Thực tập tổng hợp
I. Lịch sử phát triển.
Tên đơn vị :Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Indystry.
Tên viết tắt: VCCI.
Ngày thành lập: 27/4/1963.
Trụ sở: Số 9 phố Đào Duy Anh- quận Đống Đa- TP.Hà Nội.
Tổng số cán bộ CNV: 777 người.
Thời kỳ từ năm 1963 đến 1974 đây là thời kỳ xây dựng tổ chức và hoạt động của phòng trong điều kiện cả nước có chiến trang.
Thời kỳ này Phòng Thương mại đã tích cực triển khai việc xây dựng bộ máy tổ chức,
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao gồm những bộ phận chính như giao dịch quốc tế, pháp lý, hội chợ triển lãm, nghiên cứu về thông tin và thị trường. Hai hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hàng hải được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại. Công việc của Phòng Thương mại đang được tiến triển thì cuộc chiến tranh phá hoại Miền bắc nổ ra, trong tình hình đó Phòng Thương mại tiếp tục các hoạt động của mình nhằm duy trì quan hệ thương mại với một số nước và thị trường, chủ yếu là thị trường các nước Tư bản chủ nghĩa để đảm bảo các yêu cầu xuất nhập khẩu của cả nước, một mặt tham gia vào cuộc đấu tranh về pháp lý và chính trị chống những hoạt động bao vây, phong toả kinh tế, mặt khác tiếp tục công tác sưu tầm, nghiên cứu thị trường, thương nhân và luật lệ buôn bán của các nước để phục vụ cho những hoạt động thương mại trong tương lai.
Thời kỳ năm 1975 đến 1985 đây là thời kỳ Phòng mở rộng hoạt động trong phạm vi cả nước trong hoàn cảnh của một nền kinh tế bao cấp.
Sau giải phóng miền nam, Phòng Thương mại tiếp tục cơ sở cũ của Phòng Thương mại-Công kỹ nghệ Sài gòn, tổ chức thành Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh. Trong những năm đầu của thời kỳ này, mặc dù còn muôn vàn khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài để lại, bao vây cấm vận của Mỹ và các nước khác đối với Việt Nam, nhưng hoạt động của Phòng Thương mại vẫn khá sôi động. Mỗi năm Phòng Thương mại đã tổ chức cho 300-400 đoàn thương nhân nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ, giao dịch buôn bán. Trong giai đoạn này Phòng Thương mại đã thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như; Phòng Thương mại Quốc tế, Phòng Thương mại quốc gia và các Hiệp hội sản xuất, kinh doanh, các tập đoàn Công ty lớn ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Asean, HongKong, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ…Giữa những năm 1982, Phòng Thương mại đã tiến hành soạn thảo bản điều lệ sửa đổi, bổ sung thêm chức năng, mở rộng phạm vi hoạt động của Phòng Thương mại. Theo bản điều lệ này, Phòng Thương mại là một tổ chức hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí cho hoạt động của mình, không dựa vào ngân sách của Nhà nước. Do co một số khó khăn nên đại hội Phòng Thương mại không thể tổ chức được. Tuy vậy, Phòng Thương mại vẫn được Nhà nước chấp thuận từ 07/01/1983 được hoạt động thoe bản điều lệ mới và đổi tên là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Thời kỳ từ năm 1986 đến 2001, hoạt động của phòng trong thời kỳ đổi mới.
Với tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động, sự kiện Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, Mỹ bao vây cấm vận kinh tế đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế nước ta.
Là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư, Phòng Thương mại đã sớm nắm bắt được tình hình. Tại đại hội lần thứ 2(năm 1993) và Đại hội lần thứ 3(năm 1997) Phòng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động cho các thời kỳ, sửa đổi bổ sung Điều lệ cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phát triển của cộng động doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Đưa ra những hoạt động thích hợp giúp các doanh nghiệp chuyển hướng và thâm nhập vào những thị trường mới một cách có hiệu quả vượt nên những khó khăn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo ra đà tăng trưởng cao, đồng thời tập hợp ngày càng nhiều các doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp vào tổ chức của mình, nhằm hướng dẫn, phối hợp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp trong các quan hệ trong nước và quốc tế, bảo đảm quyền lợi chung của cả cộng động, xây dựng và kiến nghị với Đảng và Chính phủ trong hoạch định chính sách và đưa ra những giải pháp cho những vấn đề cụ thể, thiết thực với từng lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế, khắc phục những mặt tồn tại của môi trường kinh doanh, phát huy nội lực của các doanh nghiệp.
