Báo cáo Thực tập tại Sở Điện Lực Hải Dương

Lời nói đầu Trong công cuộc Công nghiệp hoá và hiện đại hóa hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Một trong những ngành cơ sở hạ tầng quan trọng hiện nay đang được đẩy mạnh đầu tư và phát triển đó là xây dựng và phát triển hệ thống lưới điện truyền tải và cung cấp điện năng. Hiện nay, việc đầu tư cho phát triển điện năng là lĩnh vực đầu tư đem lại nhi

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Sở Điện Lực Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều hiệu quả và lợi ích cho các ngành và lĩnh vực khác của toàn xã hội . Tuy nhiên chi phí đầu tư cho một dự án xây dựng điện là không nhỏ đòi hỏi phải được tính toán rất chi tiết, không thể để bất kì một sai sót nào bởi vì mỗi một sai lầm dù nhỏ đối với công trình điện sẽ gây ra hậu quả rất lớn không chỉ về vật chất, kinh tế mà còn về con ngời. Điều đó đòi hỏi vai trò của các Công ty tư vấn, khảo sát thiết kế điện là rất quan trọng. Trong thời điểm hiện nay, khi mà nhu cầu về điện năng cung cấp cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt....ngày một tăng lên, tình trạng quá tải của các công trình cấp điện đang ở mức báo động, tổn thất điện năng lớn không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn làm giảm khả năng an toàn liên tục của hệ thống điện. Do đó, việc mở rộng, xây mới cũng như cải tạo nâng cấp các công trình điện là rất cần thiết. Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập tốt nghiệp, với nhiệm vụ: Tìm hiểu quá trình lập dự án đầu tư nói chung và dự án lưới điện nói riêng, để từ đó đi đến việc phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án cải tạo và nâng cấp một trạm biến áp 110/35/6KV nhằm nâng cao tính an toàn, hiệu quả làm việc của trạm biến áp trong hệ thống lới điện, đồng thời giảm tổn thất điện năng và thiệt hại về kinh tế. Phần I: Cơ cấu tổ chức hành chính sản xuất kinh doanh của sở điện lực Hải Dương. I. Đ ặc điểm của Sở Điện Lực Hải Dương 1. Quá trình hình thành phát triển của sở điện lực HảI Dương. Điện lực Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Điện lực Hải Dương được thành lập từ tháng 4-1997. Hiện nay số CBCNV tính đến ngày 30/12/2002 có 658 người bao gồm: - Viên chức quản lý là 143 người. - Nhân viên 41 người - Công nhân 420 người - Cán bộ đoàn thể chuyên trách 1 người. 2. Chức năng , nhiệm vụ của Sở Điện Lực Hải Dương 2.1. Chức năng: - Sở điện lực Hải Dương trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và điều lệ của tổng công ty điện lực Việt Nam giao,có tài khoản,có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có con dấu riêng. -Sở điện lực Hải Dương có chức năng điều hành hệ thống sản xuất kinh doanh trong sỏ điện lực và điạ phương trực thuộc sở quản lý. - Quản lý vận hành, xây dựng, sửa chữa lưới điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo kế hoạch của Công ty điện lực 1 giao. - Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng, an toàn liên tục và đảm bảo chất lượng. - Tham gia với tỉnh Hải Dương trong việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, nguồn vốn ... đã được Công ty điện lực 1 giao. - Quản lý, sử dụng và xây dựng đội ngũ CBCNV để đáp ứng nhiệm vụ của đơn vị trong từng giai đoạn phát triển. 2.2 Nhiệm vụ: Sở diện lực Hải Dương chịu trách nhiệm về các vấn đề sau : - Thực hiện, việc quản lý tập trung thống nhất toàn bộ các mặt công tác từ công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh điện, tài chính, quản lý kĩ thuật, quản lý vận hành, điều phối lưới điện tại địa phương trực thuộc. - Lập kế hoạch phát triển khách hàng hàng năm và dài hạn (5năm). Lập dự báo nhu cầu phụ tải hàng quý, hàng năm. -Trực tiếp giả quyết phương án cấp điện cho khách hàng ngoài diện công ty quản lý (điện áp dưới 35kV, công suất dưới 1000 kW). Lập hồ sơ phương án cấp điện : + Tổ chức khảo sát thực tế. + Lập sơ đồ cấp điện (điểm đấu đường dây, nhánh dây). + Tính