay theo kế hoạch của nhà nước và cho vay theo chỉ định của chính phủ tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xu hướng trong những năm tới cần tiếp tục nâng cao tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm thiểu các khoản cho vay theo chỉ định của chính phủ – các khoản cho vay có độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận không cao. Tấc độ tăng trưởng hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm vừa qua tăng rất nhanh trong đó phải kể đến là tấc độ tăng trưởng của năm 2006 so với 2005 đối với các khoản cho vay ngắn hạn là 307.67%, trong khi đó tấc độ tăng của năm 2007 so với 2006 chỉ là 35.40%. Tấc độ tăng trưởng trong cho vay dài hạn của ngân hàng trong năm 2006 so với 2005 là 242.5% trong khi đó năm 2007 so với 2006 là 113.22% tuy nhiên quy mô tăng của năm 2007 so với 2006 lại cao hơn quy mô của năm 2006 so với 2005. Tấc độ tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 4: Tấc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Chênh lệch Tăng % Chênh lệch Tăng % Cho vay ngắn hạn 590268 307.67 276939 35.40 Cho vay dài hạn 100122 242.5 160110 113.22 Doanh số cho vay 690385 296.12 437049 47.32 ( Báo cáo tín dụng 2005-2007 ) 1.6.3. Hoạt động dịch vụ. Năm 2005 thu ròng từ hoạt động dịch vụ của năm là 25.6 tỷ đạt 101,48% kế hoạch được giao bằng 27.33% lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2006 thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ là 49.512 tỷ bằng 26.78% lợi nhuận trước thuế. Các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ đã có tăng trưởng và phát triển mạnh cụ thể thông qua thu nhập từ thu phí của ngân hàng như sau: Bảng 5: Hoạt động thu phí dịch vụ. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Phí dịch vụ 1740 4619 9714 Phí bảo lãnh 80 117 1300 Thanh toán trong nước 266 346 265 Thanh toán quốc tế 927 2803 4436 Dịch vụ ngân quỹ 42 85 127 Thu khác 6 10 14 Kinh doanh ngoại tệ 419 1258 1772 Tổng 3480 9238 17628 Qua bảng thu phí của ngân hàng qua các năm ở trên có thể thấy rằng việc thu phí dịch vụ các năm có sự tăng trưởng khá nhanh năm 2005 thu từ phí dịch vụ là 3.48 tỷ đồng trong khi đó thi đến năm 2006 tăng lên 9.238 ty đồng tăng 165.46% so với năm 2005. Đến năm 2007 tăng lên 17.628 tỷ đồng tăng 90.08% so với năm 2006. Có thể thấy rằng hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong thời gian vừa qua được khách hàng tin tưởng và sử dụng để đạt được kết quả đó chính là sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. * Công tác bảo lãnh : công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt. Doanh số bảo lãnh năm 2007 đạt 1808,45 tỷ, số dư bảo lãnh quy đổi là 1964,6 tỷ tăng 80% so với 31/12/2006, tăng 6% so với kế hoạch. Thu từ phí dịch vụ bảo lãnh là 1.3 tỷ đồng. * Công tác thanh toán quốc tế : doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt 451 triệu USD bằng 101,2% với 2006, đạt 96,09% kế hoạch năm 2007. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 233 triệu USD. Chuyển tiền đi và chuyển tiền đến ( mậu dịch ) trong năm 2007 tăng lên 120% so với năm 2006 là 10500 món nhưng doanh số lại giảm chỉ đạt được 125,8 triệu USD. Sở giao dịch Đã soạn thảo và hoàn tất quá trình hạch toán chuyển tiền nhanh (Western Union) đã được Ban lãnh đạo duyệt và đưa vào áp dụng. Năm 2006 Sở không ngừng cải tiến quy trình, tác phong giao tiếp để phục vụ khách hàng tốt nhất, phát triển các dịch vụ hiện có đồng thời mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, như nhờ thu hàng xuất, thanh toán liên ngân hàng, VCB – money… Phát triển thu dịch vụ và mở rộng thị phần cũng như uy tín trên địa bàn. Tổng thu dịch vụ 27.4 tỷ đạt 18,4% tổng doanh thu toàn đơn vị. Đặc biệt hiện nay ngân hàng cũng đã mở rộng thêm những dịch vụ như: homebanking, phonebanking, trả lương tự động... * Công tác tiền tệ kho quỹ: Công tác tiền tệ kho quỹ luôn đảm bảo thu chi kịp thời, không để tiền đọng, không để khách hàng phi chờ đợi; đảm bảo việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xẩy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn kho quỹ. Hiện nay tình hình tiền giả xuất hiện nhiều đang trở thành áp lực với công tác kiểm ngân nhưng cán bộ ngân quỹ vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Công tác kiểm tra-kiểm soát nội bộ. Để đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được an toàn, công tác kiểm tra-kiểm soát đã được thực hiện trên tất cả các mặt nghiệp vụ của chi nhánh với nhiều hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm soát từ xa, kiểm tra tại chỗ. Qua công tác kiểm