Trong gần 40 năm hoạt động và phát triển, Phòng Thương mại luôn luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình và vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được Nhà nước giao cho, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và nhất là trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2001.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Chức năng của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
+Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế, tham mưu tư vấn cho chính phủ, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam.
+Xúc tiến và hộ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học-công nghệ và các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và nước ngoài.
Nhiệm vụ của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
+Tập hợp nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tư vấn cho Nhà nước các vấn đề về luật pháp, chính sách kinh tế; tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước để trao đổi thông tin và ý kiến nhằm cải thiện môi trường kinh doanh;
+Bảo vệ quyền lợi chính đấng của doanh nghiệp trước pháp luật;
+Phối hợp và hỗ trợ các hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam, hợp tác với các phòng thương mại và tổ chức hữu quan ở nước ngoài, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế phù hợp với mục đích của Phòng Thương mại và giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia các hoạt động trong các tổ chức đó;
+Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong kinh doanh ở trong nước và quốc tế, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với mục tiêu của phòng;
+Tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khoả sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội trợ triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác;
+Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để giúp các nhà kinh doanh nâng cao kiến thức và năng lực quản lý và kinh doanh;
+Giúp đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
+Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh; xác nhận các trường hợp bất khả kháng;
+Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài; giúp phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu;
+Thực hiện các công việc khác mà Chính phủ Việt Nam uỷ thác.
III. Cơ cấu tổ chức của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Các cơ quan lãnh đạo của Phòng Thương mại gồm:
+Đại hội;
+Hội đồng quản trị;
+Ban thường trực;+Ban kiểm tra.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
Đại Hội
Hội Đồng Quản Trị
Ban Thường Trực
Ban Kiểm Tra
Các uỷ ban chuyên ngành
1.Uỷ ban Thương mại
2. Uỷ ban công nghiệp
3. Uỷ ban Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm
4. Uỷ ban Nông lâm ngư nghiệp, Công chế biến.
5. Uỷ ban Cơ sở hạ tầng, Du lịch
Các uỷ ban chuyên đề
1.Uỷ ban doanh nghiệp vừa nhỏ
2.Uỷ ban về WTO, AFTA
Các tổ chức bên cạnh PTM
1. Hội đồng cố vấn
2. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
3. Ban phân bố tổn thất chung
Các uỷ ban chuyên môn
1.Ban Quan hệ Quốc tế
2. Ban Hội viên và Đào tạo
3. Ban Hội trợ triển lãm
4. Ban Pháp chế
5. Ban ASEAN
6. Trung tâm hỗ trợ DNVVN
7. Trung tâm Thông tin dữ liệu
8. Ban Tài chính
9. Ban Tổ chức cán bộ
10. Văn phòng
11. Văn phòng công tác giới chủ
12.Báo Diễn đàn doanh nghiệp
13. Thư viện
Các chi nhánh và văn phòng đại diện
1.TP Hồ Chí Minh
2. Hà Nội
3.Đà Nẵng
4. Hải Phòng
5. Cần Thơ
6. Vũng Tàu
7. Vinh
8. Khánh Hoà
Đại diện ở nước ngoài
1. Nhật Bản
2. Singapore
Các đơn vị trực thuộc
1.Công ty dịch vụ và thương mại(TSC)
2.Công ty dịch vụ kỹ thuật và XNK.(Techsimex)
3.Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ
4.Công ty cổ phần tư vấn và kinh doanh quốc tế
5.Công ty cổ phần quảng cáo và hội trợ thương mại
6.Công ty Sao bắc
1.Đại hội.
Đại hội là cơ quan cao nhất của phòng.
Đại hội bao gồm các đại biểu của hội viên được bầu từ các hiệp hội kinh doanh và các hội viên khác theo tỷ lệ hội viên của các khu vực với số lượng và cơ cấu do Hội đồng quản trị quyết định.
Đại hội có hai loại: Đại hội thường kỳ và Đại hội bất thường.
Đại hội thường kỳ do hội đồng quản trị triệu tập 5 năm một lần để giải quyết các vấn đề sau:
Thông qua báo cáo hoạt động của phòng trong nhiệm kỳ qua;
Quyết định chương trình hoạt động của Phòng trong thời gian tới;
Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ của phòng;
Bầu hội đồng quản trị;
Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của Phòng và của các hội viên.
