Phần một
Khái quát về phòng kinh tế kế hoạch huyện Thanh Trì
Chức năng nhiệm vụ của phòng.
Căn cứ quyết định số 64/2001/QĐ- UB ngày 16/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội và quyết định số 04/2001/QĐ- UB ngày 25/10/2001 của UBND Huyện Thanh Trì thành lập các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện.
Căn cứ quyết định số 92/2001/QĐ- UB ngày 23/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định, vị trí chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện, quận.
Phòng KH- KT huyệ
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng kinh tế kế hoạch huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trực thuộc UBND Huyện có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch- quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển ngành trình UBND Huyện phê duyệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, của thành phố và huyện.
Với nhiệm vụ trên, phòng KH- KT có chức năng sau:
Giúp UBND Huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, kinh tế và PTNT trên địa bàn huyện.
Phòng thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn theo quy định của Nhà nước và của ngành. Cụ thể:
Xây dựng quy hoạch- kế hoạch dài hạn và trung hạn, kế hoạch hàng năm về phát triển tổng thể các mặt kinh tế- văn hoác xã hội, kế hoạch đầu tư, chương trình, dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do huyện quản lý. Tổ chức triển khai kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các đơn vị.
Hướng dẫn các tổ chức, các xã, thị trấn thuộc huyện về nghiệp vụ làm công tác kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ, hướng dẫn cơ sở thực hiện các định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo lường theo quy định của Nhà nước.
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ(thủy lợi và phát triển nông thôn đối với Huyện) trên địa bàn.
Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả trúng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn của nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của huyện. Theo dõi việc thực hiện các dự án đầu tư sau khi đã phê duyệt.
Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các xã, thị trấn, cá nhân thực hiện quy hoạch, kế hoạch các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, thủy lợi.
Giúp UBND huyện xây dựng các đề án phát triển ngành nghề mới, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. . . trên địa bàn huyện theo thẩm quyền.
Làm thường trực công tác phòng chống lụt bão và công tác hoàn chỉnh thủy nông.
Hệ thống tổ chức của phòng KH- KT Huyện Thanh Trì
Theo quyết định số 889,897,898,899 ngày 21/11/2001 và quyết định số 1046/QĐ- UB ngày 5/12/2001 của UBND Huyện Thanh Trì về việc bổ nhiệm trưởng phòng và các phó trưởng phòng thì cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng KH- KT có biên chế 24 người với 01 trưởng phòng, 3 phó phòng và 20 chuyên viên, cán sự. Phòng được chia thành bộ phận gồm: tổng hợp, kế hoạch đầu tư, thủy lợi- phòng chống bão lụt. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng trước huyện ủy, HĐND, UBND huyện đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc các sở ban ngành liên quan về các mặt công tác chuyên môn do sở chỉ đạo. Phó trưởng phòng giúp việc trưởng phòng, chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng về những công việc do trưởng phòng phân công, thay mặt trưởng khi trưởng phòng đi vắng.
Mô hình hệ thống bộ máy của phòng KH- KT huyện Thanh Trì
Trưởng phòng
Phó phòng
Phó phòng
Phó phòng
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Trong đó:
*> Bộ phận kế hoạch- đầu tư:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, xã hội, kế hoạch đầu tư, chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do huyện quản lý, tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ở các đơn vị.
Hướng dẫn các tổ chức, các xã, thị trấn thuộc huyện về nghiệp vụ làm công tác kế hoạch.
Là cơ quan theo dõi thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả trúng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của huyện. Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư sau khi đã phê duyệt.
Làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh CN, TTCN, nông, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hóa. . . trên địa bàn huyện theo thẩm quyền. Kiểm tra hoạt động của các tổ chức và cá nhân sau khi được cấp phép.
Quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, môi trường đô thị.
*> Bộ phận quản lý kinh tế mới, HTX, CN.
Tổng hợp kết quả hoạt động của các bộ phận chức năng thuộc phòng báo cáo lên cấp trên và các cơ quan liên quan làm công tác hành chính của phòng.
Xây dựng kế hoạch củng cố HTX theo luật HTX trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các xã, HTX việc thực hiện luật HTX.
Xây dựng đề án phát triển ngành nghề.
Theo dõi xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiêp, TTCN trên địa bàn huyện.
Xây dựng kế hoạch, dự án, chương trình phát triển kinh tế mới khi đã được phê duyệt.