toán dung lượng bù. + Tính toán các thông số kĩ thuật cho sơ đồ cấp điện (khả năng tảI của nguồn và các đường dẩytước và sau khi lắp trạm biến áp mới, tổn thất điện áp). + Hệ thống đo lường. - Được uỷ quyền kí kết và mua bán điện cho mọi khách hàng sử dụng điện trong địa bàn quản lý theo đúng pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của công ty. Quản lý chặt chẽ hồ sơ mua bán điện. Hàng năm phải quyết toán và thanh lý hợp đồng mua bán điện hết hạn. - Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh điện năng có hiệu quả, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ viên chức có đủ trình độ chuyên môn, tư cách tốt để làm công tác này. - Phân tích điện thương phẩm và điện năng chuyên tải, phân phối, điện năng tổn thất. Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng được giao và các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng. - Hàng tháng báo cáo tình hình quản lý và phát triển khách hàng theo mẫu báo cáo kinh doanh điện năng. * Nhiệm vụ của Sở Điện Lực Hải Dương trong công tác bán điện: + Lập kế hoạch và tổ chúc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch công ty giao. + Trên cơ sở hợp đồng mua bán điện áp dụng đơn giá bán điện theo đúng qui định, hướng dẫn của nhà nước và công ty. + Thực hiện ghi chỉ số công tơ bán điện cho khách hàng theo đúng lịch, lập hoá đơn tiền điện, thu nộp tiền điện và chấm xoá nợ đúng các qui định trong các qui trình hiện hành của tổng công ty và của công ty. + Tổng hợp kết quả bán điện, lập báo cáo kinh doanh điện năng theo đung mẫu và thời gian qui định của công ty. * Nhiệm vụ của Sở Điện Lực Hải Dương trong công tác điện nông thôn: + Lập và thực hiện kế hoạch hỗ trợ điện nông thôn thộc địa bàn quản lý thình công ty phê duyệt. +Tư vấn cho địa phương về xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện cũtheo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và kinh doanh bán điện. + Kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng đa dạng hoá mô hình tổ chức quản lý bán điện, đại lý bán điện, đảm bảo bán lẻ tới hộ nông dân dùng điện không vượt mức giá trần qui định của nhà nước. + Cùng với chính quyền và các tổ chức quản lý điện ở địa phương, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý và bán điện ở nông thôn theo đúng qui định. * Nhiệm vụ của Sở Điện Lực Hải Dương trong việc quản lý kỹ thuật nguồn điện: + Đảm bảo tuân thủ theo phương thức vận hành của trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc và các qui định về bảo vệ môi trường của nhà nước. + Thực hiện công tác sữa chữa thường xuyên, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục chất lượng điện. Lập kế hoạch sửa chữa lớn trình công ty phê duyệt. + Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được công ty phê duyệt, thực hiện các giải pháp hạ chi phí sản xuất. + Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thường xuyên, định kì và đột xuất về tình hình sản xuất điện, các diễn biến sự cô về nguồn phát điện. + Xây dựng và ban hành qui chế thưởng tiết kiệm nhiên liệu, điện tự dùng của điện lực và thực hiện việc xét thưởng hàng quý. +Đảm bảo thực hiện các công trình phục hồi cải tạo, nâng cấp mở rộng và hiện đại hoá các hạng mục sửa chữa lớn đúng tiến độ, khối lượng, châtc lượng dã được duyệt. * Nhiệm vụ của Sở Điện Lực Hải Dương trong công tác quản lý vận hành và điều phối lưới điện: + Chấp hành mệnh lệnh chỉ huy thống nhất của điều độ quốc gia và trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc (A1) trong quá trình điều hành và thực hiện phương thức vận hành, xử lý sự cố trong hệ thống điện. + Các đơn vị phải chủ động xử lý khắc phục nhanh sự cố lưới điện, hạn chế đến mức thấp nhất số lần mất điện và thời gian mất điện và phải báo cáo công ty ngay sau khi khắc phục xong sự cố. Trong trường hợp các sự cố lớn, nghiêm trọng vượt quá khả năng xử lý của sở thì phải báo cáo ngay về công ty để có biện pháp chỉ đạo giảI quyết kịp thời (báo cáo qua TĐH1 và FAX về phòng điều phối lưới điện của công ty). + Nghiêm chỉnh chấp hành các qui dịnh qui phạm của tổng công ty trong công tác quản lý vận hành lưới điện. Thực hiện đầy đủ chế đọ báo cáo thường xuyên, định kì và đột xuất tình hình vận hành lưới điện và diễn biến sự cố (nếu có). + Giám đốc sở điện lực là người chịu trách nhiệm về quản lý điều hành, điều độ lưới điện phân phối được phân cấp. + Giám đốc sở cũng đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi huấn, kiểm tra, công nhận và kí quyết định bổ nhiệm điều độ viênlưới điện phân phối cũng như thông báo với điều độ miền và các đơn vị quản lý vận hành trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển thoe uỷ quyền của giám đốc công ty. Ngoài ra, sở điện lực Hải Dương còn thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực sửa chữa xây dựng các công trình lưới điện. *Phần kế hoạch : Căn cứ vào nguồn lực của sở, định hướng kế hoạch của tổng công ty điện lực Việt Nam và dự báo phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong khu vực quản lý. Căn cứ vào thông báo và hướng dẫn của công ty, sở điện lực có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các số liệu, thông tin cần thiết để công ty điện lực I có cơ sở tổng hợp xây dựng kế hoạch 5 năm có phân chia từng năm. Trên cơ sở các mục tiêu nhiệm vụ và thực tế nguồn lực của mình. Sở điện lực Hải Dương có trách nhiệm lập kế hoạch dài hạn 5 năm có phân chia ra từng năm trình công ty phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau : Kế hoạch sản xuất điện. Kế hoạch kinh doanh điện năng, phát triển khách hàng. Kế hoạch sửa chữa lớn. Kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Kế hoạch đầu tư xây dựng. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển. Kế hoạch vật tư, thiết bị, phụ tùng Kế hoạch tài chính, giá thành. Kế hoạch tổ chức, lao động và tiền lương. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên và nghiên cứu khoa học. Kế hoạch cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối. Kế hoạch phát triển các nguồn điện nhỏ. *Phần tài chính : Quản lý, bảo toàn vốn phát triển được giao. Sở điện lực có quyền huy động vốn theo pháp luật để phục vụ chung cho mọi hoạt độnh sản xuất kinh doanh của sở điện. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra,Sở điện lực HảI Dương quản lý, sử dụng và phát triển vốn. Cụ thể như sau: - Trách nhiệm của sở điện lực Hải Dương trong việc quản lý tài sản và các loại vốn: + Quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tàI sản và nguồn lực do Công ty giao đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước và qui định hiện hành của tổng công ty. + Lập hồ sơ đúng thủ tục trình công ty xét duyệt ( Hoặc trình Tổng công ty xét duyệt )việc thanh lý xử lý tài sản cố định không cần sử dụng, sử dụng không hiệu quả, lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng…. Thuộc vốn ngân sách do Công ty hoặc Tổng công ty cấp cho Sở. + Được quyền thanh xử lý tài sản cố định do Sở đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung theo các thủ tục qui dịnh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hạch toán lãI lỗ theo đúng chế độ tài chính hiện hành. +Trong trường hợp cần thiết Sở được Công ty uỷ quyền vay vốn tín dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chế độ hiện hành của nhà nước. + Lợi nhuận được để lại (sau khi nộp về Công ty) thuộc phần sản xuất kinh doanh khác, Sở được quyền sử dụng theo chế độ hiện hành của nhà nước. - Trách nhiệm của sở điện lực Hải Dương trong việc quản lý công tác kế hoạch hoá tài chính : + Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính đồng thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Công ty vào tháng 10 của năm trước năm kế hoạch. +Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính năm đã được Công ty duyệt đảm bảo tiết kiệm, hạ giá thành, tăng doanh thu và lợi nhuận thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ kinh tế tài chính nhà nước qui định. - Trách nhiệm của Sở điện lực Hải Dương trong công tác tổ chức hạch toán kế toán : +Sở được mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, thanh toán nội và ngoại tệ tại các ngân hàng chuyên doanh tại địa phương. Sở cũng được quyền mở tài khoản hạn mức tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh tại địa phương. + Sở được tổ chức bộ máy kế toán tài chính để cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời những hoạt động kinh tế phát sinh trong sở, nắm chắc tình hình tài sản và tiền vốn của mình. Thực hiện theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và chế độ kế toán hiện hành của Công ty và Tổng công ty. + Hạch toán nội bộ về giá thành sản xuất kinh doanh điện, Sở phải hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá thành, doanh thu, thúe của phần sản xuất kinh doanh điện theo chế độ kế toán của nhà nước và qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tổng công ty. + Hạch toán đầy đủ chính xác kịp thời về giá thành, doanh thu, thuế, lãi lỗ của phần sản xuất kinh doanh khác (ngoài kinh doanh điện năng) theo chế độ kế toán tài chính hiện hành. + Sở có trách nhiệm thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác kịp thời vốn đầu tư và chi phí đầu tư của các dự án theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước. + Sở đồng thời có trách nhiệm theo dõi và thu hồi công nợ thuộc phạm vi quản lý của mình. III. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của Sở điện lực Hải Dương Do đặc điểm của ngành điện và do nhu cầu về mặt quản lý nên tổ chức bộ máy quản lý của Sở Điện Lực Hải Dương được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, nghĩa là giám đốc là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý Công ty, các bộ phận sản xuất của Công ty và các phó giám đốc cùng các phòng ban tham mưu cho Giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ cuả mình, giúp Giám đốc ra những quyết định, chỉ thị công tác đúng đắn. 1.Bộ máy quản lý của Sở Điện Lực Hải Dương bao gồm: Ban giám đốc 4 người: Giám đốc: giám đốc Sở Điện Lực Hải Dương là người được tổng giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm, được giám đốc công ty diện lực 1 giao nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam, giám đốc công ty điện lực 1 về mọi mặt sản xuất, kinh doanh, việc thực hiện chế độ chính sách và đời sống của CBCNV Sở Điện Lực Hải Dương. Giám đốc là người đại diện của Sở Điện Lực Hải Dương trước pháp luật. Trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở Điện Lực Hải Dương có trách nhiệm phân công công việc cho các Phó giám đốc và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của các phòng: Kế hoạch - đầu tư. Phòng tổ chức – thanh tra. Phòng tài chính kế toán. Giám đốc Sở Điện Lực Hải Dương trực tiếp: Kí các quyết định đề bạt, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật CBCNV, hợp đồng lao động, các nội quy, quy chế của điện lực ban hành, các quyết định tiếp nhận, sa thải lao động và các quyết định khác theo quy chế phân cấp đã ban hành. Kí các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền của giám đốc Công ty điện lực 1. Kí duyệt các quyết toán, các báo cáo tài chính, các phiếu chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực, các hợp đồng mua bán các trang thiết bị hành chính, các quyết định giao nhiệm vụ, các kế hoạch sản xuất kinh doanh… *Các phó giám đốc Sở Điện Lực Hải Dương : 3 phó giám đốc. Phó giám đốc điện lực Hải Dương được giám đốc Công ty điện lực 1 ra quyết định bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc Sở Điện Lực Hải Dương và được giám đốc Sở Điện Lực Hải Dương giao nhiệm vụ trực tiếp quản lí, chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty điện lực 1 và giám đốc Sở Điện Lực Hải Dương Phó giám đốc phụ trách vật tư xây dựng cơ bản Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật 2/ Mô hình tổ chức Điện lực Hải Dương : Điện lực Hải Dương gồm 24 đơn vị a/ Khối phòng ban nghiệp vụ : gồm 12 phòng và 01 tổ trực thuộc gồm : - Phòng HCQT ký hiệu P1 - Phòng Kế hoạch ký hiệu P2 - Phòng Tổ chức thanh tra ký hiệu P3 - Phòng Kỹ thuật ký hiệu P4 - Phòng Tài chính KT ký hiệu P5 - Phòng Vật tư vận tải ký hiệu P6 - Phòng Kinh doanh ĐN ký hiệu P7 - Phòng Xây dựng cơ bản ký hiệu P8 - Phòng An toàn ký hiệu P9 - Phòng điện nông thôn ký hiệu P10 - Phòng Điều độ ký hiệu P11 - Phòng Máy tính ký hiệu P12 - Tổ thiết kế. b/ Khối sản xuất gồm : - CNĐ TP Hải Dương - CNĐ Tứ lộc - CNĐ Kim thành - CNĐ Kinh môn - CNĐ Cẩm bình - CNĐ Chí linh - CNĐ Nam thanh - CNĐ Ninh thanh - Phân xưởng 110kv - Phân xưởng Thí nghiệm đo lường -Đội Xây lắp điện. 3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng . Phòng kế hoạch và đầu tư. - Trên cơ sở các mục tiêu của công ty và cân đối năng lực của Sở, hướng dẫn các đơn vị trong Sở xây dựng kế hoạch từng mặt của mình. Chủ trì tổng hợp và cân đối xây dựng kế hoạch toàn diện của Sở ( bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, đại trang sửa chữa lớn, thi công xây lắp, sản xuất và dịch vụ khác….). Tổ chức thông qua sở và trình duyệt cấp trên. - Chuẩn bị cho giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị trong Sở sau khi kế hoạch được duyệt. Tổ chức việc theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và điều độ kế hoạch nếu thấy cần thiết. - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện kế hoạch toàn diện của Sở. Khai thác và cân đối các nguồn lực của Sở, các nguồn vốn để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhằm hạ giá thành sản xuất kinh doanh. - Chuẩn bị hội nghị các kế hoạch giao ban tuần, tháng. Tổ chức định kỳ việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của từng đơn vị và toàn Sở. - Tổ chức công tác thống kê sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, báo cáo đầy đủ và kịp thời cho cấp trên. - Đầu mối xây dựng và áp dụng các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Sở và Công ty. - Nghiên cứu đề xuất cho Giám đốc phương án mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụngoài sản xuất chính. - Theo dõi kiểm tra và xác nhận hoàn thành kế hoạch của các đơn vị trong Sở. Phòng tổ chức lao động. - Trên cơ sở đặc điểm tình hình của Sở và các qui định mẫu của Công ty, nghiên cứu, đề xuất các tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Sở để trình Công ty hoặc Sở quyết định theo phân cấp của Công ty. - Tổ chức triển khai thành lập, giải thể, sát nhập các tổ chức sau khi có quyết định. Xây dựng qui chế nhiệm vụ cho các đơn vị, các chức danh trong Sở.Xây dựng biên chế và áp dụng chức danh viên chức trong toàn Sở. - Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch đời sống xã hôi hàng năm, quý, tháng trình công ty duyệt và triển khai sau khi được duyệt. - Nghiên cứu tổ chức lao động khoa học. Xây dựng định mức, định biên cho các đơn vị và các loại công việc. Lập dự án bố trí lao động, điều động sắp xếp trình Giám đốc quyết định đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý của Sở. - Trên cơ sở qui chế trả lương, thưởng của Công ty, xây dựng qui chế trả lương, trả thưởng cho toàn sở tổ chức cho việc trả lương trả thưởng cho CBCNVC theo đúng qui chế. - Quản lý công tác nhân sự của Sở bao gồm tuyển dụng, bố trí, đề bạt, khen thưởngkỷ luật, giả quyết các chế độ cho người lao động. Quản lý chặt chẽ chính xác hồ sơ CBCNVC của Sở. - Tổ chức công tác thống kê lao động, tiền lương, tổ chức cán bộ, báo cáo chính xác và đúng hạn cho cấp trên và phục vụ công tác thông tin kinh tế của Sở kịp thời. - Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng bậc hàng năm và tổ chức thực hiện theo phân cấp của Công ty. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động cho công nhân trong Sở. - Thực hiện công tác thanh tra thủ trưởng về việc thực hiện pháp luật và các quyết định của Giám đốc Sở và cấp trên. Đề xuất Giám đốc giải quyết các vụ việc khiếu tố trong Sở. - Tổ chức công tác bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản và trật tự an ninh phòng cứu hoả trong Sở. - Giúp Giám đốc tổ chức công tác thi đua khen thưởng của Sở, phát hiện kịp thời và khen thưởng các đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác snả xuất. Phòng tài chính kế toán. - Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tài chính tín dụng hàng năm, quý, tháng của Sở, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, quỹ của Sở phục vụ cho yêu cầu SXKD. - Thực hiện các biện pháp đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính cho các hoạt đọng của Sở, đề xuất việc sử dụng linh hoạt các loại vốn, quỹ trên nguyên tắc có hoàn trả phục vụ kịp thời cho yêu cầu snả xuất kinh doanh của Sở. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, cấp phát, thu nộp tài chính theo đúng chế độ tài chính qui định đối với CBCNVC, khách hàng, ngân sách và cấp trên. - Quản lý vốn và mọi tài sản của Sở theo đúng chế độ qui định của nhà nước về mặt giá trị và hiện vật. Chủ trì việc kiểm kê, đối chiếu định kỳ và thường xuyên theo qui định đối với mọi tài sản của sở. - Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn Sở nhằm đảm bảo việc ghi chép tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác tình hình hoạt động kinh tế tài chính của Sở theo đúng pháp lệnh kế toán của nhà nước và qui định của công ty. Hướng dẫn các đơn vị trong Sở thực hiện thống nhất và đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ sổ sách báo cáo kế toán, qui trình hạch toán kế toán, lưu chuyển chứng từ…. Theo đúng qui định. - Thực hiện chế độ thanh toán, quyết toán, báo cáo theo đúng qui định của nhà nước và công ty. - Chủ trì cùng với các phòng liên quan tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, tình hình thực hiện giá thành, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả snả xuất kinh doanh. - Chịu trách nhiệm việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, với cấp trên và bạn hàng theo phân cấp của công ty. - Chủ trì việc thanh xử lý tài sản hư hỏng, kém phẩm chất, tồn kho ứ đọng theo đúng qui định của công ty. - Kiểm tra kiểm soát thường xuyên và định kỳ các đơn vị trong Sở có hoạt động tài chính kinh tế chấp hành các qui định nhằm kịp thời chấn chỉnh các khiếm khuyết, giữ nghiêm kỷ luật tài chính, qui định của nhà nước. - Quản lý việc thực hiện chính sách tài chính giá cả trong toàn Sở. Tham gia ký kết các hợp đồng tài chính của Sở với khách hàng. - Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ, tài liệu kế toán. Cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan. - áp dụng tin học, đưa nhanh vi tính vào sử dụng trong công tác tài chính kế toán của Sở. Phòng vật tư vận tải: - Xây dựng kế hoạch nhu cầu và đơn đặt hàng về vật tư thiết bị cho các yêu cầu sản xuất kinh doanh, sửa chữa, xây dựng cơ bản của Sở. - Tổ chức việc cung ứng vật tư theo kế hoạch và phân cấp của công ty, đảm bảo đấp ứng kịp thời, đầy đủ, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho nhu cầu của toàn Sở, đồng thời không để gây tồn kho ứ động quá định mức. - Tổ chức việc bảo quản vật tư thiết bị, quản lý kho tàng bến bãi. - Thực hiện việc cấp phát kịp thời vật tư thiết bị theo kế hoạch cho các đơn vị và các nhu cầu của Sở. - Thực hiện công tác thống kê, ghi chép, chế độ sổ sách, thẻ kho, chứng từ đầy đủ chính xác theo qui định. - Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ và đột xuất. Tham gia thanh xử lý vật tư ứ đọng, hư hỏng, kém phẩm chất. - Tổ chức việc thu hồi vật tư sau đại trang cải tạo, kết dư công trình, tổ chức việc quyết toán vật tư với các đơn vị trong Sở và cấp trên theo qui định. - Kiểm tra việc sử dụng vật tư tiết kiệm, đúng mức kỹ thuật, bảo quản vật tư dự phòng…. Của các đơn vị trong Sở. - Quản lý công