tra nội bộ đã phát hiện và chấn chỉnh bổ sung kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, góp phần tích cực vào kết quả hoạt đông và sự phát triển của chi nhánh. * Công tác quản trị điều hành -Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như các quy định của ngành, hệ thống. - Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin kịp thời, chính xác. - Thực hiện đúng chế độ phân cấp uỷ quyền. - Hàng tháng có sở kết đưa ra mục tiêu giải pháp cho tháng, quý sau, phát động thi đua khen thưởng vật chất kịp thời động viên cá nhân tập thể có thành tích suất xắc trong tháng, tổ chức các buổi hội thảo năng cao chất lượng làm việc của CBCNV - Thực hiện tốt quản lý tài sản, đảm bảo các điều kiện làm việc của cơ quan, thực hiện tốt công tác liên quan đến chế độ chính sách và đời sống của CBCNV. * Hiệu quả kinh doanh. Chênh lệch thu chi năm 2007 đạt 215 tỷ VND( trong đó 34 tỷ trích dự phòng rủi ro), lợi nhuận trước thuế đạt 167 tỷ bằng 125% kế hoạch được giao, tăng trưởng so với năm trước là 46,93%, trong đó tỉ trọng thu từ hoạt động dịch vụ là 32,24%, tăng 61,17% so với 2006 - Trích dự phòng rủi ro đạt 34 tỉ, hoàn thành 106,255% kế hoạch được giao - ROA đạt 0,87, hoàn thành 125% kế hoạch được giao. Tóm lại, Hoạt động của SGD trong những năm vừa qua là rất khả quan, và trong những năm tới, với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và của những người lãnh đạo, SGD sẽ còn tiếp tục phát triển và khẳng định vị trí trọng tâm của mình trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, cũng như trong hệ thống ngân hàng nói chung 1.6.4. Các hoạt động khác. * Hoạt động công đoàn: Hiện nay sở giao dịch có tất cả 260 đoàn viên công đoàn và có tới 15 tổ công đoàn khác nhau. Các tổ công đoàn này có nhiệm vụ động viên giáo dục cán bộ công nhân viên làm việc đúng pháp luật. Từ năm 1999 đến nay công đoàn liên tục được trao băng khen công đoàn xuất sắc và nhận cờ thi đua đơn vị xuất sắc của tổng liên đoàn lao động việt nam. * Hoạt động đoàn thanh niên: Sở giao dịch có khoảng 19 đoàn viên là thạc sỹ, trình độ trên đại học, có 36 đồng chí đang theo học tại các trường đại học danh tiếng trong nước và có 4 đồng chí đang theo học cao học tại nước ngoài. Đoàn thanh niên được đoàn thanh niên thành phố hà nội tặng cờ thi đua xuất sắc 3 năm liên tục 2003-2005. * Hoạt động vì cộng đồng: Sở giao dịch tham gia các hoạt động vì cộng đồng như: các quỹ từ thiện ủng hộ thiên tai bão lụt, ủng hộ bệnh nhân ngèo… do công đoàn phát động với số tiền 290 tỷ đồng. * Hoạt động thể dục thể thao: Sở giao dịch cũng thường xuyên tham gia các phong trào thể dục thể thao do thành phố và ngành tổ chức, và cũng thường xuyên tổ chức hội thi thể dục thể thao dành cho cán bộ công nhân viên trong sở nhằm động viên cán bộ làm việc tốt hơn. 1.7. Định hướng phát triển của sở giao dịch trong thời gian tới. Hiện nay sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển là một trong những sở giao dịch thực hiện kinh doanh trực tiếp cho trụ sở chính, trong thời gian vừa qua sở đã đạt được những kết quả tốt được ban lãnh đạo ngân hàng khen ngợi. Tổng tài sản của sở giao dịch tính đến năm 2006 là hơn 14000 tỷ đồng, có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo sở giao dịch cũng như sự cố gắng của tập thể cán bộ đang làm việc tại sở. Trong thời gian tới sở phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng tín dụng nhằm củng cố thương hiệu trong mắt của khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển đã và đang đứng trước những khó khăn và thách thức không hề nhỏ đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, không những thế trong thời gian nay có hàng loạt các ngân hàng mới được chính phủ cho phép thành lập cũng là một thách thức không nhỏ đối với ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra thị trường tài chính trong và ngoài nước đang trong giai đoạn khó khăn cũng là một khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung và đối với sở giao dịch 1 ngân hàng đầu tư và phát triển nói riêng vì vây sở phải có những định hướng trong tương lai nhằm giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả, xứng đáng với những gì mà ban lãnh đạo của ngân hàng đầu tư và phát triển mong đợi. Dưới đây là một số định hướng trong hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới: 1.7.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng của sở giao dịch trong thời gian tới. a. Chuyển dịch cở cấu cho vay - một chiến lược quan trọng của các Ngân hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37229.doc