Thẩm định các dự án thuộc chương trình kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng.
*> Bộ phận thủy lợi- phòng chống lụt bão.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi, đê điều trên địa bàn huyện, tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện ở các đơn vị.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực thủy lợi, đê điều.
Theo dõi công tác phòng chống lụt bão và công tác hoàn chỉnh thủy nông.
Các chuyên viên, cán sự có nhiệm vụ phụ trách các mảng cụ thể: kỹ thuật nông- lâm- ngư nghiệp, quản lý HTX, trang trại, thủy lợi. . . . giúp đỡ và hỗ trợ cấp trên đồng thời theo dõi và kiểm tra các dự án, kế hoạch mà mình phụ trách.
Các chuyên viên, cán sự hoạt động dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng và phó trưởng phòng.
Phòng KH- KT & PTNT huyện chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND huyện Thanh Trì
Quá trình hình thành và phát triển của phòng.
Phòng KH- KT& PTNT huyện Thanh Trì, trực thuộc UBND huyện Thanh Trì, có con dấu và tài khoản, chịu sự quản lý toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ của sở NN&PTNT của Hà Nội.
Phòng KH- KT & PTNT huyện thanh Trì là tập hợp của 3 phòng trước đây bao gồm có: Phòng nông nghiệp, phòng KT- KH và phòng thủy lợi. Sau khi hợp nhất 3 phòng vào năm 2001 thì công tác lãnh đạo và quản lý có tính liên kết và tính hiệu quả cao hơn. Mỗi bộ phận đều phụ trách một mảng riêng biệt để đảm bảo tính chuyên môn và khoa học cao.
Sau khi đổi mới thì phòng mới phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình đó là quản lý toàn bộ mảng kinh tế của huyện nói chung và mảng kinh tế nông nghiệp nói riêng. Trong đó, bộ phận kỹ thuật nông nghiệp, quản lý kinh tế mới và thủy lợi là những bộ phận quản lý trực tiếp những vấn đề liên quan đến nông nghiệp của toàn huyện. Do đó mà công tác chỉ đạo luôn đảm bảo đúng người, đúng việc.
Để hỗ trợ cho công tác của mình, phòng đã hợp tác với các phòng, ban khác như: Trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông,. . . . để hoạt động của phòng có hiệu quả hơn.
4. Thực trạng về hoạt động của phòng KT- KH&PTNT huyện Thanh trì
Với mục tiêu thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình phòng KT- KH huyện đã khẳng định được vai trò là cơ quan quản lý kinh tế quan trọng góp phần đưa nền kinh tế của huyện đặc biệt là kinh tế nông nghiệp phát triển. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc để phòng có điều kiện phát triển
a, Về quản lý:
- Cơ cấu quản lý: huyện có biên chế 24 người trong đó có 1 trưởng phòng và 3 phó phòng
- Cơ chế quản lý:trong điều kiện hiện nay, cũng như các cơ quan quản lý hành chính khác trong cả nước,phòng cũng đang quản lý hành chính theo cơ chế mới là từ bỏ lối quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Với cơ chế quản lý này hoạt động của phòng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tính sáng tạo của mỗi cá nhâ. Trưởng phòng chỉ đạo định hướng công tác theo ý kiến của cấp trên xuống từng bộ phận, từ đây mỗi bộ phận sẽ có kế hoạch, công tác phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ.
Để công tác này hoàn thành tốt hơn, phòng đã kết hợp với các phòng ban khác như trạm thú y, bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông. . . tạo ra sự liên kết trong công việc, nhằm nâng cao hiệu quả công tác, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp đi lên.
b, Về đào tạo bổ xung cán bộ.
Để đáp ứng nhui cầu của công việc và đảm bảo tính liên tục trong công tác thì phòng cũng có những công trình, kế hoạch để có cộng tác viên hỗ trợ trong công việc nhân viên dự bị, các lực lượng cán bộ nông nghiệp ở các xã, thôn bản hoặc ở các tổ hợp tác xã. . .
Hàng năm phòng cũng gửi các cán bộ đi học nâng cao trình độ về chuyên môn, kỹ thuật mới để việc áp dụng chúng vào nông nghiệp huyện dễ dàng hơn.
c, Hoạt động của phòng trong thời gian qua
Bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thô n những năm tới, tâph thể lãnh đạo và nhân viên của phòng đã quyết tâm phấn đấu để đảm bảo hoàn thành kế hoạch ngay từ những ngày đổi mới. Tuy có sự thay đổi lãnh đạo phòng ngay đầu năm xong phòng đã được các cấp, các nngành, thành phố, lãnh đạo huyện ủy, Hội đồng nhân dân, lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện đã sát sao tạo mọi điều kiện trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất.
