MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nhà ở, công sở, kinh doanh bất động sản, tổ chức các chương trình trọng điểm quốc gia về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng theo sự phân công của Bộ trưởng. Thật là vinh dự khi được thực tập ở đây.Qua thời gian đầu thực tập ở Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản mà cụ thể là phòng Quản lý thị trường bất động sản, em đã có điều kiện để tìm hiểu
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng Quản lý thị trường bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về bất động sản một cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó được mọi người ở cơ quan thực tập tạo mọi thuận lợi, hướng dẫn tận tình để em có thể nhanh chóng hòa nhập, nắm bắt được các hoạt động của phòng.Qua quá trình tìm hiểu em viết được bản báo cáo tổng hợp với kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản
Phần 2: Giới thiệu về phòng Quản lý thị trường bất động sản
Phần 3: Dự kiến đề tài viết chuyên đề thực tập.
Phần 1: Giới thiệu chung về Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS
1. Quá trình hình thành và phát triển Cục quản lý nhà và thị trường BĐS
Căn cứ vào nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Quản lý nhà, Bộ Xây Dựng quyết định đổi tên Cục Quản lý nhà thành Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS.
Với một nền kinh tế hội nhập WTO chưa đầy đủ như Việt Nam, thì sự biến động của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính gây suy thoái nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nước nhà.Ở trong nước, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều mất cân đối.Sự suy thoái kinh tế thế giới và biến động kinh tế trong nước là một thách thức lớn đối với hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngành Xây Dựng, trong đó có lĩnh vực nhà ở, nhà công sở, và thị trường bất động sản. Tuy gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhưng dưới sự quan tâm, chỉ đạo điều hành sát sao của Bộ trưởng, của lãnh đạo Bộ Xây Dựng, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản đã kịp thời nắm bắt tình hình biến động của thị trường trong nước và quốc tế, tập trung nghiên cứu, đề xuất chính sách xây dựng quản lý nhà nước về nhà ở, nhà công sở, và thị trường bất động sản đảm báo tính linh hoạt mềm dẻo và kịp thời trước tình hình mới.Bên cạnh đó không thể không nói đến sự nỗ lực, đoàn kết nhất trí, lao động sáng tạo của công nhân viên chức trong Cục, sự hợp tác và tạo điều kiện của Văn phòng Bộ, Đảng ủy, Công đoàn, các Cục, Vụ, các doanh nghiệp thuộc Bộ, các địa phương đã gắn bó và hỗ trợ Cục trong nhiều mặt hoạt động.
2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cục Quản lý nhà & Thị trường BĐS.
2.1 Vị trí chức năng
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nhà ở, công sở, kinh doanh bất động sản, tổ chức thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng theo sự phân công của Bộ trưởng. Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ
Với vị trí và chức năng như trên Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+, Nghiên cứu, đề xuất, tổ chức soạn thảo các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về nhà ở, công sở, kinh doanh bất động sản để Bộ trình cấp có thẩm quyền để ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.
+, Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, các địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở, nhà công sở, thị trường bất động sản.
+, Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2.3 Quyền hạn, trách nhiệm
2.3.1 Quyền hạn
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản được quyền:
+,Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục.
+, Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định của pháp luật.
+, Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.
2.3.2 Trách nhiệm
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các vấn đề sau:
+, Tình hình quản lý và phát triển nhà ở và công sở, tình hình quản lý và phát triển bất động sản trên phạm vi cả nước.
3. Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý nhà & Thị trường BDS
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ NHÀ&TTBĐS
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Phòng
Quản lý nhà công sở
Phòng
Quản lý nhà ở
Phòng
Quản lý thị trường BĐS
Văn phòng TT phía Nam
TTNC Nhà ở & TTBĐS
Phòng tổng hợp
Phòng
Phát triển nhà ở
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nhìn
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy, các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản bao gồm:
+, Phòng Quản lý nhà ở
+, Phòng Quản lý nhà công sở
+, Phòng phát triển nhà ở
+, Phòng Quản lý thị trường bất động sản
+, Phòng tổng hợp
+, Trung tâm nghiên cứu nhà ở và thị trường bất động sản
+,Văn phòng thường trực phía Nam
4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2008
Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính gây suy thoái nền kinh tế đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế hội nhập WTO chưa đầy đủ như Việt Nam.Tuy có nhiều khó khăn nhưng như chúng ta đã thấy trong năm 2008, cùng với các đơn vị trong Bộ, tập thể CNVC-LĐ trong Cục đã nỗ lực, phấn đấu để triển khai thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.Cụ thể như sau:
+, Về công tác nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp luật
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ Bộ giao, Cục nhận thấy đây là lĩnh vực công tác rất lớn, quan trọng, và phức tạp, liên quan trực tiếp đến các mặt của đời sống kinh tế,chính trị, an sinh, xã hội của đất nước…và xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Cục trong năm 2008 là tập trung nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý làm cơ sở để quản lý Nhà nước về nhà ở, nhà công sở, thị trường bất động sản, đồng thời để hướng dẫn thi hành đồng bộ Luật nhà ở, và Luật kinh doanh bất động sản. Vì vậy, ngay từ đầu năm Cục đã thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ cho từng phòng chức năng, từng đồng chí lãnh đạo Cục, từng CNVC-LĐ nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, sở trường công tác nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Bộ giao đạt hiệu quả, chất lượng.Kết quả cụ thể trong năm 2008 Cục đã nghiên cứu và soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ký ban hành 13 văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi các văn bản quy phạm pháp luật được các cấp có thẩm quyền ban hành.
+, Về công tác chỉ đạo điều hành và hướng dẫn kiểm tra đôn đốc
Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng văn bản QLPL, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cúng xâc định công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhằm giúp các địa phương chủ động triển khai thực hiện đưa văn bản QPPL và cuộc sống, từ đó có cơ sở thực tiễn để tổng kết, đánh giá các chính sách đã ban hành, rút kinh nghiệm, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung những quy định không còn phù hợp.Cụ thể như sau:
*. Công tác phát triển nhà ở
- Chỉ đạo hoàn thành cơ bản giai đoạn 1 Chương trình xây dựng cụm,tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lụt Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình đã giúp tạo chỗ ở an toàn cho gần 1 triệu dân trong vùng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội toàn diện của toàn vùng.
- Đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Mặc dù công tác phát triển nhà ở đã có nhiều bước tích cực, nhiều khu đô thị khang trang, hiện đại, nhà chung cư cao tầng được triển khai nhưng thị trường nhà ở tại các địa phương còn mất cân đối, nhiều chủ đầu tư còn tập trung nhiều vào phân khúc thị trường nhà ở cao cấp mà chưa chú trọng xây dựng nhà ở giá thấp, dện tích căn hộ vừa phải để phục vụ cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
*. Công tác quản lý nhà ở
Trong năm 2008, Cục chủ động phối hợp với các địa phương đề xuất với Bộ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP đến hết năm 2010. Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định 90/2008/ND-CP. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa triển khai.Chính vì việc chậm triển khai công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên quyền lợi của người dân bị hạn chế, thông tin cho quản lý không đầy đủ.
*. Về công tác quản lý công sở
Để từng bước hiện đại hóa hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, Cục đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn một số tỉnh, thành phố tiến hành nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng công sở theo mô hình khu hành chính tập trung.
*. Công tác quản lý thị trường bất động sản
Giá cả thị trường bất động sản tăng mạnh trong quý 1, đột ngột giảm nhanh ở quý 2, và trầm lắng cho đến nay là hình ảnh chung của thị trường bất động sản năm 2008.
Trước tình hình đó, ngay từ đầu Cục đã chủ động trình Bộ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 01 ngày 08/1/2008 về một số giải pháp phát triển và quản lý thị trường bất động sản, trong đó nêu lên 5 giải pháp cũng như giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, và các địa phương cần khắc phục những bất cập, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
+, Về công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện Nghị định số 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản…Hướng dẫn công tác đào tạo chuyên gia môi giới, định giá bất động sản cho 63 cơ sở đào tạo.
+, Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Trong năm 2008, Cục đã triển khai nghiên cứu các đề tài nghiên cứu KHCN và Dự án SNKT sau:
- Dự án SNKT: Điều tra khảo sát tình hình người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và thực trạng nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam làm cơ sở đề xuất chính sách thí điểm bán nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Kết quả thực hiện: Đã viết xong báo cáo. Đã nghiệm thu cấp cơ sỏ. Đang làm thủ tục nghiệm thu cấp Bộ.
- Dự án SNKT: Điều tra khảo sát đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo. Để xuất chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm ngheo giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ
Kết quả thực hiện: Đã thực hiện xong phần điểu tra khảo sát thực trạng nhà ở.Đang tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu điều tra và viết báo cáo kết quả khảo sát. Dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2009
- Đề tài NCKHCN: Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá thị trường bất động sản.