tác vận tải của Sở. Lập kế hoạch và điều độ phương tiện phục vụ cho nhu cầu của Sở, quản lý xe và các phương tiện bốc xếp của Sở. Phòng kỹ thuật và thanh tra an toàn. - Quản lý kỹ thuật trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh lưới điện và thiết bị điện của Sở Điện Lực Hải Dương. Đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, liên tục kinh tế cho mọi khách hàng của Sở Điện Lực Hải Dương. -Lập phương án sửa chữa định kỳ và đột xuất lưới điện và thiết bị do Sở Điện Lực Hải Dương quản lý. - Nghiên cứu phương án vận hành tối ưu, tính toán và đề xuất các biện pháp giảm tổn thất điện năng, giảm tổn thất trên lưới điện thuộc Sở Điện Lực Hải Dương quản lý. Phân tích sự cố và đề ra các biện pháp phòng chống. - Quản lý kỹ thuật đo đếm cho toàn sở. - Tổ chức áp dụng quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng và ban hành các quy trình, nội quy thuộc nội bộ Sở Điện Lực Hải Dương. - Kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị trong Sở Điện Lực Hải Dương. - Nghiên cứu, đề xuất, đổi mới trang bị, cải tiến kỹ thuật. Quản lý công tác sáng kiến cải tiến của Sở Điện Lực Hải Dương. - Xây dựng kế hoạch trang bị an toàn hàng năm, tổ chức công tác kiểm tra an toàn thường xuyên và định kỳ, tổ chức điều tra sự cố và tai nạn lao động xảy ra trong Sở Điện Lực Hải Dương. Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn lao động trong toàn sở. Tổ chức tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân. -Tư vấn hướng dẫn hỗ trợ cho nông thôn trong việc phát triển xây dựng và quản lý mạng điện nông thôn. -Tổ chức công tác dịch vụ thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình và thiết kế sửa chữa theo giấy phép của Sở Điện Lực Hải Dương. -Tổ chức công tác thống kê và báo cáo kỹ thuật theo quy định của ngành. Phòng kinh doanh điện năng - Điều tra, dự báo lập kế hoạch phát triển khách hàng và điện năng tiêu thụ hàng năm và dài hạn cho Sở Điện Lực Hải Dương. - Tiếp nhận yêu cầu và chuẩn bị các hợp đồng cho Sở Điện Lực Hải Dương ký kết. - Quản lý việc đo đếm điện năng nhận của Công ty, giao cho chi nhánh và bán cho khách hàng của Sở Điện Lực Hải Dương. - Theo dõi và tính toán tổn thất thực hiện trong toàn sở, cùng phòng kỹ thuật phân tích tổn thất và tự mình đề ra các biện pháp chống tổn thất thương mại. -Thực hiện việc áp giá điện, tính toán tình hình, thực hiện kiểm tra việc thực hiện của các chi nhánh. - Quản lý công tác ghi chỉ số công tơ. -Tổ chức quản lý việc thu nộp tiền điện. -Quản lý và kiểm tra việc sử dụng điện hợp pháp và kinh tế của khách hàng. Tổ chức việc chống lấy cắp điện. -Thường trực và chuẩn bị cho hội đồng xử lý những khách hàng vi phạm sử dụng điện. -Thực hiện công tác thống kê báo cáo theo quy định. Phòng hành chính và quản trị Trung tâm điều độ lưới điện: Là đơn vị chỉ huy vận hành lưới điện của Sở Điện Lực Hải Dương có nhiệm vụ lập phương thức vận hành hàng ngày, tháng năm và dài hạn lưới điện thuộc phạm vi quản lý của Sở Điện Lực Hải Dương. Điều độ vận hành lưới điện hàng ngày theo lệnh của điều độ cấp trên và chỉ huy thao tác vận hành lưới điện trong phạm vi phân cấp của sở, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng cho khách hàng, đảm bảo vận hành kinh tế. 4/ Công tác kỹ thuật - an toàn. Hệ thống lưới điện của Điện lực Hải Dương, bao gồm đường dây, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù ở các cấp điện áp với độ dài và số lượng cụ thể như sau : - Đường dây 0,4 kv : 300 km - Đường dây 10kv : 305,2 km - Đường dây 6 kv : 102,1 km - Đường dây 35kv : 922 km - Đường dây 22kv : 5,5 km - Đường dây 110kv : 125,9 km - Trạm biến áp 110kv : 6 trạm, 11 máy, công suất 247.600 kva - Trạm biến áp 35/10kv : 6 trạm, 11 máy, công suất 18.000kva - Trạm biến áp 35/6kv : 6 trạm, 7 máy, công suất 16.150 kva - Trạm biến áp 35/0,4 kv : 775 trạm, 829 máy, công suất 203.080 kva - Trạm biến áp 10/0,4kv : 213 trạm, 216 máy, công suất 45.940 kva - Trạm biến áp 6/0,4 kv : 172 trạm, 188 máy, công suất 51.760 kva - Trạm biến áp 22/0,4kv : 2 trạm, 2 máy, công suất 5060 kva - Trạm cắt : 5 trạm 5/ Hiệu quả hoạt động kinh doanh : Điện lực Hải Dương quản lý và cung cấp điện với số lượng khách hàng trên địa bàn tỉnh gồm 28.464 khách hàng mua điện. Trong đó : - Nông lâm ngư nghiệp : 37 khách hàng - Công nghiệp xây dựng : 571 khách hàng - Thương nghiệp dịch vụ : 124 khách hàng - Quản lý tiêu dùng : 27.570 khách hàng - Các hoạt động khác : 162 khách hàng. Số lượng công tơ đo đếm điện năng Điện lực Hải Dương quản lý là 31.162 chiếc công tơ . 1 pha là 28.610 chiếc, 3 pha là 2.552 chiếc. Điện lực Hải Dương đã thực hiện các chỉ tiêu trong năm là : TT Tên chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện Đạt % 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng điện nhận Điện thương phẩm Điện tổn thất Tỷ lệ điện tổn thất Thu tiền điện Nộp tiền điện Nộp thuế Giá bán điện bình quân Tổng doanh thu Triệu kwh “ “ % Tỷ đồng “ “ đ/kwh tỷ đồng 529,550 7,50 339,856 297,664 18,800 578,833 306,54 564,499 542,840 21,652 6,53 348,130 307,786 18,800 581,309 315,557 102,51 - 0,97 102,43 103,4 100 + 2,476 102,95 Thu nhập bình quân là 1.504.833đ/người/tháng. Phần II: Cơ sở Lý thuyết. I. Trình tự đầu tư và xây dựng. Bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư. Thực hiện đầu tư. Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chuẩn bị đầu tư: 1.1. Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư bao gồm: 1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư. 2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoàI nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản phẩm sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. 3. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. 4. Lập dự án đầu tư. 5.Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư. 1.2. Lập dự án đầu tư bao gồm: 1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đầu tư. 2. đối với các nhóm dự án A chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên ứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Trường hợp dự án đã được Quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì cần lập báo caó nghiên cứu khả thi. a) Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần ( hoặc tiểu dự án ) thì những dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được lập báo cáo nghiên cứu khả thi như mộy dự án đầu tư độc lập, việc trình duyệt và quản lý phải theo qui định của dự án nhóm A. b) Đối với dự án nhóm B chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nếu xét thấy cần thiết phảI lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì người có thẩm quyền quyết đinhj đầu tư xem xét quyết định và có yêu cầu bằng văn bản. 3. Đối với các nhốm dự án C có mức vốn đầu tư từ 1 tỉ đồng trở lên, chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Các dự án có mức vốn đầu tư dưới 1 tỉ đồng, các dụ án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghiệp và các dự án của các nghầnh đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được Bộ quản lý nghiên cứu ngành phê duyệt trên cơ sở qui hoạch tổng thể đối với từng vùng thì không phảI lập báo cáo nghiên cứu khả thỉiêng cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư. Nội dung báo cáo đầu tư do bộ kkế hoạch và đầu tư hướng dẫn cụ thể. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tàI liệi cơ sở, chủ đầu tư đã nghiên cứu, so sánh và lựa chọn phương án đầu tư để gửi cơ quan thẩm định đầu tư và trình người có thẩm quyênf quyết định đầu tư xem xét , quyết định. 1.3. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm: 1. Nghiên cứu về sự cần thiết phảI đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn . 2. Dự kiến qui mô đầu tư hình thức đầu tư . 3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử d._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25186.doc
Tài liệu liên quan