5. Phương hướng trong những năm tới
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cơ cấu mùa vụ,. . . Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống tiến bộ vào sản xuất, thực hiện các chương trình đề án trong nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên ha canh tác. Quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển vùng rau, các trang trại thủy sản chất lượng cao. Tiếp tục củng cố hợp tác xã sau chuyển đổi, triển khai xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp có hiệu quả.
Chỉ đạo các xã, hợp tác xã nạo vét kênh mương, thực hiện kế hoạch cung ứng hóa kênh mương phục vụ sản xuất.
Tiếp tục hoàn thành báo cáo đáng giá hoạt động quản lý, tham mưu đề xuất các giải pháp củng cố hợp tác xã, chuyển đổi hoạt động theo đúng luật hợp tác xã mới.
Thẩm định các dự án đầu tư, tham mưu để ủy ban gia quyết định đầu tư đảm bảo đúng quyết định của Nhà nước.
Phần hai:
Nghiên cứu các vấn đề lựa chọn đề tài
của chuyên đề thực tập
Hiện trạng chung của huyện
I/ Đặc điểm tình hình chung
1, huyên Thanh Trì là cửa ngõ phía nam của Thủ đô gồm có 15 xã, 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 6326,5 ha, đất nông nghiệp là 3491,3 ha, bình quân 865,9m2 /lao động nông nghiệp.
- Phía bắc giáp quận Hoàng Mai
- Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên
- Phía nam giáp huyện thường Tín,huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây
phía tây giáp quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông
*Có các con sông tiêu thoát nước thải của Thành phố và các khu công nghiệp chảy qua có chiều dài 26,7Km:
- Sông Tô Lịch đoạn Thanh Liệt- Tam Hiệp dài 4 Km
- Sông Om(đầu nguồn là sồn Sét, sông Kim Ngưu đổ vào) dài 7 Km chảy qua thị trấn Văn Điển, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Đông Mỹ.
- Sông Hòa Bình dài 7 Km chảy qua các xã Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai, Đại áng.
- Kênh tiêu 3 xã : Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ dài 5 Km
- Kênh tiêu 3 xã : Tân Triều, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai dài 3,7 Km(tiêu nước thải khu công nghiệp Thượng Đình, Hạ Đình).
Tất cả các nguồn nước này đều bị ô nhiễm nặng nề.
*Có các nhà máy gây ô nhiễm môi trường nặng như : Phân Lân nung chảy Văn Điển, Pin Văn Điển, mạ kim cầu Bươu, sơn tổng hợp. . .
Khu nghĩa trang Văn Điển là khu vực gây ô nhiễm nặng nhất, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Mặc dù huyện Thanh Trì có 1 số khó khăn nhất định xong lại có các điều kiện rất thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế đó là :
- Là trung tâm đầu mối giao thông nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam của cả nước.
- Tiềm năng đất đai còn rộng lớn.
- Người dân cần cù lao động.
2/Dân số : Tổng dân số của huyện đến 31/12/2003
Tổng dân số : 158. 413 nhân khẩu
Trong đó : Lao động trong độ tuổi : 84. 691 lao động
Lao động nông nghiệp :40. 320 lao động
3/Tình hình phát triển kinh tế
a. Tỷ triọng cơ cấu kinh tế của huyện năm 2003
Công nghiệp, TTCNchiếm : 44%
Nông nghiệp, chiếm : 39%
Thương mạ, dịch vụ chiếm : 17%
b. Giá trị sản xuất
Tổng giá trị sản xuất năm 2003 là 304. 722 triệu đồng
Sản xuất nông nghiệp là : 118. 283 triệu đồng
Sản xuất CN- TTCN- XDCB : 133. 950 triệu đồng
Giá trị TMDV : 52. 489 triệu đồng
4/ Hiện trạng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng về cỏ bản đã được cải thiện nhiều nhưng còn trong tình trạng yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai theo hướng đo thị hóa, công nghiệp hóa.
a. Hệ thống đường giao thông
*Hệ thống đường Quốc gia
- Đường bộ :
+ Đường Quốc lộ 1A dài 8 Km, đoạn thị trấn Văn Điển dài 2Km được mở rộng 41 Km, đoạn từ thị trấn Văn Điển đến giáp huyện THường Tín dài 6 Km, mặt đường rộng từ 15- 17m.