Kết quả thực hiện: Đã hoàn thành nghiệm thu cấp cơ sở, dự kiến nghiệm thu A-B vào quý I/2009;
Và một số dự án, đề tài khác…
+, Về công tác nội bộ và phong trào thi đua
Các mặt hoạt động về tổ chức công tác hành chính và phục vụ cho yêu cầu công tác của Cục từng bước được chú trọng. Bên cạnh việc đáp ứng về tài chính và cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, Cục đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về các lĩnh vực thông qua các khóa đào tạo theo quy chế của Bộ; cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức phục vụ chuyên môn của Cục.Về công tác khen thưởng, trong năm vừa qua, lãnh đạo Cục cùng với đoàn thể quần chúng phối hợp, đôn đốc và động viên CCVC-LĐ tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua. Công tác thi đua được duy trì, việc xét chọn các danh hiệu thi đua được tiến hành từ cơ sở và thực hiện công khai dân chủ.
5. Những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng còn có những khó khăn, bất cập cần khắc phục trong thời gian sắp tới.Cụ thể như sau:
+, Về công tác chỉ đạo điều hành: Việc tổ chức kết nối thông tin, nắm bắt tình hình, quan hệ công tác với địa phương, đặc biệt là các địa phương trọng điểm, các thành phố lớn năm 2008 đã có nhiều chuyển hướng tích cực, song cần chú trọng hơn nữa để Cục thường xuyên nắm bắt thông tin, số liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà ở, nhà công sở, thị trường bất động sản để phục vụ công tác quản lý nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp.
+, Phong trào xây dựng công đoàn, đoàn thanh niên, và nữ công cần phải được chú trọng hơn để góp phần thúc đẩy hoạt động thi đua trong đơn vị.
6. Kế hoạch công tác năm 2009
Trong năm 2009, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản triển khai thực hiện một số nhiệm vụ.Cụ thể như sau:
+, Về công tác nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trong năm 2009 tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành, bao gồm:
- Hoàn chỉnh đề án sửa đổi, bổ sung Điều 126 luật nhà ở;
- Đề án nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015;
- Để án phát triển thị trường bất động sản
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác.
+, Công tác phát triển nhà
Phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Chỉ đạo thực hiện chương trình nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp.
- Thực hiện hoàn thành về cơ bản công tác tôn nền các cụm, tuyến dân cư và đấp bờ bao thuộc giai đoạn 2 của Chương trình.
+, Công tác quản lý nhà
Trong năm 2009 phấn đấu thực hiện các mục tiêu sau:
- Dự kiến bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP khoảng 22800 căn nhà tương ứng với 798000 m2;
- Dự kiến thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng;
+, Công tác quản lý công sở
Trong năm 2009, Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản sẽ tập trung hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 141/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để sớm đưa ra công tác quản lý công sở cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập đi vào nề nếp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước.
+, Công tác quản lý thị trường bất động sản
- Dự báo trong năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến Việt Nam. Để góp phần giảm tối thiểu tác động tiêu cực tới nền kinh tế, cùng với nhóm giải pháp phát triển kinh tế vĩ mô, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản tham mưu cho Bộ trưởng, cho lãnh đạo Bộ Xây dựng tập trung và chỉ đạo giải quyết một số vấn đề sau:
* Kiểm tra rà soát tiến độ các dự án nhà ở, khu đô thị mới, thúc đẩy thi công các dự án nhà ở gần đô thị có hạ tầng thuận lợi;
* Chủ động đầu tư tạo lập quỹ nhà ở xã hội nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng.
- Nghiên cứu tính toán các chỉ tiêu đánh giá thị trường bất động sản.
7. Một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2009
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Bộ giao năm 2009, tập thể CBCCVC-LĐ của Cục phải quán triệt và tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
+, Lấy phương châm bám sát thực tiễn xã hội, của cuộc sống để đề xuất các cơ chế chính sách mang tính thực tiễn cao;
+, Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2009 là triển khai các chương trình lớn: Chương trình nhà ở xã hội, chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và chương trình tôn nền vượt lũ và nhà ở ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2.
8. Tổ chức lưu trữ thông tin
Với vị trí và chức năng là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực nhà ở, nhà công sở, kinh doanh bất động sản, tổ chức thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng theo sự phân công của Bộ trưởng. Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục.Với những văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn,số liệu của các dự án đã và đang tiến hành điều tra đều được thu thập, xử lý, tổng hợp …đều được lưu trữ tại phòng tổng hợp.Vì vậy, khi thực tập tại đây cơ sở có đủ dữ liệu để cung cấp cho em tiến hành làm đề tài.