Đại hội bất thường được triệu tập bất kỳ thời gian nào theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo đề nghị của trên 1/2 số hội viên để giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Phòng vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Khi triệu tập Đại hội thường kỳ, Hội đồng quản trị phải công bố chương trình nghị sự, quyết định về số lượng và cơ cấu đại biểu và hướng dẫn hội viên bầu đại biểu ít nhất là 30 ngày trước ngày Đại hội.
Các hội viên tiến hành bầu đại biểu và thông báo cho Hội đồng quản trị ít nhất là 15 ngày trước ngày Đại hội.
Việc triệu tập Đại hội bất thường và chương trình nghị sự phải được công bố ít nhất là 15 ngày trước ngày Đại hội. Đại biểu Đại hội bất thường là những đại biểu được bầu đi dự Đại hội thường kỳ ngay trước đó.
Nghị quyết Đại hội được thông qua theo đa số đại biểu có mặt.
Riêng những vấn đề đặc biệt quan trọng dưới đây thì phải biểu quyết theo 2/3 số đại biểu có mặt và số đó phải trên 1/2 tổng số đại biểu được bầu đi dự Đại hội:
Sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ;
Xét công nhận hội viên mới đã bị Hội đồng quản trị từ chối nếu đương sự yêu cầu;
Xét, giải quyết khiếu nại việc khai trừ hội viên theo quy định;
Giải thể và thanh lý tài sản của Phòng.
2. Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan do Đại hội bầu ra để lãnh đạo mọi hoạt động của Phòng trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội. Tổng số thành viên của Hội đồng quản trị do Đại hội quyết định, trong đó đảm bảo phải có ít nhất 3/4 số thành viên là đại diện hội viên chính thức của Phòng.
Hội đồng quản trị gồm:
Chủ tịch;
Các phó chủ tịch;
Tổng thư ký;
Và các thành viên.
Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Tổng thư ký của Hội đồng quản trị là Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Tổng thư ký của Phòng, có cùng nhiệm kỳ với Hội đồng quản trị.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quy định của Đại hội bất thường hoặc theo đề nghị của trên 1/2 số hội viên chính thức.
Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản trị nghỉ hưu, bị đình chỉ công tác hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục nhiệm vụ thì hội viên là pháp nhân có thành viên đó được cử người khác thay thế và phải thông báo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trong vòng 30 sau khi xảy ra tình huống trên. Người được cử thay thế chỉ được công nhận là thành viên Hội đồng quản trị với sự chấp thuận củ ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị.
Các thành viên Hội đồng quản trị có quyền tham dự, đề cử, ứng cử, biểu quyết và bỏ phiếu tại Đại hội kỳ tiếp liền sau.
Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu và đề ra những công việc và biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết của Đại hội;
Quyết định công trình công tác và kế hoạch ngân sách hàng năm của Phòng, xét duyệt các mức phí mà Phòng được thu, quy định hội phí và cách thu phí;
Quyết định cơ cấu tổ chức của Phòng, quyết định thành lập các uỷ ban chuyên ngành, chuyên đề và các tổ chức bên cạnh Phòng;
Bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, cử Ban thường trực và Ban kiểm tra của Phòng;
Giám sát hoạt động của Ban thường trực và các tổ chức bên cạnh Phòng;
Chuẩn bị nội dung và các vấn đề về tổ chức cho Đại hội thường kỳ và bất thường;
Quyết định mời các tổ chức, cá nhân làm hội viên thông tấn và tham gia các uỷ ban của Phòng và các tổ chức bên cạnh Phòng, bầu các cá nhân làm hội viên danh dự của Phòng;
Công nhận hoặc huỷ bỏ tư cách hội viên;
Xem xét những ý kiến, kiến nghị của hội viên, chuẩn bị những thông tin, kiến nghị gửi tới các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác.
Hội đồng quản trị họp ít nhất 6 tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập trước ít nhất 15 ngày. Các quyết định của Hội đồng quản trị được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt và số đó phải quá 1/2 số thành viên của Hội đồng quản trị. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về phía ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Riêng việc triệu tập Đại hội bất thường phải có sự nhất chí của ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị, căn cứ Điều lệ và nghị quyết Đại hội, quy định quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên .
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký: Chủ tịch là người đại diện cho Phòng và Hội đồng quản trị , chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng . Chủ tịch đồng thời là người đứng đầu Ban thường trực .
Các Phó chủ tịch là người giúp Chủ tịch điều hành chung và được Chủ tịch phân công trách nhiệm trong một số lĩnh vực công tác cụ thể . Phó chủ tịch Thuờng trực thay mặt chủ tịch lãnh đạo phòng khi chủ tịch đi vắng .