+ Đường Quốc lộ 1B
+ Đường 70A, đoạn từ Quốc lộ 1A đến thị xã Hà Đông dài 9Km
+ Đường 70B từ Quốc lộ 1A đến dê sông Hồng dài 7Km, mặt cắt 13m
- Đường thủy : Có sông Hồng
- Đường sắt : Có tuyến đường sắt Bắc- Nam
b. Hệ thống đường giao thông nông thôn
- Đường liên xã : Gồm 15 tuuyến đường liên xã với chiều dài trên 50 Km, mặt cắt(mặt và lề đường) bình quân từ 4- 8m. Đường liên xã đều đã được trải nhựa và bê tông hóa.
- Hệ thống đường giao thông liên thôn, ngõ xón được trải nhựa, đổ bê tông, lát gạch nhưng mặt cắt đường nhỏ hẹp, hạn chế tốc độ hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
c. Điện nông thôn
- Tổng số 52 trạmn biến áp với tổng công suất :13. 900 KVA
- Cải tạo lưới điện nông thôn các xã đã được đầu tư cải tạo 100%. Có 4 xã đã bàn giao cho nghành điênj quản lý.
d. Nước sạch nông thôn
- 100% các xã đã được đầu tư nước sạch nông thôn
- Toàn huyện có 30 trạm cấp nước sạch với công suất ; 27. 800m3/ngày đêm
Trong đó : Có 29 trạm cấp nước sạch mini với công suất : 22. 800m3/ngày đêm
Có 1 nhà máy nước sạch thị trấn Văn Điển với công suất : 5. 000m3/ngày đêm
e. Y tế
- Các bệnh viện trên địa bàn huyện
+ Bệnh viện 103, bệnh viện Y học dân tộc, bệnh viện nông nghiệp I, bệnh viện K(G1), bệnh viện bỏng Quốc gia
+ Bệnh viện huyện Thanh Trì : 150 giường bệnh
- Các bệnh viện sẽ xây dựng mới và mở rộng
+ Bệnh viện nội tiết Trung ương
+ Bệnh viện tư nhân Hải Châu
+ Bệnh viện K
+ Mở rộng bện viện bỏng Quốc gia
- Mạng lưới y tế xã : các trạm y tế xã đã đươck đầu tr khang trang, đảm bảo đủ điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư, nâng cấp đảm bảo các trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.
f. Trường học
- Các trường học của huyện đã được đầu tư tương đối khang trang cơ bản đến năm 2004 sẽ xóa xong phòng học cấp 4.
- Hiện tại còn 2 trường chưa tách được cấp ;
+ Trường xã Yên Mỹ : Lý do nằm ngoài đê chưa xây dựng mới được
+ Trường Thị trấn Văn Điển :Đang tìn địa điểm xây dựng
g. Mạng lưới chợ :
- Chợ trung tâm, chợ đầu mối
+ Trung tâm Thương mại đang xây dựng, sẽ bàn giao đưa vào hoạt động vào ngày giải phóng Thủ đô(10/10)
+ Chợ đầu mối NSTP Ngũ Hiệp đang phê duyệt TKKTTDT
+ Chợ đầu mối Tả Thanh oai(Cầu Bướu) đang lập dự án
- Mạng lưới chợ làng xã
+ Đã được huyện quan tâm cải tạo, nâng cấp; đảm bảo vệ sinh môi trườngkinh doanh buôn bán. Tuy nhiên nhiều chợ làng(thôn) còn để mất vệ sinh, kinh doanh chưa có quy hoạch theo ngành hàng.
B. Dự kiến định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2005- 2010 định hướng đến 2020.
I. Cơ cấu lại nền kinh tế của huyện
Dự kiến trong tương lai, huyện Thanh Trì sẽ có tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện đang có nhiều dự án phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã và đang xây dựng trên địa bàn huyện như: Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, Trung tâm Thương mại Thanh Trì, chợ đầu mối, bến xe tải Ngũ Hiệp, Trung tâm thương mại thủy sản Ngũ Hiệp, chợ đầu mối cầu Bươu v. v. . .
Do đó Huyện ủy – HĐND – UBND huyện xác định trong những năm tới cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp – TTCN – Thương mại dịch vụ – nông nghiệp.