Phần 2: Giới thiệu về phòng quản lý thị trường bất động sản
1. Vị trí chức năng, nhiệm vụ của phòng thị trường bất động sản
1.1 Vị trí chức năng
Phòng Quản lý thị trường bất động sản là phòng giúp Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh bất động sản; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án do cấp trên có thẩm quyền chỉ đạo.
1.2 Nhiệm vụ
Phòng quản lý thị trường bất động sản phải thực hiện các nhiệm vụ do Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chỉ đạo.Cụ thể phòng phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+, Nghiên cứu,để xuất, tổ chức soạn thảo để Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách phát triển và quản lý thị trường bất động sản; tổ chức chỉ đạo việc thực hiện sau khi phê duyệt.
+, Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; trình Bộ trưởng ban hành mẫu chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản;
+, Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thông tin về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản.
2. Cơ cấu tổ chức của phòng quản lý thị trường bất động sản
Cũng như các phòng ban khác của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, phòng quản lý thị trường bất động sản gồm có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 5 chuyên viên. Cụ thể như sau:
Đồng chí Lê Cao Tuấn Trưởng phòng
Đồng chí Phạm Văn Thường Phó phòng
Đồng chí Phạm Thị Thu Hà Chuyên viên
Đồng chí Đặng Trần Hùng Chuyên viên
Đồng chí Trần Thị Thu Hoài Chuyên viên
Đồng chí Vũ Thị Ngọc Lan Chuyên viên
Đồng chí Nguyễn Chí Công Chuyên viên
3. Kết quả công tác năm 2008 của phong quản lý thị trường bất động sản
+, Kết quả thực hiện công tác nghiên cứu, xây dựng văn bản QPPL, các chính sách liên quan đến thị trường bất động sản. Cụ thể như sau:
a , Xây dựng và ban hành các văn bản:
- Nghiên cứu soạn thảo giúp Lãnh đạo Cục, lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 8/01/2008 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản;
- Nghiên cứu soạn thảo báo cáo Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định số 1499/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 về việc đổi tên và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ Đạo Trung ương về chính sách nhà ở;
b , Đang triển khai nghiên cứu:
- Xây dựng chỉ số thị trường BĐS và tính toán thử nghiệm từ tháng 7/2008
-Nghiên cứu soạn thảo Để án phát triển thị trường BĐS trình Bộ Chính trị vào quý I/2009.
+, Kết quả công tác chỉ đạo điểu hành liên quan đến thị trường bất động sản, cụ thể là:
- Giúp lãnh đạo Cục về các hoạt động của Mạng các sàn giao dịch BĐS Việt Nam
- Chủ trì công tác chuẩn bị cho buổi giao luu trực tuyến của Bộ trưởng tại cổng điện tư Chính phủ về thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường BĐS.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về bất động sản theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.
4. Dự kiến các công việc cần thực hiện trong năm 2009
Phòng Quản lý thị trường bất động sản dự kiến để xuất thực hiện một số công việc sau:
- Hoàn thành Để án phát triển thị trường BDS trình Bộ Chính Trị vào quý 1/2009;
- Nghiên cứu phát triển định hướng phát triển thị trường bất động sản trong phạm vi cả nước và từng địa phương làm cơ sở để xây dựng kế hoạc phất triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010-2015;
- Tổ chức Hội thảo về Chỉ số thị trường bất động sản;
- Tiếp tực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu bất động sản.
Phần 3: Dự kiến đề tài viết chuyên đề thưc tập
* Đề cương sơ bộ:
+Sự cần thiết của đề tài
-Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường từ gần 2 thập kỷ nay song các thị trường phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ. Bên cạnh thị trường hàng hóa tương đối phát triển thì các thị trường quan trọng khác như thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản… chưa phát triển mạnh. Đặc biệt thị trường bất động sản còn đang chập chững, thị trường chính thức còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Hơn nữa, thị trường bất động sản mang nặng tính tự phát, thường xuyên xảy ra các cơn sốt nóng và cơn sốt lạnh, thậm chí có dấu hiệu khủng hoảng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế- xã hội. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên, bên cạnh khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, chính là công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản còn nhiều bất cập, trong đó có vấn đề là chúng ta chưa có một hệ thống chỉ tiêu mô tả và đánh giá thị trường bất động sản một cách phù hợp, thông qua đó giúp chúng ta phân tích đánh giá đúng về sự phát triển của thị trường bất động sản, những thách thức đặt ra, dự báo xu thế phát triển đồng thời làm căn cứ cho những cơ chế chính sách thúc đẩy thị trường phát triển một cách hiệu quả.