Tổng thư kí là người giúp Chủ tịch điều phối hoạt động của các cơ quan chuyên trách , các tổ chức trực thuộc Phòng và đựơc Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể .
4. Ban thường trực: Ban thường trực gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch Thường trực , Tổng thư kí và một số thành viên khác do hội đồng quản trị cử để lãnh đạo các cơ quan chuyên trách và các tổ chức trực thuộc Phòng .Ban thường trực có những nhiệm vụ sau :
- Tổ chức thực hiện những công việc do Hội đồng quản trị đề ra ;
- Xây dựng và điều hành các cơ quan chuyên trách và các tổ chức trực thuộc để giải quyết những công việc thường xuyên của Phòng . Bổ nhiệm và bãi nhiệm các Phó tổng thư ký , lãnh đạo các cơ quan chuyên trách và giám đốc các tổ chức trực thuộc của Phòng .
- Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Hội đồng quản trị ;
- Đề xuất với hội đồng quản trị việc mời các tổ chức và cá nhân làm hội viên thông tấn , mời tham gia các uỷ ban , tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập , đề xuất để Hội đồng quản trị bầu hội viên danh dự của phòng .
Ngoài ra , Hội đồng quản trị có thể uỷ nhiệm cho ban thường trực một số nhiệm vụ khác . Ban thường trực có nhiệm vụ báo cáo trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình .
Quy chế hoạt động của Ban thường trực do Hội đồng quản trị quyết định .
5. Ban kiểm tra: Ban kiểm tra gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị cử với nhiệm kỳ năm năm . Ban kiểm tra bầu trưởng ban để điều hành công việc của Ban .
Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách Đại biểu tham dự Đại hội , Kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội , của Hội đồng quản trị, kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Hội đồng quản trị và trước Đại hội .
Qui chế hoạt động của Ban kiểm tra do Hội đồng quản trị quyết định .
VI. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ III (1997-2002)
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn 1996-2000 là tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ 21.
Góp phần thực hiện nhiệm vụ này, Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ III (năm 1997) đã xác định Phòng cần tiếp tục đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng tăng cường liên kết các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp, phấn đấu đưa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực sự vừa là tổ chức quốc gia mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, vừa là trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời gian thực hiện Đại Hội III, nền kinh tế và doanh nghiệp nước ta gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á và sự trì trệ của kinh tế thế giới, thiên tai diễn biến bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài suy giảm,xuất khẩu tăng trưởng chậm lại
Để vượt lên những tác động không thuận đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương phát huy nội lực, thúc đẩy sự hình thành cơ chế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta.Với việc thực thi Luật Doanh nghiệp và nhiều cơ chế chính sách khác, môi trường kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nói chung và khu vực dân doanh đã có bước phát triển mang tính đột phá. Quan hệ hợp tác, đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp được mở rộng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia xây dựng chính sách và pháp luật, phản ánh kịp thời các khó khăn cần tháo gỡ và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực:
1. Công tác đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam:
Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tập hợp ý kiến doanh nghiệp, tham mưu cho Đảng và Nhà nước, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Thực hiện chức năng tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, trong nhiệm kỳ 1997 - 2002, Phòng đã tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn doanh nghiệp nhằm phản ánh chân thực với Đảng và Nhà nước những vấn đề phát sinh ở cơ sở, ở doanh nghiệp. Các báo cáo nghiên cứu của Phòng như báo cáo tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp hàng năm, báo cáo tổng hợp tình hình khu vực doanh nghiệp tư nhân, báo cáo về năng lực cạnh tranh và mức độ chuẩn bị hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam v.v... luôn được coi là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.Giai đoạn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Đại hội lần thứ III cũng là khoảng thời gian Đảng và Nhà nước tập trung tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới ở nước ta để định hướng phát triển dài hạn cho những năm đầu của thế kỷ mới, đặc biệt là chuẩn bị các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Cùng với các cơ quan hoạch định chính sách, Phòng đã tích cực góp phần xây dựng và cụ thể hóa đường lối Đại hội Đảng IX. Phòng đã chủ động nghiên cứu các chuyên đề lý luận và tham gia các Ban nghiên cứu soạn thảo xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết Hội nghị TW3 về doanh nghiệp Nhà nước, Nghị quyết hội nghị TW5 về kinh tế tư nhân, Luật doanh nghiệp, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, các chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, chính sách khuyến khích và trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chương trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác liên quan hoạt động của doanh nghiệp
Phòng đã phát triển các hình thức tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp đóng góp xây dựng pháp luật, chính sách, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong sinh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là mở rộng và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc đối thoại giữa đại diện các bộ ngành, chính quyền địa phương với doanh nghiệp. Riêng các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại do Phòng tổ chức để doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền tiếp xúc trao đổi góp ý xây dựng chính sách, pháp luật và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn đã tăng đáng kể với tổng số trên1.000 cuộc trong cả nhiệm kỳ, với sự tham gia của khoảng 75.000 lượt người từ các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Một sự kiện quan trọng trong nhiệm kỳ qua là việc Phòng phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp thường niên. Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác,sự đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm giữa chính quyền và doanh nghiệp, mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích tinh thần kinh doanh trong xã hội, động viên và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cùng với việc nêu cao tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, Phòng đã tiến hành nhiều hoạt động cần thiết để đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của các doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo, kiến nghị, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc đối thoại do Phòng tổ chức, nhiều vụ việc, vướng mắc của doanh nghiệp về thuế, đất đai, thủ tục hành chính, thanh tra kiểm tra và hình sự hóa các quan hệ kinh tế v.v... đã được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết.