II. Phân vùng phát triển kinh tế
Vùng 1 ( vùng ven đô )
Gồm các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp và thị trấn Văn Điển. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng TMDV – CN TTCN – NN.
Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng 1 là: 1. 561,2 ha
Diện tích đất nông nghiệp: 847,7 ha
Tổng số nhân khẩu : 55. 106 nhân khẩu
Trong đó : Tổng số lao động : 29. 405 lao động
Số lao động nông nghiệp : 9. 086 lao động
Bình quân đất nông nghiệp trên 1 lao động nông nghiệp : 900m2
- Có 21 dự án Thành phố đã có 2quyết định thu hồi đất với tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là : 177,6 ha.
- Dự kiến các dự án mới :
+ Dự án mở rrộng cửa ô phía Nam : 60 ha
+ Dự án khu đô thị Tứ Hiệp : 80 ha
+ Dự án Làng Tân Triều : 9,8 ha
+ Dự án khu đô thị cầu Bươu : 21 ha
+ Dự án Khu chung cư Đống Đa : 15 ha
+ Dự án Cụm di tích danh nhân Chu Văn An : 15 ha
Tổng diện tích : 200,8ha
- Dự kiến quy hoạch phát triển vùng
+ Xã Tân Triều :
Cho mở rộng làng nghề(sang đất xã Thanh Liệt) : 10 ha
+ Xã Thanh Liệt :
Xây dựng khu chuyển đổi ngành nghề : 10 ha
+ Xã Tam Hiệp :
Bãi đôxe tĩnh dọc đường 70A (khu nghĩa trang) : 20ha
Mở rộng khu đô thị Linh Đàm (thuộc thôn Tựu Liệt) : 20 ha
hoặc làm dự án đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Khu chuyển đổi ngành nghề : 10ha
+ Đất giãn dân của 4 xã : 20ha
Tổng diện tích : 70ha
+ Quy hoạch lại khu công nghiệp Cầu Bươu dọc đường 70A, di chuyển các nhà máy xí nghiệp vào khu công nghiệp, tập trung để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
+ Dự kiến đến năm 2010- 2020,c ác xã này cơ bản không còn đất nông nghiệp
2. Vùng 2(vùng bãi phù sa) :
Gồm các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng nông nghiệp- Thương mại dịch vụ và Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu phát triển trồng rau an toàn và chăn nuôi.
- Diện tích đất tự nhiên là : 1. 174 ha
+ Diện tích đất nông nghiệp là : 454,6 ha
- Tổng số nhân khẩu : 19. 076 nhân khẩu
Trong đó : Tổng số lao động : 9. 638 lao động
Tổng số lao động nông nghiệp : 6. 535 lao động
Bình quân đất nông nghiệp trên 1 lao động : 695,6m2
- Dự kiến quy hoạch phát triển Vùng 2
+ Quy hoạch vùng sản xuất rau an tòan : 200 ha
+ Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và trồng cỏ nuôi bò : 50 ha
+ Quy hoạch khu sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, bãi chứa, kho VLXD : 50 ha
+ Quy hoạch khu đo thị sinh thái : 20 ha
+ Đất phát triển ngành nghề : 80 ha
+ Dự án phát triển làng nghề Vạn Phúc : 10 ha
3. Vùng 3(vùng đô thị hóa nhanh) gồm các xã Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. Cơ cấu kinh tế vùng này phát triển theo hướng CN TTCN- TMDV- NN.