- Trong nền kinh tế thị trường vận hành bình thường, giá cả hình thành theo quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh- độc quyền nên chỉ số giá cả trở thành biểu hiện tập trung nhất trong việc mô tả đánh giá thị trường, đồng thời biến động của chỉ số giá cả cũng biểu hiện khái quát nhất nhưng không kém phần rõ ràng về biến động của thị trường.
- Với những lý do như trên, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan thực tập về việc cung cấp các số liệu, tài liệu có liên quan, em chọn đề tài viết chuyên đề thực tập là:” NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ VỀ CHỈ SỐ GIÁ CẢ BẤT ĐỘNG SẢN ”.
+ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Thị trường bất động sản cần có rất nhiều hệ thống chỉ tiêu để mô tả và đánh giá sự phát triển. Qua nghiên cứu chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ CPI của thị trường hàng hóa dịch vụ và chỉ số giá chứng khoán VN-Index của thị trường chứng khoán ta thấy được chỉ số quan trọng nhất thường được dùng để mô tả đánh giá thị trường là chỉ số giá cả thị trường.
Vì vậy, em tập trung nghiên cứu chỉ số giá cả thị trường bất động sản.
- Phạm vi nghiên cứu: cả nước
+ Phương pháp nghiên cứu:
-Chỉ số giá thị trường bất động sản sử dụng phương pháp Passcher trong thống kê tương tự như khi tính chỉ số giá thị trường chứng khoán VN-Index, nhưng quyền số lại không thể áp dụng một cách rập khuôn như khi tính VN-Index.
+ Kết cấu:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận để tài dự kiến gồm có 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung
I, Lý luận chung về chỉ số trong thống kê
- Khái niệm chỉ số
- Phân loại chỉ số
- Đặc điểm chỉ số
- Vai trò, tầm quan trọng của các chỉ số trong nền kinh tế thị trường
+ Chỉ số giá tiêu dùng CPI
+ Chỉ số giá chứng khoán VN-Index
ð Sự cần thiết của chỉ số giá trong thị trường bất động sản.
II, Lý luận chung về bất động sản
- Khái niệm bất động sản
- Khái niệm, đặc điểm thị trường bất động sản
- Đặc điểm giao dịch trên thị trường bất động sản
- Phân loại thị trường bất động sản
- Vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường
- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới khi tiến hành xây dựng chỉ số giá bất động sản.
III, Cơ sở để xây dựng chỉ số giá cả thị trường bất động sản
- Lý thuyết về chỉ số giá tiêu dùng CPI
+ Định nghĩa, công thức tính
+ Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng
- Lý thuyết về chỉ số mô tả đánh giá thị trường chứng khoán:
Các phương pháp tính chỉ số giá thị trường chứng khoán.
ð Lý thuyết xây dựng chỉ số giá thị trường bất động sản
Phần 2: Xây dựng chỉ số giá thị trường bất động sản
I, Việc xây dựng chỉ số giá bất động sản của một số nước trên thế giới
II, Thực trạng công tác xây dựng chỉ số giá bất động sản
1, Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng tới giá bất động sản
2, Các phương pháp xác định giá cả bất động sản
3, Phương pháp xác định giá cả bất động sản
4, Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tính
Phần 3: Giải pháp hoàn thiện chỉ số giá thị trường bất động sản
Kết luận :
- Chỉ số giá thị trường bất động sản tuy là chỉ số quan trọng nhưng chưa thể phản ánh hết sự phát triển của thị trường.Việc xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá sự phát triển thị trường bất động sản là một điểu hết sức cấp bách. Chính vì vây, không thể đợi đến khi thị trường bất động sản thực sự phát triển mới bắt đầu xây dựng chỉ số mô tả đánh giá thị trường bất động sản.
* Đề cương số liệu
+ Tổng hợp số liệu về đất nền: - Diện tích
- Đường rộng
- Khu vực, dự án
- Giá
+ Tổng hợp số liệu về chung cư, căn hộ: - Diện tích
- Dự án, khu vực
- Giá
(số liệu của tháng 7,8,9,10,11,12 của năm 2008)
Số liệu được báo cáo bởi các công ty kinh doanh bất động sản lên Sở Xây dựng, Sở Xây dựng trình lên Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng tính toán số liệu và công khai trên thị trường.
* Danh mục tài liệu tham khảo
KẾT LUẬN
Trên đây là những nét tổng quan về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cho chúng ta thấy chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của từng phòng ban.Qua một thời gian thực tập tại phòng Quản lý thị trường bất động sản em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế, và đã viết được báo cáo tổng hợp với các nội dung chính như trên. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn đã nhiệt tình chỉ dẫn cụ thể cách thức làm bản báo cáo thực tập này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22862.doc