2. Công tác vận động chính trị trong doanh nghiệp, xây dựng cộng đồng và mở rộng quan hệ hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam.
Cùng với việc góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, Phòng đã thực hiện các hoạt động vận động chính trị trong doanh nghiệp. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật trong doanh nghiệp đã được triển khai rộng khắp. Phòng đã phối hợp với các Cơ quan Trung ương, các ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành và địa phương tổ chức thường xuyên việc phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới doanh nghiệp, hướng dẫn và vận động các doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường, tạo việc làm, xây dựng quan hệ lao động thuận hòa góp phần xóa đói giảm nghèo v.v...
Được sự ủng hộ và hợp tác của chính quyền các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước, Phòng đã triển khai các chương trình phát triển doanh nghiệp tại các địa phương, bước đầu tạo lập một mạng lưới đào tạo và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với sự tham gia của gần 200 tổ chức đối tác với trên 300 chuyên gia hoạt động tại trên 40 tỉnh, thành phố, trong đó có cả những tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.Nhằm tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, từ năm 1997, Phòng đã nghiên cứu, kiến nghị với Nhà nước và cùng các tổ chức liên quan trong và ngoài nước để triển khai nhều hoạt động thúc đẩy phát triển các hiệp hội doanh nghiệp. Đến nay, nhìn chung đã đạt được sự nhất trí cao trong xã hội về tầm quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp. Các hiệp hội thành lập ngày càng nhiều và đang phát huy vai trò tích cực trong lĩnh vực liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển quan hệ kinh doanh trên thi trường trong nước và quấc tế. Để giúp các doanh nghiệp phát triển cơ cấu lao động hợp lý nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, Phòng đã đẩy mạnh hoạt động đại diện cho người sử dụng lao động, tích cực góp phần cải thiện các quan hệ lao động ở nước ta. Phòng đã tiến hành các hoạt động phổ biến tuyên truyền về những qui định của Bộ luật Lao động; đào tạo nâng cao kiến thức quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; thúc đẩy việc hình thành cơ chế ba bên bao gồm Chính phủ, Công đoàn và Đại diện người sử dụng lao động nhằm giải quyết các vấn đề quan hệ lao động, triển khai các chương trình hỗ trợ thành lập doanh nghiệp và tạo việc làm tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Phòng đã hướng dẫn, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động vận động mở thị trường mới cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức hữu quan của các nước và khu vực. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là thành viên của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu á - Thái Bình Dương (CACCI), Phòng Thương mại ASEAN (ASEAN-CCI), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (PECC),Diễn đàn Doanh nghiệp á-âu(asem), Diễn đàn Doanh nghiệp Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS-BF) v.v... Ngoài việc tiếp tục duy trì các quan hệ hợp tác quốc tế hiện có, trong nhiệm kỳ qua, Phòng đã ký kết thêm thoả thuận hợp tác với 20 Phòng Thương mại quốc gia ở các nước. Đến nay, Phòng đã có quan hệ hợp tác xúc tiến thương mại đầu tư với các Phòng Thương mại và Công nghiệp ở gần 100 nước trên thế giới. Mạng lưới hợp tác này đang phát huy tác dụng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. công tác đào tạo phát triển doanh nghiệp và xúc tiến thương mại, đầu tư :
2.1. Hoạt động đào tạo phát triển doanh nghiệp:
Cùng với việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Phòng đã tích cực góp phần thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi đây là giải pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ doanh nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trọng tâm của công tác thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong nhiệm kỳ qua là việc hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng các hoạt động đào tạo. Số lượng lớp học tăng 5 lần từ 149 lớp (năm 1997) lên gần 700 lớp (năm 2002), số lượng học viên tăng từ hơn 5.000 năm 1997 lên gần 26.000 năm 2002. Tổng số lớp đào tạo của cả nhiệm kỳ là 2.448 lớp với trên 100.000 học viên từ các doanh nghiệp. Hoạt động đào tạo của Phòng tập trung vào hình thức ngắn hạn là chủ yếu, kết hợp với đào tạo dài hạn và cơ bản với quy mô thích hợp cho các doanh nhân.