- Diện tích đất tự nhiên là : 1. 104,8 ha
+ Diện tích đất nông nghiệp là : 600,8 ha
- Tổng số nhân khẩu : 28. 908 nhân khẩu
Trong đó : Tổng số lao động : 15. 504 lao động
Tổng số lao động nông nghiệp : 6. 703 lao động
Bình quân đất nông nghiệp trên 1 lao động nông nghiệp : 900m2
- Các dự án đã có quyết định của Thành phố
+ Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi (cả mở rộng0 : 80 ha
+ Bãi đỗ xe phía Nam, chợ đầu mối Ngũ Hiệp : 8 ha
+ Trung tâm Thủy sản : 10ha
+ Khu đấu giá QSDD : 16,4 ha
+ Bến xe buýt Liên Ninh : 1 ha
+ Trung tâm dạy nghề : 1,5 ha
+ Trung tâm Bồi dưỡng chính trị : 1 ha
Tổng diện tích : 117,9 ha
- Kiến nghị Thành phố quy hoạch các dự án
+ Khu Ga Ngọc Hồi: 20 ha
+ Khu trung chuyển hàng hóa choc ác doanh nghiệp ngoại tỉnh thuê để phân phối hàng hóa cho các đại lý trong nội thành (vì xe tải lớn không vào đường thành phố ) : 50 ha
+ Xây dựng các khu đô thị sinh thái dọc 2 bên đường quốc lộ 1B : 200ha
+ Các khu đấu gía quyền sử dụng đất : 50 ha
+ Phát triển các cụm công nghiệp : 50 ha
+ Quỹ đất giãn dân tái định cư : 50 ha
+ Khu chuyển đổi ngành nghề phát triển thương mại : 30 ha
+ Mở rộng bến xe tỉa phía Nam : 5ha
Khu cho công nhân cụm công nghiệp : 10 ha
Tổng diện tích : 465 ha
Dự kiến đến năm 2010, ở vùng này chỉ còn khoảng 20% đất nông nghiệp
4. Vùng 4(vùng Nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái) gồm các xã Đông Mỹ, Đại áng, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Hữu Hòa. Cơ cấu kin tế vùng này phát triển theo hướng NN- TMDV- N TTCN
- Tổng diện tích đất tự nhiên : 2. 531,1ha
- Tổng diện tích đất nông nghiệp : 1. 588,5ha
- Tổng số nhân khẩu :55. 323 nhân khẩu
- Tổng số lao động : 30. 144 lao động
- Tổng số lao động nông nghiệp : 17. 966 lao động
Bình quân đất nông nghiệp trên 1 lao động nông nghiệp : 523m2
*Các dự án đã được Thành phố cho phép lập dự án
+ Cụm Công nghiệp Tả Thành Oai + Vĩnh Quỳnh : 200ha
+ Khu nuôi trồng thủy sản : 150 ha
+ Chợ đầu mối TảThanh Oai : 2 ha
+ Đường 70A đi trạm bơm Hòa Bình : 24 ha
+ Nhà máy sản xuất gạch Tuy nen : 5 ha
Tổng diện tích : 301 ha
*Dự kiến đề xuất quy hoạch của huyện
- Khu đô thị sinh thái : 500ha
Bao gồm :
+ Xã Hữu Hòa : 100ha
+ Xã Tả Thanh Oai : 150 ha
+ Xã Đại áng : 150 ha
+ Xã Đông Mỹ : 50 ha
+ Xã Vĩnh Quỳnh : 50 ha
- Khu nhà ở cho công nhân cụm công nghiệp : 1 ha
- Khu sản xuất nông nghiệp sinh thái công nghệ cao(có cả trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản):600ha
+ Khu nuôi trồng thủy sản chất lượng cao Đông Mỹ : 70 ha
+ Khu sản xúât nôngnghiệp sinh thái công nghệ cao Hữu Hòa : trong đó trồng rau, hoa là 50 ha, chăn nuôi là 20 ha, thủy sản là 30 ha.
+ Khu sản xuất nông nghiệp sinh thái Tả Thanh Oai : 190 ha
+ Khu sản xuất nông nghiệp sinh thái Vĩnh Quỳnh : 200 ha
+ Khu sản xuất nông nghiệp sinh thái Đại áng : 40 ha
- Quy hoạch đất phát triển ngành nghề : 30 ha
- Quy hoạch đất giãn dân, tái định cư : 20 ha
- Quy hoạch phát triển làng nghề làng nghề xã Hữu Hòa : 10 ha
Dự kiến ở vùng này đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp còn lại : 47%
III. Quy hoạch sử dụng đất
- Đất cho phát triển công nghiệp : 415ha
- Đất cho phát triển làng nghề : 39,8 ha
- Đất cho chuyển đổi ngành nghề : 160 ha
- Đất phát triển thương mại dịch vụ : 146 ha
- Đất phát triển đô thị : 836ha
- Đất đấu giá quyền sử dụng đất : 70,4 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp, sinh thái, công nghệ cao, du lịch : 1000ha
- Đất phát triển công trình công cộng, Văn hóa xã hội : 826,1ha
Cộng toàn bộ đất : 3. 491,3 ha
Trong đó đất phi nông nghiệp : 2. 491,3 ha, chiếm 71,2%
IV. Quy hoạch đường giao thông
1. Đường Quốc gia
- Đường 1A :
+ Mở rộng đường quốc lộ 1A từ thị trấn Văn Điển xuống giáp huyện Thường Tín
+ Mở đường rộng 43m(như ở thị trấn)
- Đường 70A:Mở rộng mặt đường 40m
- Đường 70B : Mở rộng mặt cắt đường theo quy hoạch 13m
- Đường đê : Mở rộng măt cắt đường đê thành tuyến đường giao thông kết nối với đừng giao thông chung.
- Đường vành đai 4 : Quy hoạch điều chỉnh lại đường vành đai 4 đưa sát xuống khu vực giáp huyện. Thường tín qua sông Hồng nối sang tỉnh Hưng Yên bằng cầu Vạn Phúc. Không nối vào cầu Thanh Trì như quy hoạch hiện nay.
2. Đường giao thông huyện quản lý
- Đường liên xã quy hoạch rộng từ 13m trở lên
- Đường giao thông liên thôn quy hoạch rộng từ 7m trở lên
- Đường giao thông ngõ xóm quy hoạch rộng từ 3m trở lên
3. Dự kiến các đường làm mới, đường xương cá
- Đường 70A đến trạm bơm Hòa Bình
- Đường 70A đến khu bán đảo Linh Đàm
- Đường 1A qua cụm công nghiệp Ngọc Hồi nối vào đường 70A, trạm bơm Hòa Bình nối vào cụm Tả Thanh Oai.
4. Các công trình giao thông tĩnh
- Xây dựng 1 beens cảng ở xã Vạn Phúc
- Xây dựng bến xe tĩnh ỏ xã Tam Hiệp + xã Vĩnh Quỳnh
- Mở rộng bến xe tải phía Nam
- Xây dựng bến xe buúyt ở xã Vạn Phúc, Đại áng
- Mở tuyến xe buýt từ Bắc Cổ theo dọc đường đê xuống xã Vạn Phúc
- Mở tuuyến xe buýt từ thị trấn Văn Điển xuống xã Đại áng
V. Quy hoạch thủy lợi
- Quy hoạch hệ thống các sông tiêu, cắm mốc giới xây dựng đường 2 bên bờ sông, chống lấn chiếm, nạo vét lòng sông, khi có điều khi thì kè 2 bên bờ sông
- Nâng cấp cải tạo các trạm bơm tiêu đảm bảo đủ công suất tiêu cho sản xuất nông nghiệp và thoát nước dân sinh có tính đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa.
- Hệ thống tưới đảm bảo phục vụ cho 1000 ha đất nông nghiệp
VI. Quy hoạch phát triển văn hoá- xã hội
1. Về giáo dục
- Xây dựng hệ thống trường học các cấp, đảm bảo đạt chuẩn quốc gia
- Xây dựng 2 trường THPT(1 ở xã Tứ Hiệp, 1 ở xã Đông Mỹ)
2. Quy hoạch phát triển văn hóa du lịch
- Huyện Thanh Trì có nhiều di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các danh nhân như cụ Chu Văn An, cụ Ngô Thị Nhậm, cụ Nguyễn Như Đổ. . . cùng các di tích đình chùa, miếu mạo; cùng với việc hoàn thành khu cửa ô phía Nam, do vậy cần phải quy hoạch các khu di tích, hình thành tuyến thăm quan du lịch.
+ Quy hoạch xây dựng, nâng cấp cải tạo quần thể khu di tích lịch sử danh nhân Chu Văn An.
+ Nâng cấp, cải tạo, mở rộng khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
+ Trùng tu, tôn tạo các khu di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, đình chùa miếu mạo.
C. Các đề xuất, kiến nghị
1. Đề nghị Sở Quy hoạch kiến trúc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch không gian, quy hoạch sử dụng sử dụng đất
- Khi xây dựng quy hoạch đề nghị Thành phố xác định trong quy hoạch cơ cấu kinh tế của huyện là Công nghiệp- Thương Mại dịch vụ- Nông nghiệp(Nông nghiệp sinh thái công nghệ cao kết hợp với du lịch).
- Lấy quy chuẩn quy hoạch đô thị về kết cấu hạ tầng giao thông cấp thoát nước, các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí để xây dựng quy hoạch cho huyện.