Một nội dung quan trọng trong các chương trình đào tạo của Phòng là đào tạo kiến thức và kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh cho các doanh nhân nhằm góp phần nâng cao chất lượng các doanh nghiệp được thành lập mới .Ngoài các lớp đào tạo trực tiếp, Phòng còn tổ chức các lớp đào tạo từ xa, mở các chương trình giảng dạy về quản lý kinh doanh trên sóng phát thanh, truyền hình, tạo điều kiện cho các học viên, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện đến cơ sở đào tạo cũng có thể tiếp cận kiến thức kinh doanh. Đồng thời, Phòng cũng triển khai các hình thức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp như: tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, hợp tác với các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp dân doanh tiếp cận các nguồn vốn. Phòng cũng tích cực thúc đẩy quá trình thành lập quĩ cho vay và hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các tỉnh, thành phố.
2.2. Hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phát triển thị trường nội địa, khuyến khích đầu tư trong nước, trong nhiệm kỳ qua, Phòng đã triển khai các hoạt động xúc tiến kinh doanh đối ngoại rộng khắp bao gồm: cung cấp thông tin hướng dẫn về thị trường và lộ trình hội nhập, tư vấn kinh doanh, chắp mối quan hệ bạn hàng, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, đại diện bảo hộ sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp.
Trong cả nhiệm kỳ, Phòng đã tổ chức đón tiếp trên 7.000 đoàn với khoảng 25.000 thương gia nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức gần 400 đoàn với trên 5.000 doanh nhân Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường, tổ chức gần 100 hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thụ lý và giải quyết gần 120 vụ kiện qua Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam , cấp trên 1.000.000 bộ giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu.
Phòng đã tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thông tin kinh tế, mạng máy tính, mở các website, tăng cường công tác xuất bản và nâng cao chất lượng báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tạp chí Vietnam Business Forum và các ấn phẩm khác, đồng thời triển khai các dự án thúc đẩy thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Các chương trình, dự án như xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp, xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, liên kết các doanh nghiệp da giầy v.v... không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường, tăng cường liên kết để nâng cao sức cạnh tranh mà còn góp phần thúc đẩy việc ra đời các sàn giao dịch điện tử cho những mặt hàng quan trọng của Việt Nam.
Phòng đã chú trọng phối hợp với các cơ quan tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư ở tầm quấc gia như nghiên cứu, vận động và tiến hành những hoạt động cần thiết bảo vệ lợi ích thương mại của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, triển khaicác hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài.
3. công tác Phát triển tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất:
3.1. Công tác phát triển hội viên:
Trong cả nhiệm kỳ, đồng thời với việc tiếp tục thu hút kết nạp các hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Phòng đã tập trung phát triển hội viên là các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty lớn làm cơ sở nâng cao khả năng liên kết và phục vụ doanh nghiệp. Phòng đã kết nạp thêm hơn 3.000 hội viên mới, tổng số hội viên của Phòng 5670 đơn vị. Hầu hết các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp lớn ở nước ta là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Các hội viên của Phòng phần lớn kinh doanh ổn định có chỗ đứng trên thương trường, nhiều doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được uy tín và thương hiệu, cộng đồng doanh nghiệp hội viên đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Về cơ cấu, 40% hội viên của Phòng thuộc khu vực doanh nghiệp Nhà nước (trong đó có 17 tổng công ty 91, 59 tổng công ty 90), 60% hội viên là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hiệp hội doanh nghiệp (trong đó có 50 hiệp hội doanh nghiệp lớn). Theo lãnh thổ, 35% hội viên ở các tỉnh phía Bắc, 50% ở các tỉnh phía Nam và 15% ở các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, Phòng còn có khoảng 300 hội viên liên kết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam và gần 350 hội viên thông tấn là các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực có đóng góp tích cực cho hoạt đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC266.doc