2. Về quy hoạch giao thông
a. Đường Quốc gia
- Đường 1A : Đề nghị Thành phố đề xuất với Bộ Giao thông mở rộng đường 1A đoạn cuối thị trấn Văn Điển đến giáp huyện Thường Tín
- Mở rộng đường 70A theo quy hoạch nối đến đường 1B trong đó có nút giao khác mức giữa đường 70A và đường 1A, mặt cắt đường từ 50- 70m
- Đường vành đai 4: Đề nghị đưa xuống cuối địa phận của huyện, gần giáp với huyện Thường Tín, nối sang tỉnh Hưng Yên, xây dựng 1 cầu mới ở xã Vạn Phúc, không nên đấu với đường vành đai 3 tại nút Thanh Trì
- Đối với những đường chưa mở rộng cũng cần có quy hoạch xác định phạm vi mở đường cắm mốc giới quy hoạch với hành lang bảo vệ để giao cho địa phương quản lý việc sử dụng đất, xây dựng công trình
Quy hoạch hệ thống đường giao thông xương cá từ quốc lộ 1A nối với 1B và các đường từ 1A sang phía Tây, đảm bảo mặt đường và quy mô mặt cắt theo yêu cầu phát triển đô thị sau này
- Đường giao thông liên xã : Đối với Hà Nội vùng đô thị hóa nhanh đề nghị Thành phố kiến nghị với bộ giao thông bổ xung quy chuẩn thiết kế mặt cắt đường là 13m trở lên không nên để tiêu chuẩn mặt cắt đường là 3,5m như hiện nay.
+ Điều chỉnh lại quy hoạch giao thông của huyện, Thành phố sớm phê duyệt quy hoạch giao thông của huyện để huyện tổ chức cắm mốc giới quản lý theo quy hoạch.
3. Quy hoạch cải tạo các con sông tiêu : Xây dựng đường 2 bên bờ sông, trồng cây xanh môi trường, chống lấn chiếm, khi nào có điều kiện sẽ kè 2 bờ sông.
4. Đề nghị Thành phố cho lập quy hoạch chi tiết thị trấn Văn Điển, dự kiến lập quy hoạch thị trấn Cầu Bươu, thị trấn Ngọc Hồi.
5. Đề nghị Thành phố giao cho Sở Quy hoạch kiến trúc lập quy hoạch chi tiết 3 xã vùng bãi để giải quyết các vấn đề dân sinh, kinh tế bức xúc cho nhân dân.
6. Cho khảo sát, đánh giá các nhà máy trên địa bàn huyện; xác định mức độ ô nhiễm di chuyển vào các cụm, khu công nghiệp tập trung.
7. Đề nghị Thành phố có lộ trình giảm dần và tiến tới ngừng hẳn việc mai táng tại nghĩa trang Văn Điển trước năm 2010 để chuyển nghĩa trang ra khỏi khu vực Thành phố.
8. Đề nghị Thành phố giao cho huyện xây dựng thí điểm khu chuyển đổi ngành nghề.
9. Đề nghị Thành phố cho phép huyện Thanh Trì triển khai quy hoạch chi tiết các xã, thị trấn và sử dụng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là đường giao thông để quản lý theo quy hoạch.
10. Đề nghị Thành phố lập dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng khu di tích Ngọc Hồi, dự án cải tạo nâng cấp quần thể khu di tích lịch sử danh nhân Chu Văn An vào danh mục các công tình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Trong đợt thực tập này với mong muốn hiểu rõ hơn về khả năng phát triển kinh tế trang trại thủy sản của huyện, và có thể đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này :
“ Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại thủy sản trong giai đoạn hiện nay. ”
mục lục
Phần một
Khái quát về phòng kinh tế kế hoạch huyện Thanh Trì 1
Chức năng nhiệm vụ của phòng. 1
Hệ thống tổ chức của phòng KH- KT Huyện Thanh Trì 2
Quá trình hình thành và phát triển của phòng. 4
4. Thực trạng về hoạt động của phòng KT- KH&PTNT huyện Thanh trì 5
5. Phương hướng trong những năm tới 6
Phần hai:
Nghiên cứu các vấn đề lựa chọn đề tài
của chuyên đề thực tập 8
Hiện trạng chung của huyện 8
I/ Đặc điểm tình hình chung 8
B. Dự kiến định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2005- 2010 định hướng đến 2020. 11
I. Cơ cấu lại nền kinh tế của huyện 11
II. Phân vùng phát triển kinh tế 12
III. Quy hoạch sử dụng đất 16
IV. Quy hoạch đường giao thông 17
V. Quy hoạch thủy lợi 17
VI. Quy hoạch phát triển văn hoá- xã hội 17
C. Các đề xuất, kiến nghị 18
